Chủ đề thảo luận:
“Phân tích tác động của việc gỡ bỏ trần tỷ giá
của SNB đối với nền kinh tế Thụy Sĩ”
GVHD: cô Đinh Thị Thanh Long
Môn: Tài Chính Quốc Tế
Lớp: Thứ 6, ca 1
Nhóm 6
Nhóm trưởng: Đào Văn Hiếu
Danh mục chữ viết tắt
Chữ viết tắt
Nguyên văn
CSTT
Chính sách tiền tệ
ECB
Ngân hàng Trung ương châu Âu
NHTW
Ngân hàng Trung ương
SNB
Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ
Danh mục bảng, biểu đồ
Số TT
Tên bảng, biểu đồ
Số trang
2.1
Biểu hiện của các đồng tiền thông dụng so với USD 2014
5
3.1
Sự tiến triển chuyển đổi của CHF/USD
6
3.2
Chỉ số thị trường chứng khoán Thụy Sĩ
7
3.3
Tình hình xuất khẩu của Thụy Sĩ
11
3.4
Tỷ lệ lạm phát của Thụy Sĩ
12
3.5
Thống kê số lượng người thất nghiệp của Thụy Sĩ
12
3.6
Chỉ số giá tiêu dùng CPI của Thụy Sĩ
13
3.7
Tốc độ tăng trưởng GDP của Thụy Sĩ
14
4.1
Dự báo các chỉ số kinh tế Thụy Sĩ
17
Mục lục
Thứ tự
Chương 1
1.1
1.2
1.2.1
1.2.2
Chương 2
2.1
2.2
2.3
2.4
Chương 3
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
Chương 4
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
Tên mục
Mở đầu – Bối cảnh trước sự kiện
Thụy Sĩ và đồng CHF
Mức trần 1,2 CHF đổi 1 EURO
Nguyên nhân hình thành mức trần
Sự hiệu quả của mức trần
Nguyên nhân dẫn đến sự kiện
Người dân lo sợ xảy ra siêu lạm phát
Chính sách mới của ECB tạo áp lực cho đồng CHF
Thụy Sĩ nghi ngờ tương lai của đồng EURO
Chính sách trần tỷ giá đã không còn hiệu quả
Tác động của việc bỏ trần tỷ giá
Tác động đến thị trường chứng khoán
Tác động đến uy tín của hệ thống ngân hàng
Tác động đến các doanh nghiệp
Tác động đến lợi nhuận của SNB và cổ tức cổ đông
Tác động đến ngành du lịch
Tác động đến xuất nhập khẩu
Tác động chung đến nền kinh tế
Dự báo nền kinh tế Thụy Sĩ
Nguy cơ suy thoái kinh tế trong ngắn hạn
Tăng trưởng cực thấp
Tỷ lệ thất nghiệp
Khả năng cạnh tranh
Dự báo về các chỉ số KT TS của TradingEconomics
Số trang
2
2
2
2
3
4
4
4
5
5
6
7
8
8
9
10
10
11
15
15
15
16
16
17
4
Lời nói đầu
Ngày 15/1/2015, NHTW Thụy Sĩ (SNB) quyết định xóa bỏ quy định hạn
chế sự biến động tỷ giá, theo đó sẽ chấm dứt áp dụng mức trần 1,2 CHF đổi 1
EUR. Hành động trên của SNB gây sốc cho giới truyền thông, chuyên môn, đầu
tư và các nền kinh tế khác trên thế giới. SNB đã bãi bỏ một công cụ mà các nhà
hoạch định chính sách nước này mấy ngày trước vẫn cho là cần thiết để chống
giảm phát.Ngay sau quyết định đó, nền kinh tế của Thụy Sĩ đã có những sự thay
đổi, biến động nhất định.
Khi đứng trước sự kiện này, nhóm em đã tự đặt ra các câu hỏi: đất nước
Thụy Sĩ và đồng Franc Thụy Sĩ CHF có điểm gì đặc biệt? Tại sao trong quá khứ,
Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ lại xây dựng và duy trì mức trần 1,2 CHF đổi 1
EUR suốt 4 năm qua, và giờ thì họ lại phá vỡ nó? Và hành động này của SNB có
ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế của Thụy Sĩ, đến các chủ thể kinh tế
trong và ngoài nước?
