TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC
======
LÊ MINH THÚY
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TÁC NHÂN
LÝ- HÓA ĐỂ TÁI SINH, TẬN DỤNG
NGUỒN CAO SU PHẾ THẢI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ
HÀ NỘI – 2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC
======
LÊ MINH THÚY
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TÁC NHÂN
LÝ- HÓA ĐỂ TÁI SINH, TẬN DỤNG
NGUỒN CAO SU PHẾ THẢI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa Hữu Cơ
Người hướng dẫn khoa học:
ThS. Chu Anh Vân
HÀ NỘI – 2016
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc của mình tới
ThS. Chu Anh Vân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình
nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo là giảng viên khoa Hóa họcTrường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình quan tâm giúp đỡ, trang bị
cho em những kiến thức chuyên môn cần thiết trong quá trình học tập tại
trường.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp dù rất cố gắng nhưng em
không tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Vì vậy, em kính mong nhận được sự
chỉ bảo của các thầy cô và ý kiến đóng góp của các bạn sinh viên quan tâm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Lê Minh Thúy
i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................. 3
1.1. Cao su phế thải và tác động của nó tới môi trường ................................... 3
1.1.1. Tình hình cao su phế thải trên thế giới và ở Việt Nam ........................... 3
1.1.2. Tác động của cao su phế thải tới môi trường. ......................................... 4
1.2. Một số biện pháp vận dụng cao su phế thải. .............................................. 6
1.2.1. Các biện pháp vận dụng cao su phế thải trên thế giới ............................ 6
1.2.2. Các biện pháp tận dụng cao su phế thải ở Việt Nam ............................ 12
1.3. Các phương pháp sử dụng tác nhân lý- hóa tái sinh cao su phế thải ....... 16
1.3.1. Tái sinh bằng nhiệt ................................................................................ 16
1.3.2. Bằng lò vi sóng...................................................................................... 18
1.3.3. Bằng cơ hóa chất ................................................................................... 18
1.3.4. Bằng vi sinh vật ..................................................................................... 19
1.3.5. Bằng nhiệt phân..................................................................................... 20
1.3.6. Tái sinh bằng sóng siêu âm.…………………………………………..21
1.4. Ứng dụng của cao su tái sinh ................................................................... 21
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM ...................................................................... 23
2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
2.2.1. Xử lý CSPT bằng vi sóng...................................................................... 23
2.2.2. Xử lý, tái chế cao su phế thải bằng phương pháp hóa học ................... 23
2.2.3. Chế tạo vật liệu trên cơ sở cao su tái sinh ............................................. 24
2.2.4. Khảo sát tính chất của vật liệu .............................................................. 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 27
3.1. Tái sinh cao su phế thải bằng tác nhân lý- hóa ........................................ 27
3.1.1. Ảnh hưởng của lò vi sóng tới hiệu quả tái sinh .................................... 27
3.1.2. Ảnh hưởng của các tác nhân hóa học tới hiệu suất khử lưu hóa .......... 29
3.1.3. Tính chất phổ của cao su tái sinh .......................................................... 32
ii
3.1.4. Cấu trúc hình thái của vật liệu CSTS .................................................... 34
3.2. Nghiên cứu chế tạo vật liệu blend CSTN/CSTS ...................................... 36
3.2.1. Ảnh hưởng của hàm lượng CSTS đến tính chất cơ học của vật liệu .... 36
3.2.2. Cấu trúc hình thái của vật liệu CSTN/CSTS ........................................ 37
3.2.3. Nghiên cứu khả năng bền nhiệt của vật liệu CSTN/CSTS ................... 37
3.3. Tận dụng CSTS chế tạo thanh lát ngang đoạn đường sắt giao đường dân
sinh…………………………………………………………………………40
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 43
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BPO
Benzoylperoxit
CSPT
Cao su phế thải
CSTN
Cao su thiên nhiên
CSTS
Cao su tái sinh
EPDM
Ethylene Propylene Diene Monomer
FTIR
Phổ hồng ngoại chuỗi Fourier
ISO
Tiêu chuẩn Quốc tế
PE
polyethylene
PP
Polypropylen
PS
Polystiren
PU
PolyUrethane
SBR
Styren butadien
TGA
Phân tích nhiệt trọng lượng
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cao su phế thải chưa được thu gom và xử lý đúng cách .................. 4
Hình 1.2. Ứng dụng cao su phế thải trong sân cỏ nhân tạo .............................. 7
Hình 1.3. Thiết bị sản xuất gạch ngói bán dẻo ................................................ 14
Hình 1.4. Thiết bị luyện dầu tái chế từ lốp xe/nhựa/cao su phế thải 20 tấn ... 16
Hình 1.5. Máy tinh luyện dầu diesel (Lốp xe lọc dầu, Nhà máy lọc dầu nhựa)
......................................................................................................................... 17
Hình 1.6. Một số vi sinh vật dùng để tái sinh cao su phế thải. ....................... 19
Hình 1.7. Mô hình nhà máy xử lý vật liệu phế thải bằng nhiệt phân.............. 20
Hình 3.2. Sự phụ thuộc của mật độ khâu mạch theo thời gian ....................... 28
Hình 3.3. Sự phụ thuộc của mức độ khử lưu hóa theo thời gian .................... 28
Hình 3.4. Cơ chế khử cầu S-S của BPO ......................................................... 30
Hình 3.5. Phổ FTIR của CSPT ........................................................................ 32
Hình 3.6. Phổ FTIR của CSTS (4%BPO/4h/800C)......................................... 32
Hình 3.7. Giản đồ TGA của CSPT.................................................................. 33
Hình 3.8. Giản đồ TGA của CSTS(4%BPO/4h/800C) ................................... 34
Hình 3.9. Ảnh FESEM bề mặt cắt mẫu vật liệu cao su phế thải..................... 35
Hình 3.10. Ảnh FESEM bề mặt cắt mẫu vật liệu cao su tái sinh .................... 35
Hình 3.11. Ảnh FESEM bề mặt cắt của mẫu vật liệu CSTS/CSTN (70/30) .. 37
Hình 3.12. Giản đồ TGA của mẫu vật liệu CSTN/CSTS 70/30 ..................... 38
Hình 3.13. Độ trương của các mẫu trong toluen:iso octan (1:1) .................... 39
Hình 3.14. Mẫu thanh lát ngang với kích thước khác nhau ............................ 40
v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Đơn phối liệu mẫu blend CSTN/CSTS .......................................... 24
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời gian chiếu xạ tới quá trình khử lưu hóa ......... 27
Bảng 3.2. Kết quả phân tích quá trình khử lưu hóa ........................................ 31
Bảng 3.3. Tính chất cơ học của các mẫu vật liệu CSTN/CSTS...................... 36
Bảng 3.4. Hệ số già hóa của vật liệu ở 700C trong 72 giờ .............................. 39
vi
MỞ ĐẦU
Cao su là loại vật liệu có những tính chất ưu việt và vượt trội hơn so với
các vật liệu hình thái rõ ràng. Với đặc tính đàn hồi, cao su có thể biến dạng,
có độ bền, độ dẻo… gấp nhiều lần, do vậy có thể tạo ra rất nhiều chủng loại
sản phẩm, tính năng kĩ thuật và ứng dụng đa dạng trong cuộc sống và sản xuất
[1]. Điều này chứng tỏ, cao su là loại vật liệu quan trọng, không thể thay thế
được [2].
