Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Các Hiệp Định Thương Mại Tự Do Khu Vực Châu Á- Thái Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 116 trang )

CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
KHU VỰC CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG


CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KINH TẾ QUỐC TẾ
(ISSN: 1793-3641)
Tổng biên tập

Robert M. Stern, Đại học Michigan, Hoa Kỳ

Ban biên tập

Vinod K. Aggarwal, Đại học California-Berkeley, Hoa Kỳ
Alan Deardorff, Đại học Michigan, Hoa Kỳ
Paul DeGrauwe, Đại học Katholieke Universiteit Leuven, Bỉ
Barry Eichengreen, Đại học California-Berkeley, Hoa Kỳ
Mitsuhiro Fukao, Đại học Keio University, Tokyo, Nhật Bản
Robert L. Howse, Đại học Michigan, Hoa Kỳ
Keith E. Maskus, Đại học Colorado, Hoa Kỳ
Arvind Panagariya, Đại học Columbia, Hoa Kỳ

Đã xuất bản*
Vol. 4

Các nguyên tắc của Toàn cầu hóa
Rawi Abdelal (Đại học Harvard, Hoa Kỳ)biên soạn

Vol. 5

Các thể chế và vấn đề trao quyền theo giới trong kinh tế toàn cầu
Kartik Roy (Đại học Queensland, Australia),


Hans Blomqvist (Học viện quản lý kinh tế và kinh doanh Thụy Điển, Ba Lan) & Cal Clark (Đại học
Auburn University, Hoa Kỳ)
biên soạn

Vol. 6

Toàn cầu hóa và rủi ro hệ thống
Douglas D. Evanoff (Ngân hàng dự trữ liên bang Chicago, Hoa Kỳ),
David S. Hoelscher (Quĩ tiền tệ quốc tế, Hoa Kỳ) &
George G. Kaufman (Đại học Loyola University Chicago, Hoa Kỳ)
bên soạn

Vol. 7

Thúc đẩy hợp tác tài chính và tiền tệ tại Đông Á
Duck-Koo Chung (Tổ chức nghiên cứu Đông Bắc Á, Hàn Quốc) & Barry Eichengreen (Đại
học California, Berkeley, Hoa Kỳ) biên soạn

Vol. 9

Toàn cầu hóa và các chính sách thương mại quốc tế
Robert M Stern biên soạn

Vol. 10 Cuộc khủng hoảng thị trường tín dụng đầu tiên trong thế kỷ 21: những tác động đối với chính sách công
Douglas D Evanoff (Ngân hàng dự trữ liên bang Cago, Hoa Kỳ),
Philipp Hartmann (Ngân hàng trung ương Châu Âu, Đức) &
George G Kaufman (Đại học Loyola University, Hoa Kỳ)
biên soạn
Vol. 11 Các hiệp định thương mại tự do tại Châu Á Thái Bình Dương
Christopher Findlay (Đại học Adelaide, Australia) &

Shujiro Urata (Đại học Waseda University, Nhật Bản)
biên soạn
Sắp xuất bản
Vol. 8

Những thách thức đối với phát triển kinh tế tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi
Julia C Devlin biên soạn

* Xem chi tiết các cuốn sách đã xuất bản tại website:
/>

CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
KHU VỰC CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG

biên soạn

Christopher Findlay
Đại học Adelaide, Australia
Shujiro Urata
Đại học Waseda, Nhật Bản


Nhà xuất bản
Nhà xuất bản World Scientific Publishing Co. Pte. Ltd.
Địa chỉ: 5 Toh Tuck Link, Singapore 596224
Văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ: 27 Warren Street, Suite
401-402, Hackensack, NJ 07601
Văn phòng đại diện tại Anh: 57 Shelton Street, Covent
Garden, London WC2H 9HE


CÁC HIỆP ĐỊNH TỰ DO THƯƠNG MẠI TẠI CHÂU
Á THÁI BÌNH DƯƠNG
Các công trình nghiên cứu kinh tế quốc tế— Vol. 11
Bản quyền của NXB World Scientific Publishing Co. Pte. Ltd.
Cuốn sách này không được phép sao chép lại dưới bất kỳ hình thức nào hoặc bằng
bất kỳ phương tiện nào nếu không được sự cho phép của nhà xuất bản bằng văn
bản chính thức.

.

ISBN-13 978-981-4271-38-7
ISBN-10 981-4271-38-1
Stallion Press
Email:

In ấn tại Singapore.


LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, thế giới được chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của các hiệp định
thương mại tự do (FTAs). Các hiệp định được ký kết tại hầu khắp các khu vực trên thế giới và
chiếm lĩnh vị trí thống trị trong hệ thống thương mại quốc tế. Các FTA góp phần rất lớn trong
việc thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia nhưng đồng thời làm chệch hướng thương mại và
hạn chế thương mại đối với các nước không tham gia ký kết. Do đó, các FTA có ảnh hưởng đồng
thời tới các nước ký kết và các nước không tham gia ký kết. Để làm rõ những tác động này của
các FTA đối với hoạt động thương mại và nền kinh tế các nước, Nhóm nghiên cứu FTA thuộc
Viện nghiên cứu Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (RIETI) đã tiến hành một công trình
nghiên cứu đối với một số FTA nổi bật trong năm tài khóa 2006 và 2007. Nghiên cứu sử dụng số
liệu phân tích tiền FTA (giai đoạn trước khi ký kết FTA) và số liệu hậu FTA (giai đoạn sau khi

FTA được ký kết). Riêng đối với các FTA của Nhật Bản, nhóm nghiên cứu đánh giá thêm tỷ lệ
vận dụng các FTA đã ký trong thực tiễn kinh doanh của các công ty Nhật Bản. Kết quả nghiên
cứu không những chỉ ra những điểm còn thiếu sót mà các FTA đã ký kết cần khắc phục mà còn
cung cấp các thông tin hữu ích cho việc xây dựng các FTA mới trong tương lai. Với việc xuất
bản thành sách, chúng tôi hi vọng sẽ có nhiều độc giả quan tâm tiếp cận được các kết quả nghiên
cứu giá trị này.
Công trình nghiên cứu được dẫn dắt bởi Giáo sư Urata Shujiro, chủ nhiệm khoa thuộc Viện
nghiên cứu Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (RIETI), đồng thời là Giáo sư của Viện nghiên
cứu Châu Á – Thái Bình Dương, đại học Waseda, Nhật Bản. Những hỗ trợ từ một cơ quan
chuyên ngành như RIETI giúp công trình nghiên cứu có được các số liệu quí giá về kinh tế,
thương mại trong một giai đoạn dài và ở tầm toàn cầu.
RIETI được thành lập bởi Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp với chức năng là một bệ xây
dựng chính sách kiểu mới, làm cầu nối giữa các chuyên gia nghiên cứu và chính trị gia nhưng
vẫn giữ vai trò độc lập nhất định với các cơ quan chính phủ. Với vị trí đóng tại quận
Kasumigaseki, Tokyo – trung tâm kinh tế, chính trị của Nhật Bản, RIETI đã tập hợp được các
nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo các ngành công nghiệp, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu
đầu nghành của Nhật Bản và từ khắp nơi trên thế giới. Trong kế hoạch 5 năm 2006 – 2010,
RIETI đã đặt ra 4 hướng nghiên cứu chính sách chính, theo đó bất kỳ cá nhân hay nhóm nghiên
cứu đều được tham gia vào hoạt động nghiên cứu, đó là:
(i)

Duy trì kinh tế năng động trong điều kiện nhân khẩu học bất lợi là tỷ lệ sinh giảm và
dân số đang già đi.

