TÂM LÍ HỌC PHÁT TRIỂN
TÀI LIỆU BÀI GIẢNG
TÂM LÍ HỌC PHÁT TRIỂN
(Tài liệu dùng cho học viên khoa GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT)
Tác giả: TS. Lê Thị Minh Hà
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÍ HỌC PHÁT TRIỂN
Bài 1: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN
* Khái niệm về sự phát triển tâm lí
- Tăng trưởng: Là khái niệm đề cập đến sự gia tăng về số lượng
(chiều dài, dung tích, khối lượng...) Ví dụ sự gia tăng về chiều cao, cân nặng,
sự tăng lên của tế bào thần kinh, sự gia tăng về vốn từ mà không thay đổi
chức năng ngôn ngữ.
- Phát triển: Phát triển đặc trưng bởi sự biến đổi về chất, bởi sự xuất
hiện những tổ chức mới, những cơ chế mới, quá trình mới và cấu trúc mới.
Bao gồm không chỉ tích luỹ về lượng (điều kiện cần), mà cả sự thay đổi về
chất (điều kiện đủ) của hiện tượng tâm lí. Ví dụ sự phát triển ngôn ngữ không
chỉ tăng về vốn từ, trẻ hiểu và nói, mà tư duy cũng phát triển, sự phát triển trí
tuệ bước sang giai đoạn mới. Nói đến phát triển là nói đến sự chuyển hóa về
mặt chất lượng, nói đến một trình độ mới khác về chất so với cái cũ. Hoặc sự
phát triển của quá trình nhận thức từ cảm giác đến tri giác, từ tri giác đến tư
duy... (tri giác là trình độ khác về chất so với cảm giác, tư duy là trình độ khác
về chất so với tri giác).
- Phát triển tâm lí là một quá trình bao gồm từ sự phát sinh, hình
thành, phát triển của nhu cầu, động cơ, hoạt động, hành động, những quá
trình, những thuộc tính, những trạng thái tâm lí của cá thể, từ đơn giản đến
phức tạp, từ chỗ chưa bị phân hóa đến chỗ bị phân hóa theo những quy luật
có liên quan, tác động phụ thuộc lẫn nhau tạo thành những đặc điểm tâm lí
khác nhau theo giai đoạn. Đó là một hoạt động có tính hệ thống, được sắp
xếp có tính thứ bậc và ngày càng tinh tế tạo ra đặc điểm đặc trưng cho mỗi
thời kỳ, mỗi lứa tuổi khác nhau, đảm bảo cho con người sống và hoạt động
với tư cách là chủ thể có ý thức của xã hội.
1. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học phát triển
Nghiên cứu sự phát triển tâm lí và nhân cách con người từ khi sinh ra
cho đến lúc trưởng thành với tư cách là một thành viên của xã hội. Nghiên
cứu các quy luật, những điều kiện, động lực, nguồn gốc phát triển tâm lý cá
thể.
2. Nhiệm vụ của tâm lý học phát triển:
- Làm sáng tỏ các quy luật phát triển tâm lí cá thể.
- Tìm ra cơ chế của sự phát triển tâm lí (nguyên nhân, quá trình phát
triển và điều kiện của sự phát triển).
- Nghiên cứu quá trình phát triển tâm lí, các hoạt động và sự hình thành
nhân cách diễn ra như thế nào qua các thời kì, các giai đoạn phát triển cá thể.
3. Mối liên hệ giữa tâm lí học phát triển với các ngành khoa học khác
3.1. Tâm lí học phát triển và tâm lí học đại cương:
Tâm lí học đại cương cung cấp những khái niệm cơ bản về các hiện
tượng tâm lí, vạch ra những quy luật về sự phát triển tâm lí người. Nó là cơ
sở cho các nghiên cứu từng mặt trong tâm lí học phát triển.
Ví dụ: Theo dõi một cách liên tục xem trẻ nhỏ bắt đầu phân biệt màu
sắc và âm thanh như thế nào, hoặc xem ở trẻ bắt đầu xuất hiện những biểu
tượng đơn giản, riêng lẻ, phức tạp, khái niệm sơ đẳng như thế nào, các nhà
tâm lí đã mở ra con đường giải quyết vấn đề phức tạp của lý luận nhận thức
là sự chuyển từ cảm giác tới tư duy. Sự chuyển đó ở người lớn xảy ra trong
nháy mắt, nhưng ở trẻ em quá trình đó diễn ra trong một thời gian.
3.2. Tâm lí học phát triển và sinh lí học tứa tuổi:
Tâm lí học phát triển sử dụng những thành tựu của giải phẫu và sinh lí
học lứa tuổi, nhất là những số liệu về sự phát triển hệ thần kinh cấp cao ở trẻ.
Sự trưởng thành và hoạt động bình thường của hệ thần kinh là điều kiện
quan trọng của sự phát triển tâm lí.
Ví dụ: Trẻ bị rối loạn chú ý - tăng động (ADHD), khi sử dụng kỹ thuật
chụp ảnh não thấy có giảm chuyển hoá ở thùy trán phải so với người bình
thường, sự mất cân bằng của các hoá chất trong hệ thần kinh (hai loại hoá
chất dopamine và norepinephrine có vai trò quan trọng trong việc hình thành
chú ý và sự tập trung chú ý).
3.3. Tâm lí học phát triển và giáo dục học:
Tâm lí học phát triển là cơ sở của giáo dục học. Theo Usinxki, muốn
giáo dục con người về mọi mặt, trước hết phải hiểu biết con người về mọi
mặt. Sự phát triển tâm lí, ý thức và tình cảm của trẻ được thể hiện trong nội
dung và sự tổ chức giáo dục chúng. Không có giáo dục học thì tâm lí phát
triển không có đối tượng nghiên cứu của mình.
3.4. Tâm lí học phát triển và triết học Mác - Lênin:
- Những thành tựu của tâm lí học phát triển là một bộ phận cấu thành
của nhận thức và phép biện chứng trong triết học duy vật biện chứng.
- Sự phát triển là quá trình tích lũy từ lượng dẫn đến sự thay đổi về chất
(các tuyến nội tiết chín muồi dẫn đến sự dạy thì ở tuổi thiếu niên)
- Sự phát triển tâm lí có nguồn gốc, động lực bên trong: Việc nảy sinh
và giải quyết các mâu thuẫn giữa mong muốn và khả năng, giữa cái đã biết
và cái chưa biết, giữa cái làm được và chưa làm được dẫn đến sụ phát triển.
- Sự phát triển tâm lí cũng có những bước nhảy vọt, là kết quả của sự
tích lũy linh nghiệm, hiểu biết trên cơ sở hoạt động và giao tiếp. Sự phát triển
tâm lí chuyển sang một giai đoạn mới chỉ có được do sự kế thừa những trình
độ phát triển đã có.
