Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

giảm lãng phí do sản phẩm lỗi tại xưởng gia công công ty trách nhiệm hữu hạn daikou việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 32 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GIẢM LÃNG PHÍ DO SẢN PHẨM LỖI TẠI XƯỞNG GIA
CÔNG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DAIKOU
VIỆT NAM

Sinh viên:
MSSV:
GVHD:

Ths. Hàng Lê Cẩm Phương

Tp.Hồ Chí Minh, 2016


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................


....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016
Quản lý sản xuất


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016
Giáo viên hướng dẫn


LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn cô Hàng Lê Cẩm Phương, giáo viên bộ môn Tài
chính đã hướng dẫn tôi một cách tận tình trong đợt thực tập vừa qua. Nhờ có cô, tôi đã
định hướng được hướng đi cũng như những kinh nghiệm cô truyền dạy trong những ngày
đầu tiếp xúc doanh nghiệp. Cô cũng là người góp ý tận tình cho bài báo cáo trong suốt
quá trình thực tập này.
Thông qua đợt thực tập, tôi đã có cái nhìn tổng quan, sâu sắc hơn những kiến thức trong
lý thuyết tôi đã học so với thực tế về sản xuất diễn ra trong các doanh nghiệp. Tôi cũng
xin chân thành cảm ơn toàn thể thầy cô khoa Quản lý Công nghiệp đại học Bách Khoa đã
trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian vừa qua.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Quý công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Kỹ
thuật Daikou Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội thực tập trong hai tháng vừa
qua. Đặc biệt tôi xin chân thành cám ơn anh Nguyễn Trọng Thủy – quản lý sản xuất, tại
công ty đã sắp xếp công việc cũng như chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình tìm
kiếm thông tin.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG



CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. CHƯƠNG 1:ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu khách
hàng ngoài việc cần phải đạt các tiêu chuẩn về chất lượng, sản phẩm đó cần phải có giá cả
hợp lý nhất. Tuy nhiên, để sản xuất một sản phẩm chất lượng cao với một chi phí thấp
không phải là điều dễ dàng. Lãng phí trong doanh nghiệp tồn tại rất nhiều và rất khó nhận
diện. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải hạn chế mức thấp nhất các lãng phí xảy
ra. Để có thể nhận thấy được lãng phí đang ở đâu ngoài kiến thức về chất lượng ở các
môn như Quản lý Chất lượng và Quản lý Sản xuất theo Lean&Jit (7 loại lãng phí, các
công cụ thống kê, DMAIC, FMEA…), cần phải được quan sát trong thực tiễn các doanh
nghiệp. Sau khi phái hiện được các lãng phí tồn tại ở đâu và nguồn gốc của các lãng phí,
cần có biện pháp khắc phục để triệt tiêu được các lãng phí.
Daikou Việt Nam có ngành nghề sản xuất chính là gia công cơ khí chế tạo máy. Việc sản
xuất đòi hỏi độ chính xác rất cao cũng như quy trình nghiêm ngặt để tạo ra những sản
phẩm chất lượng. Đó là lý do các sản phẩm gia công cơ khi có mức giá khá cao trên thị
trường. Công việc sản xuất kinh doanh hiện nay của Daikou đang thực hiên tốt, các thành
viên trong doanh nghiệp có sự kỉ luật nghiêm minh. Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn động
một số lãng phí ngay tại Doanh nghiệp như lãng phí về sản phẩm lỗi khiến cho việc sửa
chữa tốn nhiều thời gian, chi phí và chậm trễ so với thời gian giao hàng cho khách hàng,
lãng phí do các thao tác thừa của công việc kiểm tra chất lượng các chi tiết khiến thời gian
kiểm tra tăng lên. Điều này là không tốt nếu công ty đang sản xuất nhiều đơn hàng hoặc
có những đơn hàng gấp cần giao cho khách hàng… Đó là lý do của việc hình thành đề tài
Giảm lãng phí do sản phẩm lỗi tại Daikou Việt Nam. Ngoài ra, việc thực hiện chuyên đề
này có thể giúp tôi áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Đồng thời rút ra được bài học kinh
nghiệm cho bản thân.


6


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.2. MỤC TIÊU
-

Nắm rõ được mô hình và cách thức hoạt động tại công ty.
Tập sự công việc, hiểu được các vấn đề thực tiễn tại công ty.
Nhận diện được các lãng phí tại công ty tại xưởng gia công.
Hoàn chỉnh các kĩ năng giao tiếp: ăn mặc, nói năng, tác phong, thái độ, khả
năng hội nhập.
Rút ra được bài học kinh nghiệm từ nhận diện vấn đề thực tế tại doanh nghiệp.

1.3. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Thời gian thực tập: 8 tuần (6/6/2016 – 29/7/2016)
Bộ phận thực tập: Quản lý sản xuất – phòng QA-QC
Bảng 1.1 Kế hoạch thực tập
Thời gian
Tuần 1
6/6201610/6/2016

Công việc
Đảm nhận công
việc tại phòng
QA.

Nhiệm vụ
Thực hiên các công việc được giao. Đồng thời,

hỏi thông tin từ các anh chị trong phòng về:
- Quy trình và cách thức kiểm soát chất lượng
sản phẩm (kiểm tra theo mẫu hay kiểm tra
100%), cách xử lý đối với các sản phẩm bị lỗi
(sữa chữa như thế nào hay sẽ bỏ đi).
- Xin số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh trong 3 năm gần nhất.
Tiến hành đo đạc vẽ sơ đồ xưởng gia công
Daikou.