Với xuất phát điểm là những thắc mắc trên, nhóm em đã xây dựng bố cục
bài viết với 4 phần chính như sau:
Chương 1: Mở đầu – Bối cảnh trước sự kiện
Chương 2: Nguyên nhân dẫn đến sự kiện
Chương 3: Tác động của việc gỡ bỏ trần tỷ giá – Đánh giá
Chương 4: Dự báo nền kinh tế Thụy Sĩ
5
Chương 1: Mở đầu – Bối cảnh trước sự kiện
1.1.
THỤY SĨ VÀ ĐỒNG CHF
Đồng Franc Thụy Sĩ CHF được coi là nơi để người ta tránh bão chính trị
vì Thụy sĩ luôn được thế giới xem là một quốc gia trung lập trong các cuộc tranh
cãi về chính trị của thế giới.
Swiss-Francs là đồng tiền của sự an toàn vì lý do chính trị của Thụy Sĩ.
Cho nên mỗi khi thế giới có biến động chính trị thì các nhà đầu tư coi đây là một
hầm trú ẩn an toàn. Nguyên nhân là các tài phiệt, tư bản, độc tài của thế giới
(những người gây ra sóng gió trên thế giới) đều gửi tiền tại đây. Nếu có bất ổn
thì họ cũng sẽ không gây ảnh hưởng đến nhà băng nơi mình gửi tiền. Do đó đồng
tiền Franc Thụy Sĩ tượng trưng cho sự ổn định, an toàn.
1.2
. MỨC TRẦN 1,2 CHF ĐỔI 1 EURO
1.2.1.Nguyên nhân hình thành mức trần
Trước hết là về trần tỷ giá, có thể thấy, hầu hết các nước giàu có đều để
đồng tiền của họ trôi nổi tự do, nghĩa là giá trị của chúng được xác định bởi các
giao dịch diễn ra trong thị trường tài chính. Tuy nhiên, một ngân hàng trung
ương có thể hành động theo cách khác. Họ có thể quyết định đặt một mức giới
hạn tối đa về giá trị cho đồng tiền khi nó lên giá so với một đồng tiền khác (gọi
là mức trần tỷ giá). Để duy trì mức trần này, các cơ quan tiền tệ sẽ cam kết mua
ngoại tệ để đẩy làm giảm giá trị đồng tiền của mình bất cứ khi nào mức trần trên
bị xâm phạm.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Thụy Sĩ đã thấy một dòng
vốn lớn từ các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn khi thị trường bất ổn đang
6
lan rộng. Cầu với đồng franc Thụy Sĩ tăng đã dẫn đến một sự lên giá mạnh mẽ:
trong năm 2011, ở đỉnh cao của cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng euro, giá trị
của đồng tiền Thụy Sĩ đã tăng khoảng 20% trong khoảng tháng Bảy và tháng
Tám, khi được đo so với đồng tiền của những đối tác thương mại chính của nó.
Điều này đã gây hại cho xuất khẩu của Thụy Sỹ ( chiếm 70% GDP) khi
hàng hóa và dịch vụ của họ đắt lên một cách tương đối và mất khả năng cạnh
tranh ở nước ngoài. Thụy Sĩ được biết đến với hàng xuất khẩu có giá trị cao, như
đồng hồ và dược phẩm. Do đó, một đồng tiền tăng giá là không hữu ích. Hàng
hóa nhập khẩu nhờ vậy mà đã trở nên rẻ hơn đáng kể, góp phần làm giảm lạm
phát trong nước. Vào tháng 9 năm 2011, Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ đã vào
cuộc, thiết lập một mức trần tối đa 1.2 đồng Thụy Sỹ đổi 1 đồng Euro.
1.2.2.
Sự hiệu quả của mức trần
SNB cố gắng giữ cho giá trị đồng Franc ở phía dưới một mức mong muốn
–thành tích không nhỏ khi họ phải đối mặt với hàng ngàn nhà đầu cơ tiền tệ đã
sẵn sàng để đặt cược chống lại cam kết của mình. Đôi lúc, họ đã phải mua một
số lượng lớn các tài sản ngoại tệ để giữ vững được mức trần này nhằm duy trì
cam kết của mình.
