z
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
BÀI TIỂU LUẬN
“PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG FDI
VÀO HÀN QUỐC”
Giảng viên:
Cô Lê Hà Trang
Thầy Nguyễn Đức Dũng
Nhóm thực hiện: Nhóm 05
HÀ NỘI - 2016
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
APEC
Tên tiếng Anh
Asia-Pacific Economic
Tên Tiếng Việt
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
EU
FTA
FDI
Cooperation
European Union
Free Trade Agreement
Foreign Direct
châu Á- Thái Bình Dương
Liên minh châu Âu
Hiệp định thương mại tự do
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Investment
Gross Domestic Product
GDP
G-20
IMF
international Monetary
Tổng sản phẩm quốc nội
Nhóm các nền kinh tế lớn
Quỹ tiền tệ quốc tế
M&A
Fund
Mergers and
Mua lại và sáp nhập
NATO
Acquisitions
North Atlantic Treaty
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại
OECD
Organization
Organization for
Tây Dương
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Economic Co-operation
Kinh tế
R&D
and Development
Research &
Nghiên cứu và Phát triển
UNCTAD
Development
United Nation
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về
Conference on Trade
Thương mại và Phát triển
and Development
World Trade
Tổ chức thương mại thế giới
WTO
Organization
DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN
Nhóm 05- Lớp đầu tư quốc tế- ca2 thứ 4 H205
STT
Họ và tên
MSV
Lớp
Ghi chú
Ký
nhận
1
Ngô Thị Vân Anh
17A4050008
K17KDQTA
Nhóm
trưởng
2
3
Phạm Thị Thảo
Nguyễn Thị Ngọc
17A4050196
17A4050146
K17KDQTA
K17KDQTA
4
5
Mai
Trần Tiến Đạt
Phạm Trung Kiên
17A4050047
17A4050309
K17KDQTA
K17KDQTA
6
Nguyễn Thị
17A4050211
K17KDQTB
7
8
Thương
Lê Nguyệt Hằng
17A4050068
Vũ Thị Thanh Hoa 17A4050291
K17KDQTC
K17KDQTA
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................5
NỘI DUNG...........................................................................................................6
I. Xu hướng, cơ cấu đầu tư FDI vào Hàn Quốc theo một số tiêu chí................6
1. Xu hướng chung dòng FDI đổ vào Hàn Quốc...........................................6
2. Xu hướng, cơ cấu đầu tư FDI vào Hàn Quốc qua một số ngành chính.....7
2.1: Dịch vụ...............................................................................................8
2.2: Công nghiệp chế tạo...........................................................................8
2.3: Mỹ phẩm và các sản phẩm làm đẹp...................................................8
3. Xu hướng, cơ cấu theo hình thức đầu tư...................................................9
3.1: M&A ( Mua bán và sáp nhập)............................................................9
4. Xu hướng, cơ cấu theo đối tác đầu tư........................................................9
II. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thu hút FDI vào Hàn Quốc........................11
1. Các yếu tố thu hút đầu tư.........................................................................11
1.1: Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ phát triển................11
1.2: Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên......................................................11
1.3: Luật pháp và các cơ chế chính sách:................................................11
1.4: Thủ tục hành chính...........................................................................11
1.5: Cơ sở hạ tầng....................................................................................12
1.6: Nguồn lực về lao động chất lượng cao.............................................12
2: Các yếu tố hạn chế đầu tư.......................................................................13
2.1: Tình hình chính trị bất ổn do mâu thuẫn ,căng thẳng với Triều Tiên
và bị khủng bố bởi IS..............................................................................13
2.2: Hàn Quốc đang rơi vào thế khỏ xử ngoại giao trong tranh chấp biển
Đông........................................................................................................14
2.3: Hàn Quốc đang thiếu lao động, nên rất cần tăng dân số..................14
2.4: Tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn ,khan hiếm ................................14
2.5: Thái độ của người dân Hàn Quốc về dòng vốn FDI........................15
III. Các tác động của FDI tới Hàn Quốc..........................................................15
1. Tác động tích cực....................................................................................15
1.1: Thúc đẩy tăng trường kinh tế...........................................................15
1.2: Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế........................................16
1.3: Góp phần phát triển công nghệ.........................................................16
1.4: Nâng cao chất lượng lao động; góp phần giải quyết việc làm, tăng
thu nhập cho người lao động...................................................................16
1.5: Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư....17
2. Tác động tiêu cực....................................................................................17
2.1: Chuyển giao công nghệ....................................................................17
2.2: Sự cạnh tranh khốc liệt.....................................................................18
2.3: Sự phụ thuộc vào nền kinh tế nước ngoài........................................19
2.4: Nhiều doanh nghiệp FDI trốn thuế (chủ yếu qua chuyển giá).........19
2.5: Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên......................19
TỔNG KẾT.........................................................................................................21
DANH MỤC THAM KHẢO..............................................................................22
MỞ ĐẦU
Đại Hàn Dân Quốc gọi tắt là Hàn Quốc, còn gọi là Nam Hàn, Nam Triều Tiên, Đại
Hàn, Cộng hòa Triều Tiên là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán
đảo Triều Tiên. phía bắc giáp với Bắc Triều Tiên, phía đông Hàn Quốc giáp với biển Nhật
Bản, phía tây là Hoàng Hải. Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul, một trung tâm đô thị lớn thứ
hai trên thế giới và là thành phố toàn cầu quan trọng. Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và địa
hình chủ yếu là đồi núi. Lãnh thổ Hàn Quốc trải rộng 100,032 km vuông. Với Dân số Hàn
Quốc theo thống kê năm 2015 là 51.070.000 dân, mật độ dân số là 510người/1km2, cao
thứ 3 trên thế giới (sau Bangladesh và Đài Loan) trong số các quốc gia có diện tích đáng
kể. Hiến pháp Hàn Quốc công nhận quyền ‘tự do tôn giáo’, 51% dân số Hàn Quốc có tín
ngưỡng tôn giáo. Trong số này 49% theo đạo Phật, 49% theo Kitô giáo (trong đó có 39%
theo Tin lành và 10% theo Công giáo), 1% là tín đồ đạo Khổng, 1% còn lại theo các đạo
khác.
