Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Độc đáo với nhã nhạc cung đình nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.9 KB, 3 trang )

Độc đá o v ới nhã nh ạc cung đì nh Nh ật
B ản
Có 3 cách diễn xướng chủ đạo trong Gagaku đó là: Kangen (Khí nhạc), Bugaku (Vũ nhạc) và
Kayô (Thanh nhạc).

Kangen (khí nhạc)
Kangen được hiểu là dàn nhạc bao gồm các nhạc cụ hơi và dây,ngoài ra còn có vài nhạc cụ gõ
nhằm đảm nhiệm phần tiết tấu. Dùng để diễn các bản khí nhạc . Dàn Kangen có các nhạc cụ
như : Shô, Hichiriki, Ryuteki, Biwa, Kakko…
Trong dàn Kangen, các nhạc cụ hơi đóng vai trò quan trọng, kèn Hichiriki đảm nhiệm những giai
điệu chính, sáo Ryuteki chơi giai điệu theo kiểu biến tấu, còn Shô làm nhiệm vụ bè đệm. Các
nhạc cụ dây và gõ đảm nhiệm phần tiết tấu của bài nhạc. Âm nhạc do dàn Kangen diễn tấu
thường có tính chất chậm rãi, trang trọng và đầy tính triết lý.

Bugaku (Vũ nhạc)
Đây là loại hình âm nhạc đi kèm với vũ đạo. Có 3 loại
- Kuniburi-no-Mai (múa bản địa): Âm nhạc và những điệu múa của Kuniburi – no – Mai được
truyền lại từ xa xưa mang đậm chất bản địa trong văn hóa Nhật Bản. Cá điệu múa đơn giản
nhưng cũng nhịp nhàng và vô cùng uyển chuyển.
- Sa-no-Mai (Múa Bên Trái): Người Nhật quan niệm bên trái tượng trưng cho tính Dương, lấy
hình ảnh mặt trời, những vu công mặc áo váy đỏ đi ra từ bên trái sân khấu nên được gọi là Múa
Bên Trái. Đệm cho những vũ công này sẽ là dàn nhạc Togaku với các dòng nhạc được du nhập từ
Trung Hoa, Ấn Độ hoặc Ba Tư.


- U-no-Mai (Múa Bên Phải): Ngược lại với múa bên trái là Múa Bên Phải, bên phải của người
Nhật là tính âm tức mặt trăng, ở loại này vũ công mặc đồ màu xanh lục đi ra tù bên phải san
khấu được dàn Komagaku đệm nhạc. Dòng nhạc này lại ảnh hưởng từ Triều Tiên và có một phần
của vùng Mãn Chu thuộc phía Đông Bắc Trung Quốc.



Kayô (Thanh nhạc)
- Saibara: là những bài hát dân gian được cung đình hoá và trở thành hình thức thanh nhạc phục
vụ cho nhu cầu giải trí của hoàng gia và giới quí tộc nói chung. Chỉ có những nhạc công chuyên
nghiệp mới được thể hiện loại hình này. Ngoài ra các quý tộc cũng thường biểu diễn và tự
thưởng thức các bài Saibara cho nhau nghe. Chính vì thế mà họ đượ coi là những người duy trì
Saibara qua hàng thế kỷ.
- Rôei: Dựa trên thể thơ Trung Hoa Rôei là những bài hát có tính ngâm ngợi. Thời Nara và Heian
thể thơ như thế này rất thịnh tại Nhật và dần dần từ đó hình thành nên Rôei. Giới quý tộc cũng
chính là tầng lớp duy trì và gìn giữ Rôei. Sau đó khoảng vào thời Meiji các nhạc công cung đình
đã tiếp nhận lại Rôei từ các gia đình quý tộc, đồng thời sáng tạo thêm các bản nhạc mới cùng hệ
thống nhạc mục mới tạo nên sự độc đáo Rôei như ngày nay. Ngoài ra, còn có một số hình thức ca
hát kết hợp với múa có nguồn gốc bản địa. Trong số này, điển hình có các thể loại Kagura,
Azuma-Asobi. Các hình thức ca múa này được nâng cao và hoàn thiện vào giữa thời kỳ Heian và
thường được dùng trong các dịp lễ hội cung đình.



×