Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

PHÂN TÍCH 5 NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY VINAMILK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.23 KB, 14 trang )

RÀO CẢN GIA NHẬP NGÀNH
1.
-

Các quyết định của chính phủ
Việc ổn định chính trị hay đưa ra những quyết định trong sản xuất kinh
doanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh danh của doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, các chính sách của Chính phủ về sữa nhập khẩu chưa thúc
đẩy sự tăng trưởng của ngành sữa nội địa. Trước hết là do giá của sữa
nhập khẩu tăng trong khi sữa nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu
cầu người dân. Mặt khác Nhà nước tham gia vào ngành sữa với nhiều
ngành, nhiều dịch vụ trùng lặp và các mối quan hệ cực kì phức tạp giữa
các bên tham gia, điều này tạo ra một môi trường không thuận lơi cho sự
hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân trong ngành sữa.
Tuy nhiên, Nhà nước đã có chính sách thúc đẩy ngành sữa phát triển như
khuyến khích mở các trang trại bò sữa, hỗ trơ công nghệ chế biến và thay
thế dần nguyên liệu nhập từ nước ngoài. Một số chính sách khác khuyến
khích xuất khẩu cũng giúp cho ngành có cơ hôi tăng trưởng, ví dụ như
từng có chính sách bảo hộ trong một thời gian không cấp phép vào lĩnh
vực sữa hộp, chính sách này tạo ra rào cản nhập ngành sản xuất nhưng lại
có thuận lợi cho những hãng trong nước mở rộng quy mô sản xuất.
Vinamilk hiện đang là một trong hai công ty sản xuất sữa có quy mô lớn
nhất cả nước và chiếm 16% thị phần. Năm 2015, Chính phủ vừa có quyết
định thoái toàn bộ 45,1% vốn Nhà nước tại Công ty cổ phần sữa Việt
Nam (Vinamilk-mã chứng khoán VNM). Điều này giúp Vinamilk không
phải chia cổ tức hàng năm cho SCIC với số tiền lên tới hàng nghìn tỷ
đồng.
(SCIC: Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước). Tuy nhiên động
thái này của Chính phủ có ý nghĩa tích cực trong việc thúc đẩy tiến trình
cổ phần hoá, cải cách doanh nghiệp nhà nước, vốn đang có nguy cơ
không hoàn thành chỉ tiêu do số lượng đơn vị phải cổ phần hoá còn


nhiều. Nếu Nhà nước không còn nắm giữ cổ phần ở Vinamilk, thì đây có
thể là tín hiệu cho thấy Nhà nước sẵn sàng hạ tỷ lệ nắm giữ tại nhiều
doanh nghiệp tầm cỡ khác, nơi Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi
phối và tham gia điều hành.
2. Tính kinh tế theo quy mô


-

-

3.
-

-

4.
-

Yếu tố kinh tế là một yếu tố rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nói
chung và công nghiệp sữa nói riêng. Theo số liệu thống kê, mức sống của
người dân Việt Nam nằm ở mức thấp (năm 2016, thu nhập bình quân đầu
người ở VN là 7,6 triệu đồng), cho nên phần lớn dân cư ở những thành
phố lớn mới tiêu thụ sữa thường xuyên. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam đang ngày càng tăng, thu nhập bình quân đầu người theo
đó cũng tăng lên, đó là tiền đề để nâng cao đời sống của người dân đồng
nghĩa với việc tiêu thụ sữa nhiều hơn. Đó là cơ hội để doanh nghiệp phát
triển thị phần sữa. Tuy nhiên, lạm phát xảy ra ở năm 2008-2009 đã khiến
người dân thận trọng hơn trong việc tiêu thụ sữa, gây trở ngại và khó
khan đối với doanh nghiệp bởi doanh số bán hang giảm trong khi DN