Ngày nay với sự phát triển của các ngành khoa học công nghệ- kĩ thuật,
vô số các sản phẩm từ cao su nói riêng và các hợp chất cao phân tử nói chung
ra đời đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người. Đi kèm theo đó là lượng thải
bỏ lớn tích tụ hàng năm, bên cạnh đó cao su phế thải lại là loại rác thải khó
phân hủy, chúng tồn tại và dồn vào thành các bãi rác khổng lồ- một trong
những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề môi trường và xã hội… Đây cũng
chính là mối lo, cấp thiết cần phải giải quyết. Câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để
vừa có thêm nguồn nguyên - nhiên liệu mới vừa không ảnh hưởng tới môi
trường? Vì vậy, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về xử lý và
tận dụng các vật liệu polyme phế thải mà chủ yếu là cao su phế thải (CSPT).
Những công trình này đã góp phần giảm thiểu khối lượng rác thải thu gom và
tiêu hủy, tạo thêm cơ hội việc làm cho người nghèo, bảo vệ nguồn lực và tài
nguyên có hạn, cho các nguyên vật liệu có tính ưu việt hơn với giá thành thấp
nhất, giữ cho môi trường sống trong lành.
Ở Việt Nam, vấn đề tận dụng và tái sinh cao su phế thải chưa được chú
trọng nhiều. Theo thống kê của Viện Khoa học Công nghệ môi trường (thuộc
trường Đại học Bách khoa Hà Nội) thì trong địa bàn thành phố Hà Nội tại các
làng Triều Khúc, Trung Văn, Minh Khai…tiến hành thu gom và tái sử dụng
chỉ khoảng 5% vật liệu polyme phế thải bằng các biện pháp đơn giản [3]. Còn
các phế thải từ sản phẩm cao su thì hầu như chưa được quan tâm đến.
1
Trước tình hình này, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu sử dụng tác
nhân lý- hóa để tái sinh, tận dụng nguồn cao su phế thải” làm đề tài cho
khóa luận tốt nghiệp của mình.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
Dựa vào các tác nhân vật lý, hóa học nhằm tái sinh và tận dụng nguồn
cao su phế thải, làm nguồn nguyên- nhiên liệu mới có đặc tính phù hợp, đáp
ứng nhu cầu sản xuất và đời sống hơn… mà không ảnh hưởng xấu tới môi
trường.
- Những nội dung nghiên cứu chủ yếu của đề tài bao gồm:
+ Sử dụng vi sóng thử nghiệm tái sinh cao su phế thải
+ Sử dụng các hóa chất để tái sinh cao su phế thải.
+ Tận dụng nguồn cao su tái sinh chế tạo vật liệu blend cao su thiên nhiên/cao
su tái sinh làm thanh lát ngang đoạn đường sắt giao đường dân sinh.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Cao su phế thải và tác động của nó tới môi trường
1.1.1. Tình hình cao su phế thải trên thế giới và ở Việt Nam
Trên thế giới ước tính, lượng phế thải hàng năm của các vật liệu tổng
hợp chiếm trung bình 60% số lượng sản xuất ra. Hầu hết chất thải từ cao su
rất khó phân hủy, chúng tích thành các bãi rác khổng lồ ở thành phố lớn, phải
mất khoảng vài chục năm nó mới có khả năng phân hủy trong đất. Theo thống
kê chưa đầy đủ, chỉ riêng ở Mỹ, mỗi năm có hơn 300 triệu chiếc lốp ô tô với
khối lượng là gần 4,6 triệu tấn được thải ra và hơn 2 tỷ chiếc lốp hiện đang
nằm trong các hố rác, các kho chứa trên khắp cả nước. Còn ở Anh, hàng năm
có tới 40 triệu lốp phế thải, 2/3 số lốp đó bị đẩy ra bãi rác hoặc không được
xử lý, gây ra nhiều nguy cơ rất nghiêm trọng về môi trường và sức khỏe cộng
đồng. Ở châu Âu đã thải bỏ gần 3,4 triệu tấn săm, lốp. Các nước châu Á có
mức thải bỏ ít hơn. Tuy nhiên, riêng Nhật Bản cũng đã có tới gần một triệu
tấn phế thải cao su. Các cơ quan chức năng của Mỹ cảnh báo rằng, cao su phế
thải đang nhanh chóng trở thành một trong những vấn đề môi trường hàng
đầu thế giới. Hàng năm, lượng săm lốp xe phế thải tăng lên đáng kể. Chỉ riêng
ở California, 42 triệu lốp xe đã qua sử dụng được thải ra mỗi năm, và trong đó
75% số lốp này được tái sử dụng, số còn lại là 25% khoảng 10 triệu lốp xe
đang lấp dần các bãi đất trống. Hiện nay California Integrated Waste
Management Board (CIWMB- Ban quản lý chất thải tổng hợp California)
đang cố gắng làm giảm số lượng này bằng việc gom các lốp xe đã thải ra và
sử dụng chúng trong việc làm các con đường mới, chuyển các sản phẩm phế
thải này vào làm đường bê tông nhựa cao su hóa. Ở những nước công nghiệp
hóa cao, lượng lốp xe đã dùng chiếm khoảng từ 1- 2% tổng lượng rác thải rắn,
40% rác thải cao su còn lại chủ yếu là các loại ống, dây bảo hiểm, trong công
nghiệp đóng giầy. Ngoài ra còn có các loại cao su thừa, vòng đệm, các vật
liệu cách điện, bao gói…[16].