4. Quy luật phát triển tâm lí
4.1. Phát triển theo chuẩn mực
Phát triển theo chuẩn mực là những biến đổi và tổ chức lại hành vi mà
mọi trẻ đều trải qua trong quá trình trưởng thành (chuẩn mực có nghĩa là điển
hình hoặc ở mức trung bình)
4.2. Phát triển cá nhân:
Đề cập đến sự phát triển của mỗi cá nhân so với người khác. Sự phát
triển của cá nhân có hai loại:
- Loại thứ nhất: Bao gồm những nét khác biệt của từng cá nhân so với
quá trình phát triển theo chuẩn mực (chúng ta xác định thời điểm xuất hiện
các khả năng theo độ tuổi trung bình). Nếu vẽ biểu đồ phát triển của 100 đứa
trẻ từ khi sinh ra tới khi trưởng thành thì có rất nhiều sự khác biệt về thời gian
và cách trẻ đạt được những mốc phát triển nhất định như trẻ biết đi, biết nói,
biết đếm, biết chơi phối hợp với những đứa trẻ khác... Ví dụ ta nói trẻ 22
tháng có thể nhận ra mình trong gương, thì đó chi là độ tuổi trung bình, vì đôi
khi khả năng này xuất hiện chậm hơn ở trẻ này và sớm hơn ở trẻ khác. Biểu
hiện này lại càng chậm hơn ở đứa trẻ có rối loạn nhiễm sắc thể trong hội
chứng Down (30 tháng), loại trẻ này phát triển theo cùng một hướng như trẻ
bình thường, nhưng với tốc độ chậm hơn.
- Loại thứ hai: Dạng phát triển cá nhân theo chiều hướng khác nhau.
Do các đặc điểm bẩm sinh, do những trải nghiệm đặc thù của trẻ hoặc do
những phương pháp nuôi dạy dẫn đến sự phát triển theo những chiều hướng
khác nhau tạo nên sự khác biệt về nhân cách hoặc khả năng ở trẻ. Ví dụ có
trẻ cởi mở, có trẻ lại nhút nhát, một số thích những hoạt động phiên lưu nguy
hiểm, số khác lại thích những hoạt động an toàn hơn...
4.3. Tính không đồng đều của sự phát triển:
4.3.1. Xét trong tiến trình phát triển cá thể:
Sự phát triển tâm lí của mỗi cá thể mang tính không đồng đều. Có
những giai đoạn sự phát triển diễn ra với tốc độ rất nhanh, có giai đoạn phát
triển chậm chạp hơn. Ví dụ ở lứa tuổi mầm non tốc độ phát triển nhanh có thể
tính từng tháng, tuần. Tốc độ phát triển đó về sau khó tìm thấy ở giai đoạn
khác.
Trong tiến trình phát triển còn có những giai đoạn phát cảm phát triển
một vài chức năng tâm lí. Đó là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất,
đặc biệt sự chín muồi của hệ thần kinh khiến cho một chức năng tâm lí nào
đó phát triển rất nhanh. Ví dụ sự phát triển ngôn ngữ của trẻ diễn ra rất nhanh
ở trẻ 2 - 5 tuổi (thời kỳ phát cảm phát triển ngôn ngữ), hoặc những cử động
tinh tế của ngón tay thường diễn ra ở trẻ 7 - 8 tuổi, mà trước đó trẻ khó có
được, ở tuổi mẫu giáo xúc cảm thẩm mỹ phát triển mạnh, trẻ thích hát múa,
vẽ và học hát, múa, vẽ rất nhanh. Phát hiện thời kỳ phát câm phát triển, nhà
giáo dục tìm mọi cách phát triển các chức năng tâm lí của trẻ đúng lúc. Nếu
để chậm quá hoặc quá sớm thì sự phát triển sẽ khó thực hiện. (trẻ 8 tháng
tuổi mà đã bắt đầu tập đi, ép trẻ tập đọc, tập viết làm tính trước 6 tuổi... chẳng
những không kết quả mà còn có hại cho trẻ sau này.
4.3.2. Xét sự phát triển giữa trẻ này và trẻ khác:
Sự phát triển tâm lí của trẻ theo một trình tự các giai đoạn nhất định.
Những giai đoạn này như những bậc thang, muốn trèo lên bậc thang trên
cùng, đứa trẻ phải trèo lần lượt từng bậc một. Tuy nhiên, mỗi trẻ trải qua con
đường phát triển theo cách riêng của mình, với tốc độ, nhịp độ, khuynh
hướng riêng.
Sự phát triển không đồng đều về tốc độ và nhịp độ thể hiện có những
trẻ phát triển sớm hơn hoặc chậm hơn so với trẻ khác, hoặc trẻ này phát triển
nhận thức năng lực... hơn trẻ khác. Ví dụ trong cùng một nhóm trẻ, cháu thì
vẽ được những bức tranh có ý nghĩa, cháu thì lại hoàn toàn chưa có kỹ năng
vẽ. Có trẻ tỏ ra ham hiểu biết, có trẻ tỏ ra thờ ơ với mọi sự vật hiện tượng....
Bên cạnh sự khác biệt về tốc độ và nhịp độ phát trên, ở trẻ còn bộc lộ
những khác biệt về tính cách, năng lực, hứng thú... tạo ra khuynh hướng khác
nhau trong sự phát triển của trẻ.
Nguyên nhân của sự phát triển không đồng đều
- Do điều kiện sinh học của trẻ khác nhau
- Do môi trường sống và giáo dục khác nhau.
- Hoàn cảnh phát triển riêng khác nhau
- Sự lựa chọn, khuynh hướng của trẻ khi tiếp nhận ấn tượng từ môi
trường sống. Trẻ càng lớn tính lựa chọn càng tăng dần và sự khác biệt tâm lí
càng lớn.
- Mức độ tích cực của trẻ khi tham gia vào hoạt động. Nhu cầu, động
cơ, kỹ năng và kết quả hoạt động của trẻ là khác nhau, dẫn tới mức độ phát
triển tâm lí khác nhau.
4.4. Tính mềm dẻo và khả năng bù trừ trong sự phát triển tâm lí
Tính mềm dẻo của hệ thần kinh phát triển tạo ra khả năng bù trừ. Khi
một chức năng tâm lí nào đó bị thiếu hoặc yếu thì những chức năng tâm lí
khác được tăng cường, phát triển mạnh để bù đắp hoạt động của chức năng
bị thiếu hoặc yếu. Vd: sự khuyết tật của thị giác được bù đắp bằng sự phát
triển mạnh mẽ của thính giác, xúc giác.