cũng phải chịu ảnh hưởng của lạm phát và khủng hoảng.
Vinamilk có một quy mô lớn và với quy mô sản lượng lớn cho phép
doanh nghiệp khai thác được lợi thế của việc chuyên môn hóa, tiết kiệm
được nhiều chi phí giao dịch. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô thể hiện ở trong
hầu hết các bộ phận trong doanh nghiệp : sản xuất, mua hàng, nghiên cứu
và phát triển, marketing, mạng lưới dịch vụ, sử dụng đội ngũ bán hàng và
phân phối.Lợi thế kinh tế nhờ quy mô cũng có thể xuất hiện khi công ty
có chi phí chung. Chi phí chung nảy sinh khi một doanh nghiệp sản xuất
sản phẩm A cũng có năng lực để sản xuất sản phẩm B. Lợi thế kinh tế
nhờ quy mô cũng sẽ xuất hiện khi có lợi thế do tích hợp theo chiều dọc,
nghĩa là công ty hoạt động trong những giai đoạn sản xuất hoặc phân
phối nối tiếp nhau.
Tính đặc trưng của tài sản
Cơ cấu tài sản của công ty Sữa Vinamilk thay đổi theo hướng tăng tỷ
trọng tài sản ngắn hạn và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn.
Sự gia tăng của tỷ trọng nguồn vốn dài hạn và sự giảm xuống của tỷ
trọng tài sản dài hạn đã làm cho năng lực tự chủ tài chính của công ty
thêm mạnh.
Công ty đã thu hồi các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn để hạn
chế rủi ro. Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền cao chứng tỏ khả
năng thanh khoản của công ty càng cao.
Hiệu quả của mạng lưới phân phối
Vinamilk là một doanh nghiệp sữa lớn với mạng lưới trải dài và bao phủ
rộng. Với hai kênh phân phối là phân phối trực tiếp và phân phối gián


tiếp, Vinamilk đã tạo ra được một mạng lưới trung gian để mang sản
phẩm tới tay người tiêu dùng. Nhờ mạng lưới trung gian đó mà doanh
nghiệp có thể:
+ Giảm chi phí phân phối: Nếu các nhà sản xuất tự tổ chức lấy mạng lưới sản

xuất thì họ phải chịu chi phí lớn do không chuyên môn hóa và quy mô
nhỏ bé.
+ Tăng phạm vi tiếp cận khách hàng cho nhà sản xuất trong khi giảm đầu mối
tiếp xúc giữa nhà sản xuất và khách hàng: Nhờ có mạng lưới phân phối
mà Vinamilk có thể tiếp cận với mọi khách hàng ở khắp mọi nơi. Nhà
sản xuất chỉ cần tiếp xúc với một nhà phân phối là có thể bán được cho
nhiều khách hàng.
+ Chia sẻ rủi ro giữa nhà sản xuất và mạng lưới phân phối: Trong trường hợp
mua đứt bán đoạn với nhà phân phối, các trung gian thương mại đã chia
sẻ rủi ro do giá cả biến động với nhà sản xuất. Do vậy, nhà sản xuất có
thể thu hồi vốn nhanh để tái đầu tư vào chu kỳ sản xuất tiếp theo.
+ Giúp cho cung cầu gặp nhau:Nhiều khi bên bán không biết bên mua đâu và
ngược lại, lúc này, các nhà phân phối đóng một vai trò rất quan trọng.
+ Tăng cường khả năng cạnh tranh: Khi sử dụng trung gian trong kênh phân
phối, tiết kiệm chi phí, rủi ro giảm, tăng khả năng tiếp cận khách hàng
cho nên nhà sản xuất nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
5. Sự trung thành của khách hàng
Sự trung thành này chỉ sự yêu thích của khách hàng đối với nhãn hiệu sữa
Vinamilk hiện tại:
Hệ thống khách hàng: Ngành sữa có một hệ thống khách hàng đa dạng từ
trẻ nhỏ đến người lớn tuổi, mỗi loại sữa có một đặc trưng riêng tạo nên
sự khác biệt dành cho một lứa tuổi nhưng yêu cầu của người tiêu dùng
ngày càng tăng nên ngành sữa đang chịu áp lực không hề nhỏ từ hệ thống
khách hàng, đây là một vấn đề tác động tới một cách khách quan không
chỉ là nỗi lo của công ty tham gia vào ngành lâu năm mà còn là khó khăn
cho ngành mới gia nhập.
Ở vùng nông thôn: Không ít nhóm người tiêu dùng phản ánh rằng khi đi
mua sữa ở các đại lý, họ thường nhờ sự tư vấn của người bán hàng mà
nhũng người bán hàng thì chỉ am hiểu những mặt hàng sữa được ưa
chuộng, vậy nên khi tư vấn cho khách hàng thì lần sau khách hàng tiếp



