CÁC BÀI THUỐC GIA TRUYỀN CHỐNG VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ
VÀ TAI BIẾN GIÚP CHO NGƯỜI BỆNH KHỎI NHANH
TRONG THỜI GIAN NGẮN
------------------------------------***----------------------------------
1. BÀI THUỐC GIA TRUYỀN CHỐNG ĐỘT QUỴ TAI BIẾN
Bài 1:
Nhân quả đào12g, thảo quyết minh 12g, tất cả sắc kỹ, cho vào ít mật ong quấy đều. Bài thuốc có tác dụng
chữa chứng tăng huyết áp tắc mạch máu não. Không được dùng bài thuốc này cho người bị xuất huyết não.
Bài 2:
Cháo trai, sò: Dùng 50g trai, 50g con hàu (sò), cho 100g gạo tẻ vào nước trai, hàu nấu thành cháo, ăn mỗi
ngày 2 lần. Điều trị có hiệu quả chứng tăng huyết áp tai biến mạch máu não, nhức đầu chóng mặt, gan dương thịnh.
Chú ý những người mắc chứng hư hàn không được dùng.
Bài 3:
Cháo hoa cúc: Hoa cúc bỏ cuống, sấy khô, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 100g gạo tẻ nấu cháo, khi cháo chín, cho
15g bột hoa cúc vào quấy đều, đun sôi vài phút là được, ăn vào hai bữa sáng, chiều. Hoặc có thể lấy mầm cây cúc
tươi rửa sạch, thái nhỏ, cho vào 100g gạo tẻ, nấu thành cháo để ăn cũng được. Món cháo này phù hợp với những
người mắc chứng trúng phong, huyết áp tăng, nhức đầu, chóng mặt. Chú ý những người cao tuổi, tỳ hư, đái đường
không được dùng.
Bài 4:
Hoàng kỳ 15g, bạch thược sao vàng và quế mỗi thứ 15g, gừng tươi 15g, sắc kỹ, lấy nước bỏ bã. Lấy 100g
gạo tẻ, 4 quả táo tầu, nước vừa đủ nấu thành cháo. Khi cháo chín cho nước thuốc vào quấy đều, mỗi ngày ăn một
lần. Chữa di chứng sau tai biến mạch máu não (sau khi trúng phong, khí huyết đều hư, liệt nửa người, chân tay teo
mềm không hoạt động được, lưỡi thâm, bựa lưỡi trắng, mạch vi hoạt…). Điều trị liên tục sẽ có hiệu quả, những
người huyết áp không cao, xuất huyết não đã dừng khám chẩn đoán tắc mạch não có thể dùng bài thuốc này.
Bài 5:
Hoàng kỳ 10g, táo tầu 10 quả, đương qui 10g, kỷ tử 10g, thịt lợn nạc 100g thái lát. Tất cả cho vào ninh nhừ,
cho ít gia vị, ăn thịt uống nước. Bài thuốc này có tác dụng bổ hư trợ dương, tăng cường khí huyết, sinh huyết. Thích
hợp với người bị di chứng sau tai biến mạch máu não như teo chân tay, tê liệt, bán than bất toại… Chú ý những
người mắc chứng ngoại cảm nóng, gan dương đều thịnh thì không được dùng bài thuốc này.
Chè vừng đen.
Bài 6:
Kỷ tử 30g, mạch môn đông 30g, sắc lấy nước uống thay nước chè, uống hết trong ngày. Chữa trị các
chứng sau trúng phong như nhức đầu chóng mặt, nhìn không rõ, huyết áp tăng, mặt đỏ phừng phừng. Chú ý những
người mắc bệnh chứng hư hàn, đại tiện lỏng không được dùng bài thuốc này.
Bài 7:
Thiên ma 100g, não lợn một bộ làm sạch cho vào bát, đổ nước vừa đủ, hấp cách thủy. Mỗi ngày hoặc cách
ngày ăn một lần. Có hiệu quả chữa bán thân bất toại do tai biến mạch não.
Bài 8:
Vừng đen hòa với đường: Mỗi lần dùng hai thìa vừng đen đã rang chín, hòa một ít đường trắng, quấy đều, uống
với nước sôi, có tác dụng sinh huyết, giãn cơ bắp, chữa bán thân bất toại.
