TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA NGỮ VĂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NIÊN KHOÁ: 2013 - 2017
CON NGƢỜI NAM BỘ QUA CA DAO
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Lê Thị Kim Út
Sinh viên thực hiện: Đặng Hồ Thùy Linh
Lớp: D13NV01
Khóa: 2013 - 2017
Hệ: Chính quy
---o0o--Bình Dương, tháng 4 năm 2017
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến
tập thể quý thầy cô trong khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện
giúp đỡ em hoàn thành khóa luận.
Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Lê
Thị Kim Út. Cám ơn cô đã chỉ bảo tận tình, giúp đỡ,
động viên em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt
nghiệp.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình,
bạn bè đã động viên em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bình Dương, ngày 10 tháng 04 năm 2017
Người thực hiện
Đặng Hồ Thùy Linh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu
trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác.
Sinh viên
Đặng Hồ Thùy Linh
MỤC LỤC
DẪN NHẬP ................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 5
4. Đối tƣợng , phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................... 6
6. Cấu trúc đề tài ...................................................................................................... 7
CHƢƠNG I: VÀI NÉT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƢỜI VÀ CA DAO NAM BỘ8
1.1. Vùng đất và con ngƣời Nam Bộ ........................................................................ 8
1.1.1. Vùng đất Nam Bộ ............................................................................................. 8
1.1.1.1. Lịch sử hình thành .......................................................................................... 8
1.1.1.2. Phạm vi lãnh thổ ............................................................................................ 9
1.1.1.3. Quá trình phát triển về kinh tế, văn hóa, giáo dục ...................................... 10
1.1.2. Con người Nam Bộ ........................................................................................ 14
1.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời ............................................................... 16
1.2.1. Khái quát quan niệm nghệ thuật về con người ............................................ 16
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện, thơ ................................ 17
1.2.3. Quan niệm nghệ thuật về con người trong ca dao ....................................... 20
1.3. Ảnh hƣởng của ca dao trong đời sống ngƣời Nam Bộ .................................. 21
CHƢƠNG II: HÌNH TƢỢNG CON NGƢỜI TRONG CA DAO NAM BỘ ..... 25
2.1. Con ngƣời Nam Bộ qua vẻ đẹp ngoại hình .................................................... 25
2.2. Con ngƣời Nam Bộ trong mối quan hệ gia đình ........................................... 28
2.2.1. Người con hiếu thảo....................................................................................... 29
2.2.2. Người cha, người mẹ vĩ đại ........................................................................... 33
2.2.3. Người vợ, người chồng tiết hạnh phẩm giá .................................................. 36
2.3. Con ngƣời Nam Bộ trong mối quan hệ xã hội ............................................... 39
2.3.1. Con người lãng mạn, chung thủy trong tình yêu đôi lứa ............................ 39
2.3.2. Con người trọng nghĩa, trọng tình cảm bằng hữu ....................................... 46
2.3.3. Con người chí khí, anh dũng......................................................................... 48
CHƢƠNG III: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CON NGƢỜI TRONG CA DAO
NAM BỘ................................................................................................................... 57
3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật ........................................................................................ 57
3.2. Không gian nghệ thuật..................................................................................... 68
3.3. Thời gian nghệ thuật ........................................................................................ 74
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 80
DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
Ca dao là một bộ phận quan trọng của văn học dân gian, gắn bó mật thiết với
người Việt qua bao thế hệ. Từ lũy tre làng, đến những cánh đồng lúa, ra bờ sông,
chạy dọc theo con đê đầu làng tới những bữa cơm ấm áp bên gia đình, ca dao luôn
xuất hiện một cách bình dị nhưng lại ẩn chứa trong đó bao tình cảm nồng nàn.
Chính vì sự gắn bó mật thiết đó nên ca dao rất gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày,
nó mộc mạc, dung dị như chính con người Việt Nam. Vì dung dị, gần gũi với cuộc
sống của nhân dân nên ca dao bộc lộ được tất cả những tâm tư tình cảm, những đạo
lý nhân nghĩa, những truyền thống quý báu của người Việt Nam.
Riêng Nam Bộ, đây là vùng đất hiền hòa - nơi đất lành chim đậu và có những
con người giàu tình cảm, nhân ái. Trải qua hơn ba trăm năm hình thành và phát
triển, người Nam Bộ vẫn lưu giữ được tính cách đặc trưng của mình. Đó là tinh thần
trọng nghĩa, sự bao dung, tính bộc trực, thẳng thắng, hào phóng, hiếu khách cùng sự
yêu nước nồng nàn, cần cù trong lao động sản xuất,... Tất cả được hòa quyện vào
những câu ca dao mà chúng ta vẫn thường ngân nga hằng ngày. Qua ca dao, những
khía cạnh của đời sống, những tâm tư tình cảm của người Nam Bộ hiện lên một
cách sinh động, rõ nét.
Trong giai đoạn hiện nay, nhịp điệu cuộc sống ngày càng đổi thay một cách
nhanh chóng và những giá trị tinh thần của ông cha từ thuở xưa truyền lại đang có
nguy cơ bị mai một. Để góp phần lưu giữ những truyền thống quý báu ấy, nhất là
giá trị của ca dao, chúng tôi quyết định tìm hiểu và nghiên cứu nội dung “Con người
Nam Bộ qua ca dao”. Qua khóa luận, là dịp để chúng ta nhìn nhận lại những bản
chất tốt đẹp của con người Nam Bộ, từ đó góp phần khơi gợi tính nhân văn đậm đà
trong truyền thống vốn có của người Việt.
1
2. Lịch sử vấn đề
Như chúng ta đã biết, ca dao Nam Bộ là một thể loại rất đặc trưng của văn
học dân gian Việt Nam. Nó xuất hiện rất sớm trong đời sống tinh thần của nhân dân
qua hình thức truyền miệng. Vì thế, ca dao Nam Bộ dễ dàng đi vào lòng người và
để lại một dấu ấn riêng biệt. Cũng chính vì lí do đó nên ca dao Nam Bộ được rất
nhiều người quan tâm, nghiên cứu về cả nội dung lẫn nghệ thuật.