-

-

tục dùng lại những loại đó mà không quan tâm mấy tới độ dinh dưỡng và
chất lượng.
Ở vùng thành phố: nhìn chung tại thị trường này hầu hết người tiêu dùng
có thu nhập cao, có hiểu biết do vậy họ có những quan niệm là tiêu dùng
sản phẩm mà chất lượng cao, thương hiệu nổi tiếng hơn trong các gian
hàng đại lý và tỉ trọng tiêu dùng sữa ngoại lớn như Vinamilk, Nestle,
Nutifut.. dù rằng giá có đắt hơn.
Việc tạo lập thương hiệu trong ngành sữa cũng rất khó khăn do phải
khẳng định được chất lượng sản phẩm cũng như cạnh tranh các công ty
lớn . Mỗi một hãng có maột thương hiệu riêng, đặc trưng riêng tạo nên sự
khác biệt nhau đối với các hãng cùng ngành.

Vinamilk có một số lượng khách hàng lớn và khá trung thành. Nhờ đó mà thịu
phần của Vinamilk sẽ được bảo vệ vì sự trung thành của khách hàng về
sản phẩm là rào cản cho các ngành mới nhập cuộc. Các đối thủ có ý
muốn nhập cuộc sẽ phải thấy rằng nhiệm vụ xua đi sở thích được hình
thành trong khách hàng là điều hết sức khó khăn và tốn kém.
6.
-

-

7.
-


Các hoạt động với nhà cung cấp
Các nông trại sữa là những đối tác chiến lược vô cùng quan trọng đối với
Vinamilk trong việc đưa tới người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất. Sữa được
thu mua từ các nông trại phải luôn đạt được tiêu chuẩn đã kí kết, nhờ việc
Vinamilk đã hỗ trợ về vốn và kỹ thuật cho các nhà cung cấp này. Những
nhà cung cấp sữa cho Vinamilk là những tập đoàn lớn nắm giữ nhiều
khối lượng mua bán trên toàn thế giới như: Sữa bột Perstima Binh
Duong, Fonterra Pte Ltd, Sữa bột Hoogwegt International.
Do phần lớn những nguyên liệu sản xuất của Vinamilk đều được nhập
khẩu nên Vinamilk phụ thuộc và chịu áp lực sức ép cạnh tranh rất lớn từ
các nhà cung ứng. Trong những năm gần đây, giá sữa nguyên liệu tăng
cao là nguyên nhân gia tăng chi phí sản xuất của Vinamilk.
Chi phí quảng cáo, giá trị thương hiệu
Vinamilk chi rất nhiều tiền dành cho quảng cáo, vinamilk không ngừng
đổ tiền vào quảng cáo, cụ thể từ 400-600 tỷ trong những năm 2011, 2012
lên đến gần 1,8 ngàn tỷ trong năm 2015. Ước tính trung bình mỗi ngày
Vinamilk chi ra khoảng 4,9 tỷ đồng cho quảng cáo (2015). Tuy Vinamilk
đã chi số tiền khủng cho quảng cáo và số tiền này tăng lên mỗi năm (từ


40% đến 50% hằng năm) nhưng có lẽ do mức độ cạnh tranh ngày càng
khốc liệt giữa các đối thủ trong cùng ngành hoặc do khả năng quản lý
không được tốt có thể là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ ROI (Return On
Investment) giảm.
Dù là tên tuổi của Vinamilk nằm ở vị trí hàng đầu Việt Nam trong ngành sữa
nhưng doanh nghiệp này đang gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối
thủ trong và ngoài nước như TH True Milk, Abbott, Mead Johnson,
Nestle, Friesland Campina (Cô gái Hà Lan)…. cũng như một doanh
nghiệp đang tăng tốc rất nhanh là Nutifood.

