Nghiên cứu về hoạt động của nghề Chụp mực tỉnh Quảng Nam
Mục lục----------------------------------------------------------------------------------Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ-------------------------------------------------------------------------------------------1
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU---------------------------------1
1. Nội dung nghiên cứu---------------------------------------------------------------------1
2. Phương pháp nghiên cứu-----------------------------------------------------------------2
3. Dụng cụ và địa điểm nghiên cứu--------------------------------------------------------3
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU-------------------------------------------------------------4
1. Cơ cấu đội tàu khai thác Chụp mực tỉnh Quảng Nam--------------------------------4
1.1. Cơ cấu đội tàu theo địa phương-------------------------------------------------------4
1.2. Cơ cấu đội tàu theo công suất.--------------------------------------------------------5
2. Tàu thuyền nghề chụp mực--------------------------------------------------------------6
2.1. Vỏ tàu và máy tàu----------------------------------------------------------------------6
2.1.1. Vỏ tàu----------------------------------------------------------------------------------6
2.1.2. Máy chính -----------------------------------------------------------------------------8
2.1.3. Máy phụ -------------------------------------------------------------------------------8
2.2. Trang thiết bị khai thác---------------------------------------------------------------8
2.2.2.Hệ thống tăng gông----------------------------------------------------------------12
2.3. Máy điện hàng hải và các trang thiết bị khác--------------------------------------14
2.4. Ngư cụ khai thác----------------------------------------------------------------------17
2.5. Kỹ thuật khai thác và mùa vụ khai thác--------------------------------------------21
2.5.1. Kỹ thuật khai thác------------------------------------------------------------------21
2.5.1.1. Nhân lực--------------------------------------------------------------------------22
2.5.1.2. Qui trình khai thác----------------------------------------------------------------22
2.5.2. Mùa vụ khai thác--------------------------------------------------------------------29
2.5.3. Bảo quản sản phẩm-----------------------------------------------------------------29
2.6. Hiệu quả khai thác --------------------------------------------------------------------30
2.6.1. Sản lượng khai thác và thành phần sản phẩm khai thác------------------------30
2.6.2. Hiệu quả kinh tế---------------------------------------------------------------------31
2.6.2.1 Vốn đầu tư ( lấy giá trị trung bình mẫu điều tra)-----------------------------31
2.6.2.2 Doanh thu (lấy giá trị trung bình/ 1 đêm)-------------------------------------31
Kỹ sư khai thác hàng hải thủy sản Nguyễn Huỳnh Nam
Chi cục KT&BVNLTS Quảng Nam
1
Nghiên cứu về hoạt động của nghề Chụp mực tỉnh Quảng Nam
2.6.2.3 Chi phí chuyển biển (lấy giá trị trung bình/1đêm)---------------------------32
2.6.2.4. Thu nhập (đối với 1tàu/ 6 lao động) = Doanh thu - Chi phí-----------------34
IV. NHẬN XÉT, KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ---------------------------------------------1. Nhận xét----------------------------------------------------------------------------------36
2. Kết luận-----------------------------------------------------------------------------------37
3. Kiến nghị---------------------------------------------------------------------------------38
TÀI LIỆU THAM KHẢO-----------------------------------------------------------------39
Kỹ sư khai thác hàng hải thủy sản Nguyễn Huỳnh Nam
Chi cục KT&BVNLTS Quảng Nam
2
Nghiên cứu về hoạt động của nghề Chụp mực tỉnh Quảng Nam
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mực là lồi hải sản có giá trị xuất khẩu và tiêu thụ nội địa cao, thị trường tiêu
thụ rộng. Mực có thể khai thác bằng nhiều ngư cụ như lưới vây, mành, lưới kéo, câu,
chụp mực, lồng bẫy…. Nghề chụp mực được du nhập vào Việt Nam từ những năm
cuối thế kỷ 20 và được nhiều tỉnh (thành) ven biển như Hải Phòng, Quảng Ninh,
Thái Bình, Nghệ An… sử dụng và đang rất phát triển với tàu thuyền có cơng suất
máy chính có thể lên đến 1.000 CV.
Ưu điểm của nghề chụp mực không gây ảnh hưởng đến môi trường và nguồn
lợi thủy sản; Hiệu quả khai thác nghề lưới chụp mực khá cao so với một số nghề
KTTS khác trong khi chi phí đầu tư không cao, dễ chuyển giao công nghệ. Đối
tượng khai thác chính của nghề chụp mực là mực ống ven bờ, ngồi ra có thể khai
thác được một số lồi cá nổi khác như cá trích, cá chỉ vàng, cá hố, cá ngừ…, tùy
thuộc vào đặc điểm nguồn lợi của vùng biển nghề hoạt động.
Tỉnh Quảng Nam ứng dụng nghề chụp mực vào khai thác hải sản bắt đầu từ
năm 2008 và đang trên đà phát triển ở một số địa phương như: Tam Tiến, Tam giang
(Núi Thành), Điện Dương (Điện Bàn), Bình Minh (Thăng Bình) ... Hiện nay, đội tàu
nghề chụp mực của tỉnh có khoảng 59 chiếc, cơng suất từ 50Cv đến trên 400CV
(11/2014). Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu khoa học nào về hoạt động của nghề
chụp mực trong tỉnh. Nếu thực hiện được nghiên cứu này sẽ đánh giá được thực
trạng nghề chụp mực của tỉnh, làm cơ sở định hướng phát triển nghề trong thời gian
tới và góp phần làm cơ sở quy hoạch nghề khai thác hải sản của tỉnh.
Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi thực hiện chuyên đề “Nghiên cứu hoạt động
nghề chụp mực tỉnh Quảng Nam” với mục đích nắm được thực trạng nghề chụp mực
tỉnh Quảng Nam và hoàn thành một phần nội dung nghiên cứu của đề tài “Nghiên
cứu ứng dụng nghề câu vàng khai thác mực tầng đáy ở tỉnh Quảng Nam”.
Chuyên đề có các nội dung chính:
- Đặt vấn đề.
- Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
- Kết luận, kiến nghị.
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nội dung nghiên cứu
- Cơ cấu đội tàu khai thác chụp mực tỉnh Quảng Nam
- Tàu thuyền: Vỏ tàu, máy tàu (máy chính, máy phụ); Trang thiết bị khai thác; Máy
điện hàng hải và các trang thiết bị khác.
- Ngư cụ khai thác
Kỹ sư khai thác hàng hải thủy sản Nguyễn Huỳnh Nam
Chi cục KT&BVNLTS Quảng Nam
3
Nghiên cứu về hoạt động của nghề Chụp mực tỉnh Quảng Nam
- Kỹ thuật khai thác và mùa vụ khai thác
- Hiệu quả khai thác: Sản lượng khai thác và thành phần sản phẩm khai thác
+ Hiệu quả kinh tế: Vốn đầu tư, Doanh thu, Chi phí chuyển biển, Lợi nhuận (Doanh
thu – Chi phí)
2. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu tài liệu
+ Tìm hiểu tài liệu về quản lý tàu thuyền: Nắm được cơ cấu nghề theo địa
phương, công suất tàu để phân bố mẫu điều tra và định hướng nghiên cứu;
+ Khảo sát số liệu tàu thuyền nghề Chụp mực phát triển qua các năm từ 2008
đến 2014 tại các địa phương thông qua nguồn dữ liệu của Chi cục khai thác và Bảo
vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Nam và số liệu liên quan qua các cơ sở dữ liệu, báo
cáo của các cơ quan quản lý trong tỉnh.
+ Tìm hiểu tài liệu liên quan đến nghề Chụp mực nắm được cấu tạo chung của
ngư cụ, kỹ thuật khai thác, đặc điểm của đối tượng khai thác v.v.
+ Tìm hiểu văn bản pháp lý về quản lý hoạt động nghề khai thác để đánh giá
thực trạng mực khai thác của nghề
- Tìm hiểu thực tế:
+ Tiếp cận thực tế nhằm tìm hiểu cấu trúc ngư cụ, hoạt động đánh bắt, sản
phẩm khai thác, vùng khai thác v.v.
+ Về ngư cụ: khảo sát đo đạc trực tiếp kết hợp phỏng vấn ngư dân có nhiều
kinh nghiệm.
+ Kỹ thuật khai thác: Khảo sát trực tiếp trên biển kết hợp phỏng vấn
+ Sản lượng và sản phẩm khai thác: Khảo sát trên biển, tại điểm lên cá kết
hợp với phỏng vấn.
- Phân bố mẫu điều tra: thông qua điều tra khảo sát và qua nguồn dữ liệu quản lý từ
Chi cục KT&BVNLTS Quảng Nam, 15 mẫu điều tra được phân bố như sau:
Công suất (CV)
Số mẫu Đ.Tra (Tàu)
Tỷ lệ (%)
90 - <150
150 - < 250
250 - <400
≥ 400
Tổng
03
05
05
02
15
20%
33.3%
33.3%
13.4%
100%
- Xây dựng mẫu phiếu điều tra: Xây dựng 2 mẫu phiếu điều tra trên bờ và trên biển
phù hợp với các nội dung nghiên cứu và thơng tin cần tìm hiểu (Phụ lục).
3. Dụng cụ và địa điểm nghiên cứu
Kỹ sư khai thác hàng hải thủy sản Nguyễn Huỳnh Nam
Chi cục KT&BVNLTS Quảng Nam
4
Nghiên cứu về hoạt động của nghề Chụp mực tỉnh Quảng Nam
- Dụng cụ nghiên cứu:
+ Thước dây, thước thẳng: Dùng để xác định kích thước hệ thống ngư cụ,
kích thước sản phẩm khai thác.
+ Máy ảnh: Dùng để ghi lại hình ảnh về tàu thuyền, ngư cụ, sản phẩm… phục
vụ cho cơng tác điều tra.
+ Máy vi tính: Xử lý số liệu điều tra, AutoCad để vẽ cấu tạo tổng thể vàng
lưới chụp mực, vẽ biểu đồ...
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Xã Bình Minh - huyện Thăng Bình.