Hàn Quốc là một nước phát triển có mức sống cao, có nền kinh tế phát triển. Theo
phân loại của Ngân hàng Thế giới và IMF, Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và
thứ 15 trên thế giới. Nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, tập trung vào hàng điện tử, ô tô, tàu
biển, máy móc, hóa dầu và rô-bốt. Hàn Quốc là thành viên của Liên hiệp
quốc, WTO, OECD và nhóm các nền kinh tế lớn G-20. Hàn Quốc cũng là thành viên
sáng lập của APEC và Hội nghị cấp cao Đông Á và là đồng minh không
thuộc NATO của Hoa Kỳ. Gần đây, Hàn Quốc đã tạo ra và tăng cường sự phổ biến văn
hóa đặc biệt là ở châu Á, còn được gọi là Làn sóng Hàn Quốc. Hàn Quốc nổi tiếng trên
thế giới với những ngành như sản xuất xe ôtô, đóng tàu, sắt thép, điện tử, bán dẫn. Sản
lượng sản xuất ôtô đứng vị trí thứ 5 trên thế giới; trong đó khoảng 60 đến 70% dùng để
xuất khẩu. Ngành đóng tàu của Hàn Quốc đứng thứ 2 trên thế giới, chất bán dẫn đứng vị
trí thứ 3 trên thế giới cùng nhiều lĩnh vực khác có sức sản xuất và kỹ thuật đứng ở vị trí
cao trên thế giới. Ngoài ra Hàn quốc có ngành công nghiệp giải trí rất phát triển có thể kể
tới như âm nhạc, điện ảnh, được phủ sóng ở nhiều quốc gia trên thế giới đem lại khỏan
thu nhập lớn cho quốc gia này. Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng đóng vai trò quan trọng
trong cơ cấu kinh tế của Hàn Quốc. Theo một thống kê, tính tới hết năm 2015, lượng
khách du lịch tới Hàn Quốc đã lên tới con số 13 triệu người.
Với những giới thiệu khái quát nêu trên , có thể thấy Hàn Quốc là một quốc gia
lí tưởng với nhiều cơ hội lớn cho nhà đầu tư muốn mở rộng công ty và thương hiệu
của mình tại quốc gia này.
5
NỘI DUNG
I. XU HƯỚNG, CƠ CẤU ĐẦU TƯ FDI VÀO HÀN QUỐC THEO MỘT SỐ
TIÊU CHÍ
1. Xu hướng chung dòng FDI đổ vào Hàn Quốc
- Dòng vốn FDI theo khu vực
Dòng FDI vào đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2015 nhưng thiếu các tác động
tới năng suất toàn cầu. Sự gia tăng của FDI phần nào mâu thuẫn với diễn biến môi
trường kinh tế vĩ mô toàn cầu khi mà các thị trường mới nổi đang có sự suy giảm tăng
trưởng và giá cả hàng hoá cũng đang sụt giảm mạnh. Lời giải thích chính cho sự mâu
thuẫn này là do mức tăng đột biến trong hoạt động M&A xuyên biên giới, đặc biệt là
tại các nền kinh tế phát triển
- Dòng FDI đổ vào Hàn Quốc
Theo UNCTAD 2015, Hàn Quốc hiện đứng thứ bảy trong số các quốc gia hấp dẫn nhất
ở Nam và Đông Nam Á cho các công ty đa quốc gia. Cùng với dòng chảy FDI trên thế giới
thì dòng FDI vào Hàn Quốc đã biến động liên tục trong những năm gần đây và có sự tăng
trưởng kỷ lục vào 2014, FDI chảy vào Hàn Quốc cũng vẫn duy trì ở mức cao trong năm
2015. Các chuyên gia cũng dự báo trong năm 2016 rẳng dòng FDI đổ vào Hàn Quốc cũng sẽ
ở mức như năm 2015 và có thể tăng bởi do sự hồi phục của nền kinh tế Hoa Kì nói riêng và
thế giới nói chung cùng với đó là hoạt động M&A phát triển mạnh.
Biểu đồ 1: Dòng vốn FDI vào Hàn Quốc từ 1962-2015
Nguồn:investkorea
FDI vào Hàn Quốc đã tăng 170 lần kể từ đầu những năm 1970. Năm 1972 là
một năm cột mốc cho Hàn Quốc, với 100 triệu USD đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Nhanh chóng chuyển tiếp đến năm 2015, con số đó đã tăng lên với doanh
6
nghiệp là 20,9 tỷ USD. Gần đây, vốn FDI cam kết mới tại Hàn Quốc đã tăng lên đến
32,2 phần trăm so với cùng năm với sự tài trợ vốn FDI mới tại 16 tỷ đồng, trong khi tỷ
lệ vốn FDI cam kết cải thiện bằng 73,9 phần trăm.
Sự tăng trưởng FDI có thể kể đến một số những nguyên nhân gần đây như sau
- Nội tại thị trường Hàn Quốc:
+ Khả năng sinh lời, độ lành mạnh tài chính cao. Theo một nghiên cứu của Ngân
hàng Hàn Quốc, lợi nhuận thông thường của các công ty quốc tế (công ty có ít nhất
50% vốn nước ngoài) khoảng 11,7% tổng doanh số bán ra. Hàn Quốc đã duy trì
được mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất trong số 35 thành viên của OECD.
Các nhà đầu tư nước ngoài được miễn đánh thuế hai lần nếu hai quốc gia kí kết hiệp
ước thuế.
+ Hàn Quốc có điểm mạnh trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt
trong lĩnh vực đầu tư nghiên cứu và phát triển (R & D).
+ Cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ, đặc biệt cho vận tải đường biển
+ Một số chi phí thấp giúp thúc đẩy hoạt động đầu tư như điện và viễn
thông. Các công ty có thể dễ dàng mở rộng sang các thị trường nước ngoài sau khi sử
dụng Hàn Quốc như một nền tảng thử nghiệm..
+ Hàn Quốc cũng đã thấy cải thiện đáng kể FDI khi nó hoàn thành FTA (Hiệp
định thương mại tự do) với Trung Quốc và trồng các mối quan hệ ngoại giao với cộng
đồng quốc tế nói chung.
2. Xu hướng, cơ cấu đầu tư FDI vào Hàn Quốc qua một số ngành chính
Biểu đồ 2: Các ngành đầu tư FDI chính của Hàn Quốc năm 2015
FDI byKorean in Sector ('15)
Primary
industry, 0,3
Electricity/Gas/
Water/
Construction, 7,7
Manufacturing, 22
Service, 70
Primary industry
Electricity/Gas/Water/Construction
Manufacturing
Service
Nguồn: investkorea
7
2015 chứng kiến một xu hướng trong tài trợ vốn FDI lớn nhất trong lĩnh vực dịch vụ,
tiếp theo là sản xuất, CNTT, tài chính, truyền thông và giải trí. Điện thoại di động chơi
game và giải trí đã thấy sự tăng trưởng cao nhất, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ. So
với năm 2014, đầu tư vào sản xuất và tiếp quản M & A giảm do suy thoái kinh tế và
thặng dư sản xuất dầu trên toàn thế giới.
