HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
------
BÀI TẬP LỚN
Môn: Tài chính Quốc tế
Chủ đề: “Những ảnh hưởng của việc tăng giá đồng USD
đến nền Kinh tế Mỹ”
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
DANH SÁCH NHÓM
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
Phạm Thị Phương Thảo
Nguyễn Hồng Nhung
Trần Thu Lan
Ngô Xuân Hoàng
Phạm Thái Bình
Vũ Ngọc Quỳnh
Nguyễn Duy Anh
Lê Mạnh Đông
Nguyễn Thành Luân
Đào Thị Hằng
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………..…………………1
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG…………………………………………3
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI…………………..3
1.1.1. Khái niệm………………………………………………………………….3
1.1.2. Đặc điểm của FOREX……………………………………………………..3
1.1.3. Vai trò và chức năng của FOREX…………………………………………5
1.2. TỶ GIÁ……………………………………………………………………...6
1.2.1. Khái niệm tỷ giá…………………………………………………………...6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁ USD TỪ THÁNG 7/2014 - 7/2015……8
2.1. THỰC TRẠNG GIÁ USD TỪ THÁNG 7/2014 - 7/2015………………….8
2.1.1. Nửa cuối năm 2014………………………………………………………..8
2.1.2. Quý I năm 2015……………………………………………………………9
2.1.3. Quý II năm 2015…………………………………………………………11
2.2. NGUYÊN NHÂN TĂNG GIÁ CỦA ĐỒNG USD………………………..13
CHƯƠNG 3: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TĂNG GIÁ USD VÀ CÁC
NGOẠI TỆ LỚN KHÁC ĐẾN CÁC NỀN KINH TẾ……………..…15
3.1. ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC……………...…………………………………15
3.1.1. Doanh nghiệp Mỹ………………………………………………………...15
3.1.2. Chính quyền……………………………………………………………...16
3.2. ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC………………………………………………...16
3.3. CÁC CHỈ TIÊU KINH TỆ BỊ ẢNH HƯỞNG…………………………….16
3.4. KẾT QUẢ CỦA VIỆC TĂNG GIÁ USD…………………………………17
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC
TĂNG GIÁ ĐỒNG USD……………………………………………....21
CHƯƠNG 5: DỰ BÁO TỶ GIÁ ĐỒNG USD TRONG NĂM 2015……….27
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
STT
Tên mục
Số trang
1.1
Tám đồng tiền được giao dịch thường xuyên trên FOREX
3
1.2
Bảng tỷ giá USD/EUR
5
1.3
Bảng tỷ giá USD/JPY
6
1.4
Bảng tỷ giá USD/GBP
6
2.1
Biểu đồ tỷ giá USD/EUR tháng 6/2014 – 9/2014
7
2.2
Biểu đồ tỷ giá USD/JPY tháng 6/2014 – 9/2014
8
2.3
Biểu đồ tỷ giá USD/EUR Quý I/2015
9
2.4
Biểu đồ tỷ giá JPY/USD Quý I/2015
10
2.5
Biểu đồ tỷ giá USD/EUR Quý II/2015
11
2.6
Biểu đồ tỷ giá USD/JPYQuý II/2015
11
4.1
Biểu đồ diễn biến tỷ giá đồng USD trong Quý I/2015
20
4.2
Bảng Tỷ lệ tăng trưởng của Mỹ khu vực EU và Nhật Bản
22
4.3
Bảng Tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp của Mỹ qua các tháng
24
4.4
Bảng Tỷ lệ lạm phát của FED khu vực EU và Nhật Bản
24
4.5
Bảng tình hình sản xuất dầu thô và cán cân thương mại của Mỹ
25
Tài chính Quốc tế
5
LỜI NÓI ĐẦU
Một câu nói cách ngôn của các nhà kinh tế học là: “Khi nước Mỹ hắt xì
hơi, thì cả thế giới đều bị cảm lạnh”.
Theo Hội đồng phi lợi nhuận về Cạnh tranh, trong giai đoạn từ năm 1995
đến năm 2005, nước Mỹ đóng góp trực tiếp vào một phần ba mức độ tăng trưởng
của nền kinh tế toàn cầu. Trong giai đoạn từ 1983 đến 2004, nhập khẩu của Mỹ
tăng chóng mặt và chiếm gần 20% trong mức tăng xuất khẩu của toàn thế giới.
