Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN giáo dục công dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 15 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


I.Đặt Vấn Đề :
Những vấn đê về hoàn cảnh sống , môi trường sống , môi trường xã hội hiện
nay và những điều kiện giáo dục khiến cho nhiều học sinh gặp khó khăn trong
học tập , từ đó khiến các em chẳng quan tâm đến việc học tập, biểu hiện đến lớp
không chịu tập trung vào việc học, chỉ lo đùa nghịch phá phách ,chơi và gây mất
trật tự trong lớp , không chép bài , không làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên
bộ môn hay giáo viên chủ nhiệm , tệ hại hơn còn luôn có những hành vi vi phạm
nội qui nhà trường như : vô lễ với thầy cô giáo, thường xuyên trốn tiết đi chơi
game, về nhà thì chỉ rong chơi, đua đòi, không học bài và làm bài đầy đủ, khiến
chất lượng học tập càng ngày càng xuống dốc trầm trọng.
Qua tìm hiểu trên báo đài các chuyên gia tâm lý về trẻ em cho biết: Những
thái độ và phản ứng của học sinh phần lớn bắt nguồn từ những khó khăn trong
cuộc sống và trong học tập mà các em vướng phải từ cuộc sống, từ hoàn cảnh
sống và môi trường sống, môi trường học tập mà ra, những khó khăn đó có thể
là:
+ Học yếu là do mắt kém hoặc khó khăn về nghe.
+ Học yếu là do hoàn cảnh gia đình như : nghèo phải làm thêm ngoài giờ
học như làm thuê, bán vé số ,…. , cha mẹ bất hòa, ly hôn, có khi do làm ăn buôn
bán không quan tâm đến con cái chỉ biết cho tiền, hay quá thương con, luôn bảo
vệ con quá mức khiến cho chúng trở nên quá ngang ngược, tự cho mình là số
một….
+ Học yếu là do không theo kịp bài giảng của giáo viên, do bệnh, hay do
choáng trước khối lượng kiến thức to lớn hằng ngày phải dung nạp….
+ Hoặc những bức xúc khi các em bị tổn thương, bị hiểu lầm, bị oan ức hay
bị bạn chế nhạo do bị tật bẫm sinh hay bị đối xử tàn tệ, bị xúc phạm , bị đe dọa,
bị trấn lột mà nhiều lúc giáo viên chủ nhiệm và gia đình không hay biết để giúp
đỡ và can thiệp.
Nhưng do điều kiện thời gian, hay nhiều khi chỉ vì mong muốn nhanh


chóng chấn chỉnh thái độ và cách cư xử của học sinh, hay do nóng giận mất
bình tĩnh vì những phản ứng của học sinh mà giáo viên chủ nhiệm hay giáo viên
bộ môn lại bỏ qua việc tìm hiểu “ cốt lõi của vấn đề” là tại sao học sinh có
những phản ứng quyết liệt như thế , hoặc tại sao các em lại trở nên vô lễ như
thế, bất trị như thế ? Mà lại quên tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh xãy ra vụ
việc đáng tiếc đó, hay hoàn cảnh sống của các em thế nào? Để hiểu, để thông
cảm , đồng thời tìm ra hướng giáo dục tốt nhất nhằm lôi kéo, hướng lái các em
về nẻo ngay đường phải.
Những công việc nêu trên là những công việc thường ngày của người giáo
viên chủ nhiệm, nếu giáo viên chủ nhiệm luôn đi sâu đi sát từng học sinh của
lớp mình, hiểu rõ từng hoàn cảnh sống, tâm tính của từng học sinh, nắm bắt
tốt những chuyển biến tâm lý của học sinh, những khó khăn mà học sinh mình
đang gặp phải trong học tập của từng học sinh sẽ giúp người giáo viên xây
dựng kế hoạch tốt và chọn biện pháp tốt nhất giúp đỡ học sinh yếu kém vươn
lên trong học tập, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của lớp mình phụ trách.


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
Nắm bắt được tất cả vấn đề trên, qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm , đúc rút
được một số kinh nghiệm nhỏ tôi đã áp dụng một số biện pháp sau để cố gắng để
cố gắng làm tốt vai trò giáo viên chủ nhiệm của lớp mình phụ trách như sau:
1. Thứ nhất :
▲. Hằng năm sau khi được ban Giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp học nào
công việc của tôi là tìm hiểu từng hoàn cảnh sống, tâm lý của từng học sinh,
qua đó tìm hiểu những khó khăn của từng học sinh qua lý lịch học sinh ,kết
quả học tập của học sinh, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp năm qua, xây
dựng kế hoạch đi thăm học sinh gặp nhiều khó khăn trong học tập của năm
học qua.
▲. Thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn về hành vi và cách cư xử của
các học sinh gặp khó khăn trong học tập và sinh hoạt tập thể, nhất là những học

