Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn tại công ty cổ phần nagakawa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.46 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

KIỀU VĂN QUYỀN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI CƠ CẤU VỐN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN NAGAKAWA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

KIỀU VĂN QUYỀN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI CƠ CẤU VỐN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN NAGAKAWA VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.NGUYỄN THỊ HIỀN


XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân và chƣa từng
đƣợc công bố. Số liệu sử dụng để phân tích, đánh giá là kết quả của cuộc khảo
sát do tôi thực hiện và tính toán theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp công
bố, nội dung luận văn đảm bảo không sao chép bất cứ công trình nào khác.
Ngƣời thực hiện

Kiều Văn Quyền
Học viên cao học lớp TCNH3-Khóa K23
Trƣờng Đại Học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội


LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự phân công của Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trƣờng đại học
kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, và sự đồng ý của Cô giáo viên hƣớng dẫn
TS. Nguyễn Thị Hiền tôi đã thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ
cấu vốn tại Công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam”.
Để hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô
đã tận tình hƣớng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và

rèn luyện ở Trƣờng Đại học kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Xin chân thành cảm ơn Cô giáo hƣớng dẫn TS. Nguyễn Thị Hiền đã tận
tình, chu đáo hƣớng dẫn tôi thực hiện khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn thiện
nhất, song do chƣa có kinh nghiệm về công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận
với thực tế sản xuất cũng nhƣ hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không
thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chƣa thấy đƣợc. Tôi rất
mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để
khóa luận đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Ngƣời thực hiện

Kiều Văn Quyền
Học viên cao học lớp TCNH3-Khóa K23
Trƣờng Đại Học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ i
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH............................................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1
2. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................2
3.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................2
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................3

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...............................................................................3
4.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................3
5. Kết cấu luận văn ...............................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 4
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
CƠ CẤU VỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI CƠ CẤU VỐN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NAGAKAWA VIỆT NAM. .............................4
1.1.Tổng quan về nghiên cứu ..........................................................................4
1.2. Cơ sở lý luân về cơ cấu vốn và các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ cấu
vốn. .....................................................................................................................6
1.2.1. Cơ cấu vốn và cơ cấu vốn hợp lý. ....................................................6
1.2.2. Các lý thuyết về cấu trúc vốn ......... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Nguyên tắc xây dựng cơ cấu vốn doanh nghiệp. ................. Error!
Bookmark not defined.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ cấu vốn doanh nghiệp .......... Error!
Bookmark not defined.


CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......... Error!
Bookmark not defined.

2.1. Ứng dụng mô hình kinh tế lƣợng xác định các nhân tố ảnh hƣởng tới
cơ cấu vốn và xây dựng cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp. ......... Error!
Bookmark not defined.

2.1.1.Định hƣớng chung về mô hình: ....... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Mô hình hồi quy mẫu các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ cấu vốn
doanh nghiệp nói chung. ............................ Error! Bookmark not defined.
2.2. Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ cấu vốn tại công ty cổ phần

Nagakawa Việt Nam. ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Giới thiệu về Nagakawa Việt Nam.Error!

Bookmark

not

defined.

2.2.2. Xác định các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ cấu vốn tại Nagakawa
Việt Nam. ..................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng cơ cấu vốn.Error!

Bookmark

not defined.

2.2.4. Thu thập và xử lý dữ liệu. ...............................................................48
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƢỞNG TỚI CƠ CẤU VỐN VÀ THỰC TRẠNG CƠ CẤU VỐN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN NAGAKAWA VIỆT NAMError! Bookmark not
defined.

3.1. Kết quả mô hình hồi quy các nhân tố tác động tới cơ cấu vốn tại
Nagakawa Việt Nam. ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Mô tả thống kê các biên trong mô hìnhError!

Bookmark

not


defined.

3.1.2. Ma trận tƣơng quan giữa các biến.. Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Kết quả mô hình hồi quy gốc.......... Error! Bookmark not defined.
3.1.4. Kiểm định các khuyết tật của mô hình hồi quy gốc............. Error!
Bookmark not defined.

