Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

DE THI THU HSG SINH HOC 10 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.42 KB, 10 trang )

TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN

ĐỀ SỐ 1
(180 phút làm bài)
Câu 1.
a. Một nhà khoa học làm thí nghiệm sau: nghiền 1 mẫu lá thực vật rồi lấy dịch nghiền cho vào 4 ống nghiệm,
sau đó cho thêm 1 loại thuốc thử để nghiên cứu:
- Ống nghiệm 1. Cho thêm vào dung dịch phelinh.
- Ống nghiệm 2. Cho thêm vào dung dịch KI.
- Ống nghiệm 3. Cho thêm vào dung dịch BaCl2.
- Ống nghiệm 4. Cho thêm vào dung dịch axit picric. (axit phenol)
Hãy giải thích kết quả thu được ở mỗi ống nghiệm và giải thích?
b. Khi cấu trúc bậc 1 của protein nào đó bị biến đổi thì chức năng của protein có bị thay đổi không? Giải
thích và cho ví dụ minh họa.
Câu 2.
a. Điểm khác nhau trong cấu trúc tế bào động vật với tế bào thực vật.
b. Điểm khác nhau nào dẫn đến sự khác nhau trong quá trình trao đổi nước của 2 loại tế bào này?
Câu 3. So sánh 2 bào quan Lizoxom với peroxixom.
Câu 4. Nêu các bậc cấu trúc protein và cho biết các loại liên kết hóa học có trong mỗi bậc cấu trúc đó?
Câu 5. Ở một loài có bộ NST 2n = 20. Theo dõi sự phân bào của 1 tế bào sinh dưỡng trong 24 giờ ta nhận
thấy thời gian kì trung gian dài hơn thời gian tiến hành phân bào là 14 giờ. Quá trình phân bào đã đòi hỏi môi
trường nội bào cung cấp nguyên liệu mới hoàn toàn tương đương với 1240 NST. Thời gian tiến hành kì đầu,
kì giữa, kì sau và kì cuối của 1 chu kì nguyên phân lần lượt tương ứng 1:3:2:4.
a. Xác định thời gian mỗi kì trong chu kì nguyên phân.
b. Xác định thời gian của 1 kì trung gian.
c. Ở thời điểm 9 giờ 32 phút và 23 giờ 38 phút (tính từ lúc tế bào bắt đầu phân bào lần thưc nhất):
- Tế bào trên đang phân bào ở đợt thứ mấy?
- Đặc điểm về hình thái của NST ở mỗi thời điểm nói trên?
Câu 6. Trong quá trình chế biến giấm từ rượu, sau1 thời gian ta thấy có một lớp màng trắng phủ lên bề mặt:
a. Váng trắng do vi sinh vật nào gây ra? Ở đáy cốc có loại VSV này không? Giải thích.
b. Nhỏ một giọt dịch nuôi cấy VSV này lên lam kính, rồi nhỏ bổ sung 1 giọt H2O2 vào giọt dịch nuôi cấy trên


thì thấy hiện tượng gì? Giải thích.
c. Vì sao nếu để cốc giấm có váng trắng quá lâu thì độ chua của giấm sẽ giảm đi dần? Cách khắc phục hiện
tượng này?
Câu 7. Ba bạn học sinh làm sữa chua theo 3 cách như sau:
- Cách 1: Pha sữa bằng nướng nóng, sau đó bổ sung ngay 1 thìa sữa chua Vinamilk => Ủ ấm từ 6 – 8 giờ.
- Cách 2. Pha sữa bằng nước nóng, sau đó để nguội bớt đến khoảng 400C, bổ sung một thìa sữa chua
Vinamilk, cho thêm enzim lizozim => Ủ ấm 6 – 8 giờ.
- Cách 3. Pha sữa bằng nước nóng, sau đó đẻ nguội đến đến khoảng 400C, bổ sung một thìa sữa chua
Vinamilk => Ủ ấm 6 – 8 giờ.
Trong 3 cách trên, cách làm nào có sữa chua để ăn? Cách làm nào sẽ không thành công? Giải thích.