SNB cũng đã chi hàng tỷ USD nhằm bảo vệ mức trần được áp dụng từ
tháng 9/2011. Trần tỷ giá được áp dụng từ tháng 9/2011 và trong năm 2012 SNB
cũng phải chi một khoản tương đương 199 tỷ USD để bảo vệ mức trần. Sau
những đợt can thiệp vào thị trường tiền tệ, đến cuối năm ngoái, SNB nắm giữ số
ngoại tệ kỷ lục trị giá lên tới 495,1 tỷ franc.
7
Chương 2. Nguyên nhân dẫn đến sự kiện
Việc SNB bất ngờ bỏ trần tỉ giá cuối tuần qua đến từ nhiều lý do.
2.1. NGƯỜI DÂN LO SỢ XẢY RA SIÊU LẠM PHÁT
Nhiều người dân Thụy Sĩ tỏ ra tức giận vì Ngân hàng Quốc gia của nước
này có lượng dự trữ ngoại tệ quá lớn. Đi in thật nhiều tiền rồi mua ngoại tệ, theo
các công dân nước này, có thể dẫn tới siêu lạm phát. Nỗi lo sợ này thật ra không
rõ ràng. Hiện tại, lạm phát ở Thụy Sĩ ở mức cực thấp. Tuy nhiên, về vấn đề
chính trị, đây lại là một đề tài nóng.
Hồi tháng 11, một cuộc chưng cầu dân ý đã diễn ra, nếu được thông qua,
nó sẽ ngăn cản SNB tiếp tục tăng lượng dự trữ ngoại tệ của mình.
2.2. CHÍNH SÁCH MỚI CỦA ECB TẠO ÁP LỰC CHO ĐỒNG CHF
Chính sách của SNB được đưa ra trong bối cảnh đúng 1 tuần nữa, các nhà
hoạch định chính sách của ECB sẽ có cuộc họp thảo luận về biện pháp kích thích
kinh tế mới. SNB đã phải tiếp tục hứng chịu sự chỉ trích mạnh vì nhiều thông tin
dự báo, ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ tung ra gói “nới lỏng định lượng”.
Điều này đồng nghĩa với việc châu Âu sẽ in thêm tiền để mua lại nợ chính phủ ở
các quốc gia thuộc EU.
Việc in thêm tiền euro sẽ làm giảm giá trị đồng euro xuống, và SNB sẽ
phải tiếp tục in thêm tiền để duy trì mức tỉ giá trần giữa franc và euro.
8
2.3. THỤY SĨ NGHI NGỜ TƯƠNG LAI CỦA ĐỒNG EURO
Hình 2.1. Biểu hiện của các đồng tiền thông dụng với USD năm 2014 (%)
(Nguồn: Tổ chức Societe Generale)
Năm 2014, đồng euro đã mất giá so với hầu hết đồng tiền chính khác, đặc
biệt giảm hơn 10% so với đồng USD. Và ngay cạnh đó trong biểu đồ trên, đồng
franc Thụy Sĩ, neo theo đồng euro cũng bị giảm giá theo. Năm 2014, đồng franc
đã mất 10% giá trị so với USD và 10% giá trị so với đồng rúp (sau khi quyết
định bỏ áp trần của SNB, đồng franc đã lập tức tăng giá so với hai đồng tiền này)
Một đồng franc rẻ hơn sẽ thúc đẩy xuất khẩu tới Mỹ và Ấn Độ, hai thị
trường chiếm 20% xuất khẩu của Thụy Sĩ. Theo SNB lý giải, miễn là đồng franc
không quá mạnh, không có lý do gì để SNB tiếp tục cố gắng làm nó suy yếu đi
2.4. CHÍNH SÁCH TRẦN TỶ GIÁ ĐÃ KHÔNG CÒN HIỆU QUẢ
Tháng 9-2011, ở cao điểm của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, SNB
quyết định cần phải đặt ra một mức trần tỷ giá giữa đồng franc Thụy Sỹ và đồng
9
euro, ở mức 1,2 franc đổi được 1 euro. Áp dụng chính sách này, Thụy Sỹ vừa
bảo vệ đồng tiền của mình trước các rủi ro đầu cơ, vừa đảm bảo được tính cạnh
tranh cho các ngành công nghiệp xuất khẩu.
