LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh
viên, nhằm củng cố lý thuyết và vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất.
Được sự phân công của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Quản lý
Đất đai – trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của
TS .Nguyễn Thị Khuy em đã tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “ Đánh giá tình hình
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất tại huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa”
Trong quá trình thực hiện chuyên đề, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, sự
đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện cho em hoàn thành
bản đề tài này.
Trước tiên, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội, khoa Quản lý Đất đai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học
tập, nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề.
Đặc biệt, em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Khuy đã trực tiếp
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài
này.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Như Thanh, phòng Tài nguyên và
Môi trường, Chi cục Thống Kê, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Như
Thanh và các tổ chức, cá nhân đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo
điều kiện về mọi mặt cho em trong quá trình thực hiện chuyên đề.
Cuối cùng, em kính chúc các thầy cô giáo và toàn thể các cán bộ tại Phòng
Tài nguyên và Môi trường huyện Như Thanh luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, công
tác tốt, có một năm đầy may mắn và thành công.
Như Thanh, ngày 26 tháng 04 năm 2016
Sinh viên
Lê Thị Dung
MỤC LỤC
- Dân số Nông thôn: 84.562 người, chiếm 93.88 %........................................................................30
DANH MỤC BẢNG BIỂU
- Dân số Nông thôn: 84.562 người, chiếm 93.88 %........................................................................30
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là nền tảng để định cư và tổ chức
các hoạt động kinh tế - xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu
sản xuất không thể thay thế được trong các hoạt động sản xuất của con người. Xã hội
phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực,
thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi
cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu sống của mình. Thực tế khách
quan cho thấy Đất đai có vai trò quan trọng như vậy nhưng lại là tài nguyên không tái
tạo, hạn chế về số lượng và bị giới hạn về diện tích. Vì vậy chúng ta phải quản lý và sử
dụng đất đai sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất.
Như Thanh là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Thanh hóa
được thành lập năm 1996, cách thành phố Thanh Hóa 35 km, chia thành 16 xã và một
thị trấn, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội. Dân số của huyện năm 2015
là 90.073 người, mật độ dân số là 153 người/km 2. Trong những năm gần đây, tốc độ
đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu
về đất ở và đất sản xuất đang là một bài toán khó đặt ra đối với nhà quản lý… Mặt
khác phần lớn diện tích đất ở đây chủ yếu là đất nông nghiệp, Đó là chưa kể đến việc
suy giảm diện tích do biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, đất đai là tư liệu sản xuất không
thể tách rời nên việc cấp Giấy chứng nhận là hết sức quan trọng và cần thiết, nó liên
quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với nhà nước. Là căn cứ
pháp lý đầy đủ để giải quyết mối quan hệ về đất đai. Tạo điều kiện cho nhà nước quản
lý và sử dụng đất có hiệu quả. Giấy chứng nhận có vai trò quan trọng, là căn cứ để xây
dựng các quyết định cụ thể, như các quyết định về đăng ký, theo dõi biến động kiểm
soát các giao dịch dân sự về đất đai, giúp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất yên tâm
đầu tư trên mảnh đất của mình.
Xuất pháp từ điều kiện thực tế cũng như tầm quan trọng của công tác cấp giấy
chứng nhận, được sự phân công của khoa quản lý đất đai cùng với sự hướng dẫn của
TS. Nguyễn Thị Khuy và sự giúp đỡ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện
Như Thanh, em tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “ Đánh giá tình hình cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất tại huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa”
1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1.Mục đích
- Tìm hiểu, đánh giá kết quả của công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn
huyện Như Thanh, tỉnh Thanh hóa.
- Xác định được những thuận lợi và khó khăn trong công tác cấp giấy chứng
nhận của huyện Như Thanh.
- Đề xuất những giải pháp khắc phục những khó khăn, góp phần thúc đẩy công
tác cấp giấy chứng nhận đạt được hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.
2.2.Yêu cầu
- Tìm hiểu, nắm chắc được các văn bản pháp quy liên quan đến công tác cấp
giấy chứng nhận.
- Số liệu, thông tin điều tra thu thập phải phản ánh trung thực, khách quan
thực trạng tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Như Thanh.
