i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “Các giải pháp nâng cao sự thực thi an toàn lao
động của công nhân tại các công trình xây dựng ở Tỉnh Bình Thuận” là bài nghiên
cứu của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công
bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ
được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo
khác.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 08 năm 2016
Học viên thực hiện Luận văn
NGUYỄN HOÀNG VŨ
ii
LỜI CẢM ƠN
Kính thưa quý thầy cô!
Trước hết em xin có lời cảm ơn đến nhà trường, khoa Xây dựng và Phòng
Quản lý khoa học - Đào tạo sau đại học đã tạo mọi đều kiện thuận lợi để em hoàn
thành chương trình đào tạo Thạc sĩ và tiến hành thực hiện luận văn này.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Phó giáo sư, Tiến sĩ Lưu Trường Văn
là giảng viên hướng dẫn đã tận tình chỉ dạy và giúp đỡ, giúp e hoàn thành tốt Luận
văn này.
Em xin cảm ơn những giảng viên đã tận tình chỉ dạy, truyển đạt những kiến
thức, kinh nghiện quý báo trong quá trình giảng dạy.
Em xin cảm ơn những người bạn, người anh, nguời em học chung lớp cao học
khoá 2014 đã đồng hành và chia sẻ những buồn vui trong suốt khoá học.
Cuối cùng con xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ba, Mẹ, Anh Chị Em,
Bạn bè là những người đã quan tâm động viên và giúp đỡ trong suốt thời gian vừa
qua.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 08 năm 2016
Học viên
NGUYỄN HOÀNG VŨ
iii
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát, đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng đến sự thực thi an toàn lao động của công nhân từ đó rút ra được các giải
pháp để nâng cao sự thực thi an toàn lao động của công nhân tại các công trình xây
dựng ở Tỉnh Bình Thuận.
Nghiên cứu được tiến hành trải qua 02 giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành thông qua nghiên cứu
định tính nhằm xác lập thang đo, sắp xếp các câu hỏi vào các nhóm nhân tố liên
quan đến các lý thuyết sử dụng để nghiên cứu và hoàn chỉnh bảng hỏi nghiên cứu.
Nghiên cứ chính thức thông qua việc nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân
tích dữ liệu, kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, đề suất các giải
pháp và xếp hạng các giải pháp khả thi nhất.
Kết quả nghiên cứu cho thấy được sự cần thiết trong việc nâng cao ý thức,
đạo đức của người lao động, tổ chức tốt công tác phối hợp giữa các bên tham gia dự
án và thiết lập nội quy, hệ thống biển bảo của công trình, tăng tính chuyên nghiệp
trong quản lý, điều hành của cơ quan sử dụng lao động đồng thời công tác huấn
luyện trang bị an toàn lao động cũng phải được thực hiện đồng bộ.
Dữ liệu được xử lý thông qua phần mềm SPSS v.22.
iv
ABSTRACT
This study was conducted to survey and assess the factors affecting the
implementation of the occupational safety of workers from which to draw solutions
to improve the enforcement of labor safety of workers at construction works in
Binh Thuan Province.
The study was conducted undergo 02 stages: preliminary study and formal
study. Preliminary research was conducted through qualitative research in order to
establish the scale, sorted into groups of questions related to the factors used theory
to study and complete the study questionnaire. Look on the official through
quantitative research to collect and analyze data, test the scale, factor analysis
discovered EFA, proposes solutions and rank the most viable solution.
Research results show the need to raise awareness and ethics of workers,
organized the coordination between the parties involved in the project and establish
rules and systems of marine protected process, increasing professionalism in the
management and administration of employment offices and the training of labor
safety equipment must also be made uniform.
Data were processed through SPSS v.22 software.
v
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1 - ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................1
1.1.
Giới thiệu chung .................................................................................................. 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.4.
Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu .................................................... 3
1.4.1. Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi như sau: .......................................... 3
1.4.2. Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................................... 3
1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ................................................................................ 4
1.5.1. Về mặt học thuật: ............................................................................................... 4
1.5.2. Về mặt thực tiễn: ................................................................................................ 4
CHƢƠNG 2 - TỔNG QUAN ...................................................................................... 5
2.1.
Cơ sở lý thuyết .................................................................................................... 5
2.1.1. Các định nghĩa về hoạt động xây dựng, về công trình xây dựng dân dụng. ...... 5
2.1.1.2.
Công trình xây dựng, công trình xây dựng dân dụng. .................................. 5
2.1.2.Các định nghĩa, khái niệm về an toàn lao động tại các công trình xây dựng ..... 6
2.1.3.Người lao động ................................................................................................... 7
2.1.4 Lý thuyết về hành vi ........................................................................................... 7
2.1.4.Các các bên tham gia dự án ................................................................................ 8
2.1.6. Công tác huấn luyện an toàn lao động ............................................................... 8
2.1.7.Giám sát việc thực thi an toàn lao động .............................................................. 9
2.1.8. Giám sát, thực hiện an toàn lao động thường được tổ chức tại công trình: ..... 12
2.1.9. Các hình thức chế tài, xử phạt liên quan đến an toàn lao động. ...................... 13
2.2.
Một số nghiên cứu trước ................................................................................... 15
2.2.1. Một số nghiên cứu trong nước ......................................................................... 15
vi
2.2.2. Một số nghiên cứu ngoài nước......................................................................... 16
2.3.
Thực trạng an toàn lao động trong hoạt động xây dựng: .................................. 18
2.3.1. Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động.............................. .19
2.3.2. Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người..............19
CHƢƠNG 3 – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................... 24
3.1.
Mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu .............................................. 24
3.1.1.Mô hình nghiên cứu đề nghị ............................................................................. 24
3.1.2 Các giải thiết nghiên cứu .................................................................................. 25
3.2.
Quy trình nghiên cứu: ....................................................................................... 25
3.2.1.Nghiên cứu định tính: ....................................................................................... 26
3.2.2.Nghiên cứu định lượng: .................................................................................... 26
3.3.
Thiết kế nghiên cứu........................................................................................... 27
3.4.
Khảo sát và xử lý mẫu....................................................................................... 28
3.4.1.Chọn phương pháp thu thập dữ liệu. ................................................................. 28
3.4.2.Cách thức lập bảng câu hỏi. .............................................................................. 28
3.3.4. Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu: ...................................................... 29
3.5.
Xử lý và phân tích dữ liệu:................................................................................ 30
3.5.1.Lập bảng tần số để mô tả mẫu thu thập theo các thuộc tính nhân khẩu ............ 30
3.5.2.Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’sAlpha ...................................... 30
3.5.3.Phân tích nhân tố khám phá .............................................................................. 30
3.6.
Thu thập dữ liệu ................................................................................................ 31
3.7.
Các công cụ nghiên cứu .................................................................................... 31
3.8.
Nội dung bảng câu hỏi ...................................................................................... 31
3.8.1.Phần mở đầu ...................................................................................................... 31
3.8.2.Các nhân tố nâng cao sự thực thi an toàn lao động của công nhân .................. 31
3.8.3.Những thông tin chung ..................................................................................... 33
3.9.
Cách phân phối bảng câu hỏi ............................................................................ 33
3.10. Duyệt dữ liệu ..................................................................................................... 33
vii
CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 34
4.1. Thông tin về mẫu nghiên cứu. .............................................................................. 34
4.2. Kiểm định mô hình đo lường: .............................................................................. 34
4.2.1. Hệ số Cronbach’s Alpha .................................................................................. 34
4.2.2. Gía trị Mean của các biến khảo sát .................................................................. 35
4.3. Phân tích giá trị Mean của các biến khảo sát ....................................................... 36
4.3.1 Các biến có giá trị Mean nhỏ nhất .................................................................... 36
4.3.2 Các biến có giá trị Mean lớn nhất ..................................................................... 37
4.4. Phân tích nhân tố khám phá(EFA). ...................................................................... 38
4.5. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu từ kết quả EFA.................................................. 42
4.6. Xếp hạng các nhân tố theo những nhóm khác nhau ............................................. 45
4.6.4 So sánh các nhân tố theo nhóm: ........................................................................ 49
4.7.
Đề xuất các giải pháp để nâng cao sự thực thi ATLĐ của công nhân trên
các công trình tại Bình Thuận ..................................................................................... 54
4.7.1.Tham khảo ý kiến các chuyên gia: .................................................................... 55
4.7.2.Kết quả khảo sát ................................................................................................ 55
CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ ........................................................ 58
5.1. Kết luận: ............................................................................................................... 58
5.2. Hạn chế của nghiên cứu này và hướng nghiên cứu tiếp theo............................... 58
5.2.1 Hạn chế của nghiên cứu: ................................................................................... 58
5.2.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo:............................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 60
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ : An toàn lao động
BXD : Bộ xây dựng
BQL : Ban quản lý
BLĐTBXH : Bộ lao động thương binh xã hội
BYT : Bộ y tế
CĐT : Chủ đầu tư
CP : Chính phủ
DD&CN : Dân dụng và Công nghiệp
ĐH : Đại học
GS : Giám sát
HĐLĐ : Hợp đồng lao động
KHCN : Khoa học công nghệ
NĐ : Nghị định
QĐ : Quyết định
QH : Quốc hội
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TNLĐ : Tai nạn lao động
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TT : Thông tư
TTLT : Thông tư liên tịch
TTg : Thủ tướng
TK : Thiết kế
TV : Tư vấn
UBND : Ủy ban Nhân dân
VSLĐ : Vệ sinh lao động
XD : Xây dựng
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Hệ số thang đo Cronbach’s Alpha các biến.............................................30
Bảng 4.2: Giá trị mean các biến khảo sát.................................................................31
Bảng 4.3 : Kết quả kiểm định KMO và Barlett........................................................35
Bảng 4.4: Kết quả EFA sau khi đã loại các biến không phù hợp.............................36
Bảng 4.5: Tên các nhóm và các nhân tố trong từng nhóm.......................................37
Bảng 4.7: Kết quả phân tích MEAN các biến theo CĐT và BQL dự án..................40
Bảng 4.8: Kết quả phân tích MEAN các biến theo tư vấn TK/GS...........................42
Bảng 4.9: Kết quả phân tích MEAN các biến theo nhà thầu thi công......................43
Bảng 4.10: Xếp hạng các nhân tố theo từng nhóm tham gia khảo sát......................45
Bảng 4.11: Đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp...........................................51
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề nghị...................................................................20
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu...............................................................................23
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu sơ bộ......................................................................25
Hình 4.6 : Mô hình sau khi EFA..............................................................................40
1
CHƢƠNG 1 - ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Giới thiệu chung
Trong sự phát triển kinh tế xã hội của bất cứ một quốc gia nào đều đi kèm với sự
phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, xí nghiệp, đường sá, các công trình quốc
phòng an ninh và phúc lợi xã hội.Sự phát triển ấy sẽ làm cho hoạt động xây dựng phát
triển mạnh mẽ, nhất là ở các nước đang phát triển như Việt Nam.
“Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây
dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng
công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan
đến xây dựng công trình” (Luật Xây dựng 2014).
Trong hoạt động xây dựng các vấn đề kỹ thuật được ưu tiên chú trọng để tạo nên
những công trình chất lượng, thẩm mỹ, đảm bảo công năng phục vụ như mục tiêu đề
ra. Tuy nhiên để quá trình xây dựng một công trình được suông sẻ, trôi chảy, hiệu quả
thì vấn đề an toàn lao động phải được quan tâm, đầu tư và tổ chức hiệu quả nhằm ngăn
ngừa những rủi ro có thể xảy ra bằng các biện pháp quản lý điều hành, đảm bảo điều
kiện lao động.
“An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là hệ thống các biện pháp
về tổ chức và quản lý, điều hành trên công trường nhằm cải thiện điều kiện lao động
và ngăn chặn tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình” (Thông tư số 22
/2010/TT-BXD ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về
an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình).
Hiện nay, trong xu hướng hội nhập về khoa học công nghệ và kỹ thuật với thế
giới, các chủ đầu tư, công ty tư vấn giám sát, các đơn vị thi công đã có những hệ thống
biện pháp trong quản lý an toàn lao động, tuân thủ theo quy định của pháp luật, tuy
nhiên tình hình tai nạn lao động vẫn diễn ra với nhiều nguyên nhân bên cạnh những
nguyên nhân do năng lực quản lý, kiểm soát của chủ đầu tư, các nhà thầu thi công,
điều kiện thi công, thì nguyên nhân quan trọng đến từ việc không chấp hành an toàn
lao động của người lao động.
Theo thống kê của Bộ Lao động thương binh và xã hội, tỉ trọng các vụ tai nạn và
số lượng người chết do tai nạn lao động trong hoạt động xây dựng luôn chiếm tỉ trọng
lớn trên tổng số vụ, tổng số người chết trong cả nước.
2
Cũng theo bộ Lao động thương binh và xã hội, số vụ tai nạn lao động năm sau
đều cao hơn năm trước, tai nạn lao động xảy ra trong tất cả các loại hình công trình
xây dựng như công trình dân dụng, công trình giao thông, công trình thủy lợi - thủy
điện, …
Theo thống kê trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện có trên 1.700 doanh nghiệp, sử
dụng khoảng 50.000 lao động, trong đó có 750 doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức tổ chức
hoạt động khá bài bản, có mối liên hệ và cung cấp thông tin thường xuyên với cơ quan
quản lý nhà nước về lao động. Trong 750 doanh nghiệp, có 225 doanh nghiệp có nhiều
yếu tố nguy hiểm, rủi ro cao. Số doanh nghiệp còn lại hầu hết là doanh nghiệp nhỏ lẻ,
mang tính chất hộ gia đình nên chỉ có Giám đốc và Kế toán; vì vậy, các doanh nghiệp
này ít có mối quan hệ và cung cấp thông tin, tình hình hoạt động của doanh nghiệp đến
cơ quan quản lý nhà nước về lao động. Trong thời gian qua, trong tỉnh không có vụ tai
nạn lao động nghiêm trọng xảy ra. Tổng số vụ tai nạn lao động là 168 vụ làm 172
người bị nạn. Trong đó có 27 vụ có người chết và làm chết 29 người.
Tổng hợp diễn biến tình hình các sự cố tai nạn lao động của các đơn vị, cơ sở
(Theo nội dung Thông tư Liên tịch số:12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT, ngày 21
tháng 5 năm 2012 của Bộ Lao động TB-XH và Bộ Y tế, hướng dẫn việc khai báo, điều
tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động ):
- Có 24 đơn vị, cơ sở để xảy ra tai nạn lao động và đã kịp thời khai, báo cáo,
thống kê tình hình tai nạn lao động với cơ quan chức năng theo quy định.
- Tổng số vụ TNLĐ xảy ra trong toàn tỉnh: 24 vụ ( Tính cả năm 2014 và 6
tháng đầu năm 2015 ):
Trong đó: + Loại TNLĐ nhẹ xảy ra: 12 vụ, làm bị thương 12 người;
+ Loại TNLĐ nặng xảy ra: 08 vụ, làm bị thương nặng 08 người;
+ Loại TNLĐ chết người xảy ra: 04 vụ, làm chết: 05 người (trong đó
có 01 người chết do tai nạn giao thông được xem là tai nạn lao động).
Các vụ tai nạn lao động chết người xảy ra phần lớn là do lỗi của người sử dụng
lao động không xây dựng quy trình vận hành an toàn cho từng máy, thiết bị, công việc
cụ thể; máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động không được kiểm định, người
lao động không được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. Các vụ tai nạn lao động chủ
yếu trong các ngành xây dựng, điện, khai khoáng, xây lắp.
Do đó tác giả chọn chủ đề nghiên cứu: “Các giải pháp nâng cao sự thực thi an
3
toàn lao động của công nhân tại các công trình xây dựng ở Tỉnh Bình Thuận” để
tìm hiểu và nhận diện những nhân tố và mức độ ảnh hưởng của nó, từ đó có những
khuyến nghị phù hợp cho các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng tại Tỉnh Bình
Thuận.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự thực thi an toàn lao động của công
nhân trong hoạt động xây dựng tại các công trình xây dựng trên địa bàn Tỉnh Bình
Thuận.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự thực thi an toàn lao động
của công nhân trong hoạt động xây dựng tại các công trình xây dựng trên địa bàn Tỉnh
Bình Thuận.
- Đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo và nâng cao sự thực thi an toàn lao động của
công nhân trong hoạt động xây dựng tại các công trình xây dựng trên địa bàn Tỉnh
Bình Thuận.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện với các câu hỏi đặt ra như sau:
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thực thi an toàn lao động của công nhân
trong hoạt động xây dựng tại các công trình xây dựng trên địa bàn Tỉnh Bình Thuận?
- Ảnh hưởng của các nhân tố đến sự thực thi an toàn lao động của công nhân
trong hoạt động xây dựng tại các công trình xây dựng trên địa bàn Tỉnh Bình Thuận ở
mức độ nào?
1.4. Phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
1.4.1. Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi như sau:
- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện tại tỉnh Bình Thuận với việc thu
thập dữ liệu thông qua các đơn vị có liên quan trên địa bàn và các dự án công trình xây
dựng tại Tỉnh Bình Thuận.
- Thời gian: Thời điểm nghiên cứu, thu thập số liệu được thực hiện từ tháng 1
đến tháng 3 năm 2016.
1.4.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những cá nhân tham gia trong hoạt động xây
dựng các công trình tại Tỉnh Bình Thuận (làm việc cho chủ đầu tư, ban quản lý dự án,
tư vấn thiết kế, nhà thầu…).
4
- Quan điểm đánh giá phân tích: dựa vào quan điểm của chủ đầu tư, ban quản lý
dự án, nhà thầu thi công, tư vấn.
Đề tài loại trừ các đối tượng sau:
- Công nhân thời vụ;
- Các cá nhân phục vụ gián tiếp tại các công trình.
1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.5.1. Về mặt học thuật:
- Nghiên cứu đã chỉ ra được các nhân tố quan trọng ảnh hưởng nhiều đến việc
thực thi an toàn lao động của công nhân trong hoạt động xây dựng tại các công trình
xây dựng trên địa bàn Tỉnh Bình Thuận.
- Nghiên cứu đã trình bày các bước để xác định các nhân tố quan trọng, mức độ
ảnh hưởng của nhân tố đó.
- Nghiên cứu có thể sử dụng như tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tương
tự sau này.
1.5.2. Về mặt thực tiễn:
- Nghiên cứu giúp những cá nhân quan tâm, những tổ chức tham gia vào các dự
án xây dựng trong địa bàn tỉnh Bình Thuận (Chủ đầu tư, BQLDA, Nhà thầu, Tư vấn
thiết kế, Tư vấn giám sát…) có cái nhìn toàn diện về những nhân tố ảnh hưởng đến
việc thực thi an toàn lao động của công nhân trong hoạt động xây dựng tại các công
trình xây dựng mà họ đã tham gia, mức độ quan trọng ảnh hưởng của từng nhân tố đó,
trên cơ sở đó các bên liên quan sẽ đề ra những giải pháp phù hợp nhất nhằm giảm
thiểu tác động xấu, ngăn ngừa ảnh hưởng của các nhân tố quan trong xuất hiện trong
các dự án sau này.
5
CHƢƠNG 2 - TỔNG QUAN
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Các định nghĩa về hoạt động xây dựng, về công trình xây dựng dân dụng.
2.1.1.1. Hoạt động xây dựng
Hoạt động xây dựng là toàn bộ những hoạt động, hệ thống các việc làm để đem
lại kết quả cuối cùng là một công trình cụ thể, về tổng quan nó bao gồm hoạt động
quy hoạch, lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công, quản lý dự
án, lựa chọn nhà thầu.
Thi công xây dựng công trình là một hoạt động chính yếu, quan trọng trong hoạt
động xây dựng, nó bao gồm xây dựng và lắp đặt các thiết bị, cấu kiện để tạo nên một
công trình mới hay sửa chữa, cải tạo, phục hồi, di dời hay phá dỡ một công trình cụ
thể, ngoài ra hoạt đông thi công công trình còn có thể là việc bảo hành, bảo trì công
trình xâydựng.
Hoạt động xây dựng là một hoạt động quan trong trong đời sống kinh tế, văn
hóa xã hội, nó góp phần hình thành các đô thị, nhà ở, cơ sở hạ tầng, đảm bảo nơi ở,
sinh hoạt,làm việc hay giải trí cho tất cả các hoạt động của con người, đảm bảo nơi
sản xuất vật chất, hay đảm bảo quốc phòng an ninh. Sản phẩm của hoạt động xây
dựng là một công trình xây dựng cụ thể có chức năng cụ thể.
2.1.1.2. Công trình xây dựng, công trình xây dựng dân dụng.
Công trình xây dựng là sản phẩm của hoạt động xây dựng của con người tạo ra
trên cơ sở kết hợp sức lao động, vật liệu xây dựng, các thiết bị, cấu kiện lắp vào công
trình và sản phẩm ấy được lien kết định vị với trái đất trên cạn, trong long đất, trên
mặt nước hoặc dưới mặt nước hoặc là sự kết hợp giữa những địa hình đó. Công trình
xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp,
giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác.
Công trình xây dựng dân dụng là các công trình nhằm phục vụ cho mục đích ở,
làm việc, sinh hoạt, giải trí của con người, khác với các hoạt động xây dựng khác như
xây dựng công trình công nghiệp là để sản xuất, công trình quốc phòng là để đảm bảo
an ninh quốc phòng, công trình giao thông là đảm bảo đi lại,... Công trình xây dựng
dân dụng như là chung cư, nhà ở đơn lẻ hoặc liền kề, trường học, bệnh viện, trụ sở
làm việc, công trình văn hóa, thể dục thể thao, trung tâm thương mại dịch vụ,...
