Tiết 13
- ỨNG DỤNG THỰC TẾ CÁC TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC
CỦA GÓC NHỌN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- HS biết cách xác định chiều cao của 1 vật thể mà không cần lên điểm cao nhất
của nó.
- HS biết cách xác định khoảng cách giữa 2 địa điểm, trong đó có 1 địa điểm
khó tới được.
2. Kĩ năng.
- Có kĩ năng tìm tòi nghiên cứu khoa học.
- Có kĩ năng thực hành.
- Rèn kỹ năng đo đạc.
- Phương pháp phân tích.
- So sánh, giải thích.
- Tư duy tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ.
- Nghiêm túc hợp tác khi học tập, thực hành.
- Luôn tìm tòi các phương pháp mới để giải quyết vấn đề tốt hơn.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Giáo án .
- Tư liệu dạy học : Tranh ảnh, phiếu hoạt động nhóm.
- Máy chiếu.
- Các trang giáo án điện tử.
- Sách giáo khoa.
- Giác kế , thước cuộn.
2. Học sinh:
- Học bài cũ và chuẩn bị bài ở nhà.
- Máy tính bỏ túi.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Nêu vấn đề
- Giải quyết vấn đề.
- Đàm thoại.
- Hoạt động nhóm.
- Trực quan.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HĐ1: Ổn định lớp.
HĐ2: Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên cho trình chiếu bài tập:
Các tia nắng mặt trời tạo với mặt đất một góc xấp xỉ bằng 34 0 và bóng tháp trên
mặt đất dài 86 m ( hình bên). Tính chiều cao của tháp (làm tròn đến m)
HĐ3: Bài mới
* giới thiệu vào bài:
GV: Cho trình chiếu hình ảnh cây, tượng Bác Hồ, tòa nhà ... và giới thiệu:
Nhờ có góc tạo bởi tia nắng với mặt đất và chiều dài của bóng trên mặt đất mà
ta đã tính được chiều cao của một cây hay bức tượng,...Nhưng nếu không có tia
nắng thì xác định chiều cao của các vật đó như thế nào? Để trả lời được câu
hỏi đó hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài "Ứng dung thực tế các tỉ số
lượng giác của góc nhọn"
Hoạt động của thầy - Trò
GV: Để tìm hiểu cách xác định chiều
cao của một vật mà ta không thể đo
trực tiếp vật đó được. Xin mời các em
hãy tìm hiểu nội dung phần 1.
GV: Trình chiếu hình ảnh cột cờ
GV: Nhiệm vụ của chúng ta là tìm cách
xác định chiều cao của cột cờ này mà
không cần trèo lên đỉnh.
GV: Từ các kiến thức đã học em hãy
cho biết cách xác định chiều cao của cột
cờ bằng cách nào?
HS: - Áp dụng bài tập ở phần bài cũ.
- Áp dụng tam giác đồng dạng lớp8
GV: Ngoài 2 cách trên dể đo được
chiều cao của cột cờ nói trên ta còn có
thể sử dụng một số dụng cụ sau: Giác
kế, thước cuộn, máy tính bỏ túi.
GV: Mô tả về cấu tạo và hoạt động của
giác kế.
GV: Chia học sinh của lớp thành các
nhóm nhỏ (mỗi bàn là một nhóm) và
phân nhóm trưởng.
? Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm?
HS: Thực hiện, nhóm trưởng hoàn thàn
phiếu học tập.
Phiếu học tập:
Nội dung cần đạt
1. Xác định chiều cao.
a) Nhiệm vụ:
Xác định
chiều cao
của cột cờ
mà
không
cần trèo lên
đỉnh cột cờ.
b) Chuẩn bị:
- Giác kế
- Thước cuộn.
- Máy tính bỏ túi.
Các bước xác định chiều cao của cột
cờ:
..............................................................
..............................................................
..............................................................
Sau thời gian 3 phút giáo viên thu phiếu
học tập của các nhóm trình chiếu kết
quả của một vài nhóm trên màn hình.
? Yêu cầu đại diện nhóm khác nhận xét
bổ sung.
HS: Đại diện nhận xét bổ sung.
