ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA LẦN 10 – NĂM 2016
MÔN : HÓA HỌC
Ngày thi : 18 – 6– 2016
Đề thi gồm 50 câu trắc nghiệm
Thời gian post đề: 20h
Thời gian nộp bài muộn nhất: 21h45 phút
Khoảng 21h15 phút sẽ có đường link điển và gửi đáp án trong nhóm.
Chúc các em làm bài thi tốt !
NGUYỄN ANH PHONG
www.facebook.com/groups/thithuhoahocquocgia/
Câu 01: Liên kết hóa học trong phân tử nào sau đây là liên kết ion?
A. H2O.
B. Cl2.
C. NaCl.
D. HCl.
Câu 02: Chất hữu cơ nào sau đây trong thành phần có chứa nguyên tố nitơ?
A. Phân ure.
B. Cacbohiđrat.
C. Chất béo.
D. Hiđrocacbon.
Câu 03: Công thức hóa học của sắt(III) hiđroxit là
A. Fe2O3.
B. Fe(OH)3.
C. Fe3O4.
D. Fe(OH)2.
Câu 04: Đốt cháy chất hữu cơ X thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O. X có thể là
A. ancol.
B. este.
C. axit cacboxylic. D. anđehit.
Câu 05: Axit nào sau đây là axit béo no?
A. Axit linoleic.
B. Axit axetic.
C. Axit benzoic.
D. Axit panmitic.
Câu 06: Để bảo quản kim loại Na người ta dùng biện pháp:
A. Bọc thật kín
B. Ngâm chìm trong dầu hỏa
C. Ngâm trong benzen
D. Ngâm trong phenol
Câu 07: Quặng nào sau đây giàu sắt nhất:
A. Pirit
B. Xiđêrit
C. Manhetit
D. Hemantit nâu
Câu 08: Chất nào sau đây là este no, đơn chức:
A. CH3COOH
B. HCOOC2H3
C. CH3OOCCOOCH3 D. HCOOCH3
Câu 09: Trong các chất sau, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. CH3CHO.
B. CH3COOH.
C. C2H5OH.
D. HCOOCH3.
Câu 10: Kim loại Cu không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. HNO3 loãng nóng.
B. HNO3 loãng nguội.
C. H2SO4 loãng nóng.
D. H2SO4 đặc nóng.
Câu 11: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.
(b) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng dư.
(c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc, nóng dư.
(d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3.
(e) Cho 1 mol bột Cu vào dung dịch chứa 1,8 mol FeCl3
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm có chất rắn (kết tủa) là:
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 12: Thành phần chính của quặng boxit là
A. Al2O3.
B. Fe3O4.
C. FeCO3.
D. Cr2O3.
Câu 13: Cho dãy các chất: etilen, stiren, phenol, axit acrylic, etyl axetat, alalin. Số chất làm mất màu
dung dịch brom ở điều kiện thường là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 6.
Câu 14: Chất không tham gia phản ứng thủy phân là
A. Xenlulozơ.
B. Fructozơ.
C. Saccarozơ.
D. Tinh bột.
Câu 15: Khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính?
A. O3.
B. NO2.
C. CO2.
D. SO2.
Ra đề: Thầy Nguyễn Anh Phong
1
Câu 16: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tất cả các anđehit đều có tính oxi hóa và tính khử.
B. Axit fomic có phản ứng tráng bạc.
C. Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức chung CnH2nO (n ≥ 1).
D. Axit acrylic thuộc cùng dãy đồng đẳng với axit axetic.
Câu 17: Chất nào sau đây phản ứng được với phenol (C6H5OH)?
A. KHCO3.
B. NaCl.
C. HCl.
D. NaOH.
Câu 18: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. PVC.
B. Nilon–6,6.
C. Novolac.
D. Tơ lapsan.
Câu 19: Dung dịch axit nào sau đây hòa tan được SiO2?
