Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn rèn kĩ năng viết tiếng anh thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.33 KB, 18 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: RÈN KĨ NĂNG VIẾT.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: MÔN TIẾNG ANH.
3. Tác giả:
Họ và tên: VŨ THỊ THANH HIẾU

Nữ

Ngày/ tháng/năm sinh: 05/11/1978.
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Ngoại ngữ.
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Nguyễn Trãi – Chí Linh
Điện thoại: 0987653511.
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Trường THCS Nguyễn Trãi Chí Linh – Hải Dương SĐT: 03203 887 113.
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Dạy Tiếng Anh các khối lớp .
6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2013-2014
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Vũ Thị Thanh Hiếu

TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1


Đất nước đang trên đà phát triển của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin
và giao lưu quốc tế thì việc phát triển ngoại ngữ cũng không kém phần quan
trọng, nó là chiếc cầu nối cho sự hợp tác giao lưu giữa các nước với nhau. Nó
là một mắt xích để hợp tác, giúp đỡ và học tập lẫn nhau, giúp chúng ta tiếp thu
những tinh hoa văn hóa của nhân loại tiến kịp với các nước trên thế giới.


Vì lẽ đó ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng ngày nay rất được
xem trọng không chỉ ở nước ta mà còn ở tất cả các nước .
Hiện nay đang có nhiều biện pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học Ngoại Ngữ, đổi mới phương pháp dạy học nói chung, đổi mới cách thức
rèn luyện các kĩ năng hay năng lực sử dụng Tiếng Anh nói riêng là phù hợp với
xu thế đổi mới và phát triển chung của ngành giáo dục nước nhà, góp phần
không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng sử dụng Ngoại ngữ của người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu để hòa nhập với các nước trên thế giới.
Mục đích là làm rõ quan điểm cho rằng dạy học còn là một nghệ thuật,
không có một phương pháp giảng dạy đúng duy nhất nào cả. Vấn đề là có
phương pháp thì ngoài những vấn đề, lý luận cơ sở, nhất thiết giáo viên phải có
những thủ thuật, kỹ thuật giảng dạy và khả năng áp dụng chúng vào từng điều
kiện, đối tượng và bài dạy cụ thể.
Với mục đích đó để đáp ứng nhu cầu dạy và học, tôi xin đưa ra một số kỹ
năng giảng dạy tiếng Anh “Rèn kĩ năng viết”
Đề tài này tiến hành phương pháp dạy và khai thác bài viết ở các dạng
viết theo từ gợi ý, viết theo tranh, viết theo chủ đề…qua bài học Tiếng Anh để
đi đến mục đích giao tiếp của học sinh trung học cơ sở. Từ đó rút ra kinh
nghiệm sáng kiến để tạo cho học sinh học tốt các bài viết, nhớ lâu và áp dụng
tốt trong việc nâng cao khả năng giao tiếp Tiếng Anh và cao hơn nữa là khả
năng viết bài văn, bài hội thoại dài, khó từ đó có khả năng linh hoạt, tự tin
trong việc giao tiếp với bạn bè, thầy cô, đặc biệc là người nước ngoài.
Đi sâu vào nghiên cứu phương pháp dạy bài viết và các thủ thuật để học sinh
nhớ lâu và vận dụng vào kỹ năng giao tiếp.Ta có thể sử dụng các kỹ thuật dạy
và luyện các bài viết Tiếng Anh cho tất cả các khối lớp đặc biệt là lớp 8 và 9.
2