Tuần 2
13/6/201617/6/2016

Thu thập thông
tin giới thiệu
công ty

Tiếp tục làm việc tại xưởng gia công và phòng
QA.
Mô tả chi tiết về hoạt động của xưởng gia công
Daikou.
- Sau khi thực tập 1 tuần có thể thấy được dòng
di chuyển của nguyên vật liệu đến khi tạo thành
thành phẩm. Tiến hành thu thập các thông tin về
công việc tại từng công đoạn. Sau khi thu thập
thông tin tiến hành vẽ sơ đồ.
- Quan sát đồng thời nhận diện, mô tả nhiệm vụ
của phòng QA, đồng thời hiểu được công việc
của các thành viên phòng QA.
Mô tả hoạt động của xưởng gia công. (gồm bao

nhiêu thành viên, các thành viên thực hiện công
7


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

việc gì, nhiệm vụ của phòng là gì, sơ đồ bố trí
mặt bằng…).
Tuần 3,4

Xác định lãng phí do sản phẩm sửa sai.
- Xin số liệu tại chị Trang (nhân viên lưu giữ tại
liệu, hồ sơ) về các đơn hàng trong tháng 6 về các
thống kê đối với các sản phẩm sai lỗi, các sản
phẩm sau khi đến công đoạn kiểm tra tại phòng
QC khi phát hiện sai lỗi thì phải đem sửa chữa tại
xưởng hoặc bỏ đi.

Tuần 5

Xác định các lãng phí do thao tác thừa.
Quan sát thực tế tại công ty, nhận diện được vấn
đề, thu thập dữ liệu.
Dữ liệu bao gồm:
- Đo thời gian cho các công đoạn kiểm tra
các sản phẩm hàng ngoài.
- Sửa dụng phương pháp tính xác xuất để
tìm được mẫu cần thiết cho việc kiểm tra.
(hiện tại công ty đang thực hiện kiểm tra
100% sản phẩm, điều này tương đối mất

thời gian và công sức).
Được giao nhiệm vụ thực tập tại văn phòng (bao
gồm phòng thiết kế, phòng tài chính kế toán,
phòng nhân sự và phòng giám đốc.
- Thực hiên các công việc được giao.
- Hiểu được cách thức hoạt động cũng như các
nhiệm vụ của các phòng ban.
- Hoàn thành bài báo cáo, rút ra bài học kinh
nghiệm cho bản thân.

Tuần 6, 7, 8

8


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY

2. CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
Tên công ty: Công ty TNHH Kỹ thuật Daikou Việt Nam.
Ngày thành lập: 25/4/2007.
Địa chỉ: Lô I-3b-1, Đường N6, Khu Công Nghệ Cao, Q9, TpHCM, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 3897 3656
Mã số thuế: 0310526089
Giám đốc: Matsumura Yoshio.
Lịch sử hình thành và phát triển:
Tháng 3/2007: Thành lập công ty TNHH Kỹ Thuật Daikou Việt Nam tọa lạc tại
Lancaster, Tp.HCM
Tháng 4/2009: Doanh nghiệp chuyển đến Thái Văn Lung để mở rộng kinh doanh.
Tháng 4/2011: Thành lập công ty TNHH Kỹ Thuật Daikou Việt Nam, tọa lạc tại khu công

nghệ cao Tp.HCM.
Tháng 4/2012: Kí hợp đồng trở thành tổng đại lý của Robot Denso.
Tháng 4/2013: Thành lập nhà máy mới phục vụ cho việc mở rộng kinh doanh, thâm nhập
vào thị trường.
Phương châm hoạt động:
Chúng tôi hướng đến những doanh nghiệp cạnh tranh thân thiện lẫn nhau.
Chúng tôi hướng đến doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Mở đầu nhanh chóng những kĩ thuật tân tiến.
Phương châm về chất lượng: Nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Danh mục đầu tư: Thiết kế gia công máy móc cơ khí tự động hóa.
Ngành nghề chính: Nghiên cứu, thiết kế, sản xuất hệ thống tự động hóa, robot
hàn tự động, máy quấn dây tự động, máy chuyên dùng…
Khách hàng: Daihen Corporation, Shihen Technical Corp, Kyuuhen Co., Inc, Tohoku
Electric Manufacturing Co., Ltd, Enegate Co., Ltd, Risho Kogyo Co., Ltd, Nissei Limited,
Denso Corporation… Ngoài ra còn có các công ty sản xuất phụ tùng xe hơi khoảng 50
công ty.
Hiện tại Daikou là công ty Nhật Bản duy nhất tại Việt Nam ứng dụng phần mềm 3D trong
thiết kế kết hợp với sự am hiểu sâu về thiết kế cơ khí để thực hiện quá trình nghiên cứu –
thiết kế - chế tạo hoàn chỉnh một hệ thống tự động hóa hiện đại, tạo ra một sản phẩm tốt
nhất cho các khách hàng, tổ chức doanh nghiệp tại Việt Nam.

9


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY

2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC
2.2.1. Sơ đồ tổ chức.