(ii)

Khích lệ sáng kiến và nâng cao cạnh tranh quốc tế

(iii)


Xây dựng chiến lược nhằm đối phó với toàn cầu hóa và đẩy mạnh phụ thuộc kinh tế
lẫn nhau giữa các nước Châu Á

(iv)

Biên soạn lịch sử chính sách thương mại và công nghiệp của Nhật Bản.

Để thực hiện được các nghiên cứu này cần tới một lực lượng các chuyên gia hùng hậu để thu
thập, phân loại số liệu, nghiên cứu một cách có hệ thống, xây dựng mạng lưới các nhà nghiên


cứu, bao gồm cả các nhà nghiên cứu nước ngoài. Với vai trò là một bệ phóng hoạch định chính
sách, RIETI rất mạnh trong các nghiên cứu liên ngành kiểu này.
Là chủ tịch RIETI, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới Giáo sư Urata và Giáo sư Findlay,
những người đã biên soạn cuốn sách này cùng toàn thể thành viên nhóm nghiên cứu FTA cũng
như những người đã đóng góp cho nghiên cứu này. Tháng 3/2007, nhóm nghiên cứu FTA đã tổ
chức một buổi hội thảo chuyên đề “Đánh giá chất lượng và tác động của một số hiệp định thương
mại tự do tiêu biểu”. Các góp ý vô cùng hữu ích từ những thành viên tham gia hội thảo đã giúp
chúng tôi có những nghiên cứu sâu sắc hơn. Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới
toàn thể nhân viên RIETI đã nỗ lực không ngừng để hoàn thành nghiên cứu này đồng thời cảm
ơn Nhà xuất bản World Scientific Publishing đã xuất bản cuốn sách này.
Oikawa Kozo, Chủ tịch
Viện nghiên cứu Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, IAA


MỤC LỤC
Lời nói đầu
Tổng quan
1. Nguyên tắc xuất xứ và Tự do hóa thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp
trong một số Hiệp định thương mại tự do tiêu biểu


1

I. Cheong và J. Cho
1. Giới thiệu.........................................................................

1

2. Tổng quan về qui tắc xuất xứ ROO.................................

2

2.1. Lý thuyết về ROO...................................................

2

2.2. Phân tích mô tả ROO trong các FTA tiêu biểu……

6

2.2.1. ROO trong các FTA của Hoa Kỳ và EU.......

6

2.2.2. ROO trong các FTA của các nước Đông Á. .

7

3. Đánh giá thực nghiệm ROO............................................


9

3.1. Phân tích thành phần chỉ số.....................................

10

3.2. Đánh giá mức độ hạn chế thương mại của ROO......

13

3.2.1. Các nghiên cứu đã thực hiện.........................

13

3.2.2. Đánh giá mức độ hạn chế thương mại
của ROO trong các FTA Nhật Bản và HQ.....

16

4. Tự do hóa lĩnh vực nông nghiệp trong 1 số FTA............

19

4.1. FTAs của các nước phương Tây..............................

20

4.2. FTAs của Nhật Bản và Hàn Quốc...........................

22


4.3. FTA ASEAN – Trung Quốc....................................

23

5. Kết luận............................................................................

25

Tham khảo...........................................................................

26

2. Vấn đề tự do hóa trong lĩnh vực dịch vụ

29

R. Ochiai, P. Dee and C. Findlay
1. Giới thiệu.........................................................................

29

2. Hình thức và nội dung......................................................

30

2.1. Đặc trưng khu vực thể hiện trong hình thức HĐ........

30



2.2. Phương pháp Negative-list và positive-list
— Nội dung..............................................................

33

2.3. Hiệp định kiểu GATS và hiệp định kiểu NAFTA....

40

3. Qui định trong nước..........................................................

42

4. Tiếp cận thị trường và nguyên tắc đối xử quốc gia...........

43

5. So sánh giữa hiệp định song phương và hiệp định
đa phương.........................................................................

44

6. Nguyên tắc xuất xứ..........................................................

45

7. Đánh giá tổng quan về mức độ tự do hóa.........................

45


8. Tóm tắt.............................................................................

51

Phụ lục.................................................................................

52

Tham khảo..............................................................................

80

3. Phân tích những rào cản đối với hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoài trong các FTA

81

S. Urata and J. Sasuya
1. Giới thiệu.........................................................................

81

2. Phương pháp luận.............................................................

82

3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................

85


3.1. Mức độ hạn chế.........................................................

85

3.2. Đánh giá theo quốc gia..............................................

90

3.3. Các biện pháp hạn chế...............................................

95

3.4. Rào cản đối với những ngành khác...........................

96

4. Kết luận............................................................................

97

Phụ lục.................................................................................

98

Tham khảo.............................................................................. 130
4. So sánh cơ chế tự vệ trong các hiệp định thương mại
tự do (FTAs)

131


A. Kotera and T. Kitamura
1. Giới thiệu.......................................................................... 131


2. Cơ chế tự vệ song phương và khu vực.............................. 132
2.1. Cấu trúc và nội dung cơ bản của các
cơ chế tự vệ............................................................... 132
2.2. Bản chất của cơ chế tự vệ song phương
và khu vực................................................................ 135
2.3. Phân tích và đánh giá một số
cơ chế tự vệ............................................................... 138
2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá………………………..

138

2.4. Phân tích một số cơ chế tự vệ song phương
và khu vực................................................................ 142
2.4.1. NAFTA........................................................ 142
2.4.2. EFTA............................................................ 143
2.4.3. AFTA........................................................... 144
2.4.4. EC-Mexico................................................... 145
2.4.5. Australia-New Zealand................................. 146
2.4.6. Hoa Kỳ-Singapore........................................ 146
2.4.7. Hoa Kỳ-Australia......................................... 147
2.4.8. Nhật Bản-Mexico......................................... 147
2.4.9. Nhật Bản-Singapore..................................... 148
2.4.10. Hàn Quốc-Chile........................................... 149
2.4.11. Hàn Quốc-Singapore.................................... 149
2.4.12. Trung Quốc-ASEAN.................................... 149

3. Phân loại các cơ chế tự vệ song phương
và khu vực........................................................................ 150
3.1. Loại cơ chế tự vệ không toàn bộ............................... 150
3.2. Loại cơ chế tự vệ quasi-global.................................. 151
3.2.1. Loại WTO...................................................... 151
3.2.2. Loại GATT.................................................... 151
3.2.3. Loại NAFTA.................................................. 152
3.2.4. Loại châu Âu.................................................. 152


4. Kết luận............................................................................ 153
Phụ lục.................................................................................. 155
Tham khảo


TỔNG QUAN
CHRISTOPHER FINDLAY và SHUJIRO URATA

1. Các hiệp định thương mại tự do ở khu vực Đông Á
Cuốn sách này bao gồm các kết quả nghiên cứu trích từ dự án nghiên cứu đánh giá chất lượng và
tác động của những Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà khu vực Đông Á đã ký kết trong thế
kỉ 21. Chương này sẽ tóm tắt những diễn biến gần đây của các hiệp định FTA nêu trên, lý giải lý
do và chỉ ra phạm vi nghiên cứu của dự án đồng thời tóm tắt các kết quả nghiên cứu chính.

