Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Đề cương ôn tập Cơ sở Tài nguyên và Môi trường biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.09 KB, 26 trang )

Đề cương ôn tập Cơ sở Tài nguyên và Môi trường biển
Hãy nêu khái niệm và phân loại cách tiếp cận hệ thống quản lý tài
nguyên biển? Hãy vẽ sơ đờ và giải thích một hệ thống tài nguyên biển
mà bạn biết?
Hệ thống là tập hợp các hiện tượng và sự kiện phụ thuộc lẫn nhau mà bằng
phương pháp suy luận trí tuệ có thể xem xét tập hợp đó như một thể thống nhất.
b. Phân loại
Các phần tử phụ thuộc lẫn nhau theo chức năng hoạt động và tiến hóa của
chúng. Tác động giữa hai phần tử có thể theo một chiều hoặc cả hai chiều và có
thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Tùy theo cường độ và tốc độ phân biệt thành tương
tác mạnh và yếu.
Kết quả làm xuất hiện các thuộc tính chung. Các phần tử liên kết với nhau thành
một tập hợp cấu trúc. Trong đó tập hợp lại tác động đến các phần tử.
Hệ thống tác động lên các thuộc tính, chức năng hoạt động và tiến hóa của các
phần tử. Bất cứ một hệ thống nào cũng không bị cô lập mà chính nó lại là phần
tử của một hệ thống khác lớn hơn và chứa đựng các hệ thống nhỏ hơn. Đó là
phương thức tổ chức theo thứ bậc và tạo ra các cấp độ hệ thống khác nhau.
c. Sơ đồ
1.

a.

-

-

Vũng
Vịnh


Biển



Đầm phá

Cửa sông

Sơ đồ hệ thống tài nguyên biển
Giải thích:

2.

Hãy chứng minh đại dương thế giới là một hệ tự nhiên cấp hành
tinh?

1


Đại dương thế giới là một hệ thống mở do có sự trao đổi mạnh mẽ và
thường xuyên của nước đại dương với khí quyển thông qua vòng tuần hoàn
nước. ĐDTG mang đầy đủ các đặc trưng cơ bản và các thuộc tính vốn có của
một hệ thống tự nhiên:
-

-

-

-

-


Tính thứ bậc biểu hiện rõ rệt. Nó bao gồm các hệ tự nhirn cấp nhỏ hơn là đại
dương và biển, thấp hơn nữa là vịnh, vũng, đầm phá… Các hệ tự nhiên này cũng
là những hệ sinh thía mà giá trị tài nguyên của chúng mang tính phức hợp, là đới
tượng nghiên cứu của nhiều ngành.
Đại dương thế giới được đặc trưng bởi các quá trình động lực riêng, quyết định
bản chất và sự tồn tại của chúng. Đặc biệt các yếu tố thủy động lực như sóng,
thủy triều và dòng chảy đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra các dòng
năng lượng – vật chất, góp phần thực hiện chức năng tương tác giữa các hệ tự
nhiên trong đại dương thế giới.
Các hệ sinh thái biển và đại dương duy trì tính liên kết và chức năng tương tác
của chúng thông qua chu trình sinh địa hóa, các chu trình dinh dưỡng, chuỗi
thức ăn và các dòng năng lượng của hệ.
Đại dương thế giới luôn tác ddoognj tương tác với khí quyển. Nó có khả năng
tiếp nhận nước mưa trực tiếp từ bầu khí quyển và gián tiếp qua các hệ thống
sông ngòi từ lục địa, đồng thời cũng bốc hơi một lượng nước vào bầu khí quyển.
quá trình này dẫn đến sự biến đổi về chất lượng của đại dương thế giới.
Do sự khác biệt về môi trường tự nhiên, điều kiện sinh thái mà đại dương thế
giới tiềm chứa nhiều kiểu loại tài nguyên hoàn toàn khác với lục địa.
3. Nêu khái niệm tài nguyên biển và các quan điểm tài nguyên biển,
phân loại các dạng tài nguyên biển?
a. Khái niệm tài nguyên biển và các quan điểm về tài nguyên biển:
- Tài nguyên biển là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên, hình thành và
phân bố trong khối nước biển, trên bề mặt đáy biển và trong lòng đất dưới
đáy biển
- Ban đầu người ta quan niệm tài nguyên thiên nhiên là những dạng vật chất
cụ thể của tự nhiên mà con người có thể sử dụng để chế tác ra các vật
dụng hằng ngày phụ vụ cho chính cuộc sống của họ
- Cùng với sự phát triển của loài người và khoa học công nghệ, quan niệm
tài nguyên thiên nhiên cũng thay đổi, tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ các
dạng vật chất hữu dụng cho con người, cũng như các yếu tố tự nhiên mà

con người có thể sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để phfục vụ cho chính
sự. Theo quan niệm này, tài nguyên thiên nhiên cũng là những hợp phần
của môi trường tự nhiên và các dạng phi vật chất.
b. Phân loại
- Tài nguyên tái tạo gồm các dạng tài nguyên có thể được phục hồi sau một
khoảng thời gian trong điều kiện phù hợp
2


-

-

4.

Tài nguyên không tái tạo là các dạng tài nguyên vô sinh, không thể phục
hồi thành phần và khối lượng ban đầu sau khi bị khai thác như: than đá,
dầu mỏ và khoáng sản khác
Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu hoặc quản lý mà người ta sử dụng
một trong những cách phân loại nói trên. Trong thực tế, cách phân loại
theo nguồn gốc và bản chất tồn tại được sử dụng thường xuyên hơn đôi
khi sử dụng kết hợp cả hai
Tài nguyên biển được mô tả theo hai nhóm chính là tài nguyên sinh
vật và phi sinh vật. Tài nguyên sinh vật lại chia ra: đa dạng sinh học biển,
nguồn lợi hả sản và tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản mặn lợ. Tài
nguyên phi sinh vật bao gồm các phụ nhóm và dạng tài nguyên sau: dầu
khí, sa khoáng biển, vật liệu xây dựng, photphorit, kết hạch sắt – mangan,
bùn khoáng, các khoáng sản khác, năng lượng biển, tiềm năng phát triển
du lịch biển, tiềm năng phát triển cảng - hàng hải và tiềm năng vị thế.
Nêu khái niệm đa dạng sinh học biển là gì? Hãy vẽ sơ đồ bậc dinh

dưỡng trong đại dương và giải thích sơ đồ đó?

Đa dạng sinh học biển được hiểu là tổng các dạng sống trong đại dương
thế giới, được nhìn nhận ở ba mức: đa dạng loài, hệ sinh thái và nguồn gen
5.
a.

Hãy trình bày các nguồn trầm tích đáy biển và đại dương?
Sông đưa ra

Các sản phẩm phong hóa các đa trên lục địa được các con sông tải ra biển
dưới dạng vật chất hòa tan và lơ lửng. Trong biển, các vật liệu đó được di
chuyển, phân phối và trầm lắng dưới tác động của sóng, thủy triều và dòng chảy,
cũng như phụ thuộc vào độ sâu cụ thể của bồn lắng động
Chúng ta có thể gián tiếp ước tính được lượng vật liệu trầm tích đưa vào
biển và đại dương. Tốc độ lắng đọng trầm tích ở vùng nước sâu dao động trong
khoảng 1 – 20mm/1000năm, ở vùng sườn lục địa đến 100mm/1000năm. Nếu lấy
giá trị 100mm/1000năm trong phạm vi 10% diện tích đáy đại dương và giá trị
5mm/1000năm cho các phần còn lại thì ta có giá trị trung bình chừng
15mm/1000năm. Đáy đại dương bao trùm diện tích gấp hơn 2 lần diện tích các
lục địa. Các đại lục nếu là nguồn chính của tất cả trầm tích thì co thể bào mòn
với tốc độ gần 30mm/1000năm. Ngoài ra còn có cách tính gần đúng khác dựa
trên lượng phù sa do sông cung cấp, từ đó tính được tốc độ bào mòn khoảng
12km3/năm. Nếu dàn trải lượng phù sa này lên 362 km 2 đáy đại dương, sẽ tính
được tốc độ lắng đọng trầm tích khoảng 30mm/1000năm và tốc độ bào mòn
tương ứng trên lục địa là gần 80mm/1000năm. Ngoài ra, theo turekian K.K,
3


hằng năm các con sông trên toàn Trái Đất chuyển vào đại dương khoảng

36x1014g chất hòa tan
b.