3
Hình 1.1. Cao su phế thải chưa được thu gom và xử lý đúng cách
Tại Việt Nam, ước tính cả nước hiện có khoảng 28 triệu xe mô tô và 1,5
triệu xe ô tô, số lượng này còn gia tăng khoảng 20- 25% mỗi năm. Dự báo,
đến năm 2021, Việt Nam có thể có 60 triệu xe mô tô và ôtô các loại. Đây thực
sự là thách thức đối với môi trường sống của con người, bởi không chỉ khó
phân hủy mà khi không được xử lý đúng cách thì cao su phế thải còn gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng. Có thể nói, trên địa bàn các khu đô thị hiện
nay chưa có hệ thống thu gom và xử lý rác thải. Thông thường, rác thải sau
khi thu gom được đổ ra các bãi chứa tạm thời mà các bãi chứa này chỉ là các
khu đất trống hoặc các hầm khai thác đất sét, đá… [5].
Trong khi đó, lượng vỏ xe phế thải hàng năm vẫn tăng mạnh do phương
tiện đáp ứng cho sự đi lại của con người vẫn là các loại xe. Cuộc sống càng
hiện đại thì nhu cầu cho sự di chuyển ngày càng tăng, vỏ xe vứt loại ngày
càng nhiều và lượng cao su phế thải cũng vì thế mà ra tăng theo, đòi hỏi đưa
ra các giải pháp công nghệ hợp lý.
1.1.2. Tác động của cao su phế thải tới môi trường
Cao su phế thải nếu không được tái chế sẽ biến thành rác thải gây ô
nhiễm môi trường và ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe con người. Khí sinh ra
từ cao su phế thải nếu hít phải gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và các bệnh
về phổi. Nếu tiếp xúc trong thời gian dài có thể gây tê liệt hô hấp và tử
vong... Cao su phế thải nếu sử dụng không đúng cách sẽ làm ô nhiễm môi
trường không khí, đất và nước, đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện
4
tượng hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên và làm cạn kiệt nguồn tài
nguyên quý giá.
Ngay cả khi chôn lấp thì cao su phế thải cũng cần phải có những cách
thức xử lí nếu không sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường nghiêm trọng [4].
Không chỉ chiếm nhiều khu chôn lấp rác, lốp cao su phế thải còn làm hỏng
các lớp đất đá ngăn không cho các chất độc hại ngấm và mạch nước ngầm và
nước trên mặt đất. Lốp cao su vứt lén lút, bừa bãi trên mặt đất, đường phố…
gây mất mỹ quan đô thị, đồng thời cũng là nơi trú ngụ của các vi sinh vật gây
bệnh, ruồi, muỗi… mang mầm bệnh truyền nhiễm, là mối đe dọa cho sức
khỏe cộng đồng.
Bên cạnh đó, những đống cao su cháy còn là một vấn đề lớn đối với môi
trường. Các đám lửa do đốt cao su phế thải có thể cháy đến vài tháng, tạo nên
các cột khói lớn có thể nhìn thấy cách đó vài chục dặm. Các khí thoát ra từ
các cột khí đó là những chất độc hóa học, gây ô nhiễm môi trường không khí,
các dầu sinh ra lại ngấm vào trong đất gây ô nhiễm nặng tới môi trường đất,
ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt. Việc xử lý cao su phế thải cháy, có khi
không chỉ vô ích mà còn gây hại tới môi trường. Như ở Ohio (Mỹ), hậu quả
nặng nề nhất đến năm 1999, khi một đống rác thải cao su rộng 56 hecta ở phía
đông bắc Ohio cháy trong 5 ngày, tạo ra 1 cột khói độc có thể nhìn thấy cách
đó 60 dặm, thải ra lượng dầu chảy vào một nhánh sông Sandusky làm chết
gần hết các loài sinh vật trong hệ thống sông [17].
Việc biến cao su phế thải thành rác gây ra rất nhiều hiểm họa với môi
trường trong khi cao su phế thải lại là nguồn tài nguyên vô giá có rất nhiều
ứng dụng trong đời sống cũng như công nghiệp hiện đại. Vì vậy, tái sinh cao
su phế thải là vấn đề hết sức cấp thiết và có ý nghĩa.
Việc tận dụng cao su phế thải có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng. Không
chỉ góp phần giảm lượng rác thải, khắc phục sự suy thoái môi trường, mà còn
giúp con người không phải sống chung với rác. Do đó, cải thiện được điều
kiện sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.
5
Hơn nữa, việc tái chế cao su phế thải còn mang lại lợi ích về kinh tế rất
lớn, do làm giảm giá thành sản phẩm và giảm chi phí cho việc nhập các
nguyên liệu mới… Ngoài ra còn mang lại công ăn việc làm cho nghiều người
và tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân.
Do vậy, nghiên cứu các biện pháp xử lý và tận dụng nguồn cao su phế
thải vẫn là vấn đề được cả thế giới quan tâm.