Tóm lại: Sự phát triển tâm lý diễn ra rất phức tạp, bởi các điều kiện quy
định sự phát triển luôn thay đổi, không ổn định. Bản thân trẻ cũng luôn thay
đổi, không bao giờ lặp lại chính nó. Điều này làm cho quá trình giáo dục trẻ
gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sự phát triển tâm lí cho thấy nhân cách con
người vô cùng phong phú, có một không hai, tạo ta sự phong phú của xã hội.
Công tác giáo dục tránh rập khuôn máy móc, áp đặt mà phải tôn trọng cá tính
riêng của trẻ. Nhà giáo dục phải tìm ra con đường riêng cho mỗi trẻ và có
những biện pháp phù hợp để mỗi trẻ trở thành chính nó.
5. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí:
5.1. Điều kiện sinh học
- Khi sinh ra, con người đã có hình thái cần thiết cho quá trình phát triển
mang tính lịch sử - xã hội sau này của con người. Mức độ phát triển thể chất
của trẻ ở mỗi thời kỳ và những đặc điểm của hoạt động thần kinh cấp cao của
nó là điều kiện cần thiết cho trẻ phát triển với tư cách là thành viên xã hội.
- Mức độ phát triển thể chất và những đặc điểm hoạt động hệ thần kinh
cấp cao của trẻ là điều kiện cần thiết cho sự phát triển tâm lí của trẻ. Đặc
điểm bẩm sinh và di truyền có thể bất lợi đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ
(con cái của những người nghiện rượu và bệnh tâm thần có sự uể oải, yếu
kém của các tế bào vỏ bán cầu đại não) hoặc sự tổn thương của cơ quan
thính giác ảnh hướng đến khả năng âm nhạc.
5.2. Môi trường sống:
Văn hoá gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng. Gia đình là nơi đứa trẻ
được tiếp cận sớm nhất, là môi trường xã hội đầu tiên của mỗi người. Con
người tiếp thu văn hoá gia đình và mang theo trong suốt cuộc đời.
- Các chức năng tâm lí người được phát triển trong quá trình lĩnh hội
kinh nghiệm xã hội - lịch sử của loài người ghi giữ lại trong nền văn hoá.
Trong nền văn hoá chứa đựng toàn bộ kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người,
của dân tộc, của địa phương, nó tạo thành môi trường văn hoá nuôi dưỡng
đời sống tinh thần và vật chất cho trẻ, tạo ra những chuẩn mực đạo đức, giá
trị thẩm mĩ và nhân cách trẻ. Không được sống trong xã hội loài người thì đứa
trẻ không thể trở thành Người (những đứa trẻ bị chó sói và khỉ nuôi - chúng
không thể trở thành Người).
- Sự khác biệt giữa nền văn hoá tạo ra sự khác biệt tâm lí giữa trẻ với
nhau. Song ở một nền văn hoá như nhau mỗi đứa trẻ cũng khác nhau, vì
chúng tiếp nhận nền văn hoá ấy theo cách riêng của mình.
- Dạy học và giáo dục có vai trò chủ đạo đối với sự phát triển tâm lí,
nhân cách trẻ em. Tuy nhiên, dạy học phải hướng vào "vùng phát triển gần
nhất của đứa trẻ" (theo L.X. Vưgotxki). Độ chênh lệch giữa những cái đứa trẻ
có thể làm được với sự giúp đỡ của người lớn và những cái trẻ có thể tự làm
một mình được gọi là vùng phát triển gần nhất của đứa trẻ. Có nghĩa là, dạy
học phải tính đến trình độ phát triển trẻ đã đạt được ở hiện tại, nhưng không
phải dừng lại, mà phải biết sẽ đưa sự phát triển của trẻ đi tới đâu và bước
tiếp theo như thế nào. Ví dụ khi quan sát những nét vẽ nguệch ngoạc của trẻ
2 tuổi, bắt đầu nhận ra những nét đồ vật quen thuộc (quả bóng), bước tiếp
phải dạy trẻ vẽ một cách có chủ định (hình quả bóng). Như vậy, hướng dẫn
trẻ đặt trước cho mình một mục đích (vẽ quả bóng).
- Dạy học phải hướng vào giai đoạn phát cảm phát triển. Có những giai
đoạn lứa tuổi mà những tác động dạy học nhất định có ảnh hướng mạnh nhất
đến quá trình phát triển tâm lí - những giai đoạn đó gọi là giai đoạn phát cảm
phát triển. Sở dĩ có giai đoạn phát cảm phát triển là do sự chín mùi của hệ
thần kinh và các giác quan của trẻ kết hợp với vốn kinh nghiệm trẻ đã tích lũy
được. Ví dụ giai đoạn phát cảm phát triển đối với những hình thức dạy học
tác động đến sự phát triển tri giác hình ảnh, óc tưởng tượng và tư duy hình
tượng là giai đoạn mẫu giáo.
- Dạy học chú trọng đặc biệt đến việc hình thành ở trẻ những hành
động định hướng (hành động định hướng bên ngoài, hành động định hướng
bên trong).
- Giáo dục có thể làm thay đổi điều kiện sinh học không có lợi cho sự
phát triển tâm lí của trẻ (các dị tật). Não người (đặc biệt phát triển khi hệ thần
kinh còn mềm dẻo), có khả năng cải tổ lại hoặc từng phần, hoặc khả năng bù
trừ cao. Ví dụ người mù phát triển mạnh chức năng thính giác và xúc giác, trẻ
điếc phát triển khẩu hình. Giáo dục phát triển chức năng cho trẻ bị khiếm
khuyết. Giáo dục tạo ra hoàn cảnh đặc biệt, tổ chức hoạt động cho trẻ để thực
hiện mục đích của giáo dục và phát triển những mầm mống năng khiếu đặc
biệt của trẻ.
5.3. Hoạt động cá nhân
- Sự phát triển tâm lí chỉ có thể diễn ra trong hoạt động, vì trong quá
trình hoạt động, con người phản ánh đối tượng hoạt động một cách đầy đủ
nhất. Đặc điểm của đối tượng, công dụng, cách sử dụng đối tượng theo kiểu
người (lãnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người).
- Hoạt động giao tiếp làm phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trẻ học nói bằng
cách bắt trước ngôn ngữ của người lớn, trẻ phải giao tiếp với người lớn. Trẻ
học cách biểu lộ xúc cảm, tình cảm của người lớn trong giao tiếp.
- Hoạt động tâm lí được hình thành theo quy luật chuyển từ ngoài vào
trong (quá trình nhập tâm). Hành động bên ngoài là hành động thực hành
(hành động diễn ra ở các thao tác tay chân). Hành động bên trong là hành
động tâm lí (hành động diễn ra trong óc: Tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng
tượng). Hành động bên ngoài được tiến hành bởi công cụ (công cụ chính là
năng lực của loài người kết tinh lại, vật thể hoá). Hành động bên trong được
thực hiện nhờ phương tiện trung gian là ngôn ngữ, hệ thống tín hiệu và dấu
hiệu (đặc biệt là âm thanh). Cơ chế chuyển từ ngoài vào trong là con đường
cơ bản để trẻ tiếp thu kinh nghiệm của loài người.