A. HBr.
B. HF.
C. HCl.
D. HI.
Câu 20: Cho các chất sau: Al2O3, ZnO, FeO, Ba(HCO3)2, NH4NO3, MgCO3, Al(OH)3, NaAlO2 . Tổng số
các chất lưỡng tính là:
A. 1
B. 2
C. 4
D. 5
Câu 21: Cho các hợp chất sau: Glucozơ, fructozơ, sobitol, glixerol, axit ađipic, propan – 1,3 – điol. Số
hợp chất đa chức có khả năng tác dụng với Cu(OH)2 là:
A. 6
B. 4
C. 5
D. 3
Câu 22: Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Fe3+.
B. Cu2+.
C. Fe2+.
D. Al3+.
Câu 23: Người ta dùng thạch cao nung để bó bột, đúc tượng…Công thức của thạch cao nung là:
A. CaSO4
B. CaSO4.H2O
C. CaSO4.2H2O
D. CaSO4.3H2O
Câu 24: Phần trăm khối lượng của Al có trong phèn chua là:
A. 6,34%
B. 7,24%
C. 5,70%
D. 8,24%
Câu 25: Este X có tỉ khối hơi so với He bằng 21,5. Cho 17,2 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư,
thu được dung dịch chứa 16,4 gam muối. Công thức của X là ?
A. C2H3COOCH3.
B. CH3COOC2H3.
C. HCOOC3H5.
D. CH3COOC2H5.
Câu 26: Cho các thí nghiệm sau :
(1) Đun nóng nước cứng tạm thời.
(2) Cho phèn chua vào dung dịch Ba(OH)2 dư.
(3) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
(4) Cho khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.
(5) Cho khí NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
(6) Sục khí CO2 vào thủy tinh lỏng.
Số thí nghiệm thu được kết tủa là?
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Câu 27: Trong công nghiệp, amoniac được điều chế từ nito và hidro bằng phương pháp tổng hợp theo
phương trình hóa học :
N2 (k) + 3H2 (k)
2NH3 (k)
∆H < 0.
Để cân bằng hóa học trên chuyển dịch theo chiều thuận ta phải ?
A. Tăng nhiệt độ, giảm áp suất.
B. Giảm nhiệt độ, giảm áp suất.
C. Tăng nhiệt độ, tăng áp suất.
D. Giảm nhiệt độ, tăng áp suất.
Câu 28: Cho các cặp phản ứng sau :
1. H2S + Cl2 + H2O →
2. SO2 + H2S →
3. SO2 + Br2 + H2O →
4. S + H2SO4 đặc, nóng →
5. S + F2 →
6. SO2 + O2 →
Tổng số phản ứng tạo ra sản phẩm chứa lưu huỳnh ở mức oxi hóa +6 là :
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Ra đề: Thầy Nguyễn Anh Phong
2
Câu 29: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử ?
A. 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O. B. 2KNO3
t
0
t0
2KNO2 + O2
t0
C. CaCO3
CaO + CO2.
D. 4FeCO3 + O2
2Fe2O3 + 4CO2.
Câu 30: Cho các phát biểu sau :
(a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol.
(b) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom.
(c) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(d) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH.
Số phát biểu đúng là ?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 31: Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường :
(a) Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2.
(b) Cho CaO vào H2O.
(c) Cho Na2CO3 vào dung dịch CH3COOH. (d) Sục khí Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là ?
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Câu 32: Cho hỗn hợp X ( gồm 1,12 gam Fe; 3,48 gam Fe3O4 và 0,8 gam CuO).Hòa tan hoàn toàn X vào
dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch KOH thu được
kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn .Giá trị của m:
A. 6,0
B. 8,4
C. 7,8
D. 6,4
Câu 33: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm về NH3 như sau :
Nước
nước cất có
phenolphtalein
Trong mô hình thí nghiệm trên. Nước phun lên vào bình sẽ có màu gì?
A. Xanh
B. Tím
C. Hồng
D. Không màu
Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H4, C3H4 và C4H4 cần vừa đủ a mol O2, thu
được CO2 và H2O với tổng khối lượng là 25,68 gam. Giá trị của a là:
A. 0,52
B. 0,54
C. 0,48
D. 0,56
Câu 35: Điện phân 2000 ml dung dịch AgNO3 0,1M với điện cực trơ, cường độ dòng điện 9,65A cho tới
khi dung dịch sau điện phân chức 0,2 mol H+ thì dừng điện phân. Thời gian (giây) điện phân là:
A. 2000
B. 2105
C. 2140
D. Đáp án khác
Câu 36: Sục CO2 (dư) vào dung dịch chứa hỗn hợp a mol Ca(OH)2 và b mol NaOH. Nhận thấy lượng kết
tủa biến thiên theo đồ thị (hình vẽ).