1.2. Một số biện pháp tận dụng nguồn cao su phế thải
Ngay từ khi ngành công nghiệp sản xuất cao su ra đời, người ta đã nghĩ
đến việc tận dụng cao su phế thải làm nguyên liệu. Năm 1858, ra đời bằng
sáng chế đầu tiên của Hall, trong đó tác giả đã đưa ra biện pháp sơ chế cao su
phế thải bằng hơi nước. Qua đó cao su được dẻo hóa và tái sử dụng lại [18].
Đến năm 1882, Michell đã đưa ra biện pháp dùng axit [19]. Năm 1889, Marsk
đã đưa ra biện pháp dùng kiềm để hòa tan các loại sợi bông gia cường trong
cao su [20]. Đến khoảng năm 1960, người ta sử dụng cao su phế thải chủ yếu
làm vật liệu tái sinh, sơ chế thành dạng hạt hoặc dạng bột. Lượng nguyên liệu
tái sinh có thể dùng khoảng 5- 30% lượng nguyên liệu cần thiết. Nguyên liệu
tái sinh đưa vào làm giảm giá thành, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình gia công như thoát khí tốt hơn, thời gian lưu hóa nhanh hơn [17,21].
Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, giá
thành của nguyên liệu giảm mạnh nên việc tái sử dụng cao su phế thải là
không còn kinh tế nữa. Mà người ta nghĩ đến các giải pháp khác như: làm
nhiên liệu, tận dụng làm vật liệu gia cố bờ biển, đắp lại lốp…
1.2.1. Các biện pháp tận dụng cao su phế thải trên thế giới
Thông thường, các lốp xe bị mài mòn và hư được thay bằng lốp mới và
bỏ lốp cũ. Tuy nhiên chúng ta có thể tái sử dụng trực tiếp lốp cũ [10], hiện
nay có khoảng 15% lốp xe con (trước đây là 25%), 50% lốp xe tải được đắp
lại, trong đó phần lớn được đắp lại từ 2- 3 lần. Như vậy tổng số mỗi chiếc lốp
chạy được 500.000 km. Riêng lốp máy bay có thể đắp tới 20 lần. Trước khi
đắp, tất cả các vỏ lốp cũ đều qua công đoạn kiểm tra. Việc này rất quan trọng
để đắp phần cao su mới lên đó. Do đó, phải đảm bảo bề mặt sạch mới có độ
6
kết dính cao nhất và tạo 1 đường viền xung quanh vùng đắp. Đắp cao su mới
ở dạng dung dịch bằng súng phun tia, lớp keo dán đệm chưa lưu hóa với hình
dáng phù hợp để đắp vỏ lốp. Lưu hóa cao su đắp mới, quá trình lưu hóa được
tiến hành trong nồi hấp ở nhiệt độ từ 97- 1000C và kéo dài trong khoảng 4- 5
giờ. Cuối cùng là kiểm tra sản phẩm. Ngoài ra còn tạo được một số sản phẩm
khác có ích trong cuộc sống hàng ngày như: Sản xuất dép cao su với đế dép
chắc và có độ bền cao, làm thắt lưng như một phụ kiện thời trang mới, làm vỏ
bọc sách, làm chậu cây nhiều màu sắc, đa dạng trong vườn, làm ghế ngồi xích
đu, ghế ngồi, làm dụng cụ thể dục ngoài trời, là phương pháp tuyệt vời giúp
tàu thủy tránh trầy xước, hư hại khi có va chạm trên biển, làm các vật dụng
trang trí trong nhà, hay các cây giả trong công viên, làm vật liệu gia cố bờ
biển, làm barie an toàn, hàng rào, thành giếng nước, vật chắn trước tín hiệu
giao thông, vành đai để chặn dầu tràn…
Dưới đây là một số ứng dung cụ thể:
- Hạt cao su sân bóng [17,10]
Hạt cao su trải sân cỏ nhân tạo thường được sản xuất từ việc nghiền cao
su phế liệu hoặc lốp xe cũ được trộn với uretan. Bề mặt của hỗn hợp được đưa
vào sử dụng như bề mặt của thảm nhựa nhưng có ưu điểm hơn là bảo vệ vận
động viên khỏi trấn thương nhiều hơn. Bên cạnh đó, hạt cao su không chỉ ứng
dụng trong một lĩnh vực là sân cỏ nhân tạo mà còn được ứng dụng trong xây
dựng nhiều công trình thể thao (sân cầu lông, thảm sàn tập gym, sàn tập võ,
thảm tập yoga, sân bóng chuyền, đường chạy...) cũng như các công trình dân
dụng (sân chơi trẻ em, gờ giảm tốc…).
Hình 1.2. Ứng dụng cao su phế thải trong sân cỏ nhân tạo
7
Hạt cao su ứng dụng trong thể thao được sản xuất từ việc nghiền hay ép
vỡ cao su phế liệu (lốp xe, cao su phế liệu từ các nhà máy…), qua các công
đoạn sàng lọc kích thước và tách lọc các kim loại nặng, hạt cao su đạt tiêu
chuẩn sẽ được đóng bao chuyển sang sử dụng cho các công trình phù hợp.
Đối với ứng dụng cho sân cỏ nhân tạo, hạt cao su hay hạt nhựa tốt nhất là nên
có kích thước khoảng 0,5mm- 3mm (căn cứ theo tiêu chuẩn của FIFA).
Thông thường có 2 loại hạt cao su ứng dụng cho sân bóng đá cỏ nhân tạo
đó là:
+ Hạt cao su SBR (styren - butadien) làm từ lốp xe tái chế, cao su phế
liệu từ các nhà máy ở khu công nghiệp. Ưu điểm nổi bật của hạt cao su SBR
là làm cho mặt đệm trên sân bền và sạch sẽ. Cao su SBR có độ ổn định tốt
trong các môi trường axít hữu cơ và vô cơ cũng như bazơ hay nước và rượu.
