Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

KẾ HOẠCH tổ CHỨC làm QUEN với TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.26 KB, 7 trang )

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
LÀM QUEN VỚI TOÁN
Chủ đề

: Giao thông

Đề tài

: So sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4

Lứa tuổi

: Mẫu giáo nhỡ

Thời gian

: 20 - 25 phút

Số trẻ

: 20 - 25 trẻ

Ngày dạy

: 05/03/2014

Người dạy : Nguyễn Thu Thảo
I - MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết đếm đến 4.
- Nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng là 4.


- Biết so sánh thêm bớt để tạo sự bằng nhau về số lượng trong phạm vi 4.
2. Kỹ năng:
- Có kỹ năng so sánh thêm bớt trong phạm vi 4, biết tạo sự bằng nhau
trong phạm vi 4.
- Rèn cho trẻ phản ứng nhanh, chính xác khi chơi trò chơi.
3. Thái độ:
- Đồ dùng của cô.
+ Tranh ảnh các phương tiện giao thông có số lượng là 3.
+ Một bộ ô tô và người lái xe.
+ Nhà có các chấm tròn.
+ Tranh để trẻ vẽ thêm PTGT có đủ số lượng là 4.
- Đồ dùng của trẻ.
+ Mỗi trẻ một bộ ô tô và người lái xe.
+ Thẻ số có các PTGT.
+ Thẻ chấm tròn.


III - CÁCH TIẾN HÀNH
Tên hoạt động
1. Ổn định tổ chức

HĐ của cô
- Cô và các con cùng hát và vận động bài
“Em đi qua ngã tư đường phố”.
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói về cái gì nào?
- Chúng mình phải nhớ tuân thủ luật lệ giao
thông nhé. Đèn đỏ thì các con phải làm sao,
đèn vàng và đèn xanh thì các con phải làm gì?


2. Ôn lại số 3

- Các con vừa hát rất hay, cô sẽ thưởng cho
lớp mình một trò chơi có tên “Thi xem ai
nhanh”.
- Ở xung quanh lớp mình có một số phương
tiện giao thông có số lượng là 3, các con hãy
tìm và gắn thẻ số vào bên cạnh số lượng
PTGT nhé.
- Cho trẻ lên tìm, gắn thẻ và cả lớp đếm lại,
kiểm tra kết quả sau mỗi lần chơi.

3. Thêm bớt tạo sự - Cho trẻ lấy rổ đồ dùng.
bằng nhau trong - Bây giờ các con hãy lấy tất cả số ô tô ở
phạm vi 4

trong rổ và đếm nào. 1, 2, 3, 4 tất cả là 4 ô tô.
- Chúng mình mời tiếp 3 bác lái xe ra nhận xe
của mình, các con đặt đúng 1 bác tài xế dưới
1 ô tô.
- Các con quan sát xem số ô tô và số lái xe
như thế nào với nhau?
- Số nào nhiều hơn?
- Số nào ít hơn?
- Các con thấy số ô tô nhiều hơn số người lái
xe là mấy nào? Vì sao?

HĐ của trẻ



- Số người lái xe ít hơn số ô tô là mấy? Vì
sao?
- Vậy bây giờ cô muốn xe ô tô và số người lái
xe bằng nhau thì cô phải làm gì?
- Đúng rồi cô sẽ thêm một người lái xe vào
dưới chiếc ô tô cuối cùng. Các con cũng thêm
cùng cô đi nào!
- Các con hãy đếm lại cùng cô xem giờ có
bao nhiêu người lái xe. 1, 2, 3, 4 tất cả là 4
người lái xe.
- Vậy số ô tô và số người lái xe đã bằng nhau
chưa?
- 3 người lái xe thêm 1 người lái xe là 4 người
lái xe đấy. Các con nhắc lại cùng cô nào: 3
thêm 1 là 4.
- Cô cho trẻ trốn cô, cất 1 bác lái xe đi và hỏi
trẻ bây giờ còn mấy bác lái xe, cả lớp cùng
đếm. Cô chốt lại 4 bớt 1 còn 3. Sau đó cô
thêm 1 bác lái xe vào cả lớp cùng đếm cô
chốt lại 3 thêm 1 là 4.
- Cô bớt 2, 3, 4.
- Bây giờ chúng mình cất lần lượt ô tô và đếm
nhé. Tiếp theo các con đếm số người lái xe và
cho vào rổ nào.
4. Luyện tập

* Trò chơi 1: Vẽ thêm số xe vào tranh cho đủ
số lượng là 4.
- Cô treo tranh lên bảng mời trẻ lên vẽ thêm
phương tiện giao thông cho đủ số lượng là 4.