2.1. Về nội dung
Trong công trình “Tính cách người Nam Bộ qua ca dao” trên Tạp chí Văn
Hiến Việt Nam, Trần Phỏng Diều đã đề cập “Sau những vất vả, gian lao của buổi
đầu khai phá, vùng đất Nam Bộ càng ngày càng đem đến cho con người nhiều
nguồn lợi về tự nhiên. Điều này càng làm cho người Nam Bộ thêm yêu quý mảnh
đất mình hơn. Đó là lý do giải thích tại sao các câu ca dao ở Nam Bộ có nội dung
về quê hương đất nước thường đề cập đến một vùng đất trù phú, một địa bàn khá
rộng và nổi tiếng giàu có về những thứ sản vật nào đó”[30]. Bài viết không chỉ ca
ngợi về lòng yêu nước của người Việt Nam mà còn mang những nét riêng của con
người Nam Bộ. Đó là cách biểu hiện tình cảm của họ đối với quê hương, đất nước
và cũng là một trong những tính cách đáng quý của người Nam Bộ.
Với bài viết “Tính cách người Nam Bộ - một nét đặc trưng văn hóa”, Bùi Thị
Phượng cho rằng “Nam Bộ - vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ,
ruộng đồng xanh ngắt, vườn trái cây trĩu nặng quả ngọt nhờ uống nước sông Hậu
cuồn cuộn phù sa. Con người Nam Bộ hiếu khách, đôn hậu tính tình cởi mở, nặng
nghĩa nhiều tình,... Tất cả đã tạo nên nét đẹp, nét văn hóa đặc trưng của người Nam
Bộ Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nét đẹp đó đã được ông cha ta đúc kết, thể
hiện đậm nét qua ca dao, dân ca, tục ngữ…với những vần điệu ngọt ngào, sâu
lắng” [36]. Bài nghiên cứu nêu ra những tính cách đặc trưng của người Nam Bộ:
hiếu khách, vị tha, đôn hậu, bộc trực, thẳng thắng,… qua đó giúp người đọc hiểu
2
hơn về đặc tính của vùng đất và con người Nam Bộ, góp phần tạo nên sự quý trọng,
yêu mến của người đọc với con người Nam Bộ.
Hay trong “Vài cảm nghĩ về tình tự dân tộc miền Nam và ca dao”, Hòa Đa
cũng đã nói “Mặc dù không hề được nhắc đến ở trường học, nhưng ca dao miền
Nam vẫn có sức sống của nó. Chẳng những thế nó còn được phát triển mạnh và là
một sinh hoạt tiềm tàng trong cuộc sống của người bình dân, cho dù chúng ta
không còn thấy những màn hò đối đáp trong công việc hàng ngày ở trên đồng
ruộng, sân lúa hay trên sông rạch như tiểu thuyết đã mô tả. Nó nằm ngay trên cửa
miệng người bình dân, họ đọc ra như một phản xạ tự nhiên phù hạp với hoàn cảnh
đang xảy ra không chê được”[33]. Bài viết đã khái quát về lịch sử hình thành, đặc
trưng, cùng những cảm nghĩ về ca dao Nam Bộ. Qua đó cho thấy, tuy ca dao miền
Nam rất mộc mạc, dung dị nhưng nó vẫn có một vị thế vững chắc trong nền văn học
Việt Nam nói chung và ca dao người Việt nói riêng.
Còn trong “Đất và người Nam bộ qua ca dao- dân ca”, Nguyễn Thị Huyền
Trang nhận định “Nam Bộ là vùng đất mới được khai phá với tính hoang dã, thoáng
rộng của đồng bằng, sông nước mênh mông và kênh rạch chằng chịt. Nơi đây
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú dễ dàng khai thác nhưng cũng đầy nguy
hiểm rập rình. Việc tìm hiểu “Đất và Người Nam Bộ qua ca dao - dân ca” giúp ta
hiểu sâu hơn công cuộc khẩn hoang vĩ đại đó. Từ đó lý giải được vì sao tính cách
của người Nam Bộ lại là tính mở và phóng khoáng hơn người dân các vùng, miền
khác”[39]. Điều này giúp chúng ta hiểu hơn về con người Nam Bộ với tính cách và
lối sống đầy tình cảm. Dù trong hoàn cảnh nào, trái tim họ vẫn đập nhịp đập nồng
nàn và chung thủy.
Hay Đặng Hoàng Thám trong bài nghiên cứu “Dấu ấn thời mở đất qua ca
dao Nam Bộ” đăng trên Báo điện tử Cần Thơ, cũng đã nhận định “Từ sau khi vua
Gia Long lên ngôi (1802) dài đến Cách mạng Tháng Tám thành công (1945), liên
tục có những cuộc khẩn hoang. Phần do nhân dân tự phát, phần do Nhà nước
phong kiến phát động. Thời thuộc Pháp (1887-1945), Nam kỳ thành đất thuộc địa,
3
những cuộc khai khẩn đất hoang với quy mô lớn có cơ giới hỗ trợ, cụ thể như việc
đào các kinh xáng lớn ở Tây sông Hậu như kinh xáng Xà No (1903), kinh Rạch Giá
- Hà Tiên (1914). Thời kỳ này trong dân gian xuất hiện khá nhiều ca dao, hò vè cận
đại”[37]. Tác giả đã khái quát lại từng giai đoạn, thời kì lịch sử của vùng đất Nam
Bộ thông qua những câu ca dao mang đậm những dấu ấn văn hóa, văn minh cùng
những nét đẹp thời khai khẩn. Qua đó, thấy được những dấu ấn thời khẩn hoang,
giúp người đọc hiểu hơn về lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ.
2.2. Về nghệ thuật
Trong công trình “Biểu trưng trong ca dao Nam Bộ”, Trần Văn Nam đã
thống kê, phân tích các biểu trưng trong ca dao Nam Bộ “Gắn bó hòa mình với tự
nhiên là đặc điểm của cư dân nông nghiệp. Vậy, tác giả ca dao người Việt trong cả
nước nói chung cũng đã từng dùng những hình ảnh thiên nhiên để biểu đạt tâm tư
tình cảm của mình. Yếu tố thi pháp này một lần nữa là yếu tố nổi bật trong ca dao
Nam Bộ. Có phải chăng, người nông dân Nam Bộ trong quá trình khai phá vùng
đất mới lại có dịp đối mặt nhiều với môi trường tự nhiên hơn là người nông dân đã
định cư lâu đời ở vùng đất cũ”[13; tr.54]. Từ thời mở đất người Nam Bộ đã gắn bó
mật thiết với thiên nhiên, cũng chính vì thế trong các câu ca dao xuất hiện khá nhiều
hình ảnh thiên nhiên quen thuộc. Thông qua những biểu trưng đó, tác giả đã khái
quát nên được những nét đặc trưng của vùng đất và con người Nam Bộ.
