Bảng 4.9 Bảng phân tích
một số thành phần khí thải từ nhà máy nhiệt
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
điện
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------------
VÕ TIẾN DŨNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆ KHÍ HÓA
Ở CÁC NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN Ở VIỆT NAM,
ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ PHÙ HỢP CHO CÁC
NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN TRONG TƢƠNG LAI
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Hóa Học
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT HÓA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. ĐÀO QUỐC TÙY
Hà Nội- 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất
phát từ yêu cầu phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu.
Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình
bày trong luận văn được thu thập từ quá trình nghiên cứu là trung thực chưa
từng được ai công bố trước đây.
Hà Nội, tháng 09 năm 2016
Tác giả luận văn
Võ Tiến Dũng
LỜI CẢM ƠN
Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu Trường Đại Học Bách
Khoa Hà Nội, Viện kỹ Hóa học đã tạo điều kiện để tôi tham gia học tập và
nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn TS. Đào Quốc Tùy đã tận tình hướng dẫn
và truyền đạt lại những kinh nghiệm, kiến thức quý báu để hoàn thành tốt
đề tài này.
Hà Nôi, tháng 09 năm 2016
Học Viên
Võ Tiến Dũng
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ............................................. 1
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ 2
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... 3
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... 4
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
CHƢƠNG I. NGUYÊN LIỆU THAN ĐÁ .................................................... 6
1.1. Nguồn gốc và quá trình hình thành than đá .................................................... 6
1.1.1. Khái niệm than đá ................................................................................ 6
1.1.2. Giả thuyết về nguồn gốc thực vật ........................................................ 6
1.2. Trữ lƣợng và nhu cầu sử dụng than trên thế giới .......................................... 8
1.2.1. Trữ lượng than trên thế giới ................................................................ 8
1.2.2. Nhu cầu sử dụng than trên thế giới.................................................... 10
1.3. Trữ lƣợng và nhu cầu sử dụng than của Việt Nam...................................... 11
1.3.1. Trữ lượng than của Việt Nam............................................................ 11
1.3.2. Nhu cầu sử dụng than của Việt Nam ................................................. 13
CHƢƠNG II. CÁC QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ ĐỐT THAN ĐƢỢC SỬ
DỤNG TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN TẠI VIỆT NAM .................. 14
2.1. Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của nhà máy nhiệt điên sử dụng nguyên
liệu than đá............................................................................................................... 14
2.2. Các bộ phân chính của nhà máy điện ............................................................ 16
2.2.1. Cụm lò hơi ......................................................................................... 16
2.2.2. Máy phát ............................................................................................ 19
2.3. Các công nghệ đốt than trong nhà máy điện ................................................ 21
2.3.1. Công nghệ đốt than tầng chặt ............................................................ 21
2.3.2. Công nghệ đốt than tầng sôi .............................................................. 22
2.3.3. Công nghệ đối than phun................................................................... 25
2.4. Đánh giá các công nghệ đốt than hiện tại...................................................... 26
2.4.1. Hiệu quả kinh tế................................................................................. 26
2.4.2. Tác động môi trường ......................................................................... 27
CHƢƠNG III. KHÍ HÓA THAN ................................................................ 28
3.1. Tổng quan về khí hóa than ............................................................................. 28
3.1.1. Cơ sở lý thuyết về khí hóa than ......................................................... 28
3.1.2. Pham vi ứng dụng của khí hóa than .................................................. 29
3.2. Cấu tạo của than và thành phần hóa học của than ...................................... 29
3.2.1. Cấu tạo của than ................................................................................ 29
