Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

Bài giảng ứng dụng của hormon trong điều trị bệnh tiểu đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.3 KB, 15 trang )

BỆNH TiỂU ĐƯỜNG


BỆNH TiỂU ĐƯỜNG
 Tiểu đường đôi khi còn gọi là kẻ giết người

thầm lặng, bởi vì nhiều người không biết là
mình đang mắc bệnh. Họ không cảm thấy
dấu hiệu đặc biệt nào trong nhiều năm trời
 và bệnh này làm cho nhiều người tàn phế
hoặc cần được điều trị dài ngày ở bệnh
viên; những chuyện như vậy sẽ làm hao hụt
rất nhiều ngân sách nhà nước.


TiỂU ĐƯỜNG LoẠI 1
 Bệnh tiểu đường loại 1 do tụy tạng không tiết insulin
 Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân Bệnh tiểu đường

thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ
tuổi
 Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến
triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn phát
có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường
huyết và nhiễm Ceton
 Những triệu chứng điển hình của Bệnh tiểu đường
loại 1 là tiểu nhiều, uống nhiều, đôi khi ăn nhiều, mờ
mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ
bị nhiễm trùng.



TiỂU ĐƯỜNG LoẠI 2
 loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin.
 Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90-95% trong

tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở
lứa tuổi trên 40
 Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ
được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng,
 khi bị nhiễm trùng da kéo dài; bệnh nhân nữ hay bị
ngứa vùng do nhiễm nấm âm hộ; bệnh nhân nam bị
liệt dương.


CÁC BiỆN CHỨNG CỦA BỆNH
 Tổn thương thần kinh
 Tổn thương thận
 Tổn thương mắt
 Bệnh lý mạch máu và tim
 Nhiễm trùng


Sử dụng insulin trong điều trị tiểu
đường
 Insulin là một hoóc môn có tác dụng làm giảm

đường máu do tế bào beta tụy tiết ra. Nó là một
protein, nếu uống vào sẽ bị phân hủy nên phải
dùng theo đường tiêm. Các loại insulin uống và
xịt qua đường hô hấp vẫn còn trong giai đoạn
thử nghiệm.





NGUỒN GỐC INSULIN
 Insulin được tụy tiết ra liên tục 24 giờ trong ngày.

Mức độ sản xuất chất này còn tuỳ theo nhu cầu
từng lúc của cơ thể. Sự tăng đường máu sẽ kích
thích tụy sản xuất insulin, nhất là tăng đường
máu sau các bữa ăn.
 Dựa vào nguồn gốc, insulin được chia 2 loại. Loại
có nguồn gốc động vật được chiết xuất từ tụy lợn,
bò; giá thành rẻ nhưng hay gây dị ứng, hiệu quả
hạ đường huyết không cao. Loại insulin “người”
được sản xuất bằng công nghệ sinh học cao cấp, ít
gây dị ứng, hiệu quả hạ đường huyết tốt nhưng
giá thành đắt.


Dựa vào thời gian tác dụng, insulin
được chia thành 3 loại: nhanh, bán
chậm và chậm.
 Insulin tác dụng nhanh trong suốt
 khi tiêm dưới da, nó phát huy tác dụng sau 30 phút,

đạt tác dụng tối đa sau 2-4 giờ và kéo dài tác dụng
khoảng 6-8 giờ
 Loại này được dùng để tiêm tĩnh mạch, dưới da,
tiêm bắp

 Ưu điểm của nó là thời gian tác dụng ngắn và mạnh,
giúp giảm đường máu sau ăn; đặc biệt là những
trường hợp cấp cứu do tăng đường máu. Do thời
gian tác dụng ngắn nên bệnh nhân phải tiêm nhiều
mũi trong ngày.


Insulin tác dụng trung gian (bán
chậm)
 gồm NPH (dạng nhũ dịch, tiêm dưới da, tác dụng

xuất hiện 1-4 giờ sau tiêm, đạt đỉnh sau 8-10 giờ và
kéo dài 12-20 giờ
 Lente (nhũ dịch, tiêm dưới da, bắt đầu tác dụng 2-4
giờ sau tiêm, đạt đỉnh sau 8-12 giờ và kéo dài 12-20
giờ). Có thể sử dụng Lente để thay thế cho NPH.


Insulin tác dụng chậm
 insulin kẽm, tiêm dưới da, tác dụng

xuất hiện sau khi tiêm 4-6 giờ, kéo dài
tác dụng trên 30 giờ.
 . Ưu điểm của nó là chỉ cần tiêm 1 mũi
cho cả ngày. Nhược điểm là gây đỏ,
đau nơi tiêm; do tác dụng kéo dài nên
khó tính liều. Vì vậy hiện nay, hầu như
người ta không dùng loại này nữa.



Tất cả các loại insulin đều được dùng
để điều trị cho mọi thể đái tháo
đường.
 Bệnh nhân đái tháo đường type 1 bắt buộc sử dụng

insulin để điều trị.
 Bệnh nhân đái tháo đường type 2 cần được điều trị
bằng insulin trong trường hợp: cấp cứu (tiền hôn mê,
hôn mê do đái tháo đường), sút cân nhiều, suy dinh
dưỡng, có bệnh nhiễm khuẩn kèm theo, chuẩn bị và
trong khi phẫu thuật, có biến chứng nặng do đái tháo
đường (bệnh lý võng mạc, suy gan, suy thận nặng,
nhồi máu cơ tim, bệnh lý tim mạch nặng); dùng
thuốc uống với liều tối đa không có tác dụng; bệnh
nhân là phụ nữ có thai


Gây các tác dụng không mong
muốn
 Thường gặp nhất là hạ đường huyết (vã mồ hôi, hạ

thân nhiệt, co giật, thậm chí hôn mê) Thường gặp
nhất là hạ đường huyết (vã mồ hôi, hạ thân nhiệt, co
giật, thậm chí hôn mê)
 Có người bị dị ứng, xuất hiện sau khi tiêm lần đầu
hoặc sau nhiều lần tiêm insulin, tỷ lệ gặp thấp.
 Một tác dụng phụ khác là phản ứng tại chỗ tiêm như
ngứa, đau, cứng hoặc u mỡ vùng tiêm; cần phòng
ngừa bằng cách thay đổi vị trí tiêm thường xuyên và
các mũi tiêm cách nhau 3-4 cm.



Cám ơn thầy và các bạn đã
theo dõi



×