- Các giải pháp khắc phục phải có tính khả thi, phù hợp với thực trạng địa
phương và phù hợp với Luật Đất đai do nhà nước qui định.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tình hình cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện
Như Thanh
3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Như Thanh
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu
4.1.1.Tài liệu, số liệu thứ cấp
Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp được sử dụng để thu thập các
thông tin liên quan đến các nội dung nghiên cứu, gồm:
- Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, như: vị trí địa lý, địa hình, khí
hậu, thủy văn, dân số, lao động, tình hình phát triển kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng, ...
được thu thập tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Như Thanh.
2
- Số liệu về tài nguyên đất đai, tình hình quản lý đất đai và các số liệu có liên
quan đến sử dụng đất Phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Số liệu kết quả cấp giấy chứng nhận thu thập tại Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.
4.1.2.Tài liệu, số liệu sơ cấp
Điều tra, khảo sát khu vực nghiên cứu để nắm tổng quan thực trạng sử dụng đất,
những vướng mắc trong công tác cấp GCN tại địa phương.
4.2. Phương pháp thống kê
Phương pháp này được thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu, thống kê các
tài liệu, số liệu về tình hình sử dụng đất, kết quả cấp GCN
4.3. Phương pháp kế thừa
Kế thừa những số liệu, tài liệu báo cáo đã được phê duyệt, đồng thời bổ sung
vấn đề về các số liệu mới phù hợp với nội dung nghiên cứu.
4.4. Phương pháp xử lý số liệu
Trên cơ sở những tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành chọn lọc, sắp xếp lựa
chọn những thông tin phù hợp với chuyên đề. Sử dụng phần mềm Excel để phân tích,
tổ hợp và xử lý số liệu điều tra thu thập được.
4.5. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa yêu cầu đặt ra
của đề tài và điều kiện cụ thể của địa phương trong quá trình thực hiện công tác đăng
ký cấp giấy chứng nhận. Tiến hành so sánh chuỗi các số liệu từ đó phân tích sự biến
động qua các thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2014 liên quan đến cấp giấy chứng nhận từ
đó rút ra những hiệu quả đạt được sau khi thực hiện.
4.6. Phương pháp đánh giá
Đánh giá tình hình cấp GCN ở địa phương, việc thực hiện chủ trương của Đảng
và Nhà nước.
4.7. Phương pháp tổng hợp
Căn cứ vào các tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành thống kê để tổng hợp
thành các chỉ tiêu, tiêu chí phục vụ cho quá trình nghiên cứu, thể hiện cụ thể qua các
bảng thống kê, đồ thị
3
CHƯƠNG I: CÁC NGUỒN TÀI LIỆU THU THẬP HUYỆN NHƯ
THANH
1.1. Cơ sở pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận
1.1.1.Các văn bản do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành có quy định
về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận
- Luật Đất đai năm 1993 ngày 14/7/1993 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/1994.
Tiếp theo đó là Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai được Quốc hội khoá
IX thông qua ngày 02/12/1998 và Quốc hội khoá X thông qua ngày 29/06/2001.
- Luật Đất đai năm 2003 ngày 26/11/2003 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2004
của Quốc hội khoá XI, trong đó có quy định các vấn đề mang tính nguyên tắc về Giấy
chứng nhận; các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận, thực hiện nghĩa vụ tài chính
khi cấp Giấy chứng nhận; lập hồ sơ địa chính và về việc xác định diện tích đất ở đối
với các trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở; trình tự thực hiện các thủ
tục hành chính về đất đai để cấp Giấy chứng nhận hoặc chỉnh lý biến động về sử dụng
đất trên Giấy chứng nhận.
- Luật số 34/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ
sung điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121 của Luật Đất đai; Luật Đất đai năm 2003
sửa đổi và bổ sung năm 2009.
- Luật số 48/2010/QH12 ngày 17/6/2010 của Quốc hội về thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp.
- Luật Đất đai 2013 ngày 29/11/2013, có hiệu lực ngày 01/07/2014 do Quốc hội
ban hành. Trong đó quy định về vấn đề mang tính nguyên tắc về giấy chứng nhận, các
trường hợp được cấp giấy chứng nhận và thực hiện nghĩa vụ tài chính khi cấp giấy
chứng nhận, lập hồ sơ địa chính, việc xác định diện tích đất đối với các trường hợp
thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở, trình tự thực hiện nghĩa vụ tài chính khi cấp
giấy chứng nhận hoặc chỉnh lý biến động về sử dụng đất trên giấy chứng nhận.
