Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Chứng ép tim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.13 KB, 2 trang )

Chứng ép tim
Đừng quên Like - chia sẻ nếu bài viết hữu ích:
Chứng ép tim (tràn dịch gây chèn ép tim): hội chứng này xuất hiện khi tràn dịch màng
ngoài tim tích tụ dưới áp suất và làm cho áp lực ở các tâm nhĩ và tâm thất cao trong thì
tâm trương, huyết áp tĩnh mạch tăng lên đồng thời làm giảm thể tích tống máu và giảm
lưu lượng tim. Huyết áp động mạch của hệ thống đại tuần hoàn bị tụt.
Nếu tràn dịch phát triển nhanh thì chỉ với thể tích 200 đến 300 ml cũng đủ gây ra hội
chứng ép tim. Nếu tràn dịch hình thành chậm, thì bệnh nhân có thể chịu đựng lượng
tràn dịch cao hơn nhiều mà vẫn không có dấu hiệu ép tim.

CĂN NGUYÊN
Mục lục [Ẩn]





CĂN NGUYÊN
TRIỆU CHỨNG
XÉT NGHIỆM BỔ SUNG
ĐIỀU TRỊ

Viêm ngoại tâm mạc (di căn ung thư, urê huyết, nhiễm virus, vô căn, sau nhồi máu cơ
tim), chấn thương tim, thủng cơ tim khi đưa ống thông catheter hoặc máy kích thích vào
buồng tim.

TRIỆU CHỨNG







Hạ huyết áp đột ngột, chênh lệch giữa huyết áp tâm trương và tâm thu rất hẹp,
mạch nghịch thường (huyết áp động mạch bị giảm hơn 10 mmHg trong thì thở vào
sâu).
Nhịp tim nhanh, khó thở, hoảng sợ, thỉu hoặc ngất. Đau vùng trước tim ở những
thể cấp tính.
Các tĩnh mạch cảnh ứ máu, không thấy mỏm tim va đập vào thành ngực, tiếng
tim nghe xa xăm.
Nếu hội chứng ép tim phát triển chậm thì thấy phù ngoại vi, gan lách to, đôi khi
có cổ chướng (dịch thấm trong ổ phúc mạc).

XÉT NGHIỆM BỔ SUNG



Điện tâm đồ:Điện thế tim thấp ở những đạo trình ngoại vi, đôi khi có hiện tượng
luân phiên điện thế.
Siêu âm tim:cho thấy tràn dịch thể tích lớn, giảm kích thước các buồng tim phải,
vách liên thất lệch sang trái trong thì thở vào, đôi khi thấy cả những dao động của tim ở
trong khối tràn dịch lớn.




Thông tim:áp suất tâm trương bằng nhau trong bốn buồng tim.

ĐIỀU TRỊ
Hội chứng ép tim là một cấp cứu nội khoa nặng cần phải giải phóng tràn dịch màng
ngoài tim tức thì, bằng cách chọc ổ màng ngoài tim hoặc bằng dẫn lưu ngoại khoa và

truyền các dịch theo đường tĩnh mạch.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×