A. MỞ ĐẦU
Hiện nay trên thế giới giao tiếp đã trở thành một ngành khoa học
độc lập, một ngành tâm lý hiọc nghiên cứu về mối liên hệ giữa người với
z. Ở Việt Nam, ngành tâm lý học nghiên cứu về giao tiếp đang hình thành
và phát triển ngày càng khẳng định vai trị vơ cùng quan trọng của giao
tiếp trong đời sống tâm lý.
Như vậy giao tiếp rõ ràng là một vấn đề không thể thiếu được trong
cuộc sống của con người. Khơng những thế, giao tiếp cịn là yếu tố quan
trọng trong sự phát triển tâm lý của họ T.V.Pelevina viết: “Mỗi người với
khả năng giao tiếp của mình, đã tham gia vào những quan hệ xã hội…
Quá trình thích ứng xã hội và xã hội hố nhân cách đó là sự hiểu thấu đáo
kinh nghiệm xã hội bằng chính cá nhân”(1). Giao tiếp là thiết yếu trong
mọi hoạt động của con người, cùng với hoạt động, giao tiếp đã trở thành
phương thức tồn tại của xã hội lồi người. Mặt khác, giao tiếp cịn là một
nghệ thuật mà bất kỳ ai cũng phải học. Giao tiếp chính là hoạt động nhằm
xác lập và mở rộng các mối quan hệ giữa người với người trong đời sống
xã hội. Vì thế C.Mác đã xem giao tiếp như một khí quan xã hội, vừa là
phương tiện hình thành, củng cố bản chất xã hội trong con người, vừa là
cơ chế tiếp thu kinh nghiệm xã hội như tri thức, kĩ năng, quy tắc.
Sinh viên cũng như mọi người luôn luôn cuốn vào những hệ thống
giao tiếp của giao tiếp, trong q trình giao tiếp đó những ngun tắc
sống, những tiêu chuẩn đạo đức dần được hình thành và ngày càng được
hoàn thiện.
Trong trường đại học, sinh viên sống trong một tập thể – lớp học,
một trong những đơn vị cơ sở của hệ thống dạy học trong trường. Ở đó có
cuộc sống tập thể. Và ở đó tiếp thụ những tri thức mới, hiện đại, sâu sắc
T.V.Pelevina: “Vai trò của giao tiếp trong việc hình thành nhân cách của sinh viên” – Tong cuốn “Thanh
niên và giáo dục” M.1972.
(1)
của lồi người, hình thành, phát triển nhân cách, tu dưỡng những phẩm
chất đạo đức và năng lực của mình. Ở đó vấn đề giao tiếp nổi lên đặc biệt
quan trọng và có đặc thù riêng ở mơi trường và lứa tuổi này. “Nhân cách
của sinh viên không chỉ biểu hiện trong giao tiếp mà trong mức độ nhất
định nó cịn được hình thành dưới ảnh hưởng của giao tiếp. Trong quá
trình giáo dục và học tập trong trường đại học, giao tiếp đóng vai trị là
người điều chính hoạt động của sinh viên và là phương tiện hình thành
tiêu chuẩn đạo đức, hạnh kiểm, thẩm mỹ, giá trị tư tưởng hành vi của sinh
viên đó. Đó là cơ sở hình thành hệ thống giáo dục những con người tồn
diện và được chuẩn bị toàn diện cho những nhà chuyên mơn tương lai”
(T.V.Pelevina – Vai trị của giao tiếp trong việc hình thành nhân cách của
sinh viên).
Sinh viên là những người vừa bước chân vào cánh cửa cuộc đời.
Bao nhiêu bỡ ngỡ của tuổi trưởng thành. Giao tiếp tưởng chừng như một
vấn đề đơn giản với sinh viên. Nếu sinh viên có kỹ năng giao tiếp tốt thì
khơng những họ có thể xin việc một cách dễ dàng hơn mà họ sẽ là người
nhanh nhạy, năng động và thành công trong cuộc sống. Do đó, việc tìm
hiểu kỹ năng giao tiếp của sinh viên có ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt là
trong điều kiện hiện nay vấn đề giao tiếp lại càng được quan tâm hơn
trong lĩnh vực đời sống xã hội nói chung và trong mơi trường học tập nói
chung.
B. NỘI DUNG
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP
1. Khái niệm giao tiếp xã hội
1.1. Khái niệm giao tiếp
Con người là khách thể nghiên cứu của các nhà nghiên cứu vấn đề
giao tiếp. Mà hoạt động giao tiếp của con người thì rất phong phú, đa
dạng và phức tạp. Nên giao tiếp được giải thích cũng rất đa dạng và có
nhiều bàn cãi trong lĩnh vực khoa học này.
Đến nay, trên thế giới, các nhà tâm lý học chưa có chung một khái
niệm về giao tiếp.
- E.E.Acgyt (Mỹ), khi nói đến giao tiếp, ơng nói đến tác động, sự
chuyền và tiếp nhận sự thơng báo và thông tin trao đổi giữa con người/
Acgyt không dùng thuật ngữ giao tiếp.
- T.chuc – cồn (Mỹ) xem giao tiếp là sự tác động qua lại trực tiếp
lên nhânh cách, dẫn đến việc hình thành những ý nghĩ, biểu tượng, chuẩn
mực và mục đích hoạt động. Quan niệm này tuy có cụ thể hơn, đã đề cập
đến các yếu tố của giao tiếp.
- K.Kplatônốp cho rằng: Giao tiếp là những liên hệ qua lại được ý
thức giữa người với người, nó có mặt trong bất kỳ cộng đồng người nào.
- A.I.Trepbakốp cho rằng: giao tiếp là sự tác động qua lại giữa các
cá nhân, trong các quá trình đó diễn ra sự trao đổi tin tức được sự hiểu biết
lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và hình thành được sự xác định giữa người
này với người khác.
- Giao tiếp là một hệ thống quy trình có mục đích và động cơ đảm
bảo sự tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động thực tiễn,
thực hiện các môi quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lý và
những phương tiện đặc thù, mà trước hết là ngôn ngữ (A.A.Lêôchiep).
- Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa hai hay nhiều người để trao
đổi thơng tin. (Từ điển tâm lí học của Liên Xô).
- B.F.Lomov cho rằng: Giao tiếp không phải là một dạng đặc biệt
của hoạt động mà nó phải được xem xét như một phạm trù tương đối độc
lập bên cạnh phạm trù hoạt động trong tâm lý học.
Ông đã định nghĩa như sau: “Giao tiếp là sự tác động qua lại của
những con người tham gia vào đó như là những chủ thể”.
- Giao tiếp là một hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người
– người để thực hiện hoá quan hệ xã hội của con người với nhau (Giáo
trình tâm lí học, nxb Giáo dục, 1998, Tập 1, tr.44, 45).