sinh bị điểm kém, thường xuyên vi phạm nội qiu của lớp như không thuộc bài ,
không chép bài và làm bài đầy đủ hay thường xuyên gây mất trật tự trong lớp ,
trong năm học này.
▲. Quan sát những học sinh yếu kém, thường xuyên gặp khó khăn trong học
tập trên lớp,trong giờ học,giờ chơi hay giờ sinh hoạt tập thể……
2. Thứ hai :
▲. Xây dựng kế hoạch giáo dục từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm , tìm
biện pháp giáo dục phù hợp với từng khó khăn của học sinh mắc phải như khó
khăn về thể chất, khó khăn về hoàn cảnh sống,hay khó khăn về mặt hành vi giao
tiếp ứng xử hay về mặt đạo đức, hạnh kiểm…..
3./ Những khó khăn thường gặp trong học tập của học sinh :
▲. Những mặt khó khăn về thể chất như khó khăn về thị giác, thính giác: đầu
học sinh thường ở tư thế không bình thường, trong khi đọc hay viết thường cúi sát
mặt vào vở,sách, học sinh thường không chép bài đầy đủ vì không thấy gì trên
bảng, đôi khi không dám nói ra vì sợ các bạn chê cười .Thường xuyên bị giáo viên
bộ môn khiển trách vì không bao giờ chép bài đầy đủ và không thuộc bài, làm bài
tập kém, thậm chí có hôm không làm bài tập.
Ở khó khăn này tôi thường gần gũi trao đổi với học sinh, để học sinh tự tâm
sự những khó khăn mà em mắc phải trong học tập, liên hệ phụ huynh đề nghị phụ
huynh đưa con em mình đi khám mắt, chữa trị hoặc mua kính đeo mắt phù hợp với
mắt của học sinh bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm cùng các em học sinh còn lại sẽ
đóng góp một số tiền nhỏ hỗ trợ cùng phụ huynh giúp em học sinh mắt kém có
điều kiện học tập tốt hơn,Ngoài ra sắp xếp chỗ ngồi phù hợp với học sinh, như
ngồi ở vị trí học sinh có thể nhìn chữ trên bảng rõ, phân công bạn khá,giỏi ngồi
gần hỗ trợ sau khi đã trao đổi cả với hai em, giúp cho em đỡ mặc cảm, học sẽ tốt
hơn.
▲. Đối với học sinh gặp khó khăn trong việc phát âm, hay phát triển ngôn ngữ,
tôi trao đổi thêm với giáo viên bộ môn trong việc mời em phát biểu trước lớp, đến
giờ sinh hoạt chủ nhiệm hay giờ học môn tôi phụ trách, giờ giải lao tôi thường
xuyên trò chuyện riêng với em, giúp em an tâm học tập, tôi trao đổi riêng với tập

thể lớp về sự bất hạnh của bạn tạo bầu không khí thông cảm và chia sẻ, dần dần


hạn chế sự chế nhạo ,đùa dai của bạn bè trong lớp,tạo bầu không khí hòa nhập cho
trẻ gặp khó khăn về phát âm và ngôn ngữ, dần dần giúp trẻ và lớp hòa đồng với
nhau. cuối cùng khi trẻ phát biểu trước lớp không còn bạn nào chế nhạo nữa.
▲. Những khó khăn thường gặp về mặt tâm lý như những khó khăn do hoàn
cảnh gia đình: có cha mẹ ly dị, mồ côi, phải sống với ông bà đã già, có kinh tế gia
đình khó khăn, hoặc sống với cha mẹ kế hoặc sống với mẹ ruột và cha dượng,
không được quan tâm chăm sóc đầy đủ, nên hay lêu lỏng chơi bời, trốn học chơi
game , thường xuyên trốn học , có lúc ăn cắp vặt, nói chuyện thường không lễ
phép.Nếu ta tìm hiểu rõ hoàn cảnh sống để cảm thông, chia sẻ và có biện pháp
giáo dục nhẹ nhàng, mềm mỏng, trò chuyện thường xuyên, giải thích, thuyết phục,
lôi kéo trẻ vào các hoạt động tích cực của lớp như trẻ thích lao động , hoạt động
văn nghệ , các trò chơi tập thể để trẻ được hoạt động, dùng lời nói ngọt ngào, động
viên khen thưởng kịp thời , sẽ giúp trẻ tìm được chỗ dựa tin cậy về tinh thần, từ đó
lôi cuốn các em đi vào con đường đúng đắn như cố gắng học tập, cũng có thể xây
dựng mục tiêu phấn đấu cho trẻ theo sở trường, tài vặt mà trẻ có, trẻ sẽ phấn đấu
làm theo vì đã có niềm tin để phấn đấu.Ở những trường hợp này trước khi bắt tay
vào thực hiện giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi những thông tin này thật cụ thể với
phụ huynh học sinh,để họ hiểu và cùng nhau thực hiện , tránh tình trạng trống
đánh xuôi kèn thổi ngược ,nhiều phụ huynh vào trường quậy phá , chửi mắng giáo
viên vì con mình dược giáo viên chủ nhiệm quan tâm quá mức….
▲. Khó khăn về mặt học tập do mất căn bản theo không kịp chương , ta có thể
tìm hiểu trẻ mất căn bản từ đâu? Do không biết cách học tập, do lười biếng hay do
không theo kịp chương trình, hay do choáng ngộp vì khối lượng kiến thức phải
tiếp thu hằng ngày quá lớn và lạ lẫm đối với trẻ,hay do bệnh mà bỏ đi vài buổi học
với nhiều môn và khi em trở lại lớp trẻ không biết bắt đầu lại như thế nào dẫn đến
hụt kiến thức mất căn bản và học kém đi.
Ở vấn đề này, giáo viên chủ nhiệm sẽ tìm hiểu và trao đổi với giáo viên bộ