Công trình “Cách nói của người miền Tây Nam Bộ qua ca dao”, Trần Minh
Thương đã viết “Ngôn ngữ trong ca dao của người ình dân gần gũi với đời sống,
trong sáng dễ hiểu nhưng không phải không ay ổng, tao nhã và thâm thuý. Những
cư dân của nền văn minh sông
ồng có nhiều ài ca dao đậm đà ý vị mà người
miền Bắc quen thuộc, song trên dải đất Việt rộng dài, thực tế có nhiều ài ca dao
mang đậm phong vị của cư dân vùng miền; trong đó ca dao miền Tây Nam Bộ là
một điển hình”[22; tr.42]. Bài viết đã phân tích rõ các kiểu nói quen thuộc, đặc
trưng của người miền Tây Nam Bộ (nói toạc móng heo, nói cho hả dạ, nói cho đã
4
tức, nói khó, nói cà rỡn,..). Từ đó, văn hóa ứng xử của người Tây Nam Bộ được bộc
lộ rõ, họ bộc trực, thẳng thắn, nhưng cũng rất tinh tế, khéo léo trong ứng xử.
Cùng viết về mảng ngôn ngữ của ca dao, Trần Phỏng Diều trong bài nghiên
cứu “Phương ngữ trong ca dao Nam Bộ về tình yêu” đã nhận xét “Tìm hiểu phương
ngữ Nam Bộ được thể hiện qua ca dao Nam bộ là một cách nhằm khẳng định thêm
tính độc đáo, sắc sảo, phong phú và đa dạng của con người Nam Bộ xưa trong việc
sử dụng lời ăn tiếng nói của mình”[31]. Phương ngữ Nam Bộ tuy ra đời muộn hơn
các phương ngữ của vùng khác, nhưng nó vẫn rất đa dạng, phong phú và chứa đựng
các phong tục tập quán, những nét văn hóa đặc trưng riêng của con người Nam Bộ
theo từng giai đoạn hình thành, phát triển.
Đỗ Thị Kiều Oanh cũng nhận định trong luận văn thạc sĩ “Phương ngữ Nam
Bộ trong văn học dân gian” rằng “Văn học dân gian sưu tầm ở Nam Bộ thống nhất
với văn học dân gian ở các miền khác của đất nước. Tuy nhiên, văn học dân gian
Nam Bộ là bộ phận sáng tác rất trẻ của dân tộc. Nó gắn liền với quá trình khai
khẩn vùng đất Nam Bộ. Vì vậy, những yếu tố đặc trưng ở vùng đất Nam Bộ (điều
kiện tự nhiên, văn hóa, con người….) đã ảnh hưởng đến ngôn ngữ văn học dân gian
Nam Bộ. Việc tìm hiểu màu sắc địa phương trong văn học dân gian sẽ chỉ ra nét
độc đáo, sự đóng góp riêng của từng địa phương”[18; tr.13]. Nghiên cứu này đã
khẳng định từ ngữ sử dụng trong văn học dân gian Nam Bộ ngoài từ toàn dân còn
có những từ ngữ mang sắc thái địa phương. Từ địa phương trong văn học dân gian
đã phản ánh đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân Nam Bộ từ thuở khai
hoang. Qua đó, thấy được nét riêng, nét độc đáo trong phương ngữ Nam Bộ.
Các công trình nghiên cứu về ca dao Nam Bộ đã nêu lên rất nhiều vấn đề về
nội dung và nghệ thuật của ca dao. Sự phân tích của các tác giả trong các công trình
trên đã mở rộng nguồn tài liệu phong phú về ca dao và gợi mở cho chúng tôi mạnh
dạn nghiên cứu đề tài “Con người Nam Bộ qua ca dao”.
5
3. Mục đích nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu ca dao Nam Bộ về
cả nội dung lẫn nghệ thuật để thấy được hình tượng con người Nam Bộ cùng những
nét đẹp đặc trưng của người Nam Bộ gửi gắm qua ca dao. Qua đó, chúng tôi mong
muốn góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu sâu hơn ca dao Nam Bộ, đồng thời
khóa luận hoàn thành sẽ được làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Ngữ Văn
cùng việc giảng dạy ca dao trong trường học.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Kho tàng ca dao khá đa dạng và phong phú nhưng do giới hạn về thời gian nên
chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một bộ phận nhỏ trong ca dao, đó là ca dao Nam
Bộ. Qua đó để góp phần khắc họa về con người Nam Bộ cùng những nét đẹp đặc
trưng của họ.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Tư liệu về ca dao rất phong phú, nhưng với khuôn khổ của một khóa luận và
với đề tài “Con người Nam Bộ qua ca dao”, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát cuốn
“Ca dao dân ca Nam Bộ” của các tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần
Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị, xuất bản năm 1984, NXB TP.HCM.
5.Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp:
Phương pháp lịch sử, xã hội: Dựa vào bối cảnh lịch sử xã hội để làm rõ nội
dung của ca dao Nam Bộ.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: để thấy được mối quan hệ chặt chẽ
giữa lịch sử, văn hóa, văn học...
6
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh
nhằm làm rõ từng khía cạnh trong tình cảm, tính cách của người Nam Bộ thông qua
ca dao và khái quát chúng thành những luận điểm lớn.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương:
Chƣơng I: Vài nét về vùng đất, con ngƣời và ca dao Nam Bộ
Chƣơng II: Hình tƣợng con ngƣời trong ca dao Nam Bộ
Chƣơng III: Nghệ thuật biểu hiện con ngƣời trong ca dao Nam Bộ
7
CHƢƠNG I
VÀI NÉT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƢỜI VÀ CA DAO NAM BỘ
Khi nghiên cứu con người Nam Bộ qua ca dao, những vấn đề về vùng đất
Nam Bộ với lịch sử hình thành và phát triển cùng những nét văn hóa đặc trưng nơi
đây là điều kiện cần thiết để nắm bắt được “cái tình” của con người Nam Bộ. Song
song với việc tìm hiểu những nét đặc trưng về Nam Bộ thì quan niệm nghệ thuật về
con người cũng là yếu tố quan trọng để thấy được những bản chất tốt đẹp và giá trị
nhân văn mà người xưa muốn gửi gắm thông qua ca dao. Những điều trên sẽ là cơ
sở góp phần làm rõ hình tượng con người trong ca dao.