Với sự tác động như vậy thì giao tiếp tối thiểu phải từ 2 người mà
mỗi người trong hai người đó phải là chủ thể. Hay nói cách khác đi nghĩa
là ở đây có sự chuyển hoá giữa chủ thể và khách thể. Sự chuyển hoá này
xảy ra từ đầu, từ lúc tiếp xúc, làm quen tri giác lẫn nhau để nhận thức lẫn
nhau chio đến khi tạm htời qua trình giao tiếp kết thúc.
Trong quá trình giao tiếp, sự nhận thức lẫn nhau và tác động lẫn
nhau diễn ra liên tục,ngày càng tăng ở cả hai chủ thể. Sự chuyển hoá giữa
chủ thể và khách thể ngày càng nhanh và nhiều, khi sự nhận thức về nhau
ngày càng rõ.
- Ở Việt Nam, vấn đề giao tiếp cũng đã được sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu. Các tác giả đã nêu khái niệm giao tiếp tuỳ theo lĩnh vực
nghiên cứu cụ thể của mình.
- Từ góc độ tâm lý liệu pháp, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã nhận
định rằng, giao tiếp là sự trao đổi giữa người với người thơng qua nói,
viết, cử chỉ, điệu bộ. Sự trao đổi này thông qua một bộ (code) tư chất
người phát tin mã hố một số tín hiệu, người tiếp nhận giải mã, một bên
truyền những ý nghĩ nhất định để bên kia hiểu được.
- Bùi Văn Huệ - Đỗ Mộng Tuấn – Nguyễn Ngọc Bích trong “tâm lý
học xã hội”, Hà Nội, 1996, tr.51-53 định nghĩa: “giao tiếp là sự tiếp xúc
giữa hai hay nhiều người thông qua phương tiện ngôn ngữ nhằm trao đổi
thơng tin, tình cảm, hiểu biết tác động qua lại và điều chỉnh lẫn nhau”.
- Trần Tuấn Lộ – “Tâm lí học giao tiếp” – Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh – 1993 (tr.8-11) viết: “Giao tiếp là một loại nhu cầu và là một hoạt
động của mỗi người nhằm tiếp xúc, đối tác và giao lưu với người khác để
trao đổi thơng tin, kinh nghiệm, trí tuệ, tình cảm và thể xác với người
khác”.
Tuy nhiên, trong giao tiếp không phải chỉ đơn giản diễn ra sự tác
động qua lại giữa con người và con người mà trong giao tiếp con người có
sự tác động qua lại với nhau về mặt tâm lí để hình thành các mối quan hệ.
Và quan hệ lên nhân cách. Mặt cơ bản của giao tiếp là thiết lập nên những
mối quan hệhai chiều về mặt tổ chức – xã hội để thoả mãn nhu cầu về sự
quan tâm, sự thiện chí, sự hiểu biết, cảm thông, đồng tâm…. của con
người. Đã là con người ai cũng có nhu cầu tiếp xúc với ngừi khác để trao
đổi tâm tư, tình cảm, nguyện vọng… Sống trong xã hội, con người có
một nhu cầu có tính bắt buộc là phải xây dựng được mối quan hệ với
người khác.
Trong giao tiếp diễn ra sự tiếp xúc tâm lý và là quá trình thiết lập
mối quan hệ giữa con người và con người. Để quá trình giao tiếp diễn ra
được thì con người phải thơng tin cho nhau. Trao đổi thông tin là một mặt
không thể thiếu được của giao tiếp. Trong giao tiếp con ngừi gửi và nhận
các thơng điệp – thơng tin cho nhau. Do vậy, có một số tài liệu nước
ngoài, giao tiếp được dùng là một trong các nội hàm để định nghĩa thuật
ngữ thông tin. Đứng về mặt Tâm lý học, cần thấy được sự khác biệt giữa
thuật ngữ giao tiếp và thông tin. Trong q trình giao tiếp thơng tin là một
trong những thành tố cấu thành nên giao tiếp, là một nội dung không thể
thiếu được trong giao tiếp. Khi giao tiếp các chủ thể gửi và nhận các thông
điệp thông tin với nhau, các thông tin này được các chủ thể mã hoá theo
một hệ thống ký hiệu nhất định. Trong q trình giao tiếp, lượng thơng tin
thường được bổ sung phong phú thêm vì khi giao tiếp các chủ thể cùng
tham gia, cùng nói chuyện, trao đổi thơng tin với nhau. Q trình thơng tin
là q trình chuyển giao các thông báo giao tiếp, thông tin để đạt được
mục tiêu thơng tin hay vật chất nào đó. Trong q trình thơng tin nội dung
truyền tải từ người phát đến người nhận tin, tất nhiên có liên hệ ngược
nưng không phải lúc nào cũng diến ra đồng thời, cho nênnd thơng tin
thường bị giảm đi. Q trình thơng tin có thể diễn ra giữa các sự vật, hiện
tượng, giữa các cấu trúc vật chất khác nhau trong cả tự nhiên và xã hội,
nhưng giao tiếp chỉ diễn ra giữa con người với con người.
Tóm lại, hiện nay đang tồn tại rất nhiều định nghĩa về giao tiếp.
Nhưng có một khái niệm chung nhất là:
Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý tạo nên mối quan hệ giữa hai hay
nhiều người với nhau, chứa đựng nội dung xã hội – lịch sử nhất định có
nhiều chức năng tác động, hỗ trợ cùng nhau: thơng báo, điều khiển, nhận
thức, tình cảm và hành động….nhằm thực hiện mục đích nhất định của
một hành động nhất định.
Như vậy, qua khái niệm này ta thấy nội dung cơ bản của giao tiếp
xuất phát từ nhu cầu giao tiếp, nhu cầu tiếp xúc với người khác. Đây chính
là điều kiện để tạo nên được các mối liên hệ giữa con người với con người
nhằm hình thành nét bản chất xã hội của lồi người. Tiếp xúc với người
khác trở thành nhu cầu của mỗi người để cùng nhau hợp tác hướng tới
mục đích trong hoạt động lao động, học tập và vui chơi…. Đây là chỗ thể
hiện rõ nhất nội dung và vai trò của giao tiếp, nó là cơ sở cho sự tồn tại
của con người, gia đình, cộng đồng và xã hội. Trong quan hệ giao tiếp bao
giờ cũng có sự tiếp xúc tâm lí. Sự tiếp xúc tâm lý nảy sinh, phát triển và
hội tụ ở đỉnh cao của nó là sự đồng cảm. Đồng cảm chính là khả năng
nhạy cảm đối với trải nghiệm của bản thân, là sự đống nhất của nhân cách
này với nhân cách khác và là trạng thái tâm lý mà người này có thể đặt
mình vào vị trí của người khác.
Với định nghĩa trên, giao tiếp xã hội có một số nét đặc trưng sau:
- Giao tiếp bao giờ cũng được thể hiện trong một mối quan hệ nhất
định. Giao tiếp là một qua hệ xã hội được thể hiện qua sự tiếp xúc, trao
đổi giữa người với người, qua đó hình thành nên các chuẩn mực, mục
đích, nhu cầu, lợi ích… của xã hội cũng như nhóm mà cá nhân tham gia.
