MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 4
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................. 4
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.............................................................. 6
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................................... 8
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................... 9
5. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 9
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI........................................................... 10
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN .................................................................. 11
NỘI DUNG ..................................................................................................... 11
Chương I: TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở TỈNH HÀ NAM
TRƯỚC NĂM 1997........................................................................................ 11
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.................................... 11
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 11
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................. 18
1.2. Tình hình nông nghiệp nông thôn tỉnh Hà Nam trước năm 1997 ............... 26
1.2.1. Sản xuất nông nghiệp tỉnh Hà Nam trước năm 1997.......................... 26
1.2.2. Nông thôn tỉnh Hà Nam trước năm 1997 ........................................... 28
Tiểu kết chương I ............................................................................................. 31
Chương II: TỈNH HÀ NAM THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA
ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 1997 – 2010...................................... 32
2.1. Chủ trương đường lối của Đảng và tỉnh ủy Hà Nam về công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn ........................................................................ 32
2.1.1. Khái niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn . 32
2.1.2. Chủ trương đường lối của Trung ương Đảng...................................... 33
2.1.3. Chủ trương đường lối của tỉnh ủy Hà Nam......................................... 37
2.2. Quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở
tỉnh Hà Nam ..................................................................................................... 42
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp,
nông thôn ......................................................................................... 42
Đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 1997 - 2010
2.2.1.1.Trong nông nghiệp .................................................................... 45
2.2.1.2. Trong ngành lâm nghiệp .......................................................... 62
2.2.1.3. Trong ngành ngư nghiệp .......................................................... 64
2.2.2. Phát huy vai trò của các thành phần kinh tế trong nông nghiệp ...... 66
2.2.3. Sự hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh theo hướng
sản xuất hàng hóa............................................................................. 70
2.2.4. Thương mại và dịch vụ nông nghiệp có bước phát triển mới .............. 72
2.2.5. Thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa và sinh học hóa trong
sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Hà Nam................................................. 76
2.2.6. Phát triển công nghiệp nông thôn trong đó chú trọng phát triển các
làng nghề truyền thống và làng nghề mới ....................................... 79
2.2.7. Phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp nông thôn ....................... 83
2.2.8. Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội nông thôn, đưa nông
thôn phát triển ngày càng văn minh hiện đại ...................................... 84
Tiểu kết chương II ............................................................................................ 92
Chương III: TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 1997 - 2010 .......................................... 93
3.1. Những tác động tích cực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hà Nam ................................ 94
3.1.1. Tác động tới nhận thức về vị trí, vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong sự nghiệp phát triển nông thôn mới .................................... 94
3.1.2. Tác động tới kinh tế ........................................................................... 95
3.1.3. Tác động tới xã hội ........................................................................ 102
3.2. Những tồn tại và hạn chế ....................................................................... 111
Tiểu kết chương III........................................................................................ 115
KẾT LUẬN................................................................................................... 116
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 126
1
Đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 1997 - 2010
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Tổng sản phẩm và cơ cấu GDP tỉnh Hà Nam phân theo ngành kinh
tế....................................................................................................... 42
Bảng 2.2: GTSX và cơ cấu GTSX nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh Hà Nam giai
đoạn 1997 - 2010 ............................................................................. 43
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu GTSX nông nghiệp tỉnh Hà Nam, năm 2010................. 43
Bảng 2.3: GTSX và cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp tỉnh Hà Nam, giai đoạn
1997 - 2010 (giá thực tế) ................................................................. 44
Bảng 2.4: GTSX ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng giai đoạn 2000 2010 ................................................................................................. 45
Bảng 2.5: DT và SL một số loại cây trồng giai đoạn 2000 - 2010 [43;4] ...... 46
Bảng 2.6: Diện tích, sản lượng, năng suất lúa tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 2010 ................................................................................................. 48
Bảng 2.7: Diện tích, sản lượng, năng suất lúa cả năm phân theo vụ .............. 49
Bảng 2.8: Diện tích, sản lượng một số cây hoa màu tỉnh Hà Nam ................. 50
Bảng 2.9: DT, SL một số cây công nghiệp hàng năm chính .......................... 51
Bảng 2.10: DT, SL cây công nghiệp lâu năm giai đoạn 1997 - 2009 ............. 54
Bảng 2.11: Diện tích và sản lượng một số cây ăn quả chính .......................... 54
Bảng 2.12: Tình hình phát triển chăn nuôi...................................................... 56
Bảng 2.13: Số lượng đàn gia cầm tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 - 2010 ......... 60
Bảng 2.14: Một số chỉ tiêu về ngành lâm nghiệp giai đoạn 2000 - 2009 ............. 62