1.1. Vùng đất và con ngƣời Nam Bộ
1.1.1. Vùng đất Nam Bộ
1.1.1.1. Lịch sử hình thành
Đất nước Việt Nam được chia làm 3 vùng: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
Nam Bộ là vùng đất châu thổ màu mỡ, nằm ở phía Nam của đất nước. Trước đây,
Nam Bộ thuộc nước Phù Nam và Chân Lạp. Từ thế kỉ XVI, triều đình Chân Lạp
bước vào thời kì suy vong, vua Chân Lạp Chey Chetta II đã cưới con gái chúa
Nguyễn Phúc Nguyên làm vợ với hy vọng có thể dựa vào sự lớn mạnh của nước
Việt lúc bấy giờ để tránh việc bị chúa Xiêm đàn áp. Từ việc kết thân và ra điều kiện
với vua Chân Lạp, chúa Nguyễn đã tạo cơ hội cho người Việt được làm ăn sinh
sống trên đất của Chân Lạp. Dần dần, người Việt càng mở rộng khai phá những
vùng đất hoang vu, cư dân Việt có mặt ngày càng đông đúc trên khắp Nam Bộ.
Sau cái chết của Chey Chetta II, nội bộ giai cấp nắm quyền Chân Lạp bị chia
rẽ, các cuộc chiến xảy ra liên miên, điều đó không những không ảnh hưởng mà còn
tạo điều kiện thuận lợi để chúa Nguyễn tiếp tục mở mang bờ cõi. Chỉ trong vòng 20
năm, Nam Bộ nhanh chóng phát triển và trở thành vùng kinh tế trọng điểm với
8
nhiều phố phường, hải cảng, thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán. Chủ quyền
lãnh thổ trên đất Nam Bộ chính thức được chúa Nguyễn khẳng định vào cuối thế kỉ
XVII.
1.1.1.2. Phạm vi lãnh thổ
Từ khi chúa Nguyễn xác lập chủ quyền trên đất Nam Bộ thì dân cư có sự
phân bố ổn định hơn. Năm 1698, chúa Nguyễn cho lập phủ Gia Định, và đó cũng là
tên gọi chung của Nam Bộ lúc đó. Đến TK XVII - XVIII, vua Gia Long tiếp tục
khai phá vùng đất Nam Bộ dựa trên chủ quyền sẵn có từ chúa Nguyễn, chia Gia
Định thành năm trấn: Phiên An, Biên Hòa, Hà Tiên, Vĩnh Thanh, Định Tường. Năm
1834, vua Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh, phân chia lại Nam Kỳ làm 6 tỉnh: Phiên
n, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long,
n Giang, Hà Tiên. Năm 1862, vua
Nguyễn ký hiệp ước nhượng cho Pháp 6 tỉnh Nam Kỳ. Pháp không thay đổi tên gọi
chung của 6 tỉnh Nam Kỳ, nhưng chia nhỏ 6 tỉnh thành 21 tỉnh Hà Tiên, Rạch Giá,
Bạc Liêu, Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Sóc Trăng, Cần Thơ, M Tho, Biên
Hoà, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Gia Định, Chợ Lớn, Tân
n, Tây Ninh, Gò
Công.
Năm 1956, dưới sự hình thành của nhà nước Việt Nam Cộng hòa, Nam Bộ
được phân chia lại thành 22 tỉnh và một thành phố, đó là Sài Gòn: Phước Long,
Bình Long, Biên Hòa, Long Khánh, Bình Dương, Bình Tuy, Phước Tuy, Gia Định,
Long
n, Tây Ninh, Định Tường, Kiến Tường, Kiến Phong, Kiến Hòa, Trà Vinh,
Vĩnh Long, n Giang, Phong Dinh, Kiên Giang, Ba Xuyên, n Xuyên và Côn Sơn.
Trong thời gian này, một số tỉnh có nhiều lần bị phân chia lại và đổi tên.
Sau năm 1975, khi đất nước đã hoàn toàn giải phóng, cùng với sự khôi phục,
ổn định đời sống nhân dân thì địa giới hành chính của Nam Bộ cũng được phân chia
lại còn 13 tỉnh, thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai,
Long
n, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre,
Cửu Long, Minh Hải. Năm 1979, Nam Bộ thành lập thêm một Đặc khu là Đặc khu
9
Vũng Tàu - Côn Đảo. Đến năm 1991, các tỉnh lại có sự thay đổi, tỉnh Cửu Long
tách ra thành tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo đổi thành
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Năm 1997, các tỉnh lớn tách ra thành các tỉnh nhỏ hơn: tỉnh
Sông Bé tách ra thành tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, tỉnh Hậu Giang tách ra
thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Minh Hải tách ra thành tỉnh Bạc Liêu và
tỉnh Cà Mau. Đến năm 2004, tiếp tục có sự thay đổi: tỉnh Cần Thơ tách ra thành
thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang.
Từ năm 2004 trở đi, Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh: Bình Phước, Bình
Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến
Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên
Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và hai thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố
Cần Thơ.
1.1.1.3. Quá trình phát triển về kinh tế, văn hóa, giáo dục.
*Về kinh tế
Do điều kiện địa lý đặc thù nên ở Nam Bộ phát triển mạnh các ngành về
nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Là một vùng đất với nhiều sông suối,
kênh rạch thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, Nam Bộ luôn dẫn đầu
cả nước về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Do diện tích rộng,
nghề trồng lúa nước truyền thống phát triển, chiếm đến 50% diện tích lúa cả nước.
Nam Bộ cũng là nơi sản xuất và chiếm đến 70% lượng trái cây cả nước, trong đó
nổi tiếng khắp cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài như: dưa hấu Long Trì, dứa Bến
Lức, bưởi Năm Roi, xoài cát Hòa Lộc, dừa sáp Trà Vinh,… Nơi đây cũng là vùng
trồng cây công nghiệp lớn nhất nước gồm các loại như: tiêu, điều, cà phê, cao su,…
Các nghề thủ công truyền thống cũng khá phát triển, có thể kể đến nghề làm
bột gạo ở Sa Đéc, nghề làm nem ở Lai Vung, nghề dệt chiếu ở Long Định, làng
nghề nón truyền thống bàng buông Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền
Giang), làng lụa Bảy Núi (An Giang), làng nghề đục đá m nghệ Thoại Sơn (An
10
Giang),… Đặc biệt, làng nghề đan lát truyền thống Trúc Xanh ở Cà Mau tuy có lúc
bị mai một nhưng đã được khôi phục vào năm 2005. Những sản phẩm làm ra đã
chiếm lĩnh thị trường Campuchia với hàng trăm ngàn sản phẩm được xuất khẩu mỗi
năm, đem lại nguồn lợi kinh tế khá lớn. Điều đó, đã làm cho làng nghề có sức sống
mới, khẳng định giá trị các sản phẩm từ làng nghề truyền thống và nếu có chiến
lược phù hợp sẽ khẳng định được thương hiệu trong tương lai.
