Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

giáo án bài từ ấy tỐ hữu LỚP 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.84 KB, 17 trang )

BÀI DẠY:

TỪ ẤY

- TốHữu–
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh thấy rõ niềm hạnh phúc, sự say mê mãnh liệt, những nhận thức
mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm… của tác giả trong buổi đầu
gặp gỡ lý tưởng cách mạng, tác động to lớn của lý tưởng cách mạng với cuộc đời
nhà thơ.
- Giúp học sinh hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình như: tứ
thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu thơ … trong việc làm nổi bật tâm trạng của cái
tôi nhà thơ
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
3. Tư tưởng, thái độ:
- Giúp học sinh cảm nhận được niềm hạnh phúc say mê của tác giả khi giác
ngộ được lí tưởng cách mạng, từ đó giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất
nước…
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kết hợp các phương pháp đọc hiểu, phát vấn, thảo luận, đàm thoại.
- Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa.
- Giáo án và sách giáo viên, sách thiết kế Ngữ Văn lớp 11, tập 2, NXB Giáo
dục, 2012.
+ Bảng phụ.
+ Phiếu học tập.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Bài thơ “Từ ấy” có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời và sự
nghiệp thơ ca của Tố Hữu?


A. Là tuyên ngôn về lẽ sống của một người chiến sĩ cách mạng
B. Là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ cách mạng
C. Có ý nghĩa mở đầu, định hướng cho toàn bộ quá trình sang tác của Tố Hữu
[Từ Ấy – Tố Hữu, Ngữ Văn 11, học kỳ II, Tiết 88]

Page 1


D. Cả 3 ý kiến trên
Câu 2: Sức hấp dẫn mới mẻ của bài thơ “Từ ấy”:
A. Hình thức nghệ thuật hiện đại
B. Một chủ thể trữ tình trẻ trung, nhiệt huyết
C. Cách cảm thụ và thể nghiệm sáng tạo
D. Cả 3 ý kiến trên
Câu 3: Bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu là:
A. Biểu hiện cái tôi cá nhân khao khát được khẳng định giữa cuộc đời…
B. Vẻ đẹp hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng…
C. Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt…
D. Lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản…
PHIẾU HỌC TẬP
Qua bài thơ, em nghĩ rằng người thanh niên (đặc biệt là thanh niên hiện nay)
cần có lí tưởng sống hay không? Lí tưởng của em là gì?
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đọc SGK, tham khảo các tài liệu liên quan, soạn giáo án, dự báo các tình huống

có thể xảy ra trong quá trình HS tiến hành bài học trên lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài cũ, soạn bài mới, đọc và tìm hiểu trước bài học.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu hỏi: Chọn đọc 1 khổ thơ mà em thích nhất trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”,
phân tích ý nghĩa và đặc điểm nghệ thuật của khổ thơ ấy?
- Gv nhận xét và bổ sung.
3. Giảng bài mới: (39 phút)
Giới thiệu bài: (1 phút) :Tố Hữu nhà thơ xuất sắc của thơ ca cách mạng Việt Nam.
[Từ Ấy – Tố Hữu, Ngữ Văn 11, học kỳ II, Tiết 88]

Page 2


Hôm nay chúng ta tìm hiểu một bài thơ được sáng tác thời kì người thanh niên
cộng sản Tố Hữu bắt gặp lí tưởng Đảng - “Từ ấy”. Đây là bài thơ có ý nghĩa mở
đầu như một tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng, đồng thời cũng
là tuyên ngôn nghệ thuật của một nhà thơ.
Tiến trình bài dạy:
Thời
gian

5
phút

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ
HỌC SINH
Hoạt động1: TÌM HIỂU CHUNG:


NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. TÌM HIỂU CHUNG:

1. Tác giả: (5 phút)

1. Tác giả:
a. Cuộc đời:
* Gv: Em nào hãy trình bày đôi nét cơ - Tố Hữu (1920- 2002), tên khai sinh là
bản về cuộc đời và sự nghiệp của Tố Nguyễn Kim Thành, quê ở Quảng Điền,
Hữu?
Thừa Thiên- Huế.
+Năm sinh, năm mất, quê quán?
- 1938, 18 tuổi được kết nạp Đảng=>
Sự nghiệp thơ ca gắn liền với sự nghiệp
Cách mạng.
b. Sự nghiệp:
+ Quá trình hoạt động?
- Các tập thơ tiêu biểu: “Từ ấy”, “Việt
+ Nội dung thơ Tố Hữu?
Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và
+ Nghệ thuật thơ Tố Hữu?
hoa”, “Một tiếng đờn”, “Ta với ta” …
HS trả lời
 Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là
GV nhận xét, bổ sung.
“lá cờ đầu của thơ ca cách mạng” Việt
* Gv bổ sung:
Nam hiện đại.
- Cho Hs xem chân dung Tố Hữu.

- Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn
Kim Thành, quê Huế, học trường
Quốc học.
Ông sinh ra trong một gia đình nhà
nho nghèo. Song thân của Tố Hữu rất
say mê với việc sưu tầm ca dao, tục
ngữ. Tố Hữu sinh ra ở mảnh đất rất
giàu về truyền thống văn hoá (những
làn điệu dân ca, điệu hò mái nhì, mái
đẩy- Nhã nhạc cung đình). Tất cả có
ảnh hưởng tới tâm hồn thơ Tố Hữu.
- Giác ngộ cách mạng từ sớm, trở
thành nhà thơ cộng sản trẻ tuổi. Đến
với thơ và Cách mạng cùng một lúc
nên con đường thơ của ông gắn liền

[Từ Ấy – Tố Hữu, Ngữ Văn 11, học kỳ II, Tiết 88]

Page 3


với các chặng đường của cách mạng
Việt Nam.
- Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng
sản, là tác giả các tập thơ “Từ ấy”,
“Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”,
“Máu và hoa”, “Một tiếng đờn”, “Ta
với ta” …
- Nội dung: thơ Tố Hữu là thơ trữ
tình - chính trị. Thể hiện lẽ sống, lí

tưởng, tình cảm cách mạng của người
Việt Nam hiện đại.
- Nghệ thuật: thơ Tố Hữu mang chất
dân tộc, truyền thống.
- Ông được tặng thưởng Huân chương
sao vàng năm 1994; Giải thưởng Hồ
Chí Minh về văn học nghệ thuật năm
1996 và Giải thưởng văn học ASEAN
1999.
 Tố Hữu là nhà thơ lớn của
dân tộc, là “lá cờ đầu của thơ ca cách
mạng” Việt Nam hiên đại.
2. Tác phẩm: (3phút)
a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác:
- Gv: : Em hãy cho biết hoàn cảnh
sáng tác và xuất xứ của bài thơ “Từ
ấy”?
- HS trả lời
- GV nhận xét, bổ sung
Gv bổ sung:
- Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu viết
vào tháng 7/1938 nằm trong phần
“Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy”.
- “Từ ấy” là tập thơ đầu tay của Tố
Hữu, là tiếng hát trong trẻo, phấn
chấn, say mê của người thanh niên
cộng sản, gồm 71 bài thơ, chia làm
ba phần: “Máu lửa”, “Xiềng xích”,
“Giải phóng”. Bài thơ mở đầu: “Mồ
côi”, bài thơ kết thúc “Hồ Chí

Minh”.
- Gv: Bài thơ “ Từ ấy” có vị trí như
[Từ Ấy – Tố Hữu, Ngữ Văn 11, học kỳ II, Tiết 88]

- Nội dung: thơ Tố Hữu là thơ trữ tìnhchính trị. Thể hiện lẽ sống, lí tưởng,
tình cảm cách mạng của người Việt
Nam hiện đại.
- Nghệ thuật: thơ Tố Hữu mang chất
dân tộc, truyền thống

2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác:
* Hoàn cảnh sáng tác:
- Tháng 7/1938 Tố Hữu được đứng vào
hàng ngũ của Đảng, bài thơ ghi lại
những cảm xúc, suy tư sâu sắc của tác
giả trong thời điểm đó.
* Xuất xứ:
- Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu viết vào
tháng 7/1938 nằm trong phần “Máu
lửa” của tập thơ “Từ ấy”.

b. Vị trí: có ý nghĩa mở đầu cho con
đường cách mạng, con đường thi ca và
Page 4


thế nào đối với Tố Hữu?

đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc

đời Tố Hữu.
c. Bố cục:
- GV : Bài thơ có thể chia làm mấy Gồm 3 phần:
phần? Tìm ý chính trong từng phần? - Phần 1: Khổ 1: Niềm vui sướng, say
mê khi bắt gặp lý tưởng Đảng.
- HS trả lời
- Phần 2: Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ
- GV nhận xét, bổ sung
sống.
- Phần 3: Khổ 3: Sự chuyển biến sâu
sắc trong tình cảm của tác giả.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
Hoạt động 2: (30phút)
1. Đọc:
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc: (1 phút)
*Gv hướng dẫn Hs đọc bài thơ: HS
đọc với giọng điệu say sưa, phấn chấn
hạnh phúc, thể hiện niềm vui sướng,
say mê của tác giả như trong mối
duyên đầu với cách mạng, với Đảng.
Chú ý vào sự thay đổi của nhịp thơ
theo từng câu từng khổ.
- Gv gọi 1-2 Hs đọc bài thơ
2. Tìm hiểu văn bản
a. Khổ 1 (10 phút)
* Gv gọi 1 Hs đọc lại khổ 1
* Gv:

- Hai câu đầu được viết theo bút pháp

gì?Kể về chuyện gì?
+ Kỉ niệm ấy là gì? Thể hiện qua từ
ngữ nào?(“Từ ấy” là khi nào?)

- Nhan đề của bài thơ đựợc lặp lại
ngay ở khổ thơ đầu có tác dụng gì ?
* Gv bổ sung:
- “Từ ấy”- năm 1938, Tố Hữu 18 tuổi.
Tuổi trẻ giàu ước mơ, khát khao lí
[Từ Ấy – Tố Hữu, Ngữ Văn 11, học kỳ II, Tiết 88]

2. Tìm hiểu văn bản
a. Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi
bắt gặp lí tưởng của Đảng.
* 2 câu đầu:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim”
- Bút pháp tự sự kể về kỉ niệm khó quên
trong cuộc đời mình.
- “Từ ấy” : trạng từ chỉ thời gian, đánh
dấu một thời điểm có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng trong cuộc đời cách mạng và
đời thơ của Tố Hữu – 7/1938, Tố Hữu
được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
- Nhan đề của bài thơ được lặp lại ngay
khổ thơ I có tác dụng nhấn mạnh thời
điểm nhà thơ giác ngộ lí tưởng cách
mạng.
- “Từ ấy” trở thành cấu tứ nhuần

nhuyễn cho cả bài thơ.
Page 5


tưởng đang “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu
đời” thì được giác ngộ lí tưởng cộng
sản, được kết nạp vào Đảng.
- Ở đây “Từ ấy” cũng chính là cái tứ
của bài thơ, là điểm tựa cho sự vận
động của nhận thức, tình cảm của nhà
thơ.
- Được ánh sáng của Đảng soi đường
nên ngay từ những tiếng thơ đầu tiên
Tố Hữu đã thể hiện tình yêu đời, yêu
cuộc sống. Đây cũng chính là sự may
mắn, niềm vui riêng của tác giả mà
các nhà thơ thời kì này chưa có được.
Nếu như Huy Cận rơi vào nỗi sầu
thiên cổ, hay như Chế Lan Viên phải
thốt lên:
“Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa!
Ðể nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo!”

Còn “ông hoàng thơ tình”- Xuân Diệu
vui đó rồi lại buồn đó, và Huy Thông
có lần cũng mơ ước
“Tôi muốn hóa một con chim để cùng
gió

Bay lên cao mơn trớn sợi mây hồng
Muốn uống vào trong buồng phổi vô
cùng
Tất cả ánh sáng dưới gầm trời lồng
lộng”...thì Tố Hữu đã bắt gặp và được

lí tưởng của mình soi đường.
Đây là sự gặp gỡ của hai mùa
xuân: mùa xuân của tuổi trẻ và mùa
xuân của lý tưởng, của tương lai.

* Gv :
- Nhà thơ đã dùng hình ảnh nào để chỉ
lí tưởng và niềm vui khi bắt gặp lí
tưởng ?
*Gv cho học sinh thảo luận câu hỏi:
Vì sao tác giả dùng hình ảnh “nắng
[Từ Ấy – Tố Hữu, Ngữ Văn 11, học kỳ II, Tiết 88]

- Nghệ thuật ẩn dụ: “ nắng hạ”, “mặt
trời chân lí”, “chói qua tim”: gắn liền
với lí tưởng cách mạng.
+ “Nắng hạ” : là thứ nắng chói chang,
rực rỡ, mạnh mẽ → nhấn mạnh niềm
vui sướng trào dâng của khoảnh khắc
Page 6


hạ” chứ không phải “nắng thu” hay
“nắng xuân”...trong câu thơ này “Từ

ấy trong tôi bừng nắng hạ”?
Hs thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Gv nhận xét và bổ sung:
- Nguồn sáng ấy không phải là ánh
thu vàng nhẹ hay ánh xuân dịu dàng,
mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày
nắng hạ chói chang, rực rỡ thể hiện sự
vui sướng trào dâng trong tâm hồn
nhà thơ khi bắt gặp được lí tưởng
cách mạng, và nó phù hợp với động từ
“chói” ở phía sau.
- Gv: “Mặt trời chân lí” diễn đạt điều
gì?

