Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

BÁO CÁO Báo cáo thực trạng CTCP Thương mại và dược phẩm An Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.12 KB, 12 trang )

Trường Đại Học Thương Mại

Báo cáo tổng hợp

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DƯỢC PHẨM AN BÌNH
1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1 Giới thiệu chung về Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Dược Phẩm An Bình
Tên Tiếng Việt : Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Dược Phẩm An Bình
Địa chỉ : Số 2, Ngách 192/14, Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
MST: 0101164149
Điện thoại: 043 577 2420
Fax: 043 577 2422
Email:
Website: www.abpharma.vn
Vốn điều lệ : 12.000.000.000VND
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty
Công Ty Cổ Phần Thương Mại & Dược Phẩm An Bình là một trong những doanh nghiệp có
chức năng sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, trong đó
hoạt động kinh doanh thương mại là chủ yếu còn hoạt động sản xuất chỉ là phụ.
1.1.2.2 .Nhiệm vụ
- Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh (đông dược, tân dược, và các loại khác),
nguyên liệu, hóa chất, mỹ phẩm, tinh dầu, hương liệu, bao bì phụ kiện và kinh doanh các sản
phẩm nhập khẩu khác theo quy định hiện hành của pháp luật. Thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu
các vấn đề về thuốc để thực hiện tốt tiêu chuẩn GDP( Thực hành tốt phân phối thuốc )
- Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư tại công ty và các doanh nghiệp khác,
đóng góp cho ngân sách nhà nước qua các loại thuế từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng
thời đem lại việc làm, tạo thu nhập cho người lao động. Đa dạng hóa ngành, nghề kinh doanh,
mở rộng thị trường trong và ngoài nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn công ty nhằm
xây dựng và phát triển thành tập đoàn kinh tế có tiềm lực mạnh.
1.1.2.3.Ngành nghề kinh doanh
Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Dược Phẩm An Bình là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở


thị trường Dược phẩm, được phép xuất nhập khẩu trực tiếp và kinh doanh về hàng hoá trong
ngành Dược của xí nghiệp, các hãng trong và ngoài nước (theo quy định của Bộ y tế), cung cấp
thuốc, nguyên liệu thuốc, hoặc hoá chất xét nghiệm, dụng cụ y tế và mỹ phẩm cho các công ty, xí
nghiệp Dược, bệnh viện Trung ương cũng như địa phương, các nhà thuốc trên địa bàn.
1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Dược Phẩm An Bình là 1 thành viên của Tập đoàn tài chính
An Bình, hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Được kế thừa từ Công Ty TNHH Dược
Phẩm Minh Hà năm 2008, Công ty CP Thương Mại Và Dược Phẩm An Bình, thành lập theo
giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103023638 do sở kế hoạch đầu tư TP Hà Nội cấp lần đầu
ngày 09/04/2008. Ngày nay khi nền kinh tế đất nước chuyển sang cơ chế thị trường thì đồng
hành với nó là sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt đối với mặt hàng

SV: Trần Thị Liên

1

Lớp K42DK13


Trường Đại Học Thương Mại

Báo cáo tổng hợp

kinh doanh các loại thuốc phòng và chữa bệnh. Vì ngày càng có nhiều công ty TNHH, công ty
cổ phần, Xí nghiệp , hãng trong nước và ngoài nước ( Ví dụ : Công ty cổ phần dược phẩm TWI ,
hãng zully …..) cũng tham gia kinh doanh trên thị trường . Trước tình hình đó để hòa nhập với
nền kinh tế thị trường thì các mặt hàng của công ty ngày càng đa dạng hóa, các hình thức kinh
doanh ngày càng phong phú, phục vụ tận nơi, giá cả hợp lý…
Đến nay số lượng nhân viên của Công ty đã lên tới 45 nhân viên trong đó số người có trình độ
Đại học và Cao đẳng và Trung cấp về ngành Dược chiếm tỷ lệ cao và một số nhân viên có trình

