Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

QUY CHẾ PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.72 KB, 11 trang )

CÔNG TY CP

Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

/QĐ-BH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ngày 15 tháng 12 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập Phòng Quản Lý Chất Lượng
trực thuộc Công ty
TỔNG GIÁM ĐÔC CÔNG TY
Căn cứ Giấy đăng ký kinh doanh của Công ty do Sở Kế hoạch và Đầu tư
cấp lần đầu ngày tháng năm 20 và đăng ký thay đổi lần thứ ngày tháng
năm 2016;
Căn cứ vào Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Thành lập Phòng Quản Lý Chất Lượng trực thuộc sự quản lý trực
tiếp – toàn diện của Tổng Giám đốc Công ty .
Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Quản Lý Chất Lượng thực hiện theo
Quy chế tổ chức hoạt động của Phòng Quản Lý Chất Lượng.
Điều 3. Các Phó Tổng Giám đốc, Trưởng các đơn vị và cán bộ công nhân
viên trực thuộc Công ty chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 4. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 20/12/2016.
TỔNG GIÁM ĐỐC
Nơi nhận:
- HĐQT (để biết);


- Ban Tổng Giám đốc (để th/h);
- Các đơn vị trực thuộc
- Lưu: .

1


CÔNG TY CP

Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

/QĐ-BH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

, ngày 15 tháng 12 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động Phòng Quản Lý Chất Lượng
trực thuộc Công ty
TỔNG GIÁM ĐÔC CÔNG TY
Căn cứ Giấy đăng ký kinh doanh của Công ty do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp
lần đầu ngày tháng năm 20 và đăng ký thay đổi lần thứ
ngày
tháng
năm 2016;
Căn cứ vào Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty
Theo đề nghị của Trưởng Phòng Quản Lý Chất Lượng

QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy chế tổ chức và hoạt động
của Phòng Quản Lý Chất Lượng trực thuộc Công ty. Các quy định trước đây trái
với Quy chế này được bãi bỏ.
Điều 2. Các Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Hành chính – Nhân sự, Trưởng
các đơn vị và cán bộ công nhân viên thuộc Công ty chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 20/12/2016.
TỔNG GIÁM ĐỐC
Nơi nhận:
- HĐQT (để biết);
- Ban Tổng Giám đốc (để th/h);
- Các đơn vị trực thuộc
- Lưu: .

CÔNG TY CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

2


Số:

/QĐ-BH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ngày 15 tháng 12 năm 2016


QUY CHẾ
Tồ chức và hoạt động của Phòng Quản Lý Chất Lượng,
phân công nhiệm vụ cán bộ, nhân viên thuộc Phòng
(Ban hành kèm theo Quyết định số
/QĐ-BH ngày 15 tháng 12 năm 2016 của
Tổng Giám đốc thuộc Công ty)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phòng Quản Lý Chất Lượng (sau đây gọi tắt là Phòng QLCL) là Phòng
chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện chức năng tham mưu, kiểm soát , giúp việc cho Chủ
tịch, Tổng Giám Đốc Công ty trong các lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm trong toàn
Công ty.
Điều 2. Phòng QLCL hoạt động dưới sự điều hành của Trưởng Phòng QLCL (gọi
tắt là TP. QLCL). Trong các hoạt động của mình, Phòng tuân thủ điều lệ của Công ty, Quy
chế tổ chức và hoạt động của Phòng, các văn bản quản lý của Công ty, các quyết định của
Chủ Tịch, Tổng Giám Đốc Công ty và các văn bản pháp luật hiện hành. Việc tuyển dụng,
bổ nhiệm, bãi miễn chức vụ TP. QLCL và các vị trí trực thuộc Phòng QLCL là do Tổng
Giám Đốc quyết định.
Điều 3. Phòng QLCL được Công ty giao nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ của
mình. Phòng QLCL có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn lực được giao theo quy định
của Công ty và pháp luật hiện hành.
CHƯƠNG II
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
Điều 4. Chức năng
1. Lập kế hoạch,tham mưu cho Tổng Giám đốc về các hoạt động triển khai, giám
sát việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).
2. Lập kế hoạch, tham mưu, đề xuất với Tổng Giám Đốc Công ty về việc xác định
mục tiêu chất lượng đối với từng loại sản phẩm, các giải pháp nâng cao chất lượng sản
phẩm đáp ứng nhu cầu và thỏa mãn của khách hàng.
3. Chủ trì trong việc lập hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu, kiểm soát các sản phẩm, thiết