- Giao tiếp được thực hiện bởi các cá nhân cụ thể, trong đó các cá
nhân vừa là chủ thể vừa là khách thể, các cá nhân trong giao tiếp là các
cặp chủ thể – khách thể, luôn đổi chỗ cho nhau cùng chịu sự chi phối, tác
động lẫn nhau tạo thành các chủ thể giao tiếp.
- Giao tiếp diễn ra dưới dạng trao đổi thông tin, tâm tư, tình cảm,
nhu cầu, thế giới quan, nhân sinh quan…của các chủ thể tham gia trong
quá trình giao tiếp, thấu hiểu tình cảm.
-Giao tiếp giữa các cá nhân mang tính xã hội – lịch sử. Giao tiếp có
nội dung xã hội được diễn ra trong không gian, thời gian, hoàn cảnh xã
hội cụ thể. Phương tiện các cá nhân sử dụng trong giao tiếp chịu sự chi
phối của sự phát triển lịch sử xã hội.
- Giao tiếp của con người không chỉ xẩy ra trong hiện tại mà bao
gồm cả quá khứ, tương lai.
- Giao tiếp có sự kế thừa chọn lọc những gì quá khứ đã trải qua
thông qua các phương tiện giao tiếp như: ngôn ngữ, các phương tiện kỹ
thuật nhằm ghi chép, gìn giữ những di sản văn hố tinh thần, vật chất, các
cơng cụ sản xuất.
1.2. Cấu trúc của hành vi giao tiếp
1.2.1. Mô hình giao tiếp
Có rất nhiều tác giả đã đưa ra các mơ hình để minh hoạ cho q
trình giao tiếp. Ở đây đề cập đến ba mơ hình giao tiếp: mơ hình tuyến tính,
mơ hình tác động qua lại, mơ hình giao tiếp.
* Mơ hình tuyến tính về giao tiếp
Đây là mơ hình minh hoạ cho giao tiếp một chiều, nhấn mạnh đến
vai trị của một bên trong giao tiếp.
Theo mơ hình tuyến tính (một chiều) về giao tiếp thì diễn giả sẽ mã
hố một thơng điệp và gửi nó tới người nghe qua một vài nhiều kênh giác
quan. Người nghe tiếp nhân thơng điệp và giải mã nó. Ví dụ khi chúng ta
xem truyền hình và nghe đài phát thanh, người gửi (nhà báo) đã mã hố
những thơng điệp muốn đưa ra cho cơng chúng.
Mơi trường giao tiếp
Người
gửi mã
hố
thơng
điệp
Tiếng
ồn
Kênh
Người
nhận giải
mã hố
thơng
điệp
Tiếng
Tiếng
Mơi trường giao
tiếp
ồn
ồn
Mơ hình tuyến tính về giao tiếp (Giao tiếp 1 chiều)
(The Berko, Wolvin)
Trong cuộc sống, giao tiếp theo mô hình tuyến tính cũng thườngdiễn ra
những việc giao tiếp một chiều có hiệu quả hạn chế vì người gửi thơng điệp
không tiếp nhận được sự phản hồi của người nhận thơng điệp nên khơng có
điều kiện để kiểm tra xem thơng điệp mà mình đưa ra có được tiếp nhận đúng
hay không.
Để hạn chế “tiếng ồn” trong q trình tuyến tính thì người gửi thơng
điệp cần phải chú ý, phân tích trước về các yếu tố tác động đến việc tiếp nhận
thơng điệp của người nhận để có thể mã hố thơng điệp một cách thích hợp
nhất.
* Mơ hình tác động qua lại về giao tiếp.
Mơ hình tác động qua lại về giao tiếp mô tả sự tác động qua lại của các
chủ thể giao tiếp, đứng dưới góc độ nào đó thì giao tiếp diễn ra theo chu trình
vịng quanh: gửi và nhận, gửi và nhận và cứ như thế.
Trong mơ hình này nguồn mã hố thơng điệp và gửi nó tới người nhận
thơng qua một hay nhiều kênh giác quan. Người nhận sẽ tiếp nhận và giải mã
thông điệp này và sau đó gửi những phản hồi tới nguồn đã mã hố thơng điệp.
Nguồn mã hố thơng điệp nhận được phản hồi và lại tiếp tục phản hồi lại và
cứ như vậy làm cho quá trình giao tiếp trở thành hai chiều tác động qua lại.
Như vậy, mơ hình tác động qua lại về giao tiếp đã tính đến những ảnh
hưởng của người nhận thông điệp.
Môi trường giao tiếp thích ứng
Tiếng ồn
Người
gửi mã
hố thơng
điệp
Kênh
Phản hồi
Người
nhận giải
mã thơng
điệp
Tiếng
Tiếng
ồn
Mơiồn
trường giao
tiếp
Mơ hình tác động qua lại về giao tiếp (Giao tiếp 2 chiều)
(The Berko, Wolvin)
Mơ hình giao dịch về giao tiếp minh hoạ cho hoạt động giao tiếp
diễn ra với sự tham gia tích cực đồng thời của các chủ thể giao tiếp trong đó
nguồn và người nhận đóng vai trị có thể hốn đổi được cho nhau trong suốt
q trình giao tiếp.
Mơ hình giao dịch về giao tiếp cho thấy không phải các chủ thể giao
tiếp gửi xong rồi nhận, nhận xong rồi gửi mà quá trình giao tiếp được diễn ra
với những bước mã hoá và giải mã các thông điệp được xảy ra đồng thời,
cùng một lúc với nhau ở các chủ thể giao tiếp. Các chủ thể giữ và nhận thông
điệp cùng một lúc nên mô hình này là đa hướng. Ví dụ người nói sẽ gửi một
thơng điệp bằng lợi và cùng lúc đó người nói nhận được và giải mã một thơng
điệp phản hồi phi ngơn ngữ của người nghe. Trong mơ hình này các chủ thể
giao tiếp luôn là người gửi và người nhận trong sự giao dịch.
Mơi trường giao tiếp
Người mã hố
Người giao tiếp A Thơng
điệp
Người giải mã
Tiếng ồn
Người mã hố
Người giao tiếp B
Người giải mã
Tiếng ồn
Mơi trường giao tiếp
Mơ hình giao dịch về giao tiếp (Giao tiếp đa chiều)
(Theo Berko, Wolvin)
Trong ba mơ hình về giao tiếp, mơ hình tuyến tính mơ tả q trình giao
tiếp diễn ra một chiều. Người nói – người nghe khơng có sự phản hồi, khơng
có sự tiếp cận sự phản hồi để nâng cao hiệu quả giao tiếp. Mơ hình tác động
qua lại phản ánh q trình giao tiếp diễn ra với những thơng điệp phản hồi
luôn tác động qua lại lần lượt giữa các chủ thể giao tiếp. Mơ hình giao dịch
phản ánh giao tiếp diễn ra đồng thời quá trình gửi và nhận thông điệp phản
hồi ở các chủ thể giao tiếp.
