Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Thi pháp tự sự trong truyện cổ tích của k andecxen, l vencenslava (LV01917)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

BÙI THỊ THANH LOAN

THI PHÁP TỰ SỰ
TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA
K. ANDECXEN, L. VENCENSLAVA
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Thành Hƣng

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
cùng các cán bộ, chuyên viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều
kiện cho tôi học tập, nghiên cứu trong suốt khóa học của mình tại nhà trường.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn PGS TS Phạm Thành Hưng hiện đang giảng dạy
tại trường Đại học KHXH&NV-ĐHQGHN đã tận tình hướng dẫn, động viên
tôi trong việc tìm hiểu, hoàn thành luận văn với đề tài “Thi pháp tự sự trong
truyện cổ tích của K.Andecxen, L.Vencenslava”.
Ngoài ra tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo được
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 giới thiệu giảng dạy cao học chuyên ngành
lý luận văn học đã cung cấp kiến thức cơ sở để tôi hoàn thành tốt việc nghiên
cứu khoa học của mình.
Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2016


Tác giả luận văn

Bùi Thị Thanh Loan


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa
Việt Nam: Thi pháp tự sự trong truyện cổ tích của K.Andecxen,
L.Vencenslava là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn,
chỉ bảo của PGS TS Phạm Thành Hưng.
Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2016
Tác giả luận văn

Bùi Thị Thanh Loan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
5. Đóng góp mới của đề tài .............................................................................. 5
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
Chƣơng 1 : NGƢỜI KỂ VÀ GIỌNG ĐIỆU ................................................. 7
1.1. Người kể ..................................................................................................... 7
1.2. Người kể chuyện trong cổ tích dân gian .................................................... 8
1.3 Người kể chuyện trong Truyện cổ tích chuyên nghiệp............................... 9

1.3.1. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba ............................................................. 10
1.3.2. Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất.......................................................... 21
1.3.3. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba kết hợp với người kể chuyện ở ngôi thứ
nhất .................................................................................................................. 24
1.3.4. Nhiều người kể chuyện cùng tồn tại trong truyện ................................ 26
Chƣơng 2. KẾT CẤU VÀ TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN ............................. 31
2.1 Tổ chức cốt truyện..................................................................................... 31
2.1.1 Khái niệm cốt truyện .............................................................................. 31
2.1.2 Cốt truyện trong cổ tích dân gian ........................................................... 34
2.1.3 Cốt truyện trong cổ tích chuyên nghiệp ................................................. 34
2.1.3.1 Cốt truyện dựa trên các mô típ dân gian ............................................. 34
2.1.3.2 Tổ chức cốt truyện dựa trên xung đột và giải quyết xung đột ............ 43


2.2 Kết cấu....................................................................................................... 47
2.2.1 Về khái niệm kết cấu .............................................................................. 47
2.2.2 Kết cấu trong cổ tích dân gian ............................................................... 49
2.2.3 Kết cấu trong cổ tích chuyên nghiệp...................................................... 51
2.2.3.1 Kết cấu theo kiểu chương hồi ............................................................. 51
2.2.3.2 Kết cấu theo không gian và thời gian ................................................. 52
2.2.3.3 Kết cấu thể hiện ở cách mở đầu và kết thúc ....................................... 56
Chƣơng 3 : NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT ............................ 63
3.1. Khái niệm nhân vật .................................................................................. 63
3.2 Quan niệm nghệ thuật về con người ......................................................... 64
3.3 Nhân vật trong cổ tích dân gian ................................................................ 67
3.4 Nhân vật trong cổ tích chuyên nghiệp ...................................................... 70
3.4.1 Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích chuyên nghiệp .......................... 71
3.4.1.1 Nhân vật là con người ......................................................................... 71
3.4.1.2 Nhân vật chức năng ............................................................................. 82
3.4.1.3 Nhân vật con người nhỏ bé ................................................................. 83

3.4.1.4 Nhân vật thuộc thế giới đồ vật, loài vật ............................................. 84
3.5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................. 91
3.5.1. Miêu tả ngoại hình, thông báo lai lịch, điều kiện xuất thân.................. 91
3.5.2. Nhân vật được miêu tả qua đặc điểm tâm lí ....................................... 101
3.5.3 Xây dựng tình huống truyện ............................................................... 110
3.5.4 Sử dụng nhiều mô típ, huyền thoại và yếu tố kì ảo............................. 112
KẾT LUẬN .................................................................................................. 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 117


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cổ tích dân gian luôn mang trong mình sức hấp dẫn kì lạ với mọi thế
hệ bạn đọc đặc biệt là độc giả nhỏ tuổi. Từ xa xưa, khi văn học ra đời và tồn
tại trong dạng thức nguyên hợp “Văn - Sử - Triết bất phân”, như một cơ thể
sơ sinh thì cổ tích đã xuất hiện. Truyện cổ tích trải qua thời gian, đi qua các
vùng miền, qua nhiều thời đại, với nhu cầu Nghe - Kể, đã trở thành món ăn
tinh thần không thể thiếu đối với người lao động cùng các tầng lớp bình dân
trong xã hội. Hình thức sáng tạo và tiếp nhận phi văn bản, chỉ bằng ngôn ngữ
truyền miệng, lưu giữ trong trí nhớ cộng đồng đã dẫn đến rất nhiều dị bản cho
một tác phẩm gốc. Nhưng không dừng lại ở đó, cổ tích dân gian mấy thế kỷ
nay đã được sáng tạo lại bằng chính tài năng của các nhà văn chuyên nghiệp.
Truyện cổ tích thành văn ra đời, một mặt đóng góp cho sự gìn giữ bảo tồn các
tích chuyện xưa đã gắn bó từ lâu trong đời sống con người, làm cổ tích thêm
sinh động, đồng thời tạo ra một thể loại văn xuôi mới, hiện đại trong dòng văn
học chuyên nghiệp. Hay nói cách khác, các nhà văn đã sáng tạo những truyện
ngắn hiện đại mang dáng dấp của chuyện cổ tích, được phả vào trong hơi
hướng huyền thoại của cổ tích. Trong số các nhà văn đó có hai tác giả mà
chúng tôi rất chú ý đó là: Andecxen và Vencenslava.