1.1. Sự phát triển nhanh chóng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA):
Từ những năm 90, khi vòng đàm phán thương mại đa phương Uruguay theo Hiệp định chung về
Thương mại và Thuế quan (GATT) hầu như không đạt được tiến triển gì đáng kể thì các nước
trên thế giới trong đó có khu vực Đông Á bắt đầu tìm đến các Hiệp định FTA như là một cách
thức mới nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại. Năm 1995, Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
được thành lập thay thế cho GATT với phạm vi bao quát toàn diện và cơ sở pháp lý chặt chẽ

hơn. Các nước càng quan tâm nhiều hơn tới các FTA khi các vòng đàm phán thương mại đa
phương mới theo WTO (Chương trình nghị sự Phát triển Doha) rơi vào bế tắc. Cụ thể, tổng số
các FTA báo cáo lên GATT/WTO được ký kết từ năm 1949 đến 1990 là 86 hiệp định và năm
1995 đã tăng lên tới 165, năm 2000 là 251 và đến 20/05/2008 là 394 hiệp định. 1

Bảng 1. Các FTA tiêu biểu của các nước Đông Á (tính đến tháng 5/2008).
1

Số liệu bao gồm các FTAs còn hiệu lực và các FTAs đã hết hiệu lực. Số liệu được lấy từ website của WTO:

e/ region e/summary e.xls ngày 06/07/2008.


Có hiệu lực

Đang đàm phán

Đang đàm phán


Bangkok Treaty (1976)
Nhật Bản-Hàn Quốc
Thái Lan-EFTA
AFTA (1992)
Nhật Bản-Philippines∗
Thái Lan-Australia
Singapore-NZ (2001)
Nhật Bản-ASEAN
Thái Lan-Hoa Kỳ
Nhật Bản-Singapore (2002)

Nhật Bản-Indonesia†
Hong Kong-NZ
Singapore-Australia (2003)
Nhật Bản-GCC
Đài Loan-El Salvador
Singapore-EFTA (2003)
Nhật Bản-Brunei†
Đài Loan-Guatemala
Singapore-Hoa Kỳ (2004)
Nhật Bản-Vietnam
Đài Loan-Nicaragua
Hàn Quốc-Chile (2004)
Nhật Bản-Ấn Độ
Đài Loan-Paraguay
Trung Quốc-Hong Kong (2004)
Nhật Bản-Australia
Trung Quốc-Macao (2004)
Hàn Quốc-Hoa Kỳ†
Đài Loan-Panama (2004)
Hàn Quốc-Canada
Singapore-Jordan (2004)
Hàn Quốc-Ấn Độ
Nhật Bản-Mexico (2005)
Hàn Quốc-Mexico
Trung Quốc-ASEAN (2005)
Hàn Quốc-EU
Thái Lan-Australia (2005)
Hàn Quốc-ASEAN (ex. Thái Lan∗ )
Thái Lan-NZ (2005)
Trung Quốc-Australia

Singapore-Ấn Độ (2005)
Trung Quốc-GCC
Hàn Quốc-Singapore (2006)
Trung Quốc-SACUFTA
Nhật Bản-Malaysia (2006)
Trung Quốc-Singapore
Hàn Quốc-EFTA (2006)
Malaysia-Australia
Nhật Bản-Chile (2007)
Malaysia-NZ
Nhật Bản-Thái Lan (2007)
Malaysia-US
Singapore-Ấn Độ (2007)
Singapore-Canada
Singapore-Panama (2007)
Singapore-Mexico
Trung Quốc-Chile (2007)
Singapore-Egypt
Trung Quốc-NZ (2008)
Singapore-Qatar
Trung Quốc-Pakistan (2008)
Singapore-Peru
Malaysia-Pakistan (2008)
Thái Lan-Ấn Độ†
* Là những FTA đã được ký kết nhưng đang chờ phê chuẩn của cơ quan lập pháp.
† Là những FTA mà đàm phán đã đạt được thỏa thuận.
Nguồn: WTO; nguồn từ chính phủ các nước.

Bảng 1 bao gồm các hiệp định mà các nước Đông Á đã ký kết tính tới tháng 5/2008.2 Khu vực
thương mại tự do ASEAN được thành lập năm 1992 là FTA lớn duy nhất trong khu vực cho tới

khi Nhật Bản ký FTA với Singapore vào năm 2002 (trước đó là Hiệp định hợp tác kinh tế
JSEPA).3 Bảng 1 thể hiện sự thay đổi to lớn của các nước Đông Á trong những năm gần đây khi
tăng cường ký kết FTA với các nước trong và ngoài khu vực.
2

Trong GATT/WTO, các FTA khu vực (RFTA) được phép vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử theo điều XXIV của
GATT với điều kiện phải đáp ứng được một số điều kiện đó là: tự do hóa hầu hết tất cả hoạt động thương mại, không tăng thêm
rào cản thương mại với các nước phi thành viên và hoàn thành lộ trình tự do hóa trong vòng 10 năm. Các nước đang phát triển
được ưu tiên giảm nhẹ các điều kiện này hơn. FTA được coi là một hình thức sơ khai của hội nhập khu vực bởi vì FTA chỉ xóa
bỏ thuế quan và hàng rào phi thuế trong khi liên minh thuế quan là hình thức hội nhập sâu hơn khi áp mức thế chung đối

với cả các nước phi thành viên cùng với gỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế đối với các nước thành viên.


Năm 1992, các nước thành viên ASEAN khởi động tiến trình ký kết hiệp định AFTA nhằm biến
ASEAN thành một khu vực kinh tế cạnh tranh cho hoạt động xuất khẩu và thu hút đầu tư nước
ngoài (FDI). Hiệp định này tạo điều kiện tự do hóa việc thực thi các biện pháp thuế quan và phi
thuế quan theo Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEFT). Ban đầu các nước
ASEAN dự kiến lấy năm 2008 làm mốc hoàn tất tự do hóa thuế quan và phi thuế quan nhưng sau
đó đẩy lên năm 2002. Tháng 1/2002, AFTA chính thức có hiệu lực tại 6 nước thành viên
ASEAN ban đầu gồm: Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Philippines và mức
thuế giảm xuống còn 0-5% với danh mục loại trừ và áp dụng cho từng nước khác nhau. Việt
Nam áp dụng mức thuế quan này năm 2003, Lào và Myanmar năm 2005 và Campuchia là năm
2007. Ban đầu dự kiến ASEAN sẽ trở thành một khu vực thương mại tự do hoàn toàn ngoại trừ
các nước CLMV (Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam) vào năm 2010 nhưng sau đó đã bị
lùi lại. Tự do hóa đầu tư trong ASEAN đang trong quá trình triển khai với việc thành lập Khu
vực đầu tư ASEAN (AIA) năm 1998. Điều này giúp thúc đẩy hợp tác đầu tư, tiếp cận thị trường
và thực thi nguyên tắc đối xử quốc gia với tất cả các ngành sản xuất. Tuy nhiên, một số nước
thành viên vẫn duy trì danh mục loại trừ trong hoạt động đầu tư đối với nhiều danh mục đầu tư
lớn và nhạy cảm. Năm 2003, các nhà lãnh đạo ASEAN đã cùng nhau đặt ra mục tiêu là tới năm