Như một cỗ xe 4 bánh tràn đầy sinh khí kiên cường vượt qua vùng địa
hình đầy hiểm trở, nền kinh tế Mỹ đã thoát hiểm một cách êm đềm trong những
năm đầu tiên của thế kỷ 21, dù đã gặp nhiều trở ngại lớn: sự đổ vỡ của thị trường
chứng khoán, các cuộc tấn công khủng bố, chiến tranh tại Irắc và Apganixtan, sự
phá hủy tàn khốc trên diện rộng của bão lụt, giá năng lượng tăng cao và sự trượt
dốc thảm hại của bất động sản.
Sau đợt suy thoái nhẹ từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2001, kinh tế Mỹ bắt
đầu tăng trưởng với tốc độ trung bình là 2,9% trong giai đoạn từ 2002 đến 2006.
Trong khi đó, lạm phát về giá cả, tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất vẫn duy trì ở mức
tương đối thấp.
Năm 2008, khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu,
kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường
chứng khoán khuynh đảo.
Bằng nhiều biện pháp, Hoa Kỳ đã duy trì được vị thế là một nền kinh tế có
tính cạnh tranh cao, sản lượng lớn và có tầm ảnh hưởng rộng lớn nhất trên thế
giới. Bên cạnh một nền kinh tế mạnh, là đồng USD cũng “ mạnh”.Bắt đầu được
tiến hành từ tháng 4/2013, kết quả điều tra của BIS cho thấy, khối lượng giao
dịch trên thị trường ngoại hối hiện nay đã đạt 5.300 tỷ USD mỗi ngày, so với
Tài chính Quốc tế
6
4.000 tỷ USD trong năm 2010 và 3.300 USD trong năm 2007. USD vẫn là đồng
tiền giao dịch số một (chiếm 87%). Có thể kết luận rằng, Mỹ không chỉ có nền
kinh tế lơn mà đồng tiền của họ cũng có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến nền
kinh tế thế giới.
Trong giai đoạn từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2015 đã chứng kiến sự thay
đổi giá trị của đồng usd, cụ thể là giá usd giảm sâu so với các đồng tiền khác như
yên Nhật, EURO…
Để thấy được cụ thể của vấn đề liệu đồng USD có được “ đánh giá quá
thấp” hay không? Nhóm chúng em đã chọn đề tài “…” nghiên cứu đề làm rõ tầm
quan trọng của đồng USD.
Được sự giúp đỡ tận tình của cô…, nhóm chúng em đã có điều kiện hoàn
thành tốt nhất bài thảo luận.
Tuy vậy, do kiến thức, thời gian còn nhiều hạn chế nên không thể tránh
khỏi có sai sót, nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ cô. Để nhóm có
thể bổ sung thêm kiến thức cho môn học “ Tài Chính Quốc Tế” nói chung và
hoàn thành tốt bài thảo luận nói riêng.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
Tài chính Quốc tế
7
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
1.1.1. Khái niệm:
- Tên đầy đủ: The Foreign Exchange Market
- Tên viết tắt: FOREX hoặc FX
- Hàng hóa giao dịch trên thị trường ngoại hối: là ngoại hối, bao gồm ngoại
tệ, các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế và đồng tiền
quốc gia (nội tệ)
- Khái niệm:
+ Theo nghĩa rộng: FOREX là nơi diễn ra hoạt động mua, bán các đồng
tiền khác nhau
+ Theo nghĩa hẹp: FOREX là nơi mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng,
hay còn có thể gọi là thị trường Interbank
Nghĩa rộng
Bất kì đâu diễn ra hoạt
động mua bán ngoại tệ
Nghĩa thực tế
Thị trường Interbank
FOREX
1.1.2. Đặc điểm của FOREX:
- Là thị trường không gian.
