Ngữ văn 11 – GV: Trần Lan
Ngày soạn: 09/10/2016
Ngày giảng: 10/10/2016
Tiết 2 + 3
ĐÂY THÔN VĨ GIẠ
(Hàn Mặc Tử)
I.
II.
III.
Mục tiêu
1. Kiến thức
2. Kỹ năng
3. Thái độ
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Thiết kế bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc và soạn bài ở nhà.
Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận.
- Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trog bài thơ “Tràng Giang”.
3. Bài mới
- Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Hoài Thanh đã có một nhận định rất hay
về phong trào Thơ Mới: “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần, một hồn
thơ rộng mở như Thế Lữ, Mơ màng như Lưu Trong Lư, hùng trang như Huy Thông,
trong sáng như Nguyễ Nhước Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính,
kỳ dị như Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, thiết tha, rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu.”
Nếu thơ Huy Cận có cái buồn ảo não, chứa khối sầu thiên cổ, nếu thơ Xuân Diệu thể
hiện cái thiết tha, rạo rực, yêu đời thì thơ Hàn Mặc Tử lại kỳ dị, điên cuồng - một đặc
điểm rất riêng, rất lạ. “Đây thôn Vĩ Giạ” là một bài thơ như thế.
1
Ngữ văn 11 – GV: Trần Lan
Hoạt động của GV và HS
Em hãy trình bày một số nét chính
về nhà thơ Hàn Mặc Tử ?
Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác
của bài thơ “Đây thôn Vĩ Giạ” ?
Một học sinh đọc toàn bộ văn bản.
Giáo viên giải nghĩa một số từ khó.
Em hãy cho biết bài thơ thuộc thể
thơ nào ?
Hãy chia bố cục và đặt tên cho từng
đoạn thơ?
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên thật là
Nguyễn Trọng Trí, quê ở huyện Phong Lộc,
tỉnh Đồng Hới.
- Làm thơ từ năm 14, 15 tuổi. Bút danh:
Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh..
- Phong cách thơ: tượng trưng, siêu thực.
- Tác phẩm tiêu biểu: “Gái quê”, “Thơ điên”,
“Xuân như ý”,…
2. Tác phẩm
- Sáng tác năm 1938.
được rút từ tập “Thơ điên”( Đau thương).
- Gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương của
Hàn Mặc Tử với cô gái quê ở Vĩ Dạ.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc, giải nghĩa từ khó
- SGK
2. Thể thơ và bố cục
- Thể thơ thất ngôn trường thiên
- Bố cục: 3 đoạn
+ Khổ 1: Cảnh vườn thôn Vĩ trong
buổi bình minh.
+ Khổ 2: Cảnh sông nước đêm trăng.
+ Khổ 3: Cảnh sương khói.
3. Phân tích
3.1. Cảnh và tình trong bài thơ
- Cảnh:
+ Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của vườn
tược xứ Huế.
+ Cảnh đeo sầu, chất chứa nỗi khắc
khoải, tiếc nuối.
+ Cảnh đan xen giữa thực và ảo.
- Tình:
+ Tình yêu.
+ Tình quê.
2
Ngữ văn 11 – GV: Trần Lan
+ Tình đời.
Bài thơ mang phong cảnh rất độc đáo
và thể hiện nhiều tâm trạng cũng như các
khung bậc cảm xúc của thi nhân.
Giữa cảnh và tình cũng có mối liên hệ
với nhau và tác động lẫn nhau khiến bài
thơ trở nên hài hòa mà vô cùng sâu lắng.
3.2. Khổ 1.
* Câu thơ 1:
- Hình thức: Câu hỏi.
Hãy tìm ra những hình ảnh miêu tả + Chủ thể:
Hoàng Cúc
vẻ đẹp của khung cảnh thôn Vĩ ?
Tác giả phân thân
Phân tích những giá trị nghệ thuật
được sử dụng ?
- Nội dung: Lời mời, câu hỏi, lời trách cứ,
nhắc nhở.
Câu hỏi tu từ đã bày tỏ niềm tiếc nuối xen
lẫn khát khao được một lần trở về thôn Vĩ
trong hoàn cảnh nghiệt ngã, đầy vô vọng của
tác giả.
* Ba câu cuối: Bức tranh thôn Vĩ tươi đẹp,
sống động.
- “Nắng hàng cau”, “nắng mới lên”: điệp từ
“nắng” gợi khung cảnh thôn Vĩ ngập tràn
ánh nắng buổi bình minh.