1


ĐÁP ÁN ĐỀ 1
Câu 1.
a. Kết quả thí nghiệm và giải thích
- Ống nghiệm 1. Tạo kết tủa đỏ gạch ở đáy ống nghiệm.
Do trong tế bào có glucozo với nhóm chức CHO nên có tính khử. Dung dịch phelinh có CuO nên nhóm chức
CHO đã khử CuO thành Cu2O – kết tủa màu đỏ gạch.
- Ống nghiệm 2. Tạo dung dịch xanh tím.
Do trong tế bào thực vật có tinh bột. Màu xanh tím do phản ứng đặc trưng của tinh bột với KI.
- Ống nghiệm 3. Tạo kết tủa trắng ở đáy cốc.
Do trong tế bào thực vật có SO42-, kết hợp với BaCl2 tạo kết tủa trắng BaSO4.
- Ống nghiệm 4. Tạo kết tủa hình kim màu vàng.
Do trong tế bào có K+, tạo kết tủa màu vàng của muối Kali picrat.
b. Khi cấu trúc bậc 1 của protein bị biến đổi thì chức năng của protein có thể bị thay đổi và cũng có thể
không thay đổi chức năng.
Giải thích: Cấu trúc không gian ba chiều của protein quyết định hoạt tính và chức năng của protein. Vì vậy:
- Sự thay đổi cấu trúc bậc 1 của Pr không làm thay đổi cấu hình không gian của Pr => chức năng Pr không

thay đổi.
- Sự thay đổi cấu trúc bậc 1 của Pr làm thay đổi cấu hình không gian của Pr => chức năng Pr thay đổi.
Ví dụ: Nếu thay đổi cấu trúc bậc 1 của Pr quy định enzim mà làm thay đổi cấu hình không gian ở trung tâm
hoạt động của enzim thì chức năng của enzim bị thay đổi. Nếu sự thay đổi nằm ngoài vùng trung tâm hoạt
động của enzim thì chức năng của enzim không bị thay đổi.
Câu 2.
a. Điểm khác nhau về cấu trúc tế bào động vật và tế bào thực vật.
Tế bào thực vật
Tế bào động vật
- Có thành xenlulozo bao ngoài màng sinh chất.
- Không có thành xenlulozo.
- Có lục lạp.
- Không có lục lạp.
- Quang tự dưỡng.
- Hóa dị dưỡng.
- Chất dinh dưỡng là tinh bột.
- Chất dự trữ là glicozen.
- Không có trung tử.
- Có trung tử.
- Phân bào không có sao và phân chia tế bào chất
- Phân bào có sao và phân chia tế bào chất bằng
bằng hình thành vách xenlulo ở trung tâm.
hình thành eo thắt màng sinh chất ở trung tâm.
- Có không bào lớn nằm ở trung tâm tế bào.
- Không có không bào trung tâm.
b. Sự sai khác trong quá trình huet nước của 2 loại tế bào này là do:
- Tế bào thực vật có thành tế bào còn tế bào động vật không có thành tế bào, do vậy:
+ Trong môi trường nhược trương => tế bào trương nước: tế bào thực vật không bị vỡ, tế bào động vật bị vỡ.
+ Trong môi trường ưu trương => tế bào co nguyên sinh: tế bào thực vật không thay đổi kích thước bên ngoài
mà chỉ có màng sinh chất bên trong thành tế bào co lại, tế bào động vật có kích thước nhỏ lại.

- Tế bào thực vật có không bào lớn ở trung tâm, tế bào động vật không bào nhỏ hoặc không có. Không bào
chứa nồng độ chất tan cao nên tạo áp suất thầm thấu lớn. Do vậy tế bào thực vật có áp suất thầm thấu cao
hơn tế bào động vật => khả năng hút nước của tế bào thực vật cao hơn tế bào động vật.
Câu 3.
* Giống nhau: đều là bào quan có 1 lớp màng, có dạng hình cầu, kích thước nhỏ, có enzim phân giải các chất,
thực hiện tiêu hóa nội bào.
* Khác nhau:
Tiêu chí
Enzim của Lizoxom
Enzim của peroxixom
Nguồn gốc
Được tổng hợp từ các RB trên lưới nội chất có hạt. Được tổng hợp từ RB tự do.
Đặc điểm xúc tác Xúc tác các phản ứng thủy phân.
Xúc tác các phản ứng oxi hóa khử
Câu 4. Protein có 4 bậc cấu trúc:
- Bậc 1. Trình tự các a.a liên kết với nhau bằng liên kết peptit mạch thẳng.
- Bậc 2. Do bậc 1 xoắn α và gấp nếp β. Liên kết có trong cấu trúc bậc 2: liên kết peptit và liên kết H.
2