Tỷ lệ của a : b là:
n
A. 1:1
B. 1:2
0,1
C. 2:3
D. 3:4
0,3
Ra đề: Thầy Nguyễn Anh Phong
nCO2
3
Câu 37: Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol C2H5OH và 0,4 mol C3H7OH dẫn qua H2SO4 đặc nóng thu được m
gam hỗn hợp Y gồm các ete và anken. Cho Y vào dung dịch brom dư thì thấy có 0,35 mol Br2 đã tham
gia phản ứng. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là?
A. 22,38.
B. 24,27.
C. 23,42.
D. 24,65
Câu 38: Cho m gam Fe tác dụng hết với H2SO4 (đặc/nóng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được 10m/7 (gam) khí SO2 và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X thu được (m + 133,5 ) gam
kết tủa. Giá trị của m là :
A. 56,0
B. 28,0
C. 22,4
C. 16,8
Câu 39. Một hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức E, F (ME < MF). Đun nóng 12,5 gam hỗn hợp X với một
lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 7,6 gam hỗn hợp ancol no Y, đơn chức có khối lượng phân tử
hơn kém nhau 14 đvC và hỗn hợp hai muối Z. Đốt cháy 7,6 gam Y thu được 7,84 lít khí CO2 (ở đktc) và
9,0 gam H2O. Phần trăm khối lượng của E trong X là:
A. 59,2%.
B. 62,4%.
C. 46,8%.
D. 38,6%.
Câu 40: Hòa tan hỗn hợp chứa 1,12 gam Fe và 0,72 gam FeO bằng 500 ml dung dịch HCl 0,2M, thu
được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất
của N5+) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là?
A. 14,35.
B. 8,61.
C. 10,23.
D. 9,15.
Câu 41: Hỗn hợp Z gồm 1 ancol no mạch hở 2 chức X và 1 ancol no đơn chức mạch hở Y (các nhóm
chức đều bậc 1) có tỉ lệ số mol nX : nY = 4 : 3. Cho m gam hỗn hợp Z tác dụng với natri dư thu được
2,464 lít H2 (đktc). Mặt khác cho m gam hỗn hợp Z tác dụng với CuO dư đun nóng sau khi phản ứng kết
thúc thu được 12,08 gam hỗn hợp andehit và hơi nước. Để đốt cháy m gam hỗn hợp Z cần bao nhiêu lít
O2 (đktc) ?
A. 9,856.
B. 11,648.
C. 10,528.
D. 9,408.
Câu 42: Cho 46,6 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 30,9% về khối lượng) tan
hết vào nước thu được dung dịch Y và 8,96 lít H2 (đktc). Cho 1,4 lít dung dịch HCl 1M vào dung dịch Y
thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 23,4.
B. 27,3.
C. 31,2.
D. 15,6.
Câu 43: Hòa tan 52,8 gam hỗn hợp X gồm Cu, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 trong H2SO4 đặc/nóng. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 131,2 gam hỗn hợp muối sunfat và 3,36 lít khí
SO2 (spkdn, đktc). Cho CO (dư) đi qua X nung nóng rồi sục khí thu được vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì
thu được m gam kết tủa. Các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 70
B. 90
C. 75
D. 80
Câu 44: Hỗn hợp X chứa hai ancol no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng liên tiếp. Y là axit không no có
một liên kết đôi C = C trong phân tử, đơn chức, mạch hở. Trộn X và Y với tỷ lệ khối lượng tương ứng là
19 : 108 thu được hỗn hợp Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 0,465 mol O2 thu được 0,43 mol CO2.