Bài 9 : ( hiệu quả nhất )
* Nguyên liệu thuốc Bắc gồm:
- Hạnh nhân: 10g (mua ở tiệm thuốc Bắc đã tán sẵn)
- Chi tứ: 10g (mua ở tiệm thuốc Bắc đã tán sẵn)
- Đào Nhân: 10g (mua ở tiệm thuốc Bắc đã tán sẵn)
* Nguyên liệu phụ kèm:
- Gạo nếp: 10 hạt
- Hạt tiêu sọ trắng: 10 hạt
- Lòng trắng trứng gà: 01 quả
* Cách thực hiện bài thuốc phòng chống đột quỵ tai biến:
- Tán thật nhỏ 10 hạt gạo nếp cùng 10 hạt tiêu sọ.
- Trộn thật đều nguyên liệu thuốc Bắc với nguyên liệu phụ kèm cùng lòng trắng trứng gà.
- Lấy một miếng nilon vừa bằng gan lòng bàn chân.
- Cho tất cả hỗn hợp trên miếng nilon sau đó đắp vào gan bàn chân.
- Lấy vải (băng y tế) quấn nhiều vòng buộc chặt không để thuốc chảy ra.
- Đắp thuốc từ buổi tối để qua đêm, đến sáng hôm sau tháo ra.
Lưu ý: Nữ đắp bàn chân phải. Nam đắp bàn chân trái
* Kết quả
- Khi tháo ra thấy lòng bàn chân có màu xanh mực Cửu Long là kết quả tốt.
Càng xanh đậm càng tốt.
- Một thời gian sau màu xanh sẽ mờ dần đi.
Bàn chân chuyển màu xanh sau khi đắp thuốc
ĐẮP THUỐC VÀO GAN BÀN CHÂN PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ, CHỮA NHỨC ĐẦU và rất tốt cho những
người đã bị đột quỵ
Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là một tai biến thường gặp ở người bệnh tăng huyết áp, huyết áp
thấp, tiểu đường, vữa xơ động mạch...
Theo Đông y, bàn chân được coi là “trái tim thứ hai”. Tác động bàn chân bằng phương pháp bấm huyệt,
mat-xa...đã trở thành một phương pháp phòng và điều trị. Tiền nhân cũng đã có một số bài thuốc chỉ
đắp dán vào huyệt Dũng tuyền ở gan bàn chân để nhằm mục đích chữa bệnh tăng huyết áp. Khi đắp
dán thuốc vào lòng bàn chân, ngoài tác dụng của dược liệu còn có tác dụng của các huyệt đạo để điều
chỉnh âm dương, khai thông uất trệ...
ĐÀO HẠNH KHỬ Ứ TRỪ PHONG THANG là một bài thuốc được bào chế hoàn toàn từ thảo dược. Thực tế
ứng dụng phòng chữa bệnh thấy có hiệu quả tốt. Không chỉ có tác dụng ngăn ngừa đột quỵ, bài thuốc
còn có tác dụng điều trị một số chứng bệnh khác như nhức đầu, tăng giảm huyết áp, tê chân tay, phong
thấp, đau thắt ngực, đau lưng, đau vai gáy, thiếu máu não, mất ngủ, đau bụng kinh, tiểu tiện không
thông, u xơ tiền liệt tuyến, u xơ tử cung...đều có thể sử dụng được. Người đã và đang bị đột quỵ sử
dụng cũng rất tốt...
Thành phần bài thuốc: gồm có Đào nhân, Hạnh nhân, Chi tử (hạt dành dành), Gạo nếp, hạt tiêu sọ
trắng đã được tán nhỏ, trộn đều. Bài thuốc có tác dụng: Khu phong, hành huyết, hóa ứ trệ, ôn kinh tán
hàn, chỉ thống (giảm đau), tiêu tích tụ (tiêu u)...
2.
Ba thứ cần thiết để trong nhà đề phòng tai biến mạch máu não
đến bất chợt
Khi xác định được tai biến mạch máu não, đầu tiên hãy lập tức gọi xe cấp cứu để đưa người bệnh đến bệnh
viện để được bác sĩ điều trị sớm nhất. Không lay gọi người bệnh tránh tình trạng xấu hơn.
Trong khi chờ đợi xe cấp cứu, bạn có thể sử dụng 3 bài thuốc dân gian sau để tạm thời cấp cứu cho người bị tai
biến.
+ Ớt chỉ thiên:
Dùng ớt chỉ thiên giã nhuyễn, cho thêm 1 xíu muối và nước lọc. Lọc lấy phần nước đổ cho người bệnh
uống, lấy bã ớt đắp vào răng, người bệnh sẽ dần tỉnh lại.