Giám đốc


Phó giám
đốc

Quản lý tổng
vụ

Tổng vụ

Thiết kế máy

Quản lý cấp

Phòng kinh

Quản lý sản

cao

doanh

xuất

Thiết kế điện

Nghiên cứu
và phát triển

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty
(Nguồn: Tài liệu tham khảo của công ty)


10

Chế tạo

Sản xuất, kỹ
thuật

QA-QC


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY

2.2.2. Nhiệm vụ của các phòng ban
• Phòng thiết kế máy
- Xây dựng và vận hành phòng thiết kế phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
- Lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự cho phòng.
- Lập kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng nhân viên mới và nhân viên cũ.
- Triển khai và thực hiện các dự án được nhận từ phòng kinh doanh trong lĩnh vực
thiết kế, hỗ trợ thiết kế và các nhiệm vụ liên quan.
- Lập kế hoạch cải tạo, phát triển các dự án cũ theo yêu cầu khách hàng.
- Nghiên cứu thiết kế các sản phẩm mới, các sản phẩm thiết yếu cho người tiêu dùng
cho hiện tại và tương lai.
- Thực hiện các nhiệm vụ do cấp trên giao phó.
• Phòng thiết kế điện
- Thực hiện chức năng thiết kế các tủ điện, đi đường dây, lắp mạch điện trong các
máy tự động hóa đã thiết kế. Thực hiện việc sửa chữa và bảo hành cho các máy.
• Phòng kinh doanh
- Thực hiện chức năng tìm kiếm khách hàng, mở rông thị trường. Đây là bộ phận

liên hệ trực tiếp với khách hàng, nhận đơn hàng, giải quyết khiếu nại đồng thời kí
kết hợp đồng với khách hàng.
• Phòng chế tạo
- Đây là xưởng gia công cơ khí của Daikou. Công việc chính là tiếp nhận bản vẽ từ
phòng thiết kế, sử dụng các máy móc (máy phay, máy CNC, máy NC, máy
khoan…) để gia công các chi tiết theo các thông số kĩ thuật trên bảng vẽ. Ngoài gia
công chi tiết cho khách hàng, phòng chế tạo còn gia công các chi tiết cho xưởng
lắp ráp.
• Phòng sản xuất, kĩ thuật
- Thực hiện chức năng quản lý các kế hoạch sản xuất, điều độ sản xuất, kiểm soát
tiến độ thực hiện công việc của phòng QA-QC, xưởng lắp ráp và xưởng chế tạo.
Thực hiện việc bảo trì, sửa chữa máy móc khi gặp sự cố. Đây cũng là bộ phận tìm
kiếm nguồn nguyên vật liệu, nhà cung cấp cho Daikou Việt Nam.
• Phòng QA-QC
- Kiểm soát tiến độ tất cả các đơn hàng.
- Kiểm soát chất lượng hàng gia công theo công đoạn.
- Kiểm tra hàng sau khi mạ.
- Kiểm tra hàng gia công ngoài.
- Giao hàng cho bộ phận lắp ráp.
- Đóng gói, làm hồ sơ xuất hàng gia công lẻ.
- Lưu trữ dữ liệu bản vẽ đã và đang gia công.
- Kiểm soát vấn đề hàng NG.
- Hỗ trợ gia công khi không có hàng ngoài.
- Đảm bảo an toàn – vệ sinh lao động, PCCC, 6S.
11


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY

2.3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT

2.3.1. Các sản phẩm chính
Lĩnh vực sản xuất chính: nghiên cứu, thiết kế, sản xuất hệ thống tự động hóa, robot, hàn
tự động, máy quấn dây tự động, máy chuyên dùng… Ngoài ra còn có gia công cơ khí
chính xác, làm khung dầm, thiết kế và gia công đồ gá, thiết kế và chế tạo thiết bị tự động
hóa, thiết kế các thiết bị phục vụ sản xuất khác.
Ở Daikou Viet Nam còn nhận các đơn hàng từ công ty mẹ sau đó thực hiện việc gia công
chi tiết.
Bảng 2.2 Một số máy móc đã chế tạo tại công ty
Tên máy móc
Đồ gá kiểm tra đai ốc.

Chức năng
Thiết bị kiểm tra độ đảo phần trung tâm của đai ốc
của mô tơ.

Máy xử lí bề mặt.

Máy cắt bề mặt bằng robot 3 trục dùng cho cắt bề
mặt quạt.

Máy cung cấp vật liệu tự động Thiết bị dùng để cung cấp cuộn dây hàn cho máy
cho máy hàn.
hàn.
Máy khắc ống phun mực tự Thiết bị khắc số bên ngoài xung quanh Van dùng
động.
trong Y tế.
(Nguồn: Tài liệu tham khảo của công ty)

Hình 2.2: Một số sản phẩm của công ty


12


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY

2.3.2. Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất các chi tiết gia công
Máy phay: Chuyên gia công các chi tiết vuông hay chữ nhật.
Quy trình:

Hình 2.3: Quy trình sản xuất các chi tiết gia công
Một số lưu ý trong các công đoạn:
Chọn nguyên vật liệu: nhân viên giữ kho nguyên vật liệu sẽ chọn loại nguyên vật liệu
theo yêu cầu trên bản vẽ sau đó cắt thành những cục phôi dư ra kích thước so với kích
thước bao quát.
Khoan lỗ: trong quá trình khoan lỗ sẽ sử dụng dung dịch làm mát tưới vào chi tiết để bôi
trơn, làm mát phôi và loại bỏ ba giớ trên bề mặt chi tiết gia công.
Phay tinh: đây là giai đoạn bỏ đi tất cả các kích thước thừa của chi tiết. Tạo thành chi tiết
hoàn thiện để kiểm tra và đóng gói.