Băng hà đưa tới

Trong vùng vĩ độ cao, trên đường di chuyển các khối băng hoặc các tảng
băng trôi, nhiều vật liệu bị xiết ép vỡ vụn hoặc bị rửa lũa sẽ được cuốn theo ra
vùng bờ biển, thềm lục địa và ngoài đại dương. Băng hà có thể vận chuyển cả
những vật liệu từ kích thước nhỏ đến rất thô ra biển do đó trầm tích băng hà rất
hấp dẫn các nhà khoa học khi khôi phục cổ khí hậu. Khi các tảng băng trôi tan
hết thì cũng chấm dứt khả năng vận chuyển của chúng và vật liệu trầm tích được
tích đọng. Ranh giới chấm dứt hoạt động của băng hà như vậy ở quanh Nam
Cực đến gần 40 độ Nam, còn ở Bắc Đại Tây Dương thì tương ứng với ranh giới
hiện tại giữa vùng nước ấm và rất lạnh. Trong thời kì băng hà lần cuối cùng
(khoảng 20.000 năm trước) đã từng mở rộng hơn nhiều về phía Nam, đến đường
nối giữa New York và Bồ Đào Nha. Hiện nay, khoảng 20% đáy biển tiếp nhận
một số loại vật liệu do băng hà chuyển tới
c.

Gió thổi đến

Ngược lại với vận chuyển băng hà, gió chỉ có thể mang được các vật liệu
hạt mịn. Một số nhà khoa học Ả Rập đã chỉ ra rằng, bụi ra khỏi sa mạc Sahara ở
Bắc Phi, vào “biển tối” của Đại Tây Dương. Trước đó, Saclo Đauyn đã giả thiết
đây là loại bụi cấu thành nên đáy đại dương. Khi bụi bị thổi ra biển, các phần tử
lớn hơn sẽ nằm lại hoặc rơi xuống nước, còn các phần tử mịn hơn sẽ tiếp tục
được chuyển đi xa hơn tùy thuộc vào tốc độ và hướng gió. Các phần tử, từ một
trận bão bụi lớn ở xa mạc Sahara năm 1901, có kích thước trung bình khoảng
0,012mm lắng xuống khu vực Palemo (Italy) và 0,006mm ở Hămbuốc (Đức).
Cũng trong thời gian xảy ra cơn bão này, trên khắp vùng Địa Trung Hải, người

ta đã đo được đến 11g bụi/m3 không khí.
Trên vùng Bắc Cực, đảo Gronlen và các khu vực băng tuyết, mặc dù xa
nguồn bụi sa mạc, việc đo bụi lắng thành lớp hàng năm rất dễ dàng, từ đó tính
được tốc độ bụi lắng từ không khí. Một số dự tính gợi ý, đa số trầm tích sét biển
sâu bắt nguồn từ vật liệu gió mang đến. Tốc độ tích tụ của loại sét này khoảng
1mm/1000 năm ở Bắc Thái Bình Dương và 2,5mm/1000 năm ở Đại Tây Dương
d.

Núi lửa phun lên

Một lượng vật liệu được bổ sung từ các vật liệu núi lửa, đặc biệt các núi
lửa đi kèm các rìa đại dương hoạt động. Thành phần của trầm tích sét biển sâu
đã chỉ ra rằng: Vào thời kì hơn 10 triệu năm trước, trước băng hà và tạo núi điều
4


kiện tự nhiên đã thay đổi, nhuồn chính của sét biển sâu trong Thái Bình Dương
là vật liệu phân hủy tro núi lửa. Vật liệu núi lửa cũng do xói mòn các đá núi lửa
cổ trên lục địa và được chuyển vào biển để tạo thành trầm tích lục nguyên.
Những đợt hoạt động núi lửa ngầm dưới nước ngoài việc cung cấp các vật liệu
cứng để tạo hành trầm tích núi lửa, bổ sung thêm các khí và dung dịch thủy
nhiệt cho đại dương
Vào năm 1923, tại vùng biển miền trung Việt Nam đã xảy ra hoạt động
núi lửa ngầm dưới nước, chỉ sau một đêm đã bị sống phá hủy. Hiện nay chỉ còn
dấu tích là đảo núi lửa ngầm vật liệu sản sinh từ hoạt động này đã phân bố lan
tỏa ra đáy biển xung quanh.
6.

-


-

-

-

-

-

Nêu đặc điểm địa hình dưới đáy đại dương? Hãy so sánh địa hình đáy
đại dương và lục địa?
a. Thềm lục địa:
Là vùng ven bờ của đáy biển và đại dương có độ sâu từ 0 đến 200m, độ
dốc trung bình nhỏ hơn 10’.
Đây là khu vực chịu sự tác động mạnh mẽ nhất của động lực biển và lục
địa.
Sự hình thành thềm lục địa chủ yếu là do sự lún sụt của các châu lục.
Địa hình của thềm lục địa có quan hệ rất chặt chẽ với địa hình của đất liền
tiếp giáp. Theo nguyên tắc ở đâu bờ biển là vách đá thì thềm lục địa thu
hẹp, còn ở những vùng đồng bằng thì thềm lục địa tiến xa ra biển.
Thềm lục địa là vùng có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất và trong cuộc
sống của con người. Đây là khu vực có giá trị kinh tế lớn: có nhiều tôm
cá, dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản.
b. Sườn lục địa:
Là mặt nghiêng nối thềm lục địa với đáy đại dương. Vùng này thường ở
độ sâu từ 200 đến 3000m, độ dốc khá lớn, trung bình là 4 - 7 0, ở quanh
các đảo san hô, núi lửa đôi khi tới 20 – 400
Sườn lục địa có thể bị chia cắt bởi những lũng ngầm, mà nguồn gốc của
những thung lũng này có liên quan đến các hoạt động kiến tạo.Các thung

lũng ngầm đều ăn sâu vào vùng thềm lục địa.
Những thung lũng ngầm có đặc điểm là dốc, hẹp, vách dựng đứng có trắc
diện dọc dốc 40 - 100‰ trong khi đó các sông lớn có độ dốc thường ít
khi vượt quá 2 - 3‰.
c. Hẻm vực đại dương
là khu vực sâu nhất của đại dương thế giới chỉ chiếm một phần diện tích
rất nhỏ khoảng 1,2% diện tích đại dương thế giới.
Các hẻm vực đều có độ sâu >6000m, vách hẻm vực rất dốc, thường dao
động từ 8 – 150, phía vách dốc đứng dạt tới 450
5


-

-

-

-

Các vách hẻm vực thường k phẳng phiu có dạng hình bậc thang.
Trong dại dương thế giới có 29 hẻm vực sâu, trong đó có 5 hẻm vực sâu
hơn 10000m. Độ sâu lớn nhất thuộc về các hẻm vực “đới trầm tích”của
các vòng cung đảo Tây Thái Bình Dương.
d. Sống núi giữa đại dương:
Kéo dài liên tục khoảng 63.000km, cao khoảng 2 – 3km so với bề mặt đáy
đại dương, chiều rộng chân núi chừng 200 – 300km chiếm 1/3 diện tích
đáy đại dương, tương đương với 1/4 diện tích bề mặt trái đất.
Hướng chạy chủ đạo của sống núi này gần song song với bờ các đại lục.
Đỉnh núi lởm chởm và khá phức tạp, sườn núi có xu hướng thườn thoải do

trầm tích phủ. Đỉnh sống núi giữa bị cắt khúc và chuyển dịch so lệch
ngang
Đỉnh sống núi giữa là nơi tập trung các chấn tâm động đất, các hoạt động
núi lửa và các dòng nhiệt liên quan đến sự trồi lên và tách dãn vật chất ép
lên vỏ Trái Đất

So sánh địa hình đáy đại dương và lục địa
-

7.

Địa hình đáy đại dương ổn đinh hơn so với lục địa và chịu tác động của
ngoại lực, đặcbiệt là quá trình phong hóa
Độ chênh lệch giữa nơi có địa hình cao và nơi có địa hình thấp ở đáy đại
dương lớn hơn nhiều so với độ chênh lệch địa hình lục địa. Đại dương là
11.000m, lục địa là 8,800m
Độ sâu đáy đại dương trung bình khoảng 3800m, độ cao trung bình của
lục địa là 800m so với mức biển trung bình.
Trình bày đặc trưng sinh thái biển? So sánh hệ sinh thái biển và hệ
sinh thái trên cạn?