Như vậy, giao tiếp là một quá trình rất phức tạp, các mơ hình giao tiếp
chỉ mới gợi mở để thấy được các thành tố của quá trình giao tiếp một cách
tổng quan.
1.2.2. Các thành tố của hành vi giao tiếp.
- Người giao tiếp (chủ thể của quá trình giao tiếp) là một người và
nhiều người với những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau. Những đặc điểm có
ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của quá trình giao tiếp. Người giao tiếp sẽ
mang đến cho quá trình giao tiếp mục đích, nội dung, nhiệm vụ cụ thể.
- Mục đích giao tiếp để thoả mãn nhu cầu tiếp xúc trao đổi thơng tin,
tâm tư, tình cảm và nhu cầu được khẳng định với người khác….
- Nội dung giao tiếp thể hiện ở những thông tin, thông điệp cần truyền
đạt. Những thông tin này được người giao tiếp mã hoá bằng một thứ tiếng
thích hợp nào đó với mong muốn người nhận sẽ giải mã để hiểu được thông
tin, thông điệp được mã hoá và được chuyển tải tới các chủ thể giao tiếp qua
một vài kênh.
- Phương tiện giao tiếp là cơng cụ chủ thể dùng để mã hố thơng tin,
thơng điệp. Đó có thể là hệ thống tín hiệu ngơn ngữ và phi ngơn ngữ.
- Mơi trường giao tiếp (hồn cảnh giao tiếp) bao gồm các yếu tố không
gian, thời gian, bối cảnh tự nhiên, xã hội… diễn ra giao tiếp. Trong mơi
trường giao tiếp có những yếu tố gây nhiễu, làm giảm hiệu quả của quá trình
giao tiếp, người ta gọi đó là tiếng ồn, ví dụ như khoảng cách giao tiếp quá xa
làm cho nghe thông tin không rõ.
- Quan hệ giao tiếp thể hiện mối tương quan giữa các chủ thể giao tiếp
về tuổi tác, giới tính, vị trí xã hội, mức độ thân sơ….
1.3. Các giai đoạn giao tiếp
Quá trình giao tiếp được diễn ra với nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có
những chức năng khác nhau. Có thể chia thành một số giai đoạn sau:
1.3.1. Giai độan định hướng trước khi thực hiện giao tiếp:
Ở giai đoạn này chủ thể giao tiếp phải mơ hình hoá việc giao tiếp với
các người khác, phải xác định được mục tiêu, nhiệm vụ và hoàn cảnh tâm lý,
đạo đức, đặc điểm tâm lý lứa tuổi của người giao tiếp với mình.
1.3.2. Giai đoạn mở đầu quá trình giao tiếp:
Lúc này quá trình tiếp xúc của các chủ thể giao tiếp mới thực sự diễn ra
và chức năng cuả giai đoạn này là nhận thức. Nhận thức cảm tính là hạt nhân
của giai đoạn này và ấn tượng ban đầu giữ vai trị quan trọng.
Mục đích của giai đoạn này là tạo được thiện cảm với người giao tiếp
với mình. Để giai đoạn này diễn ra tốt đẹp các chủ thể giao tiếp thường giới
thiệu vài nét về mình để làm quen sau đó mới đi vào nội dung giao tiếp chính.
1.3.3. Giai đoạn điều khiển, điều chỉnh, phát triển q trình giao tiếp
Mục đích giao tiếp được bộc lộ rõ trong giai đoạn này, các chủ thể giao
tiếp bộc lộ rõ các đặc điểm tâm lý cá nhân của mình một cách sinh động và
chân thực nhất. Sự thất bại hay thành công trong giao tiếp cũng do giai đoạn
này quyết định.
1.3.4. Giai đoạn kết thúc quá trình giao tiếp:
Ở giai đoạn này quá trình giao tiếp đã được thực hiện xong và xây
dựng mơ hình giao tiếp cho hoạt động tiếp theo.
Sự phân chia các giai đoạn giao tiếp chỉ mang tính chất nghiên cứu để
vạch ra nội dung, nhiệm vụ cũng như các đặc trưng tâm lý cơ bản của chủ thể
giao tiếp. Các giai đoạn giao tiếp thường thống nhất với nhau trong một tình
huống giao tiếp cụ thể. Sự điều chỉnh, nhận xét, đánh giá diễn ra liên tục ở các
chủ thể giao tiếp. Trong mỗi tình huống giao tiếp các chủ thể giao tiếp dần
bộc lộ bản chất của mình.
Ở mỗi giai đoạn giao tiếp các chủ thể giao tiếp cần sử dụng thành thạo
các kỹ năng giao tiếp nhất định để đạt hiệu quả của quá trình giao tiếp.
1.4. Vai trò của giao tiếp
Những năm gần đây, trong ngành tâm lý học, vấn đề giao tiếp gây được
sự chú ý của nhiều nhà khoa học, không chỉ trong tâm lí học, mà cả trong triết
học, xã hội học, và khoa học sản xuất. Điều đó nói lên ý nghĩa to lớn của tâm
lý học giao tiếp đối với khoa học và thực tiễn cuộc sống.
14.1. Vai trò của giao tiếp trong đời sống cá nhân
-Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Sống trong xã hội con
người không thể không tiến hành giao tiếp với người khác, giao tiếp sẽ tạo
điều kiện cho con người phát triển bình thường với tư cách là một thành viên
của xã hội.
Nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu đặc trưng của con người,
nó xuất hiện ở con người rất sớm. C.Mác cho rằng: Nhu cầu vĩ đại nhất,
phong phú nhất của con người là nhu cầu tiếp xúc với người khác.
Nhu cầu này không ngang hàng với các nhu cầu khác, nó là điều kiện
để cho con người trở thành người. Nhà tâm lý học B.F.Lomov khi nghiên cứu
về vấn đề giao tiếp trong Tâm lý học cũng khẳng định: “Nhu cầu giao tiếp có
liên quan đến các nhu cầu cơ bản của con người. Nó qui định hành vi của con
người khơng kém gì với cái được gọi là nhu cầu sống. Điều đó là tự nhiên bởi
vì giao tiếp là điều kiện cần thiết cho sự phát triển bình thường của con người
như là thành viên của xã hội, như là nhân cách”.
Sống trong xã hội mà con người không được giao tiếp và giao tiếp hạn
chế nghèo nàn sẽ làm cho con người xuất hiện những rung động tiêu cực,
những lo âu, thậm chí dẫn đến những rối loạn về tâm sinh lý.
L.X.Vư Gốtski nhấn mạnh “ngôn ngữ” cũng như các hệ thống ký hiệu
khác, thoạt đầu thực hiện vai trò là phương tiện giao tiếp, và chỉ sau đấy, trên
cơ sở đó mới trở thành cơng cụ của tư duy và của sự điều chỉnh hành vi một
cách có chủ định ở đưa “trẻ”.