13


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY

2.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm như sau:
Bảng 2.3 Kết quả doanh thu và lợi nhuận của công ty
Doanh thu (VND)
Năm 2013

10,216,278.062
Năm 2014
18,214,764,735
Năm 2015
33,334,146,068
(Nguồn: tài liệu tham khảo của công ty)

Lợi nhuận (VND)
739,808,963
608,360,242
3,880,314,577

Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm doanh thu liên tục
tăng. Sau hai năm doanh thu đã tăng lên gấp bốn lần. Điều này có thể cho thấy hoạt động
kinh doanh của công ty đang tiến triển rất tốt. Là công ty con của Daikou Japan được hình
thành từ 1951 và có nhiều danh tiếng trên thị trường điều này cũng tạo điều kiện cho
Daikou Việt Nam dễ dàng tìm kiếm khách hàng, phát triển kinh doanh. Ngoài ra, hiện tại
Daikou đang thực hiện 6S, điều này giúp công ty có một môi trường sạch sẽ ngay cả văn
phòng lẫn xưởng sản xuất, tạo niền tin cho khách hàng khi đến tham quan công ty. Theo
báo cáo kết quả kinh doanh từ 2013 đến 2014 doanh thu tăng tuy nhiên lợi nhuận là thấp
hơn, theo phòng tổng vụ công ty điều này là do trong năm 2014 chi phí cho hoạt động sản
xuất kinh doanh bỏ ra là khá cao.
2.5. THUẬN LỢI
Công ty Daikou Việt Nam là một công ty con của công ty Daikou Japan được hình thành
từ năm 1951 là công ty có uy tính trên thị trường đồng thời được công nhận là một trong
58 công ty ưu tú nhất Osaka Nhật Bản.
Daikou Việt Nam hiện nay đang được thừa hưởng quy trình sản xuất cũng như quy trình
công nghệ tiến, đây là một cơ hội tốt để công ty có thể sản xuất ra các mặt hàng máy móc
thiết bị cũng như các chi tiết đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đồng thời nhận được niềm tin
của khách hàng.

Hiện nay, công ty đang tiến hành thực hiện 6S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, sẵn sàng, săn
sóc, tác phong) kể từ tháng 4 năm 2016. Tuy chỉ thực hiện được trong một thời gian ngắn,
nhưng với môi trường nghiêm ngặt, kỉ luật, phó giám đốc công ty đã đào tạo được nhân
viên thực hiện 2S đầu tiên và sẽ tiến hành đào tạo 2 S tiếp theo. Việc thực hiện 6S một
cách nghiêm ngặt tạo ra cho mọi nhân viên công ty một lối sống nghiêm minh, gọn gàng
tạo một môi trường tốt để các nhân viên có thể thoải mái làm việc hơn.
Công ty hiện có chuyên gia đào tạo 6S và đang từng bước thực hiện, cải tiến liên tục
ngay từ những công việc nhỏ nhất.
Công ty cũng thực hiện các việc đào tạo, cử nhân viên tham gia đào tạo học hỏi kỹ năng,
kiến thức từ công ty mẹ Daikou tại Nhật Bản.
14


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY

2.6. KHÓ KHĂN
Thực hiện 6S vừa là thuận lợi vừa là khó khăn đối với công ty. Khi mà một số nhân viên
vẫn chưa hiểu được nguyên nhân cũng như tác dụng của 5S nên thường có thái độ không
thích hoặc chỉ thực hiện khi có yêu cầu. Ngoài ra, công ty thực hiện cải tiến liên tục nên
thường xuyên có sự bất đồng trong ý tưởng cải tiến.
Đặc điểm của công ty là thực hiện việc sản xuất đơn chiếc, ít có mặt hàng sản xuất lại
nhiều lần và cũng ít khách hàng là lặp đi lặp lại, điều này cũng khó khăn trong việc duy trì
lượng khách hàng hợp tác lâu dài với công ty.
Daikou Việt Nam là một công ty có quy mô nhỏ nên phòng ban Kiểm soát chất lượng
chưa được phân biệt rõ, tiêu biểu là QA và QC được lập chung một phòng và nhiệm vụ là
kiểm tra thành phẩm cuối cùng sau đó đóng gói và giao cho khách hàng.

15



CHƯƠNG 3: CHUYÊN ĐỀ

3. CHƯƠNG 3: CHUYÊN ĐỀ
3.1. HOẠT ĐỘNG TẠI PHÒNG QA-QC
3.1.1. Phòng QA-QC
• Sơ đồ bố trí mặt bằng

Hình 3.4: Sơ đồ bố trí mặt bằng phòng QA-QC
Chú thích:
1: Cửa ra vào

2: Bàn đựng hồ sơ, bản vẽ

3: Bàn chứa hàng chờ si mạ.

4: Tủ để máy fax

5: Tủ để hồ sơ, tài liệu

6: Hàng đợi kiểm tra

7: Hàng chờ xuất

8: Hàng tồn kho

9: Tủ đựng sách hướng dẫn sử dụng máy móc, thiết bị
10: Tủ cá nhân

11: Tủ đựng dụng cụ đo


12: Máy đo 3D
Nhận xét:
Tuy có sự quy định rõ ràng cho từng khu vực, nhưng trên thực tế hoạt động tại phòng
QA-QC vẫn còn hạn chế trong bố trí mặt bằng và khu vực kiểm tra hàng hóa. Cụ thể:
16


CHƯƠNG 3: CHUYÊN ĐỀ

-

-

Có nhiều tủ và máy móc thiết bị không được sử dụng nhiều nhưng lại chiếm nhiều
diện tích của phòng. Máy fax để lâu nhưng không được sử dụng, cũng như tủ đựng
các sách hướng dẫn ở vị trí số 9 hoàn toàn không được sử dụng. Máy đo 3D rất ít
khi được sử dụng nhưng được đặt ngay đường đi chiếm diện tích, khiến việc di
chuyển gặp khó khăn.
Tuy đã phân khu ra khu vực hàng đợi kiểm tra, hàng đang kiểm tra, hàng chờ si mạ
nhưng mà hàng hóa vẫn đặt lộn xộn. Tình trạng kiếm hàng hóa, kiếm bảng vẽ diễn
ra thường xuyên.
Gặp khó khăn trong việc gói hàng. Các công cụ gói hàng được đặt ở nhiều vị trí,
việc gói hàng diễn ra liên tục tuy nhiên luôn phải tìm kiếm dụng cụ gói hàng (kéo,
băng keo, giấy gói) ở từng địa điểm khiến việc gói hàng trở nên tiêu tốn thời gian
hơn.

