Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

ứng dụng của phức chất trong y học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.43 KB, 15 trang )

Lời mở đầu
Phức chất có ý nghĩa rất to lớn trong ngành dược phẩm.Nhiều kim loại
Cu,Zn,Co,Pt,Au…có khả năng tạo dược được các phức chất có hoạt tính
sinh học trên cơ thể người.Điều này đã làm cơ sở cho việc sản xuất thuốc
chữa bệnh :
Insulin: Dẫn xuất phức của kẽm làm thuốc chữa đái tháo đường.
Thuốc chống ung thư Cis platin: phức chất của platin gồm một nguyên tử
platin với hai phân tử Clo,hai phân tử NH3 ở vị trí cis.
Thuốc chống viêm khớp Arranopin:Arranopin là phức của vàng và các
phosphin.
Dẫn xuất của đồng là hợp phần quan trọng của một số men.
Đặc biệt là phức Coban tạo nên VitaminB12 có vai trò rất quan trọng đối với
cơ thể con người.

1


I.

Giới thiệu chung:
a) Nguồn gốc
Vitamin B12 (viết tắt là B12) đã
được biết đến từ lâu. Năm 1948, nhà
khoa học Rickes và cộng sự đã phân
lập được từ gan một chất kết tinh màu
đỏ đặt tên là B12.

Vitamin B12 là một trong số các thành viên được tranh cãi nhiều nhất của họ
vitamin được gọi chung là vitamin “B-complex”. Mặc dù cấu trúc hóa học
đầy đủ của vitamin B12 chỉ mới được xác định vào những năm 1960, nhưng
đã có nhiều giải Nobel dành cho nghiên cứu liên quan đến loại vitamin này.


Tất cả các loại vitamin B giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn (carbohydrates)
thành nhiên liệu (glucose), nhiên liệu này được dùng để sản sinh năng lượng.
Các vitamin B complex rất cần thiết cho da, tóc, mắt, và gan khỏe mạnh.
Chúng còn giúp hệ thống thần kinh hoạt động đúng chức năng.
Vitamin B12 chứa cobalt và vì vậy được gọi là cobalamin. Nó cũng là một
thành viên của các vitamin tan trong nước nhóm B. Đôi khi vitamin B12 còn
được gọi là “yếu tố chống nguy hại” vì khả năng ngăn ngừa bệnh thiếu máu
ác tính của nó. Sự hấp thu vitamin B12 phụ thuộc vào sự có mặt của một
chất gọi là “yếu tố nội tại” trong dịch vị dạ dày.
Tương tự với đa số các loại vitamin khác, vitamin B12 có thể xuất hiện dưới
nhiều dạng và có thể có nhiều tên khác nhau, bao gồm: cobrynamide,
cobinamide, cobamide, cobalamin, hydroxcobalamin, aquocobalamin,
nitrotocobalamin, and cyanocobalamin. Những tên này đều có chứa từ
“cobalt”, vì cobalt là một khoáng chất được tìm thấy ở trung tâm của loại
vitamin này.
Các công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra lượng
B12 mà cơ thể cần tới hàng ngày, nó có ở những nguồn thức ăn nào và khi
cơ thể thiếu B12 thì có những triệu chứng gì... Mấy năm gần đây lại có thêm
những nghiên cứu mới bổ sung cho B12.
2


Vitamin B12 đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các nhóm
methyl cần thiết cho quá trình tổng hợp protein và DNA. Vitamin B12 được
liên kết với protein trong thực phẩm. Axit clohyđric (Hydrochloric acid HCl) trong dạ dày phóng thích vitamin B12 từ protein trong quá trình tiêu
hóa. Sau khi được phóng thích, vitamin B12 kết hợp với một chất được gọi
là yếu tố bên trong (intrinsic factor) trước khi nó được hấp thụ vào máu.
b) Những thực phẩm rất giàu vitamin B12
Trong khi đa số các loại vitamin có thể được tạo ra bởi nhiều loại thực vật và
động vật đặc biệt, thì không có loại thực vật hoặc động vật nào cho thấy có