môn mà trẻ bị hạn chế hay thường xuyên bị điểm kém, để có thể xin cho trẻ học và
kiểm tra lại, vì hiện nay đa số giáo viên bộ môn hay cho trẻ kiểm tra lại nếu trẻ bị
điểm kém về bộ môn của mình để học sinh phấn đấu, có thể giáo viên bộ môn sẽ
cho đề cương ôn tập hay nội dung bài học mà trẻ bị hạn chế, giúp học sinh đó học
tập và làm tốt các bài kiểm tra bị hỏng,hay bù đắp vào lượng kiến thức đã bị
hỏng.Mặt khác vận động trẻ tham gia học tập tốt ở các lớp phụ đạo học sinh yếu
kém do nhà trường tổ chức,xây dựng đôi bạn cùng học tập – truy bài đầu giờ cùng
nhau làm những bài tập khó để cùng nhau vượt khó để giúp các em học tốt
hơn.Tránh tình trạng cứ đến giờ bộ môn đó là các em không thuộc bài , không chịu
học, sợ bị gọi lên vì không hiểu bài , lại giáo viên khiển trách la rầy ,chép bài phạt
vì vi phạm nội qui,thế là tiết học ấy tiếp tục bị gián đoạn, lỗ hổng kiến thức càng
ngày càng to ra , cuối cùng tiếp tục thi lại, tiếp tục ở lại lớp và cuối cùng bỏ học
nửa chừng .Giáo viên lại tiếp tục vận động học sinh ra lớp để hoàn thành chương
trình phổ cập trung học cơ sở.
▲. Khó khăn do sự khiếm khuyết của trẻ về mặt tinh thần: trẻ nóng tánh hay
cáu gắt, cộc cằn và khi nóng lên do bị cô chọc ghẹo hay trách phạt oan là em phản
ứng một cách dữ dội, tôi đã gặp trường hợp này suốt nhiều năm làm công tác chủ
nhiệm: trẻ rất nóng nảy và không tự chủ được hành vi ứng xử của mình, đối với
trường hợp này chúng ta phải rất bình tĩnh và dịu dàng , chủ trương phải vừa cứng


vừa mềm ,vừa đấm vừa xoa, tức là có trách mắng nhưng phải thật nhẹ nhàng, để
giúp học sinh lắng nghe lời khuyên hay giải thích, phân tích hành vi của trẻ để
trẻ nhận ra cái đúng, cái sai ,chứ nếu trẻ đang nổi loạn mà ta lại to tiếng trách
mắng thì sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.
Ví Dụ : Trong năm học 2009 -2010, lớp tôi chủ nhiệm có một học sinh có
tính khí thất thường và luôn có những phản kháng quá đáng như tóc của em quá
dài, bảo hớt hoài không chịu hớt, dùng hình thức đe nẹt, trao đổi với phụ huynh
thì em cắt sát trọc còn một chỏm nhỏ và còn bảo “ Thấy mà ghét , ai bảo nói
hoài cắt trọc luôn chơi cho bỏ ghét, coi còn kêu đi hớt hoài không ?



Tôi rất giận, nhưng tôi hiểu rằng nếu tôi tiếp tục quở phạt thì sẽ dẫn đến hậu quả
nghiêm trọng hơn, nên tôi cố nén giận, cố bình tĩnh đứng lặng một lúc để trấn tĩnh
xong tôi choàng vai em kéo ra trước cửa lớp và nhẹ nhàng hỏi : “ Cô thấy tóc em
dài mà mùa này nóng và nực nội quá , nên cô bảo em hớt tóc đi cho mát, vì em có
khuôn mặt và đôi mắt to mi cong và rất sáng, hớt tóc cao lên sẽ tạo cho gương mặt
của em sáng và nhìn đẹp trai hơn, chứ nếu cạo sát như vậy em cảm thấy nóng
rát đầu lắm không, nhất là giờ thể dục ngoài trời.Mà cạo sát đầu xong em nhìn
vào gương thấy thế nào có đẹp trai không ? mà còn để cho các bạn gái cùng lớp,
cùng trường nhìn nửa thì em thấy thế nào ? lần sau cô mong em đừng làm thế
nữa nghe .Tôi nựng mặt em và nói xấu ơi là xấu Ông Trọc “ Thế là chú chàng
cười bẽn lẽn bỏ đi và từ đó về sau không tái phạm nữa, cứ tóc dài là tự động đi
hớt không cần tôi nhắc.