Mỗi giai đoạn lứa tuổi có một loại hoạt động đặc trưng - Hoạt động chủ
đạo. Hoạt động chủ đạo là hoạt động mà sự phát triển của nó quy định những
biến đổi chủ yếu nhất trong quá trình tâm lí và nhân cách ở giai đoạn phát
triển nhất định của nó.
Đặc điểm hoạt động chủ đạo:
- Là hoạt động có đối tượng mới, chính đối tượng mới tạo ra những cái
mới trong tâm lí, tức là tạo ra sự phát triển.
- Là hoạt động đặc trưng của lứa tuổi, nó quyết định sự phát triển tâm lí
của lứa tuổi. Những quá trình tâm lí được cải tổ, được tổ chức lại bằng hoạt
động này.
- Là hoạt động có khả năng chi phối các hoạt động khác cùng diễn ra
đồng thời. Do vậy tạo ra những nét đặc trưng trong tâm lí cá thể ở mỗi giai
đoạn phát triển.
Mỗi giai đoạn phát triển tâm lí đặc trưng bởi một quan hệ nhất định của
đứa trẻ với thực tế, bởi một kiểu hoạt động chủ đạo của nó. Dấu hiệu chuyển
từ giai đoạn này sang giai đoạn khác chính là sự thay đổi kiểu hoạt động chủ
đạo, quan hệ chủ đạo của trẻ với hiện thực.
Tìm hiểu quá trình biến đổi bên trong các giai đoạn phát triển của trẻ,
A.N.Leonchiep đưa ra hai hướng: Hướng thứ nhất (cơ bản và quyết định), từ
biến đổi bước đầu trong phạm vi các quan hệ đời sống và hoạt động đến sự
phát triển hành động, thao tác, chức năng. Hướng thứ hai, từ sự sắp xếp lại
các chức năng, các thao tác vào sự phát triển hoạt động của trẻ. Vì vậy, mỗi
hoạt động của trẻ biểu hiện không chỉ quan hệ của nó đối với chính đối tượng
mà còn thể hiện những quan hệ xã hội hiện tại.
Tóm lại: Về nguồn gốc của sự phát triển tâm lí trẻ em, Enconhin cho
rằng bẩm sinh di truyền là những điều kiện cần thiết bên trong giúp cho các
cấu tạo tâm lí có thể xuất hiện, nhưng nó không quy định cả thành phần lẫn
chất lượng chuyên biệt của các cấu tạo mới ấy. Giáo dục và người lớn có vai
trò quan trọng. Chỉ có thông qua người lớn và nhờ có người lớn trẻ mới nắm
được sự phong phú của hiện thực. Trong quan hệ của trẻ với thế giới đồ vật,
bao giờ cũng phải lấy quan hệ giữa trẻ với người lớn làm khâu trung gian.
Nhưng chỉ có hoạt động của bản thân trẻ nắm lấy thực tại mới là động lực làm
cho trẻ - thành viên của xã hội phát triển được tâm lí và ý thức của mình. Hoạt
động đó thông qua quan hệ với người lớn.
Bài 2: CÁC THUYẾT PHÁT TRIỂN TÂM LÍ
1. Thuyết tâm lí động học (lí thuyết phát triển động)
Thuyết Tâm lí động học cho rằng hành vi của con người phần lớn do
động cơ chi phối, động cơ này ở bên trong và thường vô thức. Những tác
động ẩn này ảnh hướng đến hành vi, suy nghĩ và nhân cách con người.
Thuyết Tâm lí động học cho rằng chúng ta được định hướng bằng động cơ và
cảm xúc tiềm thức, bằng kinh nghiệm đầu đời.
Singmund Freud và Erik Enkson đại diện của thuyết Tâm lí động học.
1.1. Thuyết Phân tâm của Freud (1856 - 1939)
Theo Freud, mỗi nhân cách cá nhân được hình thành bằng kinh nghiệm
trong bối cảnh xã hội, kinh nghiệm đầu đời hình thành các mẫu kéo dài trong
suốt cả cuộc đời
THUYẾT PHÂN TÂM VỀ NHÂN CÁCH
Nhan cach
Xung dong ban nang
(cai no- cai vo thuc)
Ban nga
(cai toi y thuc)
Sieu nga
(y thuc xa hoi)
Xung động bản năng là nguồn năng lượng cung cấp xu thế phát triển
tâm lí của con người. Nó có từ lúc đứa trẻ mới sinh, quy định trực tiếp nhu
cầu cơ thể. Bản ngã là thành phần nhân cách thực tế, duy lý, xuất hiện trong
năm đầu cuộc đời đáp ứng nhu cầu của trẻ (trẻ thông báo cho người khác
biết nhu cầu của nó qua tiếng khóc). Siêu ngã hay "Tác nhân đạo đức" phát
triển trong nhân cách trẻ 3 - 4 tuổi, khi trẻ bắt đầu kết hợp tiêu chuẩn đúng sai
của người lớn.
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TÂM LÍ TÌNH DỤC CỦA FREUD
TT
Giai
đoạn
Tuổi
Mô tả
Nhu cầu tâm lí tình dục bằng đường miệng (bú) hình
1
Miệng
0-1
2
Hậu môn
1-3
ruột, tạo sự xung đột giữa thôi thúc sinh học và sự
3-6
kiểm soát xã hội
Năng lượng tâm lí tình dục được hướng về cơ quan
3
Tượng
dương
thành sự quyến luyến với mẹ
Trẻ con được thúc hối phải kiểm soát bàng quan và
sinh dục, thúc dục sự ham muốn bố mẹ khác giới. Sợ
bố mẹ cùng giới với mình trả thù là nguyên nhân làm
vật
cho trẻ đồng nhất bố mẹ ấy và thỏa mãn sự hấp dẫn
với bố mẹ khác giới.