Hans Christian Andersen (tiếng Anh viết tắt là H.A.Andersen, tiêng
Việt thường viết là Hen-Crit-tan An-dec-xen) nhà văn nổi tiếng người Đan
Mạch, vốn đã rất quen thuộc với độc giả Việt Nam. Với văn phong trong sáng,
lối kể khách quan, sinh động, cùng việc sử dụng các mô típ và huyền thoại dân
gian ông đã sáng tạo ra những chuyện cổ tích dành cho trẻ em trên toàn thế
giới. Không chỉ có vậy, đọc truyện Andecxen ta còn thấy ẩn sau đó là trái tim
nhân hậu, một triết lí đời sống sâu sắc và cái nhìn toàn diện về hiện thực. Theo


2
thiên hướng đó các nhà nghiên cứu đã ra sức tìm hiểu, lý giải sức hấp dẫn bên
trong truyện cổ Andecxen bằng những công trình với nội dung cụ thể.
Năm 1995, dưới sự ủng hộ và tài trợ của Bộ Văn hóa Đan Mạch, một
hội thảo khoa học về Andecxen đã được tổ chức tại Hà Nội. Các bài viết Kỷ
yếu Hội thảo 23-24/XI/1995, được tuyển in trong cuốn Hans Christian
Andersen trên đất Việt , Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1996.
Viết về cách gọi sáng tác của Andecxen có nhiều bài viết với nhiều quan
điểm khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu đều thống nhất nhìn
nhận tác phẩm của ông là sáng tác văn học của một nhà văn. Trong bài
H.C.Andersen với thể loại truyện cổ tích văn học, PGS.TS Lê Chí Quế gọi
truyện kể Andecxen là “ truyện cổ tích mới”. Ông chia sáng tác của Andecxen
thành hai loại: truyện cổ tích dân gian và truyện cổ tích nhà văn. Từ đó nhà
nghiên cứu đặt tên cho truyện Andecxen là những sáng tác “ nhại cổ tích”.
Còn tác giả Hoàng Thanh Liêm trong bài Mở đầu và kết thúc truyện
Andersen: Truyện kể hay truyện cổ? cho rằng không nên gọi sáng tác của
Andecxen là truyện cổ, mà phải gọi là “truyện kể mới”.
Điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn kì lạ cho những câu chuyện của
Andecxen? Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Trường Lịch đó là sự tổng hợp của
các yếu tố: văn hóa xã hội, dân tộc, tài năng và bản lĩnh sáng tạo nghệ thuật cá
nhân (bài Nguồn gốc văn hóa xã hội và sức mạnh, tài năng của Andersen).

Hay tác giả Vân Thanh trong bài tham luận Người kể chuyện thiên tài
Andecxen đã chỉ ra sức hấp dẫn chủ yếu của truyện kể Andecxen là ở khả
năng tưởng tượng độc đáo và lòng chân thành, tình yêu với trẻ em. Bởi vậy,
đoc truyện Andecxen, ta thấy toát lên tính nhân bản sâu sắc và thông điệp:
“Hãy sống vị tha, đó chính là sứ mệnh của bạn”. Trong bài viết của mình
(Andecxen và sức sống của trí tưởng tượng), tác giả Trần Hà Trang cũng
khẳng định yếu tố quan trọng làm nên sức sống cho những trang viết của
Andecxen chính là trí tưởng tượng kì diệu.


3
Trong tác phẩm của Andecxen lung linh sắc màu huyền thoại và mô
típ. Tác giả Trần Thanh Xuân với bài Yếu tố huyền thoại trong truyện
Adecxen đã chỉ ra thành công của Andecxen khi đưa huyền thoại vào tác
phẩm. Theo tác giả, nhà văn Andecxen đã “ sử dụng cái huyền ảo một cách
tinh tế”, với “cách thể hiện ngọt ngào chất dân dã” mà vẫn mang hơi thở hiện
đại. Tác giả Nguyễn Xớn trong bài Suy tư về huyền thoại trong truyện
Andecxen cũng khẳng định: “ Truyện cổ An-dec-xen là cảm hứng sáng tạo
huyền thoại”. Ông phát hiện trong truyện kể Andecxen có hai loại biểu tượng
huyền thoại: “huyền thoại - một phương thức sáng tạo muôn loài”; và
“huyền thoại - một quan niệm nghệ thuật về con người” .
Còn nói về nét độc đáo trong thi pháp truyện Andecxen là nghệ thuật
tự sự cũng có nhiều bài viết đề cập tới vấn đề này như: PGS.TS Phạm Thành
Hưng, Truyện Anđecxen - một hình thức tự sự độc đáo, Hoàng Thanh Liêm,
Mở đầu và kết thúc truyện Andecxen: truyện kể hay truyện cổ?, Nguyễn
Bích Liên, Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện Anđecxen…. Đặc
biệt, trong bài viết của mình, Phạm Thành Hưng đã đi đến kết luận: về quan
niệm nghệ thuật, Andecxen cầm bút với cảm thức nâng niu, trân trọng sự sống
và khẳng định cái đẹp; thứ nữa, phần lớn tác phẩm của Andecxen phỏng theo
lối “kết cấu dân gian”, xây dựng theo lối “kết cấu dàn”, ba là dấu ấn sáng tạo

trong sáng tác Andecxen thể hiện ở nhiều khía cạnh như: ngôn ngữ trần thuật,
ngôn ngữ độc thoại của nhân vật, cái tôi trữ tình, cái tôi tự sự…vv.
Vencenslava có họ tên đầy đủ là Vencenslava Hrdlickova, sinh ngày 15
tháng 9 năm 1924, mất ngày 20 tháng 1 năm 2006, là một nhà Đông phương
học, giảng dạy với chức danh Phó giáo sư thuộc Đại học Tổng hợp Charles
Praha. Bà là một nhà văn viết truyện cổ tích hiện đại. Các truyện cổ tích của
Vencenslava đều được khởi thảo trên cơ sở tư liệu văn học dân gian mà bà
sưu tầm được tại Trung Quốc và Nhật Bản. Đó cũng là thành quả nghệ thuật


4
mà bà hái lượm được sau những chuyến công du cùng chồng trong ngành
ngoại giao. Nhìn vào lý lịch khoa học và nghệ thuật của bà, ta thấy, ngoài các
công trình nghiên cứu về văn hóa phương Đông, Vencenslava là tác giả của
nhiều tác phẩm có sức lôi cuốn người đọc nhất, như Tiếng sáo thần (1989),
Cười cợt là nghề của tôi (1997), Những người đàn bà đẹp Trung Hoa
(2005). Truyện Mười hai vụ án của quan tòa Ô-ca thuộc số những cuốn
sách viết rất sớm (1984), đã đưa bà đến với chức danh ngoại giao: Chủ tịch
danh dự Hội hữu nghị Tiệp - Nhật, đồng thời giúp bà được Nhật hoàng trao
Huân chương Mặt trời mọc.
Cho tới nay, chúng tôi chưa tìm được công trình nào viết bằng tiếng
Việt về sáng tác của Vencenslava ngoại trừ cuốn “ Mười hai vụ án và quan
tòa Ô-ca” do Phạm Thành Hưng dịch, được tái bản độc lập 2 lần và in chung
trong tập “ Các nhà văn viết truyện cổ tích” do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin xuất bản năm 1998.
Nhìn chung, các bài viết về truyện của hai tác giả cổ tích rất ít, trong đó
chủ yếu chỉ đề cập về phong cách tác giả, tác phẩm hay một khía cạnh của thi
pháp tự sự mà chưa phân tích được một cách toàn diện về thi pháp tự sự trong
sáng tác của hai nhà văn trên. Với mong muốn tìm hiểu rõ đặc điểm trong
truyện cổ tích của Andecxen, Vencenslava đồng thời lấy đó làm cơ sở để so
sánh với cách viết cổ tích của các cây bút Việt Nam và đưa sáng tác của hai

nhà văn trên đến gần hơn với độc giả người Việt, chúng tôi đã quyết định lựa
chọn đề tài này để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn muốn làm sáng tỏ những đặc điểm cơ bản của thi pháp tự sự
của hai nhà văn Andecxen và Vencenslava trong thể loại truyện cổ tích thành
văn. Trên cơ sở so sánh, đối chiếu với chuyện kể dân gian cũng như một số
sáng tác văn xuôi tự sự hiện đại, luận văn cũng cố gắng chỉ ra những nét đặc