1.1.2. Các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban
hành có quy định về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cùng các vấn đề liên quan
- Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển
khai thi hành Luật Đất đai 2003, trong đó có chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh để hoàn
thành cơ bản việc cấp Giấy chứng nhận trong năm 2005.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật
Đất đai.
4
- Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg ngày 22/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc
khắc phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật Đất đai, trong
đó chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh để hoàn thành cơ bản việc cấp Giấy chứng nhận
trong năm 2006.
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25 /05/2007 quy định bổ sung về việc cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình
tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu
nại về đất đai.
- Công văn số 1062/TTg – KTN của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
9/9/2009 về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất.
- Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Nghị định số 38/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/5/2011 sửa đổi, bổ sung
một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004, Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 và Nghị định số
160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Đất đai.
1.1.3.Các văn bản thuộc thẩm quyền của các Bộ, ngành ở Trung ương ban ngành
có quy định về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận
- Thông tư liên tịch số 1442/1999/TTLT-TCĐC-BTC ngày 21/9/1999 của liên
bộ tài chính và tổng cục địa chính hướng dẫn cấp Giấy chứng nhận theo Chỉ thị số
18/1999/CT-TTg.
- Thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC ngày 31/11/2001 của tổng cục địa chính hướng
dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 1/11/2004 về việc hướng dẫn lập, chỉnh
lý, quản lý hồ sơ địa chính nhằm hoàn thiện hồ sơ địa chính của cả nước, giúp cho quá
trình thống kê, kiểm kê đất đai được thuận lợi, dễ dàng và chính xác hơn.
- Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử
dụng đất.
- Quyết định số 08/2006/QĐ-BTMT ngày 21/7/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc ban hành Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử sụng đất.
5
- Thông tư 06/2007/TT-BTNMT ngày 2/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số
điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007.
- Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về hướng dẫn lập hồ sơ địa chính.
- Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP.
- Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 quy định về Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư số 16/2010/TT-BTNMT ngày 26/8/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai.
- Thông tư số 106/2010/TT-BTC ngày 26/07/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn
lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất.
- Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT/BTC-BTNMT ngày 08/01/2010 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành
bảng giá đất và điều chỉnh bảng giá đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
- Thông tư số 20/2010/ TT-BTNMT ngày 22/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định bổ sung về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ TNMT quy định về
Giấy chứng nhận, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ TNMT quy định về Hồ
sơ địa chính.
- Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ TNMT quy định về
Bản đồ địa chính.
- Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ TNMT quy định về
Thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
1.2.Nguồn tài liệu thu thập
1.2.1. Hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình
trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục
6
vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân
có liên quan.
Hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu sau:
1.2.1.1.Bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên
quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xác nhận.
Hiện nay toàn huyện Như thanh có 1079 tờ bàn đồ địa chính . Trong đó có:
- Tỷ 1/2000: 1067 tờ
- Tỷ lệ 1/1000: 52 tờ
- Việc đo đạc bản đồ địa chính được thực hiện từ năm 2006, 2007 đến nay. Các
mảnh đồ đều được lưu giữ tại Phòng địa chính xã và được lưu trữ trên máy tính điện tử
nên việc thu thập các mảnh bản đồ rất thuận tiện.
- Cơ quan đo vẽ : Trung tâm hỗ trợ Phát triển – Khoa học kỹ thuật – Mỏ Địa
Chất
Trong thời gian thực tập tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Như
Thanh, em đã thu thập được 3 mảnh bản đồ địa chính xã Phú Nhuận với các tỷ lệ và
mục đích sử dụng đất như sau:
Mảnh bản đồ số 25 (178563-9-a) được lập theo tỷ lệ 1/1000, có tổng số 503 thửa
đất, được sử dụng cho các mục đích: đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa khác, đất
nuôi trồng thủy sản nước ngọt, đất giao thông, đất thủy lợi, đất hằng năm khác, đất ở
nông thôn, đất mặt nước chuyên dùng, đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản và còn
lại là đất chưa sử dụng.
Mảnh bản đồ số 29 (178563-7-c) được lập theo tỷ lệ 1/1000, với tổng số 490
thửa. Đa số các thửa đất được sử dụng làm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa
khác. Ngoài ra còn được sử dụng vào các mục đích khác như: đất thủy lợi, đất trồng
cây hằng năm khác và còn lại là đất chưa sử dụng.