+ Giun đất, đậu đen, lá bồ ngót phơi khô.
Dùng 50g giun đất phơi khô, 200g rau ngót khô (đã sao qua), 50g đậu đen đun với 4 bát nước trên lửa sôi
lớn, còn lại 1/2 chén thì tắt bếp. Chia làm 2 lần và cho người bệnh uống.
+ Rễ cây tầm xuân
Dùng 15 – 30g rễ tầm xuân sắc cho người tai biến uống để chữa tình trạng liệt bán thân và liệt mặt do tăng
huyết áp đột ngột.
Trên đây là 3 thứ mà mọi nhà đều phải có để cấp cứu sớm người bị tai biến mạch máu não. Lưu ý, chỉ thực
hiện cấp cứu sớm và không thực hiện thêm thao tác lay gọi nào và chờ xe cấp cứu có nhân viên y tế đến, việc điều
trị phải do bác sĩ chuyên môn thực hiện.
Và người mắc các bệnh xơ vữa động mạch, bệnh tim, cao huyết áp…nên thăm khám bệnh định kỳ để được dùng
thuốc ổn định bệnh tình, tránh xảy ra tai biến.
3. Tổng hợp 15 Món ăn cho người bị tai biến mạch máu não
Chế độ dinh dưỡng sau tai biến mạch máu não là rất quan trọng và có ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của bệnh nhân.
Dưới đây là tổng hợp 15 món ăn người bị tai biến có thể tham khảo:
3.1, Hoàng kỳ nấu đại táo
Tác dụng: Bài thuốc này có tác dụng bổ hư trợ dương, tăng cường khí huyết, sinh huyết. Thích hợp với người bị di chứng sau tai
biến mạch máu não như teo chân tay, tê liệt, bán thân bất toại… Chú ý những người mắc chứng ngoại cảm nóng, gan dương đều
thịnh thì không được dùng bài thuốc này.
Nguyên liệu gồm: Hoàng kỳ, táo tàu, đương quy, kỷ tử, thịt lợn nạc
Cách làm: Hoàng kỳ 10g, táo tầu 10 quả, đương qui 10g, kỷ tử 10g, thịt lợn nạc 100g thái lát. Tất cả cho vào ninh nhừ, nêm nếm
gia vị, chia ăn vài lần trong ngày, có thể dùng liên tục trong 1 tháng.
3.2, Thiên ma hấp óc lợn
Tác dụng: Món ăn này có tác dụng trừ phong khai huyết, thông kinh lạc, sinh huyết. Bài thuốc này thường dùng để bồi bổ sức
khỏe, tăng cường sinh lực rất tốt cho những người sau tai biến mạch máu não.
Nguyên liệu gồm: Óc lợn và thiên ma
Cách làm: 1 bộ óc lợn cùng với 100g thiên ma cho vào bát, đổ 1 ít nước sau đó hấp cách thủy cho chín. Bệnh nhân nên ăn 3-4 lần
một liệu trình, ăn cách ngày một lần.
3.3, Cháo trai, sò
Tác dụng: điều trị có hiệu quả chứng tăng huyết áp tai biến mạch máu não, nhức đầu chóng mặt, gan dương thịnh.
Nguyên liệu gồm: 50g trai, 50g con hàu (sò), 100g gạo tẻ
Cách nấu: gạo 100g, thịt trai 50g, thịt sò 50g. Tất cả làm sạch cho vào cùng gạo nấu cháo, chia 2 lần ăn trong ngày. Lưu ý: những
người mắc chứng hư hàn không được dùng.
3.4, Vừng đen hòa đường
Tác dụng: Kinh nghiệm dân gian dùng bài thuốc này chữa bán thân bất toại, có tác dụng sinh huyết, giãn cơ bắp, giúp phục hồi
những di chứng của bệnh nhân sau tai biến. Tuy nhiên không được dùng bài thuốc này cho người bị xuất huyết não.
Nguyên liệu gồm: Vừng đen rang chín, đường trắng
Cách làm: Vừng đen 2 thìa, rang chín, hòa với ít đường trắng quấy đều, cho thêm nước sôi vào để uống.
3.5, Cháo hoa cúc
Tác dụng: Món cháo này phù hợp với những người mắc chứng trúng phong, huyết áp tăng, nhức đầu, chóng mặt. Chú ý những
người cao tuổi, tỳ hư, đái đường không được dùng.