Tuy nhiên độ ổn định của nó lại kém đối với các dung môi như các chất như
dầu khoáng, mỡ hay xăng. Đối với các tác động của thời tiết, nó chịu đựng tốt
hơn so với cao su tự nhiên, nhưng kém hơn cao su EPDM. Khoảng nhiệt độ
mà các ứng dụng dùng SBR chịu đựng được là khoảng -40°C tới +70°C. Giá
thành của cao su SBR rẻ hơn và hoàn toàn đáp ứng tốt các yêu cầu cho sân
bóng đá cỏ nhân tạo. Hiện nay, FIFA cũng đang khuyến khích sử dụng loại
cao su này.
+ Hạt cao su EPDM có độ đàn hồi cao, giảm áp lực lên các khớp khi
người chơi vận động trên sân cỏ nhân tạo, thân thiện với môi trường và chịu
được trong khả năng nhiệt độ cao hơn (khoảng -50°C tới +150°C), tuy nhiên
giá thành của cao su EPDM là cao hơn rất nhiều so với giá thành của cao su
SBR.
- Thảm cao su [10]
Thảm cao su là vật liệu được ép từ bột cao su tái chế. Ưu điểm của thảm
cao su là dễ dàng lắp đặt bảo trì, bảo dưỡng. Ngoài chức năng cách âm, giảm
rung hiệu quả, thảm cao su còn là vật liệu chống tĩnh điện cực kỳ tốt, do vậy
vật liệu này rất an toàn đối với con người. Bên cạnh đó, thảm cao su còn có
khả năng chống phai màu cũng như chống được tàn thuốc lá dẫn đến cháy nổ.
8
Dựa vào đặc điểm của thảm cao su, chúng ta có thể phân chia thành 2
loại chính :
+ Thảm cao su dùng trong thể thao: Với đặc điểm chống rung và chống
ồn, thảm cao su được dùng rộng rãi để làm sàn các môn thể thao như: sân cầu
lông, sân tennis, sàn tập võ...
+ Thảm cao su dùng trong công nghiệp: Trong công nghiệp, yếu tố an
toàn cháy nổ là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Trong các nhà máy, nếu xử lý
bề mặt sàn không tốt sẽ dẫn đến sự tích điện và hoàn toàn có khả năng gây ra
sự phóng điện giữa các vật thể. Để giải quyết việc này, bên cạnh dùng các loại
sơn tĩnh điện, người ta thường trải thảm cao su xuống dưới nền xưởng hoặc
dưới các máy móc có độ tĩnh điện cao. Vì vậy, thảm cao su chống tĩnh điện là
sản phẩm không thể thiếu trong ngành sản xuất điện tử.
- Bột cao su [10]
Bột cao su từ lốp xe và cao su phế liệu được sử dụng rất nhiều trong ứng
dụng vào đời sống. Không những vậy, việc nghiền cao su phế liệu và chuyển
hóa thành các sản phẩm ứng dụng thực tiễn trong đời sống còn có ý nghĩa rất
lớn đối với vấn đề bảo vệ môi trường sống thay vì xử lý bằng cách đốt bỏ.
Nó được sử dụng rộng rãi như: làm đường giao thông, sơn lót và lớp
phủ, xây dựng tường chống tiếng ồn, đường chạy, thảm lót sân bóng, sân
chơi...
Người ta cho thêm ít bột cao su vào nhựa đường (bitum) để trải mặt
đường. So với mặt đường bitum thông thường thì mặt đường bitum biến tính
có những ưu điểm như: hạn chế sự phát triển bùn, thoát nước nhanh, độ bền
cao, giảm độ lún, giảm tính phản xạ và độ nứt do sức nóng, chống đóng băng
mặt đường tốt hơn, giảm tiếng ồn xe cộ, chi phí bảo dưỡng thấp, tuổ thọ mặt
đường tăng… Hơn nữa, khi trộn lượng nhỏ bột cao su với đất, không chỉ giảm
khả năng thoát hơi nước mà nhu cầu cấp nước, phân bón, thuốc trừ sâu…
cũng ít đi.
9
Ứng dụng thương mại của loại nhựa đường bắt đầu từ Arizona (Mỹ) vào
những năm 1960. Mức sử dụng loại nhựa đường này tăng gấp đôi từ những
năm 1995 đến năm 1999.
- Gạch cao su.
Vấn đề an toàn cho trẻ nhỏ tại các khu vui chơi, trường học, bệnh viện,
sân thể thao là rất quan trọng. Hầu hết các điểm kể trên đều có sàn là vật liệu
cứng như bê tông, nhựa đường và đất nện, rất nguy hiểm khi trẻ nô đùa có thể
bị ngã mà dẫn đến các chấn thương nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong. Sỏi,
cát, mùn và gỗ dăm được sử dụng để tránh tình trạng đó, nhưng thực tế lại có
một số hạn chế phát sinh như: cần phải bảo trì liên tục, ảnh hưởng sức khỏe,
làm tổn thương mắt và nguy cơ trẻ vô tình nuốt phải. Hơn nữa, việc sử dụng
sỏi và cát sẽ dẫn đến gia tăng hao mòn trên thiết bị sân chơi trẻ em, đồ nội
thất và lớp trải…
Gạch cao su mềm và bền vững. Gạch có thể dùng cho trường mẫu giáo,
sân chơi, công viên giải trí, trường học, trung tâm thể dục, phòng tập thể dục,
sân hiên, mái hiên, lối đi trong vườn, lối đi, câu lạc bộ golf, sàn phòng trưng
bày và triển lãm...
Những ưu điểm tuyệt vời của gạch cao su:
+ Gạch cao su PU giảm sốc, bền, có rãnh chống trượt.
+ Có thể làm các loại gạch cao su PU đa dạng về màu sắc và hình dạng
trang trí, độ dày từ 15 đến 43mm.
+ Có thể cung cấp các loại gạch cao su PU tích hợp các rãnh thoát nước
cho hệ thống thoát nước bề mặt.
+ Gạch cao su PU có thể được lắp đặt trực tiếp trên sỏi, nhựa đường, bê
tông, tấm lợp, tấm bê tông có sẵn...