3.2.2. Thành Phần hóa học của than ............................................................ 30
3.2.3. Chỉ tiêu chất lượng than việt nam ..................................................... 34
3.2.4. Những thông số đặc trưng cho than sử dụng trong công nghệ khí hóa .45
3.3. Các loại công nghệ khí hóa than .................................................................... 46
3.3.1. Khí hóa than ướt ................................................................................ 46
3.3.2. Khí hóa than khô ............................................................................... 51
CHƢƠNG IV. CÁC CÔNG NGHỆ KHÍ HÓA THAN ............................. 53
4.1. Khí hóa tầng cố định ....................................................................................... 53
4.2. Khí hóa tầng sôi ............................................................................................... 54
4.2.1. Ưu điểm của khí hóa tầng sôi ............................................................ 55
4.2.2. Nhược điểm của khí hóa tầng sôi ...................................................... 55
4.3. Khí hóa dòng cuốn ........................................................................................... 56
4.3.1. Ưu điểm khí hóa dòng cuốn .............................................................. 56
4.3.2. Nhược điểm của khí hóa dòng cuốn .................................................. 57
4.4. Đặc điểm các công nghệ khí hóa .................................................................... 57
4.5. Một số công nghệ khí hóa than đang đƣợc ứng dụng trên thế giới ............ 57
4.6. Đề xuất ứng dụng công khí hóa sử dụng cho nhà máy nhiệt điện sử dụng
nguyên liệu than ...................................................................................................... 65
4.6.1. Phân tích nguồn nguyên liệu than trong nước ................................... 65
4.6.2. Đánh giá thực trạng ngành sản xuất điện sử dụng nguyên liệu than. 69
4.6.3. Lựa chon công nghệ phù hợp với như cầu sản xuất điện trong tương lai .. 73
4.6.4. Mô tả công nghệ Integrated Gasification Combined Cycle ( IGCC) 75
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
01
TÊN VIẾT
TÊN TIẾNG ANH
TẮT
ASU
Air separation unit
Bộ tách khí
02
AGR
Acid gas removal
Thiết bị loại bỏ khí axit
03
CC
Combined cycle
Chu trình hỗn hợp
04
CFBC
Circulating Fluidized Bed Lò hơi buồng lửa tầng sôi
STT
DỊCH
Combustion
tuần hoàn khí
05
CFB
circulating fluidized bed
Lò hơi tầng sôi tuần hoàn
06
DLN
Dry low NOx
Khí NOx khô
07
HP
High pressure
Áp suất cao
08
HRSG
Heat recovery steam
Quy trình thu hồi nhiệt
Generator
cho máy phát tuabine hơi
09
HP
High pressure
Áp suất cao
10
HHV
Higher heating value
Nhiệt trị cao
11
GT
Gas turbine
Tua bin khí
12
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm Quốc nội
13
LHV
Lower heating value
Nhiệt trị thấp
14
PC
Pulverized coal-fired
Công nghệ đốt than phun
15
Syngas
synthetic gas produced by Khí tổng hợp được sản
16
17
IGCC
SCR
the gasification
xuất từ quá trình khí hóa
Integrated gasification
Tích hợp chu trình khí hóa
Combined cycle
và chu kỳ hỗn hợp
Selective catalytic
Xúc tác chọn lọc
reduction
Thiết bị thu hồi lưu huỳnh
18
SRU
Sulfur recovery unit
19
TIT
Turbine inlet temperature Nhiệt độ đầu vào tua bin
Trang 1
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần chất bốc than antraxit .............................................................27
Bảng 2.2 Kết quả khảo sát lượng khí thải của Nhà máy nhiệt điện xài nguyên liệu
than so với Nhà máy nhiệt điện sử dụng nguyên lieu dầu DO và khí. .....27
Bảng 3.1 Thông số thành phần kỹ thuật than ............................................................33
Bảng 3.2 Yêu cầu kỹ thuật với than thương mại ......................................................35
Bảng 3.3 Yêu cầu kỹ thuật của than tại các mỏ Than Hòn Gai - Cẩm Phả ..............36
Bảng 3.4 Sự biến đổi thành phần khí than ướt theo thời gian thổi gió lạnh .............48
Bảng 3.5 Sự thay đổi thành phần khí ở các pha ........................................................50
Bảng 3.6 Thành phần khí than khô đi từ than cốc và than nâu. ................................51
Bảng 4.1 Đặc điểm các công nghệ khí hóa ...............................................................57
Bảng 4.2 Bảng phân tích than Bùn............................................................................66
Bảng 4.3 Bảng phân tích than Nâu............................................................................67
Bảng 4.4 Bảng phân tích than Bitum. .......................................................................67
Bảng 4.5 Bảng phân tích than Antraxit .....................................................................68
Bảng 4.6 Bảng trử lượng các loại than......................................................................68
Bảng 4.7 Cơ cấu phát triển các Nhà máy Nhiệt điện than hiện tại và đến năm 2030 ..... 69