Bảng 2.15: Tình hình phát triển ngành thủy sản tỉnh Hà Nam ....................... 64
Bảng 2.16: Tình hình phát triển trang trại tỉnh Hà Nam năm 2009 ................ 67
Bảng 2.17: Số lượng HTX dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hà Nam phân theo huyện
năm 2009 [44;25] ............................................................................. 75
Bảng 3.1: Chuyển dịch cơ cấu lao động giai đoạn 2000 - 2010 [44;21] ........... 103
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
2
Đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 1997 - 2010
CNH, HĐH
:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CSHT
:
Cơ sở hạ tầng
CSVCKT
:
Cơ sở vật chất kĩ thuật
DT
:
Diện tích
ĐBSH
:
Đồng bằng sông Hồng
GDP
:
Tổng sản phẩm quốc dân
GTSX
:
Giá trị sản xuất
HTX
:
Hợp tác xã
KCN
:
Khu công nghiệp
KHKT
:
Khoa học kĩ thuật
KT - XH
:
Kinh tế - xã hội
LTTP
:
Lương thực thực phẩm
SL
:
Sản lượng
Sở NN&PTNT
:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
UBND
:
Ủy ban nhân dân
3
Đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 1997 - 2010
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lịch sử phát triển của xã hội loài người không tách rời với lịch sử phát
triển sản xuất để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Một
trong những ngành sản xuất quan trọng và sớm nhất của loài người là sản xuất
nông nghiệp. Từ trước tới nay sản xuất nông nghiệp luôn là ngành sản xuất
giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội toàn nhân loại bởi nông
nghiệp không chỉ cung cấp lương thực thực phẩm cho con người; cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp; cung cấp khối lượng hàng hóa lớn để xuất khẩu
mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước mà nông nghiệp còn tạo ra nhiều
việc làm, thu hút lao động; tạo ra nguồn vốn nhằm đầu tư ban đầu cho các
ngành kinh tế khác; nông nghiệp và nông thôn là thị trường lớn của các ngành
kinh tế khác và nông nghiệp cũng trực tiếp tham gia vào giữ gìn cân bằng sinh
thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường…
Sớm nhận thấy được tầm quan trọng đặc biệt của nông nghiệp đối với sự
ổn định và phát triển của đất nước nên từ những năm 60 của thế kỉ XX vấn đề
công nghiệp hóa trong đó có việc đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn đã được
Đảng và Nhà nước đề ra. Đặc biệt bước vào thời kì đổi mới công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã được Đảng và Nhà nước coi là một
trong những nhiệm vụ hàng đầu giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
Trong quá trình thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn nền nông nghiệp nước ta đã thu được những thành
tựu khá nổi bật: nông nghiệp nước ta phát triển tương đối ổn định và vững
chắc; sản lượng lương thực tăng cả về số lượng và chất lượng; nông - lâm ngư nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu theo xu hướng mở rộng
nền kinh tế hàng hóa. Đặc biệt nông nghiệp đã hình thành bức tranh rõ nét về
4
Đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 1997 - 2010
sự phân hóa lãnh thổ và tạo ra những vùng sản xuất chuyên môn hóa, bộ mặt
nông thôn có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại. Tuy nhiên nền nông nghiệp
nước ta vẫn còn những tồn tại và hạn chế như: Tốc độ tăng trưởng GDP của
nông nghiệp còn chưa cao trong khi tốc độ giảm tỉ trọng trong ngành nông
nghiệp trong tổng GDP lại có xu hướng chậm lại; nông nghiệp còn phụ thuộc
nhiều vào điều kiện tự nhiên; chất lượng hàng nông sản còn thấp…Vì vậy
nhiệm vụ đặt ra là cần phải phân tích sâu sắc thực trạng kinh tế nông nghiệp
nông thôn từ đó đề ra những giải pháp để đẩy nhanh quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Nằm trong nội địa vùng đồng bằng sông Hồng, Hà Nam có những lợi thế
về đất đai khí hậu để phát triển nông nghiệp. Quán triệt chủ trương của Đảng
về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tỉnh Hà Nam đã
đưa ra nhiều nghị quyết để thực hiện chủ trương của Đảng trong đó quan
trọng nhất là chủ trương về xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, trong
những năm qua sản xuất nông nghiệp tỉnh Hà Nam đã đạt được những thành
tựu đáng kể nhờ đó mà đời sống ở nông thôn từng bước được nâng cao góp
phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển. Tuy
nhiên trong quá trình thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn của Đảng, nông nghiệp tỉnh Hà Nam vẫn bộc lộ
không ít hạn chế như: Sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, năng suất lao động thấp,
chưa khai hết tiềm năng của vùng…Bộ mặt nông thôn mặc dù đã có nhiều
thay đổi nhưng vẫn còn khá lạc hậu, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, thu nhập của
người nông dân còn thấp, tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt tệ nạn xã
hội xâm nhập ngày càng nhiều vào nông thôn…
Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, đề tài
luận văn viết về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nhiều
khía cạnh khác nhau nhưng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn ở tỉnh Hà Nam thì chưa có công trình nào nghiên cứu một
5
Đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 1997 - 2010
cách hệ thống và toàn diện.
Với những lí do trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 - 2010”
làm luận văn Thạc sĩ Lịch sử. Sở dĩ chúng tôi chọn mốc thời gian từ năm 1997
đến năm 2010 bởi vì ngày 1-1-1997 tỉnh Hà Nam chính thức được thành lập
trên cơ sở tỉnh Nam Hà cũ còn năm 2010 là năm tỉnh hoàn thành kế hoạch 5
năm phát triển KT – XH (2006 - 2010). Nghiên cứu đề tài này tôi cũng mong
muốn được góp công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển của tỉnh Hà
Nam, đồng thời đề tài này phục vụ tốt cho công tác giảng dạy lịch sử địa
phương trong các trường phổ thông trung học trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
nên việc nghiên cứu về nông nghiệp và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn trở thành vấn đề được quan tâm trong nhiều công trình
nghiên cứu. Có thể kể đến một số nghiên cứu như sau:
-“
” của Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng,
NXB Thống Kê (2002) và “
” của Nguyễn Minh
-
Tuệ (chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông, NXB ĐHSP Hà Nội (2005). Hai
công trình này đã đề cập đến những vấn đề cơ bản trong kinh tế nông nghiệp như:
đặc điểm và các nhân tố tác động đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp; các
vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững, sự phân bố địa l của sản xuất nông
nghiệp; vai trò, các điều kiện và đặc điểm phát triển của nông nghiệp ở các nước,
các vùng khác nhau trên thế giới và ở Việt Nam... Đó là những cơ sở quan trọng
giúp tác giả đưa ra được những phân tích, nhận định quan trọng trong quá trình
nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam “M
ó ,
ờ
ó
ể
số vấ
ề về
và
ỳ 2001 – 2020”, nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội (2001); GS.TS
6
Đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 1997 - 2010
Nguyễn Kế Tuấn “C
N m,
ờ
ó
và b ớ
V
”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội (2006);
GS.TS Nguyễn Đình Phan “N ữ
ó ,