Đặc điểm của môi trường nước biển
- Cột nưóc biển có áp suất cao hơn cột khí quyển. Sinh vật sông dưới nước càng
sâu thì càng chịu được áp suất cao.
- Nước biển là dung môi hoà tan các chất khí, các hợp chất vô cơ và một phần
hữu cơ. Nó có độ mặn, độ pH khác nhau, sinh vật sống trong đó cũng khác nhau
- Nước biển bốc hơi khi nhiệt độ tăng
- Khác với khí quyển, môi trường nước biển là yếu tô" giới hạn của sinh vật thuỷ
sinh vì tỉ lệ của khí hoà tan, độ mặn, áp suất, pH, độ chiếu sáng theo chiều sâu
khác nhau

- Nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời, một phần nưóc biển chuyển đổi ra hơi
nước, vì thế từ nước mặn trở thành nước ngọt thông qua chu trình mưa-bốc hơi.
6


Sinh thái biển khác với sinh thái trên cạn
- Nước biển hấp thụ ánh sáng và sản suất vật chất hữu cơ thông'qua quang hợp
chỉ giới hạn đến độ sâu không quá 200 m. Đây còn gọi là đới quang hợp
(euphotic zone)
- Vì độ sâu trung bình của đại dương khoảng 3800 m, nên đa phần đại dương
thiếu ánh sáng, bởi vậy thiếu năng suất sơ cấp, phụ thuộc vào nguồn thức ăn:
hoặc bị chìm xuống sâu'từ đới quang hợp hoặc được chuyển vào từ lục địa.
Năng suất tầng trên của nưổc ngoài đại dương chỉ bằng một phần nhỏ so với lục
địa, vì các chất dinh dưỡng cần thiết (nitrat và phôtphat) ở đây hoặc rất hiếm
hoặc không nhận được.
- Thực vật trong các đại dương tồn tại ở dạng hiển vi và trôi nổi tự do,' gọi là
thực vật phù du (phytoplankton). Chúng bị tiêu thụ bởi các động vật rất nhỏ động vật phù du (Zooplankton), và rồi sau đó động vật phù du lại bị tiêu thụ bởi
các động vật ăn thịt trôi nổi và bơi lội khác. Bởi vậy, trong biển và đại dư^ng,
các động vật lớn nhất là các động vật ăn thịt và chuỗi thức ăn thì dài hơn trên lục
địa. Trên cạn, thực vật sản suất là thực vật bậc cao, còn ở biển quan trọng nhất
lại là sinh vật cực nhỏ (nanoplankton). Cây có hạt không có ở nước biển, trừ
giống cỏ biển Zoster a.
- Vì chúng bị nổi lên do tỉ trọng nước, nên sinh vật biển đầu tư ít năng lượng vào
trong cấu trúc vật chất. Chúng giàu chất đạm (protein), trong khi trên cạn, vật
chất chiếm ưu thế là hydrat cacbon (một loại hợp chất hữu cơ chứa đựng cacbon,
hydro và ôxy), khiến cho sinh vật biển có đời sông ngắn hơn sinh vật trên cạn.
Vì nước đại dương chứa một lượng lốn sinh vật sông trôi nổi, nên đã xuất hiện
một nhóm động vật mói - gọi là các động vật Ẩn lọc - hoàn toàn không phát hiện
thấy trên lục địa.
- Phủ trực tiếp lên thạch quyển của lục địa là khôi không khí, còn dưới đại

dương là khối nước mặn. Cho nên, ôxy trong nước đại dương nghèo hơn nhiều
so với trong không khí và hàm lượng của nó cũng khác nhau phụ thuộc vào
nhiệt độ và độ muối. Tuy nhiên, cũng có một vài ngoại lệ nên vẫn có đủ ôxy ở
tất cả các độ sâu của đại dương để đảm bảo sự sống.
- Môi trường đại dương thực chất là môi trường thuỷ sinh (aquatic
environment), khôi nước đại dương là những hệ thống không gian ba chiều rõ
rệt. Tính đa dạng và mật độ lớn nhất của sinh vật biểu hiện ở các tầng nước trên
cùng, nơi ánh sáng cho phép tạo ra năng suất sơ cấp. Sinh vật biển phân bố theo

7


độ sâu, ỏ dưới sâu hơn, kiểu loại sinh vật thay đổi và số lượng của chúng cũng
giảm do thiếu thức ăn
- Bên trong mỗi một quần xã biển, các cơ chế sinh học để điều chỉnh và duy trì
sự tồn vong của các sinh vật thành viên thì tương tự như trong điều kiện sinh
thái lục địa. Đó là sự cạnh tranh sinh học, ăn thịt lẫn nhau và tuyển lựa
- Khác với trên đất liền, nơi chúng ta chỉ có thể canh tác trên bề mặt hoặc cùng
lắm là đến độ sâu 40 - 50 cm đối với cầy có củ, thì dưới biển, trong phần lớn
chiều sâu của nó (50 m sâu trở lại, là phần nước có năng suất cao), có thể nuôi
trồng các loài hải sản. Ngoài ra, đáy biển cũng là nơi sinh cư của nhiều loài cá
đáy, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và nhiều loài chân đốt... Chúng đều là những đối
tượng có thể nuôi trồng phục vụ cho cuộc sông hàng ngày của con người.
8.

Tiềm năng dầu khí ở vùng biển Việt Nam?

Nước ta cso vùng thềm lục địa rộng chừng 1 triệu km 2, là nơi có triển
vọng dầu khí rất lớn. dựa vào kết quả nghiên cứu địa chất – địa vật lý đã xác
định 7 bồn trầm tích có triển vọng chứa nhiều dầu khí ở vùng thềm lục địa nước

ta. Đó là bồn trũng Sông Hồng, Bồn Hoàng Sa, bồn trường Sa, bồn Cửu Long,
bồn Nam Côn Sơn, bồn Thổ Chu, bồn trũng Khánh Hòa. Các mỏ được phát hiện
và khai thác từ lòng đất dưới đáy biển khu vức thềm lục địa phía Nam, nơi có độ
sâu 50 – 200m nước và trong tầng cấu trúc sâu trên 1000m đến trên 5000m.
Nguồn dầu khí đã thăm dò khảo sát tại VN có trữ lượng trên 4 tỉ m 3 dầu
qui đổi và gần đây mở rộng tìm kiếm đã phát hiện một số mỏ mới cho phép gia
tăng trữ lượng dầu khí tại VN. 2006 – 2010 có 12 phát hiện dầu khí mới ra tăng
trữ lượng 43 triệu tấn qui đổi. Hoạt động khai thác dầu được duy trì tại 6 mỏ của
thềm lục địa VN: Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc và PM3.
Sản lượng dầu thô khai thác tăng 30% hằng năm ngành dầu khí nước ta đã đạt
mốc khai thác tấn dầu thô 10/2010 là 260 triệu tấn dầu thô
Mức tăng trưởng như vậy đã đưa ngành dầu khí VN trở thành ngành kinh
tế mũ nhọn của đất nước và luôn đứng đầu về kinh ngạch xuất khẩu. Cùng với
việc khai thác dầu, hằng năm phải đốt gần một tỉ m 3 khí đồng hành, bằng số
nhiên liệu cung cấp cho một nhà máy điện tuabin khí có công suất 300mW. Để
tận dụng nguồn khí này, chính phủ đã cho xây dựng một nhà máy điện khí Bà
Rịa và đưa vào hoạt động năm 1996. Nhà máy lọc dầu đầu tiên cũng được khẩn
trương xây dựng ở Dung Quất (Quảng Ngãi)
Phương hướng cơ bản sắp tới là đẩy mạnh công tác tìm kiếm tăm dò dầu
khí trên thềm lục địa, các cấu trúc có triển vọng và xác minh trữ lượng công
8


nghiệp có khả năng khai thác. Tiếp tục đưa mỏ mới vào khai thác năm 2010 đạt
sản lượng khoảng 40 triệu tấn dầu/năm và 5-10 tỉ m 3 khí/năm. 2011 – 2015 phấn
đấu trữ lượng khai thác từ 130 – 140 triệu tấn/năm.
9.
a.

Tiềm năng phát triển du lịch biển.