- Là thị trường toàn cầu (thị trường không ngủ) hoạt động theo 1 chu kì khép
kín toàn cầu. Thời gian giao dịch trong ngày đối với các thị trường sẽ là:
Tokyo
Mở cửa
New York
7:00 pm
GMT
0:00 am
VietNam
7:00 am
Tài chính Quốc tế
London
New York
8
Đóng cửa
Mở cửa
Đóng cửa
Mở cửa
4:00 am
3:00 am
12:00 pm
8:00 am
9:00 am
8:00 am
5:00 pm
1:00 pm
4:00 pm
3:00 pm
12:00 am
8:00 pm
Đóng cửa
5:00 pm
10:00 pm
5:00 am
- Trung tâm của FOREX là thị trường liên ngân hàng (Interbank)
- Chi phí giao dịch thấp mặt khác vẫn đảm bảo hoạt động hiệu quả: Do
FOREX có tình toàn cầu, thông tin cân xứng, khối lượng giao dịch vô cùng lớn
(mỗi ngày lên đến 3.2 nghìn tỉ USD (04/2007) theo Ngân hàng Thanh toán Quốc
tế BIS)
- Là thị trường tài chính lớn nhất thế giới
- Là thị trường có tốc độ phát triển rất nhanh: tăng nhanh doanh số giao dịch,
tạo ra nhiều nghiệp vụ kinh doanh mới phức tạp và tinh vi hơn do đó cũng trở
nên rủi ro hơn
- Đồng tiền được sử dụng trong giao dịch nhiều nhất là USD (chiếm 86,3%
các giao dịch trên FOREX), đóng vai trò là trung gian trao đổi.
Bảng 1.1. Tám đồng tiền được giao dịch thường xuyên nhất trên FOREX
Ký hiệu
USD
EUR
JPY
GBP
CHF
CAD
AUD
NZD
Quốc gia
United States
Euro member
Japan Yen
Great Britain
Switzerland
Canada
Australia
New Zealand
Đồng tiền
Dollar
Euro
Yen
Pound
Franc
Dollar
Dollar
Dollar
Biệt danh
Buck
Fiber
Yen
Cable
Swissy
Loonie
Aussie
Kiwi
Tài chính Quốc tế
9
- Là thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội,..
Đặc biệt là đối với chính sách tiền tệ ở các nước phát triển
1.1.3. Vai trò và chức năng của FOREX:
- Chức năng: Chức năng cơ bản của FOREX là phục vụ cho khách hàng
thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế. Ngoài ra còn có một số chức năng
khác như:
+ Giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch tài
chính quốc tế khác cũng như giao lưu giữa các quốc gia
+ Xác định sức mua ngoại tệ một cách khách quan thông qua FOREX
theo quy luật cung-cầu của thị trường
+ Là nơi kinh doanh và cung cấp ccacs công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá
bằng các hợp đồng như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai
+ Là nơi để NHTW can thiệp điều chỉnh tỷ giá theo chiều hướng có lợi
cho nền kinh tế
-
Vai trò hiện nay:
FOREX = 100%
Interbank = 85%
Non-interbank = 15%
Bank-KH =14%
VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG = 99%
KH-KH =1%
Tài chính Quốc tế
10
1.2. TỶ GIÁ
1.2.1 Khái niệm tỷ giá:
- “Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền
khác”
- Ký hiệu:
+ Tỷ giá nói chung: “E” – Exchange
+ Tỷ giá giao ngay: “S” – Spot
+ Tỷ giá kỳ hạn: “F” – Forward
+ Tỷ giá quyền chọn: “X” – eXercise
- Đối với tỷ giá USD so với các đồng tiền khác, USD là đồng tiền yết giá.
Các đồng tiền khác là đồng tiền định giá.
VD: 1USD = 22000 VND trong đó USD là đồng tiền yết giá có số đơn vị
cố định bằng 1. VND là đồng tiền định giá. Có nghĩa là 22000 VNĐ đổi được 1
USD.
Bảng 1.2: Tỷ giá USD/EUR
Series: EUR (European Monetary Union Euro)
10 AM *
FX
DATE
10032008
10022008
10-01-2008
VALUE
1.3746
1.3790
1.4024
Bảng 1.3: Tỷ giá USD/JPY
Series: JPY (Japan Yen)
10 AM
FX
DATE
VALUE
Tài chính Quốc tế
10032008
10022008
10-01-2008
11
105.48
105.48
105.86
Bảng 1.4: Tỷ giá USD/GBP
Series: GBP (United Kingdom Pound)
10 AM *
FX
DATE
10032008
10022008
10-01-2008
VALUE
1.7652
1.7579
1.7674
Tài chính Quốc tế
12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIÁ USD TỪ 7/2014 ĐẾN 7/2015
2.1.THỰC TRẠNG GIÁ USD TỪ 7/2014 – 7/2015
2.1.1. Nửa cuối năm 2014
Được hỗ trợ đắc lực bởi các dữ liệu kinh tế khả quan và triển vọng tăng lãi
suất từ Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), USD hôm 30/9 đã tăng lên mức cao nhất
4 năm so với các đồng tiền trong giỏ tiền tệ và cao nhất 2 năm so với Euro sau
khi lạm phát trong khu vực Eurozone giảm trong tháng 9. Theo đó, Euro giảm
xuống còn 1,2571 USD, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 9/2012. Như vậy, đồng
bạc xanh đã có tháng tăng tốt nhất trong vòng hơn 1 năm và đã có 11 tuần tăng
liên tiếp.