- Giao tiếp là nhân tố cơ bản của việc hình thành tâm lý, ý thức, nhân
cách.
Nhà bác học Đức R.Noibe (1967) đã nói “con người là một nhu cầu
quan trọng của con người. Con người sẽ bị mất mát nhiều nếu họ không thể
so sánh được mình với người khác, khơng thể trao đổi được với người khác
về các ý nghĩ, không thể định hướng được vào người khác. Căm thù người
khác còn tốt hơn là phải sống cơ đơn”.
Có nhiều cơng trình chứng minh rằng: sự giao tiếp không đầy đủ về số
lượng, nghèo nàn về nội dung của trẻ với người lớn đã dẫn đến hậu quả nặng
nề – bệnh “hospitalism”. Mặc dù được ni dưỡng tốt, được chăm sóc chu
đáo về y tế và vệ sinh, nhưng những trẻ lớn lên trong điều kiện “đón giao
tiếp” đều bị trì trệ rõ rêt trong sự phát triển tâm lý cũng như thể chất của
mình.
Qua giao tiếp con người lĩnh hội được kinh nghiệm xã hội – lịch sử
biến những kinh nghiệm đó trở thành kinh nghiệm riêng của bản thân từ đó
hình thành phát triển đời sống tâm lý, ý thức.
Qua giao tiếp con người nhận thức, đánh giá được người khác và bản
thân mình, lĩnh hội được các chuẩn mực xã hội. Từ đó hình thành nên ý thức
bản ngã, hình thành thái độ giá trịi - xúc cảm nhất định đối với bản thân,
nhận biết được các giá trị xã hội của người khác và của bản thân. Trên cơ sở
đó con người sẽ điều khiển, điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực xã hội.
1.4.2. Vai trò của giao tiếp trong xã hội
- Khơng có giao tiếp, khơng có sự tồn tại của xã hội. Bởi vì xã hội là
một cộng đồng người với những con người không phải đứng cạnh nhau mà
giữa họ ln có sự liên kết, tác động, ràng buộc nhau. Giao tiếp đã tạo nên các
mối liên hệ, ràng buộc của con người, tạo nên xã hội.
- Quan hệ trong xã hội chỉ được thực hiện nhờ vào giao tiếp giữa con
người với con người. Giáo sư Phạm Minh Hạc đã định nghĩa về giao tiếp
“Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ người –người để
hiện thực hoá quan hệ của con người với nhau”.
Qua giao tiếp con người vừa là thành viên tích cực của mối quan hệ xã
hội với tư cách tạo lập nên các mối quan hệ xã hội vừa phải hành động tích
cực cho sự tồn tại phát triển của chính các mối quan hệ xã hội đó.
- Nhờ có giao tiếp nền văn hố của xã hội loài người được bảo tồn, phát
triển và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Vì thế ta, có thể khẳng định rằng, khơng có giao tiếp thì khơng có sự
tồn tại của xã hội. Hoạt động giao tiếp của con người luôn diễn ra trong cộng
đồng, trong nhóm, trong tập thể. Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối
quan hệ người với người và là nhân tố cơ bản của việc hình thành phát triển
tâm lý, ý thức, nhân cách của cá nhân, đặc biệt là giao tiếp tạo nên những hiện
tượng tâm lý xã hội.
2. Kỹ năng giao tiếp
2.1. Khái niệm kỹ năng giao tiếp
2.1.1. Khái niệm kỹ năng
Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về kỹ năng và đã đưa ra nhiều quan
điểm khác nhau về kỹ năng. Trước nước năm 1970, kỹ năng được coi là giai
đoạn đầu của tự động hoá lý thuyết hoạt động của A.N.Leon chiev ra đời thì
có sự phân biệt rõ giữa 2 khái niệm kỹ năng và kỹ xảo, sự hình thành chúng.
Rất nhiều tác giả nhấn mạnh điều kiện hình thành kỹ năng là kinh
nghiệm trước đó và là tri thức.
- Theo “sổ tay tâm lí học”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991: Kỹ
năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành
động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng.
Theo V.S.Cudin và V.A. Crutetski thì kĩ năng là phương thức thực hiện
hành động đã được con người nắm vững. Có nghĩa là con người chỉ cần nắm
vững phương thức hoạt động là đã có kĩ năng, khơng cần tính đến kết quả của
hành động.
A.G.Cơvalov cho rằng: Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động
phù hợp với mục đích và điều kiện của hành động.
Theo N.D. Lêvitơv người có kỹ năng hành động là người phải nắm
được và vận dụng đúng đắn các cách thức hoạt động có kết quả trong những
hồn cảnh nhất định.
Trần Trọng Thuỷ thì cho rằng: kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động.
Con người nắm được kỹ thuật hành động tức là hành động có kỹ năng.
K.K.Platơnơv và G.G.Golibev cho rằng: Kỹ năng là năng lực của người
thực hiện công việc có kết quả với chất lượng cần thiết trong những điều kiện
khác nhau và trong khoảng thời gian tương ứng.
Nhìn chung khi đưa ra khái niệm kỹ năng các nhà nghiên cứu có 2 quan
niệm: Quan niệm thứ nhất: Kỹ năng được xem xét nghiêng về mặt kỹ thuật
của thao tác, hành động. Quan niệm thứ hai: Kỹ năng được xem xét nghiêng
về mặt năng lực của con người.
Từ những quan niệm trên K.K.Platônôv đưa ra định nghĩa: “Kỹ năng
là khả năng của con người thực hiện một hoạt động bất kì nào đó hay cách
hành động dựa trên cơ sở của kinh nghiệm cũ”.
2.1.2. Kỹ năng giao tiếp.
Kỹ năng giao tiếp là hệ thống các thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vi (kể
cả hành vi ngôn ngữ) được các chủ thể giao tiếp thực hiện một cách hài hoà,
hợp lý nhằm đảm bảo kết quả cao trong giao tiếp, với sự tiêu hao năng lượng
tinh thần và cơ bắp ít nhất, trong những điều kiện thay đổi.
Kỹ năng giao tiếp thực chất là sự phối hợp phức tạp giữa những chuẩn
mực hành vi xã hội của cá nhân với sự vận động của nét mặt, toàn thân, tư
thế, cử chỉ, điệu bộ và ngôn ngữ của cá nhân. Sự phối hợp hài hoà, hợp lý của
tổng thể các sự vận động trên mang một nội dung tâm lý nhất định phù hợp
với mục đích, nhiệm vụ giao tiếp của các chủ thể.