Có thể thấy, quảng cáo của các hãng sữa cạnh tranh đang xuất hiện khắp mọi
nơi và rõ ràng Vinamilk không thể đứng ngoài “cuộc đua” này, nhất là
trong bối cảnh tâm lý người tiêu dùng Việt vẫn khá ưa chuộng các dòng
sản phẩm sữa ngoại. Năm 2015, số tiền quảng cáo Vinamilk bỏ ra lên tới
1.777 tỷ đồng.”
Thương hiệu của Vinamilk trên thị trường có vị trí khá vững vàng và nổi
tiếng. Theo bảng xếp hạng 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm
2015 do Brand Finance hợp tác với Mibrand, Công ty cổ phần sữa Việt
Nam (Vinamilk) hiện là đơn vị có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam.
Giá trị thương hiệu Vinamilk được định lượng khoảng 1,137 tỷ USD,
trong khi giá trị cả công ty là 5,011 tỷ USD. Như vậy, riêng thương hiệu
Vinamilk đã chiếm tới 23% tổng giá trị của công ty sữa hàng đầu Việt
Nam. Hiện tại, với mức giá 107.000 đồng một cổ phiếu, Vinamilk là
công ty có mức vốn hóa lớn thứ 2 trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
A. TÁC ĐỘNG CỦA SẢN PHẨM THAY THẾ
1. Xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là sản phẩm là sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu tương
đương với các sản phẩm trong ngành. Do nhiều nguyên nhân khác nhau
mà nhiều thành phần khách hàng không thể sử dụng những sản phẩm từ
sữa. Thế nên sự ra đời của sản phẩm thay thế sữa là điều khách quan
trong xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học đã góp phần tạo ra
nhiều sản phẩm thay thế sữa một cách hiệu quả. Một số sản phẩm thay
thế sữa như là: các loại sữa được chế biến từ ngũ cốc (đậu nành, gạo nếp,
ngô,...)


Tuy nhiên, vì sữa là sản phẩm mang tính đặc trưng, thiết yếu và quan trọng
đối với con người (khoa học cũng đã chứng minh được rằng sữa là thức
uống thiết yếu bổ sung đầy đủ dinh dưỡng về nhu cầu của con người) nên
áp lực từ sản phẩm thay thế đối với sản phẩm sữa của Vinamilk là không

nhiều, nhưng Vinamilk cũng nên tăng cường công tác nghiên cứu để sữa
của hãng có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
2. Giá và chất lượng của sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế sữa trên thị trường bây giờ không ít, thậm chí đang ngày
càng mở rộng. Hơn nữa, vì nguyên liệu của nó không đắt như sữa bột
nhập khẩu nên giá cả của nó trên thị trường không cao. Chính điều này
tạo ra xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế sữa khi thắt chặt chhi tiêu.
Vì nhu cầu thị hiếu, chất lượng của các sản phẩm thay thế sữa đang ngày càng
được nâng cao. Điều này gây ra áp lực đối với ngành sữa. Đòi hỏi các
ngành công nghiệp sữa phải cố gắng nâng tầm sản phẩm của mình hơn
nữa.