+ Gạch cao su PU có khả năng chịu được lực tải lớn như lực do móng
ngựa, gai nhựa và gai thép trên giày chơi golf tác động.
+ Gạch cao su PU bền và chịu được tác động của thời tiết.
+ Gạch cao su PU được sản xuất từ hạt cao su tái chế từ lốp xe phế liệu,
vừa thân thiện với môi trường vừa ít tốn kém.
10
+ Chúng có thể cung cấp các loại gạch cao su PU với một lớp bề mặt
bằng cao su EPDM thô giúp tăng khả năng chịu được tác động của thời tiết
khắc nghiệt.
- Thu hồi hóa chất cơ bản
Trên thực tế, sản phẩm cao su phế thải sau khi cắt vụn có thể được sử
dụng cho nhiều ứng dụng giá trị thấp, ví dụ: làm chất độn trong xây dựng, làm
lớp đất nhân tạo cho các sân chơi thể thao hoặc làm nhiên liệu bổ sung trong
các nhà máy nhiệt điện, các lò nung xi măng... Nhưng các phương pháp này
sẽ sớm được thay thế bằng phương pháp khác, Công ty Pyreco (Anh) đang có
kế hoạch xử lý 60.000 tấn lốp mỗi năm tại nhà máy mới ở Tesside nhằm mục
đích thu hồi khí, dầu và muội than. Nhà máy này đã được khánh thành trong
năm 2012 và là nhà máy nhiệt phân lốp quy mô lớn đầu tiên của châu Âu.
Ban đầu, sản phẩm nhiệt phân có thể được sử dụng để tạo ra năng lượng,
nhưng về lâu dài chúng có thể được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất các
sản phẩm khác.
- Tạo ra năng lượng tái sinh
Áp dụng các giải pháp công nghệ chúng ta có thể tái sinh cao su phế thải
thành các năng lượng tái sinh như :
+ Sản xuất chất dễ cháy như nhựa hắc ín/ dầu và than sinh học.
+ Sản xuất các khí đốt.
+ Dùng làm nhiên liệu cháy trực tiếp tạo năng lượng đun sôi nước và
tạo thành điện năng.
- Chế tạo vật liệu blend [6,7]
Người ta dùng bột cao su phế thải để chế tạo các loại vật liệu blend trên
cơ sở cao su nguyên sinh hoặc nhựa nhiệt dẻo. Tùy thuộc vào yêu cầu tính
chất của sản phẩm mà đưa vào hàm lượng cao su phế thải khác nhau. Thông
thường thì hàm lượng dao động trong khoảng từ 5- 30%. Tổ hợp vật liệu nhựa
nhiệt dẻo/ cao su phế thải làm tăng tính đàn hồi và giảm biến dạng dẻo cho
vật liệu [11].
11
1.2.2. Các biện pháp tận dụng cao su phế thải ở Việt Nam
- Làm dầu đốt công nghiệp [12]
Nhóm nghiên cứu của Viện Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng), do Tiến
sĩ Mai Ngọc Tâm đứng đầu, đã thành công trong nghiên cứu công nghệ nhiệt
phân cao su phế thải thành dầu đốt công nghiệp DO, góp phần hạn chế ô
nhiễm môi trường do loại rác thải độc hại này.
Các phế thải như: săm lốp xe đạp, xe máy và ôtô được đưa vào nồi phản
ứng nhiệt cao su làm bằng thép inox. Tùy thuộc vào mỗi loại nguyên liệu
khác nhau mà có các điều kiện nhiệt độ và hiệu suất dầu thu được khác nhau.
Theo tính toán, trung bình cứ 1kg cao su có thể nhiệt phân được 0,4 lạng dầu.
Kết quả phân tích tại lò nhiệt phân cao su của Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo
vệ Môi trường về khí thải cho thấy thành phần khói của dầu này trong quá
trình nhiệt phân không gây ô nhiễm môi trường. Các chỉ tiêu phân tích nồng
độ các tạp chất NOx, CO2, CO, bụi của lò nhiệt phân cũng đáp ứng tiêu chuẩn
Việt Nam về chất lượng không khí - tiêu chuẩn khí thải công nghiệp.
Hiện nay, nhóm nghiên cứu đã thỏa thuận chuyển giao công nghệ với
dây chuyền công suất xử lý 200kg cao su phế thải/giờ.
- Sản xuất vật liệu xây dựng
Với một ít chất xúc tác và phụ gia rẻ tiền, dễ kiếm. Tiến sĩ Ngô Quang
Minh ở trường Đại học Hàng hải cùng các đồng sự có thể biến một lượng lớn
cao su phế thải thành gạch lát và đường "bê tông" chất lượng cao.
Với số lượng rác thải lên tới khoảng 1.100m3 rác/ ngày, Hải Phòng hiện
đang phải gấp rút xây dựng những khu chôn lấp rác thải tạm thời ở những khu
vực vốn không được quy hoạch làm nơi chôn lấp rác với kinh phí đầu tư lên
tới hàng tỷ đồng. Trong khi đó, rác thải cao su ở Hải Phòng nói riêng và ở các
địa phương khác nói chung là một trong những loại rác bền vững trong môi
trường, chiếm khối lượng lớn và thể tích lớn nên là nguyên nhân chính làm
giảm tuổi đời các khu chôn lấp rác. Vì vậy, việc giảm được khối lượng rác
thải có ý nghĩa kinh tế rất lớn.
12
Theo Tiến sĩ Ngô Quang Minh, ở cao su mềm, lượng lưu huỳnh chiếm
khoảng 3- 4% khối lượng. Trong mạch polyme, số nối đôi bị phá vỡ chỉ
khoảng 8- 10% để liên kết với các nguyên tử lưu huỳnh tạo thành mạng lưới
không gian; trong ebonit, lượng lưu huỳnh chiếm khoảng 50% và số nối đôi
bị phá vỡ khoảng 80- 90%, nghĩa là trong mạch polyme vẫn còn một số nối
đôi nguyên vẹn. Nếu loại được bớt lưu huỳnh ra khỏi mạch và cắt bớt mạch
polyme thành những đoạn ngắn, lại khôi phục khả năng hoạt động của các nối
đôi đó với một số cấu tử khác cùng sự trợ giúp của những chất xúc tiến, chất
phòng lão, chất làm mềm... sẽ tạo được một hệ thống tương đối đồng nhất,
liên kết chặt chẽ và bền vững về mặt cơ học và hoá học.