Nguyên liệu gồm: Hoa cúc, gạo tẻ.
Cách làm: Hoa cúc bỏ cuống, sấy khô, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 100g gạo tẻ nấu cháo, khi cháo chín, cho 15g bột hoa cúc vào quấy
đều, đun sôi vài phút là được, ăn vào hai bữa sáng, chiều. Hoặc có thể lấy mầm cây cúc tươi rửa sạch, thái nhỏ, cho vào 100g gạo
tẻ, nấu thành cháo để ăn cũng được.
3.6, Tôm nõn nấu hoàng kỳ
Tác dụng: ích khí, thông kinh, hoạt lạc.
Nguyên liệu gồm: Hoàng kỳ, tôm nõn
Cách làm: Tôm nõn 200g, hoàng kỳ 50g. Hoàng kỳ sắc kỹ lấy nước rồi dùng nước này cho tôm nõn vào nấu canh, thêm các gia vị.
3.7, Cháo hoàng kỳ, bạch thược
Tác dụng: Ngoài tôm nõn, hoàng kỳ có thể được kết hợp với thực phẩm khác như bạch thược dùng liên tục sẽ có hiệu quả chữa
những di chứng sau khi trúng phong như tay chân tê liệt. Những người huyết áp cao, xuất huyết não đã từng khám chẩn đoán bị
tắc mạch máu não có thể dùng bài thuốc này.
Nguyên liệu: Hoàng kỳ, bạch thược, quế, gừng tươi, gạo tẻ, táo tàu.
Cách làm: Lấy hoàng kỳ 15g, bạch thược 15g sao vàng và quế 15g, gừng tươi 15g. Đem sắc (nấu) kỹ nguyên liệu trên để lấy
nước, bỏ bã. Rồi cho 100g gạo tẻ, và 4 quả táo tàu, cùng lượng nước vừa đủ để nấu thành cháo. Khi cháo chín cho nước thuốc
trên vào khuấy đều. Mỗi ngày ăn 1 lần…
3.8, Thịt thỏ nấu hoàng kỳ
Tác dụng: ích khí hoạt huyết, thông kinh lạc
Nguyên liệu: Thịt thỏ, hoàng kỳ, xuyên khung, gừng tươi.
Cách làm: Thịt thỏ 250g, hoàng kỳ 60g, xuyên khung 10g, gừng tươi 4 lát. Thịt thỏ rửa sạch, loại bỏ mỡ, thái miếng, xuyên khung
và hoàng kỳ rửa sạch. Tất cả cho vào nồi hầm chừng 2 giờ cho thật nhừ, nêm nếm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày, thường 2 ngày
dùng 1 lần.
Xem thêm: Cách phục hồi sau tai biến khoa học
3.9, Hoàng kỳ nấu địa long
Tác dụng: ích khí hoạt huyết, thông lạc.
Nguyên liệu gồm: Hoàng kỳ, địa long khô, hoa hồng, đương quy, xích thược, xuyên khung đào nhân, bột ngô, bột mì và đường
trắng.
Cách làm: Hoàng kỳ 100g, địa long khô (tẩm rượu) 30g, hồng hoa 20g, xích nhược 20g, đương quy 50g, xuyên khung 10g, đào
nhân (bỏ vỏ và đầu nhọn, sao qua) 15g, bột ngô 400g, bột mì 100g, đường trắng lượng vừa đủ. Hoàng kỳ, hoa hồng, đương quy,
xích thược và xuyên khung đem sắc kỹ lấy nước.
Địa long tán thành bột, trộn đều với đường trắng, bột ngô và bột mì rồi cho vào nước thuốc trên nhào kỹ, nặn thành những chiếc
bánh nhỏ, đặt đào nhân lên trên, bỏ vào lò nướng chín, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 2 cái.
3.10, Móng giò lợn, sơn tra
Tác dụng: Móng giò bổ thận tinh, mạnh gân cốt, sơn tra không chỉ tiêu hóa thịt (tiêu thực), còn tán ứ huyết. 2 vị hợp lại tác dụng trị
huyết áp cao, di chứng tai biến mạch máu não và bán thân bất toại.
Nguyên liệu gồm: móng giò lợn 3 cái, sơn tra 5 quả, gia vị vừa đủ.