- Ở đây tác giả còn sử dụng biện pháp
nghệ thuật nào? Tác dụng gì?
- Hs trả lời.
* Gv bổ sung:
- Bằng những hình ảnh ẩn dụ “nắng
hạ”,“mặt trời chân lí”, Tố Hữu khẳng
định lí tưởng cộng sản như một nguồn
sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà
thơ.
- Nguồn sáng ấy còn là mặt trời “mặt
trời chân lí” – sự liên kết sáng tạo
giữa hình ảnh và ngữ nghĩa, là hình
ảnh ẩn dụ độc đáo. Nếu mặt trời đời
thường tỏa ánh sáng, hơi ấm và sức
sống thì Đảng cũng là nguồn sáng kì
diệu tỏa ra những tư tưởng đúng đắn,

hợp lẽ phải, báo hiệu những điều tốt
lành cho cuộc sống, cách gọi ấy thể
hiện sự thành kính chân thành.
- Hình ảnh mặt trời thường xuyên
xuất hện trong thơ Tố Hữu và được
dùng để chỉ nhiều đối tượng khác
[Từ Ấy – Tố Hữu, Ngữ Văn 11, học kỳ II, Tiết 88]

nhà thơ được đón nhận lí tưởng cộng
sản.

+ “Mặt trời chân lí” : sự liên kết sáng
tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa chỉ
Chân lí của Đảng, của Cách mạng →
cách gọi thành kính, ân tình.
+ "Qua tim”: tiếp nhận lí tưởng bằng cả
lí trí và con tim.
- Động từ mạnh “Bừng” , “Chói”:
khẳng định sức mạnh của lí tưởng Đảng
làm bừng sáng cả trí tuệ lẫn tâm hồn
nhà thơ.
+ “Bừng” : ánh sáng phát ra đột ngột.
+ “Chói”: Ánh sáng chiếu thẳng, mạnh.
→ Khẳng định lí tưởng cộng sản như
một nguồn sáng mới xua tan màn
sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở
ra trong tâm hồn của nhà thơ chân trời
mới của nhận thức tư tưởng, tình cảm.

Page 7



nhau: chỉ Đảng “Mặt trời kia cờ Đảng
giương cao” hay chỉ “ Bác Hồ Người
rực rỡ một mặt trời cách mạng”, có
khi Tố Hữu lại trò chuyện với mặt trời
như hai người bạn
“Mặt trời đỏ dậy
Có buồn không?”
(Chào xuân 67)
Nếu như hình ảnh mặt trời trong thơ
của Viễn Phương:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Mặt trời- hình tượng Bác Hồ, Bác là
mặt trời tượng trưng cho ánh sáng của
lí tưởng, soi rõ đường đi cho cả dân
tộc Việt Nam.
Hay như hình ảnh mặt trời trong thơ
Nguyễn Khoa Điềm:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

Hình ảnh mặt trời ẩn dụ - con là mặt
trời của mẹ - con là nguồn sống,
nguồn hạnh phúc của mẹ .
Thì mặt trời của Tố Hữu cính là Chân
lí của Đảng, của Cách mạng.
- Thêm nữa sự kết hợp với các động

từ mạnh “bừng”(chỉ ánh sáng phát ra
đột ngột)“chói” (chỉ ánh sáng có sức
xuyên mạnh) càng nhấn mạnh ánh
sáng lí tưởng, mở ra trong tâm hồn
nhà thơ chân trời mới của nhận thức,
*2 câu tiếp:
tư tưởng..
*2 câu tiếp:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
* Gv dẫn : Tâm trạng, niềm vui
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
suớng hân hoan của nhà thơ khi đón
nhận lí tưởng cách mạng tiếp tục được
thể hiện ở hai câu thơ
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Tố Hữu không chỉ đón nhận lí tưởng
Đảng bằng trí tuệ mà bằng cả tình
[Từ Ấy – Tố Hữu, Ngữ Văn 11, học kỳ II, Tiết 88]

Page 8


cảm rạo rực, say mê, sôi nổi nhất.
* Gv:
- Nếu hai câu đầu sử dụng bút pháp tự
sự thì hai câu sau sử dụng bút pháp
gì?
- Khi được lí tưởng cộng sản
soi đường tác giả cảm thấy như thế

nào? Thể hiện qua các hình ảnh nào?
- Sự tươi vui đó được thể hiện qua
biện pháp nghệ thuật nào?