Thi công công xây dựng công trình dân dụng là một hoạt động xây dựng nhằm
6
tạo ra công trình xây dựng dân dụng.
2.1.2. Các định nghĩa, khái niệm về an toàn lao động tại các công trình xây
dựng
2.1.2.1. An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
Thông tư 22/2010/TT-BXD ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Bộ Xây dựng định
nghĩa “An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là hệ thống các biện
pháp về tổ chức và quản lý, điều hành trên công trường nhằm cải thiện điều kiện lao
động và ngăn chặn tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình”.
Khi đề cập đến an toàn lao động trong hoạt động xây dựng là đề cập đến những
yêu cầu để đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng. Đó là những yêu cầu có tính
ràng buộc cao đối với các bên tham gia trong hoạt động xây dựng, trong đó yêu cầu
về tổng mặt bằng, vật tư, an toàn điện, an toàn cháy nổ,…
2.1.2.2. Điều kiện lao động, bảo hộ lao động, tai nạn lao động:
Theo trang web bách khoa tàng thư mở Wikipedia định nghĩa điều kiện lao động
là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế được biểu hiện thông qua các công
cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao
động và sự sắp xếp,bố trí chúng trong không gian và thời gian,sự tác động qua lại của
chúng trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc,tạo nên một điều kiện
nhất định cho con người trong quá trình lao động. Tình trạng tâm sinh lý của người
lao động trong khi lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền
với điều kiện lao động; Việc đánh giá, phân tích điều kiện lao động cần phải tiến
hành đồng thời trong mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố nói trên và sự ảnh
hưởng,tác động của chúng đến người lao động như thế nào? Từ đó mới có thể có
được những kết luận chính về điều kiện lao động ở cơ sở đó và có các biện pháp phù
hợp nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khoẻ người lao động.
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do các tác động đột
ngột từ bên ngoài của các yếu tố nguy hiểm có thể gây chết người hoặc làm tổn
thương phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó trên cơ
thể, hoặc có thể mắc bệnh do các nguyên nhân hình thành từ quá trình lao động cũng
là tai nạn lao động.
Các biện pháp cơ bản để đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng:
- Biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình xây lắp: thi công đất đặt biệt là thi
7
công đào hố sâu; thi công công tác bê tông và bê tông cốt thép đặc biệt là thi công
trên cao; thi công lắp ghép cấu kiện đặc biệt là những cấu kiện to, ghồ ghề, cồng
kềnh.
- Biện pháp đảm bảo an toàn đi lại trên công trường, chú trọng các phương thức
vận chuyển trong những công trình có diện tích lớn có mật độ giao cắt các đường vận
chuyển nhiều và liên tục, phương thức vận chuyển lên cao hoặc xuống sâu đối với thi
công các cao ốc và còn chú trọng đến an toàn lưu chuyển cấp, thoát nước, truyền tải
điện, lối thoát hiểm.
- Biện pháp an toàn về điện: Hệ thống điện động lực và điện chiếu sang được
lắp đặt riêng rẻ, có cầu dao đóng ngắt từng phần hoặc toàn hệ thống. Người lao động,
máy móc thiết bị phải được đảm bảo an toàn vận hành, có giải pháp cách điện an
toàn. Người lao động phải được trang bị kiến thức, hướng dẫn về an toàn điện, biết
cách xử lý khi phát sinh sự cố.
- Biện pháp an toàn về cháy nổ: Là hệ thống các biện pháp đảm bảo an toàn liên
quan đến cháy nổ, từ việc thành lập ban chức năng và quy chế hoạt động rõ ràng đến
các phương pháp cảnh báo, hướng dẫn,… Trong công đoạn thiết kế thi công, đơn vị
thiết kế phải dự phòng các
2.1.3. Ngƣời lao động
Theo Bộ luật lao động năm 2012 thì người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở
lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu
sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động; người sử dụng lao động là doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao
động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ.
Người lao động tại các công trình xây dựng bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ kỹ
thuật, công nhân,người phục vụ đang trực tiếp tham gia các công việc tại một công
trình xây dựng cụ thể.
2.1.4 Lý thuyết về hành vi
Nhiều nhà nghiên cứu trong đó có J. B. J. Watson (1878:1958) nêu lên rằng
hành vi là tổng thể chuỗi dài các phản ứng, là đời sống thực của con người, không mô
tả giảng giải các trạng thái ý thức mà quan tâm đến hành vi tồn tại người. Quan sát
các sự kiện này hay sự kiện kia nhằm mục đích thích nghi với môi trường xung
8
quanh.
Hành vi của con người có thể hiểu rằng đó là sự tác động qua lại giữa các yếu tố
kích thích của môi trường với nhận thức mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi
cuộc sống của họ. Hành vi của người lao động bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận
của con người có được và những hành động mà họ thực hiện trong quá trình lao
động.
Hành vi chấp hành là sự phản ứng tích cực, có trách nhiệm đầy đủ các nguyên
tắc, quy định, quy ước được đặt ra do chính phủ, cộng đồng, cơ quan, tổ chức, hoặc
của người khác một cách tự nhiên hoặc hình thành do ý thức, và ngược lại là hành vi
không chấp hành.