5
sắc trong thể “truyện cổ tích mới” (chữ dùng của GS Lê Chí Quế) của hai nhà
văn châu Âu, đồng thời khẳng định thêm những đóng góp và cống hiến quý
giá của hai nhà văn cho văn học thế giới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tập hợp tài liệu, khảo sát, phân tích văn bản các truyện cổ tích của hai
tác giả để chỉ ra đầy đủ, cụ thể các đặc điểm thi pháp tự sự trong sáng tác của
Andecxen và Vencenslava. Trên cơ sở so sánh với cổ tích truyền thống, luận
văn cố gắng tìm ra sự kế thừa và cách tân của truyện cổ tích tác giả trên nền
tảng di sản văn học dân gian.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Về mặt văn bản tài liệu, Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các
truyện kể của Andecxen, Vencenslava được in trong các cuốn:
Cuốn “Các nhà văn kể chuyện cổ tích” do Phạm Minh Thảo và Bùi Xuân
Mỹ sưu tầm - biên soạn, xuất bản tại Nhà xuất bản Văn hóa - thông tin, năm 1998.
Cuốn “ Mười hai vụ án của quan tòa Ô-ca” ( Phạm Thành Hưng dịch từ
nguyên bản tiếng Séc Pribehy o soudci Ookovi - Albatros - Praha) bản in lần thứ
2 của Nhà xuất bản Kim Đồng, 1999. Ngoài ra còn mở rộng phạm vi so sánh,
tham chiếu tới các tác phẩm của Andecxen do nhiều nhà xuất bản phát hành
hằng năm, các bản dịch trên mạng internet, cùng một số truyện kể dân gian,
truyện ngắn giả cổ tích hiện đại Việt Nam và thế giới. Chúng tôi không sử dụng

nhiều Toàn tập và Tuyển tập Truyện cổ Andecxen , vì trong đó có nhiều truyện
thực sự là truyện ngắn hiện đại, với nội dung xã hội hiện đại thậm chí mang tính
thời sự, lúc nhà văn đang cầm bút. Các truyện đó không thể coi là “truyện cổ”.
5. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài của chúng tôi mong muốn đóng góp vào việc nghiên cứu sâu về
thi pháp tự sự và chuyện cổ tích chuyên nghiệp. Cụ thể hóa lý thuyết tự sự
hiện đại đã được nhiều nhà nghiên cứu nêu ra.


6
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu. Bên cạnh các
phương pháp nghiên cứu và xử lý văn bản thông dụng như phân tích - tổng
hợp, phân tích - so sánh, chúng tôi chú trọng giải quyết vấn đề từ góc nhìn thi
pháp tự sự đúng theo yêu cầu đặt ra từ tên đề tài.
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn ngoài phẩn Mở đầu và Kết luận bao gồm 3 chương chuyển tải
những vấn đề cụ thể của thi pháp truyện cổ tích mới:
Chương 1. Người kể và giọng điệu
Chương 2. Kết cấu và tổ chức cốt truyện.
Chương 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.


7
NỘI DUNG
Chƣơng 1 : NGƢỜI KỂ VÀ GIỌNG ĐIỆU
1.1. Ngƣời kể
Người kể chuyện: Là một yếu tố nghệ thuật, hình tượng người kể chuyện
đóng một vai trò quan trọng góp phần quyết định sự thành công của một tác
phẩm văn học. Không thể có trần thuật nếu thiếu người kể chuyện. Từ điển

Thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ
biên đã định nghĩa một cách khá đầy đủ : “Người kể chuyện là hình tượng ước
lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu
chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình
tượng của chính tác giả (…)” ( Bản in Nhà xuất bản ĐH quốc gia HN, 1998 tr
187-188); Người kể chuyện có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo
ra; có thể là một người biết một câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có
một hoặc nhiều người kể chuyện.. Người kể chuyện là một trong những hình
thức thể hiện quan điểm tác giả trong tác phẩm như M.Bakhtin đã từng nói:
“Ta đoán định âm sắc tác giả qua đối tượng của câu chuyện kể, cũng như qua
chính câu chuyện và hình tượng người kể chuyện bộc lộ trong quá trình kể”
[29,tr 119] . Hay như Tz.Todorov đã từng tuyên bố: “Người kể chuyện là yếu
tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng (…) Người kể chuyện
không nói như các nhân vật tham thoại khác mà kể chuyện” Còn tác giả
Timofiev trong giáo trình Nguyên lý lý luận văn học (1962) thì khẳng định:
“Người kể chuyện là người kể cho ta nghe về những nhân vật và biến cố”.
Trong tác phẩm tự sự vai trò của người kể chuyện lại càng quan trọng,
khi mà người kể không chỉ kể hay thuyết minh câu chuyện mà còn tham gia
vào các nhân vật trong truyện với tư cách là nhân chứng. Như vậy, kết hợp
đồng thời trong mình cả nhân vật và người kể- “nhân vật mà nhân danh nó


8
cuốn sách được kể có một vị thế hoàn toàn đặc biệt”,. “Hình tượng người kể
chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt
tâm lí, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình
bày, tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều phối
cảnh” [10,tr 221]. Người kể chuyện trả lời cho câu hỏi: Ai nói? Ai kể?, là một
công cụ do nhà văn hư cấu nên để kể chuyện, là một hình tượng trong tác phẩm
và thay mặt nhà văn trình bày quan điểm về con người, thế giới nhưng không