-

- Bút pháp trữ tình lãng mạn.

- Hình ảnh: “vườn hoa lá, đậm hương”
và “rộn tiếng chim”: thế giới tâm hồn
vui tươi, tràn đầy sức sống.
- So sánh + ẩn dụ kết hợp với các từ
ngữ giàu sức biểu cảm “ đậm”, “ rộn”:
Tâm hồn nhà thơ khi được đón nhận lí
tưởng cộng sản cũng căng tràn nhựa
sống như một vườn cây lá xanh tươi,
toả hương ngào ngạt và ríu rít tiếng
chim kêu.
- Sự rung động của cảm xúc đã biến đổi
nhịp thơ từ 4/3 sang 2/5 rồi 3/4 .

- Nhận xét về nhịp thơ ở đây
thay đổi
như thế nào so với hai câu đầu?
→ Bút pháp trữ tình lãng mạn kết hợp
Tác dụng?
hình ảnh so sánh, ẩn dụ đã diễn tả cụ
thể niềm vui sướng, say mê nồng nhiệt
* Gv: Ý nghĩa của hai câu thơ 3, 4?
của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí

- Hs trả lời, giáo viên nhận xét, bổ tưởng cộng sản.
sung.
* Gv bổ sung:
- Ở hai câu sau, bút pháp trữ tình lãng
mạn cùng với những hình ảnh so sánh
đã diễn tả niềm vui sướng vô hạn của
nhà thơ trong buổi đầu đến với lí
tưởng cộng sản. Đó là một thế giới
tràn đầy sức sống với hương sắc của
các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá,
căng tràn nhựa sống và âm thanh rộn
rã của tiếng chim ca hót. Tố Hữu sung
sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây
hoa lá đón ánh nắng mặt trời, lí tưởng
ấy đã làm tâm hồn con người trở nên
tràn đầy sức sống và yêu đời hơn, ý
nghĩa hơn.
Lí tưởng Cách mạng đem đến cho
hồn thơ Tố Hữu sức sáng tạo mới.
[Từ Ấy – Tố Hữu, Ngữ Văn 11, học kỳ II, Tiết 88]

 Thơ ca và Cách mạng không đối lập
nhau mà có sự gắn bó hòa hợp với
nhau, Cách mạng khơi nguồn sáng tạo,
khơi gợi sức sống cho thơ ca.
Page 9


Đây cũng chính là tuyên ngôn nghệ
thuật của tác giả: thơ ca và Cách

mạng có sự gắn bó hòa hợp với nhau,
Cách mạng khơi nguồn sáng tạo, khơi
gợi sức sống cho thi ca. Trước đây sự
hòa hợp giữa thơ ca và Cách mạng
vẫn còn xa lạ trong thi ca. Nhưng đến
với thơ Tố Hữu điều ấy đã được thể
hiện rõ nét.
b. Khổ 2: (8 phút)
* Gv dẫn: Niềm vui sướng hân hoan
của nhà thơ khi được đón nhận lí
tưởng cách mạng được thể hiện sâu
sắc ở khổ thơ đầu.Và nó đã nhanh
chóng chuyển biến thành nhưng nhận
thức mới về lẽ sống ở khổ thơ thứ hai.
* Gv gọi Hs đọc khổ 2.
* Gv:
*Câu hỏi thảo luận:
- Quan niệm về cái tôi của nhà thơ
được nhận thức mới mẻ như thế nào?
So sánh với các nhà thơ lãng mạn
khác?
- HS trả lời
- GV nhận xét, bổ sung
- Các nhà thơ thời kì này trong quan
niệm về lẽ sống họ cũng như giai cấp
tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao
“cái tôi” cá nhân chủ nghĩa, thể hiện
cái tôi cá nhân của mình một cách
mạnh mẽ, họ đều có ý thức khẳng
định mình như một thực thể duy nhất

không lặp lại, đây là cái tôi riêng lẽ,
tách biệt với cộng đồng: Xuân Diệu
thì khẳng định:
“Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất

b. Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời."

- Lẽ sống mới: quan hệ giữa cá nhân và
tập thể. Hoà “cái tôi” cá nhân với “cái
ta” chung của mọi người. (Trong khi
giai cấp tư sản và tiểu tư sản lúc bấy giờ
trong quan niệm về lẽ sống có phần đề
cao “cái tôi” cá nhân.)