Kiến nghị:
-

Bỏ các dụng cụ gói hàng (giấy báo, kéo, băng keo) vào một khay nhất định, khi

cần gói hàng có thể di chuyển ngay khay để gói khỏi tiêu tốn nhiều thời gian.
Dán tên, nhãn cho các khu vực cụ thể, rõ ràng tránh tình trạng hàng hóa để không
đúng khu vực mất thêm thời gian tìm kiếm.
Dán tên nhãn cho các khu vực để loại bản vẽ nào. Khi kiểm tra hàng hóa xong, đặt
vào đúng khu vực tránh tình trạng mất bản vẽ. Đưa việc lưu giữ bản vẽ về một
người duy nhất.
Bố trí lại mặt bằng tạo không gian thoáng hơn cho khu vực làm việc. Tủ đựng sách
hướng dẫn sử dụng dụng cụ thiết bị, máy fax lâu không sử dụng có thể di chuyển
ra kho tạo chỗ trống để bỏ máy in 3D.

Hình 3.5: Sơ đồ bố trí lại mặt bằng phòng QA-QC

17


CHƯƠNG 3: CHUYÊN ĐỀ

• Cách thức hoạt động
Phòng QA-QC gồm có 5 nhân viên chuyên thực hiện việc kiểm tra cuối cùng của sản
phẩm. Nhiệm vụ:
-

-

-

-

Sản phẩm sau khi được gia công sẽ được chuyển đến bàn kiểm tra tại xưởng gia
công. Tại đó, sẽ có hai nhân viên QC thực hiện việc làm nguội các chi tiết. Mục

đích của việc làm nguội là để các chi tiết có độ mịn, không bị sắc bén ở các cạnh.
Các công cụ sử dụng bao gồm dũa, giấy nhám. Ngoài ra, QC còn tiến hành đo đạc
các kích thước ngoài của chi tiết. Sau khi sản phẩm đạt yêu cầu, sẽ được chuyển
vào phòng QA-QC tiếp tục kiểm tra.
Các sản phẩm sau khi được mang vào phòng sẽ được đặt lên bàn để hàng kiểm tra.
Ở đó có hai nhân viên sẽ dựa vào các kích thước của bảng vẽ sau đó sẽ sử dụng các
công cụ đo (thước đo, thước điện tử, máy đo…) tiến hành đo lại tất cả các kích
thước của sản phẩm. Tuy nhiên, đối với một số sản phẩm QC kiểm tra chất lượng
bằng cảm nhận ngoại quan. Các sản phẩm được tiến hành đo 100% nên sản phẩm
lỗi đến tay khách hàng bị hạn chế.
Sau khi kiểm tra 100% các sản phẩm từ nhôm sẽ được đóng gói còn các sản phẩm
làm từ thiếc và kẽm sẽ được quét dầu để tránh hiện tượng rỉ sét. Các sản phẩm sau
khi được đóng gói sẽ được đem đi mạ theo yêu cầu khách hàng.
Ngoài các sản phẩm tự gia công, công ty còn tiến hành kiểm tra các đơn hàng gia
công bên ngoài trong trường hợp không sản xuất kịp hàng. Các hàng gia công bên
ngoài khi đưa về công ty luôn được kiểm tra 100% các kích thước và các sản
phẩm. Điều này tuy tiêu tốn nhiều thời gian và nhân lực của công ty nhưng đảm
bảo hàng đạt chất lượng và tăng uy tính cho công ty.
Phòng QA-QC cũng thực hiện nhiệm vụ đóng gói và giao hàng cho khách hàng,
đồng thời nhận phản hồi từ khách hàng.
Ngoài ra, còn có một nhận viên thực hiện việc lưu trữ các bảng vẽ kĩ thuật, các hồ
sơ về sản phẩm lỗi, thực hiện việc làm tem sản phẩm và kí kết xác nhận giao hàng.
Phương pháp kiểm tra sản phẩm tại phòng QA - QC của công ty:
• Kiểm tra hình dáng (ngoại quan)
Đối với việc kiểm tra hình dáng bên ngoài được sử dụng bằng mắt thường so sánh
với bản vẽ xem có giống hay không. Sử dụng tay để cảm nhận các chi tiết có còn
bén nữa hay không. Nếu còn sẽ tiến hành làm nguội các cạnh đó.
• Kiểm tra kích thước
Sử dụng các loại thước để kiểm tra như thước panme đo các lỗ ở ngoài và lỗ ở
trong, thước kẹp đo chiều rộng, chiều dài, kích thước lỗ, độ sâu… Thước đo cao đo

chiều rộng, chiều dài. Đối với các chi tiết có hình dạng phức tạp khó sử dụng bằng
các loại thước thông thường sẽ sử dụng thước đo cao. Ngoài ra công ty còn trang
bị một thước máy CMM là máy đo các chi tiết 3D tuy nhiên ít khi được sử dụng.
Các kích thước được chấp nhận tùy theo dung sai trên bảng vẽ. Nếu không có dung
sai thì kích thước được lấy theo bảng dung sai chuẩn Quốc tế.
• Kiểm tra về màu sắc
18


