Quản lý "ngôi sao" -
nghệ thuật của sự
thành công
(Lanhdao.net) - Tôi vừa đọc bài viết “Có nhân viên ngôi sao chưa
chắc đã sướng” của tác giả Thu Lượng xung quanh vấn đề quản lý
nhân lực. Đó là một vấn đề rất nan giải không chỉ một vài công ty
gặp phải mà nó là vấn đề được quan tâm hàng đầu của tất cả các
công ty.
Quả thực tôi rất thích ý tưởng đề cập của tác giả về những “ngôi sao”
trong công ty, tôi xin được chia sẻ một số ý tưởng trong việc tác động
đến vấn đề quản lý nhân lực. Tuy nhiên trong khuôn khổ một bài viết,
chắc chắn tôi không thể đề cập nhiều đến những vấn đề liên quan. Vì tôi
luôn luôn nhận ra rằng, vấn đề quản lý nhân sự sẽ tác động trực tiếp đến
sự tồn, vong của một công ty.
Con người - nhân tố tạo nên sự thành công của tổ chức
Chúng ta phải thừa nhận rằng, không có một ai có thể trở thành một nhà
lãnh đạo vĩ đại mà chỉ thực hiện công việc một mình, và tập trung tất cả
vốn liếng của ông cho công việc đó. Nói như vậy, tức là chúng ta cần
phải xây dựng một tổ chức trong đó có sự hợp tác của mọi người. Nhưng
vấn đề được đặt ra rằng: làm thế nào để hoạt động được tổ chức này.
Một tổ chức chỉ có thể thành công khi tổ chức đó có những cá nhân giỏi,
tạo nên một tập thể giỏi và tất cả mọi người đều đoàn kết làm việc.
Trong một cuốn sách rất nổi tiếng “Sức mạnh Vô hình - tốc độ thay đổi
trong nền kinh tế” của hai tác giả Stan Davis và Christopher Meyer đã
nhận định rằng: một trong những nhân tố tạo nên Sức mạnh Vô hình đó
là yếu tố con người. Hai tác giả đã khẳng định: “Liên kết trí tuệ và cá
nhân con người, đang trở thành một chìa khoá cho việc phát triển tổ
chức. Thị trường thì đang phát triển việc định mức, nắm bắt mậu dịch và
tất cả đều cố gắng đáp ứng những nhu cầu của khách hàng [con người].”
Ngay từ những năm đầu của thế kỷ thứ 20, nhà cải cách và cách mạng
cho công nghiệp chế tạo xe hơi Henry Ford đã phát hiện ra rằng: không
bao giờ có thể thực hiện được mục tiêu của ông khi những công nhân
của ông không được đáp ứng những nhu cầu tối thiểu. Và từ nhận định
đó, ông đã mạo hiểm đồng loạt tăng lương, giảm giờ làm cho công nhân.
Kết quả là gì, công ty của ông không những không bị thua lỗ, mà đã có
một sự phát triển không ngờ. Tất cả mọi người đều làm việc một cách
hăng say. Cũng như vậy, Herb Kelleher và những người điều hành hãng
hàng không Southwest Airlines luôn luôn coi trọng những nhân viên của
họ. Họ thà bán đi một trong bốn chiếc máy bay của công ty để lấy tiền
trả lương và trả nợ cho công ty, chứ quyết không sa thải công nhân. Hay
Lee Iacocca cũng vậy, ông luôn luôn tìm kiếm, lôi kéo những nhân tài từ
những hãng xe hơi khác về làm việc cùng với ông.
Rồi một nhà lãnh đạo được coi là “nhà lãnh đạo của thế kỷ 20” là John
Jack Welch, nguyên là chủ tịch, kiêm giám đốc điều hành tập đoàn
General Electric thì lại có một biện pháp quản lý nhân sự rất đặc sắc. Đi
cùng với những triết lý đời tư của ông, rằng ông chỉ điều hành những
công ty mà nó đứng đầu hay đứng thứ hai trên thế giới mà thôi. Mà ông
hiểu hơn ai hết rằng, ông không bao giờ có thể đưa công ty của ông
thành công ty nhất, nhì thế giới nếu ông không có đội ngũ những “ngôi
sao” cũng nhất nhì. Vậy ông đã làm như thế nào để có đội ngũ này?
Ngay từ những năm đầu lên nắm vai trò lãnh đạo công ty, ông đã tập
chung phát triển đội ngũ lãnh đạo. Phương thức quản lý nhân sự của ông
rất kiên quyết. Hàng năm ông sa thải ít nhất 10% những quản lý yếu
kém. Nhưng bù lại ông lại tặng thưởng rất lớn cho đội ngũ 20% những
nhà lãnh đạo xuất sắc. Như vậy, bằng một con đường quản lý ấy, ông đã
tạo ra một đội ngũ lãnh đạo “toàn sao” và chính họ đã đưa công ty trở
thành công ty có lợi nhuận lớn nhất thế giới.
Như vậy, nhìn vào những khía cạnh này, chúng ta có thể khẳng định
rằng: một công ty chỉ có thể phát triển mạnh, khi nó nắm giữ một đội
ngũ những người tài năng hay họ là chính những “ngôi sao” của công ty.
Đúng như chuyên gia lãnh đạo Tiến sĩ John C. Maxwell đã thừa nhận:
“Chúng ta càng phát triển được nhiều người, thì giấc mơ thành công
của chúng ta càng lớn”. Và như vậy, sở hữu một đội ngũ những “ngôi
sao” trong công ty, đó là sự sở hữu những viên ngọc. Vì con người là tài
sản quý giá nhất của một nhà lãnh đạo có. Không có Con Người, nhà
lãnh đạo thực sự “vô sản” theo đúng nghĩa đen. Và Con Người càng giỏi
thì tài sản của nhà lãnh đạo càng lớn.
Tuy nhiên một vấn đề được đặt ra là: những “ngôi sao” đó đã toả sáng
như thế nào? Họ có toả sáng đúng lúc không? Hay chỉ là những “ngôi
sao đen” (Black Star), hay tỏa sáng đúng lúc mà không được thừa nhận?
Cho dù không được thừa nhận, hay toả sáng không đúng lúc, nó đã
không những bị lu mờ khả năng, mà đôi khi nó làm ảnh hưởng đến tinh
thần đoàn kết của toàn đội. Tuy nhiên chúng ta hay đi tìm nguyên nhân,
tại sao những “ngôi sao” này lại toả sáng không đúng lúc, không đúng
chỗ như vậy.
Lãnh đạo mất tầm ảnh hưởng