Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Kỹ năng chủ động lắng nghe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.06 KB, 5 trang )

Kỹ năng chủ động lắng nghe
Hiểu rõ điều người khác muốn nói
Lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng quyết định thành công trong
công việc cũng như các mối quan hệ với mọi người xung quanh.
Chúng ta lắng nghe để tiếp nhận thông tin
Chúng ta nghe để thấu hiểu
Chúng ta thích lắng nghe để chia sẻ
Chúng ta nghe để học hỏi
Bạn cho rằng mình đã lắng nghe rất giỏi những vấn đề ở trên? Rất tiếc là không
phải vậy. Nghiên cứu chỉ ra rằng người ta chỉ nhớ khoảng 25-50% những gì
mình nghe được. Nghĩa là trong 10’ nói chuyện với bạn thì sếp, đồng nghiệp,
khách hàng hay đối tác cũng chỉ nghe được khoảng 21/2-5 phút thôi.
Dựa trên nghiên cứu này, bạn sẽ thấy mình không cần phải nghe toàn bộ thông
điệp mà chỉ cần nắm bắt được thông điệp chính trong vòng 25%-50%phút lắng
nghe hiệu quả thôi. Nhưng nếu không được thì sao?
Rõ ràng, trau dồi kỹ năng lắng nghe sẽ mang tới cho bạn rất nhiều lợi ích, giúp
cải thiện hiệu suất làm việc, nâng cao sức ảnh hưởng, thuyết phục, và khả năng
thương lượng của bản thân. Ngoài ra còn giúp bạn tránh được xung đột và hiểu
lầm để thành công trong công việc.

ĐỂ GIAO TIẾP TỐT ĐÒI HỎI PHẢI CÓ
NHẬN THỨC CAO VỀ BẢN THÂN. MỘT
KHI HIỂU ĐƯỢC GU GIAO TIẾP CỦA
MÌNH, BẠN SẼ THÀNH CÔNG TRONG
VIỆC TẠO DỰNG MỐI QUAN HỆ TỐT
ĐẸP VÀ LÂU DÀI VỚI NGƯỜI KHÁC.


Để trở thành một thính giả thực thụ, bạn phải kiên trì thực hành việc “chủ động
lắng nghe” bằng cách không chỉ nghe câu chữ mà quan trọng hơn là phải cố
gắng thấu hiểu toàn bộ thông điệp được truyền đạt.


Khi đang lắng nghe, bạn phải thật sự chú ý đến người đối diện và không nên để
các nhân tố xung quanh làm xao nhãng trí óc. Bạn cũng không nên tranh cãi
quyết liệt khi người khác vừa nói xong hoặc mất tập trung khi đang nghe thông
điệp. Nếu không, những rào cản đó sẽ khiến chúng ta không thể lắng nghe và
thấu hiểu.

Gợi ý:

NẾU BẠN CẢM THẤY KHÓ TẬP TRUNG
ĐỂ LẮNG NGHE, HÃY TÌM CÁCH NHẨM
LẠI NHỮNG NGƯỜI KHÁC ĐANG NÓI.
CÁCH NÀY SẼ GIÚP BẠN CỦNG CỐ LẠI
THÔNG TIN VÀ TRÁNH BỊ SAO LÃNG.
Để nâng cao khả năng nghe hiểu, bạn cũng nên để người khác biết bạn đang
lắng nghe họ. Đây cũng là việc rất quan trọng xét về bản thân của người nói bởi
chính bản thân bạn cũng từng gặp trường hợp đang nói mà không biết người
khác có nghe không, có đang tiếp nhất thông điệp không, có nên tiếp tục nói
không? Cảm giác đó thật chán nản giống như đang nói chuyện 1 mình với cái
đầu gối vậy.
Công nhận là mình đang lắng nghe có thể đơn giản chỉ là gật đầu hoặc “uh
huh”. Điều đó không có nghĩa là bạn đồng tình với những gì người khác nói, mà
chỉ đơn giản thể hiện là bạn đang chăm chú lắng nghe họ. Nên sử dụng ngôn
ngữ cơ thể và những tín hiệu khác để biểu lộ điều đó đồng thời nhắc nhở mình
phải tập trung chú ý khi lắng nghe.
Bạn nên hưởng ứng theo cách có thể khuyến khích người nói tiếp tục trình bày
để thông qua đó tiếp nhận thêm được nhiều thông tin cần thiết. Trong khi gật
đầu và “uh huh” mang nghĩa bạn đang hứng thú được nghe thì một câu hỏi bất


ngời hoặc một lời nhận xét đúng chỗ chứng tỏ bạn đã thấu hiểu chu đáo thông

điệp.

