Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

giáo án dạy học tích hợp môn Lịch Sử năm học: 2016 2017: Các nước Mĩ la tinh” Lịch sử 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.26 KB, 6 trang )

Tiết 8
BÀI 7:
CÁC NƯỚC MĨ LA TINH.
A/ Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức: Qua bài Hs phải nắm được:
- Tình hình Mĩ latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Cuba và những thành tựu kinh tế, văn
hoá, giáo dục mà nhân dân Cuba đã đạt được hiện nay.
2. Kĩ năng:
- Khai thác tranh ảnh, lược đồ.
- Phân tích, đánh giá.
3. Tư tưởng: Giáo dục Hs:
- Sự anh hùng, kiên cường của nhân dân Cuba trong đấu tranh giành độc lập và
kiến quốc.
- Tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Cuba.
4. Các kiến thức lên môn cần tích hợp:
- Môn Địa lý: Qua tìm hiểu về vị trí địa lý, cư dân và khí hậu của các nước Mỹ
la- tinh học sinh có thể rút ra được nét khác biệt trong phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc của các nước Mỹ la tinh so với châu Á và châu Phi.
Tìm hiểu về vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên của Cu ba để thấy được đất nước Cu
ba đã anh hùng như thế nào trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và trong công
cuộc xây dựng đất nước.
- Môn Văn : Dùng bài thơ : “ Từ Cu ba” của nhà thơ Tố Hữu để giới thiều vẻ
đẹp về đất nước và con người Cu ba.
- Môn công dân: Giới thiệu về mối quan hệ giữa Việt Nam- Cu Ba trong Lịch sử
và trong thời đại ngày nay để giáo dục học sinh về tình đoàn kết quốc tế.
B/ Phương tiện dạy học:
Máy chiếu, bản đồ thế giới, bản đồ châu Mỹ, bản đồ Cu ba hình ảnh về đất
nước và con người Cu ba, Mối quan hệ Việt Nam – Cu Ba qua các thời kì lịch sử,
tư liệu liên quan thuộc các môn học như: Địa lý, văn học , giáo dục công dân...
C/ Tiến trình lên lớp:


1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Trình bày cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở nước Cộng
hòa Nam Phi?
Yêu cầu trả lời:Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc:
+ Tổ chức lãnh đạo: Đại hội dân tộc Phi (ANC).
+ Kết quả: Năm 1993, xóa bỏ chế độ A-pác-thai, trả tự do cho Nen-xơn Man-đêla. Năm 1994, bầu cử dân chủ đa chủng tộc, Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng
thống da đen đầu tiên ở Nam Phi
3. Bài mới:
Ở các tiết trước cô cùng các em đã tìm hiểu về các nước Châu Á, Châu Phi sau
chiến tranh thế giới thứ hai. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải
phóng dân tộc thì hàng loạt các nước Á, Phi đã giành độc lập, tạo nên sự biến đổi
to lớn. Vậy khác với các Châu lục đó các nước Mỹ la tinh sau chiến tranh có sự


thay đổi gì? Và nước nào tiêu biểu cho sự thay đổi đó hôm nay cô trò chúng ta
cùng nhau tìm hiểu về:
Bài 7; tiết 8- Các nước Mỹ la tinh
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

I/ Những nét chung:
• Hoạt động 1: Cá nhân
1. Chính trị
chiếusile 4
Gọi học sinh lên xác định vị trí của châu Mỹ trên
bản đồ thế giới
- Châu Mỹ là châu lục mới, được phát hiện vào
cuối thế kỷ XV. Sau khi được phát hiện từng