Tuy nhiên, quyết định bất ngờ hôm 15-1 của SNB cho thấy Thụy Sỹ đã
gián tiếp thừa nhận thất bại với chính sách này. Để giữ cho đồng franc không bị
định giá quá cao, SNB đã phải chi rất nhiều tiền để mua các ngoại tệ khác với
tổng giá trị lên đến 500 tỉ franc, tức tương đương 85% GDP nước này. Vấn đề
nằm ở chỗ, nhiều ngoại tệ trong số này có giá trị bấp bênh, đặt các ngân hàng
Thụy Sỹ đứng trước các rủi ro lỗ nặng và sức ép để giữ tỷ giá đồng franc ở mức
thấp ngày càng trở nên mệt mỏi hơn với SNB.
Chương 3. Tác động của việc bỏ trần tỷ giá
10
Hình 3.1. Sự tiến triển chuyển đổi của CHF/USD (Nguồn: X-rates.com)
Sau khi SNB quyết định thả nổi tỷ giá vào tháng 1 năm 2015, đồng franc
đã tăng giá mạnh lên tới 0,85 franc "ăn" một euro sau đó biến động rất mạnh,
trước khi chững lại và giữ ở tỷ giá 1,03 franc/euro hiện nay.
Với sự thay đổi mạnh về giá đồng CHF, việc SNB bỏ trần tỷ giá đã có
những tác động tới từng khía cạnh, chủ thể của nền kinh tế như sau
3.1. TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Hình 3.2. Chỉ số thị trường chứng khoán Thụy Sĩ
(Nguồn:Tradingeconomics.com)
Thị trường chứng khoán Thụy Sĩ khép phiên giao dịch 16/01 với mức lao
dốc gần 9%. Cụ thể chỉ số Swiss Market Index chìm nghỉm 8,7%, đánh dấu
phiên lao dốc mạnh nhất kể từ năm 1989 theo thống kê của FactSet.
Sau động thái của SNB, đồng CHF bay cao tới 30% lên mức cao kỷ lục so
với EUR, từ 1,2 CHF đổi 1 EUR lên 0.8052 CHF đổi 1 EUR, trước khi đóng cửa
11
với mức tăng 13% lên 1.04 CHF đổi 1 EUR làm cho môi trường đầu tư tại Thụy
Sĩ không còn hấp dẫn với các nhà đầu tư ( với cùng 1 lượng tiền nước ngoài khi
vào Thụy Sĩ sẽ đổi được ít đồng CHF hơn; CHF không được neo bới Euro nên
các nhà đầu tư mất niềm tin vào việc điều hành CSTT của NHTW Thụy Sĩ )
3.2. TÁC ĐỘNG ĐẾN UY TÍN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
Về tổng thể, tính hấp dẫn của ngân hàng Thụy Sỹ tiếp tục giảm thêm một
nấc khi trước đó, quy định về bảo mật ngân hàng ở Thụy Sỹ cũng đã bị gỡ bỏ.
Từ thời điểm này, các nhà đầu tư sẽ phải nghĩ kỹ nhiều lần trước khi gửi tiền vào
các ngân hàng Thụy Sỹ bởi với việc áp dụng lãi suất -0,75% đối với một số
khoản tiền gửi, biện pháp lần đầu áp dụng kể từ những năm 1970, đầu tư vào
đồng franc không còn là một lựa chọn hấp dẫn. Điều này có nghĩa là các ngân
hàng phải trả nhiều hơn so với trước đây cho gửi tiền dự trữ của họ tại Ngân
hàng trung ương (vì lãi suất tiền gửi bị âm nhiều hơn), do đó sẽ khuyến khích họ
tung đồng Franc ra nền kinh tế, giúp đẩy giá đồng Franc xuống. Hơn nữa, SNB
cũng không loại trừ việc sẽ tiếp tục can thiệp vào thị trường ngoại hối, mặc dù
kích thước và hiệu quả của những thương vụ này vẫn chưa được biết.