Biểu đồ 2.1: Tỷ giá USD/EUR từ 6/2014 – 9/2014
Kết thúc quý III/2014, USD cũng đã ở mức cao nhất trong vòng 6 năm so
với Yên Nhật (109 Yên/USD). Tính cả quý III, USD đã tăng 8,25% so với Yên
Nhật. Các nhà lập pháp Nhật Bản khẳng định đồng Yên yếu sẽ hỗ trợ đắc lực cho
Tài chính Quốc tế
13
nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới tăng trưởng trở lại. Yen Nhật là đồng tiền giảm giá
mạnh nhất trong tháng 11. Yen đã giảm 5,6% so với USD 118,63 yen ăn một
USD, là tháng thứ 5 liên tiếp giảm. Trong tháng có lúc yen giảm xuống mức thấp
nhất 7 năm là 118,98 yen ăn một USD hôm 20/11.
Biểu đồ 2.2: Tỷ giá USD/JPY từ 6/2014 – 9/2014
2.1.2. Quý I/2015
Trong quý I/2015, cặp tỷ giá EUR/USD liên tục trong xu thế giảm. Kinh tế
suy giảm cùng quyết định tung ra gói QE với giá trị kỷ lục đã khiến đồng EUR
đã mất giá mạnh so với đồng USD trong quý I/2015. Theo Wall Street Journal, ít
ai có thể lường trước được việc đồng EUR lại mất giá nhanh và mạnh đến vậy
trong trong quý I/2015. 1 EUR - đổi được 1,6 USD vào năm 2008 và tương
đương 1,39 USD vào thời điểm tháng 3/2014 - đã giảm giá xuống còn 1,06 USD
trong phiên giao dịch ngày 17/3. Đây là mức tỷ giá thấp nhất của đồng EUR so
Tài chính Quốc tế
14
với đồng USD trong vòng 12 năm trở lại đây. Tính từ đầu năm đến thời điểm
này, EUR đã mất giá hơn 12,3% so với USD.
Tuy nhiên, từ tháng 4, đồng EUR bắt đầu theo chiều hướng tăng giá liên
tục so với đồng USD do kinh tế châu Âu phục hồi khả quan. Tính đến thời điểm
hiện nay, 1 EUR đổi được khoảng 1,12 USD.
Biểu đồ 2.3: Tỷ giá EUR/USDtrong quý I/2015
Trái lại, cặp tỷ giá USD/JPY liên tục tăng giá trong 5 tháng đầu năm 2015
do chính sách giảm giá đồng Yên nhằm đối phó với tình trạng giảm phát của
Nhật Bản. 1 USD ở thời điểm hiện nay đổi được 123 Yên Nhật Bản so với 107
Yên Nhật Bản vào thời điểm cuối năm 2014.
Tài chính Quốc tế
15
Biểu đồ 2.4: Tỷ giá JPY/USDtrong quý I/2015
2.1.3. Quý II/2015
Sau một thời gian giảm mạnh, trong quý II/2015, tỷ giá EUR/USD đang
có xu hướng phục hồi, tuy nhiên, mức độ phục hồi còn yếu. Cụ thể trong quý II,
tỷ giá EUR/USD tăng 2.4%, đến ngày 30/6/2015, 1EUR đổi được 1.216USD.
Nguyên nhân tăng giá là do triển vọng đàm phán với Hy lạp đang có xu hướng
tốt. Ngày 13/7/2015, lãnh đạo Eurozone đã đạt được thoả thuận về nguyên tắc
giải quyết nợ với Hy Lạp. Bên cạnh đó, việc IMF hạ mức tăng trưởng kz vọng
của Mỹ trong quý II/2015 đã là dấy lên lo ngại về việc nền kinh tế lớn nhất thế
giới này đang tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, diễn biến cặp tỷ giá EUR/USD
từ đây đến cuối năm vẫn rất khó dự đoán. Nguyên nhân là do thị trường vẫn
chưa thực sự tin tưởng vào cam kết của Hy Lạp cộng với những thông báo gia
tăng lãi suất của FED gần đây.