+ Xã Tam Tiến- huyện Núi Thành
+ Xã Điện Dương- huyện Điện Bàn
- Xử lý số liệu: Theo phương pháp thống kê mơ tả bằng phần mềm tốn học
Kỹ sư khai thác hàng hải thủy sản Nguyễn Huỳnh Nam
Chi cục KT&BVNLTS Quảng Nam
5
Nghiên cứu về hoạt động của nghề Chụp mực tỉnh Quảng Nam
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Cơ cấu đội tàu khai thác Chụp mực tỉnh Quảng Nam
1.1. Cơ cấu đội tàu theo địa phương
Nghề Chụp mực được du nhập vào tỉnh Quảng Nam từ đầu thế kỷ 21. Qua
nguồn dữ liệu điều tra tổng hợp từ năm 2008 đến 11/2014 tại Chi cục khai thác và
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Nam, tàu thuyền nghề Chụp mực tại Quảng Nam
hiện nay là 59 tàu, tập trung chủ yếu ở xã Tam Tiến (Núi Thành), xã Bình Minh
(Thăng Bình) và xã Điện Dương (Điện Bàn)... cho thấy nghề Chụp mực đang trên đà
phát triển, số lượng tàu thuyền có khả năng phát triển thêm vào những năm tới. Kết
quả thể hiện ở bảng 1-1
Bảng 1-1: Số lượng tàu/thuyền nghề chụp mực phát triển qua các năm
Số lượng tàu/thuyền qua các năm
Địa phương
2008
2009
2010
2011
2012
2013
11/2014
Điện Bàn
03
03
01
03
04
04
08
Thăng Bình
02
06
07
10
09
17
24
Núi Thành
0
0
04
09
11
19
26
Hội An
0
0
0
0
0
0
1
Tổng cộng
05
09
12
22
24
40
59
(Huyện)
Kỹ sư khai thác hàng hải thủy sản Nguyễn Huỳnh Nam
Chi cục KT&BVNLTS Quảng Nam
6
Nghiên cứu về hoạt động của nghề Chụp mực tỉnh Quảng Nam
1.2. Cơ cấu đội tàu theo công suất.
Qua kết quả điều tra thực tế từ 15 mẫu và tổng hợp từ nguồn dữ liệu tại Chi
cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Nam, máy chính mà ngư dân sử
dụng để lắp trên tàu nghề Chụp mực 100% là loại máy thủy đã qua sử dụng của
nhiều hãng khác nhau Mitsubishi, Niigata, Deawoo, HuynhDai, Cummin... xuất xứ
từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… với tổng công suất 15.332 cv (59 tàu), trong đó tập
trung chủ yếu là khối tàu có cơng suất từ 90cv - <250cv (20 tàu) chiếm tỷ lệ 33.9%,
khối tàu có cơng suất từ 250cv - <400cv (23 tàu) chiếm tỷ lệ 39%, 09 tàu có cơng
suất từ 400cv trở lên chiếm tỷ lệ 15.3 %. Kết quả thể hiện ở bảng 1-2
Bảng 1-2. Phân loại tàu/thuyền theo nhóm công suất (cv)
Địa phương
(Huyện)
<50
Phân theo nhóm cơng suất (CV)
50-<90 90 -<250 250-<400
>=400
Tổng
Điện Bàn
4
0
1
3
0
8
Thăng Bình
1
0
4
13
6
24
Núi Thành
0
2
14
7
3
26
Hội An
0
0
1
0
0
1
Tổng số tàu:
5
2
20
23
9
59
180 cv
125 cv
3.269 cv
7.044 cv
4.714 cv
15.332 cv
Tổng
công suất
2. Tàu thuyền nghề chụp mực
Kỹ sư khai thác hàng hải thủy sản Nguyễn Huỳnh Nam
Chi cục KT&BVNLTS Quảng Nam
7
Nghiên cứu về hoạt động của nghề Chụp mực tỉnh Quảng Nam
2.1. Vỏ tàu và máy tàu
2.1.1. Vỏ tàu
Qua kết quả khảo sát điều tra từ 15 tàu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tàu
thuyền nghề chụp mực Quảng Nam có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau,
chủ yếu được đóng theo mẫu tàu dân gian Quảng Nam (40%) và các tàu dân gian
tỉnh khác (60%) như Quảng Bình, Bình Định, Quảng Ngãi... (do mua tàu làm nghề
chụp mực từ Quảng Bình, Bình Định...). Tuổi thọ vỏ tàu dưới 5 năm chiếm 27%, từ
5-10 năm chiếm 53%, trên 10 năm chiếm 20%. Vật liệu vỏ tàu 100% cấu tạo bằng
gỗ, boong thao tác được đặt phía trước cabin, hầm bảo quản đặt phía trước hầm máy,
hai bên mạn phía trước và phía sau có lắp đặt 4 tăng gơng dùng để căng lưới chụp
mực. Kết quả điều tra thể hiện ở bảng 2-1.1, bảng 2-1.2, bảng 2-1.3
Bảng 2-1-1.1: Phân loại tàu/thuyền theo mẫu tàu( nơi đóng)
Vật liệu
Mẫu tàu dân gian (Nơi đóng)
Tỷ lệ %
vỏ Gỗ
Nghệ An
1
06.70
Quảng Bình
4
26.60
Quảng Nam
6
40.00
Quảng Ngãi
1
06.70
Bình Định
2
13.30
Tiền Giang
1
Tổng cộng
15
06.70
100 %
Bảng 2-1-1.2: Phân loại tàu/thuyền theo tuổi thọ của tàu
Tuổi thọ
Số
lượng
Tỷ lệ %
(Tàu)
<5 năm
4
27%
Từ 5-10 năm
8
53%
>10 năm
3
20%
Tổng cộng
15
100%
Kỹ sư khai thác hàng hải thủy sản Nguyễn Huỳnh Nam
Chi cục KT&BVNLTS Quảng Nam
8
Nghiên cứu về hoạt động của nghề Chụp mực tỉnh Quảng Nam
Qua kết quả điều tra từ 15 mẫu khảo sát, 33% tàu chụp mực Quảng Nam có
chiều dài vỏ tàu từ 14m- <15m, 40% tàu có chiều dài từ 15m - <16m, 27% tàu có
chiều dài >16m. Kết quả điều tra thể hiện ở bảng 2-1-1.3.