Mảnh bản đồ số 33 (178563-9-c) được lập theo tỷ lệ 1/1000, với tổng số 318
thửa, được sử dụng cho các mục đích: đất ở nông thôn, đất trồng cây hằng năm, đất
văn hóa, đất nuôi trồng thủy sản, đất giao thông, đất thủy lợi, đất mặt nước chuyên
dùng và đất chưa sử dụng.
1.2.1.2.Sổ mục kê đất đai
7
Dựa trên bản đồ địa chính thu thập sổ mục kê tại xã Phú Nhuận. Trong thời gian
thực tập, em đã thu thập được 11 trang sổ lập theo mẫu 02/ĐK tại Quyển số 01, được
ban hành theo thông tư số 29/2004/TT- BTNMT ngày 01 tháng 01 năm 2004 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
Quyển 01 lập cho các tờ bản đồ số: từ DC01 đến DC40.
11 trang sổ mục kê được ghi cho các tờ bản đồ:
-
DC23: Từ thửa đất số 165 đến thửa đất 399
DC24: Từ thửa số 01 đến thửa đất 50
DC34: Từ thửa đất 145 đến thửa đất 222
DC35: Từ thửa đất 01 đến thửa đất 103
1.2.1.3.Sổ địa chính
Dựa trên số lượng GCN đã cấp cho xã Phú Nhuận thu thập 10 trang sổ địa chính
theo mẫu 01/ĐK ban hành kèm theo thông tư số 29/2004/ TT-BTNMT ngày 01 tháng
11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản
lý hồ sơ địa chính tại hai quyển sổ K1và M1. Thời điểm lập ngày 16 tháng 10 năm
2006.
1.2.1.4. Sổ cấp giấy chứng nhận
Trong thời gian thực tập tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, em đã thu
thập được hai loại sổ cấp giấy chứng nhận:
- Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất quyển số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định về hồ sơ địa chính (Thu thập được 09 trang sổ).
- Sổ cấp giấy chứng nhận do xã Phú Nhuận tự lập ra để tiện cho việc theo dõi và
quản lý (Thu thập được 06 trang sổ).
1.2.1.5.Sổ theo dõi biến động đất đai
Trong quá trình thu thập tại xã không lập sổ mà theo dõi biến động theo sổ địa
chính và sổ mục kê đất đai
1.2.2.Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
1.2.2.1.Hệ thống biểu mẫu
Biểu mẫu thống kê năm 2015 đã được phê duyệt, bao gồm 12 bảng biểu:
-Biểu 01/TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai của huyện Như Thanh, tỉnh
Thanh Hóa.
8
- Biểu 02/TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê diện tích đất nông nghiệp của huyện Như
Thanh, tỉnh Thanh Hóa.
- Biểu 03/TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê diện tích đất phi nông nghiệp của huyện
Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa
- Biểu 04/TKĐĐ: thống kê, kiểm kê diện tích đất phân theo đơn vị hành chính
- Biểu 05a/TKĐĐ: Thống kê,kiểm kê diện tích đất theo mục đích được giao,
được thuê, được chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện.
- Biểu 05b/TKĐĐ: Tổng hợp các trường hợp được giao, được thuê, được chuyển
mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện.
- Biểu 06a/TKĐĐ: Kiểm kê diện tích đất đã chuyển mục đích sử dụng khác với
hồ sơ địa chính.
- Biểu 06b/TKĐĐ: Danh sách các trường hợp đã chuyển mục đích sử dụng đất
khác với hồ sơ địa chính.
- Biểu 07/TKĐĐ: Kiểm kê diện tích đất có sử dụng kết hợp vào mục đích khác
- Biểu 08/TKĐĐ: Kiểm kê diện tích đất khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh
học.
- Biểu 09/TKĐĐ: Kiểm kê diện tích đất trong các khu vực tổng hợp.
- Biểu 10/TKĐĐ: Phân tích nguyên nhân tăng, giảm diện tích của các loại đất.
- Biểu 11/TKĐĐ: Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất và đối tượng sử
dụng, quản lý đất.
- Biểu 12/TKĐĐ: Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất năm 2015 so
với năm 2010 và năm 2005
1.2.2.2.Báo cáo thuyết minh kết quả kiểm kê đất đai năm 2014
Trong báo thuyết minh được chia thành 3 phần:
- Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
Báo cáo kiểm kê đất đai đã thể hiện một cách đầy đủ và chi tiết nhất về hai vấn
đề chính:
Thứ nhất, về điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, môi trường và
các nguồn tài nguyên đặc trưng và khái quát nhất ở Như Thanh.