đồng nhất với tác giả. Người kể chuyện được nhận diện qua các tiêu chí điểm
nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu, vì xét cho cùng thì trên bình diện ngôn ngữ, phạm
trù điểm nhìn gắn với phạm trù "ngôi", theo các nghĩa phạm trù "ngôi", vận
hành các quan hệ giữa những người khởi xướng ra hành vi diễn ngôn và chính
phát ngôn. Do đó, từ điểm nhìn, ngôn ngữ hay giọng điệu mà người đọc có thể
nhận ra được hình tượng người kể chuyện trong tác phẩm.
1.2. Ngƣời kể chuyện trong cổ tích dân gian
Chuyện cổ tích dân gian là những câu chuyện truyền miệng trong đời
sống của nhân dân lao động từ đời này qua đời khác từ vùng này sang vùng
khác mà không có tác giả cụ thể. Nó được chia ra làm ba tiểu loại đó là
chuyện cổ tích thần kì, chuyện cổ tích sinh hoạt và chuyện cổ tích về loài vật.
Vốn gắn bó rất lâu trong đời sống tinh thần của nhân loại nên nói về chuyện
cổ tích dân gian ta có thể thấy rất rõ rằng người kể chuyện trong cổ tích dân
gian luôn đứng ở ngôi thứ 3, đóng vai trò là người kể toàn năng, biết tuốt tất
cả moi sự kiện và nhân vật. Người kể chuyện trong cổ tích sinh hoạt, về loài
vật hay cổ tích thần kì thì đều không lộ diện và có một khoảng cách rất xa so
với câu chuyện được kể. Ta có thể dẫn ra đây ba ví dụ về chuyện cổ tích trong
kho tàng cổ tích dân gian Việt Nam đặc trưng cho ba tiểu loại cổ tích dân gian
này để thấy rõ đó là chuyện Tấm Cám, Thỏ và Rùa và chuyện cổ tích thần kì
Sơn Tinh Thủy Tinh. Trong Tấm Cám ta không hề nhìn thấy nhân vật nào


9
xưng tôi để kể lại những biến cố hay hạnh phúc xảy ra trong cuộc đời Tấm mà
chỉ thấy có Tấm, Cám, mẹ Cám, nhà vua, bà cụ bán nước… với diện mạo
cùng lời nói, hành động cùng những diễn biến sự kiện từ khi Tấm còn ở nhà
sống cùng hai mẹ con Cám đến khi cô trở thành vợ vua với những đoạn đời
trầm luân kiếp này sang kiếp khác rồi đến tận hạnh phúc cuối cùng trong
chuyện. Hay trong Thỏ và Rùa, cuộc chạy đua giữa hai loài vật đã diễn ra thật
bất ngờ với bài học dành cho Thỏ về sự kiêu căng, ngạo mạn ta cũng chỉ thấy

có hai nhân vật chính cùng các sự kiện được xâu chuỗi rồi hiện ra lần lượt.
Cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh để dành được Mị Nương con gái
vua Hùng thứ 18 trong Sơn Tinh Thủy Tinh cũng như một bức màn tự kéo
xuống để hiện ra trước mắt người đọc, người nghe câu chuyện cổ tích thần kì
này…. Vai trò của người kể chuyện ở đây đơn thuần và nhất quán từ đầu tới
cuối là thuật lại sự việc và không tham gia vào bất kì vai trò nào khác như trở
thành nhân vật hay xưng tôi làm người chỉ đường đáng tin cậy tham gia trực
tiếp vào câu chuyện. Chính vì thế mà người kể chuyện có khoảng cách rất xa
với độc giả và người nghe chuyện. Mối liên hệ giữa câu chuyện - ngƣời kểngƣời nghe (độc giả) dường như không có thậm chí là tách biệt hoàn toàn.
Chuyện thường mở đầu bằng “ngày xửa ngày xưa, ở một nơi nọ….” tức là
thời điểm của chuyện là quá xa và không xác định, mặt khác bạn đọc không
hay biết gì về người kể, không ai xưng tôi, không có gì kéo gần người kể về
với bạn đọc.
1.3 Ngƣời kể chuyện trong Truyện cổ tích chuyên nghiệp
Bất kì một tác phẩm văn học nào cũng nhất thiết phải có người kể
chuyện nếu muốn ghi dấu ấn trong lòng độc giả bởi lẽ điều còn lại đối với
mỗi nhà văn chính là cái “giọng nói” của riêng mình. Trở lại với những câu
chuyện cổ tích chuyên nghiệp, các nhà văn đã tự tạo ra thế giới cổ tích bằng
tài năng và trí tưởng tượng siêu việt, đó có khi là một thế giới cổ tích lấp lánh


10
muôn màu sắc, rộn rã mọi âm thanh bằng một giọng kể hấp dẫn, “sáng trong,
giản dị, cổ xưa, hiền từ và hóm hỉnh”, một nghệ thuật kể chuyện tài hoa của
Andecxen, của “con người kì quặc, đáng yêu, đồng thời là nhà thơ”. Những
câu chuyện cổ tích phảng phất sắc màu hiện đại đã được truyền đến trái tim
người đọc khắp năm châu bốn bể bằng một giọng điệu đặc biệt mang đậm dấu
ấn của ông. Người ca sĩ bình dân xứ Odense này đúng nghĩa là một nhà thơ
ngao du trên miền đất của thể loại tự sự. Hoặc như của Vacenslava, nữ văn sĩ
viết truyện người Tiệp Khắc rất thành công trong những trang truyện viết về

môi trường thuần Nhật đầy lí thú cho người đọc qua những vụ xử án của quan
tòa Ôca. Ở đây, chúng tôi đi sâu vào khám phá sự đổi mới ngôi kể và vai trò
của người kể chuyện trong truyện cổ tích chuyên nghiệp thông qua việc tìm
hiểu các cách thức xuất hiện của người kể chuyện như : Người kể chuyện ở
ngôi thứ ba; Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất; Người kể chuyện ở ngôi thứ ba
kết hợp với ngôi thứ nhất; Nhiều người kể chuyện cùng tồn tại trong truyện.
1.3.1. Ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ ba
Trong cuốn Tự sự học do Trần Đình Sử chủ biên, tác giả Nguyễn Thị Thu
Thuỷ đã khẳng định : “Ngôi thứ ba thuộc về thế giới hiện thực được nói đến” và
truyện kể ở ngôi thứ ba “ là loại truyện kể mà người kể chuyện không được biểu
thị trực tiếp bằng đại từ ở ngôi thứ nhất”[29,tr 136]. “Người kể chuyện ngôi thứ
ba” chính là “Người kể chuyện hàm ẩn”. Đây là người kể chuyện riêng, có thể là
giọng kể bình tĩnh, khách quan hoặc giọng kể thể hiện rõ cảm xúc, tác giả trực
tiếp bình luận sự kiện, nhân vật. Xuất hiện ở ngôi thứ ba là hình thức phổ biến
của người kể chuyện trong truyện cổ tích dân gian. Lối kể của truyện cổ tích
truyền thống là người kể ẩn, không xuất hiện trực tiếp, người kể chuyện thường
đứng ngoài tác phẩm và kể lại nội dung một cách đơn giản, dễ hiểu, đi thẳng vào
bản chất sự việc, vì vậy cách kể chuyện dân gian thường được thống nhất bằng
một giọng điệu quán xuyến, dẫn dắt theo diễn biến cốt truyện.