Bảng 2-1-1.3: Phân loại tàu/thuyền theo công suất và chiều dài vỏ tàu
Công suất (cv)
90 - <150
Chiều dài thân tàu Lmax (m)
14m - <15m 15m - <16m
>16m
1
2
0
Tổng
3
150 - <250
3
1
1
5
250 - <400
1
3
1
5
>400
0
0
2
2
Tổng cộng (tàu)
5
6
4
15
Tỷ lệ %
33%
40%
27%
100%
Kỹ sư khai thác hàng hải thủy sản Nguyễn Huỳnh Nam
Chi cục KT&BVNLTS Quảng Nam
9
Nghiên cứu về hoạt động của nghề Chụp mực tỉnh Quảng Nam
2.1.2. Máy chính
Qua kết quả khảo sát điều tra, 100% máy chính mà ngư dân Quảng Nam sử
dụng để lắp trên tàu nghề Chụp mực là loại máy thủy đã qua sử dụng của nhiều hãng
khác nhau, xuất xứ từ Nhật Bản (80%), Hàn Quốc (13%), mỹ (7%). Động cơ máy
chính chạy bằng dầu Diezel pha nhớt có cơng suất từ 90cv đến 400cv, một vài tàu
chụp mực sử dụng máy công suất trên 400 cv. Kết quả được thể hiện bảng 2-1-2
Bảng 2-1-2: Phân loại máy chính tàu chụp mực
Máy Chính
Tình trạng
Nơi sản suất
Hàn
Máy thủy
Máy bộ
Đã qua sử dụng
(85%)
Máy mới
(100%)
Nhật
Bản
Quốc
100%
0%
100%
0%
80%
13%
Mỹ
7%
2.1.3. Máy phụ
Máy phụ trên tàu Chụp mực sử dụng với mục đích phát điện thắp sáng để dẫn
dụ đàn mực và tích trữ điện trong sinh hoạt. Qua điều tra, khảo sát thì 100% tàu cá
nghề chụp mực tại Quảng Nam đều có sử dụng thêm 01 máy phụ đã qua sử dụng của
Nhật Bản (60%), Hàn Quốc (40%) sản xuất để lai máy phát điện. Qua điều tra thì
máy phụ lắp trên tàu chụp mực có cơng suất từ 100cv-230cv tùy thuộc vào số lượng
bóng đèn trang bị trên tàu. Kết quả được thể hiện bảng 2-1-3.
Bảng 2-1-3: Phân loại máy phụ tàu chụp mực
Máy phụ
Tình trạng
Nơi sản suất
Hàn
Máy thủy
Máy bộ
Đã qua sử dụng
(85%)
Máy mới
(100%)
Nhật
Bản
Quốc
100%
0%
100%
0%
60%
40%
2.2. Trang thiết bị khai thác.
2.2.1.Trang bị hệ thống ánh sáng
Để nghề Chụp mực khai thác hiệu quả cao, ngoài yếu tố ngư cụ và kỹ thuật
khai thác thì hệ thống ánh sáng đóng vai trị quan trọng và quyết định đến năng suất
đánh bắt. Nghề Chụp mực hiện nay sử dụng nguồn sáng điện. Ngư cụ khai thác cũng
đã được cải tiến để phù hợp với nguồn sáng, tạo thành ngư cụ khai thác hiện đại, đạt
hiệu quả cao và mang lại nhiều sản lượng cao cho từng mẻ lưới đánh bắt.
Kỹ sư khai thác hàng hải thủy sản Nguyễn Huỳnh Nam
Chi cục KT&BVNLTS Quảng Nam
10
Nghiên cứu về hoạt động của nghề Chụp mực tỉnh Quảng Nam
* Máy phát điện:
Máy phát điện lai động cơ điện xoay chiều 3 pha (Dinamo) hiệu Con Đại Bàn do
Trung Quốc sản xuất có cơng suất từ 50KW-90KW trở lên tùy theo số lượng bóng
đèn được trang bị hầu hết trên các tàu chụp mực tại Quảng Nam. Qua kết quả điều
tra khảo sát từ 15 tàu, 100% tàu chụp mực Quảng Nam trang bị 2 máy phát điện,
trong đó 1 máy có cơng suất (50-75)KW và 1 máy có cơng suất (75-90)KW tùy theo
tổng cơng suất phát sáng. Các chủ tàu chụp mực thường chọn máy phát điện có cơng
suất lớn hơn tổng cơng suất phát sáng trên tàu từ 25% đến 30% vì phải tổn thất điện
qua tăng phô và dây dẫn.
* Trang bị ánh sáng
Tàu sử dụng ánh sáng màu trắng để tập trung mực khai thác gồm đèn thu hút
mực và đèn gom mực. Giá tiền mỗi bóng thu hút mực hồn thiện sau khi lắp đặt
(bóng đã sáng) với giá thị trường khoản 02 triệu đồng/1 bóng.
Các bóng đèn được bố trí mỗi bên mạn tàu từ 30-40 bóng, cách lắp đặt đèn thu
hút mực và đèn gom mực trên tàu theo bố trí như hình vẽ. Trong đó
+ Dàn đèn thu hút mực được lắp đặt ở hai bên mạn trái và phải ca bin của tàu.