dòng người da trắng Châu Âu đã đến khai phá
vùng đất này. Châu Mỹ được bao bọc bởi ba đại
dương lớn: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và
Bắc Băng Dương. Bởi vậy trong hai cuộc chiến
tranh thế giới gần như lục địa này ít bị ảnh hưởng.
Giáo viên gọi học sinh lên xác định vị trí địa lý
của châu Mỹ la tinh trên bản đồ: Châu Mỹ
Chiếu sile 5
sử dụng kiến thức môn địa lý giới thiệu thêm về
dân số , khí hậu của các nước Mỹ la tinh: là một
khu vực phía Nam của châu Mỹ, nơi mà người
dân chủ yếu nói các ngôn ngữ Roman (có nguồn
gốc từ tiếng Latinh) đặc biệt là tiếng Tây Ban
Nha và tiếng Bồ Đào Nha, Mỹ Latinh là một khu
vực có diện tích xấp xỉ 21.069.500 km², chiếm
gần 3,9% diện tích bề mặt và 14,1% tổng diện
tích đất liền của Trái đất. Tính đến năm 2010,
tổng dân số Mỹ Latinh được ước tính là trên 590
triệu người. Khí hậu nhiết đới với nhiều đồng
bằng rộng lớn, đất đai phì nhiêu. Mỹ la tinh còn là
vùng đất có nhiều khoáng sản quý hiếm như:
-Trước kia Mỹ la tinh là thuộc địa
Vàng, Kim cương, than ...
? Từ những đặc điểm về vị trí địa lý và dân cư của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, đến
như vậy em hãy chỉ ra nét khác biệt trong phong đấu thế kỉ XIX hầu hết các nước Mỹ
trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước la tinh đã giành được độc lập nhưng
lại trở thành cái “sân sau” của Mỹ.
Mỹ la tinh so với châu Á và Châu Phi?
- ? Tại sao Cu Ba được xem là lá cờ đầu của phong - Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai
đến nay, ở Mỹ La-tinh có nhiều biến

trào giải phóng dân tộc ở Mỹ la tinh?
chuyển mạnh mẽ, mở đầu là cách
- ( Chiếu sile 9)
mạng Cu Ba (1959).
GV: Yêu cầu HS xác định những nước đã giành
được độc lập từ đầu thế kỷ XIX trên bản đồ (trên t
bảng chiếu)
GV: Yêu cầu HS xác định vị trí của 2 nước: Chilê


và Ni-ca-ra-goa trên bản đồ và đặt câu hỏi. Em
hãy trình bày cụ thể những thay đổi của cách
mạng Chilê và Ni-ca-ra-goa trong thời gian này?
? Kết quả của các phong trào này?

- Kết quả: Chính quyền độc tài
nhiều nước bị lật đổ, chính quyền dân
chủ nhân dân được thiết lập.
?Sau khi giành độc lập các nước Mỹ la tinh đã Các nước Mỹ la- tinh đã tiến hành
làm gì để củng nền độc lập của mình?
các cải cách dân chủ, dân chủ hoá
các hoạt động chính trị và thành lập
tổ chức liên minh khu vực.
2. Kinh tế
chiếu sile 12,13
-Nhiều nước trong khu vực đang gặp
? Nhìn vào bảng số liệu trên, em hãy nhận xét khó khăn về kinh tế và đang tìm các
tình hình kinh tế của khu vực?
giảipháp để thoát khỏi tình trạng
này.

* Củng cố: Những nét điển hình về phong trào
giải phóng dân tộc ở Mỹ La-tinh sau chiến tranh
thế giới thứ hai?
Giáo viên tiểu kết phần I bằng sile14 trên máy
chiếu
II/ Cu Ba - hòn đảo anh hùng
1.Phong trào đấu tranh giải
• Hoạt động 3: Cả lớp
phóng dân tộc ở Cu – ba
Học sinh xác định vị trí của Cu- Ba trên bản đồ
Mỹ la Tinh
a. Nguyên nhân
Chiếu sile 15
Cu ba là đất nước có hình dạng con cá sấu
vươn dài trên vịnh Ca-ri-bê. Dân số 11,6 triệu
người ( năm 2013) Người da mầu 51%, người da
trắng 37%, người da đen 11%, người Trung Quốc
1%
Khí hậu nhiệt đới, Nhiệt độ trung bình là 26 0C.
Lượng mưa lớn. Cu Ba thường bị ảnh hưởng của
bão.
Từ thế kỉ XVI Cu- ba đã là thuộc địa của Tây
Ban Nha đến năm 1902 Cu-ba đã giành độc lập
nhưng lại rơi vào sự lệ thuộc vào Mỹ.
Từ bán đảo Phloria của Mĩ cách Cu ba khoảng
100km về phía Tây Nam nên Cu-ba được xem là
quả táo đỏ trong vườn khiến Mỹ luôn thèm muốn
và muốn nuốt chửng bất cứ lúc nào.
? Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai nhân - Mỹ dựng lên ở Cu-ba chế độ độc
dân Cu-ba vẫn phải tiếp tục đấu tranh giải phóng tài Batixta vô cùng tàn bạo.