Thứ hai, nhắc đến huyện Như Thanh, một huyện miền núi đang trong quá trình
phát triển và đổi mới. Cơ cấu kinh tế trong những năm qua đang có sự thay đổi rõ rệt,
9
UBND huyện phối hợp với các phòng ban tập trung xây dựng Như Thanh thành một
trung tâm kinh tế - chính trị sầm uất, chú trọng phát triển khu đô thị và khu dân cư
nông thôn, từng bước xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
- Phần II: Công tác kiểm kê đất đai năm 2014
Được sự phân công UBND huyện Như Thanh, phòng Tài Nguyên và môi trường
đã tổ chức thực hiện công tác kiểm kê đất đai, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tổng
hợp kiểm kê diện tích đất đai theo mục đích sử dụng đến 31/12/2014 so với kỳ kiểm kê
2010 và 2005, so sánh tăng giảm và phân tích cụ thể nguyên nhân tăng giảm diện tích
các loại đất kỳ kiểm kê 2014 so với năm 2010, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất đến 31/12/2014. Công tác kiểm kê đất đai năm 2014 giúp cho
việc điều hành đồng bộ công tác quản lý sử dụng đất thống nhất từ tỉnh đến cơ sở, có
tính khả thi cao, bảo đảm tuân thủ theo pháp luật.
- Phần III: Kết luận và đề nghị
Đưa ra kết quả đạt được và những giải pháp cần phải thực hiện trong thời gian
tới: đo đạc lại bản đồ lâm nghiệp, giải quyết chấm dứt các vị trí tranh chấp về địa giới
hành chính.
1.2.3.Hồ sơ đăng ký đất đai
1.2.3.1.Hồ sơ đăng ký đất đai lần đầu
Trong thời gian thực tập, em đã thu thập được 5 bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng
nhận lần đầu gồm:
a.Trường hợp 1: Cấp GCN đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt cho bà Bùi Thị
Huyên
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu 04a/ĐK quy định tại phụ lục 01 ban hành kèm
theo thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
- Giấy chứng nhận theoThông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính.
b.Trường hợp 2: Cấp GCN cho hộ gia đình ông Bùi Văn Đàm đối với thửa đa
mục đích( ONT, CLN, TSN)
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu 04a/ĐK quy định tại phụ lục 01 ban hành kèm
theo thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
10
- Giấy chứng nhận theoThông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Đơn xin giao đất
- Biên bản kiểm tra, thẩm định thực địa hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất theo mẫu số 04/BBKTTĐ
- Trích đo bản đồ địa chính
- Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà, đất
- Tờ khai tiền sử dụng đất mẫu 01/TSDĐ ban hành kèm theo thông tư số
156/2013/TT-BTC này 06/11/2013 của Bộ Tài Chính.
- Và các giấy tờ cá nhân cần thiết cho việc cấp giấy như: Chứng minh thư nhân
dân, sổ hộ khẩu.
c. Trường hợp 3: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất ở tại nông
thôn cho bà Bùi Thị Thóc.
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu 04a/ĐK quy định tại phụ lục 01 ban hành kèm
theo thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
- Giấy chứng nhận theoThông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà, đất của Chi cục thuế Như Thanh theo mẫu
số 01-1/LPTB ban hành kèm theo thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 của
Bộ Tài Chính.
- Phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính theo mẫu 0205/VPĐK.
- Tờ trình về việc đề nghị xét cấp đất ở cho bà Bùi Thị Thóc thôn 11 xã Xuân
Du.
- Tờ trình về việc đề nghị phê duyệt giá xét cấp đất ở.
- Biên bản kiểm tra thực địa thửa tại thôn 11 xã Xuân Du.
d. Trường hợp 4: Cấp GCN đa mục đích cho hộ gia đình ông Vi Văn Luyện
( ONT, CLN).
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu 04a/ĐK quy định tại phụ lục 01 ban hành kèm
theo thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
11
- Biên bản kiểm tra, thẩm định thực địa hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất theo mẫu 04/BBKTTĐ.
- Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà, đất 01/LPTB ban hành kèm theo thông tư số
156/2013/TT-BTC này 06/11/2013 của Bộ Tài Chính.
- Tờ khai tiền sử dụng đất mẫu 01/TSDĐ ban hành kèm theo thông tư số
156/2013/TT-BTC này 06/11/2013 của Bộ Tài Chính.
- Trích đo Bản đồ địa chính.