GV: Nhận xét bổ sung sau đó cho trình
chiếu các bước thực hiện trên màn hình.
GV: Như vậy các em vừa tìm hiểu xong
cách đo chiều cao của một vật, vậy ta
có thể áp dụng các bước ở trên để xác
định chiều cao của tòa tháp này hay
không?
GV: Cho trình chiếu tòa tháp nghiêng
Pisa - Italia.
HS: Trả lời
HS khác nhận xét bổ sung suy ra:
- Xác đinh điểm D là hính chiếu của
đỉnh tháp A trên mặt đất
- Rồi thực hiện các bước như trên.
Giáo viên tích hợp:
? Tòa tháp trên hình ảnh có tên là gì?
Ở đâu?
?Được xây dựng năm nào?
?Hoàn thành năm nào?
HS: Trả lời
GV: Bổ sung và trình chiếu trên màn
hình:
- Tháp nghiêng Pisa - Italia
- Xây dựng năm 1173
- Ngay từ khi được xây dựng tòa tháp
này đã bị nghiêng. Khi đó, những
người xây dựng chỉ xây được đến tầng
thứ 3 trong tổng số 8 tầng như bản
thiết kế vì họ phát hiện ra nền đất gồm
khá nhiều cát, bùn và đất sét nên
không đủ chắc chắn để xây tiếp.
- Đến năm 1272, công trình này tiếp
tục được xây dựng, thế nhưng tòa tháp
vẫn tiếp tục nghiêng về phía nam như
c) Hướng dẫn thực hiện:
B1:
- Chọn điểm C đặt giác kế thẳng
đứng, cách chân cột cờ D một
khoảng CD = a.
- Đo chiều cao giác kế OC = b.
B2:
- Quay ống ngắm của giác kế sao
cho khi ngắm theo thanh này ta
nhìn được đỉnh cột cờ A.
- Xác định số đo α của góc AOB.
B3: Xác định chiều cao của cột cờ:
AD = b + a.tanα
hình dáng hiện nay. Đến năm 1278,
công trình một lần nữa bị hoãn lại sau
khi mới hoàn thành xong 7 tầng.
Cuối cùng,từ năm 1360 đến
1370, công trình này đã hoàn thành.
Họ đã cố gắng giữ tòa tháp cân bằng
bằng cách đặt tháp chuông trên tầng 8
nghiêng nhiều về hướng bắc. Vào năm
1935 tháp Pisa đã nghiêng 5,5⁰.
John Burland – nhà khoa học
nghiên cứu về đất ở đại học Imperial
Luân Đôn đã nêu ý kiến nếu giảm
lượng đất ở nền phía Bắc của tháp thì
rất có thể sẽ đưa được tháp trở lại
chiều dọc. Nhờ có kế hoach này mà
đến năm 2011, tòa tháp đã giảm được
44 cm độ nghiêng.
Đến bây giờ máy cảm biến vẫn
không đo thêm được bất kỳ chuyển
động nào của tháp Pisa.
GV: Như vậy các em vừa tìm hiểu xong
cách đo chiều cao của một vật, vậy để
xác định khoảng cách giữa hai điểm mà
ta không thể đo tực tiếp được bằng
cách nào?Để trả lời câu hỏi đó xin mới
1. Xác định khoảng cách.
các em nghiên cứu tiếp phần 2
GV: Nhiệm vụ của ta là: Xác định chiều a) Nhiệm vụ:
rộng của một khúc sông mà việc đo dạc
chỉ tiến hành trên một bờ sông.
? Dựa vào kiến thức đã biết hãy nêu các
cách xác định khoảng cách hai bờ sông.
HS: Sử dụng tam giác đồng dạng.
Xác định chiều rộng của một khúc
sông.
b) Chuẩn bị:
GV: Ngoài cách sử dụng tam giác đồng
- Giác kế
dạng ta còn có thể xác định khoảng
- Thước cuộn.
cách đó nhờ các dụng cụ: Giác kế,
- Máy tính bỏ túi.
thước cuộn, máy tính bỏ túi => Chuẩn
bị.