Bảng 4.8 Thống kê lượng xỉ than thải ra từ một số nhà máy nhiệt điện ...................72
Bảng 4.9 Bảng phân tích một số thành phần khí thải từ nhà máy nhiệt điện than
(công suất 200 MW ) ................................................................................72
Bảng 4.10 Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của các nhà máy nhiệt
điện than ..................................................................................................73
Bảng 4.11 Ước tính sản lượng điện sản xuất và nhu cầu nguyên liệu than cho giai
đoạn năm 2020 và năm 2030. ..................................................................74
Trang 2
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mô hình nhà máy điện sử dụng nguyên liệu than đá .................................14
Hình 2.2 Sơ đồ dòng hơi ...........................................................................................17
Hình 2.3 Cấu tạo turbine khí .....................................................................................20
Hình 2.4 Cấu tạo turbine hơi .....................................................................................20
Hình 2.5 Cấu tạo lò hơi tầng chặt..............................................................................21
Hình 2.6 Mặt cắt lò hơi tầng chặt ..............................................................................21
Hình 2.7 Nguyên lý hoạt động đốt than tầng sôi ......................................................22
Hình 2.8 Lò đốt than phun ........................................................................................25
Hình 2.9 Đốt cháy theo phương tiếp tuyến của nhiên liệu phun...............................26
Hình 3.1 Cấu tạo than................................................................................................29
Hình 3.2 Các chỉ số cho biết thành phần % chất bốc – theo tổng số gốc cháy .........46
Hình 4.1. Khí hóa tầng cố định .................................................................................53
Hình 4.2 Khí hóa tầng sôi .........................................................................................54
Hình 4.3 Lò khí hóa dòng cuốn .................................................................................56
Hình 4.4 Quá trình khí hóa áp suất thường Koppers-Totzek ....................................58
Hình 4.5 Sơ đồ thiết bị phản ứng khí hóa Sasol – Lurgi ...........................................59
Hình 4.6 Quá trình khí hóa Texaco phương pháp tiếp xúc trực tiếp ........................61
Hình 4.7 Quá trình khí hóa Texaco phương pháp radiant boiler ..............................61
Hình 4.8 Sơ đồ thiết bị phản ứng khí hóa Shell ........................................................63
Hình 4.9 Quy trình công nghệ IGCC ........................................................................76
Trang 3
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Chu trình hơi nước .................................................................................17
Biểu đồ 2.2 Tương quan lượng tro thải ra và công suât nhà máy nhiệt điện tại
Việt Nam ....................................................................................... 27
Biểu đồ 4.1 Kết quả so sánh khí thải giửa công nghệ IGCC và công nghệ đốt tầng
sôi tuần hòan .........................................................................................78
Trang 4
MỞ ĐẦU
Thế giới đang khai thác mạnh các nguồn năng lượng hóa thạch phục vụ
cho đời sống sinh hoạt, sản xuất của con người, như năng lượng than đá, năng
lượng dầu mỏ, khí gas....Tuy nhiên, các dạng năng lượng trên đều có hạn, có
khả năng dần dần cạn kiệt sau 50 năm tới, như vậy năng lượng hóa thạch về
lâu dài không thế đảm bảo về vấn đề an ninh năng lượng.
Tại Việt Nam, các nguồn hóa thạch đang dần cạn kiệt cùng với tốc độ
tiêu thụ điện năng gấp hai lần tăng trưởng GDP. Sản lượng điện cần đạt từ
329 đến 695 tỷ kWh với nhiệt điện than chiếm 46,8% trong cơ cấu nguồn năm
2020 và đến 2030 sẽ lên 56,4%. Ngoài tác động môi trường; do than nội địa
không đáp ứng đủ, hàng năm Việt Nam sẽ phải nhập khẩu từ 46,7 triệu tấn
(năm 2020) đến 157 triệu tấn (trong giai đoạn 2020 - 2030), điều này sẽ ảnh
hưởng lớn đến an ninh năng lượng quốc gia.
Để đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy nhiệt điện trong
lộ trình phát triển kinh tế trong tương lai. Chúng ta cần cải tiến công nghệ để
tận dụng được nguồn nguyên liệu than sẵn có trong nước và sự dụng một cách
hiệu quả về kinh tế và trách thấp nhất gây ô nhiểm môi trường.
Trong những năm gần đây, người ta đã ứng dụng nhiều phương pháp đốt
và chuyển nhiên liệu than thành các dạng nhiên liệu khác rất có hiệu quả, nó
giảm thiểu được nguồn khí thải gây ô nhiễm môi trường, như chuyển than đá
thành nhiên liệu lỏng, rửa than...và đặc biệt là khí hoá than đá.