2020, phấn đấu đưa ASEAN trở thành Cộng đồng ASEAN với sự kết hợp Cộng đồng An ninh
ASEAN, Cộng đồng kinh tế ASEAN và Cộng đồng Văn hóa – xã hội ASEAN. Theo đó cho
phép dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và nguồn vốn. Sau đó, mục tiêu này đã được
kéo dài đến năm 2015.
Trong những năm gần đây, bên cạnh AFTA, ASEAN nói chung và mỗi nước thành viên nói
riêng đều chủ động tích cực tham gia đàm phán FTA với các nước khác trên thế giới. Một ví dụ
FTA chiếm được mối quan tâm hàng đầu trong những năm gần đây là FTA ký giữa ASEAN và
Trung Quốc vào năm 2005 và hiện tại đang đàm phán về lĩnh vực thương mại dịch vụ. ASEAN
(trừ Thái Lan) ký FTA với Hàn Quốc vào tháng 7/2006 và vừa ký kết một thỏa thuận với Nhật
Bản. Hiện tại ASEAN đang đàm phán FTA với Ấn Độ, Australia – New Zealand, CER và EU.
Nhiều nước thành viên đã tích cực ký kết các hiệp định song phương. Singapore đã ký FTA với
New Zealand, Nhật Bản, Australia, Hoa Kỳ, Khối thương mại tự do Châu Âu, Ấn Độ và vẫn
3

Tham khảo thêm ví dụ thảo luận về các FTA ở Đông Á: Aggarwal và Urata (2006), Urata (2005), Pangestu và
Gooptu (2004), Soesastro (2006), và Sally (2006).


đang tiếp tục đàm phán với các nước khác. Thái Lan cũng tích cực ký kết FTA với Australia,
New Zealand, Nhật Bản và đang đàm phán với Hoa Kỳ và một số nước khác. Malaysia ký FTA
với Nhật Bản và vừa khởi động đàm phán với một số nước khác trong đó có Hoa Kỳ. Indonesia,
Philippines ký FTA với Nhật Bản.
Trái lại, các nước Bắc Á, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan trước năm
1990 tỏ ra không mấy mặn mà với các hiệp định FTA. Tuy nhiên, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn
Quốc hiện đã nhanh chóng chủ động gia nhập xu thế này. Trung Quốc ký FTA với ASEAN,
Hồng Kông, Macau và hiện đang trong tiến trình đàm phán với khoảng 20 nước. Nhật Bản ký
FTA với Singapore, Mexico, Malaysia, Chi lê, Thái Lan, Indonesia; ký thỏa thuận với
Philippines, Brunei, ASEAN và hiện đang đàm phán với Australia, khối GCC, Hàn Quốc và một
số nước khác. Hàn Quốc ký FTA với Chi Lê, Singapore, Khối thương mại tự do Châu Âu,
ASEAN; ký thỏa thuận với Hoa Kỳ và đang đàm phán với EU, Canada, Ấn Độ và Mehico.

Do vấn đề chính trị liên quan tới Trung Quốc, Đài Loan gặp nhiều cản trở trong việc ký kết FTA
với các nước khác. Chính vì vậy, nước này chỉ ký FTA với một số các nước nhỏ ở Trung Mỹ
như Nicaragua và El Salvador.
Trong khi EU và khu vực Bắc Mỹ phổ biến FTA mang tầm khu vực, các nước Đông Á không có
một hiệp định khu vực nào mà chỉ ký các hiệp định song phương và hiệp định qui mô nhỏ. Cũng
có nhiều sáng kiến được đề xuất nhằm đưa tới một hiệp định khu vực nhưng vấp phải nhiều khó
khăn do sự không đồng đều giữa các nước trong khu vực này.
Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) năm 1998, lãnh đạo
các nước đã thống nhất thành lập Nhóm tầm nhìn Châu Á nhằm triển khai một chiến lược dài
hạn cho hợp tác kinh tế khu vực và nhóm này đã đưa ra khuyến nghị về việc ký kết Hiệp định
thương mại tự do Đông Á (EAFTA). Sau đó vào năm 2006, Nhóm Chuyên gia được lập ra theo
khuyến nghị của các bộ trưởng kinh tế ASEAN + 3 đã đề xuất khởi động tiến trình thành lập
EAFTA từ năm 2007. Đề xuất không được thông qua, Nhóm Chuyên gia yêu cầu được nghiên
cứu thêm và hiện giờ Nhóm đang tiến hành dự án nghiên cứu ở giai đoạn 2.
Tại Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN + 3, Nhật Bản đề xuất ký kết thỏa thuận Đối tác Kinh tế
Toàn diện Đông Á – là thỏa thuận đối tác bao gồm FTA cho cả khu vực ASEAN + 3 + 3 (Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, New Zealand ) hay ASEAN + 6. ASEAN + 6 là
thành viên của Hội nghị thượng đỉnh Đông Á được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2005. Với động


thái này, Nhật Bản được cho là đang củng cố vị trí đứng đầu khi mà Trung Quốc luôn chiếm thế
thượng phong trong các bàn đàm phán EAFTA. Một báo cáo về tính khả thi của CEPEA đã được
đệ trình lên Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN + 6 vào tháng 8/2008 (CEPEA, 2008).
Tại hội nghị các nhà lãnh đạo các nước APEC năm 2006, Hoa Kỳ đã khởi xướng thành lập Khu
vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP ), bao gồm 21 nước thành viên
APEC. Hội nghị nhất trí về triển vọng của FTAAP. Đề xuất này của Hoa Kỳ dấy lên mối quan
ngại về việc giảm sự hiện diện của Hoa Kỳ tại khu vực này. Sự khác nhau về thành viên
ASEAN+6 và APEC có hàm ý quan trọng: những nền kinh tế lớn trong khu vực như Đài Loan,
Nga tham gia FTAAP trong khi Ấn Độ không tham gia.
1.2. Đặc điểm và động lực tham gia FTA của các nước Đông Á:

Một số FTA trong khu vực có phạm vi bao trùm rộng và dưới dạng Hiệp định đối tác kinh tế (ví
dụ JSEPA) hay Hiệp định đối tác kinh tế chặt chẽ hơn (ví dụ CEPA Trung Quốc – HongKong).
Các hiệp định kiểu này tạo thuận lợi cho ngoại thương, tự do hóa và thu hút đầu tư nước ngoài,
hợp tác kinh tế và kỹ thuật và tự do hóa thương mại. Như vậy, các FTA này có cùng phạm vi với
APEC với 3 tôn chỉ (i) tự do hóa, (ii) tạo điều kiện thuận lợi cho ngoại thương và đầu tư nước
ngoài, (iii) hợp tác kinh tế, kỹ thuật. Tuy nhiên, các hiệp định này áp dụng nguyên tắc phân biệt
đối xử với các nước không phải là thành viên và đây chính là điểm khác biệt quan trọng giữa các
hiệp định FTA của khu vực và APEC. Trung Quốc và Nhật Bản đưa ra hỗ trợ kinh tế nhằm giành
được sự ủng hộ của các nước đối tác tham gia FTA để củng cố vai trò lãnh đạo của mình trong
tiến trình hội nhập khu vực.
Các hiệp định có nội dung khác nhau thể hiện động cơ tham gia khác nhau của các nước. Nhật
Bản tập trung vào vấn đề tự do hóa và thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, thương mại dịch vụ vì
điều này giúp tạo ra môi trường kinh doanh tự do, minh bạch và ổn định cho các công ty của
nước này vốn đang và sẽ đầu tư rất nhiều vào khu vực Đông Á. Nhật Bản đặc biệt quan tâm tới
vấn đề hoàn thiện cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Thế nhưng, đối với các nước đang phát
triển như Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN thì đây không phải là mối quan tâm hàng
đầu mà các nước này bước đầu sẽ mở cửa thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư
với lộ trình khác nhau, trước tiên là khai thông thương mại hàng hóa trước, sau đó mới là dịch vụ
và đầu tư.


Chúng ta sẽ cùng bàn về động cơ tham gia FTA của các nước Đông Á. Các nước đến với FTA
với những động cơ khác nhau nhưng có thể tựu chung lại ở các điểm sau:
Thứ nhất, các nước ký FTA để duy trì và mở rộng xuất khẩu. Ví dụ: Trong khi Mỹ và EU đã ký
FTA với Mexico và hàng hóa được miễn thuế vào nước này, việc Nhật chưa ký FTA với Mexico
đã khiến các công ty của Nhật không có lợi thế cạnh tranh so với các công ty của Mỹ hay EU tại
Mexico. Trước điều này, các công ty Nhật gây áp lực khiến chính phủ phải đàm phán FTA với
Mexico. Thất bại của vòng đàm phán Doha khiến các nước thành viên WTO quan tâm nhiều hơn
tới FTA. Tiếp cận thị trường là một động cơ quan trọng của các nước Đông Á do các nước trong
khu vực này vẫn duy trì nhiều rào cản thương mại khắt khe.

Thứ hai, các nước sử dụng FTA như là một cách gây áp lực khiến các ngành kinh tế trong nước
phải tái cấu trúc nhằm đạt được tăng trưởng cao hơn. Ví dụ, Hàn Quốc theo đuổi FTA với Hoa
Kỳ nhằm cải tổ kinh tế trong nước. Nhờ ký FTA với Trung Quốc – một cường quốc mới trỗi dậy
và Nhật Bản – một nền kinh tế chất lượng cao, Hàn Quốc đã triển khai tái cấu trúc nhằm duy trì
và nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Thứ 3, các cường quốc thông qua FTA để củng cố tầm ảnh hưởng của mình tại khu vực. Trung
Quốc và Nhật Bản dùng FTA để thắt chặt hơn mối quan hệ với ASEAN, Hàn Quốc và các nước
khác. Tháng 11/2002, Nhật Bản đề xuất khung hợp tác kinh tế với ASEAN chỉ 1 ngày sau khi
Trung Quốc khởi động đàm phán FTA với khu vực này. ASEAN, Hàn Quốc và các nước khác
cũng sử dụng FTA như một cách duy trì và củng cố tầm ảnh hưởng tại Đông Á. ASEAN theo
đuổi FTA với các nước lớn nhằm chiếm lĩnh vị trí chủ chốt trong tiến trình hội nhập khu vực tại
Đông Á. Trong khi đó, Hàn Quốc đang vượt qua Nhật Bản và Trung Quốc để vươn tới vị trí dẫn
đầu.
Thứ tư, cuộc khủng hoảng tài chính vào cuối thập kỷ 90 tại Đông Á khiến người ta nghĩ rằng hợp
tác khu vực, đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực tài chính sẽ giúp tránh được một cuộc khủng
hoảng tương tự và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực. Cụ thể, các thỏa thuận hoán đổi ngoại tệ
song phương giúp giải quyết vấn đề thiếu ngoại tệ và điều này đã được đưa ra trong sáng kiến
Chiang – Mai năm 2000. Hơn nữa, các nước ASEAN + 3 đang tiến hành thành lập Thị trường
trái phiếu Châu Á nhằm nâng cao tính thanh khoản và hiệu quả của thị trường trái phiếu Đông Á,
tận dụng đầu tư tốt hơn các khoản tiết kiệm và góp phần giảm bớt sự bất cân xứng về loại tiền và
thời gian đáo hạn trong lĩnh vực tài chính giữa các nước.


Thứ năm, các nước sử dụng FTA nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, dọn đường cho các
công ty FDI đa quốc gia. Tự do hóa và thuận lợi hóa đầu tư nước ngoài được đẩy mạnh trong các
FTA. Nhật Bản chú trọng FTA với Đông Á vì có rất nhiều công ty đa quốc gia của Nhật đầu tư
vào khu vực này.
2. Mục tiêu của dự án nghiên cứu:
Nghiên cứu cho thấy mặc dù số lượng các FTA tại khu vực Đông Á tăng lên nhanh chóng nhưng
vì nhiều lý do, chưa có 1 công trình nào nghiên cứu thỏa đáng về vấn đề này. 4 Một phần là do

các FTA mới chỉ xuất hiện không lâu tại Đông Á nên chưa có nhiều số liệu (trừ AFTA, các hiệp
định còn lại mới chỉ được ký trong thế thế kỷ 21).
Trước tầm quan trọng của các FTA ngày một tăng lên, đồng thời số liệu phân tích về các FTA
này chưa nhiều, chúng tôi quyết định đi nghiên cứu thêm về vấn đề này. Nghiên cứu được thực
hiện trên 2 khía cạnh là chất lượng và tầm ảnh hưởng. Do mục tiêu của FTA là tự do hóa thương
mại và đầu tư nên chất lượng của các FTA được đánh giá dựa trên cơ sở mức độ mở cửa thị
trường và hạ thấp các rào cản thương mại và đầu tư. Như đã đề cập ở trên, có những FTA có
phạm vi bao trùm rộng, không chỉ qui định về thương mại hàng hóa mà còn qui định về thương
mại dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Vì vậy, chúng ta sẽ đi đánh giá cả 3 yếu tố này: thương mại
hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư nước ngoài; đồng thời đánh giá thêm các biện pháp tự vệ
mà các FTA cho phép do các biện pháp này ảnh hưởng rất lớn tới thương mại hàng hóa. Chúng
tôi đi đánh giá chất lượng của các FTA bằng cách xây dựng tiêu chí thích hợp cho từng lĩnh vực.
Đánh giá của chúng tôi dựa trên hình thức chọn mẫu các FTA gồm: JSEPA, EPA Nhật Bản –
Mexico, FTA ASEAN – Trung Quốc, FTA Hàn Quốc – Mexico, FTA Chilê - Hàn Quốc,
NAFTA, FTA EU – Mexico, CER Australia – New Zealand. Các FTA này được đánh giá khác
nhau phụ thuộc vào từng vấn đề nghiên cứu và số liệu có được. Trong số các FTA chọn mẫu có
một số FTA không liên quan tới các nước Đông Á như NAFTA nhưng là cơ sở so sánh hữu ích
nhằm đánh giá các FTA tại Đông Á.
Để đánh giá tác động của các FTA, chúng tôi sử dụng 2 phương pháp là ex ante và ex post.
Phương pháp ex ante đánh giá dựa trên phân tích mô phỏng để dự đoán tác động của các FTA.
Dựa trên mô hình CGE (Mô hình cân bằng tổng thể tính toán được), chúng tôi tính toán được các
khả năng tác động của các FTA thông qua một mô hình mô phỏng cấu trúc của các FTA. Phương
4