CHƯƠNG 3: CHUYÊN ĐỀ

Trên các bảng vẽ sẽ yêu cầu các chi tiết được mạ đen, mạ niken hóa học hay anod
trắng… Mục đích của việc mạ là để các chi tiết tránh được hiện tượng rỉ sét, làm
cho màu sắc các chi tiết sang hơn. Các dịch vụ này tại Daikou không thực hiện.
Tuy nhiên, Daikou đã thuê bên ngoài thực hiện các dịch vụ này. Sau khi nhận hàng
về Daikou chỉ kiểm tra các sản phẩm về kích thước và kiểm tra hàng có bị rỉ sét
hay không. Về màu sắc chỉ kiểm tra bằng mắt thường.
3.2. LÃNG PHÍ DO SẢN PHẨM LỖI TẠI XƯỞNG GIA CÔNG DAIKOU
Đối với ngành cơ khí, việc sản xuất ra các chi tiết có độ chính xác cao là vô cùng quan
trọng vì các chi tiết được lắp đặt vào các bộ phận của các máy móc thiết bị khác. Nếu các
chi tiết bị lỗi, thiệt hại do sữa chữa có thể nhỏ, nhưng nếu các sản phẩm lỗi đến tay khách
hàng thứ nhất sẽ bị mất lòng tin thứ hai thiệt hại sẽ càng lớn nếu khách hàng đã sử dụng
các chi tiết đó để lắp ráp.
Dựa vào bảng thống kê lỗi trong tháng 5 (Phụ lục A) và thực hiện việc phỏng vấn sâu anh
Luân (quản lý xưởng), anh Công phòng kĩ thuật và các nhân viên tại xưởng gia công bao
gồm anh Ái (nhân viên cưa phôi, giữ kho nguyên vật liệu), anh Đạt (nhân viên đứng máy
CNC), anh Quốc (nhân viên đứng máy CNC), anh Hạnh (nhân viên đứng máy khoan)
theo phương pháp phỏng vấn sâu (phụ lục B) đã thu thập được thông tin về các nguyên
nhân gây ra lỗi như sau:
-


Phay không đạt dung sai (bao gồm dư kích thước, hụt kích thước, vượt quá dung
sai cho phép của khách hàng hoặc dung sai theo chuẩn quốc tế).
Phay bậc nhầm mặt sau.
Lệch tâm chi tiết.
Hư lỗ pin (lỗ pin có kích thước quá rộng hoặc quá chật. Nếu chi tiết có lỗ pin rộng
sẽ bỏ đi, tuy nhiên chi tiết có lỗ pin chật vẫn có thể sữa chữa.

Các sản phẩm sau khi được kiểm tra hoặc giao cho khách hàng sau khi phát hiện lỗi sẽ
tiến hành làm lại hoặc sửa chữa tùy theo lỗi của chi tiết.
Theo thu thập số liệu thống kê tại xưởng gia công Daikou vào tháng 6 từ 28/5 đến 29/6
năm 2016, bảng thống kê tần xuất lỗi được đưa ra như sau:

19


CHƯƠNG 3: CHUYÊN ĐỀ

Bảng 3.4 Bảng thống kê lỗi sản phẩm tháng 6/2017
Dạng lỗi
Phay không đạt dung sai
Lệch tâm chi tiết
Hư lỗ pin
Phay bậc nhầm mặt sau
Tổng

Số lần xuất hiện
11 (các lỗi số 1, 3, 4, 6, 7, 8,
11, 14, 15, 18, 19)
5 (các lỗi số 12, 13, 16, 20,

22)
3 (các lỗi số 10, 17, 21)
2 (5, 9)
21

% lỗi
52%

% tích lũy
52%

24%

76%

14%
10%
100%

90%
100%

Chú thích: Tên các lỗi và số lượng các lỗi được lấy thông tin từ phụ lục A bảng thống kê
lỗi sản phẩm trong tháng 6.
Tại Daikou Việt Nam các sản phẩm lỗi khi đến tay khách hàng sẽ bị trả về để làm lại chi
tiết giao cho khách hàng. Chưa xảy ra các trường hợp phải bồi thường hợp đồng nên thiệt
hại chủ yếu là về chi phí sản xuất lại các chi tiết. Đối với các chi tiết trên khi bị hư sẽ tốn
các chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương nhân viên, chi phí cơ hội do việc tốn thời
gian để làm lại các chi tiết. Như vậy, tổng lãng phí do sản phẩm lỗi tại công ty được ước
tính như sau:

• Chi phí định lượng
Chi phí nguyên vật liệu:
Phay không đạt dung sai: 24+165+660+56+400+110+336+504 = 3741 (ngàn đồng)
Lệch tâm chi tiết: 150+840+280 = 515 (ngàn đồng)
Hư lỗ pin: 26+110 = 136 (ngàn đồng)
Phay bậc nhầm mặt sau: 74+143 = 217 (ngàn đồng)
Chi phí công nhân:
Trong đó chi phí nhân công được ước tính bao gồm lương nhân viên đứng máy khoảng
6,000,000/tháng và lương của nhân viên phòng QA-QC khoảng 7,000,000/tháng. Như vậy
tiền lương của nhân viên đứng máy là 25,000/giờ, nhân viên phòng QA-QC là 29,000/
giờ.