C.NĂNG LỰC THƯƠNG LƯỢNG CỦA NHÀ CUNG CẤP(Khả năng ép
giá của nhà cung cấp):
1,Nguồn nguyên liệu đầu vào:Các công ty trong ngành sữa có lợi thế mặc cả
với người chăn nuôi trong việc thu mua nguyên liệu sữa,trong đó
Vinamilk là nhà thu mua lớn chiếm 50% sản lượng sưax của cả nước.
Bên cạnh đó ngành sữa còn phụ thuộc vào nguyên liệu sữa nhâọ khẩu từ
nước ngoài.Như vậy năng lực thương lượng của nhà cung cấp tương đối
cao.
2,Mức độ chặt chẽ về chất lượng của nguyên liệu đầu vào: Là công ty hàng
đầu của Việt Nam trong ngành công nghiệp chế biến sữa, Vinamilk luôn
tự tin về khả năng cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm không
những an toàn mà còn đảm bảo dinh dưỡng và chất lượng. Để đạt được


điều đó, Vinamilk rất chú trọng kiểm soát chất lượng nguồn sữa tươi
nguyên liệu (STNL) đầu vào theo tiêu chuẩn quốc tế.
Hiện nay STNL của Vinamilk có 02 nguồn cung cấp chính: từ các nông hộ
chăn nuôi bò sữa và từ hệ thống các trang trại của Vinamilk. Với vai trò

nhà sản xuất, Vinamilk kiểm soát chặt chẽ chất lượng tất cả các nguyên
liệu đầu vào và các sản phẩm đầu ra nói chung cũng như chất lượng
STNL nói riêng. Các quy trình đó được dựa trên việc thực hiện các kiểm
nghiệm chất lượng cơ bản tại từng giai đoạn khác nhau từ thu mua, vận
chuyển, chế biến, đóng gói, bảo quản và phân phối tới tay người tiêu
dùng.
Chất lượng của STNL được xác định qua các kiểm nghiệm phân tích chỉ tiêu
hóa lý (hàm lượng chất khô, béo, đạm, ..), chỉ tiêu ATTP (vi sinh và các
chất nhiễm bẩn như kim loại nặng, độc tố vi nấm, dư lượng thuốc thú y
và thuốc bảo vệ thực vật,…).
STNL nông hộ ngay tại trạm thu mua được kiểm tra các chỉ tiêu sơ bộ bằng
các phương pháp kiểm tra chất lượng nhanh, như: cảm quan, thử vi sinh
(test resazurin ), thử kháng sinh, thử cồn, tỷ trọng, tạp chất lạ,… để quyết
định trong việc phân loại sữa thu mua - chấp nhận hay loại bỏ. Ngoài ra
mẫu STNL được chuyển về nhà máy để kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng
khác (hàm lượng chất khô, béo, đạm).
Sau khi đạt các phép thử tại trạm thu mua, STNL được làm lạnh đến 4 ± 20C
và được trữ ở nhiệt độ này trong suốt quá trình bảo quản tại trạm và vận
chuyển đến nhà máy để hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật.
Đối với nguồn STNL từ các trang trại của Vinamilk, STNL ngay sau khi vắt
được làm lạnh đến 4 ± 20C và theo đường ống vào bồn chứa. Chất lượng
STNL cũng được kiểm nghiệm tương tự như đối với STNL nông hộ.
Ngay khi về đến nhà máy chế biến, STNL được lấy mẫu và kiểm tra các chỉ
tiêu để xác định chất lượng và khẳng định điều kiện bảo quản, vận
chuyển từ trạm về đến nhà máy đạt yêu cầu kỹ thuật như : nhiệt độ sữa,
cảm quan, thử cồn, độ axit, test resazurin, hàm lượng chất khô, hàm
lượng béo, hàm lượng đạm,…





Yêu cầu về chất lượng đầu vào cao.