4Schiff and Winters (2003) là một trong số ít các nghiên cứu về các FTA trong khu vực.


pháp này được sử dụng rộng rãi trên thực tế khi thảo luận về cấu trúc của các FTA. 5 Phương
pháp ex post đánh giá dựa trên số liệu có được để đưa những tác động thực tế của các FTA.
Chúng tôi đã tiến hành 2 nghiên cứu. Thứ nhất là nghiên cứu chung tất cả các nước, chúng tôi

đánh giá tác động của các FTA đối với hoạt động ngoại thương của các nước, bao gồm cả các
nước thành viên FTA và các nước không phải thành viên, sử dụng mô hình trọng số để lý giải
dòng chảy thương mại song phương. Thứ hai là nghiên cứu cho trường hợp một nước cụ thể,
chúng tôi lựa chọn Nhật Bản do có số liệu đầy đủ. Theo đó, chúng tôi tiến hành đánh giá tình
hình tận dụng FTA của các công ty Nhật Bản – mặc dù cách này không hoàn toàn tìm ra được
những tác động của FTA nhưng cung cấp những thông tin quan trọng về những tác động này bởi
FTA chỉ được hiện thực hóa khi các công ty tận dụng nó trong thực tế kinh doanh. Đồng thời,
chúng tôi cũng tiến hành phân tích một số FTA mà Nhật Bản đã ký kết.
3. Kết quả nghiên cứu:
3.1. Chất lượng của các FTA:
Cuốn sách này bao gồm bốn chương tập trung phân tích chất lượng của các FTA thông qua các
khía cạnh khác nhau: Cheong và Cho phân tích thương mại hàng hóa; Ochia, Dee và Findlay
phân tích thương mại dịch vụ; Urata và Sasuya nghiên cứu về đầu tư nước ngoài và Kotera,
Kitamura đánh giá cơ chế tự vệ thương mại.
Cheong và Cho phân tích những rào cản và cam kết mở cửa theo FTA liên quan tới thương mại
hàng hóa. Những rào cản này được đánh giá thông qua 2 tiêu chí: (1) tính chất hạn chế thương
mại của qui tắc xuất xứ (ROO) 6 được FTA thông qua và (2) mức độ bao quát của các cam kết,
chẳng hạn theo tỉ lệ phần trăm của hàng hóa được điều chỉnh bởi hiệp định. Tiêu chí (1) được áp
dụng đối với hàng hóa thành phẩm bởi vì nhiều dòng thuế đối với mặt hàng này đã được xóa bỏ
hoặc nằm trong lộ trình xóa bỏ theo các FTA. Việc đánh giá ROO rất quan trọng vì nhiều nước
tìm cách hạn chế hàng nhập khẩu bằng cách đặt ra các tiêu chí khiến hàng nhập khẩu rất khó đáp
ứng ROO. Tiêu chí (2) được sử dụng cho đánh giá mức độ mở cửa trong lĩnh vực nông nghiệp.

5

6

Tham khảo thêm thảo luận về FTA ASEAN + 6 tại CEPEA (2008)

Cách qui định qui tắc xuất xứ đóng vài trò quan trọng trong xác định mức độ mở cửa thị trường của các FTA. Bởi

vì chỉ những hàng hóa do nước thành viên sản xuất thì mới được tiếp cận thị trường tự do và việc định nghĩa thế nào
là hàng hóa của một nước do qui tắc xuất xứ quyết định.


Cheong và Cho nhận thấy các nước phát triển như Hoa Kỳ và EU sử dụng rất hiệu quả rào cản
ROO để hạn chế hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Trong khi đó, các nước Đông Á lại
đang để một lỗ hổng rất lớn trong rào cản kiểu này. Qui tắc xuất xứ trong FTA ASEAN – Trung
Quốc đơn giản nhất trong số các FTA, trong khi FTA Hàn Quốc – Nhật Bản thì qui định chặt chẽ
hơn. Cheong và Chuo cho rằng chính vì sự khác nhau trong qui định về ROO khiến hệ thống
thương mại của khu vực Đông Á trở nên rối rắm và nhấn mạnh rằng điều này cần phải được khắc
phục ngay nếu các nước này muốn xây dựng một FTA chung cho cả khu vực.
Trong nghiên cứu về tự do hóa thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp, Cheong và Cho chỉ ra
rằng các FTA liên quan tới các nước Đông Á, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc có mức độ mở
cửa thấp hơn so với các nước phương Tây.
Ochiai, Dee và Findlay phân tích chất lượng của các FTA trên khía cạnh thương mại dịch vụ. Họ
nhận thấy các FTA đã thông qua một loạt kế hoạch hành động dưới dạng các cam kết và lộ trình
áp dụng đối với từng lĩnh vực mà theo đó, các nước không phải thành viên rất khó để được
hưởng lợi. Mức độ cam kết mở cửa và qui mô lĩnh vực tham gia giữa các FTA rất khác nhau
khiến cho việc đánh giá tổng thể gặp nhiều khó khăn. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các
nước đang phát triển có mức độ mở cửa đối với thương dịch vụ khá thấp. Nội trong các nước
phát triển với nhau, thương mại dịch vụ được mở cửa tự do hơn giữa các nước phát triển và các
nước đang phát triển do các nước đang phát triển duy trì phần lớn các lĩnh vực loại trừ khỏi cam
kết và điều này khiến các hiệp định chưa phát huy được tác động của nó trong thực tế. Các nhà
nghiên cứu kết luận các FTA có xu hướng bảo vệ lợi ích quốc gia hơn là thúc đẩy tự do hóa và
thậm chí còn ngăn chặn mở cửa thị trường.