11
Andecxenen và Vencenslava đã tiếp thu rất triệt để vốn tinh hoa của
truyện cổ tích truyền thống xứ sở Bắc Âu nói riêng và thế giới nói chung.
Khảo sát những câu chuyện cổ tích của họ chúng tôi nhận thấy tác giả chủ yếu
đứng ở ngôi thứ ba kể lại với giọng điệu truyền cảm, hấp dẫn tạo nên sự gắn
bó, gần gũi giữa người kể chuyện và độc giả. Đây là hình thức phổ biến trong
các sáng tác của cả hai nhà văn, người kể chuyện thường đứng ở ngôi thứ ba
với điểm nhìn toàn tri, là người đứng cao hơn mọi nhân vật, biết được mọi
diễn biến của câu chuyện. Khảo sát 56 truyện của Andecxen và truyện của

Vacenslava trong cuốn “Mười hai vụ án và quan tòa Ô-ca ” chúng tôi thấy
số truyện của Andecxen trong đó người kể chuyện đứng ở ngôi thứ ba kể lại
câu chuyện chiếm khoảng 70%, còn Vacenslava thì hoàn toàn kể chuyện ở
ngôi thứ ba. Ở những truyện này, nhân vật người kể chuyện thường đứng ở
điểm nhìn zero, điểm nhìn toàn tri để miêu tả. Truyện kể theo điểm nhìn toàn
tri thường sử dụng người kể chuyện hàm ẩn - kể về nhân vật ở ngôi thứ ba,
người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp, không xưng "tôi" mà xuất hiện vô
hình trong thế giới nhân vật. Người đọc dễ dàng bắt gặp những dòng kể khách
quan trải đều trên khắp các trang truyện như thế này: “Một cây thông non xinh
tươi mọc trong rừng. Thông mọc chỗ có nắng và quang đãng. Khắp chung
quanh có nhiều cây thông khác lớn hơn. Thông non ta cũng muốn lớn bằng
những cây ấy.
Thông non rất ghét các trẻ con trong làng vừa bi ba bi bô vừa đi qua đi
lại để hái quả dâu, rồi lúc trở về, tay xách giỏ dâu, ngồi gần gốc thông mà
khen:“Ồ! Cây thông non xinh quá”.Cây thông hoặc “Quan Đại tướng ở trên
gác, người gác cổng ở dưới nhà hầm. Hai gia đình sống rất xa cách nhau,
trước hết là tầng dưới nhà ngăn biệt họ, sau nữa là sự khác nhau về đẳng
cấp. Nhưng họ cùng sống dưới một mái, cả hai tầng nhà cùng trông ra một
phố và nhìn ra một sân” (Con trai người gác cổng); “Một hôm giữa trưa có


12
hai người đàn ông mặt mũi cau có, kéo tay nhau tới dinh án sát. Một người ăn
vận quần áo xênh xang, ra dáng một thị dân phong lưu, dư dật. Đó là Ta-côbây, chủ hiệu buôn đồ thủy tinh ở phố Gin-đa. Người thứ hai mặc quần chẽn,
kiểu quần áo lao động. Đó là Đô-ta rô làm nghề đốt than trong những cánh
rừng phía nam thành phố” (Chiếc kiệu gia truyền) hay giọng điệu hài hước
như trong Gã thợ cạo và bác tiều phu: “Gã thợ cạo mon men tới gần. Gã lại
bị bò cho một cú đá hậu, ngã chổng kềnh. Cả sân tòa rầm rập tiếng bước
chân người và cười đùa như hội. Chưa bao giờ dân chúng lại được xem một
trận đấu lý thú đến thế. Từ các cửa sổ cao xung quanh dinh quan án, mọi

người cùng thò cổ ra xem, họ phải giữ chặt lấy bậu cửa sổ để khi cười khỏi bị
ngã lộn xuống đất”, còn đây là truyện Một cặp tình nhân: “Một chú Quay và
một ả Bóng cùng ở cạnh nhau trong một hộp đựng đồ chơi. (…) Quay bảo
Bóng: - Chúng ta càng phải sống suốt đời bên nhau, sao lại không đính hôn
với nhau nhỉ?”; hoặc người kể chuyện bắt đầu câu chuyện một cách tự nhiên
như trong truyện Các hiệp sĩ nhảy cao: “Một hôm bọ chét, châu chấu và con
nhảy muốn thi xem đứa nào nhảy cao nhất. Chúng mời tất cả các bậc tai to
mặt lớn và tất cả những người nào hâm mộ đến xem cuộc đấu. Thiên hạ đều
biết cuộc thi ấy có đủ mặt ba kiện tướng nhảy cao”. Hầu hết các truyện đều
được kể ở ngôi thứ ba với giọng kể khoan thai, tự nhiên và giản dị như chính
bản thân mỗi sự kiện xảy ra trong thực tế. Câu chuyện cứ thế đi vào lòng
người đọc một cách tự nhiên nhất, không hề gượng ép và cuốn hút người đọc
ngay từ những dòng chữ đầu tiên, những trang văn đầu tiên. Độc giả có cảm
giác đang sắp được nghe kể một câu chuyện hết sức lí thú. Ở đây ta có thể
thấy dường như người kể chuyện lánh mình đi, người đọc có cảm giác ngỡ
như các sự kiện cứ tự nó kể ra và không có ai phát ngôn cả. Song ngay cả khi
tiếp thu lối kể chuyện của truyện cổ tích truyền thống, Andecxen và
Vencenslava vẫn thể hiện được bản sắc riêng của mình. Đối với Andecxen


13
"Ngay cả khi câu chuyện được kể ở ngôi thứ ba nhà văn vẫn không có ý giấu
mình. Ông hoàn toàn không có chủ định thôi miên độc giả, hoặc chinh phục
độc giả bằng những hình tượng cụ thể sinh động như “lát cắt của cuộc sống”
giống trong các truyện ngắn. Không chỉ đơn thuần là lối kể mà người kể
chuyện ẩn mình đi như trong các câu chuyện cổ tích thông thường chúng ta
vẫn thấy, người kể chuyện trong ông vừa đi vừa kể, nhưng đôi mắt không bỏ
sót đến từng cọng hoa héo hoặc một thứ đồ chơi hỏng vứt bên đường. Ở đâu
ông cũng dễ dàng tìm thấy lịch sử và chất thơ của cuộc đời. Hạt nhân cốt lõi
làm nên sức lôi cuốn của những câu chuyện cổ Andecxen chính là nghệ thuật