Phiên 17/9, USD giảm so với hầu hết các đồng tiền khi giới đầu tư bán
tháo đồng bạc xanh sau khi Fed quyết định chưa tăng lãi suất. Kết thúc phiên
Tài chính Quốc tế
16
giao dịch, euro tăng 1,1% so với USD lên 1,1430 USD/euro, ghi nhận mức cao
nhất kể từ 26/8. USD cũng giảm giảm 0,5% so với yên xuống 120,03 yên/USD.
Biểu đồ 2.5: Tỷ giá USD/EUR trong quý II/2015
Biểu đồ 2.6: Tỷ giá USD/JPYtrong quý II/2015
Tài chính Quốc tế
17
2.2. NGUYÊN NHÂN TĂNG GIÁ CỦA ĐỒNG USD
- Thứ nhất, nền kinh tế Mỹ có sự khởi sắc rõ rệt. Tháng 12/2014, WB và Liên
Hợp Quốc đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới là 3,2% năm 2015 và tăng
lên có thê đạt mức 3,3% trong năm 2016 (trong khi năm 2014 là 2,6%). Trong đó
Mỹ dẫn đầu với mức tăng trưởng hơn 2% (năm 2014) và dự báo năm 2015 tiếp
tục tăng lên 2,8% và 3,1% năm 2016. Tuy nhiên, thực tế nền kinh tế Mỹ năm
2014 đã đạt mức tăng kỉ lục mới là 3,3%, riêng trong quý III tăng trưởng GDP
đạt mức 5% (theo thống kê cập nhật của Bộ Thương mại Mỹ). Đặc biệt, hiện nay
tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ xấp xỉ 5%, giảm mạnh so với lúc bắt đầu khủng hoảng và
so với tỉ lệ thất nghiệp ở các nước EU (10%).
- Thứ hai, sự phục hồi rõ rệt và triển vọng tích cực trong nền kinh tế Mỹ năm
2015 vẫn ở mức cao và vượt trội so với mức tăng trưởng kinh tế của các nước
khác. Theo WB và LHQ dự báo khu vực EU sẽ chỉ tăng 0,8-1,5%, Nhật khoảng
0,5-0,9%, Nga có nguy cơ rơi vào tăng trưởng âm. Điều này cho thấy đồng USD
sẽ vần mạnh hơn so với những đồng tiền khác.
- Thứ ba, việc chấm dứt gói kích cầu khổng lồ 3,7 ngàn tỷ USD mà mỹ bơm
ra suốt 6 năm để đối phó với cuộc khủng hoảng năm 2008 đã chấm dứt kênh
tăng cung tiền mặt vào thị trường, khiến đồng USD khan hiếm và đồng nghĩa
USD sẽ tăng giá.
- Thứ tư, ngược với việc cắt giảm chương trình QE của Mỹ, khu vực châu
Âu, Trung Quốc và một số nền kinh tế khác lại gia tăng các gói hỗ trợ kích cầu
với mức lãi suất thấp. Điều này càng kích thích USD tăng giá. Ngân hàng Trung
ương châu Âu đã thông báo từ ngày 9/3/2015 cho đến ít nhất là tháng 9/2015, sẽ
mua lại khoảng 60 tỷ Euro trái phiếu mỗi tháng, nhằm bơm ra thị trường lượng
tiền lớn, giúp giảm lãi suất trái phiếu và các tài sản khác, các công ti có thể đầu
Tài chính Quốc tế
18
tư và đi vay với chi phí thấp, từ đó kích thích chi tiêu tăng cường sản xuất, phát
triển kinh tế tại khu vực này,
- Thứ năm, các chính sách tài chính tiền tệ của khu vực EU, Trung Quốc,
Nhật Bản thiên về mức lãi suất thấp với những gói kích cầu khổng lồ. Điều này
càng khiến cho các đồng tiền trên mất giá hơn so với USD.
- Thứ sáu, xu hướng cơ cấu lại dự trữ ngoại hối quốc gia (tăng tích trữ USD
và giảm tỉ lệ dự trữ các đồng tiền khác) càng tạo cơ hội tăng giá bổ sung cho
đồng đô la Mỹ.
