Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Nghệ thuật thư pháp shodo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.19 KB, 4 trang )

Ngh ệthu ật th ưđạo Shodo
Sơ lược
Nói đến văn hoá Á Đông thì không thể bỏ qua nghệ thuật thư pháp. Đây là một hình thức nghệ
thuật hoàn toàn không xa lạ gì ở Việt Nam cũng như các nước từng chịu ảnh hưởng của văn hoá
Trung Hoa và chữ Hán tự. Và với một nền văn hoá mang đậm nét truyền thống như Nhật Bản thì
cũng không có gì lạ khi shodou được coi là một trong những bộ môn nghệ thuật độc tôn.
Shodō (書道 _ thư đạo, ), hay nói một cách đơn giản là nghệ thuật viết chữ đẹp, du nhập từ
Trung Quốc vào Nhật Bản từ khá sớm, nhưng phải đến năm 749 với bài tanka Soukou Shujitsu
thì thư pháp Nhật mới đạt được những phong cách riêng.
Thư pháp tại Nhật Bản gọi là thư đạo (書道). Theo các chuyên gia thư pháp Nhật Bản, chữ Hán
được truyền từ Trung Quốc sang Nhật Bản từ khoảng 2000 năm trước, được sử dụng phổ biến ở
Nhật Bản từ khoảng thế kỷ 5. Sau đó, dựa trên cơ sở chữ Hán, người Nhật đã sáng tạo ra kiểu
chữ của mình là chữ Hiragana và Katakana (kiểu chữ biểu thanh). Thư pháp Nhật Bản được hình
thành từ hai kiểu chữ chính là kiểu chữ Hán từ Trung Quốc đến và kiểu chữ Hiragana, Katakana.
Hiện nay, ở Nhật Bản có từ 8 đến 10 triệu người tham gia viết thư pháp, và thư pháp được coi là
một trong những môn nghệ thuật đặc sắc của Nhật Bản.


Lịch sử
Thời đại Heian ghi lại dấu ấn của nó trong lịch sử là thời đại mà văn hoá phát triển rực rỡ nhất.
Đây cũng là thời gian mà shodou đạt được nhiều thành tựu đáng kể với nhóm Sanpitsu (三筆)
gồm nhà sư Kuukai (774-835), thiên hoàng Saga (786-842) và Tachibana no Hayanari (778-842).
Vào thế kỷ 10 và 11, ba cây bút Sanseki (三跡) là Ono no Michikaze (Yaseki) Fujiwara no
Sukemasa (Saseki), Fujiwara no Yukinari (Gonseki) lại tiếp tục đưa thư pháp Nhật Bản đến
những tầm cao mới.

Phân loại
Theo phân loại của Hội thư pháp Mainichi của Nhật Bản, thư pháp truyền thống đến thư pháp
hiện đại của Nhật bản có thể được xếp theo 7 bộ môn sau:
Thư pháp chữ Hán
Được tạo nên nhờ dựa vào thơ, văn xuôi cổ điển viết bằng chữ Hán, dựa vào cảm nhận nghệ


thuật và phương pháp học thư pháp của từng người thông qua các tác phẩm từ nhiều chữ đến ít
chữ, và các thể loại thư pháp như Ten (Triện thư), Rei (Lệ thư), Kai (Khảo thư), Gyo (Hành thư),
So (Thảo thư), tìm kiếm thể loại thư pháp vốn có. Bộ môn thư pháp chữ Hán thể hiện tính hiện
đại hoà quyện trong tính truyền thống.
Thư pháp chữ Kana
Được tạo ra để viết những từ ngữ đẹp của Nhật Bản thông qua việc cải biên, phát triển những bài
hát Waka và thơ Haiku. Có sự biểu hiện phong phú tùy theo chí hướng khác nhau của các tác giả
về những bài ca cổ mà thư pháp Kana. Vẻ đẹp của chữ Kana hiện đại được hoà trộn với cảm giác
mới của Kana chữ lớn (nguồn gốc của chữ Kana là chữ nhỏ).


Thư pháp thơ văn cận đại (Cận đại thi văn thư)
Là những tác phẩm lấy văn và thơ hiện đại làm đề tài, điều hoà giữa chữ Hán và chữ Kana tạo ra
một thư pháp mới. Đây là bộ môn đã được triển khai, mở rộng ở các kì triển lãm Thư pháp
Mainichi. Do tính chất dễ đọc và gần gũi nên nó nhận được sự ủng hộ của nhiều người.the linh la
nguoi sang lap
Thư pháp viết chữ lớn (Đại tự thư)
Là những tác phẩm thư pháp viết chữ lớn mà số lượng chỉ từ 1 đến 2 chữ. Một thế giới thư pháp
mới được tạo ra từ việc định hướng tạo hình, tôi luyện đường nét và sáng tạo về màu đen.
Thư pháp chữ in bằng khuôn khắc đá – Tenkoku (Triện khắc)
Bộ môn này được cho là tinh hoa của phương Đông và giới thư pháp. Chữ in bằng khuôn hình
vuông 3 phân. Người ta khắc trên đá những bản thư pháp và chữ viết thời cổ đại của Trung Quốc
sau đó in trên giấy trắng, tạo nên sự tương phản rất đẹp giữa mực (đỏ) và giấy. Tekuko là cảm
giác tạo hình mới dựa trên nền tảng truyền thống được hoà quyện trong một không gian nhỏ.
Thư pháp chữ khắc gỗ (Khắc tự)
Chữ viết được khắc lên bản gỗ. Chữ viết ở đây khác với chữ viết bằng bút, nó mang tính lập thể
và còn có thể được tô bằng nhiều màu sắc. Khắc tự là một bộ môn thư pháp đang gây được sự
chú ý.
Thư pháp ZenEi (Tiền vệ thư)
Bộ môn này biến đổi nhận thức trước kia về thư pháp (coi thư pháp là biểu hiện của nhân cách

con người). Thư pháp Tiền vệ thư chịu ảnh hưởng của hai trường phái: hội họa trừu trượng
phương Tây và triết học phương Đông. Không bị giới hạn bởi việc lấy chữ làm nguyên liệu
chính, người viết có thể tự do thể hiện tâm hồn và tình cảm thông qua các tác phẩm nghệ thuật
mang tính trừu tượng.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×