▲. Năm học 2010 -2011 , tôi gặp một em ở lớp không phải tôi chủ nhiệm mà chỉ
phụ trách bộ môn, do em bị ngọng và hay cộc tánh , thường hay bị các bạn chọc
ghẹo, có lần tôi đang dạy , không hiểu các bạn em nói gì trêu em , đang ngồi học
em đứng phắt dậy chửi thè rất lớn xô bàn, đá ghế ngã nghiêng ,xong em bước ra
khỏi lớp đập tay vô tường rất mạnh chảy cả ra và kêu bạn chọc ra ngoài đánh tay
đôi.Tôi đi nhanh ra nắm tay em lại vỗ về và bảo cô sẽ phạt ban chọc em, em đừng
làm tay mình đau như vậy làm sao em viết bài được ,em hãy dằn lòng bình tĩnh
phớt lờ đi thì bạn sẽ quê và không chọc em nữa.Tôi dắt em lên phòng y tế lau vết
thương và dắt em về lớp và yêu cầu bạn nào đã chọc bạn thì phải xin lỗi đi nếu
không tôi sẽ cho tiết học giờ D.Cuối cùng cũng có em nhận lỗi và xin lỗi bạn trước
lớp, tận dụng cơ hội đó tôi trao đổi và gắn kết hai em lại với nhau thành “ Đôi bạn
cùng tiến “.
▲. Năm học 2011-2012 : tôi được phân công làm công tác chủ nhiệm nhưng lớp
tôi lại có nhiều học sinh cá biệt , lúc đầu tôi rất lo lắng không biết mình có đảm

nhiệm nổi lớp này hay không ? liệu cuối năm lớp mình có đạt kết quả như những
năm trước hay không ?Lớp mình đầy những học sinh cá biệt bây giờ phải làm
sao ?
Sau nhiều đêm băn khoăn , trăn trở tôi bắt tay vào việc, trước tiên tìm hiểu kỹ lý
lịch của những học sinh cá biệt, tìm hiểu quá trình các em quậy phá các bạn học
sinh cùng lớp và các thầy cô lớp trước thế nào, ghi nhận cách xử lý và kết quả của
các biện pháp giáo dục của các bạn đồng nghiệp thực hiện, tôi lập kế hoạch
giáo dục các bạn học sinh cá biệt lớp tôi được phân công chủ nhiệm.
Tôi tranh thủ trò chuyện với từng em về gia cảnh, cha mẹ làm gì để nuôi sống các
em ? Hằng ngày ngoài việc đi học các em thường làm gì ? Trong học tập , vui chơi
hay sinh hoạt tập thể xem các em gặp những khó khăn gì ? Tôi quan sát các em ở
mọi lúc mọi nơi, giờ học, giờ chơi, giờ thể dục ngoài trời, quan sát thái độ ứng xử
của các em với bạn bè và Thầy, Cô trong trường, tìm hiểu tại sao em lại có những
phản ứng thái quá như vậy ?
Ví dụ : Trường hợp em Dương hay la hét trong lớp, trong giờ học, không chịu học
bài,còn chữi tục, đánh bạn.Tôi tranh thủ giờ ra chơi tôi đén bên em nắm tay kéo
vào bàn học chỗ em ngồi để thăm hỏi em. Em tâm sự : em sống ở nhà với bà
ngoại đã già , mẹ em đi ghe mua chuối dọc theo sông mỗi ngày từ sáng sớm cho
đến tối mịt mới về, do tiền vốn không có nhiều nên mỗi ngày tiền lời kiếm được
khoảng 70 ngàn.Cha em thì mất lúc em mới 2 tuổi, hoàn cảnh gia đình rất nghèo,
tôi hỏi thế em có muốn gia đình mình khá hơn không ? Em trả lời là rất muốn, tôi
liền bảo muốn thế tất cả là nhờ vào em đó, Nghĩa trố mắt nhìn tôi và hỏi sao lại là
nhờ em ? Tôi liền bảo muốn gia đình khá hơn lên,bây giờ em phải cố gắng học,
chép bài làm bài đầy đủ, đừng gây mất trật tự trong lớp nữa thì cuối năm học em
đạt kết quả tốt và hết năm này đến năm khác em học tốt thì sẽ có công ăn việc làm
ổn định đàng hoàng, phụ mẹ nuôi bà ngoại và đỡ gánh nặng vất vả cho mẹ, cuộc
sống gia đình khấm khá hơn lên, vì mẹ Nghĩa sẽ càng ngày càng lớn tuổi không đủ
sức lo cho Nghĩa nữa, còn nếu bây giờ Nghĩa không lo học, cứ lo chơi thì sự hy
sinh của mẹ sẽ là vô nghĩa và gia đình tiếp tục lẩn quẩn trong vòng nghèo khổ,….
Còn bây giờ Nghĩa có khó khăn gì cứ nói cô sẵn sàng giúp đỡ và tạo điều kiện cho

em học tốt, em hứa với cô không ?