độ kinh tế còn lại là công nhân làm bên mảng sản xuất và đều được đào tạo theo đúng tiêu chuẩn
của GDP ( thực hành tốt phân phối thuốc)
1.2.Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị
Hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực dược phẩm bao gồm các loại thuốc chữa bệnh
( Zinnt 500 mg, Decolgen, Medexa 16mg, Medexa 4mg, Alaxan-4v, Alaxan-20, Strase,
Amocixylin 500mg , Augmentin 625mg, Autucin SR, Chlorampheniamine 4mg, solmux SR…)
Thuốc bổ ( Vitamin E ,Vitanim 3B,Vitamin C, Vitanin PP, Naphar-C , Pharmaton, , Upsa-c
,Nutrophex SR…) Thực phẩm chức năng (Trà tăng huyết áp, Trà rau má , Santafe…)vv…
Tuy Công ty có bộ phận sản xuất nhưng bộ phận này chỉ mang tính chất nghiên cửu sản phẩm,
quản lý sản xuất ở các đơn vị nhận khoán cho Công ty và các đơn vị nhận khoán này hạch toán
độc lập với Công ty CP TM Và Dược Phẩm An Bình
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị
* Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh của công ty
Công Ty CP Thương Mại Và Dược Phẩm An Bình tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình tổ chức
trực tuyến, mọi hoạt động của công ty đều chịu sự điều hành trực tiếp từ Ban Giám Đốc.
Biểu 1.1 . Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Hội đồng
quản trị

Ban
kiểm
soát

Giám đốc

Phòng
tổng
hợp

SV: Trần Thị Liên


Phòng
kế toán

Phòng
kinh
doanh

2

Phòng
KT kiểm
nghiệm

Lớp K42DK13


Trường Đại Học Thương Mại

Báo cáo tổng hợp



Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết
định và thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của công ty.



Ban kiểm soát: Thực hiện giám sát HĐQT, Giám đốc trong việc quản lý và điều hành
công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được

giao.



Giám đốc: Là người đại diện cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Giám đốc có trách
nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động chung của công ty



Phòng tổng hợp: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về vấn đề nhân sự, soạn thảo các
văn bản giấy tờ thuộc về lĩnh vực hành chính, sắp xếp lao động trong công ty về số
lượng, trình độ nhgiệp vụ, tay nghề làm kế hoạch tiền lương, làm công tác chế độ



Phòng kinh doanh: Do phó Giám đốc kinh doanh trực tiếp làm trưởng phòng và điều
hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty về hàng nhập ngoại, hàng mua và hàng
bán, giao các kế hoạch sản xuất cho các phân xưởng, quản lý hệ thống kho tàng, lập các
kế hoạch mua bán hàng hoá.



Phòng kế toán tài vụ: Tổ chức quản lý công tác tài chính giá cả và hạch toán bao gồm
hạch toán các nhiệm vụ kế toán nhằm đóng góp phần bảo toàn và phát triển vốn sản xuất,
giám sát đầy đủ, kịp thời và chính xác mọi nghiệp vụ kinh doanh phát sinh trong công ty.



Phòng kỹ thuật kiểm nghiệm: Tổ chức các quy chế chuyên môn quản lý thuốc, theo dõi
kiểm tra chất lượng hàng hoá, kiểm nghiệm hàng nhập hàng xuất đảm bảo chất lượng

thuốc đúng quy định của bộ y tế
1.4.Khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Biểu 1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty An Bình năm 2010 -2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu
1.Doanh thu thuần
2.Doanh thu HĐTC
3.Tổng Chi phí
- Giá vốn
- Chi phí quản lý
- Chi phí tài chính

SV: Trần Thị Liên

Năm 2010

Năm 2011

Số tiền

Tỷ lệ (%)

16.532

19.586

3.054

18,5


126

163

37

29,4

17.016

18.780

1.764

10,4

12.325

15.239

2.914

23,6

1.026

1.137

111


10,8

700

986

286

40,8

3

Lớp K42DK13


Trường Đại Học Thương Mại
- Chi phí bán hàng
4.Thu nhập khác
5.Chi phí khác
6.LNTT

Báo cáo tổng hợp

2.965

1.418

(1.547)


-52,1

0

0

0

0

0

0

0

0

(358)
806
448
-125,1
( Nguồn trích dẫn : Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010, 2011 )