bị đo lường tại Công ty.
Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tiến hành kiểm tra nguyên vật liệu, bao bì đầu vào nhằm cung cấp cho sản xuất
những nguyên vật liệu, bao bì theo đúng các tiêu chuẩn đề ra.

3


2. Tiến hành kiểm tra tại các công đoạn sản xuất nhằm phát hiện và xử lý kịp thời
những hoạt động, hành vi gây ảnh hưởng đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy
trình, quy định của Công ty.
3. Quản lý, đảm bảo kết quả đầu ra của sản phẩm đáp ứng đúng yêu cầu, tiêu chuẩn
chất lượng theo quy định thông qua việc lập kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm,
hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đánh giá các tổ sản xuất trong việc tạo ra
sản phẩm phù hợp với yêu cầu chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn và thông qua việc
hướng dẫn cho các tổ sản xuất nâng cao năng lực tự kiểm tra chất lượng sản phẩm và xử
lý sản phẩm không phù hợp (nếu có) sau mỗi công đoạn sản xuất sản phẩm.
4. Kiểm soát và chỉ đạo xử lý sản phẩm không phù hợp.
5. Theo dõi việc áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn
(HACCP).
6. Yêu cầu Phòng sản xuất, Phòng/ ban có liên quan khắc phục khi phát hiện những
sự không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, VSATTP.
7. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các hành động khắc phục,
phòng ngừa, cải tiến trong hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm.
8. Ghi nhận các hành vi sai phạm của Cán Bộ Công Nhân viên. Kiến nghị với Tổng
Giám Đốc các biện pháp xử lý các đơn vị vi phạm các quy định của Công ty về các lĩnh
vực thuộc phạm vi chức năng của Phòng.
9. Kiểm soát, hiệu chuẩn các phương tiện, thiết bị đo lường phục vụ quá trình kiểm
tra, nghiệm thu sản phẩm.
10. Làm Hồ sơ công bố các sản phẩm tại công ty theo đúng quy định của nhà nước.

11. Nhận và kết hợp với Phòng Kinh Doanh xử lý và giải đáp các thắc mắc, khiếu
nại của khách hàng liên quan đến chất lượng sản phẩm. Tham mưu và xin ý kiến chỉ đạo
từ Tổng Giám Đốc các khiếu nại nghiêm trọng ảnh hưởng đến VSATTP.
12. Kết hợp với các phòng ban liên quan đánh giá, xây dựng tiêu chuẩn cho sản
phẩm mới, thử mẫu nguyên vật liệu mới vào sản xuất.
13. Giám sát công tác đảm bảo VSATTP tại bếp ăn tập thể của Công ty.
14. Tham gia và kết hợp với các Phòng/ ban liên quan đánh giá và xây dựng danh
sách Nhà Cung Cấp nguyên vật liệu đạt theo tiêu chuẩn của Công ty.
15. Hàng năm, tham gia xây dựng mục tiêu chất lượng của Công ty và tổ chức thực
hiện, kiểm soát, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng theo sự phân công của Tổng Giám Đốc Công ty.
16. Chủ trì soạn thảo và trình Tổng Giám Đốc Công ty phê duyệt các văn bản và tài
liệu quản lý nội bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. Thực hiện việc kiểm
soát thông tin dạng văn bản, các chế độ thông tin, báo cáo, thống kê, hội nghị trong phạm
vi chức năng nhiệm vụ của Phòng. Giám sát việc cung cấp thông tin kỹ thuật và chất
lượng sản phẩm ra bên ngoài Công ty, đảm bảo theo nguyên tắc bảo mật theo quy định
của Công ty.
17. Quản lý, sử dụng tài sản, nhân sự và các nguồn lực khác do Công ty giao để
thực hiện nhiệm vụ.
18. Hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát và báo cáo các công việc theo chức
năng, nhiệm vụ được phân công.
19. Yêu cầu các Trưởng phòng/ ban cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin cần
thiết liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Phòng.
4


20. Đề xuất việc đào tạo và tham gia vào các quá trình đào tạo đội ngũ nhân sự theo
hoạt động quản lý chuyên môn của Phòng.
21. Tham gia vào các quá trình đánh giá chất lượng nội bộ và quá trình xem xét
lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng của Công ty.