Còn đối với NHTW Thụy Sĩ, việc bất ngờ tuyên bố bỏ neo tỷ giá, như
nhận định của nhiều chuyên gia, cho thấy SNB đã hành động vì lợi ích của mình
trước tiên, bất chấp những tác hại chưa lường trước được đối với các tác nhân
khác trên thị trường tài chính thế giới. Cách SNB hành xử, chứ không phải việc
thay đổi chính sách, bị xem là thể hiện của việc ngân hàng này đang bị chia rẽ,
thiếu quyết đoán và chịu tác động nhiều bởi các sức ép chính trị.
3.3. TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP
12
Kể từ năm 2012, nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Thụy Sĩ đã vượt xa
khu vực euro láng giềng.Tuy nhiên, quyết định thả nổi đồng nội tệ của SNB đã
gây nên cú sốc cho toàn nền kinh tế.Trong khi những bất ổn thị trường dần biến
mất, các doanh nghiệp phải hướng tới các điều khoản chặt chẽ hơn về tiền tệ và
các quan điểm đã được thay đổi triệt để.Thiệt hại trước hết thuộc về các doanh
nghiệp xuất khẩu của Thụy Sỹ, vốn đóng góp 12% cho GDP nước này. Ở đất
nước nổi tiếng xuất khẩu đồng hồ và chocolate này, việc đồng franc tăng giá
được ví như một “cơn sóng thần”. Các hãng sản xuất đồng hồ cao cấp, như
Rolex, Audemars Piguet hay Philippe Patek... là những đối tượng chịu thiệt hại
đầu tiên. Để bảo vệ thương hiệu “Suisse made”, các hãng này hầu hết sản xuất
trong nước, tức chi phí tính bằng franc, nhưng 95% sản phẩm lại dành cho xuất
khẩu.
Khi đồng franc tăng giá trị so với đồng euro hay đô la Mỹ, điều logic là
chi phí sản xuất sẽ tăng, giá bán tăng và khi đó doanh thu và lợi nhuận chắc chắn
sẽ giảm. Đồng franc tăng vọt tới 20% lên mức gần ngang bằng đồng euro, hiện
đang buộc các doanh nghiệp như nhà sản xuất đồng hồ thủ công H. Moser & Cie
phải điều chỉnh việc kinh doanh để thích ứng. Đối mặt với việc thả nổi đồng
franc này, Giám đốc điều hành của H. Moser & Cie, ông Edouard Meylan đang
cân nhắc các phương án bao gồm hợp tác sản xuất các chi tiết đồng hồ và cắt
giảm chi phí để giữ vững doanh thu và lợi nhuận.
3.4. TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA SNB VÀ CỔ TỨC CỦA
CÁC CỔ ĐÔNG
13
Không giống như các NHTW khác, SNB đã được tư nhân hóa. Các cổ
đông và báo cáo tài chính phải minh bạch như một doanh nghiệp bình thường.
Cổ đông của ngân hàng là chính quyền liên bang và 26 tiểu bang.
Vào ngày 31/7/2015, SNB cho biết đã lỗ hơn 50 tỷ franc (51,8 tỷ USD),
chủ yếu do đồng nội tệ tăng giá quá cao so với đồng EUR. Báo cáo của SNB cho
biết trong 50,1 tỷ franc thua lỗ có tới 47,2 tỷ franc do tỷ giá. Vì khoản lỗ quá lớn,
ngân hàng sẽ phải kiếm một khoản lợi nhuận khổng lồ để bù vào trong nửa cuối
năm nay, nếu không sẽ không thể chia cổ tức. Quý II, SNB bị lỗ 20 tỷ franc, theo
sau khoản lỗ hơn 30 tỷ franc vào quý I.
3.5. TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH DU LỊCH
Ngành du lịch Thụy Sĩ đối mặt với “cú sốc” ngay trước mùa cao điểm
nghỉ Đông sau quyết định thả nổi đồng CHF. Gần như ngay lập tức, đồng tiền
tăng giá đã làm khách du lịch dự định đến Thụy Sỹ e sợ, đe dọa ngành công
nghiệp du lịch doanh thu 35 tỉ franc (tương đương 37,3 tỉ đô la Mỹ) hàng năm
của đất nước này. Các khách hàng nước ngoài không còn hứng thú với việc sang
Thụy Sĩ, đặc biệt là các khách du lịch Đức và Hà Lan vốn rất nhạy cảm với vấn
đề giá cả. Như khách sạn Panorama ở Davos chưa nhận được đơn đặt phòng mới
nào gần kể từ khi có quyết định của SNB, và đến ba đơn đặt phòng bị hủy ngay
lập tức sau khi đồng franc bị thả nổi.