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu thuần năm 2011 so với năm 2010 tăng
18,5 % tương ứng tăng 3.054 triệu đồng, doanh thu hoạt động tài chính tăng 29,4% tương ứng
tăng 37 triệu đồng .Bên cạnh đó, ta thấy tổng chi phí năm 2011 tăng 25,6% so với năm 2010
tương ứng tăng 4.091 triệu đồng chủ yếu là do giá vốn sản xuất tăng 23,6 % và chi phí bán hàng
giảm xuống 52,1 % so với năm 2010.Tổng lãi lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm 2011
tăng 125,1% tương ứng tăng 448 triệu đồng so với năm 2010. Vậy hoạt động sản xuất kinh

doanh của công ty năm 2011 đạt hiệu quả, lợi nhuận trước thuế của công ty lãi tới 448 triệu
đồng. Nguyên nhân khách quan ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là
do chính sách thắt chặt tín dụng nhằm kìm chế lạm phát của nhà nước, cùng với sự biến động
liên tục giảm của giá nguyên vật liệu , đơn giá gia công thuốc giảm 24%, giá nhiên liệu giảm
31%...so với năm 2010. Chi phí đầu vào giảm hơn khiến cho lãi lợi nhuận trước thuế tăng lên.
II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DƯỢC PHẨM AN BÌNH
2.1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
.2.1.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán trong công ty
Bộ máy kế toán ở Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Dược Phẩm An Bình được tổ chức theo
hình thức kế toán tập trung. Phòng Tài chính kế toán của công ty gồm : Kế toán trưởng, Kế toán
giá thành, Kế toán thanh toán, Kế toán ngân hàng, Kế toán kho và Thủ Quỹ
Biểu 2.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công Ty CP TM Và Dược Phẩm An Bình

Kế toán
trưởng
SV: Trần Thị Liên

4

Lớp K42DK13


Trường Đại Học Thương Mại

Kế
toán
giá
thàn

h

Kế
toán
thanh
toán

Báo cáo tổng hợp

Kế
toán
ngân
hàng

Kế
toán
kho

Thủ
quỹ

* Kế toán trưởng : Có nhiệm vụ tổ chức, kiểm tra công tác kế toán ở công ty, là người giúp
việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính cho Giám Đốc, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của
Giám Đốc. Có nhiệm vụ tổ chức công tác phân công phân nhiệm cho phù hợp, theo dõi tất cả các
phần hành nghiệp vụ kế toán, kiểm tra cân đối tài chính, quản lý mọi chi phí được hạch toán lên
báo cáo tài chính trình Ban Giám Đốc duyệt, là người chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc và
Nhà nước về mặt quản lý tài chính
* Kế toán giá thành : Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng trong công tác quản lý, theo dõi xây
dựng giá thành chi tiết sản phẩm của công ty. Kết hợp với tổng hợp số liệu, vật tư hàng hóa xuất
cho sản xuất.Cùng kế toán kho đối chiếu vật tư xuất cho sản xuất và thành phẩm nhập kho theo

định mức và có trách nhiệm thông báo trưởng phòng để có biện pháp xử lý khi có sự sai lệch,
nhầm lẫn.
* Kế toán thanh toán : Có trách nhiệm tổng hợp và chi tiết các phần hành kế toán : công nợ, hàng
hóa, quỹ tiền mặt, các khoản phải thu phải trả, tài sản cố đinh, nguồn vốn của Công ty và các
khoản thanh toán nội bộ, các khoản thực hiện nghĩa vụ về ngân sách với Nhà nước.
* Kế toán ngân hàng : Căn cứ vào số liệu kế toán thanh toán cung cấp, lập ủy nhiệm chi thanh
toán tiền hàng cho các nhà cung cấp. Theo dõi, hạch toán chứng từ ngân hàng, giúp Kế toán
trưởng trong việc giao dịch các hợp đồng tín dụng, vay vốn, hỗ trợ lãi suất, thanh toán…cùng với
ngân hàng. theo dõi các hợp đồng xuất nhập khẩu vật tư hàng hóa.
* Kế toán kho : Thực hiện các công tác kế toán và hạch toán tại kho hàng, tuân thủ đúng các quy
định của pháp luật và luật kế toán. Báo cáo với thủ kho và trưởng phòng kinh doanh các số liệu
theo dõi, thống kê hàng tháng về xuất, nhập, tồn. Kiểm tra hàng nhập về số lượng, chất lượng
theo hóa đơn nhập kho. Tính lượng vật tư phát sinh cho bộ phận sản xuất kinh doanh theo cấu
trúc tránh thiếu, thừa vật tư. Lập thẻ kho, cập nhật thẻ kho để biết lượng tồn kho thực tế. Theo
dõi lượng tồn kho của thuốc, lô, hạn sử dụng cùng thủ kho bố trí khu vực để hàng hóa vật tư,
thành phẩm khi nhập kho.