ó
b
ủy u
ó
vù
ồ
ú
bằ
ẩy
S
Hồ ”, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, (2002); TS Đặng Kim Sơn “C
ó
ừ
, í uậ
ự
ễ và
ể vọ
dụ
ởV
N m”, Nhà
xuất bản Nông nghiệp Hà Nội (2001)…Những công trình nghiên cứu này đều
tập trung vào phân tích những vấn đề lí luận cơ bản, vai trò, yếu tố tác động, sự
cần thiết và nội dung của công nghiệp hóa nói chung và công nghiệp hóa nông
thôn nói riêng và phương hướng, nội dung, giải pháp thực hiện chuyển đổi cơ
cấu nông nghiệp…
- Các luận văn Thạc sĩ về đề tài công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn như:“C
ở uy
Yê P
ỉ
ó ,
ó
Bắ N
,
1996 - 2010” của Cao Thị
Hoa, luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch Sử, Trường ĐHSP Hà Nội (2011). Trong
luận văn này tác giả đã tìm hiểu tình hình nông nghiệp, nông thôn ở huyện Yên
Phong tỉnh Bắc Ninh trước năm 1996; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn ở huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1996 – 2010 và
tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở huyện
Yên Phong tỉnh Bắc Ninh từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở huyện Yên Phong. Hay đề
tài “Qu
N
S
ó ,
ỉ
T
ó
,
uy
Hó (1991 - 2007)” của Đào Thị Diệu, luận văn Thạc sĩ
khoa học Lịch sử, ĐHSP Hà Nội (2008). Trong luận văn này tác giả đã khái
quát huyện Nga Sơn, nông nghiệp, nông thôn Nga Sơn trước năm 1991; quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Nga Sơn (1991 2000) và quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn Nga Sơn (2001 - 2007) từ đó nêu ra vai trò và những tồn tại trong quá
7
Đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 1997 - 2010
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Về phía tỉnh Hà Nam, có đề tài “K
Hà N m
ờ
ỳ
ó ” của Đỗ Văn Dũng, luận văn Thạc sĩ khoa học Địa L , Trường
ĐHSP Hà Nội (2009). Trong luận văn này tác giả đã nêu ra cơ sở lí luận và
thực tiễn về phát triển kinh tế và công nghiệp hóa; thực trạng phát triển kinh
tế Hà Nam thời kì 1997 – 2008 và định hướng giải pháp phát triển kinh tế Hà
Nam trong thời kì công nghiệp hóa. Và “B
ỉ
Hà N m
2010 – 2015 và
quy
ể
ớ
ăm 2020”
của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2011), Báo cáo này đã trình bầy tổng
quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam; thực trạng sản xuất
nông nghiệp giai đoạn 2000 – 2010 và quy hoạch tổng thể phát triển nông
nghiệp đến năm 2020.
Các công trình trên nhìn chung đã nghiên cứu luận giải những cơ sở l
luận và thực tiễn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên
từng khía cạnh và mức độ khác nhau, giúp tôi có được những quan điểm nhận
thức chung về l luận và tài liệu cần thiết để kế thừa trong quá trình thực hiện
luận văn của mình. Tuy vậy, vấn đề “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 - 2010” cho đến nay vẫn chưa
có một luận văn, công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống.
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở hệ thống hóa và làm sáng
tỏ những vấn đề lí luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn. Luận văn phân tích thực trạng, đề ra phương hướng, mục tiêu và những
giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn ở tỉnh Hà Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
8
Đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 1997 - 2010
- Hệ thống hóa một số vấn đề l luận cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn.
- Phân tích đánh giá thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn và tác động của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội ở
tỉnh Hà Nam.
- Xây dựng được quan điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh
Hà Nam, đồng thời đưa ra phương hướng, mục tiêu, đề xuất và các biện pháp
phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương vào sự phát triển chung của cả
nước nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn của tỉnh đến năm 2015.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà luận văn tập trung nghiên cứu là: “Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 - 2010”
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- Về thời gian từ năm 1997 đến năm 2010 (Năm 1997 tỉnh Hà Nam
được tách ra từ tỉnh Nam Hà cũ và năm 2010 là năm tỉnh hoàn thành kế hoạch
phát triển KT – XH 5 năm (2006 - 2010)).
- Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là vấn đề rất
rộng lớn và phức tạp, phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung vào
những nội dung cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn;
xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn; phát triển nguồn nhân lực;
phát triển các làng nghề…trong khoảng thời gian 1997 đến năm 2010.
5. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Nguồn tư liệu
- Nguồn tài liệu đầu tiên là các sách viết về vùng đất phủ L Nhân xưa
9
Đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 1997 - 2010
cũng như tỉnh Hà Nam hiện nay. Các sách viết về phủ L Nhân xưa sẽ giúp
dựng lại lịch sử phát triển của vùng đất Hà Nam trước năm 1997. Các sách
viết về Hà Nam từ sau năm 1997 đến nay được khai thác để tạo cơ sở l luận và
thực tiễn cho đề tài.
- Nguồn tài liệu thứ hai tạo cơ sở l luận cho đề tài chính là công trình
của các tác giả đề cập đến vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn.
- Nguồn tài liệu chính để chúng tôi thực hiện đề tài là các số liệu thống
kê, các báo cáo năm, các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam có liên
quan đến vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn được
khai thác để sử dụng cho đề tài. Bên cạnh đó, tôi sẽ thực hiện khảo sát, điền dã
để thu thập thêm tư liệu thực tế cho đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi sử dụng các phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp lôgic. Bên cạnh đó, tôi còn sử
dụng phương pháp sưu tầm tài liệu, chỉnh lí tài liệu, phân loại tài liệu; phương
pháp khảo sát, điều tra thực tế, phỏng vấn. Đồng thời để luận văn được tìm
hiểu một cách hệ thống toàn diện tôi còn sử dụng phương pháp so sánh, phân
tích, tổng hợp, đánh giá…
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn tập hợp, hệ thống hóa và xử l các tư liệu, nhất là các chỉ số
liên quan trực tiếp đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở tỉnh Hà Nam trong hơn 10 năm; những tác động của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến KT - XH tỉnh Hà Nam.
Đây là tài liệu tham khảo có ích đối với những người quan tâm đến quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, nghiên
cứu đề tài này tôi cũng mong muốn được góp công sức nhỏ bé của mình
vào sự phát triển của tỉnh Hà Nam và đề tài có thể sử dụng làm tài liệu để
10
Đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 1997 - 2010
giảng dạy lịch sử địa phương trong các nhà trường phổ thông trên địa bàn tỉnh
Hà Nam.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Đề tài “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh
Hà Nam giai đoạn 1997- 2010” ngoài phần mở đầu, kết luận và phần phụ
lục, nội dung luận văn có ba chương.
Chương I: Tình hình nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Hà Nam trước
năm 1997.