Các giá trị du lịch biển chủ yếu

Vị trí địa lý: là một tiêu chuẩn để xem xét khoảng cách từ nơi du lịch đên các
nguồn du khách. Vùng bò biển thường là nơi thuận lợi đốì với du khách nưỏc
ngoài và nội địa do gần các trung tâm kinh tế, văn hoá-xã hội, các khu đô thị và
công nghiệp lón, các tụ điếm dân cư, các đầu mối giao thông thuỷ bộ.
- Cảnh quan vùng bờ biển: là nơi luôn gắn liền giữa cảnh quan biển, đảo và rừng
núi ven biển. Cho nên nhiều nơi phong cảnh sơn thuỷ hữu tinh hấp dẫn du
khách.
- Khí hậu biển: thường ôn hoà, không khí ở vùng bờ biển trong lành do chứa
một lượng khá lớn anion-một loại “vitamin không khí”. Khi hít thở, các anion
này vào cơ thể, cải thiện hoạt động của phổi, tăng thêm khả năng hấp thụ ôxy và
thải khí cacbônic.
- Địa hình: là yếu tô" quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và tính đa dạng
của phong cảnh vùng bờ biển. Đối với du lịch, địa hình càng đa dạng, tương
phản và độc đáo càng tăng sức hấp dẫn du khách.
- Hải văn: nước biển xanh trong và là một dung dịch muối tổng hợp rất tốt cho
loại hình du lịch nghỉ dưỡng, nhiều eo vụng sóng yên biển lặng thuận lợi cho du
ngoạn..
- Thế giới sinh vật: tính đa dạng và đặc hữu của khu hệ động thực vật biển và
ven biển đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển du lịch.
- Văn hoá-nhân văn: Các giá trị văn hoá truyền thông như lễ hội nghề cá, chọi
trâu; các di tích văn hoá-lịch sử nổi tiếng ven biển như cung điện, lâu đài, đền
thờ mang sắc thái biển, các kiểu văn hoá làng chài, các thành tựu kinh tế qua các
hội chợ triển lãm ở các thành phô" ven biển... cũng là những điều kiện hấp dẫn
khách du lịch ra biển với nhiều mục tiêu trong một kỳ nghỉ.
b. Du lịch biển và du lịch ngầm dưới biển
Tham gia du lịch ngầm dưói biển, ngoài việc chiêm ngưỡng những nét
kiệt tác của tự nhiên dưới đáy biển thì du khách còn được tăng thêm kiến thức,
mở rộng tầm nhìn về tài nguyên biển, rèn luyện sức khỏe và tinh thần, tăng

9


cường ý thức bảo tồn biển. Hiện nay, trên thế giới đang lưu hành một sô" loại
hình du lịch ngầm dưới nưóc, trong đó phổ biến là hoạt động thăm quan du lịch
các khu bảo tồn thiên nhiên biển bằng cách ngồi trong một phòng kính trong
suốt của tàu ngầm hoặc được đặt cố’ định dưổi đáy biển. Mọi người ở trong
phòng có thể ngắm nhìn cảnh sắc biển ở xung quanh. Tuy nhiên, phần đông
người lại thích mang theo bình ôxy và tự mình lặn du ngoạn dưới biển sâu. Mỗi
bình ôxy có thể dùng trong 0,5 đến 1 giờ.
Bốn vùng không gian trọng điểm (cùng với các tiêu chí chọn lựa), thường
được xem xét đồng thòi trong phát triển du lịch biển là:
- Bãi biển vói các tiêu chí như: qui mô, độ nghiêng, thành phần và độ hạt cát bãi
(Md = 0,05-0,25 mm), thời gian ngập nước hoặc phơi bãi, sức chứa khách.
- Đảo vối các tiêu chí như: cảnh quan, danh thắng, bến bãi, sân bay, giao thông
nội hạt, tính hoang sơ, động thực vật hoang dã và loài đặc hữu.
- Vùng ven biển vối các tiêu chí như: phong cảnh núi, rừng (kể cả rừng ngập
mặn), giao thông, mặt bằng phát triển hạ tầng du lịch, khoảng cách so với các
nguồn du khách, các di sản văn hoá lịch sử, các phong tục truyền thống.
- Vùng ven bờ với các tiêu chí như: cảnh quan vũng, vụng, đầm phá, cửa sông,
các khu nuôi trồng thuỷ hải sản, các khu bảo tồn thiên nhiên, các đặc hải sản,
bến tàu.
c. Tiềm năng du lịch biển VN
10.
11.
12.

Tương lai tài nguyên khoáng sản biển ở VN?
Trình bày tiềm năng năng lượng biển của VN?
Trình bày năng lượng sóng biển?


Sóng biển cũng có thể phát điện
1.

Trên thế giới:

Sóng biển chứa đựng nguồn năng lượng vô cùng lớn. Sóng to gió lớn của biển
cả có thể giật đổ những cần cẩu trên bến cảng, có thể làm chìm cả những con tàu
lớn hàng vạn tấn. Để biến cái hại thành cái lợi, hơn 100 năm trước đây, người ta
đã dùng sóng biển để phát điện. Tuy nguồn điện này mới đạt tới công suất 60 w,
chỉ đủ để thắp sáng, nhưng nó chứng minh rằng hoàn toàn có thể dùng sóng biển
để tạo ra điện. Nhiều năm sau, ngọn đèn phao này vẫn phát sáng giữa biển cả
mênh mông, chỉ đường cho tàu thuyền qua lại và cũng chỉ ra con đường phát
triển nguồn điện do sóng biển.
2.

Máy phát điện dùng nhiệt nước biển :
10


Lợi dụng sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tầng nước giúp ammoniac bốc hơi rồi
hoá lỏng trở lại. Đầu tiên, người ta dùng nước biển phía trên (có nhiệt độ 28-34
độ C) để hâm nóng một hỗn hợp ammoniac, khiến nó bốc hơi và đẩy turbine
quay. Sau đó, ammoniac được dẫn xuống tầng nước biển phía dưới (10-15 độ C)
để làm lỏng trở lại. Tiếp theo, ammoniac lỏng lại được bơm vào thùng hỗn hợp
phía trên. Cứ như vậy, người ta có một vòng tròn khép kín, chuyển nhiệt lượng
của nước biển thành điện năng. Đầu tư cho nhà máy phát điện dạng này dĩ nhiên
là rất tốn kém, công suất hạn chế, tính khả thi thấp.
3.


Sử dụng chênh lệch độ mặn của nước sông với nước biển :
Một loại Pin có cấu tạo đơn giản, bao gồm hai điện cực (+) và (-) được đặt

nằm trong một chất lỏng có chứa các hạt tích điện, hoặc ion. Chất lỏng này có
thành phần là muối ăn thông thường bao gồm các ion Natri và Clo. Ban đầu, pin
được làm đầy nước ngọt và một dòng điện nhỏ được sử dụng để nạp điện. Sau
đó tháo nước ngọt và thay thế bằng nước biển. Bởi vì nước biển chứa các ion
nhiều hơn từ 60 đến 100 lần so với nước ngọt, tạo ra điện áp giữa hai điện cực.
Điều đó làm cho nó có thể thu thêm nhiều điện hơn so với năng lượng để sạc
pin.
Dạng phát điện này cũng có công suất bé + vận hành không đơn giản và
giá nước ngọt không phải là rẻ. Nhà nghiên cứu Yi Cui than thở rằng yếu tố hạn
chế công nghệ này là số lượng nước ngọt có sẵn. "Chúng ta thực sự có một số
lượng vô hạn của nước đại dương, tiếc là chúng ta không có một số lượng vô
hạn của nước ngọt".
Máy phát điện sóng biển
Nguyên lỷ cơ bản của kỹ thuật này giông như một chiếc bơm xe đạp. Máy
phát điện đặt nổi trên mặt biển như một cái bơm đặt nằm ngang, pít-tông nối liền
vói phao, tuỳ theo sóng biển lên xuống mà pít-tông cũng chuyển động lên
xuổng, biến động lực của sóng biển thành động lực của không khí bị nén. Không
khí bị nén dưới áp suất cao phụt qua miệng phun của tuabin làm cầo máy phát
điện hoạt động. Như vậy là năng lượng của sóng biển đã chuyển thành điện năng
13.

Trình bày ưu, nhược điểm của năng lượng thủy triều? Ứng dụng
năng lượng thủy triều tại VN?
Ưu điểm:

- Không tạo ra khí thải có hại tới môi trường.
11



- Là năng lượng sạch và gần như vô tận.
- Hiện tại trên thế giới năng lượng thủy triều đóng góp khoảng 1016KW/năm.
- Giúp cải thiện giao thông vì các đập chắn có thể làm cầu nối qua sông.
- Bảo vệ đường bờ biển khỏi những mối nguy hiểm từ bão.
- Giá thành sản xuất rẻ, theo tính toán giá của điện từ thủy triều tương đương
với giá điện từ các nhà máy vận hành bằng than đá hay khí đốt
Nhược điểm:
- Xây dựng các đập chắn thủy triều tại các cửa sông làm thay đổi mức thủy triều
ở lưu vực sông.
- Đập chắn làm ảnh hưởng tới sự di chuyển của các sinh vật dưới nước, nhiều
loại sinh vật sống dưới sâu có thể bị chết bởi các turbine.
- Có thể phá hủy nơi sinh sống của các động thực vật ở gần đập.
- Giá thành xây dựng các nhà máy sản xuất điện từ năng lượng thủy triều còn khá
cao.
Ứng dụng năng lượng thủy triều vào Việt Nam

12


Đề cương ôn tập cstnmtb

1

2
3
4
5


Hãy nêu khái niệm và phân loại cách tiếp cận hệ thống quản lý tài
nguyên biển? Hãy vẽ sơ đờ và giải thích một hệ thống tài nguyên biển
mà bạn biết?
Hãy chứng minh đại dương thế giới là một hệ tự nhiên cấp hành
tinh?
Nêu khái niệm tài nguyên biển và các quan điểm tài nguyên biển,
phân loại các dạng tài nguyên biển?
Đa dạng sinh học biển
Hãy trình bày các nguồn trầm tích đáy biển và đại dương?

