Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Giới thiệu kiểu ngồi seiza

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.64 KB, 3 trang )

Kiểu ngồi Seiza
Theo truyền thống của Nhật Bản, khi ngồi phụ nữ Nhật tuyệt đối phải khép hai chân lại và
để tay tự nhiên trên đầu gối, khẽ nghiêng mình và lúc nói chuyện cũng hơi khom lưng.
Ngoài ra, người Nhật còn có một kiểu “ngồi” khá nổi tiếng. Tư thế này đòi hỏi người ngồi
phải quỳ trên đôi chân đang khép sát vào nhau, tay đặt tự nhiên lên đầu gối, thân thể có xu
hướng hơi nghiêng về phía trước.

(Ảnh wiki)
Kiểu ngồi này bắt nguồn từ việc người phụ nữ Nhật luôn luôn duyên dáng và dịu dàng, đằm
thắm trong những bộ kimono truyền thống, dù cho đất nước đang trong thời loạn lạc chiến
tranh hay thời thái bình thịnh trị. Không chỉ vậy, những tiểu thư con nhà danh gia vọng tộc
thường khoác lên mình những bộ kimono kiểu cách, khá cầu kỳ. Do đó, họ đều phải quỳ
xuống trong khi ngồi hay hành lễ. Đây cũng được coi là một nét đặc biệt trong văn hóa
truyền thống của người Nhật.
Ở Nhật quỳ trên chiếu Tatami được coi là một kiểu ngồi, gọi là “tọa” (kashikomaru hoặc
tsubau.) hay “chính tọa” (Seiza).


(Ảnh: Plan/Corbis)
“Tọa” cái tên đã có từ thời đại Asuka (vào khoảng thế kỷ thứ VII) được truyền từ Trung
Quốc sang nhưng mãi đến thời kì Edo mới được chính thức đưa vào giảng dạy.
Seiza là kiểu ngồi mà đôi chân sẽ phải chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể và giữ thẳng
lưng ( khi không cần cúi người tỏ lòng kính trọng hay chào hỏi). Do đó, nó sẽ khiến bạn
cảm thấy không thoải mái, thậm chí là như một cực hình khi phải ngồi trong tư thế ấy .
Nhưng đối với người Nhật mà nói thì nó lại không phải là hình phạt nào cả, mà là một cách
hưởng thụ, bởi vì họ đã được luyện tập từ bé. Ngày nay, khi thưởng thức trà đạo, kiếm
đạo, trong tang lễ hay những buổi tọa đàm trang trọng người Nhật thường sử dụng kiểu
ngồi Seiza.


Kiểu ngồi seiza





×