Nếu este hóa (H = 100%) hỗn hợp Z thì khối lượng este thu được gần nhất với:
A. 3
B. 6
C. 8
D. 10
Câu 45: Cho x gam hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có CTPT là C2H8O3N2 và C3H10O4N2 đều no, hở tác
dụng với dung dịch KOH vừa đủ thu được 1,568 lít hỗn hợp Y gồm hai chất khí đều làm xanh giấy quỳ
tím ẩm có tỷ khối so với H2 bằng 16,5 và dung dịch Z có chứa m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m gần
nhất với:
A. 10
B. 12
C. 14
D. 8
Ra đề: Thầy Nguyễn Anh Phong
4
Câu 46: Hỗn hợp X chứa ancol A, axit hai chức thuần B và este 2 chức thuần C đều no, mạch hở và có tỉ
lệ mol tương ứng 1 : 2 : 3. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần dùng 9,9456 lít O2(đktc). Mặt khác,
đun nóng m gam hỗn hợp X trong 180 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y và hỗn hợp 2 ancol
no, đơn chức, hở. Cô cạn dung dịch Y sau đó nung với CaO thu được duy nhất một hydrocacbon đơn giản
nhất có khối lượng 0,48 gam. Các phản ứng đạt hiệu suất 100%, số mol hydrocacbon nhỏ hơn số mol
muối trong Y. Phần trăm khối lượng của A có trong X gần nhất với:
A. 6,4%
B. 8,8%
C. 9,8%
D. 7,6%
Câu 47: Hỗn hợp X chứa 0,02 mol FeO; 0,04 mol Fe3O4; 0,01 mol Fe2O3; 0,05 mol Cr2O3 và 0,12 mol
Al. Cho X vào bình kín (chân không) rồi nung nóng một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y. Cho toàn bộ
Y tan hoàn toàn trong dung dịch HCl (đun nóng) thấy thoát ra 2,912 lít khí ở đktc và thu được dung dịch
Z. Cho KOH dư vào Z thấy có 19,55 gam hỗn hợp kết tủa. Xem rằng phản ứng nhiệt nhôm không sinh ra
các oxit trung gian, các kim loại trong Y chỉ tác dụng với HCl. Phần trăm khối lượng của Cr có trong Y
là:
A. 8,981%
B. 11,226%
C. 13,472%
D. 15,717%
Câu 48: T là hỗn hợp chứa hai axit đơn chức, một ancol no hai chức và một este hai chức tạo bởi các axit
và ancol trên (tất cả đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 24,16 gam T thu được 0,94 mol CO2 và 0,68 mol
H2O. Mặt khác, cho lượng T trên vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có 0,32 mol Ag xuất hiện. Biết tổng
số mol các chất có trong 24,16 gam T là 0,26 mol. Phần trăm khối lượng của ancol trong T gần nhất với:
A. 25%
B. 15%
C. 5%
D. 10%
Câu 49: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Al, MgCO3 và 0,05 mol Al2O3 vào 200 gam dung
dịch chứa HCl và KNO3 thu được 6,048 lít hỗn hợp khí Y ở đktc gồm NO, H2, CO2 trong đó có 0,1 mol
NO và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa. Cho AgNO3 dư vào Z thu được 185,115 gam kết tủa.
Mặt khác, cho NaOH dư vào Z thấy có 1,465 mol NaOH tham gia phản ứng. Phần trăm khối lượng của
MgCl2 có trong dung dịch Z gần nhất với:
A. 4,4%
B. 4,8%
C. 5,0%
D. 5,4%
Câu 50: Hỗn hợp E gồm 3 peptit X, Y, Z trong đó (MX < MY < MZ và nY =2nX ) có tổng liên kết peptit
bằng 19 và số O trong mỗi peptit không nhỏ hơn 8. Thủy phân hoàn toàn 55,87 gam E cần vừa đủ 0,93
mol KOH chỉ thu được hỗn hợp muối của Gly và Ala có tỷ lệ mol 88:5. Lấy ½ khối lượng Y có trong E
rồi trộn với a mol một este no, đơn chức, hở được hỗn hợp T. Đốt cháy hoàn toàn T cần 0,3475 mol O2
thu được 0,32 mol CO2. Phần trăm khối lượng của este trong T gần nhất với:
A. 52%
B. 48%
C. 54%
D. 45%
--------------- HẾT ---------------
Ra đề: Thầy Nguyễn Anh Phong
5