3.1.5. Khắc phục các khuyết tật mô hình hồi quy gốc và xây dựng mô
hình hồi quy hoàn thiện. ............................. Error! Bookmark not defined.
3.1.6. Kiểm định các khuyết tật của mô hình hồi quy hoàn thiện. Error!
Bookmark not defined.


3.2. Đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ cấu vốn và cơ cấu
vốn hiện tại của Công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam.Error! Bookmark
not defined.

3.2.1. Đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng.Error!

Bookmark

not defined.

3.2.2. Đánh giá thực trạng cơ cấu vốn ...... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Các hạn chế tồn tại trong công tác sử dụng cơ cấu vốn tại
Nagakawa Việt Nam. ................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 4 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU VỐN TỐI ƢU
CHO NAGAKAWA VIỆT NAM ..................... Error! Bookmark not defined.
4.1. Định hƣớng phát triển doanh nghiệp. ... Error! Bookmark not defined.

4.1.1. Đinh hƣớng của nhà nƣớc với doanh nghiệp nói chung. ............83
4.1.2. Định hƣớng của Nagakawa Việt Nam . .........................................89
4.2. Các giải pháp. ..........................................................................................90
4.2.1. Giải pháp phát triển kênh huy động vốn. ......................................91
4.2.2. Giải pháp quản trị tài chính . .......... Error! Bookmark not defined.
4.2.3. Giải pháp quản trị nguồn nhân lực ................................................95
4.3. Các kiến nghị. .......................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ............................................................ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 99
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng dữ liệu các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ cấu vốn tại Nagakawa
Việt Nam giai đoạn 2002-2015 .
Phụ lục 2: Bảng dữ liệu các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ cấu vốn của 37 công ty
cùng ngành với Nagakawa năm 2015.
Phụ lục 3: Nội dung câu hỏi trao đổi phỏng vấn nhà quản trị Nagakawa.



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có tồn tại một cơ cấu vốn tối ƣu đối với mỗi doanh nghiệp hay không
và nếu có thì ảnh hƣởng của nó đối với giá trị doanh nghiệp nhƣ thế nào luôn
là chủ đề bàn cải trong cộng đồng tài chính trong nhiều thập kỷ qua. Năm
1958 Modigliani và Miller đã công bố công trình nghiên cứu của họ “The cost
of capital, corporation finance and theory of investment” trên tạp chí
American Economic review với kết quả là với điều kiện thị trƣờng vốn hoàn
hảo không có thuế, không có chi phí giao dịch, không tồn tại thông tin bất đối
xứng, có kỳ vọng thị trƣờng đồng nhất thì giá trị công ty độc lập với cấu trúc
vốn. Công trình trên đã đóng góp vào quá trình hình thành học thuyết cấu trúc
vốn hiện đại. Trong thực tế, nhà quản trị thành công là ngƣời có thể xác định

đƣợc cơ cấu vốn tối ƣu bằng cách tối thiểu hóa chi phí tài chính của công ty
do đó tối đa hóa lợi nhuận công ty. Có thể thấy, cơ cấu vốn ảnh hƣởng lớn
đến hiệu quả hoạt động công ty. Tuy nhiên, những bằng chứng thực nghiệm,
những đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ cấu vốn công ty ở
Việt Nam nói chung, và đặc biệt đối với các doanh nghiệp thuộc ngành sản
xuất là không nhiều và có một số hạn chế… Ở tại Công ty cổ phần Nagakawa
Việt Nam là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, và phân phối
các mặt hàng điện lạnh, điện gia dụng, đã trải qua 14 năm hoạt động, có
những giai đoạn phát triển tăng trƣởng tốt, và những giai đoạn khó khan thuộc
ranh giới của phá sản,… tuy nhiên, tính đến hiện tại vấn đề về tài chính doanh
nghiệp nói chung, cơ cấu vốn nói riêng vẫn chƣa đƣợc quan tâm nhiều, các
nghiên cứu liên quan đến cơ cấu vốn và các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ cấu vốn
chƣa đƣợc thực hiện nghiên cứu, điều này đã ảnh hƣởng rất lớn tới hiệu quả
hoạt động và giá trị của doanh nghiệp, lợi ích của chính các cổ đông công ty
… Trong phạm vi kiến thức của mình, tôi thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh


hưởng tới cơ cấu vốn tại công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam”, qua đó
khảo sát sự tác động của các yếu tố nhƣ: lợi nhuận, khả năng thanh toán, lãi
suất tiền vay, thuế, quy mô, tăng trƣởng và tài sản hữu hình… đến cơ cấu vốn,
cũng nhƣ kiến nghị cơ cấu vốn hợp lý đối với công ty cổ phần Nagakawa Việt
Nam, nhằm gia tăng đƣợc giá trị doanh nghiệp và lợi ích của các cổ đông
công ty.
2. Câu hỏi nghiên cứu
- Các nhân tố ảnh hƣởng chính tới cơ cấu vốn tại công ty cổ phần
Nagakawa Việt Nam là gì ?
- Giải pháp nào để hoàn thiện và xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý hơn,
giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh hơn nữa đối với Công ty cổ phần
Nagakawa Việt Nam ?
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định sự ảnh hƣởng của các nhân tố chính nhƣ: lợi nhuận, thuế, khả
năng thanh khoản, lãi suất tiền vay, quy mô, cơ hội tăng trƣởng, giá trị
tài sản hữu hình… đối với cơ cấu vốn của công ty cổ phần Nagakawa
Việt Nam.
- Xây dựng đƣợc mô hình kinh tế lƣợng về các nhân tố ảnh hƣởng chính
tới cơ cấu vốn tại Nagakawa, và có thể sử dụng để tham khảo, dự báo
về xu hƣớng thay đổi của cơ cấu vốn, khi một trong các nhân tố, hoặc
đồng thời một số nhân tố thay đổi. Qua đó, giúp nhà quản trị có thể
hoạch định tốt hơn, chủ động hơn trong các kế hoạch tài chính.
- Đề xuất đƣợc giải pháp giúp hoàn thiện và xây dựng đƣợc cơ cấu vốn
hợp lý hơn đối với Công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục tiêu nêu trên, nhiệm vụ đặt ra của đề tài là:


- Tìm hiểu dữ liệu thông qua các báo cáo tài chính công ty cổ phần
Nagakawa Việt Nam.
- Tiếp cận các nghiên cứu khoa học của các tác giả trong và ngoài nƣớc
về cơ cấu vốn và các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ cấu vốn doanh nghiệp.
- Tiếp cận các lý thuyết cơ bản về cơ cấu vốn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ cấu vốn và cơ cấu vốn tại Công ty cổ
phần Nagakawa Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung, đề tài nghiên cứu một số vấn đề về các nhân tố ảnh
hƣởng chính tới cơ cấu vốn, và cơ cấu vốn tại Công ty cổ phần
Nagakawa Việt Nam.
- Về mặt số liệu đƣợc sử dụng là dữ liệu khai thác từ báo cáo tài chính

2002 - 2015
5. Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn gồm có 4 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan về nghiên cứu và cơ sở lý luân về cơ cấu vốn và các
nhân tố ảnh hƣởng tới cơ cấu vốn.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp và mô hình nghiên cứu.
Chƣơng 3: Kết quả mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ cấu vốn
và thực trang cơ cấu vốn tại công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam.
Chƣơng 4: Các giải pháp hoàn thiện cơ cấu vốn tối ƣu cho Nagakawa Việt
Nam.


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU
VỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI CƠ CẤU VỐN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN NAGAKAWA VIỆT NAM.
1.1.Tổng quan về nghiên cứu
Bên cạnh những khái niệm và lý thuyết về cơ cấu vốn, có rất nhiều
nghiên cứu thực nghiệm để kiểm tra sự ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến giá
trị doanh nghiệp nhƣ Murray Z. Frank và Vidhan K.Goyal (2009), Shumi
Akhtar và Barry Oliver (2009), Yue Cheng và Christopher J.Green (2008),
Trần Hùng Sơn (2008), Nivorozhkin (2002)… hay những nghiên cứu về cấu
trúc vốn ở các nước đang phát triển của Jean J.Chen (2003), Bevan và
Danbotl (2002), Chui etal (2002), Ozkan (2001), Wald (1999), Rajan và
Zingales (1995)… và những nghiên cứu về cấu trúc vốn tại các nước phát
triển nhƣ Batsch (2002), Franck Bancel (2002), John R.Graham và Campbell
R.Harvey… Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra những nhân tố chính ảnh
hƣởng đến cơ cấu vốn của công ty là: rủi ro kinh doanh, tỷ lệ tài sản cố định
hữu hình, cơ hội tăng trƣởng, lá chắn thuế, tính thanh khoản, lợi nhuận, quy

