Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bí quyết chọn dầu ăn an toàn tốt cho sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.37 KB, 4 trang )

Bí quyết chọn dầu ăn an toàn tốt cho sức khỏe
Dầu ăn là nguyên liệu không thể thiếu trong căn bếp của mọi gia đình. Tuy
nhiên hiện nay trên thị trường dầu ăn, có loại chất lượng tốt, có loại chất
lượng kém khiến các bà nội trợ hoang mang không biết làm cách nào để phân
biệt, chọn được loại dầu ăn tốt và an toàn. Bài viết dưới đây sẽ giúp người tiêu
dùng giải quyết được vấn đề này.
Hiện này, dầu ăn bẩn làm từ rác thải và cặn dầu đã qua chế biến nhập khẩu từ nước
ngoài đang được bày bán tràn lan trên thị trường. Đó là chưa kể đến số lượng dầu
ăn kém chất lượng, dầu ăn giả được pha bằng các chất hóa học do các cơ sở trong
nước làm giả. Điều này khiến các bà nội trợ gặp nhiều khó khăn trong việc phân
biệt dầu ăn thật giả. Sau đây là cách chọn dầu ăn đảm bảo cho sức khỏe mà bà nội
trợ nào cũng nên biết.

1. Hiểu rõ về “điểm bốc khói” của dầu ăn
“Điểm bốc khói” là nhiệt độ mà dầu bị phân hủy, bốc khói và sản sinh các hợp
chất độc hại. Khi nấu nướng (đặc biệt là chiên), nếu nhiệt độ vượt quá “điểm bốc
khói”, dầu sẽ bị cháy và có mùi khét, làm cho các thành phần dinh dưỡng trong
thức ăn bị phá hủy. Mỗi loại dầu ăn đều có điểm bốc khói khác nhau. Hiểu rõ đặc
tính này của dầu ăn, bạn sẽ dễ dàng chọn lựa loại dầu thích hợp cho từng phương
thức nấu ăn của mình.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Các loại dầu đậu nành, dầu mè, dầu ô-liu giàu dinh dưỡng có điểm bốc khói thấp
phù hợp để ướp thực phẩm, trộn salad, nấu súp... Còn các loại dầu tinh luyện như
dầu cọ, dầu hạt cải… được chiết xuất bằng nhiệt, loại bỏ nhiều axit béo nên có
điểm bốc khói cao, thích hợp với các món chiên xào.

Vì vậy theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi gia đình nên “trang bị” hai loại dầu
ăn trong bếp để dễ dàng linh hoạt chế biến các món ăn. Đó là dầu tinh luyện dùng
để chiên, rán và dầu đậu nành, dầu mè, dầu ô-liu để ướp, trộn salad, giúp bữa ăn an


toàn và tăng cảm giác ngon miệng.
2. Chọn dầu ăn có thành phần dinh dưỡng đảm bảo
Ngoài những thành phần căn bản làm nên dầu ăn như Glyxerin, Phosphilipid, hợp
chất Sterol thực vật, các loại dầu thực vật khác nhau cũng chứa các thành phần
dinh dưỡng khác nhau, như dầu đậu nành chứa tới 80% axit béo chưa bão hòa, có
tác dụng làm giảm đáng kể cholesterol trong máu, rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
Trong khi đó dầu hướng dương giàu Vitamin E tăng cường khả năng chống ô-xy
hóa, ngăn ngừa lão hóa và việc hình thành các gốc tự do trong cơ thể. Ngoài ra, để
đảm bảo dinh dưỡng cho gia đình, bạn có thể linh động lựa chọn loại dầu thực vật
hỗn hợp được bổ sung vi chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như Vitamin A, Vitamin
D3 giúp sáng mắt, khỏe xương.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


3. Mỗi độ tuổi có nhu cầu dầu ăn khác nhau
Dinh dưỡng cho cả nhà luôn là một bài toán khó, vì mỗi đối tượng trong gia đình
đều có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, trong nấu nướng, phụ nữ nên cân
nhắc chọn dầu ăn sao cho phù hợp với từng thành viên trong gia đình.
Đối với trẻ em đang lớn, dầu ăn đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp
axit béo, giúp cơ thể hấp thu các vitamin tan trong dầu. Độ tuổi này cũng rất cần
bổ sung thêm Vitamin A, Vitamin D3 để đôi mắt tinh anh, khung xương chắc khỏe.
Vì vậy, bạn nên bổ sung dầu thực vật có các loại vitamin này vào bữa ăn để hỗ trợ
quá trình phát triển của trẻ.

Với người lớn tuổi, cholesterol và axit béo trong mỡ động vật làm gia tăng nguy
cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp. Do đó, người nội trợ cần chú trọng sử dụng
các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hướng dương có chứa Omega 3-6-9
thay cho mỡ động vật trong bữa ăn của người lớn tuổi.
Còn với người phụ nữ, ai cũng mong muốn giữ gìn vóc dáng khỏe đẹp và làn da

tươi trẻ lâu dài. Thế nhưng trong cuộc sống bận rộn ngày nay, không phải lúc nào
bạn cũng có thể nạp đủ vitamin cho cơ thể. Sử dụng dầu ăn có bổ sung Vitamin E
trong bữa cơm gia đình là một giải pháp thông minh, vì Vitamin E được xem là
“người hùng” chống ô-xy hóa và hình thành các gốc tự do trong cơ thể, giữ làn da
bạn thêm trẻ trung, tươi tắn, đàn hồi.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


4. Dầu ăn có nguồn gốc rõ ràng
Về mặt cảm quan, dầu ăn có chất lượng tốt thường có màu vàng sáng, trong suốt,
mùi thơm nhẹ, hơi sánh. Về nguồn gốc, người nội trợ không nên ham rẻ mà dùng
dầu ăn không nhãn mác, không đề cập hạn sử dụng. Các loại dầu này thường có
hại cho sức khỏe, không đảm bảo vệ sinh, thậm chí là dầu dùng đi dùng lại nhiều
lần.
Cách bảo quản dầu ăn
Nên để dầu ăn vào lọ sành, chai, không nên để vào lọ bằng kim loại như sắt, đồng,
nhôm, vì chúng thường làm cho dầu bị hỏng, nhất là lọ đồng… Lọ đựng dầu ăn
phải sạch sẽ và khô ráo, nắp kín. Nếu có nước trong lọ hoặc nước bên ngoài lọt
vào, hoặc vi khuẩn cùng với không khí thâm nhập vào sẽ làm dầu ăn chóng hỏng.
Các bà nội trợ cũng có thể cho ít muối rang nóng vào dầu ăn theo tỷ lệ 40 : 1 để
muối hấp thụ thành phần nước, làm cho dầu ăn tươi màu và thơm.
Tia tử ngoại và tia hồng ngoại trong ánh nắng có tác dụng thúc đẩy quá trình oxy
hoá và hình thành các chất có hại, vì vậy nên để dầu vào chỗ râm mát. Ở nhiệt độ
10 đến 15 độ C cất giữ dầu ăn là tốt nhất, cao nhất không được quá 35 độ C.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




×