2.1: Dịch vụ
Lượng FDI 15 năm gần đây vào ngành dịch vụ đã vươn lên dẫn đầu, vượt xa cả
vốn FDI vào ngành công nghiệp chế tạo. Điều này có thể được giải thích vì Hàn Quốc
là quốc gia đi đầu trong ngành công nghiệp du lịch tại Châu Á nói chung và trên thế
giới nói riêng. Hàng năm lượng du khách đến tham quan đất nước này không ngừng
tăng lên, mang lại nguồn thu nhập khổng lồ, phát triển đất nước. Có rất nhiều lí giải
cho thành công này, một trong số đó chính là do sự phát triển của nền công nghiệp
điện ảnh rầm rộ trên khắp thế giới.
2.2: Công nghiệp chế tạo
Lượng FDI được cam kết vào ngành chế tạo của Hàn Quốc trong những năm
gần đây ngày càng tăng mạnh hơn. Theo thông cáo báo chí của Bộ Thương mại, Công
nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc quý I/2016, ngành này đã tăng gấp 2,26 lần so với
cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,3 tỷ USD, qua đó phản ánh phần nào chiều hướng phục hồi
trong hoạt động xuất khẩu của Hàn Quốc . Trong giai đoạn bùng nổ công nghiệp, hơn
60 phần trăm của FDI tại Hàn Quốc đã chuyển từ các ngành công nghiệp truyền thống
sang công nghiệp chế tạo.
Nguyên nhân: Công nghiệp chế tạo vẫn được coi là ngành luôn tạo được lợi thế
của Hàn Quốc trong suốt nhiều thập kỷ. Đây luôn là ngành nhận được nhiều sự quan
tâm của chính phủ cũng như các nhà đầu tư nước ngoài.
2.3: Mỹ phẩm và các sản phẩm làm đẹp
Trong lĩnh vực mà Hàn Quốc có thế mạnh là mỹ phẩm và làm đẹp. Theo thống
kê, phụ nữ Hàn Quốc chi gấp đôi số tiền phụ nữ Mỹ để làm đẹp còn đàn ông Hàn
Quốc thì sử dụng mỹ phẩm nhiều nhất thế giới. Có thể thấy ở đây là một thị trường
cực kỳ tiềm năng cho các nhà đầu tư quốc tế và dòng vốn vào ngành công nghiệp làm
đẹp này cũng tăng lên rõ rệt qua từng năm.
Nguyên nhân: Đây là ngành công nghiệp được khuyến khích phát triển ở Hàn
Quốc để không chỉ đáp ứng thị hiếu người tiêu dung nội địa mà còn là thị trường phát
triển trên nền tảng nhiều năm xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó Chính phủ sẽ giảm
bớt một số thủ tục hành chính đối với các nhà đầu tư nước ngoài tạo cơ hội tối đa để
giúp đưa ngành mỹ phẩm và sản phẩm làm đẹp trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn
ở Hàn Quốc.
8
3. Xu hướng, cơ cấu theo hình thức đầu tư
Hình thức đầu tư FDI vào Hàn Quốc rất đa dạng như cấp phép, ưu đãi thuế mới
M & A , giảm sự hạn chế về sở hữu nước ngoài, đầu tư mới, … nhưng hình thức M&A
được các nhà đầu tư nhắm tới như một hình thức kiếm được lợi nhuận một cách lâu dài
và bền vững đang dần thay thế những hình thức như đầu tư mới
3.1: M&A ( Mua bán và sáp nhập)
Hình thức M&A là hình thức mua bán và sát nhập được ưa chuộng bởi lý do
các nhà đầu tư vào Hàn Quốc không muốn đầu tư 1 lượng tiền để tạo dựng tên tuổi
cũng như sản phẩm tới khách hàng vậy nên các nhà đầu tư mới lựa chọn hình thức
M&A, nhằm mua lại hoặc sát nhập với công ty đang trên đà phá sản cũng như sự thoái
trào (nhưng sản phẩm của các công ty này đã có 1 chỗ đứng nhất định trong lòng
khách hàng). Thông qua hình thức M&A, các nhà đầu tư sẽ thâu tóm được những công
ty và doanh nghiệp trong nước Hàn Quốc, qua đó tiếp tục xây dựng hình ảnh, cải tiến
những sản phẩm sẵn có cũng như tạo nên một số sản phẩm mới, đầu tư vào hoạt động
Marketing để gia tăng thị phần của mình ở thị trường. M&A cũng giúp các nhà đầu tư
có thể kiểm soát trực tiếp được luồng vốn đầu tư vào nước đó.
2015 là một năm bước ngoặt cho vụ sáp nhập và mua lại (M & A) trên toàn cầu.
Mặc dù Hàn Quốc vẫn còn khá mới với khái niệm về M & A, nhưng nó bắt lên khá
nhanh chóng. Nhờ sự hỗ trợ của chính phủ hoạt động M & A mở rộng kể từ năm 2014,
Hàn Quốc M & A trên thị trường đạt mức cao kỷ lục 87,5 tỷ USD vào năm 2015, đứng
thứ ba trong số các nền kinh tế châu Á.
Ví dụ: Một chuỗi các vụ mua lại gần đây của Trung Quốc tại Hàn Quốc bao
gồm cả bảo hiểm công ty bảo hiểm Tongyang Life, công ty mỹ phẩm, các nhà sản xuất
bán dẫn Jeju và các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe DreamCIS .Các công ty Trung
Quốc đang mở rộng đầu tư của họ vượt ra ngoài ngành công nghiệp CNTT và truyền
thông vào tài chính, y tế và sản xuất, trong khi các loại của họ đầu tư đang dần dần
chuyển từ mua chứng khoán đơn giản để tham gia phát triển trong quản lý
4. Xu hướng, cơ cấu theo đối tác đầu tư
9
Biểu đồ 3: Quốc gia đầu tư FDI nhiều nhất vào Hàn Quốc năm 2015
Nguồn: investkorea
- Trong năm 2015 nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Hàn Quốc đã tăng
66,3% so với năm 2014, lên mức 2 tỷ USD, trong khi dòng FDI cam kết từ Mỹ tăng
51,8% lên mức 5,5 tỷ USD và từ khu vực Trung Đông tăng hơn 6 lần, lên mức 1,4 tỷ
USD.