kể chuyện bậc thầy của nhà văn. Trong mỗi trang văn đầy hấp dẫn, người kể
chuyện như người bạn đường uyên bác và tin cậy dẫn dắt độc giả đi trên lộ
trình của thế giới thần tiên, của những câu chuyện sống động, gần gũi về cuộc
đời. Một thế giới tràn đầy âm thanh và màu sắc được tạo nên bởi giọng điệu
người kể chuyện. Người kể chuyện Andecxen đã sử dụng nhiều cách kể khác
nhau với những ngôn ngữ giọng điệu khác nhau., trong rất nhiều truyện, nhà
văn đã đưa vào những đoạn trữ tình ngoại đề, lối miêu tả biểu cảm và những
đoạn bình luận trực tiếp. Chúng ta có thể bắt gặp khá nhiều đoạn trữ tình
ngoại đề như : “(…) và quả thật, khi từ trên cao nhìn xuống những chuyện
đau lòng của người khác và của ngay chính mình đi nữa, người ta không khỏi
mỉm cười” Một chuyện đau lòng; hay “(…) chúng ta chẳng thể biết rồi đây
liệu chúng ta có chung số phận với đám giẻ rách hay không, liệu chúng ta có
trở thành giấy trắng, trên đó cuộc đời chúng ta sẽ được viết lại hay không.
Liệu chúng ta có trở thành những người kể lại chuyện đời của chính mình hay
không?” Gã cổ cồn; hoặc: “Chúng ta cũng thế thôi, chúng ta cũng sẽ quay trở
về với ông chủ hàng tạp hoá chỉ vì món bột ngào sữa” Con quỷ sứ của ông
hàng tạp hoá. Những câu và những đoạn bình luận trực tiếp cũng xuất hiện
nhiều trong một số truyện, chẳng hạn như trong truyện Bác làm vườn và nhà


14
chủ, người kể chuyện đã kết thúc câu chuyện của mình bằng một đoạn bình
luận : “Đó chỉ là một cách nói. Họ không hãnh diện chút nào và họ cũng
không quên rằng họ là chủ. Nếu họ muốn, họ có thể đuổi bác làm vườn, làm
bác có thể chết đi vì bác rất yêu quý cái vườn. Vì thế họ không làm như vậy.
Đó là những người chủ tốt đấy chứ? Nhưng nhân đức cái kiểu ấy cũng không
đến nỗi hiếm lắm và thật may thay cho những người như bác Lacxen”.Hoặc
những câu bình luận trực tiếp bộc lộ rõ thái độ của người kể chuyện như trong
truyện Chiếc kim thô: “Tuy bị chẹt xe nhưng ả kim không bị gãy. Cô ả vẫn
như trước, nằm sóng sượt dưới lòng suối. Mặc xác ả!”. Hay như trong truyện

Gã cổ cồn, ở phần cuối người kể chuyện cũng đưa vào một câu bình luận :
“Vậy thì chúng ta giữ mình đừng có xử sự như gã cuồng dại ấy”; và một số
những trường hợp khác cũng xuất hiện những câu bình luận như: “Cũng nên
nói thêm là chính nhờ có cô ả mà chúng ta biết câu chuyện này, chứ nếu đọc
sách thì rất có thể là một câu chuyện bịa” Các hiệp sĩ nhảy cao. “ Nhưng
chúng ta cũng mong rằng nếu sau này cháu chắt chúng ta có gặp phải cơn
phong ba như vậy thì chúng cũng biết ở yên trong nhà trong suốt thời gian
bão táp; “Chắc hẳn đời chúng ta cũng chẳng được thấy trận giông tố nào
như thế” Gió tháo tung các biển hàng; và trong truyện Con lợn ống tiền,
người kể chuyện cũng đã đưa vào một lời bình luận để kết thúc câu chuyện :
“Tất nhiên là ban đầu đối với lợn ống tiền bao giờ cũng thế… Với chúng ta,
thế là hết chuyện”; thậm chí có truyện còn được tác giả đặt tiêu đề là “Một
chuyện có thật”, hoặc người kể chuyện còn khẳng định rằng “chuyện có thật
đấy” Nàng công chúa và hạt đậu như một sự khẳng định chắc chắn. Những
đoạn trữ tình ngoại đề, những câu bình luận trực tiếp và lối miêu tả biểu cảm
xuất hiện trong rất nhiều truyện đã làm cho người kể chuyện ở đây không hề
ẩn đi một cách hoàn toàn như trong các truyện kể theo ngôi thứ ba thông
thường, người kể chuyện ở đây không còn đứng ở điểm nhìn zero nữa; dường


15
như bóng dáng của người kể chuyện, của chính Andecxen lúc nào cũng thấp
thoáng sau từng câu chữ. Nhờ đó mà nhà văn có thể bộc lộ đầy đủ hơn, tập
trung hơn thái độ, sự đánh giá của mình đối với nhân vật cũng như quan niệm
nhân sinh của mình. Nếu như tác phẩm là nơi kí thác tâm tư của tác giả thì trữ
tình ngoại đề hay bình luận trực tiếp chính là yếu tố quan trọng để tác giả thể
hiện trực tiếp những điều muốn nhắn gửi đến người đọc.
Nhìn chung, Andecxen đã vận dụng thành công lối kể chuyện của
truyện cổ dân gian một cách đầy sáng tạo. Đúng như Phạm Thành Hưng đã
nói: “Ngay cả khi câu chuyện được kể ở ngôi thứ ba nhà văn vẫn không có ý

giấu mình”. Ông đã tái tạo cuộc sống rồi như muốn nói to lên với độc giả
rằng: “Đó là cuộc sống trong mắt tôi!”. Đối với truyện kể ở ngôi thứ ba thì
người kể chuyện đứng ở ngôi thứ ba hay có trường hợp người kể chuyện cũng
chính là nhân vật. Trong rất nhiều câu chuyện cổ của mình, Andecxen đã
dùng một giọng điệu khách quan để kể chuyện, kể về các nhân vật và để cho
nhân vật tự bộc lộ mình. Bằng cách này tác giả có thể đi sâu vào miêu tả, tái
hiện những hành động, cử chỉ, những ý nghĩ trong nội tâm nhân vật.Và với
điều này, thủ pháp độc thoại nội tâm được sử dụng một cách hiệu quả và đắc
địa, nhất là những đoạn tái hiện đời sống tâm lí bên trong của nhân vật. Người
kể chuyện như cùng hoà nhập vào nhân vật, thậm chí đôi khi người kể chuyện
hoá thân vào nhân vật. Người đọc không còn thấy sự hiện diện của người kể
chuyện nữa mà chỉ thấy những dòng ý thức, những suy nghĩ nội tâm của nhân
vật sống động trong từng trang viết. Em bé bán diêm có thể coi là một truyện
tiêu biểu cho lối kể chuyện này của Andecxen.
Em bé bán diêm là một câu chuyện rất buồn, rất thương về một em bé
trong đêm giao thừa phải lặn lội bán diêm giữa trời tuyết rơi giá rét, không
nhà, không cửa, bơ vơ trong đêm tối lạnh lẽo trước sự thờ ơ lãnh đạm của
người đời. Ngay từ đầu truyện, người kể chuyện ẩn mình đi, dường như đứng