Sau nhiều lần trò chuyện, Nghĩa đã học tốt hơn, đến lớp thuộc bài, chép bài và
làm bài đầy đủ, không còn nghe các giáo viên phàn nàn nữa, giờ em đã lên lớp
trên, thỉnh thoảng gặp lại em tôi hỏi sao rồi lúc này học hành thế nào còn quậy phá
nữa không chú ? em cười rất tươi và trả lời “ dạ hết rồi cô ơi, cô an tâm con không
còn quậy nữa và em khoe thành tích học tập của em năm học qua đã là học sinh
khá “ Tôi trả lời vậy là cô vui rồi, tiếp tục cố gắng lên em nhé !
Trong lớp tôi còn 5 em học sinh mồ côi, các em đều sống với ông bà đã già, có
một lần cô Tổng phụ trách Đội mời em Trinh lên văn phòng với lý do em vi phạm
nội qui nhà trường mặc quần đáy ngắn nên không cho vào lớp và gặp tôi báo em
đã nhiều lần vi phạm , tôi viết thơ mời phụ huynh vào, thì ông nội của Trinh vào,
nhìn ông cụ già lụm cụm,tóc bạc trắng, mắt rất nhiều nét nhăn và ông nheo mắt
nhỏ lại mỗi khi nhìn ai đó vì ông không thấy rõ , ông bảo cha Trinh đi làm xa, mẹ
Trinh mất sớm, ông nuôi em từ nhỏ, nên rất cưng chiều cháu.Tôi xúc động vô
cùng, liền bảo Trinh : em phải sửa đổi đi, đồng phục nhà trường đã qui định, mình
là học sinh phải tuân theo, ông em đã già rồi ,em làm vậy rất tội cho ông, em đã
lớn lên nhờ sự chăm sóc và nuôi nấng của ông em mới được như thế này, em cố
gắng sửa đổi về đồng phục và các mặt khác để ông được vui lòng, đừng để ông
phải vất vả đến trường về cách ăn mặc của em nữa nhé! Em ăn mặc đẹp là ăn mặc
đúng qui định của nhà trường, là tuân thủ theo những qui định về đạo đức và kỷ
luật mà em đã được học ở môn GDCD em có nhớ không, còn quần đáy ngắn khi
nào đi chơi, hay đã ra trường rồi thì muốn mặc sao cũng được, còn bây giờ mình
đang chỉ là học sinh cấp 2 thôi còn quá trẻ, quá nhỏ để chạy theo trào lưu thời
trang Trinh nhé! Hãy cố gắng , hãy thương ông mình để không vi phạm nội qui
nữa. Từ đó về sau tôi thấy em sửa đổi và không còn vi phạm nữa.
▲.Có một em khác không phải học sinh lớp tôi chủ nhiệm, cô giáo chủ nhiệm
bó tay với em, nhưng đối với giờ dạy của tôi, em rất ngoan, các bạn đồng nghiệp
hỏi tôi sao dạy lớp quậy mà giờ học của tôi nhẹ nhàng quá không thấy tôi la rầy

hay than phiền gì hết, tôi trả lời : tôi cứ dạy bình thường nhưng bên cạnh đó ta
cần phải quan tâm xem tại sao các em này không chịu làm bài , tại sao không
thuộc bài, không chịu chép bài, em bảo là không có viết tôi liền cho em viết và
kèm theo một câu khuyến khích động viên” Cô thấy em học được đấy, nếu em
chịu cố gắng , chịu khó một chút chữ viết của em sẽ đẹp hơn”,hoặc em không
thuộc bài tôi bảo : “ Em cố gắng tập trung học thuộc bài tiết này, em học tốt đủ
các nội dung cô sẽ cho điểm tốt” em rất thích học, hôm đó tôi yêu cầu trả bài
Bạn làm gì sau giờ học ? em không thuộc bài, tôi động viên em học đi cuối giờ
cô cho trả bài thuộc sẽ cho điểm tốt.Thế là cuối giờ em trả bài thuộc tôi cho 9
điểm để các bạn trong lớp không so bì, trả đầu giờ thuộc cô mới cho 10 điểm
được.Từ đó đến giờ tôi em rất chăm.Đối với những trẻ cá biệt này tôi thường
thuyết phục chúng bằng tình cảm, bằng những lời nói nhẹ nhàng khuyên bảo
theo kiểu mưa dầm thấm lâu,vì tôi thấy đối với học sinh cá biệt chúng ta cần
phải làm như thế để các em thấy ở chúng ta có sự thông cảm,sẻ chia và quan
tâm thật sự đến các em.Có khi các em thiếu sự quan tâm củacha mẹ và của
người thân, thiếu tình thương yêu của mọi người vì không có cha hoặc để chăm