Nguyên nhân:
- Có được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong FDI là nhờ sự gia tăng nguồn vốn đầu
tư từ phía Trung Quốc trong bối cảnh hai nước bắt đầu thực thi Hiệp định thương mại
tự do (FTA) song phương. Ngoài ra chính phủ Trung Quốc khuyến khích các công ty
Trung Quốc gia nhập thị trường nước ngoài và hợp tác kinh tế giữa Hàn Quốc và
Trung Quốc được mở rộng. Các công ty Trung Quốc đầu tư vào một khu nghỉ mát trên
đảo Jeju, phát triển game di động, sản xuất các chất bổ sung sức khỏe thực phẩm chức
năng và một nhà sản xuất quần áo em bé.
- Công ty châu Âu đặt tiền của họ vào các nhà sản xuất linh kiện, một nhà máy
hóa dầu và xây dựng một công viên chủ đề. Còn các công ty của Hoa Kỳ đầu tư vào
một công ty thương mại xã hội và một nhà điều hành lưu trữ. Các công ty Nhật Bản
đầu tư vào sản xuất các ngành công nghiệp, chẳng hạn như sợi carbon, bộ cảm biến
cảm ứng OLED và các nhà sản xuất linh kiện ô tô.
Nhận định: Thị trường Hàn Quốc đang mở cửa mạnh mẽ với các hoạt động đầu
tư từ nước ngoài, mang đến sự phát triển vượt bậc trong suốt gần 50 năm qua. Nguồn
vốn FDI đã tăng lên đáng kể và trở thành một thành phần quan trọng của nền kinh tế
Hàn Quốc. Điều này được giải thích là do thay đổi trong chế độ FDI và một loạt các
10
biện pháp chính sách để thu hút FDI.
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC THU HÚT FDI VÀO HÀN QUỐC
1. Các yếu tố thu hút đầu tư
1.1: Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ phát triển
Hàn Quốc có điểm mạnh trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt
trong lĩnh vực đầu tư nghiên cứu và phát triển (R & D). Có 2,863 viện R & D liên
quan đến Hàn Quốc, bao gồm 163 viện nghiên cứu công, 258 trường đại học, cao
đẳng, cao đẳng, cơ sở cùng với 2.435 cơ quan thuộc sở hữu tập thể. Hàn Quốc hiện
đứng thứ năm trên thế giới trong vấn đề này sau Thụy Điển, Nhật Bản, Phần Lan, và
Thụy Sĩ. Hàn Quốc dự định trong tương lai sẽ trở thành trung tâm công nghệ lớn mạnh
nhất toàn cầu và để nó là yếu tố trọng yếu thu hút đầu tư vào phát triển đất nước.
1.2: Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên.
Hàn Quốc là một nước nằm ở Đông Bắc châu Á, nằm ở nửa phía Nam của bán
đảo Triều Tiên Phía ,bắc giáp với Bắc Triều Tiên. phía đông Hàn Quốc giáp với biển
Nhật Bản, phía tây là Hoàng Hải ->Hàn Quốc là điểm trung chuyển cho các chuyến
hàng đến thị trường Đông Bắc Á, tiếp giáp với các thị trường lớn là Nga, Trung Quốc
và Nhật Bản.
Với vị trí địa lý thuận lợi nối liền với các đại dương và lục địa, các cảng huyết
mạch của Hàn Quốc có thể neo đậu được các tàu thuyền container hàng hóa xuất nhập
khẩu có trọng tải lớn và tối ưu hóa được tính hiệu quả của các làn đường tàu thuyền
tốc độ cao. Các cảng Hàn Quốc có tầm quan trọng đặc biệt.
1.3: Luật pháp và các cơ chế chính sách:
Tháng 1 năm 2014 Tổng thống Park Geun-hye đưa ra chính sách: thu hút các
tập đoàn toàn cầu
+ Chính phủ có kế hoạch đơn giản hóa thủ tục thuế cho các giao dịch giữa các
trụ sở của họ tại Seoul và các công ty con ở nước ngoài hoặc công ty mẹ ở nước nhà.
Đề án cũng bao gồm tỷ giá neo vào mức thuế suất thuế thu nhập cho lao động nước
ngoài tại trụ sở của tập đoàn toàn cầu ở mức 17 phần trăm phụ thuộc vào quy mô thu
nhập của họ.
+ Để khuyến khích các công ty nước ngoài thành lập các trung tâm R & D, kế
hoạch đề xuất mở rộng các khoản khấu trừ thuế thu nhập hiện hành cho các kỹ sư
nước ngoài làm việc tại các công ty nước ngoài có vốn đầu tư đến năm 2018. Chính
sách này cũng sẽ hỗ trợ về địa điểm cho các công ty nước ngoài khi họ thuê các tòa
nhà để thành lập trung tâm R & D
1.4: Thủ tục hành chính
Trong nỗ lực mới nhất nhằm thu hút thêm đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI)
11
vào Hàn Quốc, chính phủ nước này ngày 6/5/2015 thông báo sẽ loại bỏ hoặc nới lỏng
thêm khoảng 10 quy định bị cho là đang cản trở dòng FDI, trong đó tập trung hỗ trợ
năm ngành công nghiệp quan trọng, gồm có mỹ phẩm và dược phẩm. Quyết định trên
được đưa ra sau một cuộc họp của các bộ trưởng liên quan đến kinh tế tổ chức tại
Seoul bàn về tình hình hiện nay của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này.
Bên cạnh đó, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc sẽ tiếp
tục tăng cường đối thoại với các nhà đầu tư nước ngoài để tìm hiểu về những khó khăn
mà họ đang gặp phải. Ngoài ra, Bộ cũng sẽ rà soát 29 lĩnh vực kinh doanh khác hiện
không cho phép nước ngoài đầu tư một phần hay toàn bộ để xem lĩnh vực nào có thể
được mở cửa cho các nhà đầu tư quốc tế.
Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Yoon Sangjick bày tỏ hy vọng những nỗ lực trên sẽ góp phần đưa Hàn Quốc trở thành một trung
tâm kinh tế lớn ở Đông Bắc Á và thu hút FDI hơn 30 tỷ USD trong năm 2017, qua đó
trở thành điểm đến lớn thứ 10 trên thế giới cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Chính vì những chính sách cải cách về thủ tục hành chính trên mà Hàn Quốc đã
thu hút được lượng đầu tư FDI lớn
1.5: Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ,thuận tiện cho việc buôn bán và giao lưu
quốc tế đặc biệt cho vận tải đường biển. Họ đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng: nhà
xưởng ,đường giao thông ,viễn thông ,dịch vụ,…nhằm tạo môi trường hấp dẫn và dễ
dàng cho các nhà đầu tư khi hoạt động trên đất nước mình
+ Để tạo một môi trường hấp dẫn lâu dài đối với các nhà đầu tư nước ngoài
,Hàn Quốc đã tiến hành đầu tư xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp dành riêng
cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ
và hiện đại,thuận lợi cho hoạt động sx kinh doanh
Giao thông vận tải:
+ Hiện đại và tiến bộ
+ Xu hướng chung hiện nay của các quốc gia là thiết kế các tàu thuyền chuyên
chở lớn. Trong khi đó, sản xuất tàu thuyền lớn (vessels) là một trong những mặt hàng
xuất khẩu chính của Hàn Quốc sang các nước thành viên châu Âu như: Đức, Pháp,
Anh và Tây Ban
+ Hệ thống thông tin liên lạc phủ rộng khắp,chất lượng,tiên tiến .
+ Cơ sở dịch vụ tài chính ngân hàng đặt ở khắp các thành phố lớn ,khu công
nghiệp ,tiện lợi và chuyên nghiệp.
1.6: Nguồn lực về lao động chất lượng cao
Trong nguồn nhân lực, Hàn Quốc đặc biệt chú ý đến nguồn nhân lực làm kinh
12
tế, kinh doanh. Chính sách phát triển kinh tế tư nhân triệt để có sự giúp đỡ của nhà
nước đã làm cho kinh tế Hàn Quốc phất lên rất nhanh trong giông tố kinh tế thị trường
thế giới. Chính sách đối với người lao động được Chính phủ đặc biệt quan tâm, nhất là
vấn đề nhà ở, đã làm cho người lao động sống chết gắn bó với nhà máy, doanh nghiệp.
Lực lượng lao động được đào tạo và có tay nghề cao, Hàn Quốc chú trọng đến
phát triển giáo dục, giúp thúc đẩy tiến bộ kinh tế và công nghệ của đất nước
Lực lượng lao động được giáo dục tốt là sản phẩm của một hệ thống trường học
có tổ chức cao. Hơn 97 % công nhân có giáo dục trình độ đào tạo nghề hoặc trình độ
đại học. Tỉ lệ biết chữ tại Hàn Quốc là 98%, thuộc hàng cao của thế giới. Có hơn
100.000 sinh viên chuyên ngành khoa học và kỹ thuật tốt nghiệp mỗi năm. Một số
lượng các sinh viên ngày càng nhiều đang tích cực học tập để lấy bằng tiến sỹ và thạc
sỹ.Năng suất lao động đã tăng trung bình 10 phần trăm mỗi năm. Một hệ thống giờ
làm việc linh hoạt , cùng với hệ thống giờ làm việc bình thường, cho phép sử dụng lao
động để cung cấp làm việc trong 2 tuần hoặc 1 tháng thời gian, giảm chi phí lao động
và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Đánh giá: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho việc phát triển kinh tế tri
thức và hiện đại hóa nền kinh tế, tiết kiệm chi phí đào tạo cho các quốc gia đầu tư
Nhận định: Hàn Quốc có thể coi là một trong những nước thực hiện thành công
nhất chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sự thay đổi chính sách hợp lý qua
từng thời kỳ chính là yếu tố quyết định giúp cho Hàn Quốc nhanh chóng đi từ hồi phục
kinh tế đến phát triển và giành được vị trí xứng đáng trên bản đồ kinh tế thế giới.
2: Các yếu tố hạn chế đầu tư
Mặc dù lượng vốn FDI cam kết tăng cao trong năm qua, nhưng Hàn Quốc vẫn
xếp thứ hạng thấp về thu hút nguồn vốn FDI trong nhóm các nước thu nhập cao do
một số hạn chế trong việc thu hút FDI sau:
2.1: Tình hình chính trị bất ổn do mâu thuẫn ,căng thẳng với Triều Tiên và bị
khủng bố bởi IS
+ Quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên từ trước đến nay vẫn luôn căng thẳng,
đỉnh điểm là thời gian gần đây Triều Tiên bắt đầu phóng tên lửa tầm xa và thử nghiệm
vũ khí hạt nhân, đe dọa hòa bình biên giới hai nước.
Ngày 11.2.2016 , Triều Tiên tuyên bố sẽ đóng cửa khu công nghiệp chung
Kaesong, một ngày sau khi Hàn Quốc thông báo rút các công ty của nước này khỏi
khu công nghiệp như một cách để trừng phạt Bình Nhưỡng phóng tên lửa tầm xa và
thử vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, Triều Tiên cũng sẽ trục xuất các công dân Hàn Quốc
khỏi khu công nghiệp chung Kaesong và đóng băng mọi tài sản của Hàn Quốc tại đó.
+ Bị đe dọa khủng bố từ IS :
13
Trong thông cáo báo chí đưa ra vào hôm 19/6, Cơ quan tình báo quốc gia Hàn
Quốc (NIS) cho biết lực lượng khủng bố đã kích động một cuộc tấn công khủng bố tại
Hàn Quốc thông qua ứng dụng tin nhắn Telegram. Theo đó, IS đã tiết lộ vị trí của 77
căn cứ không quân của Mỹ và Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cùng các
cá nhân khác trên 21 quốc gia. Trước đó, IS đã nhiều lần đe dọa tấn công một loạt
quốc gia, trong đó có Mỹ và đồng minh Hàn Quốc.
2.2: Hàn Quốc đang rơi vào thế khỏ xử ngoại giao trong tranh chấp biển Đông
Mặc dù Seoul không dính líu gì đến bất kỳ tranh chấp nào ở Biển Đông nhưng
họ đang theo dõi chặt chẽ vụ việc vì nó làm gia tăng căng thẳng địa chính trị giữa đồng
minh an ninh của họ là Mỹ và đối tác thương mại lớn nhất của họ là Trung Quốc. Việc
Washington đang thúc đẩy nỗ lực duy trì tự do hàng hải tại tuyến đường biển có tầm
quan trọng chiến lược này trong khi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn
khu vực trên đã làm cho Seoul phải đau đầu vì họ phải tìm cách duy trì các mối quan
hệ chặt chẽ với cả hai cường quốc trên.
Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến giao thương của Hàn Quốc khi mà cả Mỹ
và Trung Quốc đều là những đối tác quan trọng.
2.3: Hàn Quốc đang thiếu lao động, nên rất cần tăng dân số.
Hiện nay, bình quân một cặp vợ chồng ở Hàn Quốc là 1,6 con. Dự tính đến năm
2016, số lao động sẽ giảm dần và đến năm 2018, số người cao tuổi sẽ chiếm tỷ lệ 15%
dân số. Hàn Quốc trung bình có khoảng 23/40 triệu dân tham gia lực lượng lao động.
Bên cạnh đó, có khoảng 500 nghìn lao động phổ thông từ nước ngoài đến làm việc
trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ với công việc được gọi là "3 D" (difficult, dirty,
dangerous - khó khăn, độc hại, nguy hiểm) trong lĩnh vực sản xuất chế tạo, xây dựng,
thuỷ sản, nông nghiệp, dịch vụ tư nhân và công cộng. Các doanh nghiệp Hàn Quốc
đang phải ráo riết tìm và tuyển dụng lao động nước ngoài do tình hình thiếu lao động
trong nước, đặc biệt là thanh niên trẻ do tốc độ già hóa dân số quá nhanh của nước
này.
2.4: Tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn ,khan hiếm .
Hàn Quốc là đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, do vậy nhiên liệu trong các
nhà máy ở Hàn Quốc gần như hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài. Nhưng thời gian
gần đây, Hàn Quốc vướng vào cuộc chiến tài nguyên khi mà Trung Quốc sẵn sàng trả
gấp đôi, thậm chí gấp ba những gì Hàn Quốc chi trả để có được các nguồn tài nguyên
tự nhiên. Để đảm bảo hoạt động của các công xưởng, vài năm gần đây, Trung Quốc đã
đẩy mạnh tốc độ của cái gọi là “cuộc mua sắm quốc tế”, tập trung vào các mỏ dầu, mỏ
quặng sắt khắp nơi trên thế giới. Tất cả động thái này đều nhằm mục tiêu đảm bảo
nguồn cung cấp ổn định về tài nguyên tự nhiên cho công nghiệp sản xuất.
14
Giới phân tích tại Hàn Quốc quan ngại rằng, nước này sẽ không theo kịp Trung
Quốc trong cuộc đua giành tài nguyên thế giới.
2.5: Thái độ của người dân Hàn Quốc về dòng vốn FDI
Báo cáo Thương mại Quốc gia của Hàn Quốc tiếp tục nói rằng "mặc dù Chính
phủ cố gắng để tạo ra một môi trường đầu tư thân thiện hơn, người dân Hàn Quốc
thường xuyên lên tiếng lo ngại về nước ngoài thôn tính của các công ty trong nước.
Thái độ của chính phủ đối với thương mại nước ngoài nhấn mạnh xuất khẩu và chậm
tự do hóa nhập khẩu. Thái độ này vẫn còn ăn sâu trong quan điểm của các chính phủ
và đất nước mặc dù tiếp tục toàn cầu hóa và tự do hóa. Hoạch định chính sách Hàn
Quốc đã có những bước quan trọng để giải quyết các mối quan tâm của các nhà đầu
tư nước ngoài, trong đó có cơ chế khuyến khích cho các quan chức chính phủ người
thúc đẩy FDI. Tuy nhiên, chính phủ có thể không làm gì để thay đổi mối nghi ngờ của
công chúng Hàn Quốc đối với người nước ngoài và FDI. FDI tại Hàn Quốc duy trì sự
kém phát triển quản trị doanh nghiệp, và kéo dài sự thống trị kinh tế của các tập đoàn
gia đình thống trị nền kinh tế Hàn Quốc (chaebol).
Nhận định: Những yếu tố hạn chế đầu tư ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng
FDI đổ vào Hàn Quốc. Vì thế chính phủ nên cân nhắc xem xét và tìm cách đối phó kịp
thời với những yếu tố bên ngoài, bên cạnh đó khắc phục những yếu tố nội tại bên
trong để đưa Hàn Quốc thực sự là điểm đến lý tưởng của dòng FDI
III. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI HÀN QUỐC
1. Tác động tích cực
1.1: Thúc đẩy tăng trường kinh tế
Biểu đồ 4: GDP Hàn Quốc giai đoạn 2006-2016
Nguồn: tradingeconomics.com
Cùng với sự tăng lên của FDI qua các năm thì GDP Hàn Quốc cũng được ghi
nhận là tăng lên đáng kể và ổn định tại Hàn Quốc. FDI mở rộng các nguồn thu thuế ở
15
nước chủ nhà và đóng góp cho nguồn thu của chính phủ Hàn Quốc. Thậm chí nếu các
nhà đầu tư nước ngoài được miễn thuế thông qua các chính sách ưu đãi đầu tư thì
chính phủ vẫn có được nguồn thu gia tăng từ việc trả thuế thu nhập cá nhân bởi vì FDI
tạo ra việc làm mới, tạo khoản thu ngoại tệ.
1.2: Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế
Trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp và gián tiếp làm tăng tổng vốn đầu
tư của toàn xã hội.
Không tạo ra các khoản nợ: FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù
đắp thiếu hụt về vốn ngoại tệ của Hàn Quốc mà không tạo ra các khoản nợ
FDI còn là 1 nguồn quan trọng để bổ sung ngoại tệ góp phần làm tăng khả năng cạnh
tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của Hàn Quốc, thu lợi nhuận từ các công ty nước ngoài.
1.3: Góp phần phát triển công nghệ
Chuyển giao vốn FDI đi kèm với chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý
cho Hàn Quốc, đặc biệt trong những năm đầu phát triển đây là những điều mà nước
này cần học hỏi từ Phương Tây, Mỹ và Nhật Bản.Các hoạt động chuyển giao công
nghệ đã tạo ra nhiều mối quan hệ liên kết cung cấp dịch vụ công nghệ, gián tiếp tăng
cường năng lực phát triển công nghệ địa phương. Nhờ đó công nghệ của Hàn Quốc
được tăng cường, nâng cáo năng suất thành tố, thúc đẩy tăng trưởng.