Cách làm: Móng giò rửa sạch, thái nhỏ xào cùng gia vị, đổ ngập nước cho sơn tra vào hầm 2 giờ, chín nhừ, chia vài lần ăn trong
ngày.
3.11, Xương sống heo nấu đỗ trọng
Tác dụng: bổ can thận, làm mạnh gân cốt.
Nguyên liệu gồm: Đỗ trọng 30g, ngưu tất 15g, xương sống heo nửa ký, đại táo 4 quả.
Cách làm: Đại táo bỏ hạt, đỗ trọng và ngưu tất rửa sạch, xương sống heo chặt miếng, chần qua nước sôi cho hết huyết dịch. Tất cả
cho vào nồi hầm kỹ chừng 2 – 3 giờ, nêm nếm gia vị, dùng làm canh ăn hằng ngày.
Ngoài những món ăn trên, bệnh nhân có thể dùng trà hoặc một số loại nước ép có tác dụng phục hồi cơ thể sau
các di chứng của bệnh tai biến mạch máu não như:
3.12, Trà đảng sâm
Đảng sâm 15g, đào nhân 15g, trà mạn 15g. Các vị sấy khô, tán vụn, trộn đều, mỗi lần lấy 3g bột thuốc này hãm với nước sôi trong
bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Tác dụng: bổ khí, hoạt huyết, hóa ứ, thông kinh mạch.
3.13, Trà kỳ tử, mạch môn đông
Tác dụng: Đây là một loại trà có thể dùng để uống thay nước hằng ngày, được kết hợp từ kỷ tử và mạch đông môn. Nó có tác
dụng trị chứng nhức đầu, chóng mặt, nhìn không rõ, tăng huyết áp, đỏ mặt. Tuy nhiên cần lưu ý không sử dụng loại trà này cho
những người mắc chứng hư hàn, đi ngoài phân lỏng.
Nguyên liệu gồm: 30g kỳ tử, 30g mạch môn.
Cách làm: Dùng 30g kỳ tử, 30g mạch môn đông sắc lấy nước uống hằng ngày.
3.14, Nước ép trái lê
Tác dụng: Với kinh nghiệm của dân gian thì bài thuốc này có tác dụng chữa trị di chứng của bệnh tai biến mạch máu não, giúp
sinh huyết, khai thông đường mạch.
Nguyên liệu: nước ép lê và sữa tươi.
Cách làm: Bài thuốc này rất dễ chế biến, chỉ cần dùng 100ml nước ép lê trộn với 100ml sữa tươi hấp cách thủy cho bệnh nhân
uống hàng ngày.
3.15, Trà cúc hoa, kỷ tử
Tác dụng: Trị di chứng trúng phong rất tốt.
Nguyên liệu: Kỷ tử 30g, cúc hoa 10g.
Cách làm: Hai thứ hãm nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng làm nước uống
hằng ngày cho bệnh nhân dụ di chứng trúng phong rất tốt.
4.Một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân đột quỵ
Ăn nhiều cá:
Mỗi tuần vài 3 lần để thu nhận acid béo hệ omega-3 (có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá
trích và cá thu), có tác dụng bảo vệ mạch máu.
Cà chua:
Công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can và hạ huyết áp. Là thực phẩm rất giàu
vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1-2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao
huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.
Rau muống:
Chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong
giới hạn bình thường. Là loại rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo triệu
chứng đau đầu.
Tỏi:
Công dụng hạ mỡ máu và hạ huyết áp. Hàng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã
ngâm dấm hay uống 5ml dấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình thường.
Hành tây:
Có thể thêm gia vị xào hoặc luộc, kiêng dùng mỡ động vật. Mỗi ngày ăn 100g, dùng cho người
chứng bệnh mỡ máu cao, tăng huyết áp.
Bưởi:
Trong bưởi có hợp chất naringenin, một chất chống oxy hóa có thể giúp gan đốt cháy lượng mỡ
dư thừa. Đồng thời bưởi giúp cải thiện quá trình kiểm soát lượng đường trong máu, làm hạ đường huyết,
rất tốt cho những người mắc bệnh tim mạch hay béo phì.
Dưa hấu:
Thanh nhiệt và lợi niệu khá tốt, từ đó giúp cho huyết áp được ổn định. Người ta còn dùng vỏ dưa
hấu 12g và thảo quyết minh 12 g sắc uống thay trà hàng ngày.