- Các giấy tờ cá nhân như: Chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu.
e. Trường hợp 5: Cấp giấy GCN đất lâm nghiệp cho hộ ông Trương Văn Xuân
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu 04a/ĐK quy định tại phụ lục 01 ban hành kèm
theo thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
- Giấy chứng nhận theoThông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Hồ sơ kỹ thuật thửa đất.
- Phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính theo mẫu 0205/VPĐK.
- Các giấy tờ cá nhân như: Chứng minh thư nhân dân.
1.2.3.3.Hồ sơ đăng ký biến động đất đai ( thu thập được 3 hồ sơ)
a. Trường hợp 1: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Bà Vũ Thị Lan
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu cũ.
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo mẫu số 37/HĐCN
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu 03/BĐS.TNC ban hành kèm theo
thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài Chính.
- Phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính theo mẫu 0205/VPĐK.
- Thông báo nộp thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân chuyển nhượng bất động
sản Ban hành kèm theo thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của bộ Tài
Chính.
12
- Thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà, đất của Chi cục thuế Như Thanh theo mẫu
số 01-1/LPTB ban hành kèm theo thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 của
Bộ Tài Chính.
- Các giấy tờ cá nhân như: Chứng minh thư nhân dân.
b. Trường hợp 2: Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận cho hộ gia đình ông Nguyễn
Thiên Hanh.
- Biên bản kiểm tra, thẩm định thực địa hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ở .
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu 03/BĐS.TNC ban hành kèm theo
thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài Chính.
- Đơn xin xác nhận diện tích đất đang sử dụng của ông Nguyễn Thiên Hanh viết
tay.
- Giấy chứng nhận theoThông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu cũ.
- Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu số 10/ĐK-GCN.
- Các giấy tờ cá nhân như: Chứng minh thư nhân dân.
c. Trường hợp 3: Tặng cho quyền sử dụng đất cho hộ gia đình Lê Doãn Minh
- Giấy chứng nhận theoThông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu cũ.
- Hợp đồng tặng, cho quyền sử đất theo mẫu số 41/HĐTC.
- Lời công chứng của công chứng viên hoặc chứng thực của UBND xã, thị trấn.
- Biên bản kiểm tra, thẩm định thực địa và hồ sơ tặng cho, quyền sử dụng đất ở,
nhà ở.
- Đơn đề nghị xác nhận mối quan hệ
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu 03/BĐS.TNC ban hành kèm theo
thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài Chính.
- Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà, đất 01/LPTB ban hành kèm theo thông tư số
156/2013/TT-BTC này 06/11/2013 của Bộ Tài Chính.
13
- Phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính theo mẫu 0205/VPĐK.
1.2.4. Báo cáo về tình hình cấp GCN trong giai đoạn từ 2011 – 2015
Dựa trên cơ sở kết quả công tác chuyên môn thường xuyên , Phòng Tài nguyên
và Môi trường tổng hợp báo cáo kết quả công tác cấp giấy chứng nhận hằng năm.
Trong quá trình thực tập tại huyện Như Thanh, em đã thu thập được báo cáo cấp giấy
chứng nhận giai đoạn 2011-2015.Báo cáo bao gồm hai phần chính:
- Phần I: Kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hằng năm, phương hướng ,
nhiệm vụ và mục tiêu và giải pháp cho năm tới.
- Phần II: Đánh giá công tác chỉ đạo điều hành mỗi năm
1.2.5. Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm
2020
1.2.6.Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội huyện Như Thanh năm 2015
1.3 . Đánh giá nguồn tài liệu thu thập được so với các văn bản pháp quy hiện
hành
Tất cả các tài liệu được thu thập từ các phòng ban thuộc UBND huyện Như
Thanh. Các tài liệu thu thập để phục vụ công tác thống kê đất đai năm 201 5 đều được
đảm bảo và đã được xác nhận đầy đủ.
1.3.1. Hồ sơ địa chính
1.3.1.1. Bản đồ địa chính
Nhìn chung, tất cả các mảnh bản đồ địa chính thu thập được tại huyện Như
Thanh đều đúng tỷ lê, cách ký hiệu các loại đất phù hợp với quy định của bộ tài
nguyên và môi trường. Tuy nhiên, chưa có thực hiện chỉnh lý biến động trên các mảnh
bản đồ.
1.3.1.2. Sổ cấp giấy chứng nhận
Trong thời gian thực tập tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, e đã thu thập
được hai loại sổ cấp giấy chứng nhận:
- Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất quyển số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định về hồ sơ địa chính (Thu thập được 09 trang sổ).