Du lich biển
Nêu đặc điểm địa hình dưới đáy đại dương? Hãy so sánh địa hình đáy
đại dương và lục địa?
8 Trình bày đặc trưng sinh thái biển? So sánh hệ sinh thái biển và hệ
sinh thái trên cạn?
9 Tiềm năng dầu khí ở vùng biển Việt Nam?
14. Tiềm năng du lịch biển.
10 Tương lai tài nguyên khoáng sản biển ở VN?
11 Trình bày quyền (tiềm) năng năng lượng biển của VN?
12 Trình bày năng lượng sóng biển?
13 Trình bày ưu, nhược điểm của năng lượng thủy triều? Ứng dụng
năng lượng thủy triều tại VN?
6
7

CHƯƠNG 1
Câu 1: khái niêm và đặc điểm của hệ thống.Vẽ sơ đồ và giải thích hệ thống
tài nguyên biển
13



KN: Hệ thống là tập hợp các hiện tượng và sự kiện phụ thuộc lẫn nhau bằng
phương pháp suy luận trí tuệ, có thể xem xét tập hợp đó như 1 thể thống nhất.
Đặc điểm của hệ thống :
- Các phần tử phụ thuộc lẫn nhau theo chức năng hoạt động và tiến hóa của
chúng.Tác động giữa 2 phần tử có thể chỉ có 1 chiều hoặc cả 2 chiều và cả 2
trường hợp này đều có thể trực tiếp hoặc gián tiếp.Mặt # tùy theo cường độ và
tốc độ của tác động người ta phân biệt thành tương tác mạnh và tương tác yếu.
- Kết quả làm xuất hiện các thuộc tính chung.Trong trường hợp này người ta
thường nói về liên kết giữa các phần tử nói trên với nhau thành 1 tập hợp cấu
trúc.Về phần mình tập hợp lại tác động đến các phần tử.
- Hệ thống tác động lên các thuộc tính, chức năng hoạt động và tiến hóa của các
phần tử.Bất cứ 1 hệ thống nào cũng không bị cô lập mà ngược lại chính hệ thống
đó lại là 1 phần tử của hệ thống lớn hơn và lại chứa đựng các hệ thống nhỏ
hơn(phân hệ) .Đó là phương thức tổ chức theo thứ bậc của hệ thống và tạo ra các
cấp độ hệ thống # nhau.
Sơ đồ :
Vũng


Biển
Đầm phá

Vịnh
Cửa sông

Giải thích : Hệ thống biển bao gồm các phân hệ (các hệ tự nhiên cấp nhỏ hơn
như vịnh, vũng, cửa sông, đầm phá và các hệ sinh thái ven bờ có mối quan hệ
ràng buộc lẫn nhau.
Hệ thống biển tồn tại được là nhờ quá trình tương tác bên trong hệ ( tương tác

nội tại ) trong mỗi phân hệ sẽ có các quá trình riêng để đảm bảo cho phân hệ đó
tồn tại và phát triển.
Hệ phát triển được chính là nhờ quá trình tương tác giữa hệ với các hệ lân cận:
hệ thống biển sẽ tương tác với các hệ thống khác như hệ thống khí quyển hay hệ
thống lục địa thông qua các phân hệ
 KL:

Hệ thống biển là một thực thể tự nhiên hoàn chỉnh, độc lập nhưng không cô

lập.
Câu 2: chứng minh đại dương thế giới là 1 hệ tự nhiên cấp hành tinh
- Đại dương thế giới là 1 hệ thống mở có sự trao đổi mạnh mẽ và thường xuyên
của nước – đại dương với khí quyển thông qua chu trình mưa bốc hơi ( chu trình
nước – toàn cầu)
- Tính thứ bậc trong đại dương thế giới được biểu hiện rất rõ nét. Nó bao gồm hệ
tự nhiên cấp nhỏ hơn là các đại dương và biển thấp hơn nữa là các vũng, vịnh,
đầm phá, các cửa sông và các hệ sinh thái biển ven bờ khác.Các hệ tự nhiên này
14


đồng thời cũng là các hệ tự nhiên, hệ sinh thái mà giá trị của chúng mang tính
phức hợp, đối tượng sử dụng đa mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của nhiều
ngành.
- Các quá trình động lực(sóng,thủy triều,dòng chảy) tạo ra dòng năng lượng- vật
chất thực hiện chức năng tương tác giữa các hệ trong đại dương thế giới.
- Các hệ sinh thái biển và đại dương duy trì tính liên kết và chức năng tương tác
của chúng thông qua : quá trình địa hóa,dinh dưỡng, chuỗi thức ăn và các dòng
năng lượng.
- Đại dương thế giới luôn tác động tương tác với khí quyển. Đại dương thế giới
có khả năng tiếp nhận mực nước mưa trực tiếp từ khí quyển và gián tiếp thông

qua sông ngòi, lục địa. Đồng thời cũng cung cấp 1 lượng nước bốc hơi vào bầu
khí quyển. Chính quá trình này khiến cho đại dương thế giới luôn biến đổi về
mặt chất lượng.
Câu 3: Nêu khái niệm tài nguyên biển và các quan điểm tài nguyên biển,
phân loại các dạng tài nguyên biển?
( Quan niệm về tài nguyên biển . So sánh 2 quan niệm về tài nguyên thiên
nhiên.Phân loại tài nguyên biển)
Tài nguyên biển là 1 bộ phận của tài nguyên thiên nhiên,hình thành và phân bố
trong khối nước biển(và đại dương) trên bề mặt đáy biển và trong lòng đất dưới
đáy biển.
-Quan niệm đầu tiên: TNNN là những dạng vật chất cụ thể của tự nhiên mà con
người có thể sử dụng để chế tác ra các vật dụng hàng ngày phục vụ cho chính
cuộc sống của con người.
 hẹp và trực quan
chưa nhận ra các chức năng,giá trị sinh thái và dịch vụ của hệ tự nhiên là tài
nguyên.
-Quan niệm hiện tại:TNNN là toàn bộ các dạng vật chất hữu dụng cho con
người,cũng như các yếu tố tự nhiên mà con người có thể sử dụng trực tiếp hoặc
gián tiếp để phục vụ cho chính sự phát triển của họ
quan niệm này rộng hơn,các dạng vật chất và các hợp phần của môi trường tự
nhiên và các dạng phi vật chất mà con người sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp.
Phân loại: theo nguồn gốc,bản chất tồn tại,mức độ sử dụng và tính chất khai
thác.
Câu 4 : Đa dạng sinh học biển?

15


-Đa dạng sinh học biển đc hiểu là tổng hợp các dạng sống trong ĐdTG đc nhìn
nhận ở 3 mức :đa dạng loài,hệ sinh thái và nguồn gen.