22. Hỗ trợ phòng Hành Chính Nhân sự trong công tác huấn luyện công nhân về chất
lượng sản phẩm, VSATTP.
23. Kết hợp với các Phòng/ ban liên quan xây dựng, áp dụng vận hành và cải tiến
Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015, SA 8000, HACCP vào trong
Công ty một cách phù hợp, hiệu quả.
24. Xây dựng công tác định biên – tuyển dụng nhân sự của Phòng phù hợp với từng
giai đoạn phát triển của Công ty.
25. Đảm bảo công tác lưu trữ, bảo quản hệ thống tài liệu, hồ sơ quản lý chất lượng
sản phẩm của phòng ban.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC, QUẢN LÝ NHÂN SỰ VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG PHÒNG
Điều 6. Tổ chức bộ máy
Căn cứ vào tình hình biên chế của Phòng QLCL đã được Tổng Giám đốc phê
duyệt, Phòng HCNS xây dựng Quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ như sau:
Định biên nhân sự : 01 TP.QLCL, 01 Trưởng bộ phận QC, 01 QA Nguyên vật liệu
đầu vào, QA Thành phẩm , Bộ phận QC.
TP. QLCL

Trưởng bộ phận QC

QA NVL
(1 người)

QC nhà máy hiện
tại (04 người)

QA TP (1
người)

QA PTN

(3 người)

Khi có nhà máy mới

Điều 7. Quản lý nhân sự và phân công nhiệm vụ
1. Trưởng phòng QLCL (TP. QLCL)
a. TP. QLCL là người có quyền điều hành cao nhất của Phòng, chịu trách nhiệm trước
Tổng Giám Đốc Công ty về kết quả hoạt động của Phòng.
b. TP. QLCL do Tổng Giám Đốc Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm
dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật.
5


c. TP. QLCL có trách nhiệm và quyền hạn sau:
- Hoạch định, quản lý, điều hành mọi hoạt động của Phòng, đảm bảo thực hiện
hoàn thành có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ được phân công.
- Quản lý nguồn lực được Công ty giao để thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Xây
dựng hệ thống bản mô tả công việc của Phòng, bố trí, sắp xếp người lao động vào các vị
trí công việc phù hợp với tiêu chuẩn, năng lực chuyên môn của từng người và phù hợp với
đặc điểm tình hình của Phòng và Công ty.
- Tham mưu với Tổng Giám Đốc Công ty trong việc quy hoạch cán bộ của Phòng.
Đề nghị với Tổng Giám Đốc Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng Bộ phận QC sau khi
trao đổi thống nhất với phòng Hành Chính Nhân sự.
- Đề xuất việc điều động, điều chuyển, xử lý kỷ luật, đánh giá, khen thưởng nhân
viên.
- Ký các văn bản, tài liệu thuộc thẩm quyền chuyên môn của Phòng theo quy định
Công ty.
- Yêu cầu các Phòng/ ban liên quan cung cấp các thông tin phục vụ trong công việc
và hợp tác giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm.
- Từ chối cung cấp các thông tin bảo mật liên quan đến công nghệ cho các bộ phận