Luận văn này có mục đích phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế, các
ảnh hưởng môi trường của các công nghệ đốt than hiện tại ở các nhà máy
nhiệt điện ở Việt nam và đưa ra phải pháp cải tiến công nghệ mới phù hợp với
nhu cầu phát triển của ngành điện trong tương lai.
Trang 5
CHƢƠNG I. NGUYÊN LIỆU THAN ĐÁ
1.1.
Nguồn gốc và quá trình hình thành than đá
1.1.1. Khái niệm than đá
Than đá là một loại nhiên liệu hóa thạch được hình thành ở các hệ sinh
thái đầm lầy nơi xác thực vật được nước và bùn lưu giữ không bị ôxi hóa và
phân hủy bởi sinh vật.
Than đá là sản phẩm của quá trình biến chất, là các lớp đá có màu đen
hoặc đen nâu có thể đốt cháy được.
Thành phần của than đá chủ yếu là cacbon cùng với một số các yếu tố
khác, chủ yếu là hydro, lưu huỳnh, oxy và nitơ.
1.1.2. Giả thuyết về nguồn gốc thực vật
Than hình thành quá trình cacbon hóa cây cối, thực vật. Khi chết, cacbon
trong mô của chúng thường tái lưu chuyển vào môi trường khi chúng bị phân
hủy. Sự cacbon hóa xảy ra khi vật chất thực vật chết chịu tác động của nhiệt
và áp suất trong hàng triệu năm. Những hạng than khác nhau được hình thành
do sự phối hợp khác nhau về thời gian, nhiệt độ và áp suất tác động lên vật
chất thực vật.
Hầu hết than đá trên thế giới được hình thành trong kỷ cacbon từ 286 tới
360 triệu năm trước. Trong thời kỳ này, những khu vực rộng lớn trên bề mặt
Trái Đất được bao phủ bởi rừng già ẩm ướt. Cây chết ngã xuống đầm lầy
không phân hủy hoàn toàn mà tích tụ thành những lớp than bùn dày, ẩm ướt.
Sau đó, khi đầm lầy bị biển tràn ngập, than bùn bị vùi dưới những lớp trầm
tích. Qua những thời kỳ lâu dài, trầm tích phân rã thêm và dần khô và cứng
Trang 6
thành than nâu hay linhit. Khi có thêm những lớp trầm tích mới, nhiệt và áp
suất tăng cao, biến linhit thành than bitum (hắc ín, nhựa đường). Trong vài
trường hợp, áp suất gia tăng biến than bitum thành than antraxit (hay than
gầy).
Cách đây từ 300 đến 350 triệu năm hình thành nên kỷ cacbon. Một đặc
điểm nổi bật của trầm tích của vỏ quả đất trong kỷ này là những tầng chứa
than đá rất phổ biến được hình thành ở nhiều nơi trên thế giới như Tây Âu,
Bắc Mỹ, Nga, Trung Quốc… Đây là lần đầu tiên hình thành những mỏ lớn
than đá có ý nghĩa kinh tế trong lịch sử Trái Đất. Những tầng chứa than này là
nguồn năng lượng chủ yếu cho phát triển công nghiệp ở thế kỷ 19 và ngày
nay cũng vẫn còn có ý nghĩa kinh tế quan trọng.
Trong kỷ cacbon, ở những khu vực nhiệt đới, xích đạo phổ biến các lớp
trầm tích biển nông với sự xen kẽ với những lớp tướng đầm hồ, tam giác châu
chứa các vỉa than.
Các nhịp trầm tích như vậy lặp đi lặp lại nhiều lần, có khi đạt tới bề dày
hàng nhiều nghìn mét. Điều này chứng tỏ trong Cacbon ở những nơi này đã
có nhiều đợt biển ngập và biển rút, khi biển rút điều kiện đầm hồ, tam giác
châu hình thành và là nơi phát triển những khu rừng phong phú thực vật trong
môi trường đầm lầy.
Khi đó vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ chưa phát triển, do đó gỗ của những thân
cây chết được tích lũy và qua thời gian lâu dài vẫn không bị phân hủy nên chất đống
lại rồi bị chôn vùi dưới những lớp trầm tích mới. Đó chính là nguồn tạo than đá trong
trầm tích hệ Cacbon.
Trang 7
Hình 1.1 Sự hình thành các lớp trầm tích
Hình 1.2 Sự hình thành các lớp than
1.2.