Chương II: Tỉnh Hà Nam thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước giai đoạn 1997 - 2010
Chương III: Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp
nông thôn tới sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997 - 2010
NỘI DUNG
Chương I
TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở TỈNH HÀ NAM
TRƯỚC NĂM 1997
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
11
Đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 1997 - 2010
*V
í
Là một tỉnh thuộc vùng ĐBSH, Hà Nam nằm ở tọa độ địa l từ 20 021’
Bắc – 21045’ Bắc, 105045’ Đông – 106010’ Đông. Phía Bắc và Tây Bắc giáp
thành phố Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên, tỉnh Thái Bình, phía Nam
giáp tỉnh Nam Định, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình và phía Tây giáp tỉnh
Hòa Bình. Vị trí địa l này tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của
tỉnh, nhất là trong khả năng thu hút đầu tư. Đi từ trung tâm thành phố Phủ L
dọc theo quốc lộ 1A lên phía Bắc là thủ đô Hà Nội, xuôi về phía Nam khoảng
34 km là thành phố Ninh Bình, theo quốc lộ 21 về phía Đông Nam là thành
phố Nam Định. Tỉnh Hà Nam bao gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện và
thành phố: Thành phố Phủ L , huyện Kim Bảng, huyện L Nhân, huyện
Thanh Liêm, huyện Bình Lục, huyện Duy Tiên với 116 xã, phường, thị trấn.
Với vị trí này Hà Nam nắm giữ vị trí địa kinh tế quan trọng đối với
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng ĐBSH. Hà Nội được mở rộng, tỉnh
Hà Nam trở thành cửa ngõ phía Nam của thủ đô đồng thời nằm trên trục giao
thông huyết mạch là quốc lộ 1A và đường cao tốc Pháp Vân – Ninh Bình.
Trong dọc tuyến hành lang giao thông xuyên Á (Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh –
Mộc Bài) thì Hà Nam là một vị trí trên tuyến. Do đó, Hà Nam sẽ giữ một vai
trò tích cực trong việc hỗ trợ cùng với Hà Nội trở thành những đầu mút quan
trọng của các tuyến giao thông trên, có cơ hội tìm kiếm các đối tác và thị
trường xuất khẩu hàng hoá, nhất là các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh
của địa phương. Đồng thời vị trí này cũng tạo cơ hội để Hà Nam có thể tranh
thủ kêu gọi và thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp.
*
Hà Nam là tỉnh thuộc vùng ĐBSH nhưng địa hình lại có những nét độc
đáo của một tỉnh bán sơn địa. Địa hình vừa mang đặc điểm chung của vùng đồng
bằng châu thổ với nền địa hình chủ yếu là đồng bằng. Bên cạnh đó, địa hình của
Hà Nam lại mang những đặc điểm địa hình của một tỉnh đồng bằng giáp núi.
12
Đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 1997 - 2010
Phía Đông là vùng đồng bằng hình thành do sự bồi đắp của những con
sông lớn, chiếm khoảng 85 - 90% diện tích của tỉnh. Vùng đồng bằng có địa
hình tương đối bằng phẳng với diện tích khoảng 22.000 ha, tập trung ở huyện
Duy Tiên và một phần huyện Kim Bảng. Vùng trũng thấp có độ cao 0,4 –
0,9m, diện tích khoảng 43.000 ha, thường xuyên bị ngập nước (được coi như
một phần cái “rốn nước” của vùng ĐBSH), tập trung ở các huyện Bình Lục,
L Nhân và các xã phía Đông huyện Thanh Liêm. Với địa hình khá bằng
phẳng, chủ yếu là đất phù sa màu mỡ, có nhiều vùng trũng thuận lợi cho thâm
canh lúa nước, nuôi trồng thủy sản.
Phía Tây của tỉnh là vùng đồi núi bán sơn địa, chiếm khoảng 10 – 15%
diện tích của tỉnh, chạy dọc theo ranh giới giáp với tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình,
tập trung ở hai huyện Thanh Liêm và Kim Bảng. Ngoài ra, còn bắt gặp các
núi sót nằm rải rác ở hai huyện Duy Tiên và Bình Lục. Đây là vùng có nhiều
thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc...
* Tà
uyê
ấ
Mặc dù là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng
nhưng Hà Nam lại có thổ nhưỡng khá đa dạng với 8 nhóm đất chính: nhóm
đất phù sa, nhóm đất glây, nhóm đất biến đổi, nhóm đất cát, nhóm đất than
bùn, nhóm đất xám, nhóm đất đỏ và nhóm đất tầng mỏng. Sự đa dạng đó là
kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên và hoạt động sản xuất của
con người.
Vùng đồng bằng có 5 nhóm đất: nhóm đất phù sa, nhóm đất glây, nhóm
đất biến đổi, nhóm đất cát và nhóm đất than bùn, trong đó nhóm đất phù sa
chiếm diện tích lớn nhất (chiếm 50,2% tổng diện tích tự nhiên và 84,7% diện
tích đất nông nghiệp). Hầu hết các nhóm đất vùng đồng bằng có thành phần
cơ giới biến đổi từ cát pha đến thịt nặng pha sét, có độ xốp tầng mặt thích
hợp. Các loại đất hầu hết là chua với PH (KCl) từ 3,8 – 4,8 (trừ đất phù sa ít
chua phân bố ven các con sông). Nhìn chung, các loại đất thường nghèo chất
13
Đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 1997 - 2010
dinh dưỡng như mùn, đạm, lân, kali. Theo nghiên cứu, những loại đất úng
trũng có thể thay đổi theo chiều hướng tốt nhờ có hệ thống thủy lợi tưới, tiêu
tốt và chủ động. Các nhóm đất của vùng đồng bằng thuận lợi cho canh tác lúa
nước, rau màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày như đỗ tương, lạc, dâu,
mía và một số loại cây ăn quả.
Vùng đất đồi núi gồm 3 nhóm đất: nhóm đất xám, nhóm đất đỏ và
nhóm đất tầng mỏng, trong đó nhóm đất xám có diện tích lớn nhất (chiếm
2,4% tổng diện tích tự nhiên và 4.1% diện tích đất nông nghiệp). Đất vùng đồi
núi được hình thành do quá trình phong hóa trên các loại đá, nhìn chung thành
phần N, P và tỷ lệ mùn thấp, độ chua cao. Tuy độ dốc không lớn nhưng tầng
đất mỏng và có lẫn nhiều sỏi sạn. Đất vùng đồi núi thích hợp cho việc phát
triển của nhiều loại cây trồng thuộc vùng núi và trung du như: các cây công
nghiệp (chè, lạc, mía…), rừng (thông, mỡ, bạch đàn…), cây lương thực (như
lúa đồi, sắn, khoai…), các cây ăn quả, cây dược liệu.