sóc, có được người Thầy quan tâm và hiểu được những gì khó khăn ở các em
đang gặp phải, đang cần sự giúp đỡ, thì các em sẽ xem thầy hay cô giáo là chỗ
dựa tinh thần của mình,sẽ vâng lời và cố gắng sửa đổi những lỗi lầm của mình
để được thương yêu.
▲.Năm 2013-2014 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 7A1, những tưởng là lớp
các em rất ngoan, rất giỏi, không có học sinh cá biệt,nhưng sau một thời gian tôi
phát hiện ra có 8 học sinh cá biệt vào lớp thường xuyên không thuộc bài, quậy
phá, đập bàn ghế, chạy lung tung, chửi thề nói tục,không chịu truy bài đầu giờ,vô
lễ với thầy cô.Tôi bắt đầu tìm hiểu ngay để tìm biện pháp khắc phục, sau khi xem
kỹ lý lịch các em , tôi ghi nhận các số điện thoại của gia đình để tiện việc liên hệ
nhưng có không có số điện thoại.
Sau những giờ sinh hoạt lớp, tôi ngồi lại cùng Ban cán sự lớp thống kê lại xem

có bao nhiêu em không thuộc bài, không chép bài , sau đó tôi gặp riêng từng em để
trao đổi tìm hiểu nguyên nhân:
Ví dụ như em Minh : thường xuyên không thuộc bài, không chép, nói chuyện
trong giờ học ,chửi thề, đến học trễ .Vì hằng ngày buổi sáng em đi bán vé số với
mẹ đến 11 giờ trưa em về nhà ăn cơm và đi học, chiều về tiếp tục đi bán vé số nên
không có thời gian học bài và làm bài tập ở nhà, tôi liền gặp mẹ trao đổi thêm, nên
dành chút ít thời gian cho em Minh học bài và làm bài tập để em có điều kiện học
tốt hơn, tương lai em rộng mở hơn, em mới có thể có nghề nghiệp ổn định để mưu
sinh nhờ vào việc học , thoát khỏi cảnh tối tăm của những nghề tự do,bấp bênh và
khổ cực như mẹ đang làm, bà khóc và đồng ý với tôi.Còn riêng Minh tôi xin với
các giáo viên bộ môn nên cho em học bài ngay tại lớp, tạo điều kiện cho em có
điểm kiểm tra miệng hay điểm cộng vào cột kiểm tra điểm thấp đạt tốt hơn.
▲.Đặc biệt lớp tôi có một em học sinh chậm tiến bộ,viết chậm và học
chậm,nhất là em không bao giờ thuộc bài cả mỗi lần giáo viên gọi em lên trả bài
em đứng run và không nhớ gì ,dẫn đến em không thuộc bài quá nhiều môn trong
tuần.Từ đó việc xét đạo đức của em hằng tháng đều là loại yếu.Tôi mời phụ
huynh đến thì mới biết rằng mẹ em bệnh hiểm nghèo nằm điêu trị ở sài gòn và
ba em nuôi mẹ ở bệnh viện không về nhà , chỉ em ở nhà của người chú em của
ba em nhưng chú em phải đi làm để nuôi gia đình vì thế không ai chăm sóc và
quan tâm em kỹ ,nên ở nhà em chỉ lo coi tivi suốt không học và em cũng không
biết học từ đâu học như thế nào lâu dần em không biêt gì cả dẫn đến việc sợ hãi
khi bị gọi trả bài.Tôi bắt đầu quan tâm đến em nhiều hơn ,thường xuyên gặp em
hỏi thăm chuyện học tập mỗi ngày : em học thuộc bài chưa, hiểu bài cô giảng
không , viết bài kịp không, vẽ được chưa có đẹp không cho cô coi thử nhé,
phân công bạn tổ trưởng ngồi kế bên chỉ dẫn học bài sao cho dễ thuộc, trả bài
bạn mỗi ngày ,chỉ dẫn cách làm bài tập ,giúp đỡ và kèm bạn học tập đạt kết quả
tiến bộ từ từ.Năm lớp 6 em thi lại tất cả cấc môn, còn năm lớp 7 HKI em bị xếp
loại quá kém,ở HKII em thi lại 4 môn điều đó tuy không đạt tốt nhưng cũng là
một sự phấn đấu rất nổ lực của em .