D.NĂNG LỰC THƯƠNG LƯỢNG CỦA NGƯỜI MUA(Khả năng ép giá
của người mua): ngành sữa không chịu áp lực bởi bất kì nhà phân phối
nào. Đối với sản phẩm sữa khi giá nguyên liệu mua vào cao các công ty
sữa có thể bán với giá cao mà khách hàng vẫn phải chấp nhận.Do vậy
ngành sữa có thể chuyển những bất lợi từ phía nhà cung cấp sang cho
khách hàng.Như vậy khả năng ép giá của người mua gần như bằng 0
Như vậy ngành sữa là môi trường khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vì
sự cạnh tranh cao, môi trường nhập cuộc tương đối cao, chưa có sản
phẩm thay thế nào tôt trên thị trường, nhà cung cấp và người mua có vị
trí không cao trên thị trường.
1,Tính cấp thiết của sản phẩm: Sữa là thực phẩm quen thuộc, giàu viatmin,
khoáng chất như: canxi, kali, protein, phốtpho, vitamin B12, vitamin D,
B2 và rất nhiều dưỡng chất quan trọng khác.
Những sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua và phomai là nguồn dinh
dưỡng quan trọng trong chế độ ăn và là nguồn thực phẩm giàu canxi. Các
chất dinh dưỡng được cung cấp bởi các sản phẩm từ sữa giúp đảm bảo
hoạt động bình thường cũng như giúp giảm nguy cơ phát triển một loạt
các vấn đề sức khỏe.
Bổ sung các sản phẩm từ sữa trong chế độ ăn hàng ngày có thể giúp ngăn chặn
thiếu canxi. Trong bất kì lứa tuổi nào thì sự thiếu hụt canxi có thể dẫn
đến hư hỏng và mất mô xương, làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
2,Các công ty khác trong ngành sữa
-Cô gái Hà Lan Dutch Lady:là hãng có doanh số thứ 2 sau Vinamilk có đầy đủ
các loại sữa dành cho trẻ em ngoài ra còn có dòng cao cấp Friso Gold là
dòng sản phẩm có nguyên liệu nhập hoàn toàn ở Hà Lan.



-NutiFood:là hãng lớn thứ 3 ở thị trường Việt Nam,chất lượng tốt giá cả ổn
định
-Nestle:Giá cả phải chăng,chất lượng tốt nên Nestle cũng chiếm thị phần khá
lớn trong thị trường sữa Việt Nam.
Tuy nhiên Vinamilk vẫn là thương hiệu được ưa chuộng hơn cả,dẫn đầu về
doanh thu và thị phần trong thị trường sữa ở Việt Nam.
3,Mức độ tiêu chuẩn hóa của sản phẩm

Nguyên liệu an toàn
Sản phẩm sữa tươi 100% hỗ trợ miễn dịch của Vinamilk đều được sử dụng
sữa tươi nguyên liệu chủ yếu của các trang trại bò và được chọn lọc và
kiểm soát vô cùng nghiêm ngặt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các loại nguyên liệu nhập ngoại của Vinamilk được cung cấp bởi các nhà
cung cấp có uy tín của Mỹ, Úc, New Zealand, Pháp, …
Quản lý và kiểm soát chất lượng vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế
Vinamilk luôn coi trọng các công tác quản lý và kiểm soát chất lượng sản
phẩm. Chúng tôi áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến như BRC, ISO
17025 để kiểm soát chặt chẽ và toàn diện tất cả các công đoạn từ trước,
trong, và sau sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm Vinamilk luôn
là an toàn. Ngoài ra, hệ thống các biện pháp truy vết sản phẩm cũng được
áp dụng nhằm đảm bảo việc thu hồi, xử lý sản phẩm có sự cố để giảm
thiểu tối đa những ảnh hưởng có thể đến người tiêu dùng và xã hội.
4, Khả năng của khách hàng khi tìm kiếm thông tin sản phẩm


Khách hàng có thể dễ dàng có các thông tin về sản phẩm của Vinamilk thông
qua trang chủ của Vinamilk,các quảng cáo trên các phương tiện truyền
thông….
Vinamilk cam kết cung cấp đầy đủ và trung thực những thông tin về sản phẩm
như thành phần, giá trị dinh dưỡng, hướng dẫn bảo quản để sử dụng giúp

người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng sản phẩm của Vinamilk một cách
tối ưu và hài lòng.

3,Đe dọa của sản phẩm thay thế:
Mặt hàng sữa hiện nay chưa có sản phẩm thay thế. Tuy nhiên, nếu xét rộng ra
nhu cầu của người tiêu dùng , sản phẩm sữa có thể cạnh tranh với nhiều
mặt hàng chăm sóc sức khỏe khác như nước giải khát…
=>Do vậy ngành sữa ít chịu rủi ro từ sản phẩm thay thế.