Hạn chế nổi bật là sự thiếu nước trong mùa khô, ngập úng trong mùa
mưa bão, độ phì của đất thấp và đang có xu hướng biến đổi không có lợi cho
cây trồng, đòi hỏi phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu trong chuyển dịch cơ
cấu cây trồng và sử dụng hợp lí quỹ đất
* K í ậu
Mặt tự nhiên, vị trí địa l đã quy định tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
của khí hậu, là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đặc biệt thuận
lợi cho việc phát triển nông - lâm - ngư nghiệp.
Hà Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh hơn nhiều
so với điều kiện trung bình cùng vĩ tuyến. Hà Nam có nền nhiệt độ khá cao:
nhiệt độ trung bình khoảng từ 23 – 240C, tổng nhiệt độ hoạt động cả năm vào
khoảng 8.500 – 8.6000C. Nhiệt độ phân bố không đều trong năm. Trong năm
có từ 8 – 9 tháng nhiệt độ trung bình trên 200C và chỉ có 3 tháng nhiệt độ
trung bình nhỏ hơn 200C nhưng không có tháng nào nhiệt độ nhỏ hơn 160C.
14
Đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 1997 - 2010
Tổng số giờ nắng trong năm vào khoảng 1.300 – 1.500 giờ/năm. Bức
xạ mặt trời khá phong phú với khoảng 110 – 120 kcal/cm2/năm. Lượng mưa
trung bình nhiều năm khoảng 1.900 mm, song lượng mưa phân bố không đều
theo mùa, tập trung vào mùa mưa. Mùa mưa (từ tháng V – tháng X) chiếm
khoảng 85% lượng mưa cả năm với lượng mưa trung bình vào khoảng
1.600mm, đôi khi có các trận bão đổ bộ gây ngập úng. Mùa khô (từ tháng XI
– tháng IV năm sau) có lượng mưa không đáng kể, chiếm khoảng 15% lượng
mưa cả năm, chịu ảnh hưởng của không khí lạnh, cuối mùa thường có mưa
phùn. Độ ẩm không khí trung bình vào khoảng 85%, không có tháng nào có
độ ẩm trung bình dưới 77%.
Hà Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hoạt động gió mùa. Vào mùa
đông, hướng gió chính là hướng gió bắc, đông và đông bắc thổi với tốc độ gió
trung bình vào khoảng 2 – 3m/s. Vào mùa hạ, hướng gió thịnh hành là hướng
nam, tây nam và đông nam với tốc độ gió lớn nhất trong cơn bão có thể đạt
tới 40m/s.
Với đặc điểm khí hậu trên rất thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp
sinh thái đa dạng với nhiều loài động thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới. Mùa hạ
nắng và mưa nhiều, có nhiệt độ và độ ẩm cao thích hợp với các cây trồng vật
nuôi nhiệt đới. Mùa đông lại thích hợp với các loại cây vụ đông có giá trị hàng
hóa và xuất khẩu cao như cà chua, dưa chuột,… Tuy nhiên, độ ẩm không khí cao
cũng làm cho dịch bệnh dễ phát sinh và lan tràn. Hơn nữa, mưa lớn, tập trung
trong điều kiện có nhiều vùng trũng khó thoát nước nên dễ gây ngập úng.
* N uồ
ớ
Hà Nam có hệ thống sông ngòi khá dày đặc với mật độ mạng lưới sông
khoảng 0,7 km/km2. Lưu lượng dòng chảy trung bình năm khoảng 60 l/s –
km2. Nguồn cung cấp nước sông do lượng mưa rơi vào khoảng 1,602 tỷ m3.
Bên cạnh đó, các dòng chảy mặt từ sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ hàng
năm cũng đưa vào lãnh thổ khoảng 14,050 tỷ m3 nước. Các con sông lớn chảy
15
Đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 1997 - 2010
qua lãnh thổ Hà Nam là: sông Hồng, sông Đáy, sông Châu và các con sông do
con người đào như sông Nhuệ, sông Sắt,… Các con sông này hàng năm cung
cấp một lượng lớn phù sa cho đồng bằng do các con sông đều có hàm lượng
phù sa tương đối cao như sông Hồng đạt 2 – 3 kg/m3, thuận lợi trồng cây hoa
màu, tiêu úng chống hạn. Các con sông này còn có giá trị về mặt giao thông,
nguồn cung cấp nước cho các nhà máy nước, các ngành công nghiệp, hoá
chất, sản xuất chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, do có hệ thống đê nên phù sa
không được bồi đắp thường xuyên cho đồng bằng. Độ cao tuyệt đối nhiều nơi
ở bãi sông lại cao hơn nhiều so với trong đê do được bồi đắp phù sa hàng
năm, trong khi đó trong đê nhiều nơi trở thành vùng chiêm trũng. Vì thế,
trong quá trình phát triển kinh tế cần khai thác triệt để hợp l các mặt thuận
lợi của sông ngòi, phát triển các công trình thuỷ nông, thuỷ lợi… Đồng thời
cần có biện pháp ứng phó kịp thời khi có hạn hán, ngập lụt, trong khi sông
Đáy đôi khi bị ô nhiễm nặng cũng ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước
cho các nhà máy nước cũng như các nhà máy nước chuyên dùng ở các cơ sở
sản xuất công nghiệp.
Nguồn nước ngầm của Hà Nam tồn tại trong nhiều tầng, có chất lượng
tương đối tốt, lại có các dòng chảy ngầm chuyển qua lãnh thổ giúp cho Hà
Nam luôn được bổ sung nước ngầm từ các vùng khác, đủ để đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm của Hà Nam lại đang
bị nhiễm asen nên hiện tại sử dụng kém.
*S
vậ
Hà Nam không có rừng nguyên sinh, chủ yếu là rừng trồng. Tổng diện
tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 6.395 ha chiếm khoảng 7,4% diện tích đất tự
nhiên, tập trung chủ yếu ở hai huyện Kim Bảng và Thanh Liêm. Phần lớn
diện tích rừng ở Hà Nam là rừng phòng hộ với 5.158 ha chiếm 6% diện tích
đất tự nhiên và 80,7% diện tích rừng của cả tỉnh. Nhìn chung, tài nguyên rừng
của tỉnh có giá trị kinh tế không lớn. Hệ động vật chủ yếu là các vật nuôi.