"Thời gian yên tĩnh" trong đó năng lượng tình dục
4
5
Tiềm ẩn
Cơ quan
sinh dục
6-
được định hướng thành hoạt động có thể được xã hội
12
chấp nhận (học ở trường, làm việc và nô đùa với bạn
12
đồng tuổi cùng giới)
Giai đoạn trưởng thành giới tính, nhu cầu tâm lí tình
trở
dục được định hướng sang mối quan hệ tình dục khác
lên
giới
Sự phát triển tâm lí của trẻ diễn ra qua các giai đoạn phát triển phổ biến
không thay đổi về chuỗi. Những giai đoạn này phần lớn do khuynh hướng
bẩm sinh quyết định. Theo Freud, mỗi giai đoạn đều mang tính độc đáo bằng
sự phát triển khả năng nhận cảm trong bộ phận cơ thể cụ thể (vùng nhạy cảm
tình dục), ông gọi mỗi giai đoạn là tình dục tâm lí. Sự phát triển tâm lí là do
tập trung liên tục và giảm bớt căng thẳng ở vùng nhạy cảm tình dục trong các
giai đoạn khác nhau. Nghĩa là trong từng giai đoạn trẻ được đáp ứng tốt nhu
cầu tâm lí tình dục nhưng không thái quá. Nếu không được đáp ứng đủ trẻ sẽ
thất vọng và do dự khi quan hệ với người khác. Quan hệ với người khác
chính là nguồn kích thích trẻ phát triển tâm lí. Sự phát triển tâm lí đạt mức
hoàn chỉnh khi trẻ ở lứa tuổi thanh niên.
Nhận xét: Cách phân chia này dựa trên sự chín muồi cơ thể, Freud bỏ
qua bản chất xã hội của sự phát triển tâm lí, bỏ qua vai trò của hoạt động và
giáo dục. Ông cho rằng sự phát triển tâm lí là quá trình phát triển của cơ chế
thích nghi của cá nhân. Các cơ chế kiểm duyệt, thay thế được xem như
những cơ chế thích nghi của đứa trẻ với thế giới người lớn.
1.2. Thuyết của Erikson (1902 - 1994)
Erikson là học trò của Freud, ông cho rằng sự phát triển tâm lí diễn ra
trong suốt cuộc đời. Trong lí thuyết tâm lí xã hội của mình, Erikson cho rằng
sự phát triển nhân cách được quyết định bằng sự tương tác giữa kế hoạch
trưởng thành bên trong và nhu cầu xã hội bên ngoài.
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TÂM LÍ XÃ HỘI CỦA ERIKSON
TT
1
2
3
4
5
6
Giai đoạn TLXH
Tin cậy cơ bản so
với hoài nghi
Tự quản so với
hổ thẹn và hoài
nghi
Sáng kiến so với
tội lỗi
Chuyên cần so
với tự ti
Nhận dạng so với
8
0-1
1-3
3-6
6 - 15
nhầm lẫn nhận
15 - 18
dạng
Thân mật so với
Đầu tuổi
cô lập
Khả
7
Tuổi
trưởng
năng
sinh
thành
Giữa tuổi
Thử thách
Phát triển ý thức cho rằng thế giới là
nơi an toàn, tốt đẹp
Thừa nhận rằng con người là một
người độc lập có thể ra quyết định
Phát triển khả năng thử làm việc mới và
giải quyết thất bại
Học hỏi kỹ năng cơ bản và làm việc với
người khác
Phát triển ý thức lâu bền kết hợp với
cái tôi
Ràng buộc với người khác trong mối
quan hệ yêu đương
Góp phần với người nhỏ tuổi hơn,
sản so với ngưng
trưởng
thông qua việc nuôi con, chăm sóc con
trệ
Kết hợp so với
thành
cái hoặc công việc sản xuất khác
Về già
Xem cuộc sống đáng giá và hài lòng
thất vọng
Thứ tự 8 giai đoạn trong lí thuyết của Erikson dựa trên nguyên tắc biểu
sinh. Nghĩa là mỗi giai đoạn đều thể hiện sức mạnh tâm lí xã hội của mình.
Tên của mỗi giai đoạn phản ánh thử thách mà con người phải đối mặt ở
một độ tuổi cụ thể. Chẳng hạn thử thách đối với giai đoạn thanh niên là quan
tâm đến mối quan hệ yêu đương. Thử thách được đáp ứng thông qua sự kết
hợp các tác động tâm lí bên trong với tác động xã hội bên ngoài. Khi đáp ứng
thành công con người đã chuẩn bị tốt đáp ứng thử thách trong giai đoạn tiếp
theo sau. 8 giai đoạn phát triển tâm lí kéo dài trong suốt quãng đời con người,
vì vậy cần cả đời mới có được sức mạnh tâm lí xã hội. Hành vi hiện tại và
tương lai đều có nguồn gốc từ quá khứ các giai đoạn sau được hình thành
trên nền tảng của giai đoạn trước.
Chuỗi 8 giai đoạn phát triển tâm lí xã hội của Erikson gồm các chu kỳ
lặp lại: Chu kỳ đầu tiên từ tin cậy so với hoài nghi đen đồng nhất so với nhầm
lẫn đồng nhất. Chu kỳ thứ hai từ mật thiết so với cô lập qua nguyên vẹn so
với tuyệt vọng.
Diễn tiến phát triển của hai chu kỳ: Tin cậy -> đạt được -> trọn vẹn.
Tóm lại: Tâm lí động học nhấn mạnh sự chuyển qua tuổi trưởng thành
là rất khó vì con đường đầy rẫy vật cản. Kết quả phát triển tâm lí phản ánh
thái độ và sự dễ chịu mà trẻ dùng để vượt qua rào cản. Khi trẻ vượt qua rào
cản ba đầu dễ dàng, thì trẻ có khả năng giải quyết các rào cản sau này tốt
hơn.
2. Thuyết Tập quen:
Thuyết Tập quen nhấn mạnh việc tập quen ảnh hướng đến hành vi của
con người và con người tập quen từ việc quan sát người khác quanh mình.
2.1. Thuyết hành vi (John Watson 1878 - 1958)
- John Locke (triết gia người Anh) cho rằng đầu óc đứa trẻ như một
trang giấy trắng để viết kinh nghiệm vào. John Watson nhấn mạnh vai trò của
kinh nghiệm, ông cho rằng tập quen quyết định sự phát triển của đứa trẻ sau
này sẽ ra sao, nếu áp dụng đúng kỹ thuật trẻ có thể học được mọi thứ.
- B.F.Skiner (1904 - 1990) nghiên cứu thực nghiệm sự biến đổi ngoại
cảnh ở động vật, sau đó mở rộng sang người. Hành vi sẽ được lặp lại hay
mất đi dựa vào sự củng cố hoặc dập tắt hành vi bằng liệu pháp khen thưởng
(củng cố) và trách phạt (kiềm chế hành vi, ngăn chặn hứng thú).
2.2. Thuyết tập quen xã hội
- Alber Bandura (1918) đưa ra thuyết tập quen xã hội trên cơ sở phần
thưởng, hình phạt và sự bắt chước phức tạp. Ông cho rằng hành vi của
người khác cũng là nguồn thông tin về thế giới xung quanh. Tập quen qua
quan sát người khác được gọi là sự bắt chước.
Bắt chước một cách máy móc (mô phỏng tuyệt đối hành vi của người
khác, không phê phán) hoặc bắt chước có nhận thức (nhận thức khả năng
của bản thân có thể và khi nào cần bắt chước và đánh giá hành vi của người
khác khi bắt chước).