-Sơ đồ bậc dinh dưỡng trong đa dạng:

BẬC DD SỐ 4 VÀ 5
Loài cá và thú biển ăn cá săn mồi

BẬC DD SỐ 3
Đv có xương sống và cá ăn cỏ (cả cá voi)

BẬC DD SỐ 2
Đv phù du và 1 sô các con ăn tảo

BẬC DD SỐ 1
Tv tảo phù du đơn bào




Giai thích:
Các bậc dinh dưỡng phát triển từ đơn bào đến đa bào, cụ thể hơn là phát
triển từ sinh vật có cấu tạo đơn giản đến phức tạp
Các bậc dinh dưỡng phát triển theo xu hướng các sinh vật bậc thấp là thức
ăn cho các sinh vật bậc cao hơn

16


CHƯƠNG 2
Câu 5: Nguồn cung cấp trầm tích đáy biển và đại dương
1. Sông đưa ra: - Các sản phẩm phong hóa các đá trên lục địa được các con sông
trên Trái đất tải ra biển dưới dạng vật chất hòa tan và lơ lửng.Trong biển các vật

liệu đó được di chuyển,phân phối và rầm lắng dưới tác đọng của sóng và thủy
triều,dòng chảy cũng như phục thuộc vào độ sâu cụ thể của bồn lắng đọng.
- Tốc độ lắng đọng trầm tích ở vùng nước sâu dao động trong khoảng từ
120mm/1000 năm,ở sườn lục địa là 100mm/1000 năm.
2. Băng hà đưa tới : Trong vùng vĩ độ cao trên đường di chuyển của các khối băng
hoặc các tảng bẳng trôi nhiều vật liệu bị siết ép vỡ vụ sẽ được quấn theo ra vùng bờ
biển,thềm lục địa và ngoài đại dương. Băng hà có thể vận chuyển cả những vật
kiệu từ kích thước nhỏ đến rất thô ra biển xa.Khi các tảng băng trôi tan hết thì cũng
chấm dứt khả năng vận chuyển của chúng và vật liệu trầm tích được tích đọng.
3.Gió đưa đến: Ngược lại với vận chuyển băng hà gió chỉ có thể mang được các
vật liệu mịn.1 số nhà khoa học Ả Rập chỉ ra rằng bụi bay ra khỏi sa mạc Xahara ra
khỏi Bắc Phi,vào biển tối của Đại Tây Dương,trước đó Sác lơ đác uyn đã giả thiết
đấy là loại hình cấu thành nên đại dương.Khi bụi bị thổi ra biển,các phần tử lớn
hơn sẽ nằm lại hoặc rơi xuống nước,còn các phần tử mịn hơn sẽ tiếp tục được di
chuyển đi xa hơn tùy thuộc vào tốc độ và hướng gió.
4.Núi lửa: 1 lượng vật liệu dc bổ sung từ các hoạt động núi lửa,đặc biệt từ các núi
lửa đi kèm các rìa đại dương hoạt động.Vào thời kì hơn 10 triệu năm về trước,băng
hà và tạo núi,điều kiện tự nhiên đã thay đổi kinh khủng,nguồn chính của sét biển
sâu trong Thái bình dương là vật liệu phân hủy trong núi lửa.Vật liệu núi lửa cũng
còn do xói mòn các đá núi lửa được hình thành ở trên lúc địa và được chuyển vào
biển để tạo thành trầm tích lục nguyên.Những đợt hoạt động núi lửa ngầm dưới
nước,ngoài việc cung cấp các vật liệu cứng để tạo thành trầm tích núi lửa hoặc bổ
sung thêm các khí và dung dịch thủy nhiệt cho đại dương.
Câu 7: So sánh địa hình đáy đại dương và lục địa? Nêu đặc điểm chính của
các dạng địa hình dưới đáy đại dương?
So sánh: Địa hình đáy đại dương ổn định hơn so với lục địa ít chịu tác động trực
tiếp của quá trình ngoại sinh, đặc biệt là quá trình phong hóa, trừ những khu vực
chịu ảnh hưởng của núi lửa
Độ chênh lệch giữa nơi có địa hình cao với nơi có địa hình thấp ở đáy đại dương
lớn hơn nhiều so với độ chệnh lệch địa hình trên lục đia : dưới biển khoảng

11000m, còn trên lục địa là 8800m
17


Độ sâu đáy đại dương thế giới trung bình khoảng 3800m, trong khi độ cao trung
bình trên lục địa là 800m so với mực biển trung bình ( mực 0m lục địa )
Đặc điểm chính của các dạng địa hình đáy đại dương:
1. Thềm lục địa:
- Là vùng ven bờ của đáy biển và đại dương có độ sâu đến 200m,độ dốc trung bình
< 10°
- Là khu vực có giá trị kinh tế lớn: Tôm cá, dầu mỏ, khí đối, sa khoáng….
Thềm lục địa của 1 quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển
bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ
đất liền quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở
dung để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khí bờ ngoài của rìa lục địa của quốc
gia đó ở khoảng cách gần hơn.
2. Sườn lục địa:
- Là mặt nghiêng nối thềm lục địa với đáy đại dương
- Độ sâu từ 200 – 3000 m
- Độ dốc: khá lớn, TB từ 4 – 70
- Có các đảo san hô, núi lửa đôi khi tới 20 - 400
Có thể bị chia cắt bởi các thung lũng ngầm.Thung lũng ngầm có đặc điểm là
dốc,hẹp,vách dựng đứng có trắc diện dọc dốc 40-100%o trong khi đó các sông lớn
có độ dốc thường ít khi vượt quá 2-3%o.
3. Sông núi giữa đáy đại dương:
- Kéo dài liên tục khoảng 63000km
- Cao khoảng 2 – 3 km so với bề mặt đáy đại dương
- Chiều rộng chân núi chừng 200 – 300km
- chiếm 1/3 tổng diện tích đáy đại dương,tương đương ¼ diện tích bề mặt trái đất.
4. Hẻm vực đại dương

- Độ sâu hẻm vực rất # nhau với giá trị đo chưa chính xác.
- Vách hẻm vực dốc, thường dao động 8 – 150 và phía vách dốc đứng đạt 450
- Vách không phẳng , có dạng bậc thang
Trong đại dương thế giới có 9 hẻm vực sâu, trong đó có 5 hẻm vực sâu quá
10000m
CHƯƠNG 4
Câu 8. Trình bày đặc trưng sinh thái biển? So sánh hệ sinh thái biển và hệ
sinh thái trên cạn?
- Cột nước biển có áp suất cao hơn cột khí quyển. Sinh vật sống dưới nước càng
sâu thì càng chịu được ấp suất cao.
18


- Nước biển là dung môi hòa tan các chất khí, các hợp chất vô cơ và một phần hữu
cơ. Nó có độ mặn, độ pH khác nhau, sinh vật sống trong đó cũng khác nhau
- Nước biển bốc hơi khi nhiệt độ tăng
- Khác với khí quyển, môi trường nước biển là yếu tố giới hạn của sinh vật thủy
sinh vì tỷ lệ của khí hòa tan, độ mặn, áp suất, pH, độ chiếu sáng theo chiều sâu
khác nhau
- Nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời, một phần nước biển chuyển đổi ra hơi nước,
vì thế từ nước mặn trở thành nước ngọt thông qua chu trình mưa – bốc hơi
So sánh : - Nước biển hấp thụ ánh sáng và sản xuất ra vật chất hữu cơ thông qua
quang hợp đến độ sâu 200m ( đới quang hợp )
- Vì độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3800m nên đa phần đại dương
thiếu ánh sáng bơi vậy nên thiếu năng suất sơ cấp và phụ thuộc vào nguồn thức ăn
bị chìm sâu từ đới quang hợp hoặc dc chuyển vào từ lục địa.Năng suất tầng trên
của nước ngoài đại dương chỉ = 1 phần nhỏ so với lục địa.
- Thực vật trong đại dương tồn tại ở dạng hiển vi và trôi nổi tự do ( thực vật phù du
).Chúng bị tiêu thụ bởi các động vật rất nhỏ- động vật phù du và rồi sau đó động
vật phù du lại bị tiêu thụ bởi các động vật trôi nổi và bơi lội #. Bởi vậy trong biển

và đại dương các động vật nhỏ nhất là, động vật ăn thịt và chuối thức ăn thì dài hơn
trên lục địa. Trên cạn thực vật sản xuất là thực vật bậc cao còn ở biển quan trọng
nhất lại là sinh vật cực nhỏ.
-Sinh vật biển bị nổi lên do tỉ trọng nước nên chúng ít đầu tư vào trong cấu trúc vật
chất.Chúng giàu chất đạm,trong khi trên cạn vật chất chiếm ưu thế là hydraccacbon
khiến cho sinh vật biển có đời sống ngắn hơn sinh vật trên cạn.Vì nước của đại
dương chưa 1 lượng lớn sinh vật trôi nổi nên xuất hiện 1 nhóm động vật mới gọi là
động vật ăn lọc hoàn toàn không phát hiện thấy trên lục địa
=> Kết luận : - Sự khác nhau về mặt sinh thái sẽ dẫn đến sự khác nhau về cấu trúc
và kiểu nguồn lợi sinh vật
- Nhiều loài chỉ sống dưới biển mà không sống trên lục địa
- Sinh vật biển linh động hơn và không gắn bó với các nơi cư trú như hang, ổ, tổ
như lục địa
- Sinh vật biển có tính lệ thuộc vào điều kiện thủy động lực cao vì vậy tính thụ
động lớn

Câu 9 :Tiềm năng dầu khí ở vùng biển Việt Nam?