16
Đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 1997 - 2010
Trong khi đó, các cây hoa màu thường được trồng ở vùng phù sa mới, ven
sông,…. Lúa phần lớn được trồng ở vùng đồng bằng còn các loại cây ăn quả
trồng không tập trung mà nằm rải rác ở các vườn tạp, các thung lũng,…
* Tà
uyê
sả
Hà Nam khá giàu về tài nguyên đá vôi, đất sét làm nguyên liệu cho sản
xuất xi măng, vôi, sản xuất bột nhẹ, làm vật liệu xây dựng; các loại đá qu có
vân màu phục vụ xây dựng, trang trí nội thất và làm đồ mỹ nghệ; các mỏ sét
làm gạch ngói, gốm sứ, xi măng và một số mỏ than bùn mỏ. Phần lớn các tài
nguyên khoáng sản này phân bố ở các huyện phía tây của tỉnh như Kim Bảng
và Thanh Liêm.
v
ở Hà Nam có tổng trữ lượng khoảng 7,4 tỷ m3 với chất lượng khá
tốt, trong đó đá vôi có chất lượng cho sản xuất xi măng với trữ lượng vào
khoảng gần 1 tỷ tấn, cho phép xây dựng các nhà máy xi măng có công suất
lớn. Nhìn chung, đá vôi có màu xám trắng, chất lượng tốt và ổn định, đủ tiêu
chuẩn nguyên liệu cho sản xuất xi măng mác cao. Đá vôi phân bố tập trung
chủ yếu ở hai huyện Thanh Liêm và Kim Bảng với các mỏ lớn như Bút Sơn,
Kiện Khê. Hiện nay có nhiều cơ sở đang khai thác có hiệu quả như nhà máy
xi măng Bút Sơn, xi măng Kiện Khê,... Sản phẩm của các cơ sở sản xuất này
đã có mặt trên nhiều công trình xây dựng trọng điểm quốc gia và của các địa
phương trên cả nước. Ngoài ra, nguồn đá vôi còn phục vụ cho nhu cầu xây
dựng, giao thông và thủy lợi.
qu ở Hà Nam gồm các loại đá có vân hồng, tím nhạt, thường có các
vỉa dài 30 – 40 m, cao 60 m, tập trung ở Thanh Liêm và Kim Bảng. Đá vân
mây, da báo có nhiều ở huyện Thanh Liêm. Đá trắng tập trung ở Thung Mơ,
Quèn Cả thuộc huyện Kim Bảng. Phần lớn các mỏ đá qu có trữ lượng lớn,
nằm ở vị trí thuận lợi cho khai thác chế biến và vận chuyển sản phẩm tới thị
trường tiêu thụ
17
Đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 1997 - 2010
ấ sé ở Hà Nam có tổng trữ lượng lên tới gần 400 triệu tấn, trong đó đất
sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng có 331 triệu tấn với chất lượng khá tốt.
Đất sét làm gạch ngói có khoảng 62 triệu tấn. Các mỏ sét tập trung ở huyện
Kim Bảng, Thanh Liêm và Duy Tiên lại được phân bố dọc theo phía tây quốc
lộ 1A nên thuận lợi cho khai thác và chế biến. Các mỏ lớn như mỏ Ba Sao, Khả
Phong, Bồng Lạng,…
K
sả
ê
u chính của vùng chủ yếu là than bùn với trữ lượng
trên 11 triệu m3, tập trung ở Ba Sao và hồ Liên Sơn thuộc huyện Kim Bảng.
Than bùn ở Hà Nam có chất lượng rất tốt có thể làm chất đốt hoặc phân bón
vi sinh.
Ngoài ra, Hà Nam còn có nguồn cát đen rất dồi dào tại các bãi ven sông
Hồng (dài gần 10 km), bãi sông Đáy, sông Nhuệ, hàng năm cung cấp cho tỉnh
lân cận hàng triệu m3.
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
* Dâ
Về dâ
và
uồ
g
: Hà Nam có quy mô dân số nhỏ và khá ổn định. Đến năm
2010 dân số Hà Nam có 786.520 người, chiếm 0,91% dân số cả nước. Như
vậy, so với năm 2000 thì đến năm 2010 dân số Hà Nam đã giảm đi 6.707
người, trung bình mỗi năm giảm đi gần 610 người [61;19]. Đây là mức giảm
dân số và quy mô dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế của tỉnh, thuận lợi
cho việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, là động
lực góp phần thúc đẩy kinh tế Hà Nam ngày càng phát triển.
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Hà Nam đang có xu hướng giảm theo
thời gian do ở đây thực hiện tốt các chính sách dân số. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên
giảm từ 1,17% (năm 2000) xuống còn 0,79% (năm 2010) [61;19]. Với tỷ lệ
gia tăng dân số tự nhiên như trên, Hà Nam đã có mức tăng dân số thấp hơn
18
Đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 1997 - 2010
mức tăng trung bình cả nước. Các huyện có mức giảm tốc độ tăng dân số khá
nhất là Thanh Liêm, Duy Tiên, thành phố Phủ L và đó cũng là nơi có tỷ lệ
gia tăng dân số thấp.
Mật độ dân số của Hà Nam năm 2010 là 914 người/km2, cao gấp 3,8 lần
mật độ dân số cả nước. Tuy nhiên, dân số lại phân bố không đều theo lãnh
thổ, có sự chênh lệch về mật độ giữa các huyện, thành phố; giữa thành thị và
nông thôn; giữa các địa phương. Thành phố Phủ l có mật độ dân số cao nhất
với 2.543 người/km2, tiếp đến là huyện L Nhân với 1.050 người/km2, huyện
có mật độ dân số thấp nhất là huyện Kim Bảng với 675 người/km2
Về
uồ
: Do tỉ lệ sinh cao trong những năm trước đây nguồn
lao động của tỉnh có quy mô lớn và tốc độ tăng nhanh. Nếu năm 2000, tổng số
lao động đang làm việc là 388.903 người, chiếm 48,2% tổng dân số thì đến
năm 2010, tổng số lao động đang làm việc đã tăng lên 452.990 người, chiếm
57,6% tổng dân số [61;20]
Lao động có việc làm của tỉnh Hà Nam vẫn tập trung chủ yếu trong
ngành nông - lâm - ngư nghiệp với trên 59,3% tổng lao động có việc làm,
nhưng đang có xu hướng giảm: từ 78,0% năm 2000 đã giảm xuống còn 59,3%
năm 2010. Số lượng lao động trong độ tuổi có khả năng lao động nhưng chưa
có việc làm còn trên 11.500 người.