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến


3


Ngày nay nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa, quan hệ hợp tác giữa
nước ta và những nước khác trên thế giới ngày càng được tăng cường và mở
rộng. Nhu cầu giao tiếp để mở mang kiến thức, nâng cao trình độ khoa học kỹ
thuật ngày càng lớn, đòi hỏi ở mỗi chúng ta và đặc biệt là các em học sinh bắt
đầu và đang học ngoại ngữ - Tiếng Anh phải biết cách tiếp thu và vận dụng
vào cuộc sống, làm nền móng cho việc giao tiếp lâu dài và không ngừng phát
triển sau này.Để có khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh tốt, mỗi người học,
ngoài kiến thức ngữ pháp, còn phải có một vốn từ vựng nhất định phối kết hợp
linh hoạt bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Mục tiêu của giáo dục hiện nay là tập trung vào việc phát triển tính năng
động sáng tạo, chủ động tiếp nhận kiến thức của học sinh chứ không tiếp nhận
kiến thức một cách thụ động như phương pháp cũ. Vì vậy việc đổi mới phương
pháp giảng dạy các môn học nói chung, môn Tiếng Anh nói riêng là vô cùng
quan trọng.
2.Cơ sở lý luận của vấn đề
Trải qua nhiều năm dạy môn Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở với
phương pháp dạy truyền thống. Đặc biệt là những năm gần đây tôi được học
phương pháp dạy mới “ Lấy học sinh làm trung tâm” của Bộ giáo dục - đào tạo
và Sở giáo dục đào tạo Hải Dương triển khai, được học và áp dụng phương
pháp dạy mới qua dự án: “English language teacher training project”.Tôi thấy
chất lượng học môn Tiếng Anh của các em ngày càng được nâng cao. Đặc biệt
là kĩ năng viết trong chương trình THCS của các em trong việc giao tiếp bằng
Tiếng Anh trong giờ học rất tiến bộ nhờ có phương pháp khai thác linh hoạt kết
hợp với các thủ thuật phong phú, dễ hiểu do đó học sinh vận dụng, thực hành
trong giao tiếp đạt kết quả rõ rệt.


3. Thực trạng của vấn đề
Khảo sát về thực trạng việc dạy và học kĩ năng viết được thực hiện ở một số
nội dung sau:
4


- Kiểm tra vở ghi chép, vở bài tập, bài kiểm tra của học sinh còn thấy sai
nhiều lỗi chính tả, sai ngữ pháp, lắp ghép các mẫu câu còn tùy tiện hiểu theo ý
Tiếng Việt. Bố cục bài viết chưa rõ ràng, phần mở bài, thân bài và kết luận.
Đặc biệt như ở một số mẫu câu như đơn, thư viết theo lối người Anh các em
còn bỡ ngỡ và hay nhầm lẫn. Trong giờ dạy viết một số học sinh có tâm lí ngại
viết hoặc viết một cách sơ sài, chưa thực sự hào hứng viết bởi tâm lí sợ viết sai
ngữ pháp hoặc sai cách dùng từ, hạn chế về từ vựng, nếu hoạt động nhóm thì
phụ thuộc vào học sinh khá giỏi.
- Trong các giờ kiểm tra học sinh thường viết bài viết sau cùng hoặc
thậm chí còn bỏ luôn.
- Thời gian 45 phút cho một tiết dạy không đủ cho các em vì có nhiều
nội dung dạy trước khi viết.
- Trong khi học Tiếng Anh, kĩ năng viết là phần mà học sinh ngại học
nhất bởi vì càng học các em càng cần phải nhớ nhiều từ mới và cấu trúc câu thì
mới hiểu được nội dung của bài. Hơn nữa, để học sinh học rồi mà nhớ được lâu
và sử dụng những từ đã biết vào khả năng giao tiếp lại càng khó.
- Trong quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh thường ngại học các bài
viết dài và khó hiểu. Các em chưa thực sự chủ động tiếp nhận kiến thức, chưa
được rèn luyện nhiều, chưa mạnh dạn trong học tập. Tôi đã tiến hành khảo sát ở
2 lớp khác nhau trước khi áp dụng kinh nghiệm mới vào giảng dạy và thu được
kết quả như sau:
Lớp




Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

số

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

9A

37


5

13,5

6

16,2

8

21,6

18

48,7

9B

35

0

0

4

11,4

7


20

24

68,8

Qua kết quả khảo sát trên ta có thể dễ dàng nhận thấy số học sinh nắm
được cách viết, hiểu và viết bài còn rất hạn chế. Các em chưa mạnh dạn, tự tin
và chủ động sáng tạo trong khi viết. Nhưng khi áp dụng phương pháp mới vào
giảng dạy, học sinh đã chủ động hơn, hứng thú, say mê hơn trong việc học từ
5


vựng. Khi dạy và luyện các bài viết theo phương pháp mới này, mục tiêu của
tiết dạy được thực hiện và đạt kết quả tốt, khả năng giao tiếp và nắm bài của
học sinh nâng lên rõ rệt. Trên cơ sở như vậy tôi muốn thể hiện những kinh
nghiệm mà mình đã tích luỹ được với mong muốn cùng bạn bè đồng nghiệp
trao đổi, đi đến thống nhất để cùng có một phương pháp dạy và khai thác bài
viết đạt kết quả cao hơn.
Hơn nữa tôi cho rằng thật cần thiết tạo cho học sinh một niềm say mê, hứng
thú với môn học, thiết kế một kiểu bài phù hợp với trình độ của học sinh biết
khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh kết hợp nhuần nhuyễn
kĩ năng viết với các kĩ năng nghe, nói, đọc hay cấu trúc ngữ pháp và từ vựng.
Để thực hiện được điều này tôi đưa ra một số giải pháp sau:
4. Các phương pháp, biện pháp thực hiện.
- Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết về các thủ thuật dạy kĩ năng viết.
- Nghiên cứu các thủ thuật dạy viết phù hợp với từng tiết dạy.
- Qua thực tế giảng dạy và áp dụng vào từng tiết dạy, luyện các bài viết ở
chương trình Tiếng Anh THCS.

- Qua quá trình tham dự lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới của Phòng
giáo dục và Sở giáo dục.
- Qua việc học hỏi kinh nghiệm của bè bạn, tham khảo các tài liệu về đổi mới
phương pháp.
- So sánh kết quả của từng giai đoạn áp dụng để điều chỉnh việc dạy học đạt kết
quả cao nhất.

4.1. Các hình thức bài tập và hoạt động viết:
Trước hết giáo viên phải nắm được các hình thức bài tập và hoạt động
viết để có thể sử dụng vào việc rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh. Sau đây là
một số dạng bài tập:
1- Ghép từ (copying)
6


2- Ghép lại câu (copying)
3- Chép lại đoạn văn (copying)
4- Viết chính tả từ, câu, đoạn văn (dictation)
5- Viết câu trả lời ( answer the question)
6- Xây dựng bài hội thoại có hướng dẫn (constructing dialogue)
7- Bài tập điền từ vào chỗ trống (gap fill)
8- Viết đoạn văn có thay đổi thông tin (rewriting the passage)
9- Xây dựng câu, mở rộng câu dựa vào gợi ý (sentence building,
expanding)
10- Viết câu hỏi theo gợi ý (idea frames)
11- Viết tương tự theo mẫu (parapell writing)
12- Viết lời đề nghị, lời nhắn (messages, notes)
13- Viết thư (writing letter)
14- Viết danh sách, liệt kê ( list making)
15- Viết phỏng vấn (interview)

16- Viết sắp xếp lại câu cho đúng thứ tự (ordering)
17- Viết ý chính, động não (brainstorming)
18- Viết tái tạo (reproducing)
19- Viết bài văn (composition)
Qua đó giúp cho giáo viên bám sát vào mục tiêu bài học và quyết định
nên dùng loại hình nào cho phù hợp với bài dạy viết.