19


Tiềm năng dầu khí lớn
Dầu khí là nguồn tài nguyên quan trọng đã được chú ý nghiên cứu rất sớm. Dầu
khí tích tụ trong các bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn
Sơn, Malay - Thổ chu, Tư Chính - Vũng Mây và nhóm bể Trường Sa. Dầu khí đã
được phát hiện và khai thác ở các bể Cửu Long Nam Côn Sơn, Malay - thổ Chu,
sông Hồng, bể Cửu Long có 5 mỏ đang khai thác là Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông,
Hồng Ngọc, Sư Tử Đen và một số mỏ khác. Bể Cửu Long là bể chứa dầu chủ yếu
ở thềm lục địa Việt Nam. Bể Nam Côn Sơn phát hiện cả dầu và khí, có 2 mỏ đang
khai thác là Đại Hùng, và mỏ khí Lan Tây - Lan Đỏ…

Kết quả phân tích trữ lượng và tiềm năng dầu khí tính đến 31.12.2004 là 4.300
triệu tấn dầu quy đổi, đã phát hiện 1.208,89 triệu tấn dầu quy đổi chiếm 28% tổng
tài nguyên dầu khí Việt Nam, trong đó tổng trữ lượng dầu khí có khả năng thương
mại là 814,7 triệu tấn dầu qui đổi, chiếm 67% tổng tài nguyên dầu khí đã phát hiện.
Trữ lượng dầu và condensat khoảng 420 triệu tấn (18 triệu tấn condensat), 394,7tỷ
m3 khí trong đó khí đồng hành 69,9 tỷ m3 khí không đồng hành 324,8 tỷ m3
Câu 10.Tiềm năng du lịch biển
Các giá trị du lịch biển chủ yếu:
- Vị trí địa lý : tiêu chuẩn để xem xét khoảng cách từ nơi du lịch đến các nguồn du
khách.
- Cảnh quan vùng bờ biển : gắn liền giữa cảnh quan biển, đảo và rừng núi ven
biển...luôn hấp dẫn du khách.
- Khí hậu biển : thường ôn hòa, trong lành do chứa 1 lượng khá lớn anion – một
loại “vitamin không khí”.
- Địa hình : là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và tính đa dạng của
phong cảnh vùng bờ biển. Đối với du lịch, địa hình càng đa dạng, tương phản và
độc đáo càng tăng sức hấp dẫn du khách.
- Hải văn : nước biển xanh, trong và là một dung dịch muối tổng hợp rất tốt cho
loại hình du lịch nghỉ dưỡng, nhiều eo vụng sóng yên biển lặng thuận lợi cho du
ngoạn.
- Thế giới sinh vật : tính đa dạng và đặc hữu của khu hệ động thực vật biển và ven
biển đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển du lịch biển.

20


- Văn hóa – nhân văn : các giá trị văn hóa truyền; các di tích văn hóa – lịch sử nổi
tiếng ven biển cũng là những điều kiện hấp dẫn khách du lịch ra biển với mục tiêu
trong 1 kỳ nghỉ.
*Du lịch biển và du lịch ngầm dưới biển

- Du lịch biển: + vẫn là dòng du khách chính trên thế giới.Bởi biển và đại dương
chứa đựng tiềm năng vô cùng lớn đối với phát triển du lịch.
+ khái niệm du lịch 3S ra đời.
+ biển hội tụ 5 yếu tố cấu thành tiềm năng du lịch.
- Du lịch ngầm dưới biển: + việc giáo dục môi trường cho các đối tượng:cán bộ
quản lí,doanh nghiệp,hướng dẫn viên;cộng đồng dân cư và du khách đã được quan
tâm hơn.
+ việc giáo dục môi trường chủ yếu sử dụng ấn phẩm,rất ít điểm tự nhiên có diễn
giải môi trường và các hình thức #...
*Tiềm năng du lịch biển ở Việt Nam
- Nước ta có lợi thế phát triển du lịch biển do : vùng biển rộng gấp 3 lần đất liền,
bờ biển dài trên 3260km, có trên 3000 đảo lớn nhỏ, khí hậu nhiệt đới gió mùa, bãi
biển đẹp, giàu đa dạng sinh học, nhiều phong cảnh ven biển đẹp …
- Dọc ven biển đã xác định được khoảng 126 bãi cát biển có khả năng chứa
khoảng vài chục đến vài trăm ngàn người, trong đó có khoảng 20 bãi cát biển đạt
tiêu chuẩn quốc tế dài 16km. Đấy là chưa kể đến hàng trăm bãi biển nhỏ, đẹp, nằm
ven các vụng, vũng tĩnh lặng
- Sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên biển-đảo,hang động ngầm với
phong cảnh thiên nhiên ven biển và các giá trị văn hóa-xã hội vùng ven biển.
- Vùng có tiềm năng phát triển du lịch biển lớn,hình thành quần thể du lịch
biển,hiện đại tầm cỡ quốc tế: Móng Cái,vịnh Hạ Long,Cát Bà,Phú Quốc....vv.v
Câu 11. Tương lai tài nguyên khoáng sản biển ở Việt Nam
Tiềm năng về khoáng sản kim loại và phi kim loại ở Việt Nam tương đối lớn, các
quặng mỏ đã dần dần được xác định và một kế hoạch khai thác tài nguyên khoáng
sản có hiệu quả đang từng bước được thực hiện. Tuy nhiên còn 1 số khó khăn cần
được khắc phục như:
- Lựa chọn giữa việc mở công trường khai thác khoáng sản với việc sử dụng đất
với mục đích khác sau cho có hiệu quả hơn.
- Các hoạt động khai thác cố tránh hoặc hạn chế thấp nhất làm thay đổi địa hình,
gây nên sự nhiễm bẩn không khí, nước, đất và ảnh hưởng xấu đến cảnh quang.

- Tránh mọi tổn thất tài nguyên trong khâu thăm dò khai thác, chế biến sử dụng.

21


 để giải quyết các vấn đề trên, trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác kế hoạch
thăm dò, khai thác và chế biến sử dụng kết hợp với việc bảo vệ tài nguyên trong
lòng đất và môi trường chung quanh... là vấn đề cần được quan tâm.
CHƯƠNG 5
Câu 12: trình bày về tiềm ( quyền) năng của năng lượng biển Việt Nam?
((( Thềm lục địa pháp lý là gì? Chúng ta được làm gì trong thềm lục địa pháp
lý?
Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải
của quốc gia ven biển,trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia
này cho đến bờ ngoài của rìa lục địa,hoặc đến cách đường cơ sở 200 hải lý nếu như
rìa ngoài của bờ lục địa ở khoảng cách gần hơn.
Quyền trong thềm lục địa: - Các quốc gia ven biên có quyền chủ quyền đối với
việc thăm dò, khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại thềm lục địa của mình.
- Quyền chủ quyền đối với thềm lục địa mang tính đặc quyền ở chỗ nếu quốc gia
đó không thăm dò, khai thác thì không ai có quyền khai thác tại đây nếu không có
sự đồng ý của quốc gia ven biển
- Các quốc gia ven biển phải có nhiệm vụ đóng thuế cho cơ quan quyền lực đáy
đại dương đối với quyền lợi tức khai thác được từ thềm lục địa ngoài giới hạn 200
hải lý
Tại điều 78 Công ước Luật biển 1982 quy định :
+ Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không đụng chạm đến chế
độ pháp lý của vùng nước ở phía trên hay vùng trời trên vùng nước này
+ Quốc gia ven biển thực hiện các quyền của mình đối với thềm lục địa không gây
hại đến hàng hải hoặc các quyền và các tự do khác của các quốc gia khác đã được
công ước thừa nhận, cũng không được cản trở việc thực hiện quyền này một cách

không thể biện bạch được.))))
- Biển có tầm quan trọng đặc biệt đối với chế độ và diễn biến thời tiết khí hậu ở
nước ta. Biển Việt Nam là biển hở nằm trong vùng nhiệt đới bắc bán cầu, là nơi
nhận được bức xạ mặt trời trực tiếp nhiều nhất so với các vành đai khác trên Trái
Đất.
- Vùng biển Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, có
sức gió mạnh và khá ổn định trong năm. Sự biến đổi hoàn lưu khí quyển theo mùa
dẫn đến các hệ thống thời tiết cơ bản lần lượt hình thành và hoạt động : mùa hạ và
22