Giao thương buôn bán cũng có từ lâu đời, đem lại nguồn kinh tế lớn cho
người dân Nam Bộ. Từ xưa, những nơi giao thương đã sớm được hình thành gần bờ
sông để thuận lợi cho việc luân chuyển hàng hóa hay buôn bán hàng trên các chợ
nổi. Dần dần, việc giao thương ngày càng mở rộng và phát triển, hình thành các khu
buôn bán sầm uất khắp mọi nơi, đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố lớn.
Kinh tế phát triển đồng nghĩa với việc hàng loạt các khu công nghiệp, các
khu đô thị mọc lên. Các khu công nghiệp được xây dựng càng ngày càng có quy mô
lớn, thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài, đem lại nguồn lợi nhuận lớn. Cùng với
sự phát triển công nghiệp, giao thông vận tải cũng được xem trọng để thuận tiện cho
việc di chuyển cũng như luân chuyển hàng hóa. Kinh tế Nam Bộ ngày càng phát
triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, không vì thế
mà nền nông nghiệp hay các làng nghề truyền thống bị mai một. Con người Nam
Bộ vẫn đang từng bước giữ gìn, phát huy các ngành nghề truyền thống để nâng cao
đời sống và đẩy mạnh kinh tế góp phần phát triển đất nước.
*Về văn hóa
Nam Bộ là nơi có nhiều nền văn hóa cổ, tiêu biểu nhất là văn hóa Đồng Nai
và văn hóa Óc Eo. Ngoài ra, nền văn hóa Nam Bộ hình thành còn dựa trên sự dung
hợp giữa nền văn hoá Việt với nền văn hoá Chăm, Khmer, Hoa,... và cả phương Tây
sau này. Chính vì sự dung hợp của nhiều nền văn hóa nên cách tổ chức xã hội hay
những phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội cũng có những nét riêng biệt và độc
đáo.
11
Cách tổ chức xã hội của người Nam Bộ có nhiều điểm khác biệt so với Bắc
Bộ và Trung Bộ. Việc xây dựng làng xã ở Nam Bộ hình thành từ cư dân của nhiều
vùng, nhiều họ tộc khác nhau, gắn bó với nhau theo quan hệ hàng xóm láng giềng
và hình thành dọc theo kênh rạch hay trục lộ chứ không có lũy tre làng đóng kín
như Bắc Bộ, vì thế kết cấu làng xã ở Nam Bộ theo hướng mở thoáng chứ không có
sự chặt chẽ như Bắc hay Trung Bộ.
Người Nam Bộ chủ yếu theo chế độ phụ hệ nhưng không vì thế mà người
phụ nữ không được coi trọng. Trái lại, vai trò của người phụ nữ ở Nam Bộ rất có giá
trị trong gia đình. Trong những chuyện trọng đại của gia đình, người phụ nữ vẫn
tham gia và có tiếng nói riêng chứ không chỉ có việc chăm lo bếp núc, việc nhà như
phụ nữ ở Bắc và Trung Bộ.
Nam Bộ là nơi tập trung tín ngưỡng có sẵn của miền Bắc và Trung Bộ và là
nơi sản sinh ra nhiều tín ngưỡng mới, có thể nói đây là vùng đất phong phú đa dạng
về tín ngưỡng nhất Việt Nam. Ngoài các đạo lớn như đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo
Hòa Hảo, đạo Thiên Chúa,… thì Nam Bộ còn dung nạp những đạo nhỏ như đạo
Dừa, đạo Chuối,… Bên cạnh đó, họ cũng duy trì tín ngưỡng thờ cúng Bà Chúa
Xứ, thờ cúng Thành Hoàng ở các đình miếu, thờ cúng Cá Ông ở các làng ven biển,
thờ Hổ, thờ Cá Sấu ở miền Tây Nam Bộ,…
Về phong tục, người Nam Bộ vẫn có các phong tục tương tự như ở miền Bắc
và Trung Bộ như nghi lễ vòng đời (sinh đẻ, trưởng thành, hôn nhân, tang ma), lễ tết,
lễ hội. Tuy nhiên, những nghi lễ ở Nam Bộ theo hướng giản lược hóa, đơn giản hơn
các nghi lễ ở miền Bắc, miền Trung rất nhiều. Các lễ hội mang đậm sắc thái Nam
Bộ theo đặc trưng địa lí, đời sống sinh hoạt, đời sống tâm linh người Nam Bộ. Vào
đầu năm hoặc cuối năm, ở các đình làng, thường diễn ra lễ hội Kỳ Yên để tạ ơn
Thành Hoàng, các thần linh đã có công khai khẩn, giúp nhân dân an cư lạc nghiệp.
Ở vùng ven biển, các ngư dân thường tổ chức lễ hội Nghinh Ông để tạ ơn người
giúp mình và cũng là dịp cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt. Ngoài
ra, còn có lễ hội tưởng niệm những vị anh hùng đã có công mở đất và bảo vệ đất
12
nước (Nguyễn Trung Trực, Trương Định,…), lễ hội tôn giáo (hội đền Linh Sơn
Thánh mẫu ở núi Bà Đen, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ ở núi Sam, lễ hội chùa Bà ở Bình
Dương,…). Các lễ hội, phong tục đó ngày càng được quan tâm và đông đảo người
dân hưởng ứng, trở thành văn hóa tín ngưỡng của cả vùng Đông Nam Bộ.
Ẩm thực của người Nam Bộ cũng theo truyền thống của người Việt, tuy
nhiên do nơi đây có khí hậu nóng nên người Nam Bộ rất chuộng ăn canh và do môi
trường tự nhiên nhiều tôm cá nên thủy sản đóng vai trò chính trong bữa ăn người
Nam Bộ. Bên cạnh đó, mỗi nơi lại có những đặc sản nổi tiếng riêng như bánh tráng
Tây Ninh, bánh pía Sóc Trăng, nước mắm Phú Quốc, rượu Gò Đen, mắm lóc U
Minh, nem Lai Vung, bánh bèo bì M Liên ở Bình Dương,…
Về trang phục, vì môi trường tự nhiên ở Nam Bộ chủ yếu là sông nước nên
trang phục gọn nhẹ để có thể dễ hoạt động và có túi để đựng những vật dụng cần
thiết. Vì vậy, bộ đồ bà ba tuy giản dị nhưng phù hợp cho cả nam và nữ cùng với
việc kết hợp với chiếc khăn rằn để che đầu hay lau mồ hôi trong lúc lao động mệt
nhọc. Những bộ bà ba chủ yếu là màu tối, phù hợp với sinh hoạt hay lao động của
người Nam Bộ.