Táo:
Chứa nhiều kali, có thể kết hợp với lượng natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể
duy trì huyết áp ở mức bình thường. Mỗi ngày nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng
50ml.
Nho:
Rất tốt cho người bị cao huyết áp, kể cả nho tươi hoặc nho khô, vì trong thành phần có chứa
nhiều muối kali nên có công dụng hạ huyết áp, lợi niệu và bồi phụ lượng kali mất đi do dùng các thuốc lợi
tiểu Tây y.
Chuối tiêu:
Thanh nhiệt, lợi niệu, thông tiện và hạ huyết áp. Mỗi ngày nên ăn từ 1-2 quả, hoặc dùng vỏ quả
chuối tiêu tươi 30-60g sắc uống thay trà.
Sữa đậu nành:
Là đồ uống lý tưởng cho người bị cao huyết áp, có công dụng phòng chống vữa xơ động mạch,
điều chỉnh rối loạn lipid máu và giáng áp. Mỗi ngày nên dùng 500 ml sữa đậu nành pha với 50 g đường
trắng, chia uống vài lần trong ngày.
Nấm linh chi xay nhỏ: Hãm uống ngày 10 g, nấm linh chi không độc nên có thể dùng lâu dài.
Lá sen 50 g: Mỗi ngày sắc uống, dùng cho người mỡ máu cao.
Sơn trà 10 g, hoa cúc 10 g, quyết minh tử 10 g: Sắc nước uống thay trà, dùng cho người mỡ máu cao, kèm
huyết áp cao.
Một số lưu ý với bệnh nhân đột quỵ
– Sử dụng thuốc điều trị một số yếu tố nguy cơ chính như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu
hoặc để điều hòa tuần hoàn não, nâng cao thể trạng… phải tùy theo từng trường hợp dưới sự chỉ định,
khuyến cáo, theo dõi của thầy thuốc.
– Phải uống thuốc đều đặn, không được tự ý ngưng thuốc.
– Có sổ tay theo dõi bệnh và tái khám định kỳ.
5.Những thực phẩm cần tránh sau tai biến
Thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa trong những thực phẩm có chứa dầu hydro hóa như thực phẩm chế biến đông lạnh,
bánh nướng bán sẵn trên thị trường, khoai tây chiên và bánh quy giòn. Chất béo chuyển hóa rất nguy hiểm vì chúng
làm tăng lượng cholesterol có lợi HDL. Việc này làm tăng nguy cơ tai biến và gây ra các bệnh về động mạch và tim.
Đường
Những người có nguy cơ bị tai biến hoặc là từng bị tai biến nên tránh những thực phẩm có đường như:
Bánh ngọt, nước ngọt, soda, nước ép trái cây, cocktail, kẹo bánh và đường đã tinh chế. Nếu cứ để cho lượng đường
huyết tăng cao, sẽ làm giảm tác dụng của thuốc chống khối huyết, bệnh càng biến chứng phức tạp hơn.
Bơ
Bơ chứa nhiều chất béo bão hòa va cholesterol, tiềm ẩn nguy cơ xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch
cao. Bơ làm tăng nguy cơ tai biến. Sử dụng dầu oliu nguyên chất hoặc các chất béo không bão hòa đơn (chủ yếu có
trong sản phẩm sữa chua nguyên chất, và các loại quả chứa nhiều chất béo như: trái oliu, trái bơ hoặc dầu cải, hạt
điều, dầu hạt nho) và chất béo không bảo hòa đa (chu yếu được tìm thấy trong dầu thực vật như: dầu lấy từ hoa và
hạt hướng dương, các loại cá như: cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá thu, rau đậu, rau lá xanh thẩm, quả óc chó) lam giảm
các mảng bám ở động mạch sẽ có lợi hơn cho hệ tim mạch của bạn.
Muối:
Đây là gia vị mà chúng ta cần cẩn trọng khi dùng nấu ăn cho người bị đột quỵ. Muối sẽ thẩm thấu vào máu
và sẽ hấp thụ chất lỏng vào máu từ các mô xung quanh gây nên hiện tượng huyết áp cao, làm suy yếu các thành
mạch máu, thậm chí phá vỡ các mạch máu.
Vì vậy, điều nên nhớ đầu tiên là thức ăn của bệnh nhân tai biến phải được nấu chín và không nên dùng
muối, sau đó một vài ngày có thể cho muối với một lượng rất ít, nhạt hơn người khỏe mạnh bình thường.