mô công ty. Điển hình nhƣ nghiên cứu “Các yếu tố quyết định cơ cấu vốn:
Những yếu tố nào đáng tin cậy” của Murray Z. Frank và Vidhan K.Goyal
(2009) thông qua xem xét các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn của các công
ty thƣơng mại Mỹ giai đoạn 1950 - 2003. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các yếu
tố đáng tin cậy nhất trong giải thích cơ cấu vốn là cơ hội tăng trƣởng, lợi
nhuận tỷ lệ nghịch với cơ cấu vốn; tỷ lệ tài sản cố định hữu hình, quy mô
công ty, lạm phát kỳ vọng tỷ lệ thuận với cơ cấu vốn. Một nghiên cứu khác
của Shumi Akhtar và Barry Oliver (2009) về “Các nhân tố quyết định cơ cấu
vốn của các công ty đa quốc gia và các công ty trong nƣớc” tại Nhật Bản đã


cho kết quả cơ cấu vốn tỷ lệ nghịch với rủi ro kinh doanh của các công ty đa
quốc gia, trong khi tỷ lệ thuận với rủi ro ngoại hối và quy mô công ty. Nghiên
cứu của Jean J. Chen (2003) dựa trên các nghiên cứu sơ bộ để tìm ra các nhân
tố quyết định cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết tại Trung Quốc đã
chỉ ra cơ hội tăng trƣởng, tỷ lệ tài sản cố định hữu hình, quy mô công ty, thuế
và tấm chắn thuế tỷ lệ thuận với cơ cấu vốn; trong khi lợi nhuận giữ lại có
quan hệ tỷ lệ nghịch với cơ cấu vốn. Kết quả nghiên cứu của Franck Bancel
(2002) ở các nƣớc châu Âu đã chỉ ra rằng khoảng ba phần tƣ doanh nghiệp có
tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần mục tiêu và khoảng một nửa doanh nghiệp duy trì tỷ
lệ nợ mục tiêu này. Bên cạnh đó, nghiên cứu của John R.Graham và Campbell
R.Harvey về quyết định lựa chọn cơ cấu vốn của các công ty tại Hoa Kỳ cho
thấy, những nhân tố nhƣ tính linh hoạt tài chính và xếp hạng tín dụng là quan
trọng nhất khi các giám đốc quyết định sử dụng nợ, còn khi sử dụng vốn cổ
phần, họ quan tâm nhất là sự pha loãng EPS (thu nhập 1 cổ phần) và giá cổ
phiếu gần đây. Tại Việt Nam, một nghiên cứu của Trần Hùng Sơn (2008) về
“Các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các công ty niêm yết trên thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam”, sử dụng số liệu của 45 công ty phi tài chính
đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có giá
trị thị trƣờng lớn nhất tính đến thời điểm tháng 7 năm 2007 (loại trừ hai quỹ

đầu tƣ và Ngân hàng thƣơng mại Sài Gòn Thƣơng Tín). Kết quả nghiên cứu
cho thấy các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn của công ty bao gồm thanh
khoản, lợi nhuận, quy mô công ty, tỷ lệ vốn góp nhà nƣớc, tỷ lệ tài sản cố
định hữu hình, đặc điểm riêng tài sản công ty. Trong đó, tính thanh khoản tỷ
lệ nghịch với tổng nợ vay trên tổng tài sản. Lợi nhuận tỷ lệ nghịch với tổng nợ
vay trên tổng tài sản, điều này đúng với lý thuyết trật tự phân hạng, nghĩa là
các công ty có nhiều lợi nhuận sẽ sử dụng lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho các
hoạt động của mình, do đó sẽ sử dụng ít nợ vay hơn. Quy mô công ty tỷ lệ