Về nhà ở của người Nam Bộ, được xây khá đơn giản, do điều kiện tự nhiên
nên họ thường thích sinh sống ở nơi gần chợ, gần đường, gần ven sông và đặc biệt
là nhà nổi trên sông. Nhà gần chợ thích hợp cho việc giao thương buôn bán. Nhà
gần đường thuận lợi cho việc di chuyển. Nhà gần sông phù hợp với những gia đình
làm nghề chài lưới, đánh bắt thủy sản. Và nhà nổi trên sông là nơi cư trú đồng thời
cũng là phương tiện mưu sinh của những gia đình theo nghề nuôi cá bè, vận chuyển
đường sông, buôn bán ở các chợ nổi.
Văn hóa Nam Bộ nhìn chung vẫn mang màu sắc vốn có của người Việt Nam,
nhưng nơi đây có một nét đặc trưng riêng độc đáo phù hợp với lối sống, lối sinh
hoạt và tính cách của người Nam Bộ. Đó là đặc trưng của vùng đồng bằng sông
nước và sự tiếp thu nhiều nền văn hóa khác nhau từ các tộc người Chăm, Hoa,
13
Khmer hòa lẫn với văn hóa người Việt tạo nên nền văn hóa sông nước với lối sống
đơn giản nhưng chan chứa tình làng nghĩa xóm.
*Về giáo dục
Trước khi bị Pháp đô hộ, nền giáo dục Việt Nam chủ yếu chịu ảnh hưởng
của giáo dục Trung Hoa (Nho gia). Các kiến thức chủ yếu tập trung vào triết lý,
luân lý, đạo đức chứ không có những kiến thức về khoa học k thuật. Các kỳ thi thì
tập trung vào ba môn chính là kinh nghĩa, văn sách và thơ phú và một số môn thi
phụ nhưng chung quy vẫn là làm văn thơ. Sau khi bị Pháp đô hộ, trước sức mạnh
quân sự và nền khoa học k thuật tiên tiến, giáo dục theo kiểu của nhà Nho bị xóa
bỏ thay vào đó là sự phát triển của tân học.
Tân học diễn ra trước tiên ở miền Nam sau khi người Pháp đặt nền đô hộ lên
nước ta. Người Pháp đem văn minh khoa học Tây Âu phổ biến khắp nơi. Các
trường học được mở ra nhiều hơn, chữ Quốc Ngữ, chữ Pháp và nền tân học được
đưa vào chương trình học và có chế độ khoa cử mới. Giáo dục ngày càng phát triển
hơn ở Nam Bộ và mở rộng ra ở cả Bắc và Trung Bộ. Mục đích của giáo dục là giúp
mỗi con người phát triển tri thức một cách toàn diện để trở thành những người có
đạo đức, có khả năng tư duy, để làm việc, sinh sống và hội nhập vào xã hội góp
phần vào việc bảo vệ và phát triển đất nước.
1.1.2. Con người Nam Bộ
Trong quá trình hình thành và phát triển, Nam Bộ đã tạo cho mình những giá
trị văn hóa vật chất và tinh thần mang bản sắc rất riêng so với các vùng miền khác.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy bản sắc riêng đó thông qua hình ảnh con người Nam
Bộ với lối sống vô cùng giản dị cùng những tính cách đặc trưng riêng.
Trước hết, đó là sự cần cù, nhẫn nại: người Nam Bộ vốn là dân di cư từ nơi
khác đến, từ buổi đầu lập nghiệp trên vùng đất mới họ phải tốn rất nhiều công sức
để có thể an cư. Chính vì thế, cần cù nhẫn nại là một phẩm chất đáng quý của người
14
Nam Bộ từ thời khai khẩn cho đến nay. Với quan niệm “Có làm thì mới có ăn” họ
không hề sợ cực khổ, khó khăn, không chỉ chịu thương chịu khó, mà họ còn luôn cố
gắng hết mình trong công việc.
Thứ đến là tính trọng nghĩa, khinh tài: ở Nam Bộ có một đạo lý là “giữa
đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”, dù cuộc sống có nghèo khó, cực khổ, cơm
không đủ no, áo không đủ mặc nhưng khi gặp người khó khăn hơn mình, họ sẵn
sang cưu mang, nhường cái ăn cái mặc của mình cho người khác mà không hề trông
mong sự đền đáp. Vốn là dân từ nơi khác đến lập nghiệp, họ hiểu được nỗi khó
khăn vất vả, nên họ càng sống đoàn kết, yêu thương, quan tâm những mảnh đời bất
hạnh hơn. Và cũng chính vì lý do đó, mà họ rất chuộng nghĩa khí, quý trọng tình
cảm, coi khinh vật chất, sẵn sàng xả thân vì nghĩa. Hạnh phúc của họ chính là được
sống hết mình vì đạo nghĩa.
Người Nam Bộ là những con người bộc trực, thẳng thắn: đây chính là một
trong những tính cách tiêu biểu nhất của người Nam Bộ. Sự bộc trực thẳng thắn
được thể hiện rõ nhất qua cách nói chuyện của người Nam Bộ. Họ nghĩ sao nói vậy
chứ không hề có sự rào đón hay che đậy giấu giếm. Với sự bộc trực thẳng thắn đó,
họ sống rất giản dị, ngay thẳng, ít chịu luồn cuối và không thủ đoạn. Chính vì thẳng
thắn nên rất dễ nóng tính, hung hăng nhưng khi họ nói hết ra rồi thôi, cho qua mọi
chuyện chứ không hề để bụng. Với tính cách này, đôi khi làm người đối diện cảm
thấy không thoải mái, nhưng khi hiểu rõ thì mọi người sẽ cảm thấy quý trọng hơn.
Vì sống nơi miền đất mới còn nhiều khó khăn nên người Nam Bộ rất năng
động, sáng tạo: con người Nam Bộ có khả năng dễ tiếp nhận cái mới như tiếp thu
các món ăn từ người Hoa, người Chăm hay tiếp thu các tôn giáo từ những nước
khác và đặc biệt là tiếp thu rất nhanh các yếu tố từ phương Tây (Nam Bộ là nơi có
phong trào Âu hóa y phục sớm nhất nước). Với sự sáng tạo của mình, những cái
mới không chỉ được tiếp thu mà còn được cải tiến sao cho phù hợp với đời sống của
người Nam Bộ. Cùng với sự năng động đó, họ dám nghĩ dám làm, không ngại làm
ăn lớn. Đây cũng là khu vực đầu tiên tiếp thu nền kinh tế thị trường, sự phát triển
15
kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa xuất phát đầu tiên là từ thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ.