20


CHƯƠNG 3: CHUYÊN ĐỀ

Bảng 3.5 Thời gian sản xuất của các sản phẩm lỗi
Phay không đạt
dung sai (phút)
575
200

Thời gian phay
Thời gian làm
nguội và kiểm tra
Chi phí công nhân cho các lỗi:

Lêch tâm chi
tiết (phút)

120
65

Hư lỗ pin
(phút)
60
35

Phay bậc nhầm
mặt sau (phút)
55
35

Phay không đạt dung sai: 575/60*25 + 200/60*29 ~ 336(ngàn đồng).
Lệch tâm chi tiết: 120/60*25 + 65/60*29 ~ 81 (ngàn đồng).
Hư lỗ pin: 60/60*25 + 35/60*29 ~ 40 (ngàn đồng).
Phay bậc nhầm mặt sau: 55/60*25 + 35/60*29 ~ 40 (ngàn đồng).
Bảng 3.6 Chi phí sản xuất các sản phẩm lỗi
Phay không đạt
dung sai các lỗi
3,741,000

Lệch tâm chi
tiết
515,000

Chi phí nguyên
vật liệu (đồng)
Chi phí nhân
336,000

81,000
công
Tổng chi phí
4,077,000
596,000
Như vậy, theo ước tính công ty đã lãng phí cho việc
5,278,000 đồng. Trong đó:

Hư lỗ pin
306,000

Phay bậc nhầm
mặt sau
217,000

42,000

40,000

348,000
257,000
xử lý lại các sản phẩm khoảng

Chi phí nguyên vật liệu các sản phẩm lỗi là 4,779,000 đồng.
Chi phí công nhân là 499,000 đồng.
Ngoài ra, công ty còn mất thêm chi phí cho việc dừng máy khoảng 17 giờ.
• Chi phí định tính:
Các chi tiết không đạt chất lượng sẽ mất đi chi phí cơ hội về thời gian dùng để sản xuất
các đơn hàng khác, mất uy tính đối với khách hàng, mất khả năng cạnh tranh trên thị
trường.

Theo bảng thống kê về các lỗi sản phẩm phổ biến cũng như chi phí thiệt hại do sản phẩm
lỗi, ta có thể thấy, lỗi phay không đạt dung sai chiếm tỉ lệ lỗi cao nhất cũng như thiệt hại
nhiều nhất cho công ty.
Dựa vào bảng thống kê lỗi phụ lục A và phỏng vấn anh Luân (quản lý xưởng), anh Công
phòng kĩ thuật và các nhân viên tại xưởng gia công bao gồm anh Ái (nhân viên cưa phôi,
giữ kho nguyên vật liệu), anh Đạt (nhân viên đứng máy CNC), anh Quốc (nhân viên đứng
máy CNC), anh Hạnh (nhân viên đứng máy khoan) theo phương pháp phỏng vấn sâu (phụ
lục B), xây dựng được biểu đồ xương cá như sau:
21


CHƯƠNG 3: CHUYÊN ĐỀ

Hình 3.6: Biểu đồ xương cá
• Yếu tố con người
Các bảng vẽ công nhân nhận từ phòng thiết kế có các thông số kĩ thuật của các chi tiết.
Công việc của công nhân là lập trình trên máy CNC để sản xuất ra các chi tiết sản phẩm.
Tuy nhiên, với tâm lí chủ quan, chưa tập trung tối đa cho công việc, dẫn đến việc lập trình
trên các máy bị sai dẫn đến sai các kích thước.
Giám sát sơ sài: giám sát tại xưởng gia công còn lơ là trong việc giám sát, quản lý công
nhân. Theo quan sát thấy, một số công nhân khi không có mặt của quản lý đã không
nghiêm túc trong công việc, đùa giỡn trong lúc phay có thể gây ra sai xót và nguy hiểm.
Yếu tố con người là yếu tố dễ nhìn thấy nhất gây ra lỗi phay không đạt dung sai. Điều này
xảy ra khi công nhân đứng máy thiếu kinh nghiệm, kĩ năng.
• Yếu tố máy móc thiết bị
Các máy móc thiết bị tại xưởng gia công không có lịch trình bảo trì bảo dưỡng định kì,
việc sửa chữa được diễn ra khi máy móc (CNC, NC, máy cưa…) gặp sự cố đột xuất, máy
móc sẽ dừng lại để công nhân trực tiếp kiểm tra. Đối với các lỗi nhỏ, công nhân có thể xử
lý ngay lập tức. Còn với một số máy như máy cưa, máy khoan, các mũi khoan hoặc dao
có thể bị mòn dẫn đến việc cắt kích thước phôi, hay khoan lỗ chi tiết không chính xác.

Ngoài ra, đối với các chi tiết có hình dạng phức tạp, các dao thông thường có thể bị bể
trong khi đang gia công chi tiết, khiến chi tiết bị sai hỏng về kích thước.