nghịch với tổng nợ vay trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, tỷ
lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản. Điều này đúng với lý thuyết đánh đổi, tức là
các công ty có quy mô càng lớn thì càng dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn
vay hơn so với các công ty có quy mô nhỏ. Tỷ lệ vốn góp của Nhà nƣớc tỷ lệ
thuận với tổng nợ vay trên tổng tài sản, tức là các công ty có tỷ lệ vốn góp của
Nhà nƣớc càng cao thì càng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn, nhất các các
nguồn vốn dài hạn. Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình tỷ lệ nghịch với nợ ngắn
hạn trên tổng tài sản và tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản. Điều
này có nghĩa là các công ty có tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản
cao sẽ sử dụng ít nợ ngắn hạn hơn do phù hợp về thời hạn vay và tính chất
của tài sản.
1.2. Cơ sở lý luân về cơ cấu vốn và các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ cấu vốn.
1.2.1. Cơ cấu vốn và cơ cấu vốn hợp lý.
1.2.1.1. Cơ cấu vốn.
Có rất nhiều khái niệm về cơ cấu vốn doanh nghiệp, tuy nhiên ta có thể
tóm lại: “Cơ cấu vốn doanh nghiệp là quan hệ tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu
phục vụ cho quá trình tài trợ của doanh nghiêp, và đƣợc hiểu là quan hệ tỷ lệ
giữa nợ trung dài hạn và vốn chủ sở hữu”. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp
thƣờng biến động trong các chu kỳ kinh doanh và có thể ảnh hƣởng tích cực
hoặc tiêu cực đến lợi ích của chủ sở hữu.

1.2.1.2. Cơ cấu vốn hợp lý.
Cơ cấu vốn hợp lý là cơ cấu vốn mà khi doanh nghiệp sử dụng thì
chi phí sử dụng vốn trung bình (WACC - Weighted Average Cost of
Capital) thấp nhất, đồng thời khi đó, giá trị doanh nghiệp đạt được là lớn
nhất.
Việc doanh nghiệp, nhà quản trị doanh nghiệp biết đƣợc cơ cấu vốn
nhƣ thế nào là hợp lý với doanh nghiêp ngành mình nói chung, cũng nhƣ đối


với doanh nghiệp của mình nói riêng là vô cùng quan trọng, nó có thể quyết
định sự thành hay bại của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp đang hoạt động tốt thì “Cơ cấu vốn hợp lý” có
thể cho biết đƣợc cơ cấu vốn hiện tại đang sử dụng có phải là hợp lý không,
để duy trì nó nhằm tối ƣu nhất hiệu quả hoạt động của công ty.
Đối với doanh nghiệp đang khó khăn, gặp nhiều rủi ro, sự cạnh tranh
khác nhau… thì “cơ cấu vốn hợp lý” có thể cho biết đƣợc cơ cấu vốn hiện tại
đang cách xa cơ cấu vốn hợp lý bao nhiêu, và có định hƣớng điều chỉnh lại
theo hƣờng hợp lý, giúp doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn bằng cách tối thiểu
nhất các chi phí, gia tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
Từ những khác biệt giữa phƣơng thức tài trợ bằng nợ và phƣơng thức
tài trợ bằng vốn chủ sở hữu kết hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của
doanh nghiệp cũng nhƣ rủi ro trong quyết định đầu tƣ, các nhà quản trị tài
chính sẽ cân nhắc đến sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu sao cho hợp lý
nhằm góp phần gia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu nhƣng vẫn đảm bảo sự
an toàn trong kinh doanh.
Như vậy, cơ cấu vốn hợp lý là thuật ngữ đề cập đến sự kết hợp hài
hòa giữa nợ và vốn chủ sở hữu tùy thuộc mỗi ngành nghề, mỗi doanh
nghiệp trong từng từng giai đoạn phát triển cụ thể nhằm đảm bảo sự cân
bằng giữa lợi nhuận và rủi ro.
Những lợi ích cơ bản khi doanh nghiệp xây dựng đƣợc cơ cấu vốn hợp lý:

-

Tiết kiệm chi phí sử dụng vốn.