Khi cung cấp cho cao su phế thải một lượng năng lượng vào khoảng 1/31/2 giá trị đủ để đốt cháy cao su để cao su trở nên mềm dẻo đủ khả năng phối
trộn với các hỗn hợp phụ gia vốn là những chất có mặt trong cao su được sản
xuất lần đầu. Sự phối trộn này cho phép tăng khả năng đồng nhất hoá và tăng
độ bền cơ hội và một số tính chất khác của cao su tái sinh. Ngoài thành phần
chính là cao su phế thải (khoảng 80%), dùng thêm một lượng đáng kể chất
dẻo phế thải như PE, PP, PS... cũng là những chất có tác dụng tăng cường độ
đồng nhất của hỗn hợp. Các mẫu hỗn hợp gồm: cao su phế thải và chất dẻo
phế thải đã nghiền nhỏ, chất hoá dẻo, bột đá, ZnO, Na2CO3, chất xúc tiến...
(theo một số công thức tỷ lệ khác nhau) đã được thử nghiệm về tính chất lý
hoá cho kết quả tương đương với các mẫu bê tông đối chứng. Và như vậy
người ta hoàn toàn có thể tận dụng cao su phế thải như một nguồn nguyên liệu
để sản xuất vật liệu xây dựng. Từ kết quả nghiên cứu này, Tiến sĩ Ngô Quang
Minh và các đồng sự tiếp tục xây dựng quy trình xử lý cao su phế thải.
Yêu cầu của quy trình, phải đơn giản, tiện lợi và hiệu quả. Lốp các loại,
săm, các chi tiết, dụng cụ bằng cao su phế thải sau khi tách kim loại sẽ được
nghiền nhỏ bằng các máy nghiền trong nước đến kích thước khoảng
0,5x0,5cm. Các loại chất dẻo thải đã được rửa sạch và phơi khô cũng được
nghiền nhỏ đến kích thước đó rồi đưa trộn lẫn cao su và chất dẻo theo tỷ lệ
khối lượng thích hợp. Các chất phụ gia, xúc tiến... theo công thức pha chế trên
13
cũng được cho cả vào nồi nấu là một thùng bằng thép kích cỡ tuỳ công suất
thiết kế, đặt cố định trên bếp đun bằng than. Hệ thống này có thể đặt trên xe
cơ động. Phía trên nắp nồi nấu có ống khói. Phía dưới là cửa lấy sản phẩm.
Trong lòng nồi có thanh khuấy bằng thép. Hỗn hợp được đun nóng và khuấy
trộn đều đến khi thành khối nhão sẽ được thêm một lượng nhỏ nhựa
đường (0,5- 0,7% khối lượng) rồi đun tiếp đến khi chuyển thành một khối
nhão tương đối đồng nhất.
Theo tính toán sơ bộ, một cơ sở chế biến cao su phế thải có sáu công
nhân, với vốn đầu tư ban đầu khoảng 500 triệu đồng cho một dây chuyền xử
lý phế thải cao su thành gạch lát đơn giản, mỗi ngày vận hành hai ca, cơ sở
này sản xuất được 1.000 sản phẩm, tương đương với việc xử lý gần 1 tấn cao
su phế thải. Chi phí sản xuất gồm: hoá chất, nhân công, điện, than và các chi
phí khác chỉ khoảng trên 600.000 đồng/ 2 ca/ ngày. Với nhu cầu lớn của nhiều
cơ sở sản xuất về xử lý phế thải cao su, với những chính sách ưu đãi hiện
hành cho ngành nghề về môi trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Cơ sở
đầu tư dây chuyền xử lý cao su phế thải theo công nghệ này sẽ thu hồi vốn
trong thời gian ngắn.
- Sản xuất gạch ngói bán dẻo
Hình 1.3. Thiết bị sản xuất gạch ngói bán dẻo
Hiện nay, ở Việt Nam, việc sản xuất gạch ngói nung phần lớn đều dùng
đất sét ruộng để làm nguyên liệu; hàng năm gây tiêu tốn hàng chục nghìn
hecta đất canh tác. Công nghệ sản xuất vẫn theo “công nghệ dẻo” nung trong
lò đứng thủ công, lò vòng hoặc lò nung tuynel. Công nghệ này năng suất thấp,
14
chất lượng sản phẩm không cao, diện tích xây dựng nhà máy đòi hỏi lớn
nhưng vẫn phụ thuộc vào thời tiết vì phải dùng sân phơi và nhà kính. Hiện các
nhà máy sản xuất gạch ngói của cả nước chủ yếu vẫn ở khu vực đồng bằng
nên gây ô nhiễm môi trường cho những khu dân cư đông người, cho hoa màu
canh tác; công nghệ này còn xả chất thải rắn là gạch ngói phế liệu, xỉ lò gây
bao hệ lụy cho xã hội…
Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng về xoá
bỏ việc sản xuất gạch ngói bằng lò thủ công và hạn chế sử dụng đất sét ruộng
trong sản xuất gạch ngói nung; sau nhiều năm nghiên cứu, quan sát, tìm hiểu
các công nghệ mới của các nước có công nghệ sản xuất gạch ngói tiên tiến
như: Đức, Tây Ban Nha, Italia và Trung Quốc; kết hợp với kinh nghiệm của
mình, Công ty cổ phần Thạch Bàn đã xây dựng được một công nghệ sản xuất
gạch ngói nung mới, đó là: “công nghệ bán dẻo”, đặt tên là “công nghệ Thạch
Bàn”. Hiện công ty đang tiến hành triển khai các thủ tục để đăng ký bản
quyền phát minh sáng chế với các cơ quan quản lý của Nhà nước. “Công nghệ
bán dẻo” hay “công nghệ Thạch Bàn”, là công nghệ không dùng đất sét ruộng
mà sử dụng nguyên liệu “gầy” gồm: các loại đất đồi, đất bóc thải loại ở các
mỏ, bìa than, than xít, xỉ lò nung, gạch ngói phế liệu, kể cả các chất thải rắn
do phá dỡ nhà cửa, tường xây, ngói lợp… Ngay cả gạch ngói phế liệu, xỉ lò
sau khi nung cũng được nghiền nhỏ và đưa quay trở lại vào dây chuyền
nguyên liệu. Như vậy, nhà máy sẽ không có phế liệu rắn thải loại như các nhà
máy gạch tuynel sản xuất theo công nghệ cũ.