Hãy trở thành một thính giả thực thụ.
Dưới đây là 5 yếu tố then chốt trong việc chủ động lắng nghe giúp bạn trở
thành một thính giả thực thụ:

1. Hãy chú ý
Hãy để người nói thấy bạn đang tập trung lắng nghe và hưởng ứng những gì họ
nói.


Nhìn thẳng vào mặt người nói



Dẹp bỏ những ý nghĩ không liên quan sang một bên. Đừng vội suy nghĩ
cách bác bỏ.



Tránh bị môi trường bên ngoài tác động



Hãy “lắng nghe” ngôn ngữ hình thể của người nói



Tránh nói chuyện riêng khi đang là thính giả trong một nhóm


2. Cho thấy bạn đang lắng nghe
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ để chứng tỏ bạn đang chú ý lắng nghe:


Thỉnh thoảng nên gật đầu



Cười và biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt



Chú ý biểu lộ thái độ cởi mở và thân thiện



Khuyến khích người nói bằng một vài lời nhận xét như: vâng, uh huh,
thế ah…


3. Hãy đưa ra phản hồi
Với tư cách là một thính giả, bạn không nên để giả định, phán xét hay niềm tin
cá nhân làm méo mó thông điệp mà người nói muốn truyền tải. Do đó để hiểu
đúng thông điệp, bạn cần phản hồi lại bằng cách đặt câu hỏi:


Xác nhận điều đã nghe bằng cách diễn giải lại theo kiểu “tôi hiểu là …”
hoặc “có phải bạn muốn nói là…”




Đặt câu hỏi để sàng lọc lại thông tin theo kiểu “Bạn có ý gì khi nói…”
hoặc “ý bạn là thế này phải không…?”



Thường xuyên tóm tắt ý kiến của người nói

GỢI Ý:
NẾU THẤY MÌNH ĐANG BỊ CẢM XÚC CHI
PHỐI KHI NGHE THÔNG ĐIỆP, HÃY NÓI
CHO NGƯỜI NÓI BIẾT VÀ HỎI THÊM “CÓ
LẼ TÔI CHƯA HIỂU RÕ NHỮNG GÌ BẠN
NÓI. CÁ NHÂN TÔI NGHĨ RẰNG BẠN ĐÃ
NÓI XXX, PHẢI KHÔNG?”
1. Đừng phán xét
Ngắt lời người khác không chỉ làm mất thời gian mà còn khiến người nói cảm
thấy bị hụt hẫng và việc cung cấp thông tin hạn chế hơn.


Hãy để người nói hoàn tất những gì họ muốn nói



Đừng ngắt lời họ bằng cách tranh cãi tay đôi ngay lập tức


2. Trả lời một cách thích hợp
Chủ động lắng nghe là cách thể hiện sự tôn trọng và hiểu biết đối với người
khác đồng thời giúp bạn thu thập được nhiều thông tin và quan điểm hơn. Nếu

bạn tấn công người nói hoặc làm họ thất vọng, bạn sẽ chẳng nhận được lợi ích
gì đâu.


Cách phản hồi của bạn nên chân thành và cởi mở



Nên khẳng định ý kiến cá nhân một cách thích hợp



Hãy đối xử với người khác theo cách họ mong đợi

Điểm cốt lõi:
Để trở thành một người lắng nghe tích cực đòi hỏi phải tập trung và quyết tâm
cao vì ông bà ta thường nói “non sông dễ đổi, bản tính khó dới”. Thói quen lắng
nghe cũng khó sửa y như những thói quen khác đòi hỏi bạn phải rất cố gắng để
cải thiện nó.
Hãy thận trọng khi lắng nghe và luôn luôn nhắc nhở bản thân phải chú tâm lắng
nghe người khác nói. Hãy đặt những suy nghĩ và hành vi không liên quan sang
một bên mà chỉ nên tập trung vào thông tin mà người nói muốn truyền đạt. Bạn
cũng nên thường xuyên đặt câu hỏi, lặp lại và diễn giải để đảm bảo đã thấu
hiểu vấn đề. Nếu không, đôi khi bạn sẽ phát hiện ra điều người ta nói và điều
mình nghe chẳng ăn nhập gì với nhau.
Hãy bắt đầu lắng nghe tích cực ngay từ hôm nay để giao tiếp giỏi hơn, cải thiện
năng suất làm việc cũng như mở rộng thêm các mối quan hệ.




×