2.1.5. Các các bên tham gia dự án
Theo Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ
và Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 07 năm 2013 của Bộ Xây dự ng thì
từ khi bắt đầu một dự án xây dựng từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công thì các tổ chức
cá nhân tham gia dự án xây dựng này được hiểu gồm các bên chính theo từng giai
đoạn:
Giai đoạn khảo sát: Chủ đầu tư dự án; Nhà thầu khảo sát xây dựng; Đơn vị
hoặc cá nhân giám sát khảo sát xây dựng; Nhà thầu thiết kế khảo sát;
Giai đoạn thiết kế xây dựng công trình: Chủ đầu tư dự án; Nhà thầu thiết kế
xây dựng công trình; cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thẩm định thiết kế xây
dựng.
Giai đoạn thi công công trình xây dựng: Chủ đầu tư dự án; Nhà thầu thi công
xây dựng; Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung cấp vât liệu, sản phẩm, thiết bị, cấu kiện
sử dụng cho công trình xây dựng; nhà thầu giám sát thi công xây dựng 11 công trình;
Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình; Các đơn vị cung ứng hoặc
liên quan khác
2.1.6. Công tác huấn luyện an toàn lao động
2.1.6.1. Đối tượng được huấn luyện
Theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động là tất cả các doanh
nghiệp, cơ quan tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động điều phải tiến hành công tác
huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, theo đó các đối tượng sau đây phải được huấn
luyện an toàn và vệ sinh lao động: người lao động bao gồm người đang làm việc,
9
người mới được tuyển dụng, người học nghề, tập nghề, thử việc, người lao động tự
do được thuê mướn; Người sử dụng lao động và quản lý lao động bao gồm chủ cơ sở
hoặc người ủy quyền điều hành, giám đốc, phó giám đốc, thủ trưởng cơ quan, người
điều hành, quản lý tại công trường, phân xưởng.
2.1.6.2. Nội dung huấn luyện
Việc tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho người sử dụng lao động bao gồm
một số nội dung như: chính sách, pháp luật an toàn lao động, vệ sinh lao động, tổ
chức quản lý và thực hiện các quy định về an toàn lao động; các yếu tố có hại trong
sản xuất và biện pháp khắc phục, phòng ngừa, nghiệp vụ tổ chức quản lý và thực hiện
các quy định về an toàn lao động. Tổng quan về các loại máy thiết bị, các chất phát
sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại, quy trình làm việc an toàn. Huấn luyện cho người
lao động ngoài những nội dung tương tự như dành cho người sử dụng lao động còn
có thêm phần các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc. Người
lao động còn được cung cấp đầy đủ các thông tin về đặc điểm công việc, quy trình
làm việc và các quy định về an toàn lao động bắt buộc người lao động phải tuân thủ
khi thực hiện công việc; các yếu tố nguy hiểm có hại, sự cố có thể xảy ra tại nơi làm
việc và các biện pháp phòng ngừa. Công tác huấn luyện an toàn lao động phải do các
tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện đủ năng lực về đội ngũ cơ sở vật chất theo quy
định của pháp luật.
Tại các công trình, các đơn vị xây dựng cũng tổ chức huấn luyện, trang bị kiến
thức về an toàn lao động chi tiết, cụ thể cho người lao động liên quan đến công cụ
bảo hộ lao động, nguyên tắc vận hành các máy cơ giới, các thiết bị điện, quy trình
vận hành, di chuyển vật liệu, các nguyên tắc đảm bảo an ninh, an toàn trên công
trường. Một phương pháp huấn luyện được một số công trình áp dụng đó là diễn tập,
các tình huống giả định về tai nạn lao động được mô phỏng và bắt buộc các thành
viên có liên quan tham gia ngay tại công trình như diễn tập phòng cháy chữa cháy,
diễn tập sự cố cần có cứu hộ, cứu nạn,...
2.1.7. Giám sát việc thực thi an toàn lao động
Theo quy định của Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013
của Chính phủ và Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Bộ
Xây dựng thì công tác giám sát an toàn lao động và chất lượng công trình lao động
do các bên tham gia dự án đều có trách nhiệm giám sát, thực thi để đảm bảo chất
10
lượng công trình và an toàn lao động trong quá trình xây dựng công trình và quá trình
này diễn ra từ khi khảo sát xây dựng cho đến hoàn thiện công trình.
2.1.7.1. Giai đoạn khảo sát xây dựng:
Trách nhiệm của nhà thầu khảo sát xây dựng là phải bảo đảm an toàn cho
người, thiết bị, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong
khu vực khảo sát.
2.1.7.2. Giai đoạn thiết kế xây dựng:
Chủ đầu tư phải chọn được nhà thầu thiết kế đủ năng lực có cơ chế giám sát và
kiểm tra nhà thầu thiết kế có thực hiện đúng các quy định của pháp luật, của hợp
đồng đã ký. Trách nhiệm của nhà thầu thiết kế phải thực hiện việc thiết kế tuân thủ
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình, lập hồ sơ thiết
kế đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, nội dung của từng bước thiết kế. Sau khi
có kết quả thiết kế cơ sở phải tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế xây
dựng công trình sau thiết kế cơ sở trong đó liên quan đến an toàn lao động.
2.1.7.3. Giai đoạn tổ chức thi công công trình xây dựng:
Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn nhà thầu thi công, nhà thầu giám sát (nếu
có), nhà thầu kiểm định,... đủ năng lực và thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các
cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công
xây dựng công trình cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện. Việc
kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình liên quan đến an
toàn lao động phải kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào
công trình, thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng khi cần thiết, kiểm tra biện pháp
thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy móc,
thiết bị và công trình của nhà thầu thi công xây dựng công trình. Tổ chức kiểm định
chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và toàn bộ công trình xây dựng
khi có nghi ngờ về chất lượng hoặc khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu. Tạm
dừng hoặc đình chỉ thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất
lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không
đảm bảo an toàn.