Kỹ năng giao tiếp được hình thành từ các yếu tố sau:
-Những thói quen ứng xử được xây dựng trong gia đình
- Vốn sống, kinh nghiệm cá nhân có được trong các quan hệ xã hội
- Sự rèn luyện trong các mơi trường giao tiếp nhất định
2.2. Các nhóm kỹ năng giao tiếp
Có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều cách phân chia các loại kỹ
năng giao tiếp. Ở đây chúng ta sẽ đề cập đến cách phân loại kỹ năng giao tiếp
dựa vào quá trình diễn biến của một pha giao tiếp. Cách phân loại này chia 3
nhóm kỹ năng như sau:
2.2.1. Nhóm kỹ năng định hướng giao tiếp.
Nhóm kỹ năng này biểu hiện ở khả năng dựa vào các phương tiện giao
tiếp của người giao tiếp với mình sử dụng để phán đốn chính xác về nhân
cách, mối quan hệ trong giao tiếp. Nhóm kỹ năng này bao gồm các kỹ năng:
*Kỹ năng đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành vi lời nói: (Kỹ năng giải mã
các phương tiện thông tin phi ngôn ngữ)
Kỹ năng này được tạo nên bởi sự tri giác nhậy bén và tinh tế để có thể
nhanh chóng nhận thấy những phương tiện giao tiếp, sự phối hợp các phương
tiện giao tiếp mà khách thể giao tiếp đã sử dụng và chúng mang lại những
thơng tin gì về bản thân họ.
* Kỹ năng chuyển từ sự tri giác bên ngoài vào nhận biết bản chất bên
trong của nhân cách.
Sự biểu hiện các đặc điểm tâm lý của con người thông qua các phương
tiện giao tiếp rất đa dạng và phức tạp, có thể cùng một tâm trạng song có thể
được biểu lộ ra bên ngoài khác nhau bằng nét mặt, cử chỉ…
Ngược lại sự biểu hiện ra bên ngoài như nhau nhưng lại biểu hiện
những xúc cảm, tâm trạng khác nhau. Tuy vậy, nhìn chung các đặc điểm tâm
lý đều có những dấu hiệu biểu hiện chung ra bên ngoài nên trong giao tiếp
người ta vẫn có thể phán đốn đúng về chúng. Điều này phụ thuộc vào kỹ
năng chuyển từ tri giác bên ngoài vào nhận biết bản chất bên trong của nhân
cách con người.
*Kỹ năng định hướng
Kỹ năng định hướng gồm định hướng trước khi giao tiếp và định
hướng trong quá trình giao tiếp.
Kỹ năng định hướng trước khi giao tiếp là khả năng phác thảo
chândung tâm lý của khách thể giao tiếp trên cơ sở đó có những phương án
ứng xử, có dự đốn, lường trước những phản ứng của khách thể giao tiếp. Có
kỹ năng này sẽ giúp cho cuộc giao tiếp diễn ra đạt kết quả cao. Định hướng
trước khi giao tiếp là khả năng phác thảo về con người khi chưa diễn ra giao
tiếp. Ở đây những thông tin sơ đẳng về tên, tuổi, nghề nghiệp, giới tính… sẽ
tạo nên phác thảo về họ.
Định hướng trong suốt quá trình giao tiếp là khả năng phác thảo chân
dung đúng về khách thể giao tiếp. Thông qua những thông điệp từ các chủ thẻ
giao tiếp đưa ra và tiếp nhận trong suốt quá trình giao tiếp cùng với kinh
nghiệm cá nhân sẽ giúp cho chủ thể giao tiếp có được chân dung đúng về
người giao tiếp với mình. Kỹ năng này là thiết lập các thao tác trí tuệ, tư duy
và liên tưởng với vốn sống kinh nghiệm cá nhân một cách linh hoạt, mềm
dẻo để có phác thảo chính xác về người mà chủ thể đang giao tiếp. Đồng thời
chủ thể phải sử dụng phương tiện giao tiếp phù hợp với những thay đổi liên
tục trong qy giao tiếp để tạo ra được chân dung chân thực, đúng về khách thể
giao tiếp.
2.2.2. Nhóm kỹ năng định vị
Kỹ năng định vị là khả năng tạo ra được sự đồng cảm trong quá trình
giao tiếp. Thực chất đây là khả năng xây dựng mơ hình tâm lý, phác thảo chân
dung nhân cách đạt mức độ chính xác và tương đối ổn định. Xác định được vị
trí trong giao tiếp, biết đặt mình vào vị trí của người giao tiếp với mình sẽ
thực sự thơng cảm với họ và tạo điều kiện để họ giao tiếp tự nhiên, thoải mái,
chân thực.
Kỹ năng này có được dựa trên hoạt động nhận thức tích cực, sự tiếp
xúc tiên lục và sự rèn luyện nhiều trong giao tiếp.
2.2.3. Nhóm kỹ năng điều khiển, điều chỉnh.
Kỹ năng điều khiển, điều chỉnh là khả năng tự điều khiển, điều chỉnh
nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử của các chủ thể giao tiếp. Trước hết kỹ
năng này thể hiện ở khả năng tìm ra đề tài giao tiếp với mình và biết làm chủ
bản thân mình trong quá trình giao tiếp và cuối cùng là phải sử dụng khéo léo
các phương tiện giao tiếp.
“Hãy tự biết mình” – Xơcrat nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã từng
khuyên con người như vậy.
Nhóm kỹ năng này bao gồm:
* Kỹ năng làm chủ trạng thái xúc cảm của bản thân
Đó là khả năng biết tự kìm chế, che dấu được tâm trạng khi cần thiết,
điều khiển, điều chỉnh các diễn biến tâm lý và các hành vi giao tiếp của mình.
Kỹ năng này thể hiện chủ thể giao tiếp sử dụng các phương tiện giao tiếp phù
hợp với mục đích, nội dung, hồn cảnh giao tiếp. Đồng thời, muốn làm chủ
bản thân thì chủ thể giao tiếp còn phải hiểu được nhu cầu, động cơ cũng như
phải nắm bắt đúng các thông điệp mà người giao tiếp với mình đã dùng các
phương tiện giao tiếp đưa ra.
* Kỹ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp
Con người dùng các phương tiện giao tiếp (ngôn ngữ, phi ngôn ngữ) để
mã hoá nội dung giao tiếp tạo nên các thơng tin, thơng điệp trong giao tiếp.
Mỗi người phải có những hiểu biết nhất định về các phương tiện giao tiếp,
hiểu được những thế mạnh, nhược điểm của chúng. Khi sử dụng cần tìm hiểu
phương tiện thích hợp với mục đích, nội dung, hồn cảnh giao tiếp cũng như
phù hợp với sự thông hiểu về các ý nghĩa của các phương tiện giao tiếp ở
người giao tiếp với mình. Đơi khi trong giao tiếp con người còn sử dụng
phương tiện giao tiếp để che dấu bản thân mình khi cần thiết.
Việc sử dụng các phương tiện giao tiếp vừa mang tính khoa học vừa
mang tính nghệ thuật (mềm dẻo, linh hoạt, cơ động, có tính chất cá nhân).