1.4: Nâng cao chất lượng lao động; góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập
cho người lao động
FDI cung cấp việc làm trong các hãng có đầu tư nước ngoài tại Hàn Quốc. Điều
này đồng nghĩa với việc tăng thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện tăng tích luỹ.
FDI còn góp phần quan trọng với việc phát triển giáo dục của Hàn Quốc trong lĩnh vực
giáo dục đại cương, dạy nghề, nâng cao năng lực quản lí.
Biểu đồ 5: Tiền lương công nhân Hàn Quốc giai đoạn 7/2013-7/2016
Nguồn: tradingeconomics.com
16
Tiền lương công nhân ở Hàn Quốc ghi nhận là cao nhất trong quý 1/2016. Qua
đó có thể thấy được điểm tích cực trong nguồn vốn EDI cải thiện cuộc sống của công
nhân tại quốc gia này.
1.5: Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư
FDI tác động mạnh đến cạnh tranh, độc quyền các công ty trong nước. Nhờ đó
cơ cấu nên kinh tế Hàn Quốc chuyển dịch nhanh chóng theo chiều giảm tỷ trọng nông
nghiệp tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ.
Ví dụ: Tờ Russia Beyond the Headlines (RBTH) cho hay, nhằm đáp trả việc
Triều Tiên triển khai tên lửa hạt nhân và tàu ngầm, Seoul đã tăng cường cho ngành
công nghiệp vũ khí trong nước các công nghệ Nga-công nghệ tên lưả S-400 do công ty
Almaz Antey (của Nga) cung cấp trong dự án tên lửa đất-đối-không tầm trung đến xa
M-SAM Cheolmae-2.
- Việc sử dụng công nghệ của Nga sẽ giúp cải thiện mối quan hệ giữa hai đất
nước, "Hàn Quốc có thể tìm thấy những lợi ích kinh tế trong mối quan hệ hợp tác quân
sự với Nga.Seoul và Moscow có thể hợp tác phát triển công nghệ tiên tiến và vũ khí
công nghệ cao, sau đó bán chúng ra thị trường thế giới. Mối quan hệ giữa 2 quốc gia
có thể bổ trợ cho nhau: Nga có 2 lợi thế trong lĩnh vực khoa học cơ bản và công nghệ
tiên tiến, trong khi Hàn Quốc mạnh về vốn và kỹ năng tiếp thị"
Nhận định: Thông qua FDI Hàn Quốc có thể tiếp cận với thị trường thế giới,
tạo liên kết cá ngành công nghiệp, là cơ sở để chuyển giao công nghệ, phát triển
nguồn nhân lực, thúc đẩy xuất nhập khẩu nước chủ nhà.
2. Tác động tiêu cực
2.1: Chuyển giao công nghệ
Thực tế đã cho thấy khi thực hiện các dự án liên doanh, các đối tác nước ngoài
đã tranh thủ góp vốn bằng các thiết bị và vật tư đã lạc hậu, đã qua sử dụng, hoặc nhiều
khi đã đến thời hạn thanh lý, gây ra thiệt hại to lớn cho nền kinh tế Hàn Quốc tiêu
hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường.
Ví dụ: Dự án FK-X-dự án phát triển chiến đấu cơ hiện đại trị giá khoảng 7,5 tỷ
USD đang trong quá trình đàm phán, được Hàn Quốc thực hiện với sự giúp đỡ của nhà
thầu quốc phòng Mỹ Lockheed Martin, đơn vị cam kết sẽ chuyển giao các công nghệ
sử dụng trên tiêm kích tàng hình F-35 cho Hàn Quốc, để đổi lại việc Seoul đặt mua 40
chiếc máy bay hiện đại .
Tích cực giúp Hàn Quốc thực hiện tham vọng thay thế phi đội chiến đấu cơ cũ
kỹ F-4 và F-5 bằng những chiếc tiêm kích tàng hình hiện đại do nước này tự sản xuất
dựa trên công nghệ của Mỹ.
17
Tuy nhiên việc chính phủ Mỹ phủ quyết chuyển giao 4 công nghệ cốt lõi là
radar quét mạng điện tử chủ động mảng, điện tử pod nhắm mục tiêu quang, gây nhiễu
tần số tìm kiếm và phát thanh hồng ngoại và hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại
nếu như trong các cuộc đàm phán tiếp theo vấn đề chuyển giao các công nghệ quan
trọng không được giải quyết sẽ gây nguy hiểm và khủng hoảng cho cả dự án bởi đây
đều là các công nghệ quan trọng và việc Hàn Quốc bỏ ra 1 số tiền lớn như vậy nhưng
lại không thu được hiệu quả như mong muốn đề xuất là một tổn hại lớn cho quốc gia.
Ngoài ra việc bắt buộc phải mua 40 chiếc máy bay hiện đại của Mỹ HQ có thể sẽ phải
mua với giá thành đắt,và không tránh khỏi việc mua phải máy bay đã được sản xuất ra
trước đó lâu dài.
Bên cạnh đó, khi chuyển giao công nghệ, nước được đầu tư sẽ dần thay thế lao
động chân tay bằng hệ thống máy móc tự động hoá. Gây ra thất nghiệp ngày càng gia tăng
Biểu đồ 6: Lượng thất nghiệp Hàn Quốc giai đoạn 10/2015-7/2016 ( đơn vị %)
Nguồn: tradingeconomics.com
Theo báo cáo của KOSTAT - Thống kê Hàn Quốc tỉ lệ thất nghiệp của Hàn
Quốc tăng mạng vào quý I/2016 và biến động rất nhiều so với năm 2015.
Điều này cho thấy do sự phát triển của kĩ thuật công nghiệp ngày càng tác động tiêu
cực đến người lao động.
2.2: Sự cạnh tranh khốc liệt
Doanh nghiệp FDI được miễn thuế, giảm thuế trong thời gian dài
Tác động đến các doanh nghiệp tại Hàn Quốc
Việc xuất hiện các DN có vốn FDI gây ra cạnh tranh khốc liệt với các doanh
nghiệp tại Hàn Quốc mà phần thua thiệt thường là các doanh nghiệp nội địa. Các
doanh nghiệp nội địa thường bị mất thị trường, mất lao động có kỹ năng. Ngoài ra, vốn
18
FDI có thể làm cho đầu tư trong nước bị thu hẹp do nhiều doanh nghiệp bị mất cơ hội
đầu tư hoặc đầu tiw không hiệu quả do trình độ công nghệ thấp kém, vốn ít.