khác khi không có sự chỉ thị của Tổng Giám Đốc Công ty.
- Đại diện Công ty làm việc với các cơ quan chức năng về vấn đề VSATTP và chất
lượng sản phẩm.
- Lập mục tiêu, kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm của Công ty.
- Xây dựng các quy trình, quy định nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu
cầu của Công ty.
- Tìm hiểu và tổ chức thực hiện các quy định hiện hành của cơ quan chức năng về
an toàn vệ sinh thực phẩm và đo lường.
- Quyết định về việc xử lý các sản phẩm không phù hợp hoặc sự cố chất lượng phát
sinh.
- Phối hợp tổ chức đào tạo cho công nhân sản xuất nhận thức về an toàn vệ sinh
thực phẩm định kỳ.
- Phối hợp với Phòng Hành Chính Nhân sự xây dựng cơ cấu, định biên, tuyển dụng
nhân sự phòng QLCL.
- Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu cho nhân viên phòng QLCL.
- Đào tạo, hướng dẫn, đánh giá và hỗ trợ nhân viên phòng QLCL hoàn thành mục
tiêu, chỉ tiêu công việc.
- Thực hiện đầy đủ chế độ hội nghị, thông tin, báo cáo theo quy định của Công ty.
Thực hiện đúng chế độ làm việc, các quy chế, quy định của Công ty và các văn bản pháp
luật của Nhà nước.
- Khi Trưởng phòng đi vắng, phải ủy quyền bằng văn bản cho 01 Trưởng bộ phận
QC thay mặt Trưởng Phòng điều hành chung mọi hoạt động của Phòng, nhưng Trưởng
Phòng phải chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc Công ty về sự ủy quyền đó.
2. Trưởng bộ phận QC (TBP.QC)
a. TBP. QC giúp việc cho Trưởng Phòng được Trưởng phòng phân công: Chịu trách
nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ công việc của bộ phận QC nhằm đảm bảo chất
6


lượng sản phẩm. Và được Trưởng Phòng ủy quyền quản lý hoạt động của Phòng

khi Trưởng Phòng đi vắng.
b. TBP. QC do Tổng Giám Đốc Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm
dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật.
c. TBP. QC có trách nhiệm và quyền hạn sau:
- Thay mặt Trưởng Phòng tổ chức thực hiện , kiểm soát các công việc được phân
công. Giải quyết các công việc hàng ngày trong phạm vi công việc được phân công đảm
bảo đạt mục tiêu, kế hoạch và các yêu cầu về chất lượng, khối lượng, tiến độ công việc đã
được phê duyệt.
- Soạn thảo tài liệu, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và xử lý các vấn
đề phát sinh trong hoạt động quản lý trong phạm vi nhiệm vụ được phân công.
- Tham dự các cuộc họp của Công ty liên quan đến Chất lượng sản phẩm. Được ủy
quyền làm việc với các Trưởng phòng ban liên quan đển hướng dẫn, đôn đốc và nắm bắt
tình hình thực hiện nhiệm vụ của bộ phận QC.
- Được ký thay Trưởng Phòng một số văn bản giải quyết, xử lý công việc thuộc
lĩnh vực phân công, thuộc thẩm quyền của Phòng ban hành trong nội bộ Công Ty.
- Quản lý và cập nhật các quy trình quy định trong phạm vi chức năng nhiệm vụ
của Phòng.
- Xây dựng và điều chỉnh quy trình kiểm soát chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng
sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Lập biên bản ghi nhận sự việc đối với các trường hợp vi phạm quy trình, quy định
của Công ty.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan xử lý sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất.
- Phân Công, bố trí, hướng dẫn công việc cho nhân viên QC.
- Kiểm tra, giám sát các công việc của nhân viên QC nhằm đảm bảo việc thực hiện
kiểm tra đúng trình tự, đầy đủ, chính xác.
- Đề xuất các biện pháp cải tiến về chất lượng sản phẩm vầ vệ sinh an toàn thực
phẩm.
- Hướng dẫn, đào tạo quy trình kiểm soát chất lượng định kỳ cho công nhân.
- Nhận và xử lý các báo cáo của nhân viên cấp dưới, xử lý các sự cố phát sinh.
- Theo dõi làm hồ sơ công bố chất lượng cho các sản phẩm tại Công ty theo đúng