22


CHƯƠNG 3: CHUYÊN ĐỀ

• Yếu tố môi trường
Xưởng gia công các chi tiết cần duy trì nhiệt độ ở 25 độ C, nhiệt độ tốt nhất để các chi tiết
đạt được kích thước trên bảng vẽ. Nếu nhiệt độ cao hơn hay thấp hơn 25 độ C các chi tiết
sẽ bị biến dạng, tăng hoặc giảm đi kích thước tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường.
Ngoài ra, khi quan sát tại xưởng gia công, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn do vận hành máy
móc diễn ra. Tiếng ồn quá lớn có thể là nguyên nhận khiến công nhân mất tập trung vào
công việc. Công ty có trang bị tai nghe giảm tiếng ồn, tuy nhiên đa số các công nhân ở
xưởng không sử dụng với lý do bất tiện trong khi làm việc.
• Yếu tố nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu không đạt yêu cầu có thể do nguyên vật liệu mua về không được kiểm tra
kĩ nên có lẫn tạp chất, chưa đạt yêu cầu nguyên vật liệu của khách hàng.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với nguyên nhân dẫn đến lỗi sản phẩm
không đạt dung sai:
Thông qua việc phỏng vấn nhóm các nhân viên sản xuất, phòng QA-QC cùng với quản lý
xưởng và nhân viên phòng kĩ thuật, bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguyên
nhân đối với lỗi sản phẩm không đạt dung sai như sau:
Bảng 3.7 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân

Nhân viên
QC
Quản


xưởng
Nhân viên
đứng máy
Nhân viên
phòng

thuật
Tổng điểm x
trọng số

Trọng số

Con người

0.3

5

Máy
móc Môi trường Nguyên vật
thiết bị
là việc
liệu
3
1
1

0.3

4


3

1

2

0.2

4

5

0

1

0.2

3

4

1

2

1

4.1


3.6

0.8

1.5

Theo kết quả phỏng vấn nguyên nhân được xem là có ảnh hưởng lớn tới lỗi phay không
đạt dung sai đó là do con người và máy móc thiết bị.
Kiến nghị:
Đối với lỗi liên quan tới yếu tố con người: đề xuất giải pháp trong ngắn hạn là quản lý
xưởng có thể tổ chức những buổi đào tạo thường xuyên hơn cho công nhân, công nhân có
nhiều kinh nghiêm kỹ năng hơn sẽ thực hiện đào tạo lại cho công nhân có ít kinh nghiệm
hơn, thực hiện luân chuyển công việc để tránh sự nhàm chán. Cần có sự giám sát chặt chẽ
23


CHƯƠNG 3: CHUYÊN ĐỀ

hơn của quản đốc xưởng đối với công nhân để tránh sự thiếu nghiêm túc trong khi làm
việc.
Đối với yếu tố máy móc thiết bị: nếu thực hiện giải pháp thuê chuyên gia bảo hành máy
móc thiết bị định kì là không thể vì tốn chi phí rất cao. Tuy nhiên công ty có thực hiện
việc làm sạch máy móc thiết bị, ba giớ khoảng 10 phút đầu giờ trước khi bắt đầu gia công.
Cho một số công nhân theo học cái khóa đào tạo để có thể về đào tạo lại cho các công
nhân khác. Các công nhân sẽ có đủ kiến thức để có thể biết nguyên nhân, sửa chữa máy
móc thiết bị khi gặp sự cố đột xuất các vấn đề đơn giản.

24



CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

4. CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
4.1. Kết luận
Sau thời gian thực hiện 2 tháng sinh viên đã thực hiện được các mục tiêu:
-

-

-

Bước đầu tiếp xúc với doanh nghiệp, hiểu được mô hình kinh doanh, cách thức
hoạt động quản lý tại doanh nghiệp. Tập sự các công việc tại phòng QA – QC bao
gồm việc làm nguội, gói hàng và làm tem. Đây tuy là những công việc nhỏ nhưng
không hề đơn giản, thông qua đó giúp sinh việc tập được tính cẩn thận từ những
việc đơn giản nhất.
Hiểu được quy trình sản xuất của công ty từ khâu mua nguyên vật liệu đến sản
xuất và giao cho khách hàng.
Trong quá trình thực tập, sinh viên cũng đã giao tiếp với các anh chị tại phòng QA
– QC, phòng kĩ thuật để xin số liệu, thống kê lại các lỗi các lãng phí tại công ty.
Thực hiện các phỏng vấn sâu, tìm hiểu vấn đề từ quản lý xưởng, nhân viên đứng
máy và phòng QA – QC.
Sinh viên đã tìm hiểu các kiến thức biểu đồ nhân quả. Sau khi thu thập được số
liệu từ phòng QA – QC, tiến hành thống kê các lỗi sản phẩm để biết được đâu là
nguyên nhân khiến cho sản phẩm bị lỗi nhiều nhất, từ đó có những kiến nghị phù
hợp.

Khó khăn:
-


Công ty Daikou với lĩnh vực sản xuất chính là gia công cơ khí, bước đầu khi mới
vào công ty rất khó khăn cho sinh viên khi tìm ra chuyên đề cũng như hiểu chuyên
sâu quy trình sản xuất khi gắp phải những khái niệm chuyên ngành.
Dưới cái nhìn của một sinh viên mọi thứ còn rất mơ hồ và chủ quan nên việc ứng
dụng lý thuyết vào thực tiễn trong lần đầu tiên không thể tránh khỏi khó khăn và
sai xót.
Sinh viên cũng gặp phải khó khăn trong quá trình thu thập số liệu vì tính đến thời
điểm hiện tại, công ty đang thiếu nhân lực, nhân viên phòng kĩ thuât bận rộn nên
rất mất thời gian cho việc tìm lại tài liệu cho sinh viên.

4.2. Bài học kinh nghiệm
Trong quá trình thực tập tại công ty sinh viên đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm:
- Trước khi bắt tay vào làm việc tại một công ty, cần hiểu được cách thức hoạt động
cũng như văn hóa của công ty để dễ dàng hội nhập, làm quen với các nhân viên
trong công ty.
- Cần lầm việc với một thái độ tích cực, luôn sẵn sàng thực hiện các công việc được
giao một cách nghiêm túc kể cả những việc nhỏ nhất. Luôn có tinh thần học hỏi,
vươn lên, bổ sung các kiến thức mới được học tập từ công ty.
25


×