+ Giá dàn đèn thu hút mực đặt trên nóc ca bin. Các bóng đèn thu hút mực được
đặt cách nhau 0,65m, nghiêng theo chiều thẳng đứng với góc (45 – 55) 0, cách xa
phía ngồi thành ca bin khoảng 0,80m và cách nóc ca bin khoảng 0,85m.
+ Cần để treo đèn gom mực dài khoảng 2,5 m và đặt thẳng góc với thành ca bin;
bóng đèn cách sàn tàu khoảng 0,95m.
1. Cabin.
3. Đèn thu hút mực.
2. Giá đèn.
4. Đèn gom mực.
Kỹ sư khai thác hàng hải thủy sản Nguyễn Huỳnh Nam
Chi cục KT&BVNLTS Quảng Nam
11
Nghiên cứu về hoạt động của nghề Chụp mực tỉnh Quảng Nam
+ Đèn thu hút mực: Qua kết quả điều tra khảo sát, đèn thu hút mực được chọn là
loại đèn cao áp thủy ngân có cơng suất 1000W/1 bóng do Trung Quốc sản xuất, tuổi
thọ trung bình từ 1-3 năm; tổng số lượng bóng đèn mỗi tàu từ (60-90) bóng tùy theo
tổng cơng suất của mỗi tàu. Kết quả thể hiện ở bảng 2-2.1
Bảng 2-2.1: Phân loại đèn thu hút mực
Nơi sản xuất
Công suất (W)
Màu sắc
Tuổi thọ TB
(Năm)
Hàn Quốc
1000 W
Màu Trắng
(1-3) năm
100%
100%
100%
100%
Kỹ sư khai thác hàng hải thủy sản Nguyễn Huỳnh Nam
Chi cục KT&BVNLTS Quảng Nam
12
Nghiên cứu về hoạt động của nghề Chụp mực tỉnh Quảng Nam
Qua kết quả điều tra khảo sát 15 tàu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, những tàu
chụp mực sử dụng khoản 60 bóng/tàu để chong đèn phục vụ cho khai thác mực
chiếm tỷ lệ 13.3%, tập trung chủ yếu tại các tàu có cơng suất máy chính từ (90<150)cv; số lượng tàu sử dụng khoản 90 bóng/tàu chiếm tỷ lệ 60% tập trung chủ yếu
ở những tàu có cơng suất lớn hơn từ (150->400)cv. Kết quả thể hiện ở bảng 2-2.2
Bảng 2-2.2: Phân loại số lượng bóng đèn thu hút mực
Số lượng bóng/tàu
Công suất
(Cv)
60 (bóng)
80 (bóng)
90 (bóng)
Tổng số tàu
(Mẫu điều tra)
90-<150
3
0
0
3
150-<250
1
1
3
5
250-<400
0
1
4
5
>400
0
0
2
2
Tổng
4
2
9
15
Tỷ lệ
26.7
13.3%
60%
100%
Kỹ sư khai thác hàng hải thủy sản Nguyễn Huỳnh Nam
Chi cục KT&BVNLTS Quảng Nam
13
Nghiên cứu về hoạt động của nghề Chụp mực tỉnh Quảng Nam
+ Đèn gom mực: Sử dụng 01 bóng đèn cao áp thủy ngân có cơng suất (1.5002.000)W do Trung Quốc sản xuất, tuổi thọ trung bình từ 1-3 năm. Cơng suất của
bóng đèn gom mực được nối với máy biến thế (có giá trị 3 triệu đồng ) có thể thay
đổi dịng điện vào bóng. Kết quả thể hiện ở bảng 2-2.3
Bảng 2-2.3: Phân loại đèn thu hút mực
Công suất (W)
Nơi sản xuất
Màu sắc
Tuổi thọ TB
(Năm)
Hàn Quốc
1.500 W
2.000 W
Màu Trắng
(1-3) năm
100%
46.7%
53.3%
100%
100%
2.2.2.Hệ thống tăng gông
Tàu Chụp mực Quảng Nam được sử dụng 4 tăng gông. Các tăng gông được
lắp đặt lên tàu nhờ giá đỡ có thể quay được, phía đầu ngồi mỗi tăng gơng lắp một
rịng rọc treo để luồn dây căng lưới.
Tăng gơng có chức năng tạo và cố định độ mở miệng lưới trong quá trình đánh
bắt. Dựa vào nơi bố trí mà tăng gơng được phân làm hai loại:
- Tăng gơng mạn trái: được bố trí bên mạn trái.
- Tăng gơng mạn phải: được bố trí bên mạn phải.
Kỹ sư khai thác hàng hải thủy sản Nguyễn Huỳnh Nam
Chi cục KT&BVNLTS Quảng Nam
14
Nghiên cứu về hoạt động của nghề Chụp mực tỉnh Quảng Nam
Bảng 2-2.4: Kích thước cơ bản của tăng gơng
Chiều dài
Đường kính gốc
Loại tăng gơng
Số lượng
(m)
(mm)
Tăng gơng chính (mạn trái)
02
12-15
280-300
Tăng gông phụ (mạn phải)
02
10- 13
240-280
Qua điều tra thực tế 70-80% các tăng gông trên tàu chụp mực được làm bằng
gỗ, chủ yếu như Phi lao, Bạch đàn, thông, ... một số tàu có cơng suất lớn sử dụng
04 tăng gơng với vật liệu thép pha kẽm không ghỉ (20%). C hiều dài tăng gơng phụ
thuộc vào kích thước vỏ tàu. Đường kính gốc tăng gơng từ 240-300mm tuỳ theo
chiều dài tăng gơng. Chiều dài tăng gơng chính (bên mạn thả lưới) dài hơn tăng
gông phụ từ 1-4m tuỳ theo kinh nghiệm từng tàu.