quy định của nhà nước.
- Liên hệ với cơ quan nhà nước (Sở Y tế, Sở Công Thương) xác nhận kiến thức về
ATTP cho công nhân sản xuất và bếp ăn tập thể.
- Liên hệ với cơ quan nhà nước (Sở Y Tế, Sở Công Thương) cấp giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho Công ty.
- Tham gia thử mẫu nguyên vật liệu, sản phẩm mới trên dây chuyền.
- Cập nhật, theo dõi các giấy chứng nhận ATTP (khay, băng tải, dụng cụ tiếp xúc
trực tiếp với thực phẩm).
- Yêu cầu Trưởng Phòng cung cấp các thông tin phục vụ trong công việc và hợp
tác giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm.
- Cung cấp các thông tin về kỹ thuật cho các phòng ban liên quan khi có sự chỉ thị
của Trưởng Phòng
7


- Yêu cầu Trưởng phòng cung cấp các thông tin về.
- Photo các biểu mẫu cho QC trên dây chuyền.
- Báo báo định kỳ/ đột xuất khi có yêu cầu của nhân viên cấp trên.
- Thực hiện các công việc khác khi cấp trên yêu cầu.
- Thực hiện đúng chế độ làm việc, các quy chế, quy định của Công ty và các văn
bản pháp luật của Nhà nước.
3. Nhân viên Đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu (QA NVL)
a. Nhân viên QA NVL do Trưởng phòng bố trí công việc trên cơ sơ quy định về tiêu
chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ. Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về việc thực
hiện nhiệm vụ được giao.
b. Nhân viên QA NVL có trách nhiệm và quyền hạn sau:
- Chức năng: Đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu, bao gì được kiểm soát đúng tiêu
chuẩn trước khi nhập kho.
- Quyền hạn: Lập biên bản ghi nhận và yêu cầu các bộ phận liên quan tiến hành
phối hợp xử lý trong trường hợp phát hiện nguyên vật liệu, bao bì không đạt tiêu chuẩn.

- Kiểm tra nguyên vật liệu bao bì theo tiêu chuẩn đã ban hành.
- Lấy mẫu nguyên vật liệu the đúng tần xuất để kiểm tra các chỉ tiêu tại Phòng thí
nghiệm.
- Lưu mẫu nguyên vật liệu theo quy định của Công ty.
- Thực hiện, lập hồ sơ quản lý quy trình tiếp nhận nguyên vật liệu, bao bì chào
hàng.
- Đánh giá nhà cung cấp nguyên vật liệu, bao bì định kỳ theo quy định.
- Quản lý cập nhật hệ thống tiêu chuẩn nguyên vật liệu, bao bì.
- Kiểm tra chất lượng nguyên liệu xuất kho cho sản xuất.
- Kiểm soát việc tuân thủ các quy định đảm bảo vệ sinh ATTP, chất lượng tại kho
nguyên vật liệu, bao bì.
- Kiểm soát việc quản lý nhập trước xuất trước (FIFO) của kho nguyên vật liệu.
- Kiểm soát việc theo dõi hạn sử dụng của nguyên liệu trong kho Nguyên liệu.
- Báo cáo và sử lý các sự cố phát sinh.
- Làm thế công việc của QC chuyền, QA thành phẩm khi QC chuyền, QA Thành
phẩm nghỉ phép.
- Báo cáo định kỳ/ đột xuất khi có yêu cầu của cấp trên.
- Thực hiện các công việc được cấp trên yêu cầu.
- Thực hiện các công việc theo Lịch trực, theo sự phân công của cấp quản lý.
- Thực hiện đúng chế độ làm việc, các quy chế, quy định của Công ty và các văn
bản pháp luật của Nhà nước.
4. Nhân viên Đảm bảo chất lượng thành phẩm (QA. TP)
a. Nhân viên QA. TP do Trưởng phòng bố trí công việc trên cơ sơ quy định về tiêu
chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ. Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về việc thực hiện
nhiệm vụ được giao.
b. Nhân viên QA. TP có trách nhiệm và quyền hạn sau:
8