- Bậc 3. Do cấu trúc bậc 2 tiếp tục xoắn tạo cấu trúc không gian 3 chiều. Liên kết có trong cấu trúc bậc 3: lk
peptit, lk H, lk Vande – van, lk ion.
- Bậc 4. Do từ 2 chuỗi polipeptit bậc 3 liên kết với nhau tạo thành. Liên kết trong cấu trúc bậc 4: các lk như
cấu trúc bậc 3.
Câu 5.
a. - Gọi x là số lần nguyên phân (x – nguyên dương), ta có:
2n.(2x - 2) = 1240 => x = 6.
- Gọi t là thời gian của 1 lần phân bào (4 kì nguyên phân), ta có:
24.60p – 6.t = 14.60p => t = 50 phút.
Vậy thời gian các kì:

+ Kì đầu: 1/10 . 50 = 5 phút.
+ Kì giữa: 3/10 . 50 = 15 phút.
+ Kì sau: 2/10 . 50 = 10 phút.
+ Kì cuỗi: 4/10 . 50 = 20 phút.
b. Thời gian của 1 kì trung gian = (24.60p – 6.50p)/6 = 190 phút.
c. * Ở thời điểm 9 giờ 32 phút ~ 572 phút.
- Thời gian của 1 chu kì nguyên phân: 190 + 50 = 240 phút.
- Số lần phân bào đã thực hiện: 572/240 = 2,38(3) ~ 2 lần phân bào và dư 0,38(3).240 = 92 phút.
Như vậy tế bào đã kết thưc lần phân bào 2 và đang ở kì trung gian lần phân bào 3. Do không xác định rõ thời
gian của các pha (G1, S, G2) của kì trung gian nên không biết chính xác NST đang ở trạng thái nào (nếu tế
bào vẫn ở pha G1 thì NST ở trạng thái đơn, nếu ở pha S hoặc G2 thì NST ở trạng thái kép).
* Ở 23 giờ 38 phút ~ 1418 phút.
- Số lần phân bào đã thực hiện: 1418/240 = 5 lần dư 218 phút.
- Với 218 phút tế bào đã trải qua các kì của lần phân bào thứ 6 là: 190 phút kì trung gian + Kì đầu 5 phút +
Kì giữa 15 phút = 210 phút và đang ở phút thứ 8/10 phút của Kì sau.
Do vậy NST kép đang tách nhau ra ở tâm động thành 2 NST đơn và bắt đầu phân li về 2 cực của tế bào.
Câu 6.
a. – Váng trắng là do nhóm vi khuẩn axetic liên kết với nhau tạo thành.
- Vi khuẩn axetic là nhóm vi khuẩn hiếu khí bắt buộc nên đáy cốc không có nhóm vi khuẩn này do không có
oxi.
b. Nhỏ 1 giọt nuôi cấy dịch nuôi cấy VSV này lên lam kính, rồi nhỏ bổ sung 1 giọt H2O2 vào thì thấy có hiện
tượng sủi bọt (bọt khí bay lên).
Giải thích: Vi khuẩn axetic là vi khuẩn hiếu khí bắt buộc nên có enzim catalaza phân giải H2O2 thành nước và
giải phóng oxi:
2H2O2 Enzim Catalaza 2H2O + O2
c. – Khi giấm để lâu ngày, vi khuẩn Acetobacter có khả năng oxi hóa axit lactic thành CO2 và H2O, làm độ
pH của dịch nuôi giấm giảm tính axit dần => giấm giảm độ chua.
- Cách khắc phục: duy trì nồng độ rượu trong dịch nuôi cấy ít nhất từ 0,3% đến 0,5% để ức chế hoạt động
của vi khuẩn Acetobacter.
Câu 7. Làm theo cách 3 sẽ có sữa chua để ăn.

- Cách 1. Không thành công do sữa đang nóng mà bổ sung ngay vi khuẩn lactic thì sẽ làm chết vi khuẩn này
=> không có tác nhân lên men.
- Cách 2. Không thành công do khi cho thêm enzim lizozim nó sẽ phá thành tế bào vi khuẩn, tế bào vi khuẩn
trương nước vỡ ra => vi khuẩn chết => không có tác nhân lên men.
- Cách 3. Thành công do có các yếu tố thuận lợi để vi khuẩn lactic phát triển và tiến hành lên men.