khả năng sản sinh vitamin B12, và nguồn độc quyền cho loại vitamin này lại
xuất phát từ các loài vi sinh vật như vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, và tảo.
Trong cơ thể các động vật ăn cỏ, B12 được tổng hợp bởi hệ vi khuẩn đường
ruột, sau đó được hấp thu. Hàm lượng B12 tính theo microgam (mcg) có
trong 100 gam thực phẩm tươi như sau: thịt bò 2 -8, thận bò 20 -50, gan bò
30 -130, sữa bò 0,2 - 0,6, thịt lợn 0,1 - 5, lòng đỏ trứng 1,2... Trong thực
phẩm, B12 đều ở dạng phức hợp với protein.
Thực phẩm có nhiều vitamin B12 (3-10 mcg/100g trọng lượng ướt) là sữa
bột không béo, một số hải sản (cua, cá hồi, cá sardine) và lòng đỏ trứng.
Những thực phẩm có vitamin B12 lượng vừa là các sản phẩm sữa lỏng, kem,
bơ. Nguồn vitamin chính trong khẩu phần là thịt động vật (đặc biệt là gan),
trứng và các thức ăn từ sữa.

Thực phẩm có nhiều vitamin B12

3


Sữa tươi được khử trùng chứa 0,9 mcg mỗi ly và là một nguồn quan trọng
chứa vitamin B12 cho một số người không ăn thịt. Nhưng người không ăn
thịt cần bổ sung vitamin B12 để đáp ứng nhu cầu của họ.
Hàm lượng vitamin B12 trong phẩm
Thực phẩm
Nghêu, sò (hấp)
Con trai (hấp)
Cua (hấp)
Cá hồi (nướng lò)
Cá quân - rockfish
(nướng lò)
Thịt bò (nấu chín)

Thịt gà (quay)
Thịt gà tây (quay)
Trứng (kho)
Sữa (không chất béo)
Phó mát Brie

Số lượng
3 ounces (85 g)
3 ounces (85 g)
3 ounces (85 g)
3 ounces (85 g)
3 ounces (85 g)

Vitamin B12 (mcg)
84,0
20,4
8,8
2,4
1,0

3 ounces (85 g)
3 ounces (85 g)
3 ounces (85 g)
1 ounces (28 g)
8 ounces (226 g)
1 ounces (28 g)

2,1
0,3
0,3

0,6
0,9
0,5

II. Cấu tạo hóa học và tính chất vitamin B12
.
Vitamin B12 là những hợp chất hữu
cơ có nguyên tử cobalt ở trung tâm,
với tên gọi là những cobalamin và có
hoạt tính sinh học trên cơ thể người.

4


a) Cấu tạo:
- Tên quốc tế: cyanocobalamin và hydroxo-cobanamin−
- Công thức hóa học là C63H90N14O14PCo
- Cấu trúc hóa học của vitamin B12 gồm 2 phần:
Phần cobamid gồm 4 nhân pyrol đã hydrogen hóa, giữa nhân là nguyên tử
coban hóa trị 3; các nhân này đã bị thế bởi nhóm methyl, acetamid và
propionamid.
Phần nucleotid gồm 5,6-dimethylbenzimidazol đã este hóa bởi acid
phosphoric và 2 phần này nối với nhau qua cầu isopropanol.
Nguyên tử coban liên kết cộng hóa trị với 1 nitơ của một nhân pyrol, liên kết
phối trí với 3 nitơ của 3 nhân pyrol còn lại và nitơ trong nhân benzimidazol;
liên kết ion với acid phosphoric. Hóa trị cuối cùng của coban liên kết với các
nhóm chức khác nhau tạo ra các vitamin B12 khác nhau. Hai chế phẩm vững
bền khi bảo quản và là chế phẩm dược dụng là cyanocobalamin có công thức
cấu tạo như trên và hydroxocobalamin khi thay CN bằng nhóm OH.


b) Tính chất:
- Vitamin B12 thường ở dạng kết tinh ,có kích thước rất nhỏ ,màu sẫm
đỏ,không có mùi và vị.
- Vitamin B12 hòa tan trong nước,trong các dung dịch trung tính,trong cồn.
- Vitamin B12 không hòa tan trong eter, axeton,benzene,clorofoc.
-Trong các loại thực vật cao cấp hầu như không có vitamin B12. Trong cơ thể

5


động vật, vitamin B12 được tổng hợp bởi hệ vi khuẩn đường ruột, sau đó
được hấp thu.
- Ổn định về nhiệt độ, nhưng không ổn định trong môi trường acid mạnh,
kiềm mạnh và bị chiếu sáng, dễ bị phân hủy khi chịu tác dụng của các kim
loại nặng, các chất oxy hoá mạnh hoặc chịu tác dụng của các chất khử,
nhưng khi làm nóng cao áp (120oC) trong thời gian ngắn thì sự phân hủy
không rõ ràng.
-B12 khá bền vững với nhiệt độ trong nấu ăn, trừ khi trong môi trường kiềm
và nhiệt độ quá 100oC. Sữa đun sôi 2 -5 phút mất 30% B12, thịt luộc 45
phút mất khoảng 30% B12...