E.MỨC ĐỘ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH:
1,Tình hình ngành và tốc độ tăng trưởng của ngành sữa hiện nay:
Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển kinh tế mạnh mẽ với
tốc độ “thần tốc” kéo theo mức thu nhập, mức sống của người dân cũng
được cải thiện rõ rệt. Nếu trước đây thành ngữ “ăn no mặc ấm” là ước
mơ của nhiều người thì hôm nay,Khi đất nước đã gia nhập WTO lại là
“ăn ngon mặc đẹp”
Sữa và các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân, nếu trước
những năm 90 chỉ có 1-2 nhà sản xuất, phân phối sữa, chủ yếu là sữa đặc
và sữa bột ( nhập ngoại), hiện nay thị trường sữa Việt Nam đã có gần 20
hãng nội địa và rất nhiều doanh nghiệp phân phối sữa chia nhau một thị


trường tiềm năng với 86 triệu dân. tổng lượng tiêu thụ sữa Việt Nam liên
tục tăng mạnh với mức từ 15-20% năm, theo dự báo đến năm 2010 mức
tiêu thụ sữa tại thị trường sẽ tăng gấp đôi và tiếp tục tăng gấp đôi vào
năm 2020.
Về mức tiêu thụ sữa trung bình của Việt Nam hiện nay khoảng 7,8
kg/người/năm tức là đã tăng gấp 12 lần so với những năm đầu thập niên
90. Theo dự báo trong thời gian sắp tới mức tiêu thụ sữa sẽ tăng từ 1520% ( tăng theo thu nhập bình quân). Sản phẩm sữa là sản phẩm dinh
dưỡng bổ sung ngoài các bữa ăn hàng ngày, với trẻ em, thanh thiếu niên

và những người trung tuổi – sữa có tác dụng lớn hỗ trợ sức khỏe. Trên thị
trường có rất nhiều loại bột ngũ cốc, đồ uống tăng cường sức khỏe…
nhưng các sản phẩm này về chất lượng và độ dinh dưỡng không hoàn
toàn thay thế được sữa.
2,Giá trị thương hiệu Vinamilk
Lợi thế về quy mô tạo ra từ thị phần lớn trong hầu hết các phân khúc sản
phẩm sữa và từ sữa, với hơn 45% thị phần trong thị trường sữa nước, hơn
85% thị phần trong thị trường sữa chua ăn và sữa đặc, trong đó 2 ngành
hàng chủ lực sữa nước và sữa chua ăn có mức tăng trưởng liên tục hơn
30% mỗi năm
-Vinamilk là một thương hiệu nổi tiếng
-Có khả năng định giá bán trên thị trường
- Sở hữu thương hiệu mạnh,nổi tiếng Vinamilk, là thương hiệu dẫn đầu
rõ rệt về mức độ tin dùng và yêu thích của người tiêu dùng Việt nam đối
với sản phẩm dinh dưỡng
-Mạng lưới phân phối và bán hàng chủ động và rộng khắp cả nước cho
phép các sản phẩm chủ lực của Vinamilk có mặt tại trên 141000 điểm
bán lẻ lớn nhỏ trên toàn quốc trên 220 nhà phân phối,tại toàn bộ 63 tỉnh
thành của cả nước. Sản phẩm mang thương hiệu Vinamilk cũng có mặt
tại Mỹ, Canada, Pháp, Nga, Séc, Ba Lan, Đức, Trung Quốc, Trung Đông,


châu Á, Lào, campuchia…
- Có mối quan hệ đối tác chiến lược bền vững với các nhà cung cấp, đảm
bảo được nguồn nguyên liệu ổn định, đáng tin cậy với giá cạnh tranh nhất
trên thị trường. Là nhà thu mua sữa lớn nhất cả nước nên có khả năng
mặc cả với người chăn nuôi
-Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới theo xu hướng và nhu
cầu tiêu dùng của thị trường
-Hệ thống và quy trình quản lý chuyên nghiệp được vận hành bởi một đội