Đối với nhà thầu thi công: Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô
công trình, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận đối với
việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.
11
Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa các bên
trong trường hợp áp dụng hình thức tổng thầu thi công xây dựng công trình, tổng
thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình, tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị
công nghệ và thi công xây dựng công trình, tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công
trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình và các
hình thức tổng thầu khác (nếu có).
Bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công theo yêu cầu của hợp đồng và
quy định của pháp luật có liên quan. Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo
quản mốc định vị và mốc giới công trình. Lập và phê duyệt biện pháp thi công trong
đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy móc, thiết bị và công
trình tiến độ thi công, trừ trường hợp trong hợp đồng có quy định khác. Thi công xây
dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công
trình, đảm bảo chất lượng công trình và an toàn trong thi công xây dựng.
Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định. Báo cáo chủ đầu tư về
tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây
dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Ngoài ra theo Nghị định 05/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của
Chính phủ còn quy định rất chặt chẽ về Quản lý an toàn trong thi công xây dựng
công trình:
“1. Trước khi khởi công xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng, phải lập,
phê duyệt thiết kế biện pháp thi công theo quy định, trong đó phải thể hiện được
các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động, thiết bị thi công, công trình
chính, công trình tạm, công trình phụ trợ, công trình lân cận, phòng chống cháy
nổ và bảo vệ môi trường.
2. Biện pháp thi công phải được nhà thầu thi công xây dựng rà soát định kỳ
và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của công trường.
3. Các biện pháp đảm bảo an toàn, nội quy về an toàn lao động phải được
thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành;
những vị trí nguy hiểm trên công trường phải có cảnh báo đề phòng tai nạn.
4. Những người điều khiển máy, thiết bị thi công và những người thực hiện
các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được quy định theo
pháp luật về an toàn lao động phải được huấn luyện về an toàn lao động và có
12
thẻ an toàn lao động theo quy định.
5. Máy, thiết bị thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải
được kiểm định, đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy
định thì mới được phép hoạt động trên công trường. Khi hoạt động phải tuân thủ
quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn.
6. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây
dựng tuân thủ biện pháp thi công và các giải pháp về an toàn đã được phê duyệt.
7. Người lao động khi tham gia thi công xây dựng trên công trường phải có đủ
sức khỏe, được huấn luyện về an toàn và được cấp phát đầy đủ trang bị bảo hộ lao
động theo quy định của pháp luật về lao động.
8. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra việc đảm bảo an
toàn trong quá trình thi công theo quy định.
9. Khi có sự cố mất an toàn trong thi công xây dựng thì việc giải quyết sự cố
tuân theo quy định tại Chương VI của Nghị định này.”
Trong nghiên cứu này, tác giả chủ yếu đề cập đến giai đoạn thi công xây lắp
công trình nên lược giản đề cập đến giai đoạn khảo sát và thiết kế công trình.
2.1.8. Giám sát, thực hiện an toàn lao động thƣờng đƣợc tổ chức tại công
trình:
2.1.8.1. Hệ thống biển báo và tín hiệu cảnh báo nguy hiểm:
Trên công trường thông thường gồm bốn nhóm chính:
- Nhóm 1: Biển báo hiệu cấm như cấm vào, cấm xe, cấm ngồi, cấm sờ tay vào,
cấm leo thang …
- Nhóm 2: Biển báo hiệu nguy hiểm: nguy hiểm chung, nguy hiểm cháy nổ,
nguy hiểm có vật dễ rơi, nguy hiểm điện giật, nguy hiểm do có thể trượt ngã, nguy
hiểm hóa chất.....
- Nhóm 3: Biển báo hiệu bắt buộc phải thực hiện: bắt buộc phải đội mũ bảo hộ
lao động, bắt buộc phải mặc quần áo bảo hộ lao động, bắt buộc đeo dây an toàn, bắt
buộc đội mũ bảo hộ lao động và đeo mặt nạ phòng độc …
- Nhóm 4: Biển báo hiệu chỉ dẫn, nhắc nhở: nhắc nhở an toàn, chỉ dẫn phòng y
tế, cảnh báo cháy.
2.1.8.2. Nhật ký thi công:
Nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều
13
19, điểm d khoản 1 Điều 21 và khoản 2 Điều 22 Nghị định 209/2004/NĐ- CP về
quản lý chất lượng công trình xây dựng. Nhật ký thi công xây dựng công trình dùng
để mô tả tình hình công việc và ghi chép các thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư, nhà
thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và các bên có liên quan
khác. Nhà thầu thi công xây dựng có nhiệm vụ lập sổ nhật ký thi công xây dựng công
trình. Sổ này phải được đánh số trang, đóng dấu giáp 16 lai của nhà thầu thi công xây
dựng và có xác nhận của chủ đầu tư. Sổ nhật ký thi công công trình có thể được lập
cho từng hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng. Việc ghi chép các thông tin
trao đổi phải được thực hiện thường xuyên.
* Nội dung ghi chép các thông tin bao gồm:
- Danh sách cán bộ kỹ thuật của các bên trực tiếp tham gia xây dựng công trình
(chức danh và nhiệm vụ của từng người): thi công xây dựng, giám sát thi công xây
dựng, giám sát tác giả thiết kế.