SV: Trần Thị Liên

5

Lớp K42DK13


Trường Đại Học Thương Mại

Báo cáo tổng hợp

* Thủ quỹ : Quản lý két quỹ đảm bảo an toàn, ngăn nắp, gọn gàng, bí mật, đóng mở có khoa học.
Đối chiếu theo quy định với kế toán thanh toán có chữ ký xác nhận. Nhập xuất quỹ

phải đảm bảo đầy đủ thủ tục nguyên tắc theo Luật kế toán quy định.
2.1.1.2. Chính sách kế toán công ty áp dụng
Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán ban hành theo quyết định15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính và Thông tư 244/2009/TT-BTC về hướng dẫn sửa đổi,
bổ sung Chế độ kế toán Doanh nghiệpcủa Bộ Tài Chính.
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàngnăm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng là VNĐ.
Hình thức sổ kế toán áp dụng : Nhật ký chung.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là : Kê khai thường xuyên.
- Tổ chức hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song
Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho : Bình quân gia quyền.
Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc bao gồm : Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi
phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho.
Phương pháp tính thuế GTGT : phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định : phương pháp khấu hao theo đường thẳng áp dụng
theo QĐ 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính. Bên cạnh việc đầu tư vào thiết bị máy móc sản
xuất, công ty cũng đã chú ý đến cơ cấu quản lý tài chính của mình.. Excel được sử dụng thành
thạo trong lĩnh vực quản lý kho hàng, theo dõi quản lý nhập xuất tồn nguyên vật liệu, thành
phẩm và hàng hóa của công ty. Phần mềm kế toán FASTCOUNTING tiện ích đã phục vụ công
tác kế toán một cách có hiệu quả đáp ứng nhu cầu quản lý và hoàn thành chính xác nhanh nhất cho các
kỳ báo cáo của công ty .
2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
2.1.2.1 Tổ chức hạch toán ban đầu
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của công ty, kế toán đều phải
lập và phản ánh vào chứng từ kế toán. Hệ thống chứng từ tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo
có, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, giấy báo nợ của ngân hàng …
- Hệ thống chứng từ lao động và tiền lương: Hợp đồng lao động, Bảng chấm công, Bảng phân
bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, Bảng thanh toán tiền lương.
- Hệ thống chứng từ TSCĐ : Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản
đánh giá lại TSCĐ, Bảng trích khấu hao TSCĐ…

- Hệ thống chứng từ hàng tồn kho : Hóa đơn GTGT mua hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,
thẻ kho, biên bản kiểm nghiệm hàng hóa, Bảng phân bổ công cụ dụng cụ …
2.1.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

SV: Trần Thị Liên

6

Lớp K42DK13


Trường Đại Học Thương Mại

Báo cáo tổng hợp

Công ty sử dụng hệ thống tài khoản được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Căn cứ vào quy mô và nội dung nghiệp vụ phát
sinh tại đơn vị mình, kế toán đã xây dựng danh mục tài khoản cụ thể và có chi tiết các tài khoản
thành các tiểu khoản theo đối tượng hạch toán để đáp ứng nhu câu thông tin và quản lý tài chính.
2.1.2.3.Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Các sổ kế toán công ty sử dụng bao gồm :
- Sổ Nhật ký chung
- Sổ Nhật ký đặc biệt : Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền, Nhật ký mua hàngvà Nhật ký bán
hàng.
- Sổ Cái các tài khoản
-Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
2.1.2.4 Tổ chức hệ thống Báo Cáo Tài Chính
Việc lập và trình bày Báo Cáo Tài Chính của công ty luôn tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu quy
định tại chuẩn mực số 21 – “ Trình bày BCTC”.
Báo cáo tài chính tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Dược Phẩm An Bình bao gồm :