3.6. TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU
14
Thụy Sĩ là một nước nhỏ được định hướng tập trung vào xuất khẩu khi mà
ECB sắp tung ra các gói nới lỏng định lượng QE thì việc thả nổi đồng CHF
khiến cho đồng CHF ngày càng tăng giá so với EUR khiến rất nhiều ngành công
nghiệp của nước này bị đe dọa đặc biệt là các hàng đồng hồ tại Thụy Sĩ như
Rolex, Swatch, Richemont khi họ phải đối mặt với chi phí cao cũng như sức
cạnh tranh từ hàng hóa các nước trong khu vực. Kéo theo đó quyết định này
cũng làm cho tâm lý của người lao động của Thụy Sĩ trở nên bất an hơn bao giờ
hết khi họ phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp
Hình 3.3. Tình hình xuất khẩu của Thụy Sĩ (Đơn vị: triệu CHF)
<Nguồn tổng cục hải quan TS>
Về nhập khẩu không ảnh hưởng nhiều.
3.7. TÁC ĐỘNG CHUNG ĐẾN NỀN KINH TẾ
15
Tăng trưởng kinh tế nước này đang trên đà sụt giảm. Theo dự đoán trước
đó của các nhà kinh tế, giá trị đồng CHF tăng sẽ ảnh hưởng đến nhà xuất khẩu và
tăng nguy cơ giảm phát đối với Thụy Sĩ.
Hình 3.4. Tỷ lệ lạm phát của Thụy Sĩ (%) (Nguồn :Văn phòng thống kế Thụy Sĩ )
Lạm phát của quốc gia này vẫn ở mức thấp và tiếp tục đà giảm sâu. Xuất
phát điểm từ -0.5 vào thời điểm xảy ra sự kiện, tỷ lệ lạm phát giảm xuống còn
-1,4 vào tháng 8 năm 2015.
16
Hình 3.5. Thống kê số người thất nghiệp của Thụy Sĩ
(Nguồn: Tradingeconomics.com)
Từ thời điểm Thụy Sĩ bỏ trần tỷ giá đến tháng 8 vừa qua, Thụy Sĩ đã có
thêm hơn 80000 người thất nghiệp do đồng franc tăng mạnh, các doanh nghiệp
buộc phải cắt giảm nhân sự, chi tiêu, tiền lương hoặc tăng giờ làm.
17
Hình 3.6. Chỉ số giá tiêu dùng CPI của Thụy Sĩ (Điểm)
( Nguồn: Tradingeconomics.com)
Giá tiêu dùng trong tháng 8 giảm 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là
mức giảm thấp nhất trong 56 năm trở lại đây. Xu hướng này giảm giá này bắt
đầu từ cuối năm 2014 và trở nên nghiêm trọng hơn kể từ tháng giêng năm nay.
Bên cạnh đó , tốc độ tăng trưởng GDP cũng hạ 0,9% xuống mức – 0,2%
ngay sau khi Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) quyết định xóa bỏ mức trần
tỉ giá 1,2 franc/euro.
Hình 3.7. Tốc độ tăng trưởng GDP của Thụy Sĩ (%)
( Nguồn : State Secretariat for Economic Affairs)
► Đánh giá:
Nhìn chung, nền kinh tế nổi tiếng với các loại đồng hồ này vẫn dễ bị tổn
thương với biến động của tỷ giá hối đoái. Thụy Sĩ đang có nguy cơ giảm phát
cao, khó khăn đối với nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.Tuy nhiên, giới
18
chuyên gia chưa cho rằng nền kinh tế Thụy Sỹ có thể bị rơi vào một cuộc đại suy
thoái kể từ năm 2009
Mức tăng trưởng đi xuống một phần do sự tăng giá của đồng franc sau
quyết định hồi tháng Giêng của Ngân hàng quốc gia Thụy Sỹ. Tuy vậy, trong
quý đầu tiên của năm nay chi tiêu mạnh trong nước đã giúp thúc đẩy nền kinh tế
và điều này đã bù đắp phần nào sự suy giảm trong lĩnh vực xuất khẩu.