Tài chính Quốc tế
19
CHƯƠNG III: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TĂNG GIÁ
USD VÀ CÁC NGOẠI TỆ LỚN KHÁC ĐẾN NỀN KINH TẾ
Với Mỹ: USD lên giá mạnh là một thực tế khách quan, ngoài dự tính. Điều
này khác với thời kỳ USD lên giá có chủ đích đầu những năm 1980, khi Tổng
thống Reagan thi hành chính sach kinh tế bảo thủ gọi là Reganomics khi Mỹ chủ
trương nâng lãi suất cao, với mức cực đỉnh là 20%, để thu hút dòng tiền từ bên
ngoài nhằm “làm mới” lại nước Mỹ.
3.1. ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC
-
chỉ số chứng khoán Dow Jones của Mỹ tăng
-
Người Mỹ có thêm tiền để chi tiêu:
-
Chi tiêu dùng
-
Chi du lịch
-
….
3.1.1. Doanh nghiệp Mỹ :
- Có thêm tiền để chi mạnh tay cho nghiên cứu, đối mới công nghệ và mở
rộng sản xuất. và tìm kiếm cơ hội ngay tại quê nhà.
- Khi đồng USD tăng giá, một số công ty Mỹ nhập khẩu phần lớn nguyên vật
liệu từ nước ngoài có thể thấy rằng nguồn cung của họ giờ đây rẻ hơn. Điều đó
có thể làm tăng lợi nhuận – trừ phi họ san sẻ điều đó với khách hàng. “Một ví dụ
rõ nhất cho trường hợp này là nhà cung cấp nhôm Alcoa. Công ty này đã tiết
kiệm được chi phí sản xuất vì họ chủ yếu khai thác mỏ ở Úc, Brazil và Jamaica,
những quốc gia hiện có đồng tiền đang yếu đi so với đồng USD, nhưng họ lại
bán phần lớn sản phẩm của mình tại Mỹ, thu về tiền đô. Kết quả là lợi nhuận
trong quý 4 vừa qua của công ty này tăng mạnh.”
Tài chính Quốc tế
20
3.1.2. Chính quyền
- Tăng thêm nguồn thu từ thuế.
- Kinh tế tăng trưởng tốt và việc thu hẹp thâm hụt ngân sách có thể giúp
“bù” thâm hụt thương mại ( số liệu tốc độ tăng trưởng kinh tế, cán cân ngân
sách, cán cân thương mại)
- Các khoản cho vay với các nền kinh tế khác sẽ tăng lên tăng thu ngân
sách ( số liệu 1 số khoản cho vay lớn)
- Đồng USD mạnh hơn, lại được hỗ trợ bởi tăng trưởng kinh tế, khiến các
nhà đầu tư Mỹ có lý do để giữ tiền mặt gần nhà hơn. Nỗi lo về lạm phát đã bị
xua tan (biến động chỉ số làm phát trong thời gian này)
3.2. ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC
- Trong ngắn hạn, Mỹ có thể chấp nhận “thiệt thòi” do xuất khẩu khó khăn
vì giá hàng hóa xuất từ Mỹ tính theo USD trở nên đắt đỏ.
- Về trung và dài hạn, thâm hụt thương mại lớn và kéo dài lại đe dọa đến
công ăn việc làm của người Mỹ và tương lai tăng trưởng của nước Mỹ.
3.3. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ BỊ ẢNH HƯỞNG
- CPI
- NX
- Chỉ số lạm phát
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) đã bắt đầu
tăng lên từ mùa xuân năm 2014, cao hơn tỉ lệ của ba năm trước đó.
Tài chính Quốc tế
21
- Thâm hụt ngân sách Hoa Kỳ trong năm ngoái đã thấp hơn mức dự đoán,
khoảng 2,8% GDP, phần nào là do thu nhập tăng cao. Đây là một sự tiến triển kỷ
lục so với năm 2009, khi mà thâm hụt ngân sách chiếm đến gần 10% GDP.
- Tỷ lệ thất nghiệp: số lượng việc làm đã tăng trưởng mạnh mẽ trong suốt
năm 2014, trung bình 246.000 việc làm mỗi tháng – tổng cộng 3 triệu việc làm
trong cả năm – và hạ tỉ lệ thất nghiệp xuống còn 5,6% vào tháng 12 năm 2014
(so với 6,7% một năm trước đó). Điều này thể hiện sự tăng tốc so với con số
trung bình 185.000 việc làm được tạo ra hàng tháng giai đoạn 2011-2013, và
trông có vẻ còn khả quan hơn cả giai đoạn tăng trưởng kinh tế 2002-2007, khi số
lượng việc làm được tạo ra hàng tháng chỉ ở mức 102.000
3.4. KẾT QUẢ CỦA VIỆC TĂNG GIÁ ĐỒNG USD
Việc Mỹ chấm dứt gói nới lỏng định lượng đồng nghĩa với việc kỷ nguyên
đồng USD rẻ đã đi đến hồi kết.