Trữ lƣợng và nhu cầu sử dụng than trên thế giới
1.2.1. Trữ lƣợng than trên thế giới
Trong cơ cấu sử dụng năng lượng, than được coi là nguồn năng lượng
truyền thống và cơ bản. Than được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời
sống. Trước đây, than được dùng làm nhiên liệu trong các máy hơi nước, đầu
máy xe lửa. Sau đó than được dùng làm nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt
điện, than được cốc hoá làm nhiên liệu cho ngành luyện kim. Gần đây, nhờ sự
Trang 8
phát triển của công nghiệp hoá học, than được sử dụng như là nguồn nguyên
liệu để sản xuất ra nhiều loại dược phẩm, chất dẻo...
Trữ lượng than trên toàn thế giới cao hơn gấp nhiều lần trữ lượng dầu
mỏ và khí đốt. Ước tính trên 10 nghìn tỷ tấn, trong đó trữ lượng có thể khai
thác là 3.000 tỷ tấn mà 3/4 là than đá. Than tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu,
trong đó đến 4/5 thuộc về Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Ucraina, Đức, Ấn Độ,
Ôxtrâylia, Ba Lan... Trong vòng 50 năm qua, tốc độ tăng trung bình là
5,4%/năm, còn cao nhất vào thời kì 1950 - 1980 đạt 7%/năm. Từ đầu thập kỉ
90 đến nay, mức tăng giảm xuống chỉ còn 1,5%/năm. Mặc dù việc khai thác
và sử dụng than có thể gây hậu quả xấu đến môi trường (đất, nước, không
khí...), song nhu cầu than không vì thế mà giảm đi. Các khu vực và quốc gia
khai thác nhiều than đều thuộc về các khu vực và quốc gia có trữ lượng than
lớn trên thế giới. Sản lượng than tập trung chủ yếu ở khu vực châu á- Thái
Bình Dương, Bắc Mỹ, Nga và một số nước Đông Âu. Các nước sản xuất than
hàng đầu là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Ôxtrâylia, Nga, chiếm tới 2/3 sản
lượng than của thế giới. Nếu tính cả một số nước như Nam Phi, CHLB Đức,
Ba Lan, CHDCND Triều Tiên... thì con số này lên đến 80% sản lượng than
toàn cầu.
Trang 9
1.2.2. Nhu cầu sử dụng than trên thế giới
Hình 1.3 Top 10 quốc gia khai thác than trên thế giới
Công nghiệp khai thác than ra đời trước tiên ở Anh vào đầu thế kỉ XIX.
Sau đó, người ta tìm thấy nhiều than ở Hoa Kỳ, Ấn Độ, Canađa. Vì thế các
quốc gia này lần lượt dẫn đầu về sản lượng than khai thác được của thế giới.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hàng loạt bể than khổng lồ đã được phát hiện
ở Nga, Ba Lan, Đông Đức. Trong nhiều năm, Nga dẫn đầu về sản lượng than.
Thị trường than quốc tế mới chỉ chiếm trên 10% sản lượng than khai thác.
Việc buôn bán than gần đây phát triển nhờ thuận lợi về giao thông đường
biển, song sản lượng than xuất khẩu không tăng nhanh, chỉ dao động ở mức
550 đến 600 triệu tấn/năm. Từ nhiều năm nay, Ôxtrâylia luôn là nước xuất
khẩu than lớn nhất thế giới, chiếm trên 35% lượng than xuất khẩu. Tiếp sau là
các nước Trung Quốc, Nam Phi, Hoa Kỳ, Inđônêxia, Côlômbia, Canađa, Nga,
Ba Lan... Các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan,
Trang 10
Pháp, Italia, Anh... có nhu cầu rất lớn về than và cũng là các nước nhập khẩu
than chủ yếu.
Hình 1.4 Top 10 quốc gia tiêu thụ than trên thế giới
1.3. Trữ lƣợng và nhu cầu sử dụng than của Việt Nam
1.3.1. Trữ lƣợng than của Việt Nam
Theo Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam – TKV trữ lượng than tại
Việt Nam rất lớn: riêng ở Quảng Ninh khoảng 10.5 tỷ tấn [9], trong đó đã tìm
kiếm thăm dò 3.5 tỷ tấn (chiếm khoảng 67% trữ lượng than đang khai thác
trên cả nước hiện nay), chủ yếu là than antraxit. Khu vực đồng bằng sông
Hồng được dự báo có khoảng 210 tỷ tấn[9], chủ yếu là than Asbitum, các mỏ
than ở các tỉnh khác khoảng 400 triệu tấn. Riêng than bùn là khoảng 7 tỉ m 3
phân bố ở cả 3 miền. Tuy nhiên, theo thống kê của Cơ quan thông tin Năng
lượng Mỹ (EIA) trữ lượng than Việt Nam có 165 triệu tấn, còn theo tập đoàn
BP thì con số này là khoảng 150 triệu tấn.