Để tăng tính ổn định cho tàu khi thao tác lưới, chiều dài tăng gông giữa hai bên
mạn không nên chênh lệch quá lớn, tốt nhất từ 1-4m.
* Dây cố định tăng gong: Hệ thống dây cố định tăng gơng gồm 2 phần:
- Dây chịu lực đứng: Có chức năng chịu lực cho tăng gông và chịu tải 1 vàng
lưới, vật liệu được dùng là dây PP Φ 20mm.
- Dây chịu lực ngang: Có chức năng cố định tăng gông trong khi làm việc và mở
xếp sau chuyến biển, vật liệu được dùng là dây PP Φ 20mm và PE Φ 10.
Kỹ sư khai thác hàng hải thủy sản Nguyễn Huỳnh Nam
Chi cục KT&BVNLTS Quảng Nam
15
Nghiên cứu về hoạt động của nghề Chụp mực tỉnh Quảng Nam
* Giá đỡ tăng gông
Đây là phần liên kết giữa tăng gơng với tàu có chức năng giữ chặt gốc tăng gông
và thu xếp tăng gông trên tàu, vật liệu làm bằng sắt.
2.3. Máy điện hàng hải và các trang thiết bị khác.
Qua kết quả điều tra, khảo sát 15 tàu chụp mực, hầu hết các tàu nghề Chụp mực
tại Bình Minh (Thăng Bình), Điện Dương (Điện Bàn), Tam Tiến (Núi Thành)…
được trang bị đầy đủ các loại máy điện hàng hải như la bàn (100%), máy định vị
(100%), máy thông tin liên tầm xa (73%), máy thông tin liên tầm gần (100%), máy
dò đứng (80%) và các trang thiết bị khác... phục vụ cho quá trình khai thác trên biển,
xác định vị trí tàu, bảo đảm thơng tin liên lạc, tìm kiếm cứu nạn. Kết quả thể hiện ở
bảng 2-3
Bảng 2-3: phân loại trang thiết bị trên tàu
La Bàn
100%
Định Vị
100%
TT Tầm xa
TT Tầm gần
73%
100%
Kỹ sư khai thác hàng hải thủy sản Nguyễn Huỳnh Nam
Chi cục KT&BVNLTS Quảng Nam
Máy dò
Máy tời
80%
100%
16
Nghiên cứu về hoạt động của nghề Chụp mực tỉnh Quảng Nam
* La bàn: sử dụng La bàn do Việt Nam sản xuất
* Định vị vệ tinh: sử dụng các hiệu máy Furuno, Koden, Garmin GPS 128
Garmin GPS 128
* Máy thông tin liên lạc: liên lạc giữa các tàu trong tổ hoặc cùng ngư trường,
thường dùng các loại hiệu super star (Đài loan), Galaxy (Mỹ), Onwa, Maxcomm,
Argo 300, Sea Eagle 6900...
Sea Eagle 6900(12 băng)
Kỹ sư khai thác hàng hải thủy sản Nguyễn Huỳnh Nam
Chi cục KT&BVNLTS Quảng Nam
Galaxy
17
Nghiên cứu về hoạt động của nghề Chụp mực tỉnh Quảng Nam
* Máy tời khai thác:
Máy tời được lắp đặt trên boong tàu,
sát phía trước cabin buồng lái của tàu cá chụp
mực. Máy tời là thiết bị khai thác rất quan
trọng trên các tàu Chụp mực. Đây là thiết bị
cơ giới hóa q trình khai thác của nghề
Chụp mực như đưa ra hay xếp vào các tăng
gông, cố định chu vi miệng lưới vào 04 tăng gong, thu vàng lưới từ dưới nước lên
boong tàu. Việc cơ giới hóa quá trình khai thác giúp cho quá trình thu lưới nhanh
hơn, giảm sức lao động chân tay cho người lao động, tăng năng suất lao động và
hiệu quả đánh bắt. Ngoài ra máy tời còn để phục vụ cho việc thu neo.