4.2.Các dạng bài viết theo mẫu, viết có hướng dẫn và viết có sáng tạo:
Đối với học sinh THCS kĩ năng viết chủ yếu viết từ và viết câu bao gồm
viết có hướng dẫn và viết có sáng tạo nhưng chủ yếu là viết có hướng dẫn.
a- Viết có hướng dẫn (controlled writing)
7


Loại bài tập này chủ yếu ở lớp SGK lớp 6,7 bao gồm cấp độ viết từ, câu,
tập hợp câu dưới hình thức nối các câu trả lời với nhau thành một chủ đề hay
một đoạn văn.
Các dạng bài tập viết còn đơn giản chưa phong phú chỉ tập trung nhiều
vào các loại bài tập điền từ vào chỗ trống, điền thông tin vào tờ khai, điền
thông tin vào bảng biểu …
Loại này có những thuận lợi là tạo cảm giác tự tin, tạo cơ hội để học sinh
thực hành viết câu. Điểm không thuận lợi là nhàm chán với học sinh khá giỏi.
b- Viết sáng tạo
Viết sáng tạo là hoạt động viết khó đối vời học sinh THCS nên cần sự hỗ
trợ và hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên. Các bài viết sáng tạo có thể ở các cấp độ
và dạng bài tập sau:
Cấp độ: Từ - Câu – Đoạn văn
Dạng bài tập viết.
- Ghép từ riêng lẻ thành câu có nghĩa.
- Sử dụng từ nối để ghép các câu khác nhau thành đoạn văn có nghĩa.

- Đặt câu với các từ riêng lẻ rồi sắp xếp theo trật tự logic để tạo thành
đoạn văn.
- Viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề
- Viết miêu tả.
Vì thế giáo viên nên chuẩn bị kĩ lưỡng để giúp học sinh thực hiện các bài
viết một cách hiệu quả. Học sinh cũng cần phải chuẩn bị các bước sau:
- Từ vựng, đặt câu với từ.
- Ghép các từ gợi ý thành câu hoàn chỉnh.
- Thảo luận ý chính cần viết, động não suy nghĩ để nảy sinh những ý
tưởng hay.
- Viết dàn ý, sắp xếp ý chính theo logic.
Giáo viên nên gợi mở ý tưởng, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp cho học
sinh nắm một cách cụ thể.
8


4.3. Các bước tiến hành một tiết dạy:
Một bài dạy kĩ năng viết bao gồm 3 phần:
Trước khi viết (pre-writing), trong khi viết (while-writing) và sau khi
viết (post-writing). Mỗi phần đều được tiến hành với mục đích khác nhau và
thủ thuật dạy cũng khác nhau.
a- Trước khi viết (pre-writing):
- Đây là phần không thể thiếu trong quá trình dạy kĩ năng viết vì học sinh
sẽ gặp không ít khó khăn khi làm một bài tập viết đặc biệt là bài viết tự do.
- Giáo viên có thể cho học sinh nói, trao đổi thông tin cần thiết cho bài
tập viết, chuẩn bị những ý tưởng, từ ngữ, cấu trúc câu, thì của động từ.. và quan
trọng nhất là lập dàn ý. Các hình thức thảo luận có thể là việc trả lời cho các
câu hỏi gợi mở của giáo viên hay học sinh được viết dưới dạng ghi chép.
Các hoạt động giáo viên cần tổ chức:
- Chuẩn bị ý tưởng, thông tin, cấu trúc bài viết.

- Dạy trước cấu trúc ngữ pháp và từ vựng cần thiết.
- Lập dàn ý với những bài viết sáng tạo.
b- Trong khi viết (while-writing)
Các thủ thuật mà giáo viên thường dùng trong khi viết (while-writing) là:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết theo cấp độ: Câu – Từ/số - Đoạn
văn.
- Những bài viết thường được thực hiện sau khi nghe, đọc, sau khi học
các cấu trúc ngữ pháp và đặc biệt sau khi nói.
- Những bài tập này có thể thực hiện tại lớp, hoặc về nhà sau khi được
giáo viên hướng dẫn kĩ.
- Những bài tập này được làm dưới nhiều hình thức do cá nhân hay theo
cặp hoặc nhóm.
c- Sau khi viết (post-writing)
Sau khi viết có nhiều hoạt động như: Đọc hay kể lại nội dung câu
chuyện, nhắc lại tiến trình viết hay những thông tin bắt buộc phải có trong một
9