-

Tạo giá trị doanh nghiệp cao nhất, gia tăng giá cổ phiếu trên thị
trƣờng, tạo đƣợc niềm tin đối với nhà đầu tƣ và thuận lợi hơn cho
doanh nghiệp trong huy động vốn khi cần thiết.

-

Kiểm soát đƣợc những tổn thất liên quan đến vấn đề ngƣời đại diện.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam, 2002-2015. Báo cáo tài chính. Hà
Nội: Công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam.
2. Công ty cổ phần Tài Việt – Vietstock, 2007. Niên giám doanh nghiệp niêm
yết 2007. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên.
3. Nguyễn Thị Cành, 2008. Khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Tạp chí Kinh tế phát triển, số 212, tháng 6.
4. Lê Đạt Chí, 2013. “Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc hoạch định cấu trúc
vốn của các nhà quản trị tài chính tại Việt Nam”. Tạp chí Nghiên cứu - Trao
đổi, số 213, tháng 3 và 4.
5. Nguyễn Việt Hùng, 2008. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ.
Trƣờng Đại học kinh tế Quốc dân.
6. Trần Tấn Hùng, 2008. Tác động của thuế thu nhập đến cấu trúc vốn ở công

ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ.
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Minh Kiều, 2006. Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản
Thống kê.
8. Nguyễn Thanh Liêm, 2007. Quản trị tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản
Thống kê.
9. Bùi Hữu Phƣớc, 2005. Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao
động xã hội.
10. Mai Phƣơng, 2008. Doanh nghiệp bƣơn chải tìm vốn, Báo Thanh niên, số
56, tháng 5-6 và 8.


11. Trần Hùng Sơn và Trần Viết Hoàng, 2008. “Các nhân tố tác động đến cơ
cấu vốn của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam”.
Tạp chí Kinh tế Phát triển, tháng 12/2008.
12. Tổng cục Thống kê, 2008. Niên giám thống kê tóm tắt năm 2007. Hà Nội:
Nhà xuất bản Thống kê.
13. Trần Ngọc Thơ, 2005. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất
bản Thống kê.
14. Cao Hà Thi, 2007 – 2008. Kinh tế lượng. Hà Nội: Nhà xuất bản tuổi trẻ.
15. Trung tâm thông tin tín dụng, 2007. Xếp hạng tín dụng. Hà Nội: Nhà xuất
bản Lao động.
16. Lê Hoàng Vinh, 2007. Vấn đề ngƣời đại diện trong các doanh nghiệp. Tạp
chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 7, tháng 7.
17. Lê Hoàng Vinh, 2008. Các nguyên tắc xây dựng cơ cấu vốn cho
doanh nghiệp, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 27, tháng 10.
Tài liệu tiếng Anh:
18. Aswath Damodaran, 1997. “Corporate Finance - Theory and Practice”.
John Wiley and Sons.
19. Eugene F. Fama and Michael C. Jensen, 1983. Separation of Ownership

and Control. Journal of Law and Economics, Vol. XXVI.
20. Institute, 2008. Financial Statement Analysis. CFA Program Curriculum
Volume 3, Pearson Custom Publishing.
21. JP Morgan, 2004. Determining optimal capital structure. pp 1 – 13.
22. Michael C. Jensen, 1986. Agency Costs of Free Cash Flow, Corporate
Finance, and Takeovers. Harvard Business School.


23. Michael C. Jensen and William H. Meckling, 1976. Theory of the Firm
Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure. Journal of
Financial Economics.
24. Modigliani,F and Miller M.H, 1958. The cost of capital, Corporation
Finance and the Theory of Investment. The American Economic Review.
25. Stephen H. Penman, 2001. Financial Statement Analysis and Security
Valuation. McGraw-Hill International Edition.
26. Terry S. Maness, John T. Zietlow, 1998. Short-term financial
management. The Dryden Press, Harcourt Brace College Publishers.
Tài liệu Internet:
27.
28. />29. />30. />31. />32. />33. />34. />


×