Năng suất lao động tăng nhanh trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, năng
suất lao động trong ngành nông nghiệp vẫn thấp. Mặc dù là ngành chiếm tỷ
trọng lớn nhất về số lao động có việc làm nhưng ngành nông - lâm - ngư nghiệp
lại có năng suất lao động thấp nhất với 20,2 triệu đồng/lao động/năm 2010.
Phần đông lao động có trình độ văn hóa, có khả năng tiếp thu và áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ. Trình độ của người lao động ngày càng
được nâng cao với tỷ lệ lao động được đào tạo tăng nhanh từ 16% năm 2000
đã tăng lên 35% năm 2010. Có khoảng 12.000 người có trình độ từ cao đẳng,
đại học và trên đại học. Số lao động có trình độ trung cấp là khoảng 13.000
19
Đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 1997 - 2010
người và có khoảng 10.400 người có trình độ sơ cấp và công nhân kĩ thuật. Số
lao động đã qua đào tạo nghề là khoảng 100.000 người, trong đó số người đã
có chứng chỉ nghề là khoảng 42.000 người.
Về
dâ
í, Hà Nam đã được công nhận là tỉnh phổ cập giáo dục
trung học cơ sở, bình quân số năm đến trường của một lao động là 8,1 năm.
Tỷ lệ Lao động qua đào tạo tăng từ 16% năm 2000 lên 35% năm 2010, điều
đó tạo điều kiện cho người lao động nhanh chóng tiếp thu được các tiến bộ
khoa học kỹ thuật; bước đầu đã hình thành
thức, phương thức sản xuất tập
trung, chuyên môn hóa, sản xuất hàng hóa chất lượng cao phù hợp với yêu
cầu thị trường. Bên cạnh trình độ của người lao động ngày càng được nâng
cao, một trong những đặc điểm nổi trội dân cư và nguồn lao động Hà Nam là
truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, có truyền thống sản xuất trong nông
nghiệp. Đây được coi là nguồn lực quan trọng đối với quá trình phát triển
nông - lâm - ngư nghiệp của Hà Nam theo hướng bền vững.
Như vậy, lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao trong cơ
cấu lao động, lao động chưa qua đào tạo, lao động nông nhàn chiếm tỷ lệ khá
lớn. Tuy nhiên, lực lượng lao động khá dồi dào là một trong những nguồn lực
quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt trong sản xuất nông
nghiệp - một ngành sử dụng nhiều lao động.
*K
ọ
ĩ
uậ và
b
Khoa học công nghệ đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và của ngành nông nghiệp nói riêng đặc biệt trong việc
nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của các mặt hàng nông nghiệp.
Ngành nông nghiệp đã phối hợp với các viện, trường, cơ quan nghiên
cứu lựa chọn và đưa vào sản xuất những giống cây trồng, vật nuôi cho năng
suất cao, khả năng kháng bệnh tốt, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch (nhất là
giống lúa, ngô, cây ăn quả, giống lợn, các loại đặc sản xuất khẩu...); chú trọng
công tác tuyên truyền tập huấn, chuyển giao công nghệ cho hộ nông dân.
20
Đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 1997 - 2010
Tổng kết, phổ biến, nhân rộng những mô hình sản xuất - kinh doanh có hiệu
quả trên địa bàn của tỉnh. Triển khai các chương trình quốc gia về khoa học
công nghệ như: chương trình công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông,
lâm, ngư nghiệp.
Tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học, quy trình công nghệ mới vào
sản xuất nông nghiệp, tập trung nghiên cứu các giống cây lương thực, cây
công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm có năng suất cao, chuyển giao kỹ
thuật nông nghiệp cho các hộ nông dân: ngành nông nghiệp đã thực hiện
thành công chương trình tự sản xuất giống lúa lai F1 (Tạp giao 4) và diện tích
ngày càng được mở rộng. Là tỉnh đứng thứ hai toàn quốc về sản xuất giống
lúa lai F1. Chuyển đổi thành công 1.695 ha vùng ruộng trũng cấy lúa kém
hiệu quả sang sản xuất đa canh, tích cực đưa các giống con nuôi mới vào sản
xuất chăn nuôi như: tôm càng xanh, cá chép 3 màu, lợn siêu nạc, bò lai sind,
ngan Pháp, gà Tam Hoàng, gà Quế Lâm. Đặc biệt đã sản xuất thành công cá
chim trắng trong môi trường nước ngọt tỉnh Hà Nam.
* C sở vậ
H
ố
ấ ĩ
uậ -
uỷ ợ , ê
sở
ầ
ều: Trên địa bàn toàn tỉnh có tổng cộng 452 trạm
bơm, trong đó có 58 trạm bơm với 353 máy bơm do các công ty quản l và
394 trạm bơm với 610 máy bơm do các HTX quản l , hệ thống thủy lợi, thủy
nông đã căn bản hoàn chỉnh [61;23]
Nhìn chung hệ thống thủy lợi của tỉnh được đầu tư xây dựng từ lâu (hệ
thống sông Nhuệ từ thời Pháp thuộc, hệ thống Bắc Nam Hà từ những năm
1960 - 1970) nên đến nay hầu hết các công trình đã xuống cấp, công suất
giảm. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh, từ năm 2007 đến nay, tỉnh đã và đang đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để
xây dựng bổ xung, cải tạo nâng cấp công trình thủy lợi lớn như: hệ thống thủy
lợi Tắc Giang - Phủ L , trạm bơm Lạc Tràng II, nạo vét hệ thống kênh cấp I,
cấp II, đầu tư hệ thống kè sông Hồng, sông Đáy, nâng cấp hệ thống đê trong
21
Đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 1997 - 2010
tỉnh... Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, mặc dù tình hình thời tiết có nhiều
bất thuận như hạn hán, mưa bão xảy ra nhưng vấn đề tưới tiêu phục vụ sản
xuất nông nghiệp vẫn được đáp ứng tốt, đã hạn chế được thấp nhất thiệt hại
do thiên tai gây ra.