Các chủ thể giao tiếp phải biết làm chủ phương tiện giao tiếp của mình. Làm
chủ phương tiện giao tiếp sẽ góp phần cho họ làm chủ các kỹ năng giao tiếp.
Giao tiếp xã hội là hoạt động tất yếu diễn ra trong xã hội lồi người có
vai trị quan trọng đối với sự phát triển của cá nhân cũng như xã hội. Mỗi
người sống trong xã hội đều phụ thuộc chặt chẽ vào những người khác qua
giao tiếp. Do vậy, mỗi người cần có những kiến thức, kỹ năng giao tiếp nhất
định. Một xã hội tốt đẹp thì phần đơng con người và hoạt động của họ phải
xuất phát từ những mối quan hệ giao tiếp tốt đẹp.
Chương 2:
KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN – VẤN ĐỀ ĐẶT RA
1. Đối tượng và nội dung giao tiếp của sinh viên hiện nay
1.1. Đối tượng giao tiếp của sinh viên hiện nay.
Nói đến giao tiếp, trước hết cần tìm hiểu xem chủ thể giao tiếp với
những ai? Họ thuộc lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp nào? Trình độ văn hố
cao hay thấp? Thơng qua đó ta có thể biết xu hướng phát triển nhân cách của
cá nhân bởi vì đối tượng mà chủ thể giao tiếp thường xuyên sẽ có ảnh hưởng
nhiều mặt đến sự phát triển nhân cách của họ.
Khi còn nhỏ, trẻ giao tiếp chủ yếu với những người trong gia đình, nhất
là người mẹ. Bước vào lớp mẫu giáo, trẻ mở rộng giao tiếp với cô giáo. Sự
giao tiếp với những người lớn sẽ xã hội hố nó để nó trở thành một thực thể
xã hội càng lớn, trẻ cũng có khả năng đi xa hơn và đối tượng giao tiếp cũng
ngày càng nhiều hơn, chúng bắt đầu giao du với những đứa trẻ khác ở bên
ngồi.
- Đối tượng giao tiếp có liên quan đến môi trường giao tiếp và hoạt
động chủ đạo của từng lứa tuổi.
Các sinh viên sinh ra và lớnlên trong những gia đình ở thành phố có
nhiều dịp được tiếp xúc với các nhân vật nổi tiếng, những người có trình độ
cao hơn các sinh viên sinh trưởng ở nông thông miền núi. Tuy nhiên, ngay cả
các sinh viên sinh trưởng ở thành phố cũng có những điều kiện khác nhau. Có
người may mắn được sinh hoạt ở cung thiếu nhi từ nhỏ, được tiếp xúc với
những người bạn lớn có trình độ cao và nhân cách tốt. Cũng có người phải lăn
lộn kiếm sống, tiếp xúc với đủ hạng người ngồi xã hội. Điều đó ảnh hưởng
đến khả năng ngơn ngữ và kĩ năng giao tiếp của họ rất nhiều.
Có những sinh viên được sống trong bầu khơng khí đầm ấm của gia
đình, có thể tin tưởng, tâm sự với cha mẹ những băn khoăn thắc mắc của
mình. Bên cạnh đó, lại có những sinh viên bị “bỏ rơi” hoặc bị một bức tường
tâm lý ngăn cách với cha mẹ. Những sinh viên này thường khép kín bầu tâm
sự khi ở nhà và tìm đến bạn bè để thổ lộ tâm tư của mình. Bức tường tâm lý
này có thể là sự chênh lệch về trình độ, sự mâu thuẫn về quan điểm sống, sự
khác biệt lứa tuổi, thiếu thông cảm giữa hai thế hệ, sự ngại ngùng của tuổi
mới lớn.
- Hoạt động chủ đạo của sinh viên vẫn là hoạt động học tập. Do đó, đối
tượng giao tiếp chủ yếu của họ là bạn bè cùng học. Bạn bè cũng có nhiều loại,
có bạn tốt và bạn xấu, có bạn giỏi hơn, kém hơn hoặc ngang bằng với mình về
học vấn. Những sinh viên có nhân cách tốt thường giúp đỡ bạn yếu và khiêm
tốn học hỏi những bạn giỏi hơn mình. Bản chất con người như thế nào, điều
đó tuỳ thuộc vào việc con người quan hệ với những ai trong xã hội. Đúng như
Cer Vantes nói “Hãy nói cho ta biết những ai là bạn ngươi, ta sẽ nói cho
ngươi rõ ngươi là hạng người nào”.
Đối tượng giao tiếp của sinh viên cũng phản ánh những đặc điểm nghề
nghiệp của họ. Sinh viên là tuổi bước vào thời kỳ trưởng thành cả về thể chất
lẫn tâm lý. Họ có khả năng tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Ngoài b
mẹ, anh chị em ruột, thầy cô giáo và bạn bè cùng lứa; họ còn được giao tiếp
với các chuyên gia nghề nghiệp, các nhà khoa học – những người hơn họ về
cả tuổi tác lẫn trình độ văn hố. Ở những sinh viên có phạm vi giao tiếp rộng,
đối tượng giao tiếp cịn có cả những người thuộc mọi lứa tuổi mà họ cùng
sinh hoạt xã hội, cùng làm thêm kiếm tiền…. Tuy nhiên, mức độ giao tiếp với
các đối tượng trên ở mỗi người có thể khác nhau.
Sinh viên thường giao tiếp với bạn cùng giới nhiều hơn là bạn khác giới
trong quá trình giao tiếp, chủ thể và đối tượng giao tiếp có thể bàn đến nhiều
nội dung khác nhau với những mức độ khác nhau. Chúng phản ánh đặc điểm
giới tính, đặc điểm nghề nghiệp, đặc điểm lứa tuổi thanh niên của họ.
Sinh viên nữ thường quan tâm đến vấn đề thời trang, tình bạn, tình yêu
nhiều hơn sinh viên nam. Các sinh viên nam lại thường trao đổi về thời sự, về
khoa học kỹ thuật nhiều hơn sinh viên nữ.
Tuổi sinh viên đang đứng trước ngưỡng của cuộc đời, về mặt sinh lý họ
đã bước qua thời kì dạy thì và bước vào giai đoạn trưởng thành.
Vì vậy, họ rất quan tâm đến vấn đề tình yêu. Họ thường bàn luận sơi
nổi về những bài thơ tình, về những câu chuyện tình trong các tác phẩm nghệ
thuật hoặc trong cuộc sống hàng ngày.
Có lẽ vì thế mà nhà văn Nguyễn Đình Thi, trong cuộc tiếp xúc với sinh
viên cuối năm 1996 (do Đài truyền hình Trung ương tổ chức) đã nói rằng “với
sinh viên, tơi rất thích đọc thư tình”. Đây là chủ đề có lẽ là hấp dẫn nhất đối
với thanh niên.