16
ngoài câu chuyện và kể lại cho chúng ta nghe câu chuyện đầy thương cảm,
mở đầu bằng một khung cảnh thiên nhiên khắc nghiệt trong lời kể ngắn gọn:
“Rét dữ dội; tuyết rơi. Trời đã tối hẳn. Đêm nay là đêm giao thừa”. Và trong
đêm cuối cùng của năm, tại thời điểm chuẩn bị chuyển sang một năm mới ấy,
trên cái nền thiên nhiên khắc nghiệt ấy, hình ảnh em bé đột nhiên xuất hiện
như một dấu chấm nhỏ nhoi, đơn độc giữa cuộc đời: “Giữa trời đông giá rét,
một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất đang dò dẫm trong đêm tối”. Vậy là em
bé - nhân vật chính của câu chuyện thương tâm đã xuất hiện. Những đoạn về
sau hầu hết được tác giả kể nương theo dòng tâm trạng của em bé. Dường như

nhà văn đang đọc được những dòng suy nghĩ trong nội tâm cô bé đáng
thương, tội nghiệp: “Chả là đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa,
khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà.
Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán và gia đình em
đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân leo quanh, nơi em đã sống
những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe
những lời mắng nhiếc, chửi rủa”. Ở đây, lời tự sự của người kể chuyện đan
xen với độc thoại nội tâm và những hồi ức của nhân vật. Người kể chuyện
đang kể hay chính là em bé đang suy nghĩ, hồi tưởng lại những tháng ngày đã
qua của mình, hồi tưởng lại thiên đường thuở ấu thơ đã mất của mình?
Không còn phân biệt được cái ranh giới ấy nữa. Dường như người kể
chuyện đang nhập thân vào những dòng độc thoại và những suy nghĩ của em
về quá khứ hạnh phúc đã qua của mình. Chính những dòng độc thoại này đã
giúp người đọc cảm nhận được một cách sâu sắc hơn cuộc sống của em bé,
những tháng ngày tươi đẹp trước đây đối lập với cảnh ngộ chua xót bây giờ.
Nhà văn đã khiến người đọc đồng cảm hơn với nhân vật. Em bán ánh sáng,
mang lại ánh sáng, hơi ấm cho mọi người vậy mà chính em lại phải chịu rét
mướt, lạnh giá. Em là đại diện cho biết bao những em bé bán diêm và những


17
em bé lang thang không mái ấm khác trong cuộc đời này.Vẫn là lối kể theo
dòng tâm trạng của nhân vật, người kể chuyện lại tiếp tục đọc những dòng suy
nghĩ ẩn sâu bên trong nội tâm của em bé: “Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi. (…)
Chà! Giá được quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ? Giá em
có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ? (…) Chà! ánh
sáng kỳ diệu làm sao! (…) Thật là dễ chịu! (…) Chà! Khi tuyết phủ kín mặt
đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét
buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao!”. Người kể chuyện không còn
dừng lại để kể chuyện một cách khách quan nữa mà như hoá thân vào nhân

vật, nhập thân vào những dòng suy nghĩ miên man của nhân vật. Những mơ
ước nhỏ nhoi của em bé tội nghiệp được hiện lên trong mỗi trang văn qua
những lời độc thoại. Có khi người kể chuyện còn trực tiếp đưa cả lời độc
thoại của em bé vào trang sách: “Chắc hẳn có ai vừa chết, em bé tự nhủ”.
Như một truyện ngắn hiện đại, Em bé bán diêm được Andecxen đưa vào rất
nhiều những dòng độc thoại nội tâm. Cả truyện gần như nhân vật ngồi trong
im lặng, gần như không có âm thanh, không có một lời đối thoại hay một lời
nói nào (ngoại trừ mấy lời của những người qua đường vào buổi sáng hôm
sau). Em bé dường như chỉ miên man trong những dòng suy nghĩ với những
mong ước nhỏ bé, đáng thương. Ngay cả những lời em nói với bà (“Bà ơi!
(…) cho cháu đi theo với!...”) dường như cũng chỉ là nói trong tâm tưởng.
Người kể chuyện đã ẩn đi sau những dòng độc thoại của cô bé, và cứ thế cô
bé tự bộc lộ mình với những ý nghĩ, những ước ao tội nghiệp. Bằng việc sử
dụng những dòng độc thoại và dòng hồi tưởng, nhà văn đã để cho nhân vật tự
bộc lộ mình và khiến cho người đọc càng cảm nhận một cách sâu sắc hơn về
cảnh ngộ của nhân vật. Nhà văn không cần phải sử dụng quá nhiều lời để diễn
đạt. Những ý nghĩ, nội tâm bên trong của nhân vật cứ thế tự nhiên được hiện
lên qua từng trang văn một cách thực nhất, sống động nhất mà không hề có sự


18
gượng ép, gò bó. Tự nhân vật đã đi đến được với trái tim đồng cảm của người
đọc bằng cách diễn đạt mình. Chúng ta càng xót thương hơn cho mảnh đời bất
hạnh của em bé bán diêm. Có lẽ bất cứ ai trong chúng ta cũng không khỏi ám
ảnh bởi “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười” của em. Và có lẽ cái hình
ảnh kết thúc truyện, hình ảnh kết thúc cuộc đời em bé đáng thương, cái hình
ảnh “ngày mồng một đầu năm hiện lên trên tử thi em bé ngồi giữa những bao
diêm” sẽ còn ám ảnh mãi với bất cứ ai đã từng đọc và yêu mến Andecxen.
Không chỉ để cho nhân vật tự bộc lộ mình bằng những suy nghĩ, những
diến biến trong nội tâm, bằng tâm lí hay những dòng độc thoại, hồi tưởng,