? Để xác định được chiều rộng của khúc
sông bằng các dụng cụ trên ta thực hiện
như thế nào?
HS: Phát biểu?
? Học sinh khác nhận xét, bổ sung?
GV: Bổ sung => Hướng dẫn thực hiện.
GV: Như vậy chỉ với giác kế và thước
cuộn ta đã tìm được khoảng cách giữa
hai bờ sông. Áp dụng hãy nêu cách xác
định K/C từ tháp tời bờ?
HS: Nêu cách xác định.
GV: cho trình chiếu hình ảnh tháp Rùa
yêu cầu học sinh nêu cách đo K/C theo
yêu cầu trên?
GV: Qua hình ảnh trên em hãy cho
biết:
? Đây là địa danh nào? Ở đâu?
? Địa danh trên liên quan đến sự kiện
lịch sử hào hùng nào của dân tộc ta?
HS: Trả lời
HS khác bổ sung.
GV: Bổ sung => Trình chiếu hình ảnh
Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm)
- Cho trình chiếu video (Hồ Gươm Khát vọng hòa bình của dân tộc Việt)
sơ lược về lịch sử của Hồ Gươm và
nói lên khát vọng hòa bình của dân
tộc Việt
GV: Gắn liềnvới lịch sử vẻ vang của
dân tộc cũng như có một vẽ đẹp dịu
dàng nên Hồ Gươm đã được nhiều tác
giả viết nên những áng văn thơ bất hủ
và những bài hát đi cùng năm tháng.
Vậy các em về nhà hãy sưu tầm thêm
các tác phẩm về Hồ Hoàn Kiếm?
GV: Cho trình chiếu video bài hát
"Truyền thuyết Hồ Gươm"
GV: Hồ Gươm di tích gắn với lịch sử
oai hùng của dân tộc, là địa danh du
lịch cho du khách trong và ngoài
nước. Hồ Gươm đẹp là thế nhưng
ngày nay do ý thức của con người làm
cho môi trường nước Hồ Gươm bị ô
nhiểm nặng dẫn đến các cụ Rùa và
các sinh vật sống trong hồ bị bệnh và
c) Hướng dẫn thực hiện:
B1:
- Chọn điểm B phía bên kia sông.
- Lấy điểm A bên này sông sao cho
AB vuông góc với bờ sông.
B2:
- Vẽ ia Ax vuông góc với AB
- Trên Ax lấy diểm C, giả sử AC =
a
- Dùng giác kế xác định góc ACB =
α
B3: Xác định khảng cách của khúc
sông: AB = a.tanα
chết.
GV: Cho trình chiếu hình ảnh cụ Rùa
bị bệnh.
? Vậy với vai trò của người học sinh
các em cần phải làm gì?
HS trả lời:
- Tự hào với lịch sử oai hùng của dân
tộc...
- Quảng bá đến bạn bè trê thế giới biết
rõ lịch sử của dân tộc ta.
- Tuyên truyền mọi người có ý thức
bảo vệ môi trường...
HĐ 4: Củng cố
? Qua hai phần của bài học, khi xác
định chiều cao của một vật ta cần chú ý
điều gì?
HS: Vật có được đặt vông góc vời mặt
đất không.
? Ngoài cách xác định chiều cao cúng
như khoảng cách như trên ta còn có
cách thực hiện nào khác?
HS: Sử dụng tính chất hai tam giác
đồng dạng.
* Tổng kết bài
? Qua bài học hôm nay các em cần
hiểu sau và nắm được những vấn đè
gì?
+ Cách xác định chiều cao của một
vật và khoảng cách giữa hai điểm.
+ Ôn lại và nắm kĩ thêm về lịch sử của
Hồ Gươm nói riêng và lịch sử của dân
tộc nói chung.
+ Có ý thức tốt hơn trong bảo vệ môi
trường.
+ Hiểu sâu thêm về công trình thế kỉ Tháp nghiêng Pisa ...
HĐ 5: Hướng dẫn về nhà:
- Thực hiện các bài tập trong SBT
- Chuẩn bị báo cáo thực hành để tiết sau
thực hành ngoài trời.