- “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”:
+ Đại từ phiếm chỉ ’’ai’’: gợi ám ảnh nhớ
nhung.
+ Tính từ “mướt”
+ Thán từ “quá”
Sự trầm trồ, thán phục trước vẻ xanh
tươi, tràn đầy sức sống của vườn tược xứ
Huế.
+ “Xanh như ngọc” : Hình ảnh so sánh độc
đáo. Sương đêm còn đọng trên lá vào buổi
sớm tạo nên một màu xanh tinh khiết, lấp
lánh y như một viên ngọc quý.
- “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”:
+ “Lá trúc”: vẻ thanh tú.
+ “Che ngang”: Sự e lệ, duyên dáng.
+ ”Mặt chữ điền”: Khuôn mặt phúc hậu,
3
Ngữ văn 11 – GV: Trần Lan
hiền lành.
Bức tranh thiên nhiên và con người xứ
Huế hiện lên vô cùng sống động. Cảnh thôn
Vĩ thì trinh nguyên, ngập tràn ánh nắng, có
đường nét, màu sắc. Con người thì e lệ, dịu
dàng nhưng không dấu được vẻ phúc hậu,
hiền lành.
Niềm say mê, khao khát mãnh liệt của thi
sĩ về một vùng đất nên thơ.
3.3. Khổ 2
- “Gió... mây” gợi cảm nhận về sự chia lìa,
Hình ảnh “gió”, “mây” trong khổ nỗi ám ảnh về một cuộc chia lìa ngay ở
thơ 2 được miêu tả có gì đặc biệt ?
những sự vật không bao giờ chia chìa.
- Nghệ thuật nhân hóa “dòng nước buồn
thiu”thổi vào cảnh vật một dòng tâm trạng.
- Từ “lay” nhấn mạnh vào nỗi buồn hiu hắt.
- Câu hỏi tu từ “Thuyền ai...tối nay ?” thể
hiện tâm trạng chờ mong, khắc khoải, bồn
chồn, ý thức về sự vơi cạn dần của thời gian,
về một cuộc chia li mãi mãi.
Cảnh đẹp như trong cõi mộng nhưng chất
chứa một nỗi buồn vô hạn.
3.4. Khổ 3.
- Điệp ngữ “khách đường xa” kết hợp với từ
“mơ” khao khát được hòa nhập với con
Nhà thơ bộc lộ tâm trạng của mình người, với cuộc đời.
như thế nào trong khổ thơ 3?
- “Áo em...không ra” Hư ảo, nhạt nhòa,
xa xôi nỗi đau về cuộc đời, về tình yêu
ngày càng xa tầm với.
- Câu hỏi tu từ “Ở đây...có đậm đà ?”
nghẹn ngào, trách móc, vẫn khao khát tình
yêu sâu đậm, thiết tha.
- Đại từ phiếm chỉ “ai” thể hiện sự mơ hồ
nhưng nhất quán xuyên suốt bài thơ.
Thời gian, không gian không xác định tạo
ra một thế giới hư ảo cả về cảnh vật lẫn tình
cảm, tâm hồn con người. Nhưng trong đó
vẫn chứa dựng khao khát yêu thương, đồng
cảm đến mãnh liệt.
4
Ngữ văn 11 – GV: Trần Lan
III. Tổng kết.
1. Nội dung
- Tình yêu với thiên nhiên thôn Vĩ, với người
con gái xứ Huế, tình yêu với cuộc đời.
- Niềm khao khát cháy bỏng được yêu, được
sống.
- Nỗi đau đớn, khắc khoải đến vô vọng
nhưng không hề bi lụy của một con người
sắp phải rời xa cõi đời
2. Nghệ thuật
- Hình ảnh thơ tinh khiết, trong sáng, thi vị,
giàu sức gợi, tượng trưng, siêu thực với các
biện pháp tu từ như điệp từ, câu hỏi tu từ, so
sánh, ẩn dụ.
- Mỗi khổ là một câu hỏi tu từ.
IV. Củng cố
- Ghi nhớ (SGK).
V. Hướng dẫn HS tự học
- Học thuộc lòng bài thơ “Đây thôn Vĩ Giạ”.
- Phân tích bài thơ để thấy được tình yêu và
khát khao cháy bỏng của thi sĩ với cuộc đời.
5