Một đặc trưng cũng dễ nhận thấy ở người Nam Bộ, đó chính là sự hào
phóng, hiếu khách. Người Nam Bộ luôn muốn dành tình cảm quý giá, sự trân trọng
cho mọi người xung quanh. Sống ở một vùng đất màu mỡ, thiên nhiên rộng lớn
khiến cho tính cách con người cũng hào phóng, họ sống giàu tình người, sống hết
lòng vì người khác. Như khi có khách đến nhà chơi, họ sẵn sàng đem những món ăn
đặc sản, ngon nhất trong nhà ra đãi khách, nhường chỗ ngủ cho khách và đối đãi với
khách như người thân trong nhà.
Từ những tính cách trên cho thấy người Nam Bộ sống khá thiết thực (trọng
nội dung hơn hình thức). Họ ăn mặc, sinh hoạt, nói năng đơn giản, không kiểu cách
xa hoa, tự nhiên mà rất chân tình. Văn chương ở Nam Bộ cũng rất đơn giản, chỉ chú
ý nhiều đến nội dung, không trau chuốt nhiều về câu chữ. Ngay cả vị thần Nam Bộ
điển hình là ông Địa cũng rất thiết thực, dân dã. Ông mặc áo bà ba không cài nút,
phanh bụng, cầm quạt mo, mặt luôn tươi cười.
Con người Nam bộ từ thuở xưa đến nay, trải qua nhiều bước thăng trầm,
nhưng tính cách vẫn thế, luôn giản dị, bao dung, hào phóng, hiếu khách, trọng nghĩa
khinh tài, ngang tàng nhưng khẳng khái.
1.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời
1.2.1. Khái quát quan niệm nghệ thuật về con người
Con người là đối tượng miêu tả chủ yếu của văn học, là đối tượng trung tâm
để các nhà văn, nhà thơ làm niềm cảm hứng sáng tác. Giáo sư Trần Đình Sử cho
rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu
biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được
thể hiện trong tác phẩm của mình”[20;tr.15]. Hay nói cách khác, quan niệm nghệ
16
thuật về con người là từ cái nhìn, cái cảm nhận của nhà văn về con người, họ đi sâu
phân tích, cắt nghĩa, lí giải về con người được thể hiện thông qua tác phẩm văn học.
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện, thơ
Trong tác phẩm văn học, hình tượng con người là một yếu tố không thể
thiếu. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính nhân văn, sự sinh động, lôi
cuốn hấp dẫn người đọc. Hình tượng con người trong văn học được thể hiện bằng
phẩm chất, ngoại hình, tính cách, tâm lí thông qua cái nhìn, cách cảm nhận của tác
giả. Quan niệm nghệ thuật về con người trong các tác phẩm văn học có 3 vai trò
chính:
Thứ nhất, để thấy được sự phát triển, đổi mới của nền văn học thì chúng ta
cần chú ý đến quan niệm nghệ thuật về con người bởi “một nền nghệ thuật mới bao
giờ cũng ra đời với một con người mới”[38]. Trong nền văn học trung đại trước thế
kỉ XVIII, hình tượng con người cá nhân chưa được nhìn nhận và đánh giá cao, giá
trị của con người không được miêu tả từ bản thân con người mà được đặt vào trong
một tầng lớp xã hội. Vì vậy, mọi suy nghĩ, tâm tư tình cảm, cách ứng xử, hành động
của con người đều tuân theo một chuẩn mực chung, không có màu sắc cá nhân. Từ
cuối thế kỉ XVIII, quan niệm con người cá nhân có tiến bộ hơn, hàng loạt các tác
phẩm từ “Chinh phụ ngâm”- Đặng Trần Côn, “Cung oán ngâm khúc”- Nguyễn Gia
Thiều, đến các bài thơ của Hồ Xuân Hương và đặc biệt là “Truyện Kiều” - Nguyễn
Du đã có sự lột xác, vượt ra khỏi khuôn khổ chung của xã hội. Văn học trung đại có
rất ít tác phẩm viết về số phận con người, đặc biệt là số phận người phụ nữ, truyện
Kiều là một trong số ít các tác phẩm đó. Truyện Kiều viết về số phận nàng Kiều một người tài sắc vẹn toàn và là người ý thức được nhân phẩm của mình nhưng lại
bị xã hội vùi dập. Sự tiến bộ trong quan niệm về con người trong tác phẩm không
chỉ thể hiện trong ý thức mà còn bộc lộ trong hành động của Kiều “Xăm xăm ăng
lối vườn khuya một mình”[32], đó là hành động vượt qua lễ giáo phong kiến để đi
tìm hạnh phúc cho bản thân, trong khi quan niệm thời đó con gái phải tuân theo việc
cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Sự trân trọng, cảm thông của tác giả đối với những
17
kiếp người nhỏ bé trong xã hội cũng là quan niệm mới mẻ về con người mà những
tác phẩm trước đây chưa hề có. Đến thời kì văn học hiện đại 1945-1975, trước
những biến cố của đất nước với những cuộc chiến tranh liên miên, quan niệm nghệ
thuật về con người có sự thay đổi theo hướng gắn bó với quần chúng, hướng về đại
chúng. Trước năm 1975, Nguyễn Minh Châu xây dựng hình tượng con người theo
cảm quan nghệ thuật của nhà văn. Nhân vật trong tác phẩm là những con người có
lý tưởng sống, có lòng yêu nước mãnh liệt. Đó là hình ảnh cô giáo Thùy trong tác
phẩm “Cửa sông”, Thùy luôn cố gắng “tìm cách không tách mình ra khỏi cái
guồng máy sinh hoạt chung của nhân dân đang hối hả chuyển sang thời chiến”[27]
bởi cô hiểu không thể chỉ sống cho bản thân, mà phải sống vì mọi người, phải biết
yêu thương, sẻ chia. Hình ảnh cô giáo Thùy là phẩm chất tiêu biểu của con người
Việt Nam, là khuynh hướng văn học mà nhà văn hướng đến trước 1975. Giai đoạn
từ sau 1975, đất nước bước vào thời kì đổi mới, sự thức tỉnh ý thức cá nhân diễn ra
mạnh mẽ, văn học quan tâm đến đời tư của con người với cái nhìn đa chiều, nhiều
mặt hơn. Ở giai đoạn văn học này, Nguyễn Minh Châu là nhà văn có những bước
tiến mới, đổi mới sâu sắc trong quan niệm nghệ thuật về con người. Vẫn tiếp nối
đạo lí truyền thống của dân tộc, vẫn những hình ảnh mang tính nhân văn, nhưng
hình tượng con người đã mang nét hiện thực hơn. Hình ảnh con người hiện lên là
hình ảnh cá nhân, mang những tâm tư tình cảm đời thường, có đời sống sinh hoạt
hằng ngày với nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Trong tác phẩm “Chiếc
thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu đã miêu tả thành công hình ảnh người đàn bà
hàng chài yêu thương con vô điều kiện, không đòi hỏi bất cứ điều gì. Bà chấp nhận
sự đánh đập của người chồng để con mình có được một gia đình, có được miếng
cơm manh áo. Cuộc đời của bà tuy chịu nhiều vất vả, đau thương nhưng phẩm chất
và nhân cách của bà vẫn sáng ngời, cao đẹp. Qua đó, cho thấy cách nhìn và cách
biểu đạt của nhà văn đã có một bước chuyển biến mạnh mẽ hơn và quan niệm nghệ
thuật con người ngày càng tiến bộ và có cái nhìn nhân bản hơn.