3


TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN

ĐỀ SỐ 2
(180 phút làm bài)
Câu 1. Xét các đại phân tử sau đây: Tinh bột, glicogen, lipit, protein, ADN, xenlulozo.
a. Cho biết tên đơn phân cấu trúc nên mỗi đại phân tử đó.
b. Những đại phân tử nào có tính đặc thù cho loài? Tính đặc thù thể hiện ở những đặc điểm nào?
Trả lời:
a. Các đơn phân tương ứng:
- Tinh bột, glicozen và xenlulozo đơn phân là glucozo.
- Protein đơn phân là a.a.
- ADN đơn phân là 4 loại Nu: A, T, G, X.
- Lipit không được cấu tạo từ các đơn phân mà được hình thành từ 1 phân tử glixeron và 3 axit béo.
b. Những đại phân tử có tính đặc thù cho loài:
- ADN, phân tử này có tính đặc thù thể hiện ở:
+ Số lượng, thành phần và trật tự các Nu trong phân tử.
+ Tỉ lệ A + T/ G + X là hằng số, đặc trưng cho từng loài.
+ Hàm lượng ADN có trong nhân tế bào.
- Protein, tính đặc trưng thể hiện ở: số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các a.a trong phân tử Protein.
Câu 2. Hãy nêu các phương thức tương tác giữa tế bào và môi trường qua màng tế bào.
Trả lời:

- Vận chuyển chất qua màng tế bào: vận chuyển thụ động và chủ động.
- Dẫn truyền nước đi qua.
- Dẫn truyền khối vật chất (ẩm bào, thực bào).
- Dẫn truyền chọn lọc các phân tử.
- Tiếp nhận thông tin.
- Nhận dạng tế bào.
- Ghép nối liên kết với các tế bào khác.
Câu 3.
a. Các tế bào khác nhau nhận biết nhau nhờ glicoprotein màng. Giải thích tại sao chất độc A làm mất chức
năng của bộ máy gongi dẫn đến làm hỏng tổ chức mô.
b. Trong các phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất, hãy phân biết:
- Phương thức vận chuyển thụ động với phương thức vận chuyển chủ động.
- Phương thức khuếch tán qua kênh protein và khuếch tán qua lớp photpholipit.
Trả lời:
a. Các tế bào trong mô nhận biết nhau bằng các gai glicoprtein màng, chất độc A làm mất chức năng bộ máy
gongi dẫn đến làm hỏng tổ chức là do:
- Bình thường protein được tổng hợp ở ribxom trên lưới nội chất có hạt được chuyển tới bộ máy gongi. Tại
đây, protein được lắp ráp thêm cacbohidrat tạo thành gicoprotein. Glicoprotein được đóng gói vào bóng nội
bào và chuyển đến màng tế bào tạo gai glicoprotein màng.
- Khi có chất độc A làm mất chức năng bộ máy gongi, glicoprotein không được tạo ra hoặc có được tạo ra thì
cũng bất bình thường. Khi không có thụ quan màng là glicoprotein thì các tế bào mô không nhận biết ra
nhau, không liên kết với nhau => hỏng tổ chức mô.
b. Phân biệt các phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
Vận chuyển thụ động
Vận chuyển chủ động
- Vận chuyển theo chiều gradien nồng độ.
- Vận chuyển ngược gradien nồng độ.
- Không tiêu tốn năng lượng ATP.
- Tiêu tốn năng lượng ATP.
- Có thể khuếch tán trực tiếp qua lớp photpho lipit

- Cần protein tải (Bơm protein – Protein xuyên
hoặc qua kênh protein.
màng)
- Tốc độ khuếch tán nhanh hơn và phụ thuộc vào độ - Tốc độ vận chuyển thường chậm hơn và phụ thuộc
4


chênh lệch nồng độ các chất giữa trong và ngoài
màng tế bào.

vào nhu cầu vật chất của tế bào.

Khuếch tán qua kênh protein
- Có tính chọn lọc.
- Phụ thuộc vào số lượng kênh.
- Tốc độ khuếch tán nhanh hơn.
- Chất khuếch tán là chất phân cực, mang điện.

Khuếch tán qua lớp photpholipit
- Không có tính chọn lọc.
- Không phụ thuộc vào kênh protein.
- Tốc độ khuếch tán chậm hơn.
- Chất khuếch tán là chất có kích thước, chất không
phân cực, không mang điện.