ngũ các nhà quản lý có năng lực và kinh nghiệm được chứng minh thông
qua kết quả hoạt động kinh doanh bền vững của công ty
3,Nguồn nhân lực và trang thiết bị
-Đội ngũ bán hàng nhiều kinh nghiệm gồm 1.787 nhân viên bán hàng
trên khắp cả nước.
Thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc
tế
Công ty Vinamilk có một đội ngũ tiếp thị và bán hàng có kinh nghiệm về
phân tích và xác định thị hiếu và xu hướng tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ
các nhân viên bán hàng trực tiếp, những người hiểu rõ thị hiếu người tiêu
cùng thông qua việc tiếp cận thường xuyên với khách hàng tại nhiều
điểm bán hàng. Chẳng hạn, sự am hiểu về thị hiếu của trẻ em từ 6 đến 12
tuổi đã giúp Vinamilk đưa ra thành công chiến lược tiếp thị mang tên
Vinamilk Milk Kid vào tháng 5 năm 2007. Kết quả của chiến lược tiếp
thị này là Vinamilk Milk Kid trở thành mặt hàng sữa bán chạy nhất trong
khúc thị trường trẻ em từ 6 đến 12 tuổi vào tháng 12 năm 2007.
Ngoài ra, Vinamilk còn có khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm trên
quan điểm nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng dòng sản phẩm cho
người tiêu dùng. Vinamilk có đội ngũ nghiên cứu và phát triển gồm 10
kỹ sư và một nhân viên kỹ thuật. Các nhân sự làm công tác nghiên cứu


phối hợp chặt chẽ với bộ phận tiếp thị, bộ phận này liên tục cộng tác với
các tổ chức nghiên cứu thị trường để xác định xu hướng và thị hiếu tiêu
dùng.
4,Các sản phẩm của Vinamilk: đa dạng,phong phú,nhiều chủng loại

5,Mức độ trung thành với thương hiệu
Người Việt Nam có thói quen tiêu dùng các sản phẩm có thương hiệu uy
tín.Mà thương hiệu Vinamilk là thương hiệu lâu đời và uy tín đối với

người dân Việt Nam.Vì vậy sự trung thành của khách hàng với thương
hiệu Vinamilk là tương đối cao.

6,Nguy cơ của các đối thủ xâm nhập tiềm tàng: Đối với sản phẩm sữa thì chi
phí gia nhập ngành không cao. Ngược lại chi phí gia nhập ngành đối với
sản phẩm sữa nước và sữa chua lại khá cao. Quan trọng hơn để thiết lập
mạng lưới phân phối rộng đòi hỏi một chi phí lớn. Như vậy nguy cơ của
các đối thủ xâm nhập tiềm tàng tương đối cao.
7,Các rào cản rời khỏi ngành
Rào cản về công nghệ vốn đầu tư: doanh nghiệp khi tham gia ngành sữa đều
phải đầu tư cơ sở hạ tầng bao gồm máy móc,nhà xưởng,dây chuyền sản
xuất,…nó đòi hỏi phải đầu tư vốn lớn nên việc rút lui khỏi ngành là khó
khan.
Ràng buộc với người lao động: Đội ngũ lao động khi tham gia vào sản xuất
của doanh nghiệp đều kí kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp.Nếu
doanh nghiệp phá hợp đồng sẽ phải chịu bồi thường lớn.


Ràng buộc với chính phủ và các tổ chức liên quan: doanh nghiệp muốn hoạt
động được phải đăng kí giấy phép kinh doanh và bản quyền sản phẩm.Họ
phải chịu trách nghiệm trước pháp luật về mọi hành vi của mình,cũng
như phải tuân theo những quy định mà tổ chức mình tham gia.Doanh
nghiệp muốn rút lui cũng không phải là dễ dàng.



×