Thứ hai là nhà văn tìm kiếm, khám phá những điều ẩn sâu trong tâm hồn con
người, từ đó thấy được giá trị nhân văn trong tác phẩm. Ở nhân vật Lão Hạc trong
18
truyện ngắn cùng tên, cũng như bao người nông dân trong giai đoạn đó, lão phải đối
mặt với cái nghèo khó, túng quẩn nhưng nhân cách lão lại vô cùng cao đẹp. Con trai
lão vì quá nghèo mà phải đi làm xa, bỏ lại lão cô độc ở nhà, chỉ có con Vàng là
người bạn tri kỷ. Rồi cuộc sống quá khó khăn, lão thương con trai, lão muốn dành
lại mảnh vườn - tài sản duy nhất cho người con trai, buộc lòng lão phải bán đi cậu
Vàng - người bạn tri kỷ của lão. Cái ngày mà lão bán cậu Vàng đi, lão vô cùng đau
khổ “Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra,
cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu hu
khóc”[26]. Lão kể cho ông Giáo về việc mình đã bán cậu Vàng như thế nào, lão đau
khổ ra sao. Lão luôn dằn vặt, luôn tự trách mình vì nhẫn tâm đánh lừa một con chó.
Vì cái nghèo đã khiến cuộc đời lão gắn liền với nỗi đau, những nỗi đau cứ chất
chồng. Nam Cao đã khắc họa rõ nét nỗi đau của lão Hạc khi bán đi cậu Vàng, qua
đó thấy được chiều sâu trong tâm hồn người nông dân với tính nhân văn sâu sắc.
Thứ ba, quan niệm nghệ thuật về con người cũng là cơ sở lý luận để người
đọc đánh giá tác phẩm, so sánh các tác phẩm với nhau. Trong tác phẩm Truyện
Kiều, Nguyễn Du đã khắc hoạ hình ảnh các nhân vật một cách tài tình khiến mỗi
nhân vật hiện lên với một ngoại hình, một tính cách khác nhau, mang nét riêng biệt
nhưng rất chân thật. Thậm chí, các nhân vật như từ trang sách bước ra ngoài đời
thực, trở thành điển hình cho một loại người, một tầng lớp người nào đó. Ví như
người ta thường nói những người con gái xinh đẹp giống “Thúy Kiều”; những
người đàn ông trăng hoa, lừa gạt phụ nữ là “Sở Khanh” hoặc gọi những người phụ
nữ hay ghen là “Hoạn Thư”,… Điều đó, cho thấy cái tài của Nguyễn Du trong việc
xây dựng hình tượng con người trong tác phẩm văn học. Hay trong tác phẩm Lục
Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, hình ảnh Lục Vân Tiên - một con người nghĩa
hiệp “giữa đường thấy việc bất bình chẳng tha”[29] là một hình tượng con người vô
cùng tiêu biểu. Những việc Lục Vân Tiên giúp đỡ người khác đều không hề do dự,
không hề suy nghĩ, thấy người khác gặp nạn là cứu giúp mà chẳng hề mong muốn
được báo đáp. Lục Vân Tiên đã trở thành hình tượng điển hình cho những con
người nghĩa hiệp, hết lòng vì người khác. Đó vừa là ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu
19
sắc trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, vừa phản ánh chân thật hình ảnh con
người Nam Bộ với tính cách trượng nghĩa đặc trưng.
Khám phá, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học là điều
kiện thiết yếu để chúng ta đến gần với cái bản chất nội tại của tác phẩm, thấy được
sự phát triển của văn học qua từng thời kì. Đồng thời, hiểu được cái hay, nét độc
đáo của văn học từng thời kì cũng như khẳng định những giá trị không lỗi thời của
nó về sau.
1.2.3. Quan niệm nghệ thuật về con người trong ca dao
Trong các tác phẩm văn học, hầu như không có tác phẩm nào là không
hướng đến con người. Mục đích của nhà văn là từ hình ảnh nhân vật, thấy được
những khía cạnh xung quanh con người, từ đó khơi gợi tính nhân văn trong tác
phẩm. Tuy nhiên trong ca dao, bởi dung lượng của nó ngắn nên hình ảnh con người
chỉ là một góc, một khía cạnh rất nhỏ trong một con người. Hơn thế nữa, ca dao là
văn học truyền miệng được ra đời từ lâu, thời đó chưa có sự nghiên cứu chuyên sâu,
chưa có nền lý luận văn học cơ bản như ngày nay. Chính vì thế, quan niệm nghệ
thuật về con người trong ca dao đơn giản hơn.
Quan niệm nghệ thuật về con người trong ca dao là hướng về con người với
những giá trị nhân bản, từ đó thấy được giá trị sâu sắc của tác phẩm. Càng tìm hiểu,
khám phá quan niệm nghệ thuật về con người trong ca dao sẽ càng hiểu hơn về ý
nghĩa mà tác giả dân gian muốn gửi gắm.
Hình tượng con người trong ca dao thì vô vàn, đó có thể là người mẹ tảo tần
sớm tối lo cho đàn con, có thể là người nông dân chân lấm tay bùn, có thể là thân
phận ba chìm bảy nổi của người phụ nữ hay là người anh hùng trượng nghĩa chuyên
cứu giúp những người gặp khó khăn,… Tất cả những con người đó đều là những
hình ảnh quen thuộc, mang dáng dấp rất Việt Nam, rất đời thường nhưng có giá trị
nhân văn vô cùng to lớn. Nguyễn Đình Thi đã nhận xét rằng: “Ca dao Việt Nam bắt
nguồn từ tinh thần ham sống, ham đấu tranh, vui vẻ, tế nhị, có duyên nhưng cũng
20