dân tộc?
? Em có thể kể một số tội ác của chế độ Batixta -Thủ tiêu các hiến pháp tiến bộ, bắt
giam hàng nghìn người yêu nước…
đối với nhân dân Cu- ba?


? Trước tình hình đó nhân dân Cu – ba đã làm
gì?
? Sự kiện nào mở đầu cho phong trào đấu tranh
của nhân dân Cu-ba?
( Chiếu sile19 – Hình ảnh pháo đài Môn- ca –đa)
Cho học sinh đọc đoạn tư liệu và xem hình ảnh
của luật sư
Phi-đen-catx-tơ-rô ( Chiếu sile 20)
? Sự kiện tấn công pháo đài Môn-ca-đa có ý
nghĩa như thế nào đối với cách mạng?
?Cách mạng Cu-ba tiếp tục phát triển như thế
nào?
GV: Minh hoạ thêm: Tại Mê-hi-cô, Phi-đen Caxtơ-rô đã tập hợp những chiến sĩ yêu nước, quyên
góp tiền mua sắm vũ khí. Ngày 25-11-1956 cùng
81 chiến sĩ yêu nước do Phi-đen lãnh đạo đã đáp
tàu Giama về nước, đặt chân lên đất nước chỉ còn
có 12 người họ rút về vùng núi hoạt động.
? Cách mạng Cu-ba đã đạt được kết quả gì?

b. Diễn biến:
- Ngày 26-7-1953, quân cách
mạng tấn công trại lính Môncađa

- Mở đầu thời kỳ khởi nghĩa vũ trang

Của cách mạng Cu ba
- Tháng 11-1956, Phi đen về nước
tiếp tục lãnh đạo cách mạng
- Đến cuối năm 1958 cách mạng lan
rộng ra cả nước.

c. Kết quả :
- Ngày 1-1-1959, Cách mạng Cu Ba
thắng lợi.
? Cách mạng Cu-ba thành công có ý nghĩa lịch sử d . Ý nghĩa:
như thế nào?
-Chấm dứt gần 5 thế kỷ bị nô dịch,
mở ra thời kì mới cho nhân dân Cuba
- Cổ vũ phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc ở các nước Mỹ laGV: Sau khi cách mạng thắng lợi, Chính phủ cách tinh
mạng Cu Ba đã làm gì?
2. Cu-ba xây dựng chủ nghĩa
- Tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá
xã hội
các xí nghiệp và dân chủ hoá các hoạt động
chính trị
? Cu-ba đi lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh
- Tháng 4-1961 tiến lên CNXH
nào?
- Tháng 4-1961 Cu- ba đánh tan 1300 tên lính
đánh thuê của Mỹ tại bãi biển Hỉ-rôn . Cu – ba
tiến lên CNXH
* Khó khăn:
? Qúa trình xây dựng CNXH Cu-ba đã gặp khó - Mỹ bao vây cấm vận
khăn gì?