III. Những biến đổi của vitamin B12 trong cơ thể
Vitamin B12 cũng khác thường ở đặc điểm là nó phụ thuộc vào một chất thứ
hai, có tên là yếu tố bên trong (intrinsic factor), để tìm đường đi từ dạ dày và
ruột đến các phần còn lại của cơ thể. Nếu không có yếu tố cần thiết này, một
loại protein được dạ dày sinh sản, thì vitamin B12 không thể đi đến những
nơi cần đến nó trong cơ thể.
a) Sự hấp thu Vitamin B12

Vitamin B12 được hấp thu qua ruột,

chủ yếu ở hồi tràng theo hai cơ chế:
Cơ chế thụ động khi lượng dùng
nhiều; và cơ chế tích cực, cho phép
hấp thu những liều lượng sinh lý,
nhưng cần phải có yếu tố nội tại là
glycoprotein do tế bào thành niêm
mạc dạ dày tiết ra.

Vitamin B12 trong thức ăn khi vào cơ thể dưới tác dụng của acid gastric và
các enzyme trong ruột, sẽ được phân ly từ trong các liên kết polypeptide và
kết hợp với các chất trong dạ dày (một loại glucoprotein) để hình thành nên
6


hợp chất dimer chuyển đến ruột hồi thì được hấp thu. Tỷ lệ hấp thu ở tình
trạng cơ thể bình thường là khoảng 30 - 70%, trong đó sự khuếch tán giản
đơn chỉ là 1 – 3%.
Sau khi tiêm bắp, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 1 giờ. Phức
hợp vitamin B12- yếu tố nội xuống ruột tác động lên receptor đặc hiệu trên
niêm mạc hỗng tràng và được chuyển vào máu. Trong máu vitamin B 12 gắn
vào β- globulin có nguồn gốc ở gan gọi là transcobalamin II. Phức hợp
vitamin B12- transcobalamin nhanh chóng được phân phối vào các mô đặc
biệt là nhu mô gan. Gan chính là kho dự trữ vitamin B12 cho các mô khác.
Khoảng 3 microgam cobalamin thải trừ vào mật mỗi ngày, trong đó 50 60% là các dẫn chất của cobalamin không tái hấp thu lại được.
Hydroxocobalamin được hấp thu qua đường tiêu hóa tốt hơn, và có ái lực
với các mô lớn hơn cyanocobalamin.
b) Sự chuyển hóa:

7



IV. Vai trò
a) Tác dụng với sức khỏe:
Vitamin B12 cần thiết cho tất cả các
mô có tốc độ sinh trưởng tế bào
mạnh (mô tạo máu, ruột non, tử
cung...).

Các cobalamin đóng vai trò quan trọng là các coenzym đồng vận chuyển và
tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng, trong đó đáng chú ý là
quá trình chuyển hóa acid folic và tổng hợp ADN nên rất cần cho sự tổng
hợp sinh hồng cầu. Ngoài ra còn tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid và
hoạt động bình thường của hệ thần kinh.
Vitamin B12 thường dùng để điều trị các bệnh đau thần kinh (như thần kinh
tọa, thần kinh vùng cổ, cánh tay...), các bệnh về máu như: thiếu máu ác tính
hoặc thiếu máu sau khi cắt dạ dày...
8


Vitamin B12 (Cyanocobalamin) là vitamin cần thiết cho việc sản xuất các tế
bào máu đỏ. Cùng với vai trò chính này, nó còn hỗ trợ chức năng của tế bào
thần kinh và sản xuất myelin (chất xung quanh tế bào thần kinh và giúp tốc
độ truyền dẫn thần kinh tốt hơn). Vitamin B12 cũng rất cần thiết trong sự
sao chép của DNA. Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể tác động trực tiếp tới trí
nhớ và chức năng não.