- Chức năng: Đảm bảo chất lượng thành phẩm được kiểm soát đúng tiêu chuẩn

trước khi nhập kho thành phẩm.
- Quyền hạn: Yêu cầu các bộ phận liên quan phối hợp xử lý khi có các sự cố xảy
ra.
- Kiểm tra thành phẩm theo tiêu chuẩn đã ban hành.
- Đề xuất biện pháp và theo dõi việc xử lý các thành phẩm không phù hợp.
- Kiểm tra theo dõi thành phẩm tại các kho thành phẩm tại Công ty.
- Kiểm soát việc tuân thủ các quy định đảm bảo vệ sinh ATTP, chất lượng tại kho
thành phẩm của Công ty.
- Kiểm tra, theo dõi xử lý hàng trả về theo quy định của Công ty.
- Kiểm tra, theo dõi thành phẩm đóng container xuất khẩu.
- Thực hiện, báo cáo thử nghiệm vận chuyển đổi với các sản phẩm mới hoặc thay
đổi quy cách đóng gói.
- Lập báo cáo và xử lý các sự cố phát sinh.
- Báo cáo định kỳ/ đột suất khi có yêu cầu của cấp trên.
- Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên yêu cầu.
- Thực hiện đúng chế độ làm việc, các quy chế, quy định của Công ty và các văn
bản pháp luật của Nhà nước.
5. Nhân viên phòng thí nghiệm (QA.PTN)
a. Nhân viên QA. PTN do Trưởng phòng bố trí công việc trên cơ sơ quy định về tiêu
chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ. Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về việc thực hiện
nhiệm vụ được giao.
b. Nhân viên QA. PTN có trách nhiệm và quyền hạn sau:
- Chức năng: Thực hiện kiểm tra các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh theo đúng quy trình,
quy định nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, nguyên vật liệu.
- Quyền hạn: Yêu cầu các bộ phận liên quan phối họp xử lý khi có sự cố xảy ra.
- Quản lý, bảo quản các máy móc, dụng cụ phòng thí nghiệm.
- Lập kế hoạch kiểm tra các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh một các cụ thể.
- Kiểm tra các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh theo kế hoạch.
- Xem xét các kế hoạch kiểm tra và đề xuất biện pháp cải tiến.
- Kiểm tra định kỳ sản phẩm lưu kho trong suốt thời gian bảo quản về các chỉ tiêu

cảm quan, hóa lý, vi sinh.
- Kiểm tra các chỉ tiêu hóa lý cho các mẫu nguyên liệu chào hàng.
- Lập hội đồng cảm quan sản phẩm đối với sản phẩm mới, thử mẫu,….
- Theo dõi, lập kế hoạch, kiểm nghiệm các mẫu thành phẩm, nước bên ngoài theo
đúng đúng định kỳ.
- Quản lý, theo dõi, hiệu chuẩn nội bộ, bên ngoài các thiết bị đo lường.
- Thế phép khi QA NVL, QA TP, QC chuyền nghỉ phép.
- Tham gia thử mẫu sản phẩm mới, nguyên vật liệu mới khi TBP. QC yêu cầu.
- Hỗ trợ công việc cho các QA, QC khác.
- Lên kế hoạch mua hóa chất, dụng cụ thí nghiệm cần thiết cho Phòng thí nghiệm.
9


- Báo cáo định kỳ/ Đột xuất khi có yêu cầu của cấp trên.
- Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên yêu cầu.
- Thực hiện đúng chế độ làm việc, các quy chế, quy định của Công ty và các văn
bản pháp luật của Nhà nước.
6. Nhân viên kiểm soát chất lượng (QC)
a. Nhân viên QC do TBP. QC bố trí công việc trên cơ sơ quy định về tiêu chuẩn
chuyên môn, nghiệp vụ. Chịu trách nhiệm trước TBP. QC, Trưởng phòng về việc thực
hiện nhiệm vụ được giao.
b. Nhân viên QC có trách nhiệm và quyền hạn sau:
- Chức năng: Đảm bảo công nhân luôn tuân thủ các quy trình, quy định của Công
ty khi tham gia sản xuất trên dây chuyền.
- Đảm bảo các thông số kỹ thuật của sản phẩm luôn được kiểm tra nghiêm ngặt,
đúng tiêu chuẩn quy cách nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Quyền hạn: Lập biên bản ghi nhận sự việc đối với các trường họp vi phạm quy
trình, quy định.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình sản
xuất.