Chương 4. Dự báo hướng đi trong tương lai
4.1. NGUY CƠ SUY THOÁI KINH TẾ TRONG NGẮN HẠN
Theo tổ chức tư vấn nghiên cứu kinh tế BakBasel, đồng franc ở mức
ngang bằng với đồng euro có nghĩa là suy giảm kinh tế ở mức 0,2% trong năm
nay.
Ban Thư ký Nhà nước phụ trách các vấn đề kinh tế Thụy Sỹ (SECO) ngày
16/6 đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Thụy Sĩ xuống 0,8% năm
2015, so với dự báo tăng 0,9% được đưa ra hồi tháng Ba. Sang năm 2016, tốc độ
tăng trưởng dự kiến cũng chỉ đạt 1,6%, giảm so với mức 1,8% được dự báo trước
đó.
UBS (Tập đoàn tài chính lớn nhất Thụy Sĩ) dự báo kinh tế Thụy Sĩ sẽ tăng
0.5% trong năm 2015, giảm 1.8% so với dự báo trước đó. Kỳ vọng cho năm
2016 cũng được hạ xuống 1.1% từ mức 1.7%.
19
Tuy nhiên, không phải tất cả dự báo đều bi quan.Các tổ chức tài chính
Credit Suisse Group AG và UniCredit SpA chỉ dự báo về một cuộc suy
thoái.Ngay cả khi sở hữu đồng tiền được định giá cao và ở trong tình trạng bị lôi
kéo vào khủng hoảng nợ công của các nước láng giềng, Thụy Sĩ đã từng chứng
minh khả năng phục hồi kinh tế và tránh được khủng hoảng. Đó là hai quý suy
thoái kinh tế thế giới liên tiếp từ sau đổ vỡ của Lehman Brothers Holdings Inc
vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009
4.2. TĂNG TRƯỞNG CỰC THẤP
Theo tính toán của Maxime Botteron và các đồng nghiệp tại Credit Suisse,
mỗi 10% tăng giá của đồng franc làm giảm tốc độ tăng trưởng 0,3%. Các dự báo
tăng trưởng vì thế ở mức vô cùng thấp.
Viện nghiên cứu kinh tế của Thụy Sỹ KOF cũng đã điều chỉnh dự báo tăng
trưởng kinh tế của Thụy Sỹ. Theo đó, GDP của nước này sẽ tăng 0,4% trong
năm 2015 và 1,3% trong năm 2016./.
Các doanh nghiệp Thụy Sĩ chia sẻ quan điểm trái chiều về triển vọng đồng
franc, theo khảo sát gần đây của Credit Suisse, với 52% các nhà quản lý phụ
trách thu mua hàng hóa mong đợi tỷ giá giữ cân bằng với đồng euro trong ít nhất
một năm.
Nhóm vận động Swissmem đã kêu gọi SNB một lần nữa có can thiệp để
hạ giá đồng franc. Các doanh nghiệp đã bắt đầu cân nhắc các biện pháp đền bù
thiệt hại, chẳng hạn như tăng giờ làm hay trả lương công nhân tại công xưởng ở
Pháp và Ý bằng đồng euro thay vì franc để giảm chi phí.
4.3. TỶ LỆ THẤT NGHIỆP
20
Dự kiến, tỷ lệ thất nghiệp trung bình của Thụy Sỹ trong năm nay ở mức
3,3% và sẽ tăng lên 3,5% trong năm 2016 với ảnh hưởng lớn nhất ở vùng Thụy
Sỹ nói tiếng Đức.
4.4. KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
Bên cạnh những dự báo xấu về tăng trưởng, cuối tháng 9 vừa qua, Diễn
đàn Kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu giai đoạn
2015-2016, theo đó Thụy Sĩ được đánh giá là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế
giới. Đây là năm thứ 7 liên tiếp Thụy Sĩ giữ vị trí đầu bảng xếp hạng, mặc dù
WEF vẫn cảnh báo nước này đang phải đối mặt với thách thức để duy trì được vị
trí quán quân.