Giá trị đồng USD đã đảo chiều và các động lực thúc đẩy đà tăng giá của
đồng USD trong cả ngắn hạn lẫn trung hạn vẫn rất lớn. Về ngắn hạn, đó là:
- Kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt trong khi các nền kinh tế khác còn trì trệ.
-Nhu cầu tiêu thụ dầu lửa và các loại hàng hóa cơ bản khác đang giảm
mạnh do kinh tế thế giới tăng trưởng thấp.
-Tình hình chính trị bất ổn ở nhiều nơi trên thế giới (tình hình kinh tế và
nội trị Nga, quan hệ giữa Nga với phương Tây, các bất ổn tại khu vực Trung
Đông và xung đột ở U-crai-na…).
-Khan hiếm đồng đô la do khả năng FED tăng lãi suất cơ bản và các nhà
đầu tư có xu hướng rút tiền từ các thị trường mới nổi đầy rủi ro sang nơi trú ẩn
an toàn hơn là Mỹ.
Tài chính Quốc tế
22
Về trung và dài hạn, hiện vẫn chưa rõ xu hướng tăng giá USD sẽ kết thúc
khi nào nhưng tờ Spiegel của Đức đã đưa ra dự báo khả năng 1 Euro đổi tương
đương với 1 USD vào năm 2017, tức Eurro sẽ mất giá thêm khoảng 20% trong
vòng 2 năm nữa.
Như vậy, Đức và một số nền kinh tế lớn đã chuẩn bị cho phương án chỉ số
đồng USD ở mức 115. Tuy nhiên, nếu tương quan triển vọng các nền kinh tế lớn
không thay đối, khả năng USD tăng lên và “trụ lại” ở mức đỉnh 130 như thời kỳ
đầu năm 1985 khi Mỹ thực thi chính sách Reaganomics là không loại trừ.
Do USD là đồng tiền chủ chốt, hiện chiếm khoảng 66% tổng dự trữ ngoại
tệ và 85% khối lượng trao đổi thương mại trên thế giới, nên sự lên giá mau
chóng của đồng USD đang tác động mạnh đến thị trường tài chính, thương mại
và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nhưng do mức độ phụ thuộc vào đồng USD của
từng quốc gia, cũng như của từng lĩnh vực, ngành hàng ở mỗi nước khác nhau,
nên các tác động cũng khác nhau. Sơ bộ có thể thấy như sau:
•
Đối với Mỹ:
USD lên giá mạnh là một thực tế khách quan, ngoài dự tính. Điều này
khác với thời kỳ USD lên giá có chủ đích đầu những năm 1980, khi Tổng thống
Reagan thi hành chính sach kinh tế bảo thủ gọi là Reganomics khi Mỹ chủ
trương nâng lãi suất cao, với mức cực đỉnh là 20%, để thu hút dòng tiền từ bên
ngoài nhằm “làm mới” lại nước Mỹ.
Năm 2015, chỉ số chứng khoán Dow Jones của Mỹ dự kiến sẽ tăng từ
18.000 điểm hiện nay lên khoảng 15%, tức 20,500 điểm trong năm 2015.
Việc USD một lần nữa “chảy” về nước Mỹ sẽ giúp người Mỹ có thêm tiền để chi
tiêu; doanh nghiệp Mỹ có thêm tiền để chi mạnh tay cho nghiên cứu, đối mới
công nghệ và mở rộng sản xuất; còn chính quyền tăng thêm nguồn thu từ thuế.
Tài chính Quốc tế
23
Trong ngắn hạn, Mỹ có thể chấp nhận “thiệt thòi” do xuất khẩu khó khăn
vì giá hàng hóa xuất từ Mỹ tính theo USD trở nên đắt đỏ; kinh tế tăng trưởng tốt
và việc thu hẹp thâm hụt ngân sách có thể giúp “bù” thâm hụt thương mại. Song
về trung và dài hạn, thâm hụt thương mại lớn và kéo dài lại đe dọa đến công ăn
việc làm của người Mỹ và tương lai tăng trưởng của nước Mỹ. Đây sẽ là nguyên
nhân chính “kéo” đồng USD không ở mức quá cao.