Urata và Sasuya nghiên cứu các qui định về đầu tư nước ngoài của 7 FTA liên quan tới 8 quốc
gia: Hoa Kỳ - Austrialia, Hoa Kỳ - Singapore, Nhật Bản – Singapore, Hàn Quốc – Singapore,
NAFTA, Hàn Quốc – Chile, Nhật Bản – Mexico. Dựa trên kế hoạch hành động do Tổ chức hợp
tác kinh tế và phát triển (OECD), 2 nhà nghiên cứu đánh giá chất lượng của các nguyên tắc liên

quan tới đầu tư nước ngoài trên 2 khía cạnh tự do hóa và hạn chế đầu tư trong 6 lĩnh vực sau: (i)
hạn chế đối với sở hữu nước ngoài và tiếp cận thị trường, (ii) đối xử quốc gia, (iii) rà soát và phê
chuẩn, (iv) quản lý và thành phần ban quản lý, (v) hành lang cho đầu tư nước ngoài, (vi) điều
kiện hoạt động. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng của các FTA nêu trên xếp theo thứ tự


giảm dần như sau: (i) Hoa Kỳ - Australia, (ii) Hoa Kỳ - Singapore, (iii) Nhật Bản – Singapore,
(iv) Hàn Quốc – Singapore, (v) NAFTA, (vi) Hàn Quốc – Chile và (vii) Nhật Bản – Mexico. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy các nước cùng tham gia một FTA nhưng có chất lượng FTA khác nhau và
điều này dẫn tới yêu cầu phải nghiên cứu chất lượng FTA theo từng quốc gia. Kết quả nghiên
cứu cho chất lượng FTA của các nước xếp theo thứ tự giảm dần như sau: (i) Hoa Kỳ, (ii)
Singapore, (iii) Australia, (iv) Nhật Bản, (v) Hàn Quốc, (vi) Chile, (vii) Mexico và (viii) Canada.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rào cản lớn nhất đối với đầu tư nước ngoài đó là hạn chế đối với sở hữu
nước ngoài và qui định về mức độ tham gia của đầu tư nước ngoài trong một công ty. Các lĩnh
vực bị hạn chế tương đối cao là các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế (đặc biệt khai thác mỏ và
nông nghiệp) và lĩnh vực dịch vụ (đặc biệt là giao thông vận tải, truyền thông, điện, tài chính và
bảo hiểm). Trong khi đó, lĩnh vực sản xuất ít bị hạn chế hơn.
Kotera và Kitamura nghiên cứu chất lượng của các FTA về cơ chế tự vệ. Với biện pháp tự vệ
trong tay, các nước nhập khẩu có quyền sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại nhằm đối
phó với tác động tiêu cực của hàng nhập khẩu gây ra cho ngành sản xuất nội địa do nhập khẩu
tăng nhanh. Do cơ chế này có tính chất hạn chế thương mại nên thương được coi là công cụ bảo
hộ. Tuy nhiên, Kotera và Kitamura cho đó chỉ là nhận định phiến diện và khẳng định cơ chế tự
vệ có tác động tính cực đối với tự do hóa thương mại khi nó làm giảm áp lực bảo hộ bằng cách
đưa ra cho các nhà hoạch định chính sách một công cụ hạn chế thương mại được phép. Những
nhận định trái chiều này khiến việc đánh giá tổng thể gặp nhiều khó khăn. Nhóm tác giả tiến
hành đánh giá 12 FTA và phân loại chúng thành 5 nhóm theo thứ tự tăng dần về mức độ hạn chế
như sau: (i) kiểu không tự vệ (Hàn Quốc – Chile), (ii) kiểu NAFTA, (iii) kiểu WTO (Hoa Kỳ Australia, Hoa Kỳ - Singapore, Nhật Bản – Mexico, Nhật Bản – Singapore, Hàn Quốc –
Singapore, Trung Quốc – ASEAN), (iv) kiểu GATT (Australia – New Zealand) và (v) kiểu châu
Âu (EFTA, EU – Mexico).
3.2. Tác động của các FTA:

4 chương trong cuốn sách này được dành để nghiên cứu tác động của các FTA, trong đó 1
chương là nghiên cứu của Abe sử dụng phương pháp ex ante với mô hình mô phỏng, 3 chương
nghiên cứu bằng phương pháp ex post. Urata và Okabe nghiên cứu tác động của các FTA bằng
mô hình trọng số. Takahashi và Urata nghiên cứu việc tận dụng các FTA của Nhật Bản, Ando
nghiên cứu tác động của các FTA của Nhật Bản đối với thương mại và đầu tư.


Nghiên cứu mô phỏng của Abe dựa trên mô hình CGE nhằm mô phỏng toàn bộ hoạt động kinh
tế trên thế giới bằng cách xem xét toàn bộ các cơ chế hoạt động của thị trường một cách đầy đủ
và rõ ràng. Nói cách khác, mô hình vẽ lên một bức tranh đầy đủ về tình hình thực tế của nền kinh
tế toàn cầu. Abe sử dụng mô hình số liệu chuẩn và đưa ra thêm mô hình nghiên cứu linh hoạt
bằng cách kết hợp liên thời gian, thu thập, liên kết các kết quả nghiên cứu cho phép các nhà
nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách đều có thể dễ dàng tiếp cận để lấy những thông tin
cần thiết. Kết quả từ 2 mô hình này cho thấy 3 FTA đầu tiên của Nhật với Singapore, Mexico và
Malaysia đem lại lợi ích không lớn bằng các FTA với ASEAN 10, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Australia, New Zealand và Ấn Độ. Mô hình linh hoạt cũng cho thấy việc Nhật Bản sớm kí kết
FTA giúp Nhật Bản và các nước đối tác gia tăng GDP, đặc biệt là New Zealand và Trung Quốc.
Ngoài ra, các FTA khu vực gồm nhiều nước tham gia đem lại lợi ích nhiều hơn cho tất cả các
thành viên do hạn chế được tác động tiêu cực của chệch hướng thương mại. Abe kết luận bằng
cách đưa ra lộ trình nghiên cứu trong thời gian tới. Ông chỉ ra yêu cầu cấp thiết phải liên kết tính
kinh tế theo qui mô và kinh tế tích tụ trong mô hình mô phỏng bởi vì những nhân tố này ngày
càng trở nên quan trọng trong hoạt động kinh tế. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
đưa cơ chế vào mô hình nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của hợp tác kinh tế và thuận lợi hóa
thương mại, bởi vì nhiều FTA không chỉ bao gồm tự do hóa thương mại mà còn có thuận lợi hóa
thương mại, hợp tác kinh tế và các khía cạnh khác nữa.
Urata và Okabe sử dụng 2 phương pháp nhằm tìm ra tác động của FTA đối với ngoại thương.
Trong phương pháp thứ nhất, họ nghiên cứu sự thay đổi của mô thức ngoại thương trước và sau
khi FTA được phê chuẩn sử dụng các chỉ số phụ thuộc lẫn nhau giữa các FTA. Phương pháp này
được sử dụng để phân tích xu hướng tổng quát của 11 FTA: EU, NAFTA, AFTA, MERCOSUR,
CER, FTA Nhật Bản – Singapore, FTA Nhật Bản – Mexico, FTA Trung Quốc – ASEAN, FTA