Công nghệ bán dẻo sử dụng hệ máy chuyên dùng đặc biệt để gia công
chế biến các loại nguyên liệu “gầy” tạo thành “bài phối liệu” phù hợp cho
từng loại sản phẩm gạch xây, ngói lợp, gạch lát nền khác nhau. Với sản phẩm
gạch xây (đặc hoặc rỗng) sẽ được tạo hình ở những hệ thống máy đặc biệt,
sản phẩm mộc tạo hình ở độ ẩm thấp nên không cần hệ thống nhà kính, sân
phơi mà được xếp bằng máy xếp tự động (hoặc bằng tay) lên xe goòng đưa
thẳng vào lò sấy, lò nung Tuynel. Công nghệ này hạn chế rất nhiều việc sử
dụng lao động thủ công cùng với diện tích sân phơi nhà kính, không phụ
15
thuộc vào thời tiết nên tiết kiệm thời gian, năng lượng, giảm phế liệu; có điều
kiện tự động hoá, tăng năng suất lao động; đồng thời có điều kiện tăng sản
lượng, mở rộng qui mô nhà máy. Công nghệ bán dẻo sử dụng các loại lò sấy,
lò nung Tuynel hoặc lò khe thanh lăn để nung các loại sản phẩm khác nhau.
Các hệ thống lò sấy, lò nung được thiết kế riêng biệt phù hợp với từng
“bài phối liệu”, từng loại sản phẩm khác nhau. Song tất cả các loại lò sấy, lò
nung này đều được thiết kế ở mức độ tự động hoá cao, công nghệ tiên tiến,
đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nhiên liệu và giảm thiểu lao động thủ
công.
Công nghệ bán dẻo có ý nghĩa kinh tế xã hội rất lớn, chắc chắn khi được
triển khai đầu tư đồng bộ và ở diện rộng sẽ mở ra một thời kỳ mới cho nghề
làm gạch ngói nung ở Việt Nam, bởi nguyên liệu sử dụng là nguyên liệu gầy
(chủ yếu là đất đồi) có trữ lượng vô cùng lớn, giá rẻ. Đồng thời còn sử dụng
các loại nguyên liệu là phế thải, góp phần làm sạch môi trường.
1.3. Một số phương pháp tái sinh cao su phế thải
Phương pháp tái sinh cao su là các phương pháp phá vỡ các liên kết
sunfua trong mạch cao su, sắp xếp các cầu nối lưu huỳnh liên phân tử thành
cầu nối nội phân tử. Cao su sau khi tái sinh lại có độ mềm dẻo và lưu hóa
lại được.
1.3.1. Tái sinh bằng nhiệt
Hình 1.4. Thiết bị luyện dầu tái chế từ lốp xe/nhựa/cao su phế thải 20 tấn
Đây là hình thức đầu tiên của phương pháp tái sinh cao su, biến phế liệu
thành báu vật, trả lại một trái đất xanh… Tái sinh cao su bằng nhiệt là phương
pháp cắt đứt các liên kết sunfua ở nhiệt độ cao trong thời gian nhất định đối
16
với cao su tái chế [12]. Quy trình này đồng thời cũng làm gãy các mạch của
đại phân tử cao su, làm chất lượng cao su kém đi [17,22].
Thiết bị thông qua hình thức nhiệt độ cao nhiệt phân, gia nhiệt cho lốp
xe, phân tách phần tử Cacbon, đạt được dầu nhiên liệu, than đen và sợi sắt.
Quá trình hoạt động của thiết bị luyện dầu tái chế từ cao su phế thải:
- Thứ nhất: Cho nguyên liệu vào trong lò phản ứng đóng kín.
- Thứ hai: Dùng than gỗ, khí tự nhiên hoặc dầu để đốt nóng, lò phản
ứng nóng dần lên, đến khi nhiệt độ đạt mức 2500C, khí bắt đầu được xuất ra,
sẽ bị làm lạnh, những khí không thể làm lạnh sẽ bị thu hồi quay về lò nung
làm nhiên liệu đốt cho lò. Như vậy có thể tiết kiệm được nhiên liệu. Khí dầu
ra hết, nhiệt độ của lò phản ứng sẽ giảm dần, đồng thời than đen sẽ được tự
động đẩy ra ngoài.
Cuối cùng, khi nhiệt độ lò phản ứng xuống tới 1000C, công nhân có thể
mở nắp lò, lấy sợi sắt ra ngoài.
Ngoài ra còn có thể kết hợp với phương pháp cơ học, phương pháp cơ
nhiệt này cao su phế thải được đưa vào máy nghiền, hoặc máy trộn để làm
phá vỡ các cầu nối cao su, bằng việc nghiền trộn các mắt xích của cao su
được tách ra thành các mảnh nhỏ, sau đó bằng cách đun nóng trong trường
hợp không có oxy các polyme này bị phân hủy tạo ra các sản phẩm tái sinh.
Hình 1.5. Máy tinh luyện dầu diesel (Lốp xe lọc dầu, Nhà máy lọc dầu nhựa)
17