bài viết, hoạt động phổ biến nhất là chữa bài cho học sinh. Tuy nhiên còn có
nhiều thủ thuật mà giáo viên có thể áp dụng như:
- Học sinh trao đổi bài làm và so sánh bài viết với nhau.
- Trưng bày kết quả viết, học sinh nhận xét.
- Trưng bày kết quả viết, giáo viên nhận xét.
Các cách này mang tính giao tiếp hơn nhưng giáo viên phải năng động
hơn bởi chúng có các ưu điểm sau:
- Học sinh có thể sửa bài từ học sinh khác.
- Học sinh có thể góp ý sửa chữa cho nhau.
- Học sinh cảm thấy thoải mái, dễ chịu tiếp thu khi bạn khác sửa lỗi cho
mình.
Vì vậy giáo viên phải linh hoạt vận dụng tùy thuộc vào đối tượng học

sinh cũng như nội dung bài dạy.
Cách chữa lỗi cho học sinh:
- Giáo viên thu vở để chấm bài, chữa các lỗi vào vở học sinh, hoặc chữa
những lỗi cơ bản mà học sinh mắc phải.
- Giáo viên phát hiện lỗi, đánh dấu và yêu cầu học sinh tự sửa, giáo viên
kiểm tra lại.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi bài cho nhau để chữa bài.
- Giáo viên viết đáp án lên bảng (hoặc sử dụng bảng phụ ), học sinh tự
sửa.
4.4. Phương pháp dạy kĩ năng viết ở từng khối lớp và các dạng bài viết minh
họa.:
* Khối 6,7.
- Các bài tập trong sách phần lớn nhằm củng cố vốn ngữ liệu đã học và
đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh tiếp thu bài học. Giáo viên nên tạo nhiều
tình huống để hoạt động viết của học sinh trở nên có mục đích, có nghĩa chứ
không chỉ những bài tập chép máy móc thụ động .

10


- Một số bài tập phần viết chỉ là phương tiện trả lời, thể hiện ở mức độ hiểu bài
như" Listen. Then write … in your exercise book; Answer. Then write the
answer in your exercise book; Complete the table in your exercise
book..."cũng có một số dạng bài viết ở mức độ cao hơn như dựa vào các từ gợi
ý để viết đoạn văn kể về các hoạt động trong ngày…. Những loại bài tập này
nên được thực hiện qua lời nói trước, phần viết có thể làm ở nhà sau đó sẽ chữa
lại trên lớp
- Ví dụ 1: Unit 4- Class 6
Kể về hoạt động trong ngày của Ba dựa và từ gợi ý:
get up/ get dressed/ brush the teeth/ wash the face/ have breakfast/ go to

school/ play games/ go home/ do homework/ go to bed.
Ví dụ 2: hoàn thành phiếu khám sức khỏe sau:
Medical report
School:…………………………………..
Class:……………………………………
Full name:………………………………
Address:………………………………..
Male:……………………………………
Female:…………………………………
Age:…………………………………….
Weight:…………………………………
Height:………………………………….
* Khối 8,9.
Nhìn chung các bài tập viết thường bắt đầu bằng một bài mẫu ở phần
trên, thông qua hoạt động đọc hiểu, học sinh nắm bắt cách trình bày viết theo
mục đích hay yêu cầu nhất định. Ngoài ra, học sinh phải thực hiện các bài viết
theo yếu cầu đề ra có hướng dẫn hoặc gợi ý sau đó là bài viết mở rộng mang
tính sáng tạo và tự do.
Để thực hiện được bài này, giáo viên cần thực hiện tốt phần hướng dẫn
mẫu qua các bài đọc, sau đó mới giải thích yêu cầu bài viết.
11


Cần làm rõ tình huống và yêu cầu của bài viết, nên cho các gợi ý nếu
thấy cần thiết. Để làm tốt phần gợi ý giáo viên nên khai thác sự đóng góp phát
biểu của học sinh trước khi thực hiện cá nhân.
Một số bài viết có thể xây dựng bài nói trước, sau đó học sinh viết cá
nhân có thể tại lớp hay ở nhà.
Ví dụ 1: Write a formal letter to send to one of the language schools you
want to attend to improve English.