- Kiểm tra, kiểm soát công nhân sản xuất về việc thực hiện VSATTP, 5S … nhằm
đảm bảo sự tuân thủ các quy định trong quá trình sản xuất.
- Chịu trách nhiệm kiểm soát thông số kỹ thuật của sản ơhaamr, quy trình sản xuất
từng công đoạn nhằm đảm bảo các sản phẩm sản xuất ra đạt yêu cầu về tiêu chuẩn, quy
cách và chất lượng.
- Báo cáo và yêu cầu xử lý những điểm không phù hợp, phát sinh trong quá trình
sản xuất.
- Giải quyết các sự cố phát sinh trong quá trình làm viêc, nếu xảy ra sự cố ngoài
khả năng của mình phải báo ngay cho cấp trên để kịp thời điều chỉnh và xử lý.
- Tham gia thử mẫu sản phẩm mới, nguyên vật liệu trên dây chuyền mình kiểm
soát.
- Lấy mẫu thành phẩm theo ca, theo mẻ để QA PTN kiểm tra các chỉ tiêu cảm
quan, hóa lý, vi sinh.
- Lấy mẫu lưu thành phẩm theo mẻ và mẫu lưu thử mẫu.
- Phối hợp với QA TP xử lý các sự cố liên quan đến chất lượng thành phẩm.
- Lập báo cáo và bàn giao công việc cho ca làm việc kế tiếp.
- Thực hiện các công việc khác khi cấp trên yêu cầu.
- Thực hiện đúng chế độ làm việc, các quy chế, quy định của Công ty và các văn
bản pháp luật của Nhà nước.
Điều 8. Biên chế vị trí việc làm và số lượng người làm việc
Định biên các cơ cấu tổ chức, các vị trí của Phòng QLCL được Tổng Giám đốc
phân bổ theo yêu cầu từng giai đoạn phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

CHƯƠNG IV
QUAN HỆ CÔNG TÁC
10


Điều 9. Quan hệ công tác
Quan hệ giữa Phòng với các đơn vị là quan hệ đồng cấp, phối hợp được thực hiện

theo Quy chế làm việc hiện hành của Công ty.
CHƯƠNG V
QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ HỘI HỌP VÀ BÁO CÁO
Điều 10. TP. QLCL tham gia họp giao ban giữa các Trưởng Phòng, Giám Đốc các
Phòng ban.
Họp toàn bộ các nhân viên của phòng được tiến hành 3 tháng/ 1 lần do Trưởng
Phòng triệu tập và chủ trì.
Họp bộ phận QC tiến hành 1 tuần/ 1 lần do TBP.QC triệu tập và chủ trì.
Họp chuyên đề hoặc họp đột xuất do Trưởng phòng hoặc TBP. QC chủ trì.
Họp liên tịch giữa các Phòng/ ban để trao đổi, bàn bạc, giải quyết các vấn đề vướng
mắc liên quan đến Chất lượng sản phẩm. Họp liên tịch do Trưởng phòng chủ trì mời lãnh
đạo, các Phòng ban liên quan .
Sau các cuộc họp Trưởng phòng thông báo nội dung cuộc họp và nhiệm vụ cụ thể
để tổ chức thực hiện theo trách nhiệm của từng phòng ban.
Hàng tuần, tháng, năm Trưởng Phòng có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động
của Phòng ban tới Tổng Giám Đốc Công ty.
Biểu mẫu Báo cáo công việc Tháng như File đính kèm.
CHƯƠNG VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Quy chế này được phổ biến đến từng cá nhân trong Phòng QLCL biết và
nghiêm chỉnh thực hiện.
Trong quá trình tổ chức thực hiện quy chế nếu xét thấy cần bổ sung nội dung thì
TP.QLCL sẽ điều chỉnh trình Tổng Giám đốc phê duyệt để hoạt động của Phòng QLCL
mang tính ổn định bền vững và hiệu quả.

11




×