2.3: Sự phụ thuộc vào nền kinh tế nước ngoài
FDI vào mang đến không ít những lợi ích cho thị trường nước nhà nhưng tiềm
ẩn trong đó là những rủi ro khi quá chịu sự lệ thuộc vào nguồn vốn. Thị trường trong
nước của Hàn Quốc đang ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc, Bất kỳ sự biến động
trong tương lai của các nền kinh tế Trung Quốc có tác động tức thời của nền kinh tế
Hàn Quốc. Nếu có một sự suy giảm ở Trung Quốc, thương mại của Hàn Quốc bị tổn
thương nặng sự phụ thuộc này đang gia tăng ở hầu hết các lĩnh vực khác nhau, từ
thương mại đến tiêu thụ trong nước, tài chính và bất động sản. Hiện nay, Trung Quốc
là một trong những đối tác thương mại lớn nhất Hàn Quốc.
2.4: Nhiều doanh nghiệp FDI trốn thuế (chủ yếu qua chuyển giá)
Một số hình thức ưu đãi thuế cho các DN FDI đang trở thành “kẽ hở” để DN lợi
dụng, trốn thuế. Các thủ đoạn DN lợi dụng sự ưu đãi của chính sách để trốn thuế như:
Thành lập DN mới để hưởng ưu đãi thuế, hết thời hạn ưu đãi lại giải thể và thành lập
DN khác nhằm kéo dài thời hạn được miễn giảm thuế; chuyển thu nhập từ dự án
không hưởng ưu đãi sang dự án hưởng ưu đãi; cố tình tạo ra các dự án đầu tư mới
mang tính ngắn hạn, kém hiệu quả để được hưởng lợi từ ưu đãi hoàn thuế cho khoản
lợi nhuận được sử dụng để tái đầu tư...
2.5: Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên
Các doanh nghiệp FDI cũng là nguyên nhân của hiện tượng xả thải ra môi
trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới đời sống dân sinh
Các doanh nghiệp ĐTNN mang những công nghệ lạc hậu tác động không nhỏ
đến môi trường và tài nguyên thiên nghiên Hàn Quốc.
Diện tích lãnh thổ hẹp, phần lớn là núi đá vôi, dân cư đông đúc, đã làm cho Hàn
Quốc được xếp vào hàng các nước có mức độ thải rác cao nhất thế giới. Nhiều đô thị
lớn, đặc biệt là Thủ đô Seoul đã lâm vào tình trạng khủng hoảng rác, có lúc đến cao
điểm, gây ra những phản ứng nhất định trong dân chúng. Nguyên nhân một phần là do
phát triển các công nghiệp nặng như công nghiệp hóa học, gang thép, đóng tàu, sản
xuất ôtô cùng với ngành khai thác dầu khí, dệt may... làm phát sinh ô nhiễm môi
trường.
Sớm nhận thức được những tác động của tăng trưởng kinh tế nóng trong thời
gian dài, Chính phủ Hàn Quốc đã có những thay đổi và điều chỉnh kịp thời về mục tiêu
và chiến lược phát triển dài hạn. Trong đó, đầu tư và phát triển ngành công nghiệp và
công nghệ môi trường song hành với các hoạt động kinh tế. Có thêm nhiều luật phòng
chống ô nhiễm được ban hành .Ví dụ như ngày 31/12/1977, “Luật BVMT” được ban
19
hành. Trong “Luật BVMT”, nhiều điểm mới được đưa vào như: Làm rõ quy chế đánh
giá tác động môi trường, quy chế giám sát môi trường, tiêu chuẩn cho phép thải ô
nhiễm, lắp đặt trang thiết bị chống ô nhiễm...->gây khó khăn và tăng chi phí cho các
nhà đầu tư nước ngoài.
Nhận định: Yếu tố hai mặt của FDI là điều không thể tránh khỏi trong nền kinh
tế Hàn Quốc hiện nay. Vì thế các Chính phủ cùng với các doanh nghiệp cần bắt tay
hợp tác hơn nữa để cải thiện tình trạng này để mang đến những điểm đầu tư lành
mạnh cho lâu dài về sau.
20
TỔNG KẾT
Dòng vốn FDI chảy vào Hàn Quốc trong những năm gần đây tương đối ổn
định. Không giống như các loại vốn khác, dòng vốn FDI đã tăng đều đặn từ đầu những
năm 2004 và FDI bắt đầu đóng vai trò chi phối trong tổng số các dòng vốn. Vốn đầu tư
nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế Hàn Quốc. Đó vừa là nguồn
bổ sung vốn cho đầu tư, vừa là một cách để chuyển giao công nghệ, cũng là một giải
pháp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách và
thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế… Tuy nhiên, để huy động và sử
dụng nguồn vốn này hiệu quả trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay không hề dễ
dàng. Chính phủ Hàn Quốc đã có nhiều biện pháp khuyến khích thu hút vốn FDI, cùng
với những ưu đãi đặc biệt cho các công ty nước ngoài mở công ty mới tại đây và
những chính sách mang lại nguồn vốn FDI mạnh cho nền kinh tế nước nhà qua đó thúc
đẩy dòng FDI mang đến nhiều hiệu quả phát triển hơn nữa trong nền kinh tế hiện nay.
21
DANH MỤC THAM KHẢO
1. Trung tâm WTO
2. Wikipedia
3. Báo điện tử của bộ văn hoá, thể thao và du lịch số ra ngày 5/4/2016
4. Chứng khoán Bảo Việt số ra ngày 7/1/2016
5. Bộ kế hoạch và đầu tư cục đầu tư nước ngoài FIA Việt Nam số ra ngày 19/4/2016
6. Korea’s FDI Trends & Outlook- posted on January 15,2016 by investkorea
7. World Bank
8. South Korea Foreign Direct Investment -Trading economics in Korea 2016
9. Báo Vnexpress số ra ngày 28/7/2016
10. OECD Economic Surveys KOREA Overview 6/2014
11. Korea Foreign Direct Investment Outlook In 2016- Ji Hyun Rhim
investment public relations team at kotra – 22/1/2016
12. Trends in foreign direct investment in OECD countries
13. The Korea Times
14. Sách “South Korea in the Fast Lane: Economic Development and Capita
Formation” của Young-Iob Chung
15. Foreign direct investment hits record in 2014- korea.net ,Jan 05, 2015
16. The Korean Economy - the Miracle on the Hangang River- korea.net
22