+ Bảng Cân Đối Kế Toán
Mẫu số B01-DN
+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Mẫu số B02- DN
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Mẫu số B03- DN
+ Thuyết minh báo cáo tài chính
Mẫu số B09- DN
Các bản báo cáo trên theo mẫu trong quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ngày
20/03/2006
Thời hạn lập Báo cáo tài chính là thời điểm cuối năm, khi kết thúc niên độ kế toán
Hạn nộp Báo cáo tài chính là 90 ngày kể từ khi kết thúc niên độ kế toán.. Nộp tại chi cục thuế
của quận mà doanh nghiệp đăng ký hoạt động
2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế
2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế
Công ty Cổ Phần Thương Mại Và Dược Phẩm An Bình không thành lập bộ phận phân tích
riêng.Công tác phân tích kinh tế về tình hình doanh thu bán hàng, tình hình chi phí kinh doanh
được thực hiện tại phòng Tài Chính Kế Toán.Công tác phân tích thường được tiến hành vào cuối
kỳ kế toán năm
2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại công ty
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán gồm:
 Hệ số thanh toán ngắn hạn = TSNH/Nợ ngắn hạn.
 Hệ số thanh toán nhanh = (TSNH – Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn.
Các chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn gồm:

 Hệ số nợ / tổng tài sản.
SV: Trần Thị Liên

7


Lớp K42DK13


Trường Đại Học Thương Mại

Báo cáo tổng hợp

 Hệ số nợ / vốn chủ sở hữu.
Các chỉ tiêu về năng lực hoạt động gồm:
 Vòng quay hàng tồn kho = Gía vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân.
 Doanh thu thuần/ Tổng tài sản bình quân.
Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời gồm:
 Hệ số lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần .
 Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân.

 Hệ số lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân.
 Hệ số lợi nhuận từ HĐKD/ Doanh thu thuần
2.2.3. Phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh năm 2011
Căn cứ vào số liệu thu thập để lập ra bảng số liệu dưới đây
Bảng 2.1: Bảng phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh năm 2010 - 2011
Đơn vị: lần
Chênh lệch
Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Số tiền


Tỷ lệ (%)

1.Hệ số DT/tổng VKD

0,77

0,89

0,12

12,0

2.Hệ số LN/tổng VKD

-0,016

0,036

-0,052

-5,2

3.Hệ số DT/VLĐ

1,02

1,19

0,17


17,0

4.Hệ số LN/VLĐ

-0,022

0,048

-0,07

-7,0

5.Hệ số DT/VCĐ

3,21

3,58

0,37

37,0

6.Hệ số LN/VCĐ

-0,69

0,14

0,83


-8,3

Nhận xét:
- Các hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cả năm 2010 và năm 2011
chưa tốt thậm chí có cả chỉ tiêu tăng trưởng âm. Duy chỉ có hệ số doanh thu trên vốn cố định,
vốn lưu động và vốn kinh doanh của cả 2 năm, năm 2010 là tăng trưởng, còn hệ số lợi nhuận ở
cả 2 năm tăng trưởng kém
- Qua đó ta có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty chưa tốt trong thời gian tới
cần chú trọng nâng cao doanh thu và lợi nhuận hơn nữa bằng cách mở rộng kinh doanh, hạn chế
tối đa chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.3.Tổ chức công tác tài chính

SV: Trần Thị Liên

8

Lớp K42DK13


Trường Đại Học Thương Mại

Báo cáo tổng hợp

2.3.1 Công tác kế hoạch hóa tài chính.
Là một công ty có quy mô lớn nên công tác tài chính rất quan trọng. Kế toán trưởng chịu trách
nhiệm lập kế hoạch tài chính cho hoạt động kinh doanh từ vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
nhằm đảm bảo cho nguồn tài chính được liên tục và ổn định .
2.3.2 Công tác huy động vốn.
Bảng 2.2: Bảng tình hình công tác huy động vốn của công ty năm 2010 và 2011.
Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010

Chênh lệch

Năm 2011

Số tiền

Tỷ lệ (%)

1.Vốn vay

9.654

9.135

-519

-5,4

- Vay ngắn hạn

9.654

9.135

-519


-5,4

-

-

-

-

2. Vốn chủ sở hữu

11.642

12.806

1.164

9,9

3.Tổng nguồn vốn

21.296

21.941

645

3,03


- Vay dài hạn

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2010 và 2011)
Nhận xét: Ta thấy rằng công ty sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu là chủ yếu trong tổng nguồn
vốn, cụ thể nguồn vốn vay năm 2011 giảm so với 2010 giảm 5,4% so với năm 2010, còn vốn
chủ sở hữu năm 2011 tăng 9,9% vốn chủ sở hữu năm 2010. Trong vốn vay thì công ty sử dụng
hoàn toàn vốn ngắn hạn không có khoản vay dài hạn.
- Ta có thể thấy công tác huy động vốn của Công ty CP TM & Dược Phẩm An Bình chưa hợp lý
và đồng đều, nhưng vốn chủ sở hữu tăng khá hợp lý. Điều này làm cho cơ cấu vốn của công ty
khá vững chắc, độc lập không phụ thuộc vào vốn vay từ bên ngoài.
2.3.3 Công tác quản lý và sử dụng vốn- tài sản.
Bảng 2.3: Bảng tình hình công tác quản lý và sử dụng vốn – tài sản năm 2010- 2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
A. Tài sản ngắn hạn
1.Tiền và các khoản tương đương
tiền