* Ky đựng mực:
* Thùng xốp: dùng đựng mực hoặc đựng cá
Kỹ sư khai thác hàng hải thủy sản Nguyễn Huỳnh Nam
Chi cục KT&BVNLTS Quảng Nam
18
Nghiên cứu về hoạt động của nghề Chụp mực tỉnh Quảng Nam
2.4. Ngư cụ khai thác
Qua kết quả điều tra khảo sát, lưới chụp mực Quảng Nam có chu vi miệng
lưới từ (95-120)m tùy thuộc vào cơng suất và kích thước vỏ tàu, trong đó 20% kết
quả khảo sát cho thấy miệng lưới có chu vi từ (95-105)m và 60% kết quả khảo sát
miệng lưới có chu vi từ (105-115)m tập trung chủ yếu ở khối tàu có cơng suất từ
(90-<400)cv, những tàu có cơng suất lớn hơn 400cv sử dụng vàng lưới có chu vi
miệng lưới từ (115-120)m. Kết quả thể hiện ở bảng 2-4.1, 2-4.2
Bảng 2-4.1: Phân loại Chu vi miệng lưới theo công suất
Tổng
(tàu)
Chu vi miệng lưới (m)
Công suất
(Cv)
95m-<105m
90-<150
1
2
0
3
150-<250
2
2
1
5
250-<400
0
5
0
5
>400
0
0
2
2
Tổng
3
9
3
15
Tỷ lệ %
20%
60%
20%
100%
105m-<115m >=115m
Bảng 2-4.2 Phân loại Chu vi miệng lưới theo chiều dài vỏ tàu
Chu vi miệng lưới (m)
Chiều dài vỏ tàu
(m)
95m-<105m
14m-<15m
2
3
0
5
15m<16m
1
5
0
6
>16m
0
1
3
4
Tổng
3
9
3
15
Tỷ lệ
20%
60%
20%
100%
105m-<115m >=115m
Tổng
* Các thông số và kích thước cơ bản của vàng lưới Chụp mực
Kỹ sư khai thác hàng hải thủy sản Nguyễn Huỳnh Nam
Chi cục KT&BVNLTS Quảng Nam
19
Nghiên cứu về hoạt động của nghề Chụp mực tỉnh Quảng Nam
- Chu vi miệng lưới đã rút gọn:
- Chiều cao lưới kéo căng:
- Hệ số rút gọn ở miệng lưới:
105 m
30 m
U = 0,53
- Số lượng tăng gông:
04 chiếc
- Kích thước mắt lưới:
+ Đụt lưới: 2a= 10mm, vật liệu sợi Polyethylene (PE) 380D/3x3.
+ Thân lưới 1: 2a = 12mm, vật liệu sợi Polyamide (sợi PA đơn, Φ 0,4mm).
+ Thân lưới 2: i 2a = 12mm, vật liệu sợi Polyamide (sợi PA đơn, Φ 0,4mm).
+ Thân lưới 3: 2a = 12mm, vật liệu sợi Polyamide (sợi PA đơn, Φ 0,4mm).
+ Chao lưới: 2a = 30mm, vật liệu sợi Polyethylene (PE) 380D/3x3
2 x 1260◊
A
300◊
7 x 1260◊
600◊
B
10 x 1260◊
C
600◊
13 x 1260◊
D
2x600
◊
D
E
40
◊
16380
A: Đụt lưới
B: Thân lưới 1
C: Thân lưới 2
D: Thân lưới 3
E: Chao lưới
Kỹ sư khai thác hàng hải thủy sản Nguyễn Huỳnh Nam
Chi cục KT&BVNLTS Quảng Nam
20
Nghiên cứu về hoạt động của nghề Chụp mực tỉnh Quảng Nam
bảng vẽ cấu tạo áo lưới:
2520◊
2a =10mm
PE380D/3x3
2520◊
8820◊
2a =10mm; PA mono 0,4mm
8820◊
12600◊
2a =12mm;PA mono0,4mm
12600◊
16380◊
2a =12mm; PA mono0,4mm
16380◊
16380◊
2a=30mm;PA 380D/3x3
Trang bị vòng khun
1
2
4
1. Chao lưới;
2. Giềng miệng;
3 Giềng rút;
Hình: Lắp ráp vịng khun
35
3
4. Vịng khun
320
Hình: Vịng khun
Kỹ sư khai thác hàng hải thủy sản Nguyễn Huỳnh Nam
Chi cục KT&BVNLTS Quảng Nam
21
Nghiên cứu về hoạt động của nghề Chụp mực tỉnh Quảng Nam
Bảng: Thống kê trang bị toàn bộ lưới chụp mực
T
T
Tên gọi
SL
Vật liệu
Quy cách
Áo lưới gồm:
1
2
- Thân lưới
- Chao lưới và đụt
lưới
Giềng miệng (giềng
luồn và giềng băng)
1
2
Sợi polyamide (PA)
Sợi polyethylene
(PE)
Dây polypropylene
(dây PP)
Sợi PA đơn, Φ: 0,40mm.