Trang 11
Bảng 1.1 Trữ lượng than việt nam
STT
Khu mỏ
Tổng cộng toàn ngành
Tổng
Chắc chắn Tin cậy (C1)
(A+B)
17.019.258
258.159
1.543.043
Dự tính (C2)
Dự báo (P)
1.265.799
13.952.257
Bể than đông bắc
3.332.056
221.101
1.062.166
1.063.065
985.724
2.471.630
218.027
1.055.158
1.061.005
137.440
1
Các mỏ vinacomin quản
lý
Vùng Uông Bí
963.515
18.408
481.817
410.673
53.617
2
Vùng Hòn Gai
486.684
28.302
145.662
284.421
28.298
3
Vùng Cẩm phả
1.023.540
171.317
427.678
365.911
58.634
I.2
Các mỏ mới ( khu vực
Đông Triều-Phả Lại) và
Nếp Lõm Bảo Dài
Vùng nội địa
860.426
3.047
7.008
2.060
848.284
84.785
36.266
32.131
16.388
0
Các mỏ khác (mỏ than địa
222.417
phương + than bùn)
Bể than Sông Hồng
13.380.000
792
162.239
59.386
0
0
286.507
126.960
12.966.533
I
I.1
II
III
IV
Trang 12
1.3.2. Nhu cầu sử dụng than của Việt Nam
Ngành than đã đặt vấn đề khai thác nguồn than nâu của khu vực đồng
bằng sông Hồng từ năm 2020. Tuy nhiên, việc khai thác bể than đồng bằng
Sông Hồng vẫn còn nhiều vấn đề cần được làm rõ trước khi triển khai như:
công nghệ và hiệu quả khai thác, tác động tiêu cực đến môi trường và giải
pháp giảm thiểu...
Theo đánh giá cân đối cung - cầu của Bộ Công Thương, giai đoạn đến
hết năm 2015 than khai thác trong nước đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ. Từ năm
2016, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than phục vụ các hộ tiêu thụ trong nước,
đặc biệt là cho sản xuất điện với khối lượng dự kiến như sau: Năm 2016
khoảng 3-4 triệu tấn; năm 2020 khoảng 35 triệu tấn; năm 2025 khoảng 80
triệu tấn, năm 2030 khoảng 135 triệu tấn.
Trang 13
CHƢƠNG II. CÁC QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ ĐỐT THAN ĐƢỢC SỬ
DỤNG TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN TẠI VIỆT NAM
2.1. Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của nhà máy nhiệt điên sử dụng
nguyên liệu than đá
Một nhà máy nhiệt điện than gồm có hai cụm thiết bị chính là cụm lò hơi
để sản xuất ra hơi nước và cụm turbine - máy phát để biến đổi nhiệt năng của
dòng hơi thành điện năng [1]. Ngoài ra còn có thêm lò hơi phụ trợ phục vụ
cho khởi động nhà máy, hệ thống nước làm mát, hệ thống chuẩn bị nhiên liệu
(kho than, băng chuyền, máy nghiền than), hệ thống sản xuất khí nén, hệ
thống thu hồi tro bay, gom xỉ đáy lò, lọc bụi và xử lý khói thải…
Hình 2.1 Mô hình nhà máy điện sử dụng nguyên liệu than đá
Than cục đã qua nghiền thô từ phểu than được máy cấp đến máy nghiền
than, ở đây than được sấy nóng và nghiền mịn thành bột có đường kính trung
bình từ 40μm đến 90μm. Bột than hỗn hợp với không khí nóng (gió cấp một)
phun vào buồng lửa và bốc cháy trong môi trường nhiệt độ cao. Không khí
Trang 14
cấp vào lò ngoài gió cấp một còn có thêm gió cấp hai và có thể có thêm gió
cấp ba. Nhiệt của quá trình cháy bột than truyền cho các ống sinh hơi đặt
xung quanh buồng đốt để hóa hơi dòng nước bên trong ống. Hỗn hợp hơi và
nước ra khỏi ống sinh hơi đi vào bao hơi, trong bao hơi có đặt các thiết bị
phân ly hơi nhằm đảm bảo tách tối đa các hạt lỏng bị dòng hơi cuốn theo. Hơi
bảo hòa tiếp tục đi qua bộ quá nhiệt để nâng nhiệt độ đến giá trị mong muốn
trước khi đi vào turbine. Hơi có áp suất và nhiệt độ cao theo ống dẫn hơi đi
vào thân cao áp của turbine, hơi ra khỏi thân cao áp thường được đưa trở về lò
hơi để tái sấy đến nhiệt độ hơi mới rồi đi vào thân trung áp, hơi ra khỏi thân
trung áp có thể được đưa trở lại lò hơi để tái sấy thêm một lần nữa hoặc đi
trực tiếp vào thân hạ áp. Việc tái sấy hơi (hồi nhiệt trung gian) một lần hay
hai lần nhằm mục đích nâng cao hiệu suất nhiệt cho turbine.