- Diễn biến tình hình thi công hàng ngày trên công trường, mô tả chi tiết các sự
cố, hư hỏng và các vi phạm, sai khác trong quá trình thi công trên công trường.
- Các kiến nghị và những ý kiến chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh của các
bên có liên quan.
2.1.9. Các hình thức chế tài, xử phạt liên quan đến an toàn lao động.
Điều 16, nghị định 95/2013/NĐ – CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của chính phủ
quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó quy định chi
tiết các mức phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm về an toàn lao động, vệ sinh
lao động, các hành vi liên quan gồm: không kiểm tra đánh giá các yếu tố nguy hiểm,
có hại nơi làm việc, không cử người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động,
không thống kê, báo cáo định kỳ hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng theo quy định của pháp luật. Không định kỳ đo
lường các yếu tố có hại tại nơi làm việc theo quy định. Không lập phương án về các
biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người
lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất,
sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt
về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Không bảo đảm điều kiện an toàn lao động, vệ
sinh lao động đối với nhà xưởng theo quy định. Vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật
14
quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc các tiêu chuẩn về an toàn lao
động, vệ sinh lao động đã công bố áp dụng trong sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận
chuyển đối với các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hóa chất, thuốc bảo vệ
thực vật, thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới. Không định kỳ kiểm tra, bảo
dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo quy định; Không có bảng chỉ dẫn về
an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nơi làm việc hoặc có nhưng
không đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc; Không trang bị đầy đủ các phương
tiện kỹ thuật, y tế thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao
động; Không cử người có chuyên môn phù hợp làm cán bộ chuyên trách về an toàn
lao động, vệ sinhlao động ở những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực có
nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Không phân loại lao động
theo danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm để thực hiện các chế độ theo quy định; Không khai báo, điều tra tai
nạn lao động, sự cố nghiêm trọng; Không thanh toán phần chi phí đồng chi trả và
những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao
động tham gia bảo hiểm y tế; không thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp
cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
Ngoài ra Nghị định 95/2013/NĐ – CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 còn quy định
các biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm: Buộc người sử dụng lao động lập
phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi
làm việc của người lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình,
cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Thực hiện các quy chuẩn
kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động đã công bố áp dụng; Buộc
người sử dụng lao động trang bị các phương tiện kỹ thuật, y tế; Buộc người sử dụng
lao động thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong
danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với
người lao động không tham gia bảo hiểm y tế; Buộc trả trợ cấp, bồi thường cho người
lao động cộng với khoản tiền tính theo lãi suất tối đa áp 18 dụng với tiền gửi không
kỳ hạn do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt của số tiền
trợ cấp, bồi thường.
15
Điều 13, 15, 16, 27, 28, 29, 30 Chương II, nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10
tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây
dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở có nêu
về các mức xử phạt các hành vi vi phạm của chủ đầu tư, nhà thầu, các tổ chức cá
nhân khác liên quan đến thi công xây dựng; vi phạm quy định về giám sát thi công
công trình xây dựng; vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
2.2. Một số nghiên cứu trƣớc
Tìm hiểu những nghiên cứu hoặc các giải pháp có tính hiệu quả cao trên thế giới
và Việt Nam trong việc phát hiện và ngăn chặn hành vi không chấp hành an toàn lao
động của người lao động trong hoạt động xây dựng công trình.
2.2.1. Một số nghiên cứu trong nƣớc
Nguyễn S. K. L., 2013 Nghiên cứu Tiêu chuẩn TCVN 6844:2001 và đề xuất
quy trình áp dụng trong xây dựng, soát xét các tiêu chuẩn và quy chuẩn an toàn. Tạp
chí Hoạt động KHCN An toàn sức khỏe và môi trường lao động, số1,2&3.
Nghiên cứu này đã tiến hành xây dựng và đề suất quy trình áp dụng tiêu chuẩn
TCVN 6844:2001 , hướng dẫn việc đề cập khía cạnh an toàn trong tiên chuẩn, trong
việc xây dựng và soát xét các tiêu chuẩn và quy chuẩn về an toàn theo bốn vấn đề
trọng tâm, hay còn gọi là bốn bước nội dung trong xây dựng dự thảo các tiêu chuẩn
an toàn. Nội dung của các bước thực hiện này không chỉ đáp ứng được yêu cầu của
tiêu chuẩn TCVN 6844:2001, mà còn hoàn toàn phù hợp với các quy định hiện hành
về hoạt động tiêu chuẩn hoá nói chung, cũng như điềuu kiện cụ thể thực tế ở Việt
Nam
Trần H.T.,2009, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn
lao động của công nhân xây dựng, Tạp chí khoa học ĐH CầnThơ, số12,162-170.
Nghiên cứu chỉ ra được vấn đề đảm bảo an toàn lao động là một nhiệm vụ rất
quan trọng của công tác quản lý xây dựng, với thực trạng tai nạn lao động vẫn còn rất
cao như hiện nay, đòi hỏi chúng ta cần nghiên cứu tích cực hơn trong việc tìm
phương pháp quản lý hiệu quả vấn đề an toàn trong lao động. Xét về vai trò và trách
nhiệm của những người làm công tác quản lý được đánh giá là rất quan trọng trong
tiến trình cắt giảm tai nạn, tuy nhiên quyền lợi và trách nhiệm của người tham gia lao
động trực tiếp thì chưa được đề cập cụ thể.