Tải bản đầy đủ (.ppt) (79 trang)

HDGDNGLL bac ho kinh yeu 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 79 trang )


Giới thiệu đại biểu :
Đến dự buổi lễ xin trân trọng giới thiệu sự có
mặt của:
Cô Lê Thị Luyến : tổng phụ trách đội nhà
trường.
Cô Phạm Thị An Na :giáo viên chủ nhiệm lớp
5/1.
Bạn Trần Thị Năm : Liên đội trưởng trường
Tiểu Học Phú Hòa I.
Và toàn thể các bạn có mặt trong buổi sinh hoạt
ngoài giờ hôm nay.


CHỦ ĐIỂM
THÁNG 5

BÁC HỒ
KÍNH YÊU
Tên hoạt động: Thi tìm
hiểu về tiểu sử Bác Hồ


I.

Khởi động:

Hát tập thể bài : “Như có Bác Hồ trong ngày
vui đại thắng”. Nhạc và lời Phạm Tuyên.




II.

Các hoạt động chính:

Tuyên bố lí do.


Tuyên bố lí do :
Các bạn thân mến, chúng ta được học tập, vui
chơi như ngày hôm nay là nhờ công ơn của
Đảng, Bác Hồ và các Anh hùng liệt sỹ đã hy
sinh cho đất nước, Đặc biệt là công ơn của Bác.
Biết ơn Bác Hồ chúng ta cố gắng học tập chăm
chỉ hơn… Và nhân tháng 5 này, tháng sinh nhật
Bác, nhằm cổ vũ động viên tinh thần học tập đạt
kết quả cao cho kỳ thi cuối cấp, chúng ta hãy thể
hiện tình cảm của mình qua các bài hát câu thơ
dâng Bác các bạn nhé.


Một số hình ảnh về Bác Hồ





Thể lệ:
Chia lớp thành 4 đội, sau khi nghe sơ lược
về tiểu sử Bác Hồ, mỗi đội cử đại diện lên

bốc thăm thứ tự câu hỏi và lần lượt trả lời
theo thứ tự đó.
-Theo lượt mỗi đội suy nghĩ trong 1 phút
rồi trả lời, trả lời đúng được 15 điểm.
-Trả lời sai trừ 5 điểm.


-Các đội còn lại có quyền trả lời. Nếu trả lời
đúng được 10 điểm, sai bị trừ 5 điểm.
- Sau khi trả lời hết các câu hỏi các đội sẽ suy
nghĩ trong vòng 30s, sau đó giành quyền trả
lời câu hỏi đặc biệt. Đội nào giành được
quyền trả lời và đáp đúng thì được 30 điểm.


Tiểu sử
Bác Hồ


Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 và
mất ngày 2 tháng 9 năm 1969, tên khai sinh là
Nguyễn Sinh Cung; quê Bác ở làng Kim Liên
(làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An.
Thuở sinh thời , Người xuất thân trong một gia
đình nhà nho yêu nước, cha là cụ phó bảng
Nguyễn Sinh Sắc. mẹ là bà Hoàng Thị Loan ,
chị là Nguyễn Thị Thanh và một người anh là
Nguyễn Sinh Khiêm.



Trước khi tham gia hoạt động cách mạng
Người học chữ Hán, sau đó học tại trường
Quốc học Huế, có thời gian dạy học tại trường
Dục Thanh (Phan Thiết).
Ngày 5/6/1911, tại bến cảng nhà Rồng, Người
ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước
châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người
hòa mình với những công nhân và những
người dân thuộc địa, vừa lao động để sống, vừa
học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng.


Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng
tháng Mười Nga đã đưa Hồ Chủ tịch đến với
chủ nghĩa Mác - Lênin.
Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp
nhất tại Cửu Long(Hương Cảng) để thống
nhất các nhóm cộng sản trong nước thành
Đảng Cộng sản Việt Nam.


Năm 1941 trở về nước lãnh đạo phong trào cách
mạng. Sau CMT8 1945 thành công, Người được
bầu làm chủ tịch nước và dẫn dắt phong trào
cách mạng đi đến những thắng lợi vẻ vang. Đến
ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch
sử, Người đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.



=> Cả cuộc đời của Người cống hiến hết cho
sự nghiệp cách mạng dân tộc, trở thành nhà
cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam nói
riêng, của quốc tế cộng sản nói chung. Bên
cạnh sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại
một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là
một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.


Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79
tuổi.
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một
cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người
cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt
xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh
không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì
Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản
chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì
hòa bình và công lý trên thế giới.


Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo
dục, khoa học và văn hóa của liên hợp quốc
UNESCO ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm
ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh "Anh hùng
giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà văn
hóa lớn" vào năm 1990



Bên cạnh sự nghiệp CM, Bác Hồ cũng dành
nhiều tình cảm đối với thiếu nhi.
Mở đầu lá thư gửi cho nhi đồng nhân dịp Tết
Trung thu năm 1951, Bác Hồ kính yêu đã bộc
lộ cảm xúc của mình:
“Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh, nhớ thương nhi đồng”


Không chỉ yêu thương thiếu niên, nhi đồng, Bác
Hồ còn khẳng định vai trò quan trọng của thiếu
nhi đối với tương lai mai sau của đất nước và
xác định trách nhiệm chăm sóc giáo dục các em
không phải của riêng ngành nào, tổ chức nào
mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân.
Bác đã viết: “Thiếu niên nhi đồng là người chủ
tương lai của nước nhà”.


Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường
vào tháng 9-1945, Bác đã viết: “Non sông Việt
Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc
Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh
vai với các cường quốc năm châu được hay
không, chính là nhờ một phần lớn ở công học
tập của các em” .


Ngày nay, thiếu niên nhi đồng nước ta đã và
đang được Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và

toàn xã hội quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục, đã được thể hiện bằng luật định.


Xin mượn những câu thơ Bác đã gởi cho các
em vào tết trung thu năm 1952 thay cho lời
kết.
“Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tùy theo sức của mình...
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh.”


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×