Thiết bị turbine có nhiệm vụ biến nhiệt năng của dòng hơi thành cơ năng
trên trục rô-to để dẫn động máy phát điện. Máy phát điện biến cơ năng thành
điện năng và được hòa lên lưới điện quốc gia qua máy biến thế. Hơi thoát từ
thân hạ áp của turbine đi vào bình ngưng nhả nhiệt cho nước làm mát, ngưng
tụ thành nước và được bơm trở lại lò hơi theo một chu trình khép kín. Nước
làm mát ở đây có thể là nước biển, nước sông, hay nước hồ.
Khói đi ra khỏi buồng đốt có nhiệt độ cao nên người ta thiết kế các bộ
hâm nước, bộ sấy không khí trên đường khói để tận dụng nguồn nhiệt này
nhằm nâng cao hiệu suất lò hơi. Tro bay, bụi được tách ra khỏi dòng khói
bằng bộ lọc bụi tĩnh điện trước khi thải ra ngoài môi trường.
Xỉ đáy lò và tro bay từ bộ hâm nước, bộ sấy không khí, bộ lọc bụi…,
được đưa về hệ thống thu gom để tái sử dụng rất hiệu quả trong lĩnh vực xây
dựng như sản xuất gạch không nung, làm chất phụ gia cho bê tông...
Trang 15
2.2. Các bộ phân chính của nhà máy điện
2.2.1. Cụm lò hơi
Lò hơi là thiết bị trong đó xẩy ra quá trình đốt cháy nhiên liệu, nhiệt
lượng tỏa ra sẽ biến nước thành hơi, biến năng lượng của nhiên liệu thành
nhiệt năng của dòng hơi.
Lò hơi là thiết bị có mặt gần như trong tất cả các xí nghiệp, nhà máy, để
sản xuất hơi nước phục vụ cho quá trình sản xuất điện năng trong nhà máy
điện, phục vụ cho các quá trình đun nấu, chưng cất các dung dịch, sấy sản
phẩm trong các quá trình công nghệ ở các nhà máy hóa chất, đường, rượu,
bia, ước giải khát, thuốc lá, dệt, chế biến nông sản và thực phẩm ...
Tùy thuộc vào nhiệm vụ của lò hơi trong sản xuất, ta có thể phân thành
hai loại sau:
Trong các nhà máy công nghiệp như nhà máy hóa chất, đường, rượu,
bia, nước giải khát, thuốc lá, dệt, chế biến thực phẩm ... , hơi nước phục vụ
cho các quá trình công nghệ như đun nấu, chưng cất các dung dịch, cô đặc và
sấy sản phẩm... thường là hơi bão hòa. áp suất hơi tương ứng với nhiệt độ bão
hòa cần thiết cho quá trình công nghệ, nhiệt độ thường từ 110 đến 180 0C [1].
Loại lò hơi này được gọi là lò hơi công nghiệp, có áp suất hơi thấp, sản lượng
nhỏ.
Trong nhà máy điện, lò hơi sản xuất ra hơi để làm quay turbine, phục vụ
cho việc sản xuất điện năng, đòi hỏi phải có công suất lớn, hơi là hơi quá
nhiệt có áp suất và nhiệt độ cao. Loại này được gọi là lò hơi nhà máy điện.