* Trò chơi 2: “Tìm về đúng số nhà”.
+ Cách chơi: cô có 4 ngôi nhà có số chấm


tròn từ 1 đến 4. Cô sẽ phát cho các con các
thẻ có hình các phương tiện giao thông từ 1
đến 4. Các con vừa đi vừa hát, khi cô hô “Tìm
đúng số nhà, tìm đúng số nhà” các con phải
nhanh chân tìm đúng số nhà có số chấm tròn
đúng với số phương tiện giao thông mà các
con cầm trên tay.
- Luật chơi: Nếu bạn nào không tìm đúng số
nhà sẽ phải nhảy lò cò quanh lớp.
- Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
5. Kết thúc

- Khen trẻ.
- Giáo dục trẻ biết tuân thủ luật lệ giao thông.


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
Chủ đề

: Giao thông

Lứa tuổi

: Mẫu giáo nhỡ

Thời gian


: 30 - 35 phút

Người dạy : Nguyễn Thu Thảo

I - MỤC ĐÍCH:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết lựa chọn các góc chơi theo đúng chủ đề giao thông.
- Trẻ biết phối hợp các nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm ở các góc chơi.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết một số kỹ năng chơi ở góc mà mình đã chọn.
- Luyện cho trẻ kỹ năng hoạt động theo nhóm, cá nhân.
3. Thái độ:
- Trẻ có hứng thú tích cực hoạt động trong góc chơi.
- Trẻ biết đoàn kết nhường nhịn nhau khi chơi.
- Biết cất lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định gọn gàng, ngăn nắp.
II - CHUẨN BỊ:
- Góc xây dựng: gạch, cỏ, các miếng ghép, khối hình để xây dựng ngã tư
đường phố.
- Góc nghệ thuật: hát, đọc thơ về giao thông.
- Góc thư viện: sách truyện, tạp chí, tranh ảnh về phương tiện giao thông.
- Góc toán: ôn số lượng từ 4, 5.
- Góc gia đình: bán đồ ăn nhanh cho người đi đường.
- Góc khám phá: dán các loại phương tiện giao thông vào bộ sưu tập.


III - CÁCH TIẾN HÀNH:
Tên hoạt động
1. Ổn định tổ chức


Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Bây giờ cô và các con cùng hát bài
“Em đi qua ngã tư đường phố” nhé.
- Trò chuyện đàm thoại với trẻ.
+ Cô và các con vừa hát bài gì?
+ À đúng rồi, chúng mình vừa hát rất
hay cô sẽ thưởng cho lớp mình một món
quà.

2. Thảo luận chơi

- Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ
dùng, đồ chơi ở các góc.
* Góc xây dựng: Bạn nào sẽ chơi ở góc
xây dựng (trẻ giơ tay).
+ Ở góc xây dựng các con sẽ xây gì
nào? À hôm nay các con sẽ xây ngã tư
đường phố nhé.
+ Bạn nào sẽ làm kĩ sư trưởng thiết kế
nào?
+ Bạn nào lái xe chở vật liệu, bạn nào
làm thợ xây?
+ Bạn nào sẽ trồng thêm cây nào?
* Góc nghệ thuật:
- Bạn nào thích chơi ở góc này?
- Hôm nay các con sẽ hát, đọc thơ về
chủ đề giao thông nhé. Chúng mình trổ
tài làm ca sĩ hát thật hay nhé.
* Góc thư viện:

- Bạn nào thích xem truyện, tạp chí,
tranh ảnh về phương tiện giao thông thì
các con hãy vào góc thư viện nhé!


* Góc toán:
- Ở góc toán chúng mình sẽ vẽ những
chấm tròn tương ứng với nhóm số lượng
các phương tiện giao thông nhé!
* Góc khám phá:
- Các con hãy tìm trong báo, tranh ảnh
những loại phương tiện giao thông và
dán vào giấy nhé.
- Khi chơi các con phải làm gì?
Đúng rồi khi chơi các con phải giữ gìn
đồ chơi, không được nói quá to, đoàn
kết. Khi chơi xong, các con phải làm gì?
À phải xếp đồ chơi đúng nơi quy định,
gọn gàng, ngăn nắp.
- Bây giờ cô mời các con nhẹ nhàng về
góc chơi mà các con đã chọn nào.
3. Trẻ thực hiện

- Cô đi từng góc gợi mở và chơi cùng
với trẻ.
- Tạo một số tình huống để trẻ tự thực
hiện tốt vai chơi.

4. Nhận xét


- Sau khi chơi xong cô nhận xét nhóm
chơi, thưởng cho những bạn thực hiện
vai chơi tốt.



×