Không có chi bè bạn nổi cùng ta”

Cái tôi thường được biểu hiện
trước hết là ở cách xưng hô và các đại
từ nhân xưng. Chỉ riêng một mình
Thế Lữ mà cái tôi cá nhân ấy được
biểu hiện thật là đa dạng, thể hiện ra
[Từ Ấy – Tố Hữu, Ngữ Văn 11, học kỳ II, Tiết 88]

Page 10



dưới nhiều “vai”, lúc thì “người bộ
hành phiêu lãng”
“Tôi là người bộ hành phiêu lãng
Đường trần gian xuôi ngược để vui
chơi”

Là một khách tình si, có khi nhà
thơ tự coi mình là “người mơ ước
hão”!
“Tôi chỉ là người mơ ước thôi
Là người mơ ước hão! Than ôi!”

ý thức rõ về cái tôi càng mạnh mẽ
bao nhiêu thì chỉ khiến cho con người
ta đau buồn, và có khi lại quá nhỏ bé
giữa một thực thể quá ư rộng lớn của
vũ trụ. Xuân Diệu đã từng ví mình
như một “cây kim bé nhỏ”:
“Tôi chỉ là cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam châm”

Rõ ràng, con người không thể
đứng ngoài dòng chảy của cuộc sống,
nhưng có lúc chính cái dòng chảy thời
gian ấy, chính cái thực thể ấy đã khiến
cho con người ta cảm thấy mình như
người xa lạ, muốn được tự do:
"Tôi là con chim đến từ núi lạ
Ngứa cổ hót chơi!”


- Còn Tố Hữu, sau khi đến với lí
tưởng cộng sản đã hòa “cái tôi” cá
nhân của mình vào với “cái ta” chung
của cộng đồng. Tôi” không còn là một
cá nhân riêng lẻ, sống một cuộc đời
cách biệt mà trở thành cái "tôi" của
mọi người, thuộc về mọi người.
- Gv: Tố Hữu chấp nhận lẽ sống đó
với một thái độ như thế nào?
Căn cứ vào đâu mà em kết luận như
vậy?
- Biện pháp nghệ thuật nào đuợc sử
dụng ở đây ? Có tác dụng gì?

[Từ Ấy – Tố Hữu, Ngữ Văn 11, học kỳ II, Tiết 88]

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người”
- “Cái tôi” ấy tự nguyện buộc mình với
nhân dân.
+ Động từ “buộc”: tự nguyện “tôi
buộc”: niềm hạnh phúc được ràng buộc
mình với nhân dân muốn thoát khỏi giới
hạn của “cái tôi” cá nhân để hướng vào
cộng đồng… “với mọi người”.
+ “Trăm nơi”: hoán dụ chỉ mọi người
sống ở khắp nơi.
+ “Trang trải”: trải rộng tâm hồn để
Page 11



- Hai câu thơ “để hồn tôi... khối đời”
thể hiện niềm tin gì của tác giả?

- Phân tích tác dụng của biện pháp
nghệ thuật ở đây?

-

- Nhận xét về nhịp điệu của khổ thơ
này?
* Gv: Khi được ánh sáng của lí tưởng
soi rọi, nhận thức mới của Tố Hữu về
lẽ sống như thế nào?
- HS trả lời
- GV nhận xét, bổ sung
- Giữa văn học và cuộc sống có mối
quan hệ mật thết với nhau: văn
học phản ánh cuộc sống và cuộc
[Từ Ấy – Tố Hữu, Ngữ Văn 11, học kỳ II, Tiết 88]

đồng cảm với mọi người.
“Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"
- Nhà thơ tin rằng sẽ đem lại cho Cách
mạng một sức mạnh lớn “mạnh khối
đời”.
+ Tình yêu thương con người của Tố
Hữu không phải là thứ tình cảm chung
chung mà là tình hữu ái giai cấp.
- Nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần

chúng lao khổ.
+ “Hồn khổ”: ẩn dụ chỉ những con
người cùng khổ.
+“Khối đời” : ẩn dụ, chỉ một khối
người đông đảo, cùng chung lí tưởng.
Đó là sức mạnh của tập thể nhân dân.
+ Điệp từ “để”: lặp lại hai lần ở đầu
câu: nhấn mạnh mục đích của sự hòa
“cái tôi” với “cái ta” và tạo nhịp thơ
dồn dập, thôi thúc, hăm hở, càng khẳng
định thêm về lẽ sống mới.
+ Điệp từ “với” tạo mối liên kết chặt
chẽ với nhân dân.
→ Nhấn mạnh sự gắn kết với nhân dân,
tạo khối đoàn kết đầy sức mạnh.
- Từ 4/3 sang 3/4: sự thay đổi
trong tâm
hồn, nhận thức của nhà thơ, vui sướng
khi cảm nhận được lẽ sống mới.
→ Lẽ sống mới được đặt ra ở đây là
“cái tôi” hòa vào “cái ta”; mối quan hệ
hài hòa giữa riêng - chung, cá nhân cộng đồng. Đó là mối quan hệ đoàn kết
gắn bó, tạo ra sức mạnh trong cuộc đấu
tranh cách mạng.
 Khẳng định mối quan hệ sâu sắc giữa
văn học và cuộc sống mà chủ yếu là
quần chúng nhân dân.