Tóm lại: Thuyết tập quen nhấn mạnh vai trò của kinh nghiệm trong sự
phát triển tâm lí của con người.
3. Thuyết phát triển nhận thức:
Thuyết phát triển nhận thức đề cập đến con người suy nghĩ ra sao và
sự suy nghĩ thay đổi như thế nào. Có ba cách tiếp cận trong thuyết phát triển
nhận thức. Cách thứ nhất, theo Jean Piaget (1896 - 1980) sự phát triển nhận
thức trải qua các giai đoạn phổ biến. Cách thứ hai, Kohlberg mở rộng khía
cạnh đạo đức trong phát triển nhận thức. Cách thứ ba, con người xử lí thông
tin giống như máy vi tính, càng ngày càng sử lí có hiệu quả hơn khi tuổi đời
cao.
3.1. Thuyết nhận thức của Piaget:
Piaget tập trung xem xét trẻ em hình thành kiến thức ra sao và sự phát
triển kiến thức của trẻ thay đổi theo thời gian như thế nào.
Ông cho rằng đứa trẻ cố gắng tìm hiểu thế giới từ khi còn là đứa bé ẵm
ngửa, trong suốt thời kỳ ấu thơ cho đến tuổi thanh niên, trẻ luôn tìm hiểu hoạt
động của cả thế giới tự nhiên và xã hội. Trong nỗ lực tìm hiểu thế giới xung
quanh mình, đứa trẻ hành động giống như các nhà khoa học. Chúng cố liên
kết tất cả những gì về sự vật và hiện tượng, về thế giới đồ vật, thực vật, động
vật và con người.... Thành một bức tranh đa dạng. Trẻ cũng quan sát, thử
nghiệm, dự đoán các sự kiện xảy ra xung quanh chúng. Chẳng hạn trẻ suy
nghĩ và quan sát: "Chuyện gì xảy ra khi mình đẩy đồ chơi ra khỏi bàn", sau đó
trẻ đẩy đồ chơi rớt xuống đất, nó lại đẩy tiếp quần áo, ly, chén... rớt khỏi bàn.
Từ đó hình thành lí thuyết: "Đồ vật đẩy khỏi bàn sẽ rơi xuống đất".
Piaget cho rằng có một số thời điểm là mốc quan trọng trong sự phát
triển nhận thức của trẻ. Tại những thời điểm này diễn ra sự thay đổi cơ bản
về nhận thức của trẻ. Có ba mốc quan trọng nhất: Lần thứ nhất - trẻ 2 tuổi,
lần thứ hai - trẻ 7 tuổi và lần thứ ba - trong tuổi thanh niên.
Piaget cố gắng kết hợp sự trưởng thành và kinh nghiệm với nhận thức
và xã hội trong sự phát triển tâm lí của con người.
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA PIAGET
TT
1
Giai đoạn
Vận động
nhận cảm
Tuổi
Đặc điểm
Hiểu biết thế giới của trẻ dựa trên giác quan và kỹ
0-2
năng vận động. Cuối giai đoạn sử dụng miêu tả
suy nghĩ.
Trẻ học cách sử dụng biểu tượng: Từ ngữ và con
Suy nghĩ
2
tiền hoạt
2-6
động
Suy nghĩ
3
hoạt động
cụ thể
Suy nghĩ
4
hoạt động
hình thức
số để mô tả các khía cạnh thế giới. Nhưng liên kết
với thế giới chỉ bằng quan điểm của mình.
Trẻ hiểu và áp dụng hoạt động logic vào kinh
7 - 12 nghiệm của mình (trực tiếp và cụ thể).
12 -
Thanh niên hoặc người lớn suy nghĩ trừu tượng,
15 trở giải quyết tình huống giả thuyết và suy đoán về
lên
những gì có thể.
Mỗi giai đoạn phát triển nhận thức tượng trưng cho sự thay đổi cơ bản
trong cách trẻ tìm hiểu và sắp xếp thế giới xung quanh vào vốn hiểu biết của
mình.
Mỗi giai đoạn cũng thể hiện phương thức lãnh hội thế giới xung quanh
ngày càng tinh vi hơn.
3.2. Thuyết Lập luận đạo đức của Lawrence Kohlberg (1984, 1987):
Kohlberg dùng thuyết nhận thức của Piaget làm xuất phát điểm, ông mô
tả một chuỗi các giai đoạn phổ biến, phản ánh nhiều cách suy nghĩ khác nhau
của con người về tình huống đạo đức khó xử. Kohlberg khảo sát các nguyên
tắc mà con người áp dụng để quyết định đạo đức hơn là chính các quyết định
ấy.
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
LẬP LUẬN ĐẠO ĐỨC CỦA KOHLBERG
Cấp
Giai
độ
Tiền
đoạn
quy
ước
Vâng lời người có uy tín. Lập luận đạo đức dựa trên tác động
1
(trừng
2
3
mực
cầu của chính mình (họ nghĩ họ tử tế với người khác, sau
dẫn đạo đức trong chuẩn mực giữa cá nhân với nhau và xã
hội, họ quyết định điều gì đều mong giành được sự đồng ý
của người khác (là một đứa bé ngoan)
Áp dụng nguyên tắc để duy trì trật tự đạo đức xã hội. Cá
xã hội)
Hậu
vâng lời theo người có uy tín (làm đúng để tránh bị trách
này người khác sẽ trả ơn)
Sống theo kỳ vọng của người khác. Cá nhân tìm kiếm hướng
Quy
(chuẩn
bên ngoài (phần thưởng và hình phạt). Cá nhân thừa nhận
phạt)
Hành vi tử tế để sau này được trả ơn. Cá nhân tìm kiếm nhu
phạt
ước
Đặc điểm
4
nhân hiểu được vai trò của luật pháp để duy trì trật tự xã hội
5
và mang lại điều tốt cho mọi người
Trung thành với quy định xã hội khi nó có giá trị với cá nhân.
quy
Lập luận đạo đức dựa trên tiêu chuẩn đạo đức cá nhân. Cá
ước
nhân hành động không vì những tác động bên ngoài như
(chuẩn
phần thưởng, hình phạt, vai trò XH (nếu giá trị XH không
mực
mang lại lợi ích cho cá nhân)
Hệ thống đạo đức cá nhân dựa trên nguyên tắc trừu tượng.
đạo
6
Lập luận đạo đức bị chi phối bởi nguyên tắc đạo đức. Những
giá trị như lương tâm, lòng trắc ẩn, sự cảm thông… tác động
lên hành động của cá nhân
6 giai đoạn phát triển tập luận đạo đức của Kohlberg là một chuỗi cố
định, nghĩa là cá nhân đi qua 6 giai đoạn theo thứ tự liệt kê và chỉ đi qua thứ
tự ấy. Cấp độ lập luận đạo đức phải kết hợp với độ tuổi và sự phát triển nhận
thức.