Câu 4. Biết rằng các enzim trong lizoxom hoạt động tốt khi môi trường pH = 5.
a. Điều gì sẽ xảy ra với những con amip nếu người ta thêm vào môi trường 1 chất làm bất hoạt các bơm
proton trên màng Lizoxom? Giải thích.
b. Điều gì cũng sẽ xảy ra nếu người ta cho thêm vào môi trường một chất hóa học để các bào quan bên trong
tế bào amip không chuyển động được nữa?

Trả lời:
a. Amip sẽ bị chết đói do:
Chất đó làm bất hoạt các bơm proton (H+) trên màng của bào quan lizoxom, độ pH của lizoxom không được
duy trì nên enzim thủy phân không hoạt động được. Quá trình thủy phân thức ăn không xảy ra nên amip bị
chết đói.
b. Các bào quan trong tế bào không chuyển động được chứng tỏ bộ khung xương tế bào đã bị bất hoạt.
Khi đó tế bào có dạng hình cầu, tế bào amip không hình thành được chân giả do chất nguyên sinh không thể
chuyển động. Cơ chế nhập bào cũng không được diễn ra. Cuối cùng amip cũng đói và chết.
Câu 5.
a. Chuỗi chuyển e trong hô hấp tế bào ở sinh vật nhân sơ khác với chuỗi chuyền e trong hô hấp ở sinh vật
nhân thực như thế nào?
b. Tại sao làm rượu phải trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn 1 rắc bánh men rượu vào xôi (hoặc cơm, hoặc ngô
hấp…) cho chúng phát triển vài ngày trong thúng và giai đoạn 2 đổ thêm nước, ngâm và đậy kín.
Câu 6.
a. Trong lên men rượu truyền thống, có những vi sinh vật nào tham gia? Vai trò và điều kiện hoạt động của
các vi sinh vật đó?
b. Vì sao bèo hoa dâu được dùng để cải tạo đất?
Trả lời:
a. Trong lên men rượu truyền thống, có những VSV: nấm mốc, nấm men.
- Nấm mốc: phân giải tinh bột (đã nấu chín) thành glucozo, trong môi trường hiếu khí (có oxi).
- Nấm men: phân giải glucozo thành rượu, trong điều kiện kị khí (không oxi).
b. Bèo hoa dâu được dùng để cải tạo đất vì ở bèo hoa dâu có vi khuẩn lam cộng sinh, vi khuẩn này có khả
năng cố định đạm từ Nito tự do, bổ sung đạm vào đất.
- Khi bèo hoa dâu chết thì cung cấp mùn cho đất, làm đất tơi xốp.
Câu 7. Dựa vào mối quan hệ giữa VSV với oxi, người ta chia VSV thành những nhóm nào? Giải thích? Lấy
ví dụ.
Trả lời:
Dựa vào mối quan hệ giữa VSV với oxi, người ta chia VSV thành những nhóm:
- VSV hiếu khí bắt buộc, phải có oxi mới sống và phân giải các chất được. Ví dụ: Vi khuẩn mủ xanh.
- VSV hiếu khí không bắt buộc, có thể sinh trưởng trong cả điều kiện có oxi và không có oxi. Ví dụ: E. Coli.

- VSV vi hiếu khí, sinh trưởng tốt trong điều kiện lượng oxi thấp. Ví dụ: VK giang mai.
- VSV kị khí chịu oxi: sinh trưởng tốt khi không có oxi và không bị chết khi có oxi. Ví dụ: liên cầu gây bệnh
viêm phổi.
- VSV kị khí bắt buộc, bị chết khi có oxi. Ví dụ: VK sinh khí metan.
Câu 8.
5


a. Đặc điểm của của pha tiềm phát (lag) và pha lũy thừa (log) trong nuôi cấy trong nuôi cấy không liên tục là
gì?
b. Tính tốc độ sinh trưởng trung bình và thời gian thế hệ của 1 chủng vi khuẩn tăng trưởng từ 5.102 lên 108 tế
bào trong 12 giờ..
c. Nếu thời gian thế hệ là 90 phút và quần thể vi khuẩn ban đầu chứa 103 tế bào, sẽ có bao nhiêu tế bào sau 8
giờ sinh trưởng cấp số mũ?