SV: Trần Thị Liên

Năm 2010

Năm 2011

Chênh lệch
Số tiền

Tỷ lệ (%)

16.145


16.481

336

2,08

1.880

2.445

565

30,05

9

Lớp K42DK13


Trường Đại Học Thương Mại

Báo cáo tổng hợp

2.Các khoản phải thu

7.034

6.572


(462)

-6,5

3.Chi phí SX, KD dở dang cuối kỳ

698

569

(129)

18,5

4.Thành phẩm

239

923

684

286,1

5.982

5.864

(118)


-1,9

312

108

(204)

65,4

B. Tài sản dài hạn

5.151

5.460

309

6,0

1.Tài sản cố định

4.928

4.690

(238)

-4,8


223

770

547

245,3

21.296

21.941

645

3,03

5.Hàng hóa
6.Tài sản ngắn hạn khác

2.Tài sản dài hạn khác
C.Tổng tài sản

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty An Bình năm 2010 và 2011)
Nhận xét
- Tổng tài sản năm 2011 của công ty bằng 3,03% so với tổng tài sản năm 2010. Đây là mức tăng
trưởng vẫn còn hạn chế. Cụ thể, năm 2011 có hai chỉ tiêu tăng rất mạnh so với năm 2010 là
thành phẩm 286,1%, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 30,05% .Tuy nhiên, công ty có
nhiều chỉ tiêu tài sản quan trọng lại giảm mạnh là các khoản phải thu, hàng hóa, tài sản ngắn hạn
khác và tài sản dài hạn khác. Còn lại các chỉ tiêu các khoản phải thu, hàng hóa của công ty tăng
trưởng ở mức khá.

- Có thể nói công tác quản lý vốn – tài sản của Công ty CP TM & Dược Phẩm An Bình thực sự
tốt. Trong thời gian tới, công ty cần nâng cao giám sát, quản lý tốt hơn để các chỉ tiêu tài sản như
các khoản phải thu, các chỉ tiêu hàng tồn kho tăng trưởng ổn định hơn.
2.3.4. Xác định các chỉ tiêu nộp Ngân sách Nhà nước và quản lý công nợ
2.3.4.1. Các chỉ tiêu nộp Ngân sách Nhà nước
Trong năm 2010 và 2011, Công Ty CP TM & DP An Bình có các khoản thuế phải nộp sau:
Bảng 2.4: Bảng chỉ tiêu nộp Ngân sách Nhà nước của công ty năm 2010 và năm 2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu
1.Thuế Môn bài

SV: Trần Thị Liên

Năm 2010

Năm 2011
3

10

3

Số tiền

Tỷ lệ (%)
-

100


Lớp K42DK13


Trường Đại Học Thương Mại

Báo cáo tổng hợp

2.Thuế giá trị gia tăng

-

-

-

-

3.Thuế TNDN

-

201.5

201.5

-

985

-


(985)

-

4.Thuế XNK

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty An Bình năm 2010 và 2011)
Nhận xét:
Năm 2010, công ty đã đóng ba loại thuế là thuế môn bài, thuế XNK, thuế TNDN theo đúng
quy định của Nhà nước. Thuế TNDN phải đóng do lợi nhuận năm 2011 cao
Thời gian tới, công ty tiếp tục nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định của pháp luật, kê khai
thuế trung thực, đầy đủ để thực hiện nghĩa vụ của công ty với xã hội.
2.3.4.2. Tình hình quản lý công nợ của công ty
Bảng 2.5: Bảng quản lý công nợ của công ty An Bình năm 2010 và 2011
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Chênh lệch
Số tiền

Tỷ lệ (%)

7.034

6.572


(462)

-6,6

7.034

6.572

(462)

-6,6

9.654

9.135

(519)