Sợi PE 380D/3x3, Φ: 0,89mm
Φ 12 mm
3 Giềng rút
1
PP
Φ 16mm
4 Dây căng lưới
4
PP
Φ 16mm
5 Dây thắt đụt
1
PP
Φ 6mm
6 Vịng khun
Tăng gơng
- Tăng gơng chính
7 (mạn trái)
- Tăng gơng phụ (mạn
phải)
150
2
2
Pb
Đường kính ngồi của vịng
khun Φ = 320mm; đường kính
của vật liệu d = 35mm; khối
lượng 1 vịng khun: 5kg
Gỗ thơng, gỗ phi lao Dài: 12 ÷ 15m;Φ: 280 ÷ 300 mm
bạch đàn hoặc thép
Dài: 10 ÷ 13m;Φ: 240 ÷ 280 mm
không ghỉ
Kỹ sư khai thác hàng hải thủy sản Nguyễn Huỳnh Nam
Chi cục KT&BVNLTS Quảng Nam
22
Nghiên cứu về hoạt động của nghề Chụp mực tỉnh Quảng Nam
2.5. Kỹ thuật khai thác và mùa vụ khai thác
2.5.1. Kỹ thuật khai thác
Kinh nghiệm đánh bắt, thời gian và phương pháp thực hiện mỗi thao tác hoặc số
lượng lao động của các tàu chụp mực có thể khác nhau nhưng chúng có chung một
quy trình các bước cơng việc như sau:
Chuẩn bị chuyến biển
Hành trình tàu đến ngư trường
Phát hiện và dị tìm đàn mực
Thắp đèn tập trung mực
Căng lưới, điều chỉmh ánh sáng gom mực
Thả lưới
Cuộn rút lưới
Thu lưới và xử lý sản phẩm
Chuẩn bị mẻ sau
Kỹ sư khai thác hàng hải thủy sản Nguyễn Huỳnh Nam
Chi cục KT&BVNLTS Quảng Nam
23
Nghiên cứu về hoạt động của nghề Chụp mực tỉnh Quảng Nam
2.5.1.1. Nhân lực
Số lao động cần thiết trên tàu lưới chụp mực phụ thuộc vào số lượng tăng gông
được trang bị, đối với tàu chụp mực sử dụng 4 tăng gơng cần 6 người. Trong đó, 1
thuyền trưởng phụ trách chung và phân công công việc cho các thuỷ thủ còn lại, 1
thợ máy kiêm thuỷ thủ thực hiện các công việc liên quan đến máy tàu, máy phát
điện, hệ thống ánh sáng và thực hiện các thao tác lưới khi tổ chức đánh bắt. Các thuỷ
thủ còn lại thực hiện các công việc theo sự phân công của thuyền trưởng.
2.5.1.2. Qui trình khai thác:
* Chuẩn bị chuyến biển:
Mỗi chuyến biển của nghề lưới chụp mực thường kéo dài từ 1- 3 ngày tuỳ theo
cỡ tàu và ngư trường hoạt động. Thời gian hoạt động đánh bắt trên biển của tàu nghề
lưới chụp mực từ ngày 18-20 âm lịch tháng trước đến ngày 8-12 âm lịch tháng sau.
Trong suốt thời gian tàu ở cảng, các công việc sửa chữa nhỏ hoặc thay thế máy
móc, thiết bị, đèn, lưới ngư cụ được thực hiện hoàn tất, chuẩn bị cho đến chuyến
biển sắp đến. Kiểm tra thiết bị hàng hải và khai thác, hệ thống ngư cụ trên tàu.
Chuẩn bị phương tiện dụng cụ để sửa chữa những sự cố thông thường của thiết bị và
ngư cụ. Các công việc này được thực hiện bởi chủ tàu và các thuyền viên trên tàu.
Thuyền trưởng có trách nhiệm xác định ngư trường và lập kế hoạch hành trình,
chuẩn bị nhiên vật liệu, nước đá, thực phẩm cho chuyến biển. Việc xác định vùng
đánh bắt thường dựa vào kinh nghiệm của bản thân, trao đổi thông tin với các tàu
khác, điều kiện thời tiết.
*Hành trình đến ngư trường:
Khi tàu ra khỏi khu vực cảng, thuyền trưởng phân công ca trực lái tàu. Tàu có thể
hành trình liên tục hoặc thực hiện đánh bắt vào ban đêm trong khi chưa đến ngư
trường đánh bắt chính.
Trong lúc tàu hành trình đến ngư trường, hệ thống tăng gơng và dây chằng được
chuẩn bị ở vị trí sẵn sàng.
Các dây căng lưới 1,2 được luồn qua các rịng rọc treo lưới 5 và liên kết với
giềng chì tại các vị trí đánh dấu sẵn. Đầu cịn lại được đưa về vị trí máy tời. Dây
giềng rút 13 được sóng bằng theo dây giềng chì, hai đầu giềng rút được luồn qua
ròng rọc kép của cần cẩu, các đầu dây được đưa về vị trí máy tời. Các dây chằng
tăng gơng 8,9 được luồn qua các rịng rọc của cần cố định mũi 6, đuôi tàu 7 và các
tăng gơng được cố định ở vị trí làm việc bởi các dây liên kết với giá đở và dây
chằng. Khâu thao tác này được thực hiện bởi tất cả thuyền viên trên tàu dưới sự chỉ
huy của thuyền trưởng.
Kỹ sư khai thác hàng hải thủy sản Nguyễn Huỳnh Nam
Chi cục KT&BVNLTS Quảng Nam
24
i;
1
.
D
â
y
t
h
ắ
t
đ
ụ
t
2
.
Đ
ụ
t
l
ư
Nghiên cứu về hoạt động của nghề Chụp mực tỉnh Quảng Nam
1
5
6
3
12
1
11
1
8
5
2
13
2
3
4
13
18
5
6
10
7
2
18
7
8
9
16
9
10
1
11
3
11
4
12
5
5
9
7
Hình : Cố định hệ thống tăng gơng và các dây liên kết.
Ghi chú:
1: Dây căng lưới mạn trái.
2: Dây căng lưới mạn phải.
3: Tăng gơng chính.
4: Tăng gơng phụ.
5: Rịng rọc treo lưới.
6: Cần cố định tăng gơng mũi.
7: Cần cố định tăng gông đuôi.
8: Dây chằng tăng gông mũi.
9: Dây chằng tăng gông đuôi
10: Đèn thu hút mực.
11: Đèn gom mực.
12: Lưới.
13: Dây giềng rút
Kỹ sư khai thác hàng hải thủy sản Nguyễn Huỳnh Nam
Chi cục KT&BVNLTS Quảng Nam
25