Page 12



sống là chất liệu của văn học.
Văn học đích thực phải bắt nguồn
từ cuộc sống và phản ánh cuộc
sống như Nam Cao đã quan
niệm :
“Nghệ thuật không là ánh trăng lừa
dối, không nên là ánh trăng lừa
dối! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng
đau khổ kia, thoát ra từ những
kiếp
người
lầm
than.
(Trăng Sáng)
Chính Tố Hữu cũng quan niệm:
“Cuộc đời chính là nơi xuất phát
cũng là nơi đi tới của văn học”
(Tố Hữu)
Vì vậy nên tác phẩm của Tố Hữu có
sự gắn bó mật thiết với cuộc sống,
phản ánh cuộc sống, gắn bó với
nhân dân lao động...
c. Khổ 3: (8 phút)
* GV gọi 1 Hs đọc lại khổ 3
* GV dẫn: Lẽ sống cộng đồng của
nhà thơ thể hiện rất rõ nét ở khổ thơ
thứ 2. Sau khi được đón nhận lí tưởng
cách mạng, trong lòng Tố Hữu còn
diễn ra sự chuyển biến mãnh mẽ về

tình cảm. Điều này được thể hiện ở
khổ thơ thứ 3.
* Gv:
- Ở đây nhà thơ có quan điểm như
thế nào về tình giai cấp?

- Sự chuyển biến trong tình cảm của
nhà thơ được thể hiện qua cấu trúc thơ
nào ?

- Tác dụng của viêc lặp cấu trúc ấy?
[Từ Ấy – Tố Hữu, Ngữ Văn 11, học kỳ II, Tiết 88]

c. Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc
trong tình cảm của tác giả.
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ.”

- Nhà thơ đã đứng trên quan điểm của
giai cấp vô sản, không chỉ vượt qua tình
cảm hẹp hòi của giai cấp tư sản để có
tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao
khổ mà hơn hết đó là tình cảm ruột thịt.
- “ Tôi đã là...
Con
Anh
vạn...
Em”

Cấu trúc điệp lại
khẳng định rõ ràng nhận thức của tác
giả về vị thế của mình là một thành
viên trong gia đình lớn, khẳng định ý
thức tự giác, chắc chắn, vững vàng của
tác giả.
+ Điệp từ “là” + “con”, “anh”, em”:
Page 13


mang tính khẳng định về tình cảm của
mình với quần chúng lao khổ như gia
đình ruột thịt.
+ Số từ ước lệ “vạn”: chỉ số lượng đông
đảo.
- Những biên pháp nghệ thuật nào
+ Cách xưng hô ruột thịt: “con, em,
được sử dụng trong khổ thơ này?
anh”: khẳng định tình cảm đầm ấm,
thân thiết, ruột thịt.
+ Từ ngữ biểu cảm: “kiếp phôi pha,cù
bất cù bơ”: Tấm lòng đồng cảm, xót
thương tới những kiếp người đau khổ,
bất hạnh, những con người lao động vất
vả.
- Khổ thơ chỉ có 4 câu mà hình ảnh
nhạc điệu từ ngữ biến hóa sinh động
theo dòng cảm xúc của nhà thơ. Nhịp
thơ tiếp tục biến chuyển từ 4/3 sang 2/5,
3/4: sự chuyển biến trong nhận thức và