-5,4

9.654

9.135

(519)

-5,4

16.688

15.707
(981)
C.Tổng cộng nợ
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty An Bình năm 2010 và 2011)

-5,9

A.Công nợ phải thu
1.Phải thu ngắn hạn
2.Phải thu dài hạn
B.Công nợ phải trả
1. Phải trả ngắn hạn
2.Phải trả dài hạn

Nhận xét:
Công nợ phải thu và công nợ phải trả năm 2010 và năm 2011 của công ty An Bình đều
giảm và đều là công nợ phải thu ngắn hạn và công nợ phải trả ngắn hạn .
Trong đó, cụ thể, công nợ phải thu năm 2011 giảm và bằng 6,6 % so với công nợ phải thu
năm 2010. Bên cạnh đó, công nợ phải trả của công ty năm 2011 cũng giảm 5,4% so với năm
2010.

SV: Trần Thị Liên

11

Lớp K42DK13


Trường Đại Học Thương Mại


Báo cáo tổng hợp

Trong thời gian tới, công ty cần có các biện pháp tích cực để giảm nợ phải trả và nợ phải
thu của mình không để cả nợ phải thu và phải trả tăng cao như năm 2010 và 2011.
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Đánh giá, nhận xét về công tác kế toán
+ Ưu điểm: Hình thức kế toán tập trung giúp đảm bảo sự chặt chẽ trong công tác chỉ đạo kế toán,
chỉ đạo sản xuất kịp thời, chuyên môn hóa cán bộ, giảm nhẹ biên chế, hệ thống tài khoản kế toán
chi tiết và chính sách kế toán công ty áp dụng hiệu quả.
+ Nhược điểm: Trình độ về công nghệ thông tin của cán bộ kế toán trong công ty chưa cao nên
việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là máy vi tính chưa hiệu quả; thu thập, xử
lý, tổng hợp cung cấp lưu trữ thông tin còn nhiều hạn chế.
2.4.2. Đánh giá, nhận xét về công tác phân tích kinh tế
+ Ưu điểm: Công tác phân tích kinh tế được tiến hành đều đặn, kết quả phân tích và đánh giá
tình hình tài chính của công ty qua các số liệu trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh
doanh đã giúp lãnh đạo công ty thấy được tình hình tài chính tổng quát của công ty từng năm.
+ Nhược điểm: dữ liệu sử dụng trong phân tích đều dừng lại ở thông tin kế toán sử dụng và cũng
chỉ sử dụng số liệu trong một năm tài chính để phân tích mà chưa sử dụng các dữ liệu về doanh
nghiệp cùng ngành, số liệu qua các năm để so sánh, phân tích.
2.4.3. Đánh giá nhận xét về công tác tài chính
+ Ưu điểm: công ty đã có kế hoạch tài chính khá rõ ràng cụ thể chi tiết cho từng năm nhằm xác
định nhu cầu vốn và nguồn tài trợ cho các nhu cầu vốn đó.
+ Nhược điểm: công tác quản lý vốn tài sản của công ty chưa thực sự tốt biểu hiện ở một số chỉ
tiêu giảm mạnh
KẾT LUẬN
Thông qua các phân tích về tổ chức công tác kế toán, phân tích kinh tế, tài chính của
Công Ty CP TM & Dược Phẩm An Bình ta có thể đưa ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, về công tác kế toán thì công tác kế toán của công ty tập trung, đảm bảo sự chặt chẽ
trong công tác chỉ đạo kế toán, chính sách kế toán hợp lý, hệ thống thông tin chi tiết giúp lãnh
đạo có các quyết định phù hợp trong từng thời kỳ kinh doanh.

Thứ hai, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa tốt và việc sử dụng đồng vốn
kinh doanh cũng như vốn chủ sở hữu chưa thực sự hiệu quả. Trong tương lai, công ty An Bình
cần mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thêm đối tác nhằm
nâng cao doanh thu, lợi nhuận kinh doanh.
Thứ ba, cơ cấu nguồn vốn của công ty khá hợp lý sử dụng chủ yếu là vốn chủ sở hữu và nguồn
vốn vay ngắn hạn nên cũng đã tận dụng được khả năng huy động vốn bên ngoài làm đòn bẩy tài
chính để mở rộng sản xuất kinh doanh.

SV: Trần Thị Liên

12

Lớp K42DK13



×