- Liên Xô và các nước Đông Âu sụp
? Tuy nhiên Cu – ba vẫn đạt được nhiều thành tựu đổ, mất đi thị trường tiềm năng
đáng kể, Em hãy trình bày ngắn gọn các thành tựu * Thành tựu:
mà Cu-ba đạt được trong nửa thế kỉ qua?
- Xây dựng được nền Kinh tế với cơ
(Chiếu sile:28,29) hình ảnh mía đường và các loại cấu hợp lý, giáo dục, khoa học, y học
cây trái ở Cu ba
đều phát triển.
Giáo viên sử dụng kiến thức văn học đọc đoạn
thơ trong bài thơ:( Từ Cu-ba) của nhà thơ Tố


Hữu:
Em ạ! Cu-ba ngọt lịm đường
Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương
Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại
Ong lạc đường hoa rộn bốn phương
? Qua các hình ảnh các em vừa xem cùng với việc
cảm nhận bốn câu thơ của nhà thơ Tố Hữu em có
nhận xét gì về nền kinh tế nông nghiệp ở Cu-ba?
Lợi dụng đất đai màu mỡ, với khí hậu nhiệt đới
chính phủ Cu-ba đã xây dựng được một nền nông
nghiệp đa dạng với cơ cấu cây trồng hợp lý
- Về giáo dục: 98% dân số Cu ba biết đọc, biết
viết. 100% trẻ em đến trường học hoàn toàn miễn
phí.
- Về y tế: Cu ba có mạng lưới y tế phát triển nhất
thế giới.
Giáo viên tiểu kết phần II: Như vậy Cu – ba
giống như chiếc thuyền đơn giữa đại dương tư

bản chủ nghĩa, làm nên những kì tích mà thế giới
kinh ngạc, xứng danh là hòn đảo anh hùng, anh
hùng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, anh
hùng trong công cuộc xây dựng đất nước. Cùng
mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, lấy chủ
nghĩa Mác làm nền tảng tư tưởng, giữa Việt Nam
và Cu-ba có mối quan hệ hữu nghị đoàn kết từ
lâu.
Dựa vào kiến thức bộ môn giáo dục công dân
giáo viên cung cấp cho các em những hình ảnh về
mối quan hệ giữa Việt Nam và Cu-ba trong thời
kỳ kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta
- Chiếu các hình ảnh chủ tịch Phi-đen-cat-xtơ-rô
thăm Việt Nam năm 1973
? Trình bày những hiểu biết của em về mối quan
hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Cu-ba trong lịch
sử?
Cu ba là nước đầu tiên công nhận mặt trận dân
tộc giải phóng Miền Nam – Việt Nam năm1961
và là nước đầu tiên thành lập Uỷ ban đoàn kết với
Việt Nam.
Chủ tịch Phi-đen-cat-xtơ-rô là nguyên thủ nước
ngoài đầu tiên đến thăm vùng giải phóng của Việt
Nam khi chiến tranh chưa kết thúc.
Chiếu thêm một số hình ảnh về hợp tác hữu nghị
Việt Nam – Cu ba


? Trách nhiệm của mỗi chúng ta trong việc gìn
giữ mối quan hệ này?

Mỗi chúng ta phải tự hào về các thế hệ cha ông đã
xây dựng nên mối quan hệ hữu nghị này. Ngày
nay thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước:
“ Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các quốc
gia trên thế giới” chúng ta gìn giữ và phát triển
mối quan hệ Việt Nam- Cu ba trên tầm cao mới.
Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh nhà thơ Tố
Hữu và giới thiệu xuất xứ bài thơ “ Từ Cu ba”
(Sile38,39)

D/ Củng cố:
- Theo em, tình hình cách mạng Mỹ La-tinh có gì khác với phong trào cách mạng
ở châu Á và châu Phi?
- Tại sao Cu Ba trở thành hòn đảo anh hùng?
- Em có biết gì về mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phi-đen, nhân dân
Cu Ba với Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam.
E/ Hướng dẫn tự học:
- Nắm phần đã củng cố.
- Dặn dò HS về nhà tự ôn tập những phần đã học, tiết sau kiểm tra 1 tiết.



×