Hàn Quốc – Chile, FTA Singapore – Hoa Kỳ, FTA Mexico – EU. Kết quả nghiên cứu cho thấy 4
FTA gồm NAFTA, AFTA, MERCOSUR và CER ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Phương pháp
thứ hai phức tạp hơn, đưa ra một biểu thức trọng số để xác định tác động của FTA đối với dòng
chảy thương mại song phương, bao gồm tạo lập ngoại thương và chệch hướng thương mại. Để
làm được điều này, Urata và Okabe mở rộng phạm vi các nghiên cứu trước đây cả về thời gian
và số lượng quốc gia và tiến hành phân tích bằng phương pháp bóc tách số liệu với giả thiết là
tác động của FTA lên các lĩnh vực khác nhau là khác nhau. Việc phân tích tổng thể hoạt động
thương mại cho thấy có ít hiện tượng chệch hướng thương mại trong khi phân tích bóc tách số


liệu cho kết quả khác nhau đối với mỗi hàng hóa. EU, NAFTA, MERCOSUR, trái với AFTA, có
biểu hiện chệch hướng thương mại với nhiều hàng hóa. Đánh giá tổng thể về tạo lập ngoại
thương và chệch hướng thương mại cho thấy FTA tác động rất ít đến 2 hoạt động này tại
MERCOSUR, EU và NAFTA bị tác động ít hơn AFTA và CER. Các FTA khác có lịch sử hình
thành quá ngắn nên chưa thể đưa ra kết luận.
Takahashi và Urata tiến hành khảo sát tình hình sử dụng FTA của các công ty Nhật Bản thông
qua bảng câu hỏi. Kết quả cho thấy rất ít công ty Nhật sử dụng FTA. Trong số các công ty được
hỏi, chỉ có 3.6% sử dụng FTA với Singapore, 12.6% với Mexico và 5.5% với Malaysia. Nhiều
công ty Nhật không mặn mà với các FTA do họ cho rằng lợi ích đem lại từ các FTA này không
nhiều do khối lượng giao dịch thương mại với các nước đối tác FTA không lớn và mức thuế ưu
đãi theo FTA không chênh lệch nhiều so với mức thuế MFN. Bằng phương pháp phân tích đồng
qui về các nhân tố quyết định việc sử dụng FTA cho thấy chỉ một số công ty lớn sử dụng FTA và
điều này làm chi phí đội lên. Thêm vào đó, các công ty sử dụng FTA thường là các công ty có
mối quan hệ thương mại, đầu tư mật thiết với các nước đối tác FTA. Việc sử dụng FTA có thể
được nhân rộng bằng cách giảm thiểu chi phí thông qua việc đơn giản hóa thủ tục và sự hỗ trợ
của các tổ chức công hoặc bán công như Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại và Kinh tế (METI),
Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) và Phòng thương mại và công nghiệp Nhật Bản. Tất
cả công ty được hỏi đều mong muốn Nhật Bản ký kết FTA với các nước đối tác thương mại lớn
như Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Ando tiến hành đánh giá tác động của các EPA mà Nhật Bản đã ký kết với Singapore và Mexico

bằng 2 phương pháp: (1) phương pháp phân tích mô tả, sử dụng các số liệu liên quan tới hoạt
động thương mại, thuế quan, đầu tư và (2) phương pháp phân tích số liệu dựa trên mô hình trọng
số. Kết quả 2 phương pháp nghiên cứu đều cho thấy EPA Nhật Bản – Singapore hầu như không
có tác động trực tiếp tới hoạt động thương mại, trong khi EPA Nhật Bản – Mexico có tác động
tích cực tới thương mại, đặc biệt là đối với hoạt động xuất khẩu và đầu tư. Việc EPA hầu như
không tác động trực tiếp tới hoạt động thương mại song phương không nằm ngoài dự đoán do
Singapore chỉ áp mức thuế thấp đối với 1 số ít mặt hàng. Ando khẳng định FTA Nhật Bản –
Mexico đã góp phần cải thiện môi trường kinh doanh cho các công ty Nhật Bản tại Mexico. Bà
nhấn mạnh lợi ích to lớn mà FTA Nhật Bản – Mexico đem lại cho các công ty Nhật đó là hiệp
định cho phép các công ty được tham gia đấu thầu các gói thầu chính phủ tại Mexico.


Các nghiên cứu này cho thấy lợi ích to lớn mà EPA đem lại từ việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan.
Các cuộc hội đàm về kết cấu trong tương lai của các FTA/EPA bao gồm các điều khoản xóa bỏ
thuế quan, cấu trúc thuế quan lý tưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho tự do hóa thương mại và mối
quan hệ giữa tiến trình đàm phàn EPA và tự do hóa thương mại đa phương.
4. Kế hoạch nghiên cứu trong thời gian tới:
Chúng ta đã vừa phân tích chất lượng và tác động của một số FTA nhưng vẫn cần thiết phải nâng
cao thêm hiểu biết về các hiệp định thương mại nói chung. Dù chúng ta đã phân tích các biện
pháp thương mại liên quan tới hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và tự vệ nhưng các FTA mới đã mở
rộng thêm phạm vi qui định như thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh…
Theo đó, cần phải đánh giá thêm các FTA theo các tiêu chí mới này nữa.
Các lĩnh vực cần được nghiên cứu thêm. Một là, nghiên cứu các nhân tố dẫn đến hình thành các
FTA – đây không chỉ là mối quan tâm trên khía cạnh kinh tế mà còn trên khía cạnh chính trị.
Nghiên cứu này sẽ giúp cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách trong
quá trình xây dựng chính sách thương mại quốc tế. Hai là, phân tích về mặt lý thuyết các khía
cạnh khác nhau của FTA, bao gồm cả phúc lợi xã hội, cũng cần được tiến hành. Cuối cùng, cần
nghiên cứu tác động của các FTA đối với tự do hóa thương mại đa phương cả trên lý thuyết và
thực tiễn do mục đích cuối cùng của tự do hóa thương mại là tự do hóa toàn cầu nhằm đem lại lợi
ích lớn nhất cho toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Tham khảo
Aggarwal, VK and S Urata (eds.) (2006). Các hiệp định thương mại tự do song phương: Xuất
xứ, Quá trình phát triển và nội hàm. New York: Routledge.
CEPEA (2008). Báo cáo của 2 nhóm nghiên cứu về hợp tác kinh tế toàn diện tại Đông Á
(CEPEA).
Pangestu, M and S Gooptu (2004). Chủ nghĩa địa phương kiểu mới: Sự lựa chọn cho Trung
Quốc và Đông Á. Hội nhập của các nước Đông Á, Kharas, H and K Krumm (eds.), pp. 79-99.
Washington, DC: Ngân hàng thế giới.
Sally, R (2006). Các hiệp định thương mại tự do và triển vọng hội nhập khu vực tại Đông Á. Rà
soát chính sách kinh tế Châu Á 1(2), 306-321.
Schiff, M and LA Winters (eds.) (2003). Hội nhập và phát triển khu vực. Washington DC: Nhà


xuất bản Oxford University Press cho Ngân hàng thế giới.
Soesastro, H (2006). Hội nhập khu vực tại Đông Á: Những thành tựu và triển vọng trong tương
lai. Rà soát chính sách kinh tế Châu Á 1(2), 215-234.
Urata, S (2005). Hiệp định thương mại tự do: chất xúc tác cho tái sinh nền kinh tế Nhật Bản.
Khơi

dậy

nền

kinh

tế

Nhật

Bản.


(eds.), pp. 377-410. Boston: MIT Press.

Ito,

T,

H

Patrick



DE

Weinstein


×