Trang 16
Nhiên liệu đốt trong lò hơi có thể là nhiên liệu rắn như than, củi, bã mía,
có thể là nhiên liệu lỏng như dầu nặng (FO), dầu diezen (DO) hoặc nhiên liệu
khí [1].
* Chu trình hơi nước (steam cycle )
Biểu đồ 2.1 Chu trình hơi nước
Hình 2.2 Sơ đồ dòng hơi
Trong chu trình hở, bơm sẽ tạo ra áp suất nước từ áp suất thường (A) đến
áp suất làm việc của lò hơi ( B). Nước sẽ được cấp nhiệt đến nhiệt độ sôi (C)
và sai đó sẽ bay hơi (D).
Trang 17
Hơi nước quá nhiệt sẽ là đoạn DE trên đồ thì T-s. Sự giãn nở từ nhiệt độ
cao và áp suất cao về áp suất thấp và nhiệt độ thấp (EF) sẽ tiến hành trong
tuarbine.
Toàn bộ lượng nhiệt được thể hiện ở chu trình ABCDEF.
Với chu trình kín ( close cycle) kết hợp với ngưng tụ được biết đến như
chu trình Rankine. Quá trình tiếp tục đến F’ ( áp suất dưới áp suất khí quyển),
hơi nước được ngưng tụ và quay về vị trí A’. Chu trình lúc này sẽ là
A’ABCDEFF [2].
+ Đặc tính kỹ thuật lò hơi
Đặc tính kỹ thuật chính của lò là các đại lượng thể hiện số lượng và chất
lượng hơi được sản xuất ra. Số lượng hơi sản xuất ra được xác định bằng sản
lượng hơi còn chất lượng hơi được xác định bằng thông số hơi.
* Thông số hơi của lò
Đối với lò hơi của nhà máy điện, hơi sản xuất ra là quá nhiệt nên thông
hơi của lò được biểu thị bằng áp suất và nhiệt độ hơi quá nhiệt: Pqn (Mpa),
tqn (0C) [1].
* Sản lượng hơi của lò
Sản lượng hơi của lò là lượng hơi mà lò sản xuất ra được trong một đơn
vị thời gian (Kg/h hoặc Tấn/h). Thường dùng 3 khái niệm sản lượng:
Sản lượng hơi định mức (Dđm): là sản lượng hơi lớn nhất lò có thể đạt
được, đảm bảo vận hành trong thời gian lâu dài, ổn định với các thông số hơi
đã cho mà không phá hủy hoặc gây ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của lò.
Sản lượng hơi cực đại (Dmax): là sản lượng hơi lớn nhất mà lò có thể đạt
được, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, nghĩa là lò không thể làm việc lâu
dài với sản lượng hơi cực đại được.
Sản lượng hơi kinh tế là sản lượng hơi mà ở đó lò làm việc với hiệu quả
kinh tế cao nhất.
Trang 18
* Hiệu suất của lò
Hiệu suất của lò là tỉ số giữa lượng nhiệt mà môi chất hấp thụ được ( hay
còn gọi là lượng nhiệt có ích) với lượng nhiệt cung cấp vào cho lò [1].
Hiệu suất của lò ký hiệu bằng η
η=
Trong đó:
D là sản lượng hơi, (kg/h)
iqn là entanpi của hơi quá nhiệt, (Kj/kg)
i’hn là entanpi của nước đi vào bộ hâm nước, (Kj/kg)
B là lượng nhiên liệu tiêu hao trong một giờ, (kg/h)
là nhiệt trị thấp làm việc của nhiên liệu, (Kj/h)
* Nhiệt thế thể tích của buồng lửa
Nhiệt thế thể tích của buồng lửa là lượng nhiệt sinh ra trong một đơn vị
thời
gian trên một đơn vị thể tích của buồng lửa.
qv =
Trong đó:
, (W/m3)
Vbl là thể tích buồng lửa, (m3), B (kg/s)
* Năng suất bốc hơi của bề mặt sinh hơi
Năng suất bốc hơi của bề mặt sinh hơi là khả năng bốc hơi của một đơn vị
diện tích bề mặt đốt (bề mặt sinh hơi) trong một đơn vị thời gian, ký hiệu là S
S=
(kg/m2h)
D: Sản lượng hơi của lò, (kg/h)
H: diện tích bề mặt sinh hơi (bề mặt đôt), (m2)
2.2.2. Máy phát
A. Turbine khí
Là loại động cơ nhiệt, dạng rotor trong đó chất giãn nở sinh công là
không khí.
Trang 19