▲.Trong lớp tôi có khoảng 4 em mồ côi cha và 2 em mồ côi mẹ, các em học rất
yếu, tôi liền phân công cho 6 em khá giỏi ngồi cạnh các em để giúp đỡ các em
trong học tập, trong giờ truy bài đầu giờ, giúp bạn chép bài đầy đủ, giảng lại
những bài mà bạn chưa hiểu, kể cả nhắc nhở về tác phong và đồng phục để các
bạn không vi phạm, qua đó tôi thấy các em tiến bộ nhiều hơn trong các kì thi.
▲. Trường hợp mê chơi : Hiện tượng mê game

Đặc biệt có em Nhân mồ côi mẹ, cha phải đi làm từ sớm đến chiều không ai
quản lý , em thường trốn học đi chơi game, tôi phân công lớp trưởng khi Nhân
thì báo cho cô khi cô không có giờ ở lớp hoặc ở trường, cô sẽ báo với phụ
huynh, lần đó phụ huynh hay nhưng không tìm ra em, tôi không có giờ dạy nên
đi tìm em ở các tiệm game, khi thấy tôi em rất sợ, tôi bảo em lên xe cô chở về
trường, khi đưa được em về lớp em cam kết với tôi là không tái phạm nữa, từ đó
về sau Nhân không còn trốn tiết đi chơi game nữa và cố gắng học khá tốt đây
cũng là một niềm vui lớn đối với tôi trong công tác chủ nhiệm.
☻Trường hợp em Duy : do hoàn cảnh gia đình: thời gian đầu em học rất tốt và
tích cực trong học tập,đột nhiên tháng sau em học tập kém hẳn đi , hay nghỉ học
không xin phép .Tôi gặp em vào những giờ chơi hỏi thăm sức khỏe em có sao
không ,cô thấy em ốm đi và học yếu nữa,nhà có chuyện gì mà em nghỉ học
.Nhưng em nín thinh không nói gì chỉ cuối gầm đầu xuống bàn ,nét mặt em rất
buồn.Tôi gửi thư mời phụ huynh mấy lần mà em đều không đưa cho ông bà, nói
rằng em quên.Tranh thủ ngày nghỉ tôi không có giờ ở lớp,tôi tìm đến tận nhà
mới biết được hoàn cảnh gia đình em : cha có vợ khác cùng xóm nhưng một
năm trời cha em không hề lại hỏi thăm ông bà con mình học sao rồi ,có tiền đi
học không
hay học lớp mấy nữa ,không thèm nhìn con mình nữa, mẹ em buồn cạo đầu đi
tu ở ngoài Vũng Tàu ,bỏ con lại cho ông bà ngoại đã già không làm gì có
tiềnnhiều để nuôi cháu ăn học,mấy tháng rồi không về thăm em,có lẽ em buồn
vì điều đó .Khi tôi báo em nghỉ học không phép mấy lần, ông bà rất ngạc nhiên

nói sáng nào em cũng nói đi học tới 10 giờ trưa về ăn cơm rồi đi học tiếp, bà
thấy cháu đi học vất vả khi phải băng con đê ngập nước tới đầu gối nên bà cho


em 20000 đồng từ tiền bán cá của ông ngoại kiếm mỗi ngày để cho em ăn uống
cho có sức khỏe , ai ngờ cháu nói gạt bà, bà giận quá nói : vậy cô cho cháu nghỉ
học luôn đi, bà không đủ sức để tiếp tục nghe những tin mà tôi báo cho bà .Nói
xong bà khóc ròng làm tôi cũng khóc theo, em đứng gần đấy cũng khóc theo và có
lẽ em biết lỗi đã làm cho bà và cô buồn nên em thú nhận là mấy ngày nay em theo
mấy bạn chơi game .Tôi nhìn em không nói gì thêm chỉ hỏi con còn muốn đi học
không ? em trả lời con rất muốn đi học, em nói:” Trước mặt bà và cô con xin hứa
là sẽ không bỏ học đi chơi game nữa, sẽ cố gắng phấn đấu học tập thật tốt để làm
cho bà và cô vui”.Sẳn dịp đến giờ đi học tôi xin phép bà cho tôi chở em đến
trường cũng như làm dịu nỗi buồn của bà, để cho em được đến trường .Trên
đường đi tôi không nói gì ,em biết tôi giận em, ngồi sau lưng tôi em nói nhỏ :” Em
xin lỗi cô” tuy lời nói ngắn nhưng tôi biết em đã nhận ra lỗi nói dối tôi và thấy
được những tình cảm và sự quan tâm của tôi dành cho em.Kết quả cuối năm học
chưa được công bố nhưng em đã chạy đến bên tôi thông báo”cô ơi con đạt được
danh hiệu học sinh giỏi rồi “, đó là niềm vui mà tôi chờ đã lâu.
☻Trường hợp của Bảo : Đây là trường hợp ngược lại với những trường hợp trên,
Bảo là một đứa trẻ được cả cha và mẹ cưng chiều ,muốn gì được nấy, tôi đã
thường xuyên báo tin cho gia đình về việc Bảo trốn học đi chơi hay lợi dụng
những buổi học bù,chéo buổi tụ tập với các bạn bên ngoài rủ đi chơi game.Nhưng
vẫn không thay đổi được gì, đến lần thứ tư, tôi mời phụ huynh đến và nhờ hổ trợ
của giáo viên GDCD giáo dục kỹ năng sống cho Bảo,tạo điều kiện cho Bảo
chuyển hướng từ chơi game sang học vi tính, học cài đặt những chương trình bổ
ích như các môn học có trong chương trình, các loại game học bằng chơi, chơi mà
học, để nâng cao vốn hiểu biết thế giới xung quanh, chương trình học Tiếng Anh,
sinh học,toán học,… để dẫn dắt Bảo từ thế giới game quay về thế giới thực của
khoa học và đời sống, với công nghệ thông tin, vì gia đình Bảo có đủ điều kiện về