6


TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN

ĐỀ SỐ 3
(180 phút làm bài)
Câu 1. Xét các đại phâm tử sinh học: xenlulozo, photpholipit, ADN, mARN và protein.
a. Những phân tử nào có liên kết H? Vai trò của loại liên kết này trong cấu trúc các hợp chất trên?
b. Chất nào không có cấu trúc đa phân? Chất nào không có trong lục lạp của tế bào?
c. Vai trò của xenlulozo trong cơ thể sống?
TRẢ LỜI:
a. – Những phân tử có liên kết H: xenlulozo, ADN và protein.
- Vai trò của liên kết H trong:
+ Xenlulozo: liên kết các phân tử xenlulozo lại với nhau thành vi sợi xenlulozo sắp xếp xen phủ tạo cấu trúc

dai trắc.
+ ADN: các Nu đứng đối diện của 2 mạch phân tử ADN liên kết với nhau theo NTBS => ADN có cấu trúc 2
mạch tương đối ổn định và linh hoạt.
+ Protein: từ cấu trúc bậc 2 của phân tử protein có thêm liên kết H hình thành giữa các a.a gần nhau để cấu
trúc xoắn và gấp nếp. Đặc biệt là cấu trúc bậc 3 và 4, liên kết H giúp tạo cấu hình không gian 3 chiều của
phân tử protein, lúc này protein thực hiện chức năng.
b. – Chất có cấu trúc đa phân: xenlulozo, ADN, mARN và protein
- Chất không có trong lục lạp: xenlulozo.
c. Vai trò xenlulozo trong cơ thể sống:
- Thực vật: cấu tạo nên thành tế bào.
- Động vật: hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giảm lượng mỡ và colesteron trong máu. Là nguồn thức ăn cho đa số
động vật.
Câu 2. Ngay đêm trước khi dự báo có băng, người nông dân tới nước lên cây trồng để bảo vệ cây. Hãy giải
thích hoạt động này?
- Khi nhiệt độ xuống O0 nước đóng băng, xung quanh lá cây và thân cây có lớp băng bao phủ.
- Khi tưới nước, lượng nước đọng lại ở lá và thân cây đóng băng làm lớp băng xung quanh lá và thân cây dày
hơn so với không tới nước. Lớp băng ngăn nhiệt giữa lá với môi trường, bảo vệ nước trong lá không bị đóng
băng, đảm bảo cho quá trình trao đổi chất trong cây diễn ra bình thường.
Câu 3. So sánh lưới nội chất trơn với lưới nội chất có hạt?
* Giống nhau:
- Đều là bào quan có màng đơn bao bọc.
- Đều được cấu tạo từ protein và photpholipit.
- Đều có nguồn gốc từ màng sinh chất phân hóa, ăn sau tạo thành.
- Đều có chức năng tổng hợp và vận chuyển các chất trong tế bào.
* Khác nhau:
Tính chất
Lưới nội chất trơn
Lưới nội chất có hạt
Cấu tạo
- Chứa nhiều photpholipit hơn.

- Chứa ít photpholipit hơn.
- Gồm các kênh hẹp nối với nhau.
- Gồm các túi dẹp xếp song song.
- Nằm phân tán trong tế bào chất.
- Phân bố thành từng nhóm.
- Không có riboxom.
- Có riboxom đính ở ngoài.
Chức năng
- Tổng hợp lipit, phân giải đường, giải độc... - Tổng hợp protein.
Quan hệ với
- Quan hệ về cấu tạo: gongi được tạo ra từ
- Quan hệ về chức năng: protein được tổng
gongi
lưới nội chất trơn.
hợp ở lưới nội chất có hạt đưa đến bộ máy
gongi để hoàn thiện cấu trúc.
Câu 4.
a. Bằng cơ chế nào tế bào có thể ngừng việc tồng hợp một chất nhất định khi cần?
b. Nếu chỉ có chất ức chế và cơ chất cùng dụng cụ xác định hoạt tính enzim, thì làm thế nào để biết 1 enzim
bị ức chế cạnh tranh hay không cạnh tranh?
7


TRẢ LỜI:
a. Tế bào có thể ngừng tổng hợp 1 chất nhất định bằng cơ chế ức chế ngược: sản phẩm của con đường
chuyển hóa khi được tổng hợp ra quá nhiều quay lại tác động như 1 chất ức chế, làm bất hoạt enzim xúc tác
cho quá trình chuyển hóa.
b. Bước 1. Cho 1 lượng enzim xác định, 1 lượng cơ chất và chất ức chế vào 1 ống nghiệm. Sau đó tăng dần
lượng cơ chất trong ống nghiệm.
Bướ 2. Quan sát:

- Nếu thấy tốc độ phản ứng tăng => chất ức chế cạnh tranh. Giải thích: do lượng chất ức chế cạnh tranh đã
liên kết hết với enzim nên khi tăng cơ chất, enzim xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng.
- Nếu thấy tốc độ phản ứng không tăng => chất ức chế không cạnh tranh. Giải thích: chất ức chế này làm
biến tính enzim, nên khi tăng cơ chất thì tốc độ phản ứng cũng không tăng.
Câu 5.
a. Nhân con là gì? Tại sao trong quá trình phân bào, người ta chỉ quan sát được nhân con ở kì trung gian, đầu
kì đầu và kì cuối?
b. Trong giảm phân, có những cơ chế vận động nào của NST trực tiếp góp phần hình thành nguồn biến dị tổ
hợp?
Câu 6.
a. Vai trò của lizoxom và cơ chế tác động của nó đến thành tế bào vi khuẩn?
b. Hiện tượng gì xảy ra nếu đưa tế bào vi khuẩn Gram dương, Gram âm, tế bào thực vật, tế bào động vật vào
dung dịch nhược trương có lizoxom?
Câu 7.
a. Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi sinh vật được xếp vào giới nào? Cơ sở của sự sắp xếp đó?
b. Đặc điểm chung của vi sinh vật là gì?
Câu 8.
a. Vì sao có một số loại virut gây bệnh ở người rất khó tiêu diệt?
b. Nói virut không có lợi cho con người, đúng hay sai? Giải thích.
Câu 9. Để nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và kiểu hô hấp của 1 loại vi khuẩn người ta nuôi cấy chúng trong
môi trường dịch thể ở 3 ống nghiệm chứa các thành phần khác nhau:
- Ống 1. Các chất vô cơ đã biết rõ thành phần, hàm lượng + 10g đường glucozo.
- Ống 2. Các chất vô cơ đã biết rõ thành phần, hàm lượng + đường glucozo + 300ml nước chiết thịt bò.
- Ống 3. Các chất vô cơ đã biết rõ thành phần, hàm lượng + đường glucozo + 300ml nước chiết thịt bò +
KNO3.
Sau khi nuôi cấy ở nhiệt độ thích hợp, kết quả thu được như sau:
- Ống 1. Vi khuẩn không phát triển.
- Ống 2. Vi khuẩn phát triển ở mặt thoáng ống nghiệm.
- Ống 3. Vi khuẩn phát triển ở toàn bộ ống nghiệm.
a. Môi trường trong các ống nghiệm 1, 2, 3 là loại môi trường gì?

b. Nước chiết thịt bò có vai trò gì đối với vi khuẩn trên?
c. Kiểu hô hấp của vi khuẩn này là gì? Giải thích.

8


TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN

ĐỀ SỐ 4
(180 phút làm bài)
Câu 1. Trình bày đặc điểm cấu tạo và tính chất của phân tử nước, hãy giải thích các hiện tượng sau:
a. Khi bảo quản rau quả tươi, người ta chỉ để trong ngăn lạnh chứ không để trong ngăn đá.
b. Khi cơ thể đang ra mồ hôi, nếu có gió thổi sẽ có cảm giác mát hơn.
c. Bề mặt ngoài cốc nước đá thường hình thành các giọt nước.
d. Một số côn trùng (nhện nước, gọng vó...) có khả năng chạy trên mặt nước mà không bị chìm.
Câu 2. Tính động của màng tế bào được quyết định bởi những yếu tố nào? Nêu vai trò của colesteron đối với
tính động của màng tế bào?
Câu 3. Phân biệt chất ức chế cạnh tranh với chất ức chế không cạnh tranh của enzim?
Câu 4. Giải thích vì sao nếu tiêm kháng sinh cho bò sữa, sau đó nếu dùng ngay sữa bò này để làm sữa chua
thì sữa chua bị hỏng?
Câu 5.
a. Hãy chỉ ra điểm khác biệt cơ bản giữa cấu trúc phân tử tinh bột với xenlulozo?
b. Vì sao khi bảo quản trứng sống, người ta dùng phương pháp bảo quản lạnh chứ không dùng phương pháp
bảo quản nóng?
Câu 6. Giải thích hiện tượng sau:
a. Nếu trong tế bào không có oxi thì chu trình Crep không diễn ra.
b. Nhỏ một giọt máu vào cốc nước tinh khiết thì hồng cầu trong giọt máu sẽ bị vỡ ra.
c. Nhiệt độ môi trường tăng quá cao thì enzim bị bất hoạt.
d. Ở trong môi trường ưu trương, tế bào bị co nguyên sinh.
Câu 7. Sơ đồ sau thể hiện 1 con đường chuyển hóa các chất trong tế bào:

ức chế ngược
ức chế ngược
A

B

C

E
F
ức chế ngược
H
D
G
Nếu chất G và chất F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng lên bất thường? Giải thích.
Câu 8.
a. Thành phần cấu trúc nào của tế bào thực vật đóng vai trò chính trong việc quy định áp suất thẩm thấu của
tế bào? Giải thích.
b. Bản chất của pha sáng và pha tối trong quang hợp là gì?
Câu 9. Vì sao trong quá trình lên men rượu có những mẻ rượu bị nhạt, có những mẻ rượu bị chua?

9


TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN

ĐỀ SỐ 5
(180 phút làm bài)
Câu 1.
a. Tại sao enzim có thể làm tăng tốc độ phản ứng? Nêu cơ chế điều hòa hoạt tính enzim trong tế bào?

b. Nêu vai trò của ATP trong điều hòa hoạt tính enzim của tế bào?
Câu 2. Hãy trình bày những điểm khác biệt giữa vi khuẩn Gram dương với vi khuẩn Gram âm. Nêu ý nghĩa
thực tiễn của sự khác biệt này.
Câu 3.
a. Kích thước của tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực khác nhau như thế nào? Nêu ý nghĩa của sự khác biệt
đó.
b. Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân? Các tế bào không nhân
có khả năng sinh trưởng hay không? Vì sao?
Câu 4. Có giả thiết cho rằng, ti thể và lục lạp có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ, ẩn nhập vào tế bào nhân thực
bằng con đường thực bào. Bằng những hiểu biết về cấu trúc và chức năng của hai bào quan này, hãy chứng
minh giả thiết trên.
Câu 5. Ở 1 loài thực vật có 2n = 40, một tế bào sinh tinh (tinh bào) diễn ra quá trình giảm phân. Hãy xác
định số NST kép, số cặp NST tương đồng (không tính cặp NST giới tính), số NST đơn, số tâm động trong tế
bào ở các kì.
Câu 6. Trong các kiểu dinh dưỡng cơ bản của sinh vật, kiểu dinh dưỡng nào chỉ có ở một số sinh vật nhân
sơ? Kiểu sinh dưỡng này có đặc điểm gì về nguồn cacbon và nguồn năng lượng.
Câu 7.
a. Giải thích vì sao, các loại rượu có nồng độ thấp để lâu ngày sẽ có váng trắng và có vị chua gắt, để lâu thêm
thời gian nữa vị chua giảm dần?
b. Trong phòng thí nghiệm, làm thế nào để nhanh chóng phân biệt được 2 quá trình lên men lactic đồng hình
và lên men lactic dị hình?
Câu 8. Nêu những điểm giống nhau giữa dầu với mỡ. Tại sao trong điều kiện thường, mỡ ở trạng thái rắng
còn dầu ở trạng thái lỏng?
Câu 9. Những nhận định sau là đúng hay sai, giải thích?
a. Mỗi tế bào đều có màng, tế bào chất, các bào quan và nhân.
b. Tế bào thực vật có thành tế bào, không bào, lục lạp, ti thểm trung thể, nhân...
c. Chỉ tế bào vi khuẩn với tế bào thực vật mới có thành tế bào.
Câu 10. Cho 3 dung dịch để trong phòng thí nghiệm. Dung dịch 1 chứa ADN, dung dịch 2 chứa enzim
amilaza, dung dịch 3 chứa glucozo. Người ta đun nhẹ 3 dung dịch này đến nhiệt độ sôi, rồi làm nguội từ từ
đến nhiệt độ phòng thí nghiệm. Trong 3 loại chất trên thì loại hợp chất nào bị biến đổi cấu trúc không gian

nhiều nhất? Giải thích.

10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×