C sở
b
: Hệ thống cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh nhìn chung
còn nhỏ lẻ, thủ công, mới chủ yếu là các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, gia
cầm với quy mô nhỏ và trung bình.
Việc đầu tư, xây dựng các cơ sở chế biến đã góp phần nâng cao giá trị
hàng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Hiện nay,
nhiều HTX và các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh cũng đã đứng ra xây dựng
nhiều cơ sở chế biến, hiện đã xây dựng được hơn 100 cơ sở chế biến thức ăn
gia súc, gia cầm.
Nhìn chung, hiệu quả sản suất của các nhà máy chế biến còn thấp, thời
gian nhà máy không hoạt động chiếm tỷ lệ cao, sản phẩm sản xuất ra phần lớn
ở dạng nguyên liệu thô, chất lượng và giá trị không cao, chưa đáp ứng được
yêu cầu sản phẩm cũng như thị hiếu thị trường ngày càng đa dạng, khắt khe
cả về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Yếu tố này càng làm chậm
hơn khả năng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.
H
ố
vậ
ả : Hà Nam là tỉnh có hệ thống giao thông phát
triển từ rất sớm và trong những năm qua hệ thống đường giao thông đã được
củng cố và phát triển, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế và nâng cao đời
sống vật chất tinh thần cho nhân dân địa phương và là đầu mối giao thông vận
tải quan trọng của quốc gia.
Về đường bộ: Hà Nam hiện có khoảng 14.500 km đường bộ với mật độ
đường là 0,62 km/km2. Các tuyến đường quan trọng có thể kể tới như: đường
quốc lộ 1A, quốc lộ 21A, quốc lộ 38. Đường sắt: Hà Nam có khoảng 44 km
đường sắt trong đó có 34 km đường sắt thuộc tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy
qua Hà Nam và 10 km đường chuyên dùng với 3 ga chính thuận lợi cho việc
22
Đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 1997 - 2010
vận chuyển hàng hóa, hành khách. Đường sông: Hà Nam có khoảng 300 km
đường sông với các con sông lớn như: sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ,…
H
ố
u
ấ
: Điện lực là cơ sở hạ tầng quan trọng đối với
phát triển nền KT - XH nói chung cũng như đối với phát triển sản xuất và
nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh. Cho đến nay mạng lưới truyền tải
điện, phân phối điện đã được xây dựng, mở rộng đến hầu hết các thôn xã. Giá
điện nông thôn khá ổn định. Tốc độ tăng bình quân điện thương phẩm đạt
trung bình 15%/năm đã chứng tỏ mức độ điện khí hóa ở Hà Nam ngày càng
tăng trưởng mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu của sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của
dân cư. Hiện tại và trong thời gian tới, Hà Nam đang tiếp tục cải tạo, nâng cấp
mạng lưới điện đạt tiêu chuẩn quốc gia và xây dựng một số hệ thống các công
trình mới đáp ứng nhu cầu điện cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
* Vố
ầu
Nguồn vốn đầu tư cho phát triển KT - XH luôn đóng vai trò quan trọng
trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển. Trong giai đoạn 2005 – 2010
tổng số vốn đầu tư cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp là 1.411, 8 tỷ đồng.
Để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, Hà Nam đã lựa chọn đúng chương
trình và dự án ưu tiên đầu tư, đảm bảo các tiêu chí: phù hợp với định hướng
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đạt hiệu quả cao và an toàn môi
trường; nâng cao thu nhập dân cư, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao
động; đầu tư vào các địa bàn khó khăn, ngành nghề cần khuyến khích đầu tư;
khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Xác định phát huy nội lực là yếu tố quyết định, thu hút đầu tư là yếu tố
quan trọng, Hà Nam đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư theo phương
châm “
*C í
ều
s
ố
ấ
à ầu
”.
ể
Cùng với các chính sách của Đảng và Nhà nước, các nghị quyết của tỉnh
ủy, UBND tỉnh cũng đã có tác động rất mạnh mẽ đến bộ mặt kinh tế của tỉnh,
23
Đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 1997 - 2010
về lâu dài các đường lối chính sách này đóng vai trò quyết định đến sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam. Có thể kể đến các nghị quyết của các
kì đại hội Đảng bộ tỉnh XV, XVI, XVII. Điển hình là Nghị quyết số 03/NQTU ngày 21/5/2001 của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 365/KH-UB ngày 12/6/2001
của UBND tỉnh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển ngành
nghề, dịch vụ ở nông thôn với những chương trình, dự án cụ thể mà trọng tâm
là 10 chương trình kinh tế trọng điểm. Trong đó có chương trình chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trũng; chương trình sản xuất giống lúa chất
lượng cao; chương trình chăn nuôi lợn hướng nạc xuất khẩu; chương trình
sind hóa đàn bò; chương trình nuôi bò sữa và chương trình trồng dâu, nuôi
tằm... nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa;
quyết định 8290/QĐ – UB ngày 1 - 8 - 2003 về đầu tư xây dựng và quản lí
cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp…
Ngoài ra để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng năm
tỉnh Hà Nam đã xây dựng chính sách hỗ trợ các vùng trọng điểm sản xuất
lương thực của tỉnh các giống lúa có năng suất cao, phân bón…trị giá hàng
chục tỷ đồng để sản xuất. Có chính sách trợ cước, trợ giá mua sản phẩm hàng
hoá cho nông dân.
Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng, có thể đánh giá Hà Nam có nhiều
tiềm năng và lợi thế để phát triển nông nghiệp nhưng cũng gặp không ít khó
khăn và thách thức:
T uậ
ợ : Là cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội, tiếp giáp với vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nên chịu “tác động cộng hưởng” và “tác động lan
tỏa”, có cơ hội để hòa nhập và bứt phá trong phát triển kinh tế. Tạo cho Hà Nam
khả năng, cơ hội và nguồn lực lớn hơn trong việc khai thác, phát huy các nguồn
nội lực cũng như thu hút ngoại lực để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH, thuận lợi cho giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế của tỉnh nói
chung và ngành nông nghiệp nói riêng ở hiện tại cũng như trong tương lai; với
24