kinh tế và trí thức.Bây giờ Bảo đã sữa đổi không còn chơi game nữa.
Bên cạnh lòng nhiệt huyết ,tình thương yêu chân thật và sự quan tâm vì học
sinh thân yêu, GVCN phải có những kế hoạch sắp xếp thực hiện cụ thể phối hợp
chặt chẽ với các đoàn thể ,ngoài ra GVCN còn phải động viên,khuyến khích ,giáo
dục HS đoàn kết thương yêu ,giúp đỡ nhau trong học tập để lớp chủ
nhiệm đạt được kết quả có chất lượng và có những thành quả cao.

III .KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Ở LỚP CHỦ NHIỆM TRONG NĂM
QUA:
+ Học sinh lên lớp thẳng : 36 em
+ Hạnh Kiểm tốt : 36 em
+ Học sinh thi lại
: 3 em
+ Hạnh Kiểm Khá : 3em
+ Học sinh ở lại
: 0
+ Học sinh giỏi
: 9 em
+ Học sinh Khá
: 6 em
+ Học sinh TB
: 21 em
+ Học sinh Yếu
: 3 em
@ Tập thể lớp đạt giải nhất trong thi đua của cấp 2 ở trường trong năm qua.


IV . NHỮNG KINH NGHIỆM NHỎ

Do hoàn cảnh sống, điều kiện sống, môi trường sống của xã hội hiện nay, học

sinh chúng ta gặp nhiều khó khăn trong học tập, dễ mắc lỗi, dễ phạm nội qui
,xao lãng việc học tập , làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của lớp,
của nhà trường, nhưng đó không phải lỗi lầm của các em, vì tuổi đời của các em
còn quá nhỏ,chưa nhận thức được đúng , sai, tác hại, hậu quả của những hành vi
do chính bản thân các em gây ra,vì chúng còn quá non nớt với nhịp điệu phát triển
của cuộc sống hôm nay, chúng dễ mắc lỗi vì chúng chưa có kinh nghiệm sống, vốn
sống và chúng chưa được trang bị đầy đủ về kỹ năng sống, nên chúng luôn gặp
khó khăn trong giao tiếp, ứng xử cà xử lý các tình huống gần gũi chúng nhất là
việc học tập, vui chơi, giải trí,nên chúng lao vào các trò chơi chết người, như game
thủ ( có một lúc : một cháu 13 tuổi giết chết ông ngoại của mình vì cho rằng giết
ông rồi nếu đủ máu ông sẽ sống lại như các trò chơi mà cháu từng chơi,đài truyền
hình đưa tin) hay hút thử ma túy vì tò mò để từ đó trôi tuột vào vòng xoáy để
vướng vào những tệ nạn xã hội mới.
Là Thầy, Cô, Cha ,Mẹ chúng ta phải luôn tìm hiểu, chia sẻ những suy nghĩ
của học sinh luôn lắng nghe chúng nói để tìm biện pháp giáo dục tốt nhất, đúng
nhất để đua chúng đi đúng hướng, nếu chúng ta cứ căn cứ vào nguyên tắc,nội
qui để xử tội chúng mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân thì vô tình chúng ta đã
đẩy chúng dấn sâu vào khuyết điểm như làm chúng bất mãn, chán nãn và bỏ
học.( Hãy xem những suy nghĩ của các em trong chương trình chuyện nhỏ )
Là giáo viên chủ nhiệm ta luôn có nhiều mối quan tâm về học sinh của mình, vì
các em có những hoàn cảnh khác nhau, nếu ta hiểu và thông cảm,sẻ chia với các
em, thương yêu các em thì các em sẽ dễ dàng cảm nhận, từ đó tin tưởng tuyệt
đối vào sự hướng dẫn của chúng ta, sẵn sàng nghe theo và chấp hành tốt mọi
yêu cầu mà chúng ta đã đặt ra.
Trên đây chỉ là những kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đúc kết từ những năm
làm công tác chủ nhiệm vừa qua, do những suy nghĩ còn hạn chế, nên bài viết sẽ
còn nhiều khiếm khuyết, rất mong sự đóng góp của quí Thầy, Cô và các bạn
đồng nghiệp, để những năm sau tôi có thể tổ chức lớp và thực hiện công tác chủ
nhiệm lớp được tốt hơn.
,ngày 29 tháng 10 năm 2014

Người viết
4


.





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×