trong các câu chuyện kể ở ngôi thứ ba của mình, Andecxen còn sử dụng giọng
điệu của chính nhân vật tạo nên sự sống động, phong phú, đặc biệt là sử dụng
ngôn ngữ của loài vật, đồ vật. Ta bắt gặp lối kể hồn nhiên, vui tươi, dí dỏm,
hài hước qua ngôn ngữ của nhân vật trong các truyện như : Đồng silinh bạc,
Chiếc kim thô, Một cặp tình nhân, Cây hoa gai, Một chuyện có thật, Bù
nhìn tuyết, Các hiệp sĩ nhảy cao, Những bông hoa của cô bé Iđa, Gã cổ
cồn… Hãy nghe các nhân vật trong truyện đối thoại với nhau để thấy được sự
tài tình của Andecxen trong việc sử dụng ngôn ngữ của các đồ vật. Trong
truyện Một cặp tình nhân, chàng Quay đã tỏ tình với nàng Bóng như thế này:
“ - Hãy ngắm tôi một tí nào! Giờ thì cô thấy tôi thế nào? Chúng ta đã đính
hôn với nhau được chưa nhỉ? Chúng mình sinh ra thật xứng đôi vừa lứa. Cô
nhảy, tôi quay, còn có cặp vợ chồng nào hạnh phúc hơn chúng ta được nữa
kia chứ! Bóng đáp: - Úi chà, tưởng bở! Thế anh không biết cha mẹ tôi đều là
những đôi giày băng túp da dẻ tuyệt đẹp và người tôi bằng lie Tây Ban Nha
hay sao?...”. Hay như trong truyện Gã cổ cồn, ngôn ngữ của các nhân vật
cũng được sử dụng rất hồn nhiên, nhí nhảnh: Cổ cồn buông lời tán tỉnh nịt tất:
“- Quả thật tôi chưa từng gặp người nào mảnh dẻ, mịn màng, thanh tao và
đáng yêu như quý nương! Dám xin hỏi nàng cho biết quý danh. Nịt tất trả lời:


19
- Anh sẽ chẳng biết được đâu! (…) Cổ cồn lại kêu lên với bàn là:
- Thưa bà, thưa quý bà xinh đẹp của em, em cháy mất, em mất hết cả nếp rồi.
Xin bà nới tay cho một chút. - Được cứ biết thế”. Cổ cồn còn tán thêm với lưỡi
kéo: “- Nàng thật đáng là bá tước phu nhân. Tất cả gia sản nhà tôi gồm có tấm
thân phong nhã này, một tên xỏ giày và một mụ lược. Chao ôi! Ước gì tôi được
là bá tước nhỉ? (…)”. Gã hỏi lược: “- Chị còn giữ đủ cả bộ răng nên nom
tuyệt đẹp. Đã có khi nào chị nghĩ đến chuyện ở riêng không nhỉ? Lược đáp: Có chứ! Tôi đã đính hôn với anh xỏ giày rồi đấy”. Ngôn ngữ của đồ vật được
Andecxen sử dụng hết sức đa dạng, tươi vui, ngộ nghĩnh dưới một giọng kể
đầy hấp dẫn. Mỗi nhân vật lại có một giọng điệu khác nhau. Độc giả như bị

cuốn hút vào từng câu chuyện nhỏ của từng nhân vật và có cảm giác đang được
nghe câu chuyện của chính thế giới con người. Trí tưởng tượng của nhà văn
Andecxen thật phong phú, lãng mạn và bay bổng. Người kể chuyện thiên tài ấy
đã thổi hồn vào tất cả những sự vật dù là vô tri vô giác khiến chúng trở nên
sinh động và có đời sống cùng những suy nghĩ, hành động như con người. Phải
có một tâm hồn nhạy cảm và một tình yêu cuộc sống lớn lắm Andecxen mới có
thể nhìn nhận thế giới một cách đáng yêu và đẹp đẽ đến nhường ấy. Đúng như
nhà nghiên cứu Đỗ Đức Dục đã từng nói: “Sở dĩ Andecxen nhận ra một tâm
hồn ở bất cứ một vật nào, dù là vô tri, nhỏ mọn, xấu xí đến đâu, và ông rọi lên
chúng một ánh sáng huyền ảo, diệu kỳ, chính là vì ông chẳng coi thường bất cứ
một cái gì tồn tại, chứa đựng một bí ẩn nào của cuộc sống và tình yêu, mang
một ý nghĩa nào đó đối với con người”.
Như vậy, với hình thức người kể chuyện ở ngôi thứ ba, Andecxen đã
dẫn dắt người đọc bước vào thế giới cổ tích của ông, dõi theo từng bước đi
của nhân vật, từng diễn biến của cốt truyện một cách tự nhiên nhất, như thể
các sự kiện cứ tự nó diễn ra như thế. Có thể nói, Andecxen đã tiếp thu vốn
quý báu này trong truyện cổ tích truyền thống. Song, ngay cả khi vận dụng lối


20
kể chuyện của dân gian, Andecxen cũng thể hiện sự sáng tạo riêng của mình.
Ông đã đưa vào lối kể chuyện ở ngôi thứ ba rất nhiều ngôn ngữ của loài vật,
của đồ vật trong khi sử dụng giọng điệu của chính nhân vật, để cho nhân vật
tự bộc lộ mình qua những dòng độc thoại nội tâm và đặc biệt là mặc dù kể
chuyện ở ngôi thứ ba nhưng tác giả vẫn “không có ý giấu mình”, vẫn để lại
dấu ấn và “giọng điệu của riêng mình” trên từng trang văn.
Còn tới Vencenslava thì sao? Cũng là một nhà văn viết truyện cổ tích
nhưng bà lại mang tới một hướng khác lạ trong nội dung và cách thức thể hiện.
Truyện của bà không miêu tả nhiều về cảnh sắc hay chuyến phiêu lưu của một
nhân vật nào đó mà ta lại có cảm giác như đang được đến với những câu chuyện

chinh thám kì thú và bất ngờ. Điều đặc biệt hơn nữa là bà viết cho môi trường
thuần Nhật, một không gian tòa án tại Nhật Bản - đất nước cách nơi bà sống cả
nửa vòng trái đất. Với ngôi kể chuyện thứ ba Vencenslava đã miêu tả đầy đủ và
chi tiết từng vụ án mà Ôca xét xử ta thấy được bản lĩnh của một vị quan tòa liêm
chính, xử án có tình có lý và cũng đầy hóm hỉnh, đã bóc trần được những thói hư
tật xấu của những đứa con bất hiếu Chiếc kiệu gia truyền, những kẻ tham lam
Học trò trả nợ, Vụ án con vịt trời…, đồng thời đề cao tâm hồn trong sáng,
lương thiện của những người dân nghèo. Dù số lượng nhỏ nhưng những
truyện của Vacenslava đã ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc bởi cách kể khẳng
khái,trầm tĩnh và thần tình tạo được sức hấp dẫn cho trí tò mò của bạn đọc.
Trong những vụ án của quan tòa Ô-ca độc giả không chỉ bất ngờ về cách xử
kiện thông minh mà ông đưa ra như: đeo biển đăng kí bằng gỗ cho những tên
kẻ cắp bàng những tấm bảng sơn màu đỏ chói và hết sức nặng hay bắt gã thợ
cạo phải cắt tóc cho con bò của bác tiều phu.. mà người ta còn thấy ánh sáng
của công lý, sự công bằng trong xã hội và cả những bài học nhân sinh sâu sắc.
Cùng với đó là hình tượng nhân vật hiện ra rõ nét, sinh động.
Rõ ràng là cùng với cách kể chuyện ở ngôi thứ 3 như trong cổ tich dân


×