1. I/ see / your school’s advertisement / newspaper / yesterday
2. I / like / learn / English / and / I / like / information / school
3. I/ study / four years / but / listening / bad / and / want / improve it .
4. You / send / details/ courses/ fees.
5. I/ look/ forward/ hear/ you/ soon .
Ví dụ 2: Write a paragraph about one of your friends, using the following
questions
1. What is his/ her name?
2. How old is he/ she?
3.What does he/ she look like?
4.What is he/ she like?
5. Where does he/ she live?
6. Who does he/ she live with?
7. What does he/ she usually do in his/her free time?
8. Who is/ are his/ her friends?
Tóm lại để có một tiết dạy viết đạt hiệu quả cao giáo viên cần phải nắm
vững phương pháp, thủ thuật một bài viết, các dạng bài tập dành cho viết, thể
loại để thiết kế một bài dạy hợp lí và hướng dẫn tốt cho học sinh thực hiện bài
viết đó.
5. Kết quả đạt được:
Trên đây là một số thuật, phương pháp và các dạng khai thác bài viết mà
tôi đã thực hiện trong những năm học qua và sẽ thực hiện tiếp trong thời gian
tới. Có thể nói trước khi thực hiện và sau khi thực hiện các phương pháp này
12


một thời gian, chất lượng vận dụng và hiểu bài của học sinh nâng lên rõ rệt. Từ
chỗ các em còn ngại và sợ các bài viết dài, bài khó để hoàn thiện các yêu cầu
của giáo viên đến khi tôi tiến hành kiểm tra, các em đã tự tin hơn nhiều khi
đứng trước lớp trình bày bài viết của mình, chất lượng đạt được rất khả quan.

Qua cách áp dụng rèn kĩ năng viết này tôi thấy học sinh không chỉ hiểu
được các bài viết trong sách giáo khoa mà còn tự tin khi viết các dạng bài viết
theo yêu cầu của giáo viên và cao hơn nữa là có thể vận dụng các bài viết báo,
tạp chí, luận văn…đặc biệt là các em vận dụng hiệu quả trong các bài kiểm tra
viết. Sau một thời gian khi áp dụng các phương pháp như đã trình bày ở trên,
tôi tiến hành cho học sinh kiểm tra và tôi nhận thấy chất lượng bài kiểm tra
nâng cao rõ rệt. Cụ thể như sau:
Lớp



Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

số

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

9A

37

20

54,1

10

27,1

7

18,8

0

0

9B

35


7

20

10

28,5

13

37,1

5

14,4

5.1.Bài học kinh nghiệm.
- Giáo viên nên chuẩn bị bài dạy một cách kĩ lưỡng, công phu, áp dụng
các dạng bài tập viết một cách linh hoạt hiệu quả, gợi mở, hướng dẫn chi tiết,
đưa ra nhiều tình huống viết để học sinh nắm bắt và lựa chọn cho bài viết, phù
hợp với mọi đối tượng học sinh.
- Bao quát lớp tốt, nhắc nhở hay chỉ dẫn các em trong quá trình thực hiện
bài viết.
- Sử dụng bảng phụ ghi các từ gợi ý hoặc câu gợi ý giúp học sinh hiểu rõ
hơn và tránh mất thời gian trên lớp.
- Sửa chữa những lỗi sai kịp thời như từ vựng, cấu trúc câu, ngữ nghĩa
giúp học sinh hiểu và ghi nhớ.
13