3.3. Thuyết xử lí thông tin:
Các nhà tâm lí học xử lý thông tin dựa vào hoạt động của máy tính để
giải thích tư duy và sự phát triển của tư duy từ thời thơ ấu cho đến tuổi thanh
niên.
Cũng như máy tính, phần cứng (ổ đĩa, bộ nhớ truy cập và thiết bị xử lý
trung tâm) và phần mềm (chương trình sử dụng). Nhận thức con người bao
gồm phần cứng trí tuệ (cấu trúc nhận thức gồm các bộ nhớ khác nhau lưu trữ
thông tin) và phần mềm trí tuệ (các tập hợp quá trình nhận thức giúp trẻ thực
hiện nhiệm vụ cụ thể). Chẳng hạn khi học bài, trẻ phải mã hóa thông tin, lưu
trữ thông tin trong bộ nhớ, sau đó truy cập thông tin cần thiết để làm bài thi....
Các nhà tâm lí học xử lý thông tin giải thích sự phát triển tư duy như
quá trình thay đổi phần cứng (nhiều bộ nhớ và thiết bị xử lí trung tâm nhanh
hơn) và phần mềm (tinh vi và đa dạng hơn) máy tính. Thanh niên có phần
cứng và phần mềm trí tuệ tốt hơn trẻ nhỏ, họ có dung lượng bộ nhớ nhiều
hơn và nội dung kiến thức nhớ nhiều hơn... nên giải quyết các tình huống tốt
hơn. Sự lão hóa là quá trình sa sút phần mềm trí tuệ dẫn đến giảm khả năng
khả năng xử lí thông tin.
4. Tiếp cận sinh thái học và hệ thống
Thuyết sinh thái học tập trung nghiên cứu tính phức tạp của môi trường
và sự liên kết của chúng với sự phát triển. Theo các nhà sinh thái học, sự
phát triển của con người không thể tách rời các bối cảnh môi trường mà trong
đó con người phát triển. Trong bối cảnh môi trường phát triển, các yếu tố phát
triển đều kết nối với nhau. Chẳng hạn muốn hiểu sự hành xử của một thanh
niên như thế nào, cần tìm hiểu nhiều hệ thống khác nhau (bố mẹ, bạn bè,
thầy cô giáo, truyền hình, xã hội...) ảnh hướng đến họ.
4.1. Thuyết của Urie Bronfenbrenner (1979, 1989, 1995)
Bronfenbrenner cho rằng trẻ con phát triển được gắn kết với một loạt
hệ thống phức tạp và tương tác. Ông chia môi trường sống thành 4 cấp độ:
- Hệ thống vi mô gồm những người gần gũi với cá nhân nhất trong gia
đình: cha mẹ, ông bà, anh chị em ruột...
- Hệ thống giữa gồm bạn bè thân trường học.
- Hệ thống ngoại gồm đồng nghiệp nơi làm việc, hệ thống XH của bố
mẹ, chính sách XH và chính phủ.
- Hệ thống vĩ mô gồm nhóm dân tộc, cộng đồng văn hóa, sự kiện lịch
sử...
HT vi mo
HT ngoai
HT giữa
HT vi mo
Bốn cấp bậc hệ thống kết nối chặt chẽ với nhau và ảnh hướng lẫn
nhau. Hệ thống vi mô ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển tâm lí cá nhân,
nó kết nối để hình thành hệ thống giữa, hệ thống giữa gây ảnh hướng trong
hệ thống vi mô. Hệ thống ngoài là bối cảnh xã hội gần gũi với cá nhân. Hệ
thống vi mô là nền văn hóa xã hội, nó thay đổi theo thời gian, vì vậy mỗi thế
hệ trẻ có thể sống trong bối cảnh xã hội và nền văn hóa khác nhau.
4.2. Thuyết cạnh tranh áp lực môi trường của Lawton và Nahemov
(1973)
Thuyết cạnh tranh áp lực môi trường nhấn mạnh sự tương của cá nhân
với môi trường. Lawton cho rằng, con người thích nghi tốt như thế nào tùy
vào sự kết hợp giữa khả năng cạnh tranh với áp lực môi trường hoặc một
trường áp đặt yêu cầu với họ. Khái niệm "phù hợp nhất" hoặc "thích hợp
nhất" dẫn đến sự thích nghi mở rộng của cá nhân với môi trường (chẳng hạn
kỹ năng xã hội của đứa trẻ với bạn cùng tuổi có phù hợp hay không giải thích
cho việc nhóm bạn có chấp nhận đứa trẻ hay không). Vì vậy, để tìm hiểu
chức năng hoạt động của con người cần phải tìm hiểu một loạt hệ thống phức
tạp con người đang sống.
Tóm lại: Thuyết tiếp cận sinh thái học và hệ thống nhấn mạnh mức độ
khác nhau trong ảnh hướng của đối với sự phát triển tâm lí cá nhân.
5. Thuyết cuộc đời và chu kỳ sống:
Thuyết cuộc đời và chu kỳ sống đặc biệt chú ý đến giai đoạn trưởang
thành và tuổi già trong sự phát triển của con người.
5.1. Quan điểm quãng đời của Matilda Rilay:
Theo quan điểm quãng đời, sự phát triển con người không được hiểu
trong khuôn khổ duy nhất, mà được xét đến trong khuôn khổ tâm sinh học xã
hội. Con người tiếp tục phát triển và thay đổi trong suốt cuộc đời, vì vậy cần
tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người về hình thể, khả
năng trí tuệ và kỹ năng xã hội. Ở người già trong một giai đoạn nhất định nào
đó có thể thấy một số khía cạnh hành vi sẽ không thay đổi, một số khía cạnh
khác sẽ là mới, điều đó phản ánh sự gián đoạn trong phát triển của tuổi già.
Tuổi già được xét đến trong bối cảnh sau:
- Tuổi già là một tiến trình trưởng thành và già trong suốt cuộc đời, bắt
đầu với khái niệm đã định hình và kết thúc bằng cái chết. Để tìm hiểu một giai
đoạn cụ thể, chúng ta phải biết trước đó điều gì đã đến và sau đó điều gì sẽ
đến.
- Cuộc sống của con người chịu tác động của xã hội, vì thế kinh nghiệm
của mỗi thế hệ khác nhau.
- Các chuẩn mực đạo đức (các mẫu phát triển) cũng ảnh hưởng đến sự
phát triển của con người.