tình cảm của tác giả.
- Nghệ thuật ở đoạn cuối này tiếp tục
biện pháp nghệ thuật ở đoạn 2, cùng  Đây là tình cảm mới mẻ và cao đẹp
với nó là nhịp điệu ở đây đã đem lại của một chiến sĩ cách mạng, một nhà
ảnh hưởng cho chỉnh thể của bài thơ thơ cách mạng, thể hiện lòng đồng cảm
như thế nào?
xót thương với giai cấp lao khổ. Quan
điểm giai cấp của nhà thơ được khẳng
- Hs thảo luận trả lời câu hỏi.
định rõ ràng và mạnh mẽ.
- Gv bổ sung.
*Gv: Có sự chuyển biến tình cảm ở
khổ thơ 3 so với khổ 2 ?Vậy sự
chuyển biến trong tình cảm của nhà
thơ có thể khái quát như thể nào?
*Gv bổ sung:
- Trước khi được giác ngộ lí tưởng,
Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản.
Lí tưởng cộng sản không chỉ giúp nhà
thơ có được lẽ sống mới mà còn vượt
qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi, để đến
với quần chúng nhân dân lao khổ
bằng tình thân yêu ruột thịt. - Điệp từ
“là” kết hợp với các từ “con”, “em”,
“anh” và số từ ước lệ “vạn” (chỉ số
lượng đông đảo) nhấn mạnh tình cảm
gia đình đầm ấm, thân thiết, nhà thơ
[Từ Ấy – Tố Hữu, Ngữ Văn 11, học kỳ II, Tiết 88]

Page 14



cảm nhận mình là một thành viên của
gia đình quần chúng lao khổ.
- Học tập Hồ Chí Minh “người nâng
niu tất cả chỉ quên mình”. Tố Hữu
đồng cảm, xót thương với “những
kiếp phôi pha” (những người đau khổ,
bất hạnh, dãi dầu mưa nắng), những
em nhỏ “không áo cơm cù bất cù bơ”
(những em bé không nơi nương tựa).
Chính vì sự đồng cảm với những kiếp
người như thế mà Tố Hữu càng hăng
say hoạt động cách mạng, và họ cũng
chính là đối tượng sáng tác chính của
ông (cô gái giang hồ trong “Tiếng hát
sông hương”, em bé bán bánh trong
“một tiếng rao đêm”...). Những vầng III. TỔNG KẾT:
thơ đó đã góp phần kêu gọi nhân dân
1. Nội dung:
đứng lên đấu tranh giành độc lập tự
- Bài thơ đã thể hiện sâu sắc niềm vui
do cho dân tộc.
sướng của nhà thơ khi đuợc đón nhận lí
tưởng cộng sản, những nhận thức mới
Hoạt động 3:
về lẽ sống cũng như những chuyển biến
III. TỔNG KẾT:
trong nhận thức và hành động của Tố
1. Nội dung:

Hữu.
2. Nghệ thuật:
- Gv: Em hãy nêu nội dung khái quát - Hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa
của bài thơ “Từ ấy”?
tượng trưng; ngôn ngữ gợi cảm, giàu
nhạc điệu; giọng thơ sảng khoái; nhịp
- GV nhận xét, bổ sung.
thơ hăm hở …
- Cách dùng hình ảnh ẩn dụ đầy sáng
tạo; cách nói trực tiếp khẳng định.
2. Nghệ thuật:
* Gv : Em hãy khái quát giá trị nghệ
thuật của bài thơ?
- HS trả lời
- GV nhận xét, bổ sung
Cử đại diện từng nhóm lên trình bày.
* Gv gọi 1- 2 Hs đọc phần Ghi nhớ
(Sgk/44)

*BÀI TẬP NHÓM:
[Từ Ấy – Tố Hữu, Ngữ Văn 11, học kỳ II, Tiết 88]

Page 15


Chia lớp thành hai nhóm thảo
luận, phát phiếu học tập:
1. Vì sao “Từ ấy” được xem
là tuyên ngôn về nghệ thuật và lẽ sống
của nhà thơ?

1. Qua bài thơ, em nghĩ rằng
người thanh niên (đặc biệt là thanh
niên hiện nay cần có lí tưởng sống
hay không? Lí tưởng của em là gì?

V. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ (1 phút)
1. Củng cố:
- Thấy được niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp
gỡ lí tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ.
- Hiểu được sự vận động của các yêu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh,
ngôn ngữ, nhịp điệu,...trong việc làm nổi bậc tâm trạng cái tôi của nhà thơ.
2. Dặn dò học sinh:
- Các em về xem lại nội dung bài học, học thuộc lòng bài thơ và tìm đọc thêm
một số bài thơ trong tập Từ ấy.
- Chuẩn bị soạn bài: Đọc thêm (Lai Tân- Nhớ đồng- Tương tư- Chiều xuân).
3. Làm bài tập trắc nghiệm: (2 phút)
- Phát phiếu bài tập cho học sinh làm để củng cố kiến thức.
VI. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
VII. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

[Từ Ấy – Tố Hữu, Ngữ Văn 11, học kỳ II, Tiết 88]


Page 16


[Từ Ấy – Tố Hữu, Ngữ Văn 11, học kỳ II, Tiết 88]

Page 17



×