- Biểu dương những bài viết hay nhằm khơi dậy khả năng sáng tạo, tư
duy trong khi viết.
- Giáo viên cần tăng cường kiểm tra vở ghi chép của học sinh để có biện
pháp nhắc nhở, uốn nắn kịp thời có đánh giá nhận xét cụ thể bài viết.
5.2. Đánh giá chung về hiệu quả của đề tài:
- Đề tài mang tính thiết thực, dễ áp dụng, có hiệu quả cao.
- Học sinh được động viên, khích lệ lòng tự tin, kĩ năng trình bày trước tập thể.
- Học sinh được thực tập với nhiều tình huống giao tiếp sát thực với thực tế, từ
đó giúp các em sử dụng được Tiếng Anh cho mục đích giao tiếp ngoài đời cũng
như học tập ở mức cao hơn sau này.
- Từ bài học kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy dựa trên việc áp dụng những
giải pháp đã được trình bày cụ thể trong đề tài này đã mang lại lợi ích thiết
thực, giúp giáo viên không chỉ rèn luyện cho học sinh mà ngay chính giáo viên
cũng củng cố các kĩ năng nói cho bản thân mình

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Giống như các vấn đề về ngữ pháp,từ vựng và các kĩ năng ngôn ngữ
khác nói, nghe,đọc,viết là một bộ phận không thể thiếu được trong quá trình
học,dạy và sử dụng ngôn ngữ.
Trong quá trình học viết ,học sinh được rèn luyện viết thông qua các bài tập
viết đi từ một mẫu viết chuẩn mực đến việc thay thế một số thành phần trong
câu,trong văn bản,đến viết có khống chế về chủ đề,mẫu câu,từ vựng,..cho đến
việc việc hoàn toàn tự do,trên cơ sở sự sáng tạo của học sinh.

14


Một bài dạy viết cũng được chia làm 3 bước như các tiết dạy kĩ năng khác

pre-writing,while-writing,post-writing.GV cần vận dụng các hoạt động cụ
thể,thích hợp vào đúng các giai đoạn và từng nội dung bài nhất định.
Có rất nhiều thủ thuật để tiến hành trong dạy kĩ năng viết,nhiệm vụ của người
giáo viên là tuỳ thuộc vào trình độ cụ thể của học sinh,biết vận dụng một cách
linh hoạt các thủ thuật khác nhau để đạt được mục đích cuối cùng là giúp học
sinh tích hợp những kiến thức đã học vào kĩ năng viết một cách hiệu quả nhất.
Mỗi giai đoạn dạy viết có mục đích khác nhau nên giáo viên cần sử dụng các
loại thủ thuật khác nhau và phù hợp với học sinh của mình nhằm đạt được hiệu
quả giảng dạy cao nhất.
-Trên cơ sở xác định cơ sở lí luận và phân tích những thuận lợi ,khó khăn của
GV và HS trong quá trình dạy kĩ năng viết trong phân môn tiếng Anh tôi đã áp
dụng linh hoạt các phương pháp và thủ thuật nhằm giúp học sinh nâng cao kĩ
năng viết nói riêng và nâng cao chất lượng môn tiếng Anh nói chung.Qua quá
trình thử nghiệm ở khối 8,9 trường thì tôi thấy học sinh đều có sự tiến bộ,giờ
học diễn ra nhẹ nhàng,tự nhiên,các em tham gia vào các hoạt động cần cù,hào
hứng,thi đua,do đó hiệu quả rất cao.Như vậy với những biện pháp đã đề xuất
đảm bảo được việc thực hiện đúng theo tinh thần thay sách và đổi mới phương
pháp dạy học.
-Với tinh thần cần mẫn nghiên cứu,đúc rút kinh nghiệm,khiêm tốn học hỏi từ
đồng nghiệp và các thế hệ đi trước,tôi dã mạnh dạn nghiên cứu đề tài“Rèn kĩ
năng viết.”Tuy nhiên biện pháp bao giờ cũng chỉ là công cụ,yếu tố con người
mới là quyết định cụ thể là lòng yêu nghề,mến trẻ,sự nhiệt tình của giáo viên và
sự cần cù của học sinh sẽ làm nên thành công của giờ dạy.
-Trên đây chỉ là một số phương pháp mà tôi áp dụng khi dạy kĩ năng
viết,những phương pháp đó đã phần nào đem lại thành công trong giờ dạy.Tuy
nhiên,nó cũng chưa thể hoàn thiện được bởi phương pháp nào cũng có những
thế mạnh và điểm yếu nào đó,một mai nó làm tròn sứ mệnh lịch sử trong giai
đoạn này sẽ có những phương pháp hay và sáng tạo hơn ra đời.Điều quan trọng
nhất là người thầy giáo phải có cái tâm, luôn nhiệt tình giảng dạy,tìm ra các
15