5.2. Chu kỳ đời sống gia đình của Duvall (1997):
Thuyết này cho rằng gia đình trải qua một loạt thay đổi có thể dự đoán,
cấu thành chu kỳ đời sống gia đình liên quan đến độ tuổi của trẻ. Ở mỗi giai
đoạn phát triển của trẻ đều có những đặc điểm riêng, nhưng có những đặc
điểm nhất quán trong cách giải quyết tình huống gia đình gia đình của cha
mẹ. Theo Duvall, có sự di truyền về tương tác gia đình để tạo nên kinh
nghiệm sống của đứa trẻ.
1 2
8
3
4
7
5
6
1. Các cặp vợ chồng đã kết hôn chưa có con
2. GĐ nuôi con, con lớn nhất 30 tháng
3. GĐ có con được độ tuổi đến trường
4. GĐ có con độ tuổi đến trường
5. GĐ có con tuổi vị thành niên (con lớn nhất 13 - 20 tuổi)
6. GĐ có con trưởng thành ra ở riêng (con đầu lòng đến con út rời khỏi
nhà)
7. Bố mẹ tuổi trung niên (trống ổ rồi nghỉ hưu)
8. Thành viên trong GĐ lớn tuổi (nghỉ hưu đến khi hai vợ chồng mất).
Nhận xét: Các mô hình chu kỳ đời sống gia đình giúp chúng ta tìm hiểu
những thay đổi mà gia đình trải qua khi con cái trưởng thành. Tuy nhiên,
thuyết mô hình chỉ dựa trên hôn nhân lần đầu, theo truyền thống có con, mối
quan hệ không con, cũng như ảnh hưởng của những yếu tố nghề nghiệp, bạn
bè, gia đình và vợ chồng bị bỏ qua.
Tóm lại: Thuyết quãng đời và chu kỳ đời sống hướng sự chú ý vào vai
trò của tuổi trưởng thành và tuổi già trong quá trình phát triển của con người.
6. Lí thuyết hoạt động của các nhà Tâm lí học Nga:
6.1. Sự phân kỳ lứa tuổi trong sự phát triển tâm lí của trẻ:
Theo các các nhà Tâm lí học Nga, hoạt động tích cực của cá nhân là
động lực của sự phát triển tâm lí. Dựa vào nội dung, đặc điểm và đối tượng
của hoạt động, Đ.B.Enconin đã chia các loại hình hoạt động thành hai nhóm
lớn:
- Nhóm 1: Gồm những hoạt động trong hệ thống "chủ thể - cá thể khác
- xã hội". Trong hoạt động, trẻ tích cực tìm hiểu ý nghĩa hoạt động của con
người, trẻ tiếp thu nhiệm vụ, động cơ và chuẩn mực quan hệ giữa người với
người - Giao tiếp Hoạt động giao tiếp là bậc thang đặc biệt trong quá trình
phát triển của trẻ, trong quá trình giao tiếp nhu cầu, động cơ, tình cảm ở trẻ
phát triển mạnh (Giao lưu cảm xúc trực tiếp của trẻ hài nhi, trò chơi đóng vai
của trẻ mẫu giáo và giao tiếp cá nhân thân tình của thiếu niên).
- Nhóm 2: Gồm những hoạt động, trong đó trẻ tiếp thu các phương
thức hành động đối với đồ vật do xã hội tạo ra. Trong quá trình đó trẻ tiếp thu
tri thức chứa trong đồ vật và kỹ năng sử dụng đồ vật (hoạt động với đồ vật
của trẻ ấu nhi và hoạt động học tập của học sinh). Nội dung của những hoạt
động này khác nhau, nhưng chúng đều chứa nền văn minh nhân loại. Trên cơ
sở những hoạt động này, hình thành năng lực trí tuệ của trẻ và quá trình trẻ
trưởng thành như một thành viên trong lực lượng sản xuất của xã hội.
PHÂN CHIA THỜI KỲ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
Thời kỳ ấu thơ
Giai đoạn
Thời kỳ thiếu nhi
Thời kỳ thanh niên
Giai đoạn
Giai đoạn
Giai đoạn
tiểu học
thiếu niên
thanh niên
(6 - 12
(12 - 15
(15 - 18
tuổi)
tuổi)
tuổi)
Khủng
Khủng
Khủng
Khủng
hoảng 1
hoảng 3
hoảng 7
hoảng 11 -
hoảng 15
sinh
tuổi
tuổi
tuổi
12 tuổi
tuổi
Lĩnh vực
Lĩnh vực
Lĩnh vực
Lĩnh vực
Lĩnh vực
Lĩnh vực
động cơ
thao tác kỹ
động cơ
thao tác kỹ
động cơ
thao tác kỹ
Giai đoạn
Giai đoạn
ấu nhi
mẫu giáo
(1 - 3 tuổi)
(3 - 6 tuổi)
Khủng
Khủng
hoảng sơ
hài nhi
(0 - 12
tháng)
nhu cầu
của nhân
cách
Giao tiếp
tình cảm
trực tiếp
thuật của
nhân cách
nhu cầu
của nhân
cách
thuật của
nhân cách
Hoạt động
Hoạt động
Hoạt động
với đồ vật
vui chơi
học tập
nhu cầu
của nhân
cách
Hoạt động
giao tiếp
nhân cách
thuật của
nhân cách
Hoạt động
học tập hướng
nghiệp
Cách chia này có ý nghĩa lớn trong việc hình thành các biện pháp giáo
dục thích hợp cho từng giai đoạn tuổi, từng thời kỳ và sự liên hệ giữa chúng.
Trong mỗi giai đoạn phát triển tâm lí có hoạt động chủ đạo, nhà giáo dục cần
tập trung hình thành hoạt động ấy và tổ chức tốt hoạt động để nó thúc đẩy sự
phát triển tâm lí trẻ
Tuy nhiên, sự phân định giai đoạn ở đây chỉ là tương đối, vì các giai
đoạn phát triển tâm lí của trẻ không cố định, không bất biến. Giới hạn lứa tuổi
ở mỗi giai đoạn có thể thay đổi tùy theo trình độ phát triển kinh tế, xã hội, đặc
điểm hệ thống giáo dục ở mỗi nước, mỗi vùng, miền, tùy theo phong tục tập
quán.... Những nét tâm lí cơ bản chung cho sự phát triển ở cùng một giai
đoạn phát triển, phụ thuộc vào đặc điểm và những nét tâm lí riêng của từng
em.
6.2. Lí thuyết về sự phát triển hành động trí tuệ của P.Ia. Galperin:
1 - Thực hiện các hành động vật chất với các đối tượng cần tìm hiểu.
Thực hiện hành động vật chất với các vật thật (hoặc là hành động vật
chất hóa đối với các vật thay thế)
2 - Thực hiện các hành động với mô hình hay sơ đồ của đối tượng.
Hành động với mô hình hay sơ đồ của đối tượng chính là hành động
với các hình vẽ, sơ đồ, mô hình, hình mẫu, chữ viết).
3 - Nói to lên về trình tự và nội dung các hành động đã tiến hành.