mùa thu là mùa bão. Mùa đông và mùa xuân là thời kì gió mùa đông bắc. Vùng
biển Việt Nam và đồng bằng nằm ở khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều trung
tâm tác động quy mô hành tinh quan trọng nhất cao áp lạnh lục địa châu Á, cao áp
nhiệt đới Thái Bình Dương, cao áp thấp nóng và rãnh gió mùa phía Tây. Chính vì
thế, ở đồng bằng vào ven bờ VN gió mùa đc xem là 1 nguồn tài nguyên của nước
ta, đặc biệt trong việc phát triển năng lượng gió ở vùng ven biển và trên các hải
đảo. Nằm trong vùng nhiệt đới nắng nóng nên ngoài nguồn năng lượng gió, nước
ta còn có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời.
- Hiện nay nguồn năng lượng mặt trời ở nước ta đã bắt đầu được khai thác, sử dụng
cho cuộc sống dân sinh trên 1 số hải đảo và vùng ven biển. Ngoài ra nước ta còn có
tiềm năng về năng lượng biển (sóng, dòng chảy, thủy triều) một nguồn năng lượng
sạch có khả năng tái tạo. Là 1 vùng biển hở, chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa,
kéo theo là 2 mùa sóng và dòng chảy. Mạnh theo hướng Đông Bắc và Đông Nam,
nên khả năng tận dụng năng lượng sóng biển và dòng chảy biển là rất quan trọng
và lâu dài, đặc biệt ở khu vực ven biển miền Trung. Các dạng năng lượng tái tạo
tiềm năng ở nước ta cần chú ý khai thác là : năng lượng tái tạo ở khu vực ven bờ
Quảng Ninh, Hải Phòng, ở những quy mô nhỏ về biên độ thủy triều nơi đáy chỉ
khoảng 4 - 5m
Câu 13: trình bày về năng lượng sóng biển?

-Trên thế giới: Sóng biển chứa đựng một nguồn năng lượng vô cùng lớn biến cái
hại thành lợi, hơn 100 năm trước đây người ta đã dùng sóng biển để phát điện
nhưng mới đầu chỉ đạt 60W đủ thắp sáng nhưng chứng minh rằng : sóng biển hoàn
toàn có thể tạo ra điện. Nhiều năm sau, ngọn đèn phao này vẫn sáng giữa biển
đường cho tàu thuyền qua lại và cũng chỉ ra con đường phát triển nguồn điện do
sóng biển.
-Máy phát điện dùng nhiệt nước biển: Lợi dụng sự chênh lệch nhiệt độ giữa các
tầng nước giúp amoniac bốc hơi rồi hóa lỏng trở lại. Đầu tiên người ta dùng nước
biển ở phía trên có nhiệt độ 28°C - 30°C để nung nóng hỗn hợp amoniac khiến nó
bốc hơi và đẩy tubin quay. Sau đó amoniac đc dẫn xuống tầng nước biển phía dưới,
nhiệt độ 10°C- 15°C để làm lỏng trở lại. Tiếp theo amoniac lỏng đc bơm vào hỗn
hợp phía trên. Cứ như vậy tạo ra một vòng tròn khép kín chuyển nhiệt lượng của
nước biển thành điện năng.
-Sử dụng chênh lệch độ mặn của nước sông với nước biển : 1 loại pin có cấu tạo
đơn giản, bao gồm 2 điện cực (+) và (-) đc đặt nằm trong một chất lỏng có chứa
các hạt tích điện hoặc ion.
23


Chất lỏng này có tp là muối ăn,ban đầu pin đc lm đầy nc ngọt vs 1 dòng điện nhỏ
đc sd để nạp điện.Sau đó tháo nc ngọt và thay thế = nc biển.Do nc biển chứa các
ion nh hơn từ 60-100 lần so vs nc ngọt tạo ra điện áp giữa 2 điện cực
-Máy phát điện sóng biển
+ Nguyên lí cơ bản của kĩ thuật này như 1 chiếc bơm xe đạp. Máy phát điện đặt
nổi trên mặt biển như một cái bơm đặt nằm ngang, píttông nối liền với phao, tùy
theo sóng biển lên xuống mà píttông cũng chuyển động lên xuống, biến động lực
của sóng biến thành động lực của không khí bị nén. Không khí bị nén dưới áp suất
cao phụt qua miệng phun của tuabin làm cần máy phát điện hoạt động. Như vậy là
năng lượng của sóng biển đã chuyển thành điện năng.
+ Vận hành

- Sóng biển làm phao chuyển động lên xuống kiểu “dập dềnh”. Năng lượng
này có mối quan hệ tương ứng với chiều cao sóng và thể tích phao
- Cánh tay (4) chuyển động quay một góc quanh trục (7)/8. Động năng này
chuyển lên trục (7)/10 bằng dây xích (sên) có cơ chế 1 chiều, tạo ra mômen quay
hữu ích E(A)
- Sóng biển vượt lên “phao”, đập vào làm xô đẩy tấm vây (5) làm tấm vây này
quay một góc quanh khớp động, truyền năng lượng qua tay đòn (6), thông qua
thanh collector (11) đưa năng lượng E(B) vào (7)/11 chuyển thành mômen quay.
Mômen E(A) và E(B) tổng hợp lực bằng một bộ đồng tốc để kéo Alternator phát
điện : E = E(A) + E(B)
- Khi nước biển thay đổi theo thủy triều thì khối nặng màu tím ở (10) làm thay
dổi khoảng cách tay đòn và ổ quay (7)/10, duy trì ổn định cơ học của hệ.
+Bàn thêm
1.Máy phát điện năng lượng sóng biển chế tạo và vận hành đơn giản, sử dụng được
năng lực cơ khí + xây dựng hạn chế tại địa phương bất cứ nơi đâu.
2.Năng lượng sóng biển cung cấp hào phóng, không mất tiền, suất đầu tư máy phát
bé, giá thành điện thấp (~0,22USD/KWh) có mãi lực và tính cạnh tranh cao.
3.Không chỉ phát điện, nhà máy điện sóng biển còn là phương thức triệt tiêu tác
dụng xâm thực, bảo vệ an toàn công trình cận bờ biển
4.Với công suất 1KW chỉ cần 1m chiều dài bờ biển, ~ 3500km bờ biển Việt Nam
chỉ cần sử dụng các vùng bờ biển, hải đảo...năng lực kinh tế + du lịch không cao có
thể thỏa mãn một bộ phận lớn nhu cầu điện năng của nền kinh tế quốc dân Việt
Nam giai đoạn 2015 – 2050.

24


Câu 14: ưu, nhược điểm của năng lượng thủy triều? Ứng dụng của năng
lượng thủy triều?
Ưu điểm: - Là nguồn năng lượng sạch và gần như vô tận

- Bảo vệ đường bờ biển trước mối nguy hiểm từ bão
-k tạo ra những khí thải cho MT
-là nguồn nlg sạch
-giúp cải thiện giao thông vì các đập chắn có thể lm cầu nối qua sông
-giá thành SX rẻ theo tính toán giá điện từ các nhà vận hành than,khí đốt
-hiện tại,trên TG NLTT sẽ đóng góp 10^16 kW/năm
Nhược điểm : - Xây dựng các đập chắn thủy triều tại cửa sông làm thay đổi mực
thủy triều ở lưu vực sông
- Đập chắn làm ảnh hưởng đến sự di chuyển của các sinh vật dưới nước, nhiều loại
sinh vật sống dưới sâu sẽ bị chết bởi các gánh tuabin
- Có thể phá hủy nơi sinh sống của các động thực vật ở gần đập
- Giá thành xây dựng các nhà máy sản xuất điện từ năng lượng thủy triều còn khá
cao
-đập chăn lm ảnh hưởng tới sự di chuyển của các sv dưới nc,nh loại sv sống dưới
sâu có thể bị chết bởi các khí amoniac
Ứng dụng của năng lượng thủy triều: xây dựng trạm điện thủy triều(cô tô-quảng
ninh),x.dựng tua bin thủy triều...
+ VN có bờ biển dài hơn 3200km đứng thứ 22 trong tổng sô 156 quốc gia có bờ
biển,Do đó nc ta có tiền năng NLg rất lớn nh do tgian và kinh phí có hạn nên
NLTT vẫn đag là dối tg ngiên cứu và thí nghiệm trêm qmo nhỏ.
+ Về NLTT cta có 2 vùng khả quan: T1 là QN có thủy triều lên đến 4m.T2 là
ĐB Nam Bộ thủy triều vào khoảng 3m.Nh thực ra thủy tr 3 hay 4m nc thì cũng k tự
tạo dòng điện để đưa vào lưới điện đc mà còn cần những yếu tố khác nữa.

25


×