Vitamin B12 (Cyanocobalamin) là vitamin cần thiết cho việc sản xuất
các tế bào máu đỏ.
- Vitamin− B12 tham gia vào việc sinh tổng hợp enzym metyl malomyeCoA-mutase và rất nhiều enzyme quan trọng khác.Các enzyme này tham gia
vào các phản ứng chuyển metyl và quá trình tổng hợp methionin,colin,timin.

- Ngoài ra vitamin B12 tham gia vào việc đảm bảo hoạt đông của các cơ
quan tạo ra máu và làm tăng cường các phản ứng bảo vệ cơ thể.
- Cùng với methionin, vitamin− B12 tham gia vào quá trình trao đổi nhóm
metyl.vitamin B12 giúp cơ thể tổng hợp methionin từ homosistein.
-Chuyển homocystein thành methionin và 5 –methyltetrahydrofolic thành
acidtetrahydrofolic.
- Chuyển L- methylmalonyl - CoA thành succinyl - CoA trong chuỗi các ph
ản

ứng

chuyển

hóa

lucid,

lipid

thông

qua

chu

trình

Krebs.

9



- Duy trì nồng độ myelin bình thường trong các neuron của hệ thống thần
kinh.
Sinh tổng hợp purin: vitamin B12 giữ vai trò quan trọng trong cấu tạo và tổng
hợp acid nucleic.
Tổng hợp và vận chuyển các nhóm methyl: vitamin B12 tăng sinh tổng hợp
methyl từ tiền thân của nó như: α-carbon của glycin và β-carbon của serine.
Vitamin B12 còn ảnh hưởng tới chuyển hoá lipid và glucid, cụ thể là kích
thích hoạt tính coenzyme A và tham gia vào quá trình chuyển hoá glucid
thành lipid.
b)

Nhu cầu vitamin B12
Nhu cầu hàng ngày của vitamin B 12 phụ thuộc vào tuổi, giới, tình trạng
bệnh lý và nằm trong khoảng từ 0,3- 2,6 μg.
Tuổi

Vitamin B12 (mcg/ngày)
Lượng khuyên dùng

6-11 tháng

0.5

12-23 tháng

0.6

2-5 năm


0.8

6-9 năm

1.3

Người trưởng thành

2

c) Thừa , thiếu vitamin B12
* Thiếu:
Khi thiếu vitamin B12 gây nên thiếu máu ưu sắc hồng cầu to (thiếu máu ác
tính Biermer), tổn thương neuron hệ thần kinh: phù nề, mất myelin.
Có thể gây chết neuron thần kinh ở tuỷ sống, vỏ não, gây rối loạn cảm giá c,
vận động ở chi, rối loạn trí nhớ, rối loạn tâm thần. Ở người cao tuổi có thể
gặp tổn thương thần kinh do thiếu vitamin B 12 nhưng không có dấu hiệu
thiếu máu.
10


Khi thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu hồng cầu to, viêm đa
dây thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn vận động khu trú ở chân
Thiếu hụt vitamin B12 chắc chắn dẫn đến bệnh thiếu máu ác tính (một loại
thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ), giảm số lượng tế bào hồng cầu.
Những tế bào mới được tạo ra có kích thước bất thường và thường quá lớn
và không đảm bảo được chức năng như những tế bào hồng cầu bình thường.
Không may là các triệu chứng thiếu vitamin B12 thường bị che lấp bởi các
triệu chứng của thiếu acid folic (vitamin B9) đi kèm. Khi đó, thiếu vitamin

B12 phát triển một các âm thầm và cuối cùng biểu hiện thành những tổn
thương thần kinh vĩnh viễn không phục hồi.
* Thiếu hụt vitamin B12 do:
Những người không ăn thịt, sản phẩm từ sữa hoặc trứng – vitamin B12
chỉ có trong các sản phẩm từ động vật, người trưởng thành ăn chay trường
trong nhiều năm hoặc đối với trẻ em thuộc gia đình ăn chay trường
-