Tuổi thanh niên cũng rất quan tâm đến vấn đề học tập – là hoạt động
chủ đạo của sinh viên. Hoạt động này gắn bó với sinh viên từng ngày, từng
giờ và chiếm rất nhiều thời gian của họ, vì thế đây cũng là một chủ đề mà sinh
viên sẽ bàn đến trong giao tiếp. Các cuộc tranh luận gay gắt về những vấn đề
chưa được làm sáng tỏ trong khoa học, bàn về đáp án của câu hỏi xêmina, giải
thích cho bạn những kiến thức mà bạn mình chưa hiểu….
Thường diễn ra sau giờ học và kéo dài thậm chí cho đến tận khuya
trong các phịng ở kí túc xá.
Ở sinh viên, nhịp độ các hoạt động diễn ra một cách căng thẳng. Do đó
nhịp độ, tần số giao tiếp thường ngày cũng tăng lên. Buổi sáng họ tiếp xúc
với thầy giáo và bạn trên lớp, buổi chiều lên thư viện, đi làm thêm hoặc đi gia
sư, xen kẽ vào đó là tham gia các lớp ngoại ngữ, tin học, sinh hoạt câu lạc bộ,
võ thuật, khiêu vũ…. Đối tượng giao tiếp của họ nhiều hơn, đồng thời nội
dung giao tiếp cũng phong phú hơn so với học sinh phổ thơng. Điều này cịn
do một ngun nhân là tuổi thanh niên khả năng nhận thức cao hơn, tư duy
logíc phát triển mạnh và hưng thú của họ sâu và rộng so với lứa tuổi trước.
Họ không chỉ bàn đến các vấn đề học tập, đạo đức mà còn đề cập đến các vấn
đề thời sự, thời trang, vấn đề nghiệp vụ, vấn đề tình yêu và các căn bệnh xã
hội là những vấn đề mà những thiếu niên rất hiếm khi bàn đến trong giao tiếp.
Các chủ đề đó là những điều mà sinh viên quan tâm, hứng thú và thể
hiện thái độ của họ… Qua đó ta có thể phán đốn vấn đề nào là vấn đề hấp
dẫn nhiều sinh viên nhất? Vấn đề nào ít được họ quan tâm và vì sao? Ở sinh
viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, điều mà họ bàn đến nhiều nhất là vấn
đề tình yêu và tình bạn. Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là ở mọi thời điểm
và mọi trường đại học kết quả đó đều giống nhau.
1.2. Nội dung giao tiếp của sinh viên hiện nay
Khi nói đến giao tiếp, người ta khơng chỉ đề cập đến đối tượng của nó
mà cịn đề cập đến nội dung của các cuộc trao đổi, nghĩa là những chủ đề giao
tiếp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chủ đề mà sinh viên bàn đến rất phong
phú, đa dạng. Từ vấn đề học tập (nhiệm vụ chính của họ) rèn luyện đạo đức,
nghiệp vụ đến vấn đề tình bạn, tình yêu. Từ chuyện gia đình, nhà trường đến
chuyện thời sự quốc tế và các vấn đề nổi cộm của xã hội….
* Chủ đề học tập được bàn đến nhiều nhất.
Do chính sách cấp học bổng cho học sinh giỏi, khuyến khích học sinh
nghèo vượt khó, chế độ thi tuyển, cùng với tiêu chuẩn chọn, tuyển nhân viên
ngày càng cao của các công ty trong nền kinh tế cơ chế thị trường đã kích
thích phong trào học tập của sinh viên, làm cho vấn đề muôn thủơ của sinh
viên: tình yêu, tình bạn bị đẩy xuống hàng thứ hai.
Thường thì sinh viên năm thứ tư bàn đến vấn đề này nhiều hơn sinh
viên năm thứ nhất.
* Tuổi sinh viên là tuổi mới bước vào thời kì trưởng thành, đủ điều
kiện về tâm sinh lý để có thể lập gia đình. Vì vậy, họ quan tâm nhiều đến chủ
đề tình bạn và đặc biệt là tình yêu. Đây là chủ đề chiếm vị trí thứ hai mà họ
thường xuyên trao đổi. Nếu như học tập được bàn đến vì tính chất thiết thực
của nó (đồihỉ của các kì thi) và vì lịng say mê nhận thức thì tình bạn, tình yêu
được bàn đến với một sự yêu thích đượm màu sắc tình cảm. Quan sát sinh
viên vào những giờ ra chơi, vào buổi tối ở kí túc xá hoặc ở bữa ăn dưới nhà ăn
sinh viên, thường thấy họ đều có thể khơi mào đề tài này bất cứ lúc nào và
thường được các bạn khác hưởng ứng ngay một cách sôi nổi. Họ say sưa bàn
luận về một chuyện tình trên báo “sinh viên Việt Nam”, đọc cho nhau nghe
mộtd đoạn thư tình lý thú, bình phầm về người yêu của một bạn nào đó rồi
phá lên cười…. Nếu người mà sinh viên trao đổi nhiều nhất là bạn cùng giới
thì những chủ đề được bàn đến nhiều nhất là học tập và tình bạn, tình yêu
cũng là điều hợp lý. Sinh viên nữ thường xuyên trao đổi về chủ đề này nhiều
hơn so với sinh viên nam. Như vậy, sinh viên thường quan tâm đến chủ đề
tình bạn, tình yêu trong giao tiếp mặc dù họ có đặc thù nghề nghiệp khác
nhau.
* Chủ đề về chuyện gia đình và nhà trường được bàn đến thường
xuyên ở vị trí thứ ba.
Đây là hai mơi trường nhỏ, hai “khơng gian sống” có liên quan trực tiếp
đến cuộc sống và lợi ích của họ. Vì thế những vấn đề phát sinh ở đó, chuyện
về những người sống trong gia đình, về các thầy cơ, các nhân viên của nhà
trường…. cũng được bàn đến nhiều.
* Chuyện xoay quanh vấn đề rèn luyện đạo đức chiếm vị trí thứ tư
Đây là một trong năm nội dung giáo dục tồn diện khơng thể thiếu
được của người sinh viên. Phần lớn sinh viên có phản ứng khơng đồng tình
với hành vi thiếu văn hoá của một sinh viên trong lớp. Họ bình luận với nhau
và có những ý kiến khác nhau về cách tác động đối với bạn (Ví dụ: Một lần
TH ở lớp TTHCM k25; khi bực tức đã bỏ ra ngồi lớp và đóng cánh cửa
“sầm” một cái trước tất cả mọi người). Họ cũng không đồng tình với sinh
viên đánh back suốt đêm và đó lại trở thành một đề tài trao đổi ngày hôm sau
ở sinh viên. Có rất nhiều ví dụ tương tự như vậy.
* Vấn đề thời sự cũng là một vấn đề được sinh viên khá quan tâm, nhất
là sinh viên nam. Số sinh viên nữ quan tâm ít hơn sinh viên nam. Điều này
chứng tỏ sinh viên ngoài việc học tập, tình u và gia đình cịn quan tâm đến
thời sự của đất nước và tình tình thế giới.