•
Đối với Việt Nam
Ngày 6/1/2015 Ngân hàng nhà nước VN đã tiến hành điều chỉnh tỷ giá
liên ngân hàng, theo đó đồng USD tăng giá 1% so với VND. Khác với các lần
điều chỉnh trước, lần điều chỉnh này diễn ra trong bối cảnh các chỉ số kinh tế vĩ
mô của Việt Nam khá tốt: Năm 2014, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 5,9%,
cao hơn năm 2013 là 5,42% và dự kiến trong năm 2015 là 6,2%. Do đó, việc
điều chỉnh này cần được xem là nhằm giảm bớt các bất lợi từ việc USD tăng giá
quá nhanh.
Do đặc điểm của nước ta là đồng VND gắn khá chặt với đồng USD và độ
mở của nền kinh tế khá lớn so với nhiều nước khác với tỷ lệ tổng thương
mại/GDP là 164%, nên bất kỳ thay đổi nào trong giá trị của đồng USD đều tác
động đến môi trường đầu tư, kinh doanh. Mặt khác, nền kinh tế của chúng ta
cũng có đặc điểm khác là đồng VND không phải là đồng tiền chuyển đổi tự do
với tỷ giá thả nổi như các đồng tiền khác nên các tác động chưa trực tiếp và tức
thì như các nền kinh tế khác.
Vào lúc này chúng ta cần theo dõi kỹ, đánh giá các tác động tiêu cực cũng
như tích cực của việc USD lên giá và có sự điều chỉnh chính sách tỷ giá kịp thời,
hợp lý.
Những vấn đề cần xem xét, đánh giá lúc này:
Tài chính Quốc tế
24
- Một là, việc VND “neo” theo đồng USD vô hình trung làm cho VND lên
giá mạnh so với hàng loạt đồng tiền chủ chốt khác. Nên cân nhắc xem việc này
tác động ra sao đến hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, có làm cho hàng hóa xuất
khẩu của chúng ta trở nên đắt đỏ, khó cạnh tranh hơn không?
- Hai là, chi phí đầu tư kinh doanh tại Việt Nam có trở nên đắt đỏ hơn các
nước xung quanh không, tác động ra sao đến môi trường kinh doanh cũng như
thu hút đầu tư nước ngoài?
- Ba là, việc đồng USD tăng giá ảnh hưởng ra sao đến khả năng và việc
thực thi các nghĩa vụ trả nợ của chúng ta.
- Bốn là, khả năng USD chảy ngược từ Việt Nam ra ngoài ra sao và khả
năng ngân hàng trung ương tăng lãi suất liên ngân hàng đối với tiền gửi ngoại tệ
tác động ra sao đối với lãi suất gửi và cho vay bằng VND, và từ đó ảnh hưởng
thế nào đến sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam?
•
Đối với các nền kinh tế khác
- Thứ nhất, việc đồng nội tệ của họ mất giá so với USD sẽ giúp việc xuất
khẩu sang Mỹ có nhiều lợi thế do giá cả rẻ và có tính cạnh tranh hơn so với hàng
hóa sản xuất tại Mỹ. Tuy nhiên, chưa chắc việc xuất khẩu sang các thị trường
khác ngoài Mỹ sẽ có thuận lợi tương tự do đồng nội tệ của các nước khác cũng
mất giá so với đồng USD gần như tương đương với sự mất giá đồng nội tệ của
họ. Điều này có thể dẫn đến cuộc “chiến tranh” hạ giá tiền tệ giữa các nước
nhằm giành lợi thế tương đối.
- Thứ hai, thị trường các nước mới nổi sẽ trở nên chao đảo do làn sóng rút
USD chạy về Mỹ và việc này có thể cản trở đến quá trình phục hồi và tăng
trưởng kinh tế của họ.
Tài chính Quốc tế
25
- Thứ ba, các nước bị thiệt hại nhất là những nước thi hành chính sách tỷ
giá cứng nhắc, gắn chặt đồng nội tệ của mình với đồng USD. Việc này sẽ làm
cho hàng hóa của họ trở nên đắt đỏ, mất sức cạnh tranh không chỉ ở thị trường
trong nước, mà cả trên phạm vi quốc tế.