Những người bị rối loạn hấp thụ chất dinh dưỡng, do các chứng bệnh như
bệnh Crohn, bệnh tuyến tụy, và những người tiếp nhận phẫu thuật giảm cân,
giảm hấp thu do giảm yếu tố nội, viêm ruột, cắt hỗng tràng, bệnh tụy tạng
gây thiếu protease, tự sinh kháng thể chống yếutố nội, rối loạn chu kỳ gan
ruột hoặc do giảm số lượng, chất lượng transcobalamin II do di
Những người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, một sinh vật cư trú
trong ruột mà có thể gây viêm loét. Vi khuẩn này hủy hoại các tế bào dạ dày
tạo yếu tố bên trong (intrinsic factor), một chất mà cơ thể cần để hấp thụ
vitamin B12.
Những người bị rối loạn về ăn uống
Những người bị nhiễm HIV
Những người cao tuổi những người trưởng thành có nhiều khả năng
thiếu vitamin B12 hơn vì họ thiếu khả năng hấp thụ vitamin B12 chứ không
phải họ không dung nạp đủ lượng cần thiết.

* Thừa

11


Khi lạm dụng gây dư thừa vitamin B12 có thể gây tăng sản tuyến giáp, làm
tăng hồng cầu quá mức, bệnh cơ tim... Có khi xảy ra tác dụng thứ phát gây

nôn nao, choáng váng, nổi mày đay.
G ây hoạt hóa hệ đông máu có thể làm tăng sự đông máu gây tắc mạch.

V. Sản xuất vitamin B12
-Chiết rút từ động vật đặc biệt từ gan
-Phương pháp vi sinh:các vi sinh vật tham gia tổng hợp gồm: vi khuẩn
Prop.shermanii, xạ khuẩn Actinomyces.
Để sản xuất vitamin B12 theo qui mô công nghiệp người ta thường sử dụng
chủng Prop.shermanii .Chủng này được giữ giốngtrong môi trường thạch
nghiêng với glucose,
Trong môi trường người ta cho thêm cao ngô hoặc nước chiếttrái cây, nuôi
vi khuẩn ở điều kiện nhiệt độ 28-32 độ C trong thời gian 7-8 ngày, sau đó
bảo quan lạnh,cấy truyền định kỳ mỗi thángmột lần.

Một số sản phẩm B12 có trên thị trường
-Vitamin B12 có thể dùng dưới dạng đơn chất hoặc kết hợp v ới các vitamin
và các muối kim loại để uống hoặc tiêm bắp hay tiêm dưới da. Hiện nay có 2
chế phẩm được dùng với hàm lượng khác nhau là cyanocobalamin và
hydroxycobalamin nhưng hydroxycobalamin được sử dụng nhiều hơn vì tồn
tại trong cơ thể lâu hơn cyanoco balamin

12


Kết luận
VitaminB12 là nguồn dưỡng chất rất quan trọng đối với cơ thể người,thành
phần của phân tử AND,góp phần vào quá trình phân chia tế bào và trưởng
thành tế bào.Nhờ sự tạo phức này của kim loại Coban đã hình thành nên
Cobanmin cần thiết cho sự sống..
Vì vậy phức chất có vai trò rất quan trọng đối với sinh vật, dược phẩm sự

tiến bộ của khoa học công nghệ đã góp phần khẳng định ứng dụng rất to lớn
của sự tạo phức kim loại trong tổng hợp các loại thuốc.

13


Mục lục
I.
Giới thiệu chung
a) Nguồn gốc
b)

Những thực phẩm rất giàu vitamin B12

Cấu tạo hóa học và tính chất vitamin B12
a) Cấu tạo:
b) Tính chất:
III. Những biến đổi của vitamin B12 trong cơ thể
a) Sự hấp thu Vitamin B12
II.

b) Sự chuyển hóa:
IV. Vai trò
a) Tác dụng với sức khỏe
b) Nhu cầu vitamin B12
c) Thừa , thiếu vitamin B12
V. Sản xuất vitamin B12

Tài liệu tham khảo
14



/> />x/=newsdetail&n=4379&/c/=16&/g/=17&/24/5/2010/thuoc-dieu-tri-thieumau-.html
ykhoa.net/duoc/vitamin/23_020.htm
/>mode=n&l=vn&cn_id=1&id=21
www.npalab.com/vietnamese/phantich/vitamins/vitaminB12/
uanvan.co/.../de-tai-vitamin-tan-trong-nuoc-cau-tao-hoa-hoc-chuc-nang...
/>
15



×