BỘ CÂU HỎI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
(Dành cho bậc đào tạo đại học hệ chính quy)
- Tên học phần: PHÂN VÙNG CẢNH QUAN VÀ CẢNH QUAN ỨNG DỤNG
- Mã học phần:
- Thời gian làm bài:
- Loại đề:
- Số tín chỉ: 02
DLY3132
90 phút (Không kể thời gian phát/chép đề)
Được sử dụng tài liệu
Không được sử dụng tài liệu X
I. PHẦN CÂU HỎI
KHỐI 1.
Câu 1.1 (3,0 điểm): Trình bày đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của việc nghiên cứu cảnh
quan.
Câu 1.2 (3,0 điểm): Trình bày tính liên tục và tính không liên tục của cảnh quan. Cho ví dụ.
Câu 1.3 (3,0 điểm): Trình bày tính đồng nhất và tính không đồng nhất của cảnh quan.
Cho ví dụ.
Câu 1.4 (3,0 điểm): Trình bày tính bình đẳng và tính trội của cảnh quan. Cho ví dụ.
Câu 1.5 (3,0 điểm): Trình bày các nguyên tắc cần được áp dụng khi nghiên cứu phân
vùng cảnh quan.
Câu 1.6 (3,0 điểm): Trình bày quan niệm về ranh giới cảnh quan và việc xác định ranh
giới cảnh quan.
Câu 1.7 (3,0 điểm): Phân tích tác động của quy luật địa đới đến sự phân hóa lãnh thổ.
Cho ví dụ.
Câu 1.8 (3,0 điểm): Phân tích tác động của các quy luật phi địa đới đến sự phân hóa lãnh
thổ. Cho ví dụ.
Câu 1.9 (3,0 điểm): Phân tích mối quan hệ giữa các quy luật tác động đến sự phân hóa
lãnh thổ. Cho ví dụ.
Câu 1.10 (3,0 điểm): Trình bày khái quát về sự phân hóa tự nhiên lãnh thổ Việt Nam
dưới tác động của các quy luật phân hóa lãnh thổ.
KHỐI 2.
Câu 2.1 (4,0 điểm): Khái niệm về cảnh quan. Phân tích cấu trúc của cảnh quan.
Câu 2.2 (4,0 điểm): Trình bày các nguyên tắc phân loại cảnh quan. Phân tích các dấu
hiệu phân loại cảnh quan ở cấp diện và cấp dạng địa lý.
Câu 2.3 (4,0 điểm): Trình bày nguyên tắc phân loại cảnh quan ở cấp cảnh địa lý và hệ
thống phân loại cảnh quan của V.A. Nhikôlaev (1978).
Câu 2.4 (4,0 điểm): Phân tích thực chất của phân vùng địa lý tự nhiên và các nguyên tắc
xây dựng hệ thống phân vị của phân vùng địa lý tự nhiên.
Câu 2.5 (4,0 điểm): Phân tích các chỉ tiêu chuẩn đoán các cấp phân vị trên cấp vùng của
phân vùng địa lý tự nhiên.
Câu 2.6 (4,0 điểm): Phân tích các chỉ tiêu chuẩn đoán cấp vùng địa lý.
Câu 2.7 (4,0 điểm): Trình bày giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn trong phòng của công tác
khảo sát thực địa để phân vùng cảnh quan.
Câu 2.8 (4,0 điểm): Trình bày giai đoạn khảo sát thực địa để phân vùng cảnh quan.
Câu 2.9 (4,0 điểm): Cảnh quan địa hóa là gì? Phân tích khả năng di động của các nguyên
tố hóa học trong cảnh quan.
Câu 2.10 (4,0 điểm): Phân tích hình thái cảnh quan trên quan điểm địa hóa. Ý nghĩa của
việc nghiên cứu địa hóa cảnh quan.
KHỐI 3.
Câu 3.1 (3,0 điểm): Trình bày đối tượng phân tích cảnh quan và những nguyên tắc phân
tích cảnh quan.
Câu 3.2 (3,0 điểm): Trình bày việc tiếp nhận bản đồ cảnh quan cho các mục đích sử dụng.
Câu 3.3 (3,0 điểm): Trình bày việc phân tích và đánh giá đơn tính những điều kiện địa lý
tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên dựa vào bản đồ cảnh quan.
Câu 3.4 (3,0 điểm): Sinh thái cảnh quan là gì? Phân tích sự cần thiết phải sinh thái hóa
cảnh quan hoặc cảnh quan hóa sinh thái?
Câu 3.5 (3,0 điểm): Phân tích thành phần và cấu trúc sinh thái cảnh quan.
Câu 3.6 (3,0 điểm): Phân tích các nhân tố chủ yếu của sinh thái cảnh quan. Cho ví dụ.
Câu 3.7 (3,0 điểm): Trình bày các quan điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
sinh thái cảnh quan.
Câu 3.8 (3,0 điểm): Trình bày việc xác lập đơn vị cơ bản cho xây dựng bản đồ cấu trúc
sinh thái cảnh quan.
Câu 3.9 (3,0 điểm): Trình bày việc nghiên cứu cảnh quan ứng dụng cho mục đích sản
xuất nông nghiệp. Cho ví dụ.
Câu 3.10 (3,0 điểm): Trình bày việc nghiên cứu cảnh quan cho mục đích quy hoạch tổng
hợp lãnh thổ. Cho ví dụ.