Báo cáo trên đánh giá và xếp hạng tính cạnh tranh của 140 nền kinh tế dựa
trên một bộ tiêu chí bao gồm bộ máy quản lý, luật pháp, chính sách và nhiều yếu
tố tác động đến năng suất lao động của một quốc gia. Thụy Sĩ được đánh giá cao
nhờ vào đổi mới sáng tạo, sự tinh tế và thị trường lao động hoạt động hiệu quả.
4.5. MỘT SỐ DỰ BÁO VỀ CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ THỤY SĨ CỦA
TRADINGECONOMICS
21
Hình 4.1. Dự báo chỉ số kinh tế Thụy Sĩ (Nguồn:Tradingeconomics)
Theo như bài viết, trang web thống kê về kinh tế có uy tín
Tradingeconomics đã đưa ra những dự báo tích cực lẫn tiêu cực về nền kinh tế
Thụy Sĩ trong tương lai.
Vào ngày 16/10/2015, Chỉ số chứng khoán Thụy Sĩ tăng lên mức 8715,73
điểm từ mức 8653,35 điểm của ngày trước đó. Tuy nhiên, họ dự báo chỉ số này
sẽ có những đợt giảm sâu, thậm chí xuống dưới 8000 điểm vào các quý tiếp theo.
Tích cực hơn, trang web cho rằng các chỉ số như tốc độ tăng trưởng GDP
sẽ trở lại đà tăng lên trên 0,4% vào năm 2016; số người thất nghiệp sẽ được cải
thiện phần nào; tình trạng giảm phát sẽ có những chuyển biến tích cực hơn khi 1
22
năm sau, tỷ lệ lạm phát dự báo trở về mức 0,1%; xuất khẩu cũng sẽ tăng mạnh
lên hơn 16 tỷ Franc Thụy Sĩ do nhu cầu hàng hóa, dịch vụ vào các dịp nghỉ lễ
cuối năm 2015, đầu năm 2016.
KẾT LUẬN
Hàng động gỡ bỏ trần tỷ giá 1,2CHF đổi 1 EURO của NHTW
Thụy Sĩ vào ngày 15/1/2015 đã có những tác động nhất định tới nền
kinh tế Thụy Sĩ và các nhà đầu tư trên thế giới. Trong quá khứ, giữa sự
xoay vần, biến động của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, Thụy Sĩ
đã phải dựng lên 1 lời cam kết về tỷ giá, để bảo vệ nền kinh tế phụ
thuộc vào xuất khẩu của mình, sẵn sàng chống lại các nhà đầu cơ luôn
coi đồng Franc Thụy Sĩ là 1 tài sản an toàn “phải có”. Và đến cuối
23
năm 2014, đầu năm 2015, những cú trượt giá của đồng EURO so với
đồng bạc xanh Đôla Mỹ đã khiến cho việc neo tỷ giá và giữ vững trần
tỷ giá trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. SNB cũng không có nhiều
lựa chọn khả dĩ hơn. Những làn sóng thiệt hại, sự biến động mạnh về
các chỉ số kinh tế tuy ảnh hưởng ít nhiều đến nền kinh tế “cạnh tranh
nhất thế giới” nhưng đồng thời cũng mở ra một cánh cửa khác, một
con đường rộng lối hơn cho các chính sách tăng trưởng kinh tế trong
tương lai của Thụy Sĩ.
Bài viết của nhóm chúng em kì vọng đã làm rõ được những vấn
đề cơ bản, giúp người đọc hiểu được đầu – thân – kết của một “câu
chuyện kinh tế” xảy ra ở đất nước Thụy Sĩ. Trong quá trình viết bài,
chắc hẳn nhóm chúng em sẽ mắc những lỗi về trình bày, về cách phân
tích, đánh giá các số liệu, chỉ số kinh tế. Nhóm em rất mong nhận
được những lời phản hồi, bình luận của cô và các bạn về bài viết. Để
các thành viên trong nhóm cũng như toàn thể lớp có được sự tiến bộ về
việc đánh giá và trình bày bài thảo luận.
Thay mặt cho cả nhóm, em xin chân thành cảm ơn cô Thanh
Long đã giúp nhóm em hoàn thành bài viết này!
24
Danh Mục Tài liệu Tham Khảo
1. />2. />3.Vietbao.vn: Kinh tế thế giới năm 2014 qua 5 biểu đồ
4.Stockbiz: Thụy Sĩ bỏ neo tỷ giá đồng franc