phương pháp truyền thụ đến học sinh một cách dễ hiểu nhất,thân thiện và cởi
mở với học sinh để các em thấy học ngoại ngữ vừa vui vừa có ích.
2. Khuyến nghị
Ngoại ngữ phát triển và hội nhập quốc tế, thì chính mỗi giáo viên ngoại
ngữ cũng như mỗi học sinh đều phải cố gắng nỗ lực học tập, rèn luyện. Nhất là
rèn luyện các kĩ năng để học sinh có thể nghe, nói, đọc, viết dễ dàng. Bên cạnh
đó, ngoài việc thay đổi chương trình sách giáo khoa, chúng ta cần có sự thay
đổi về cách kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh. Trong đó việc đánh giá
các kĩ năng được tiến hành và thực hiện thường xuyên là vô cùng cần thiết và
quan trọng trong các trường học.
2.1. Đối với học sinh:
- Tích cực học tập, ham học hỏi, mạnh dạn thực hành các kĩ năng nhất là kĩ
năng viết, không e dè, nhút nhát, cần rèn tính tự tin, tác phong nhanh nhẹn,
đĩnh đạc để trình bày bài viết của mình trước tập thể.
- Cần chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp, trong khi học phải thật chú ý lắng
nghe bài giảng, tích cực phát biểu đưa ra những ý tưởng, tình huống hay để áp
dụng vào bài viết.
- Khai thác có chọn lọc thông tin từ Internet và các nguồn học liệu khác để bổ
sung cho việc học tập của mình.
- Liên hệ với bộ môn khác như Ngữ văn, lịch sử, địa lý… để rèn kĩ năng viết
tốt hơn.
2.2. Đối với giáo viên.
- Khi thực hiện nội dung này, giáo viên nên chú ý tới chủ điểm, cấu trúc, ngữ
pháp và từng đối tượng học sinh để đưa ra yêu cầu cho phù hợp.
- Hướng dẫn cho học sinh hiểu rõ nội dung yêu cầu, tuy nhiên nó phải mang
tính logic, mặt khác giáo viên phải tôn trọng sự độc lập, sáng tạo của học sinh.
2.3. Đối với các cấp lãnh đạo ngành.
-Nhà trường: Đầu tư thêm trang thiết bị daỵ học môn tiếng anh như phòng học

ngoại ngữ có máy tính kết nối mạng, máy chiếu, loa, đài, tranh ảnh, băng đĩa…
16


- Lãnh đạo ngành:Tổ chức tập huấn về kĩ năng, phương pháp giảng dạy môn
tiếng Anh .Tổ chức những cuộc thi, những hoạt động thiết thực,cụ thể hơn
tuyên truyền về tầm quan trọng của bộ môn Tiếng Anh trong cuộc sống hiện
nay tới nhận thức của nhân dân và phụ huynh học sinh để bộ môn tiếng anh
thực sự có vị trí quan trọng và rất cần thiết. Tổ chức các câu lạc bộ nói tiếng
anh cho giáo viên và học sinh. Liên hệ với thầy cô giáo nước ngoài để giáo viên
cũng như học sinh có cơ hội giao lưu tiếp xúc và học hỏi.
Tôi xin chân thành cám ơn!

MỤC LỤC

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa tiếng Anh.
2. Sách giáo viên Tiếng Anh.
3. Tài liệu tập huấn.
4. Giải thích ngữ pháp Tiếng Anh
5. Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy Tiếng Anh
6. English language teacher training project.

18




×