Nhận xét: Mẫu sổ cấp giấy chứng nhận thu thập được tại huyện như Thanh đã
lập đúng theo quy định. Tuy nhên, còn mắc một số lỗi sau:
14
- Các trang sổ chưa được đánh số trang làm cho người xem không phân biệt
được thứ tự trang.
- Ngày kí GCN chưa ghi năm dẫn đến không phân biệt được ký vào năm nào.
- Ngày giao GCN còn thiếu, họ tên chữ ký người nhận ký không đúng theo cột,
hàng sai quy định.
- Chưa có cập nhật chỉnh lý biến động.
- Sổ cấp giấy chứng nhận do xã Phú Nhuận tự lập ra để tiện cho việc theo dõi và
quản lý (Thu thập được 06 trang sổ).
=> Mẫu sổ lập tại xã Phú Nhuận khá rõ ràng, chi tiết, khoa học và dễ hiểu.
1.3.1.3.Sổ mục kê đất đai
Dựa trên bản đồ địa chính thu thập sổ mục kê tại xã Phú Nhuận. Trong thời gian
thực tập, em đã thu thập được 11 trang sổ lập theo mẫu 02/ĐK tại Quyển số 01, được
ban hành theo thông tư số 29/2004/TT- BTNMT ngày 01 tháng 01 năm 2004 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
Quyển 01 lập cho các tờ bản đồ số: từ DC01 đến DC40.
11 trang sổ mục kê được ghi cho các tờ bản đồ:
-
DC23: Từ thửa đất số 165 đến thửa đất 399
DC24: Từ thửa số 01 đến thửa đất 50
DC34: Từ thửa đất 145 đến thửa đất 222
DC35: Từ thửa đất 01 đến thửa đất 103
Nhận xét: Trong quá trình thu thập và phân tích tài liệu, em nhận thấy mẫu sổ
mục kê ghi đúng theo quy định tại thông tư 29/2004/TT-BTNMT: có đầy đủ các cột
( số thứ tự, tên người sử dụng, quản lý; diện tích; mục đích sử dụng, ghi chú) và trang
số, được ghi khá chi tiết, khoa học. Bên cạnh đó, vẫn còn một số hạn chế như việc
chỉnh lý biến động chưa được cập nhật thường xuyên, mới chỉ ghi chỉnh lý cho một vài
thửa.
1.3.1.4.Sổ địa chính
Dựa trên số lượng GCN đã cấp cho xã Phú Nhuận thu thập 10 trang sổ địa chính
theo mẫu 01/ĐK ban hành kèm theo thông tư số 29/2004/ TT-BTNMT ngày 01 tháng
11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản
lý hồ sơ địa chính tại hai quyển sổ K1 và M1. Thời điểm lập ngày 16 tháng 10 năm
2006.
Nhận xét: Mẫu sổ ghi đúng theo quy định, đã có chỉnh lý biến động. Tuy nhiên,
còn mắc một số lỗi sau:
15
- Thông tin cá nhân của người sử dụng đất còn thiếu chưa đầy đủ về: số chứng
minh thư nhân dân, số hộ khẩu, ngày cấp.
- Trong phần ghi thông tin về thửa đất cần ghi rõ hơn tại cột diện tích nếu không
sử dụng chng thì phải ghi “ không”.
+ Thiếu số phát hành GCN quyền sử dụng đất và số vào sổ cấp GCN quyền sử
dụng đất.
1.3.2.Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện Như Thanh thực hiện còn
chậm so với quy định.
1.3.2.1.Hệ thống biểu mẫu
Biểu mẫu thống kê năm 2015 đã được phê duyệt, bao gồm 12 bảng biểu:
-Biểu 01/TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai của huyện Như Thanh, tỉnh
Thanh Hóa.
- Biểu 02/TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê diện tích đất nông nghiệp của huyện Như
Thanh, tỉnh Thanh Hóa.
- Biểu 03/TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê diện tích đất phi nông nghiệp của huyện
Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa
- Biểu 04/TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê diện tích đất phân theo đơn vị hành chính
- Biểu 05a/TKĐĐ: Thống kê,kiểm kê diện tích đất theo mục đích được giao,
được thuê, được chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện.
- Biểu 05b/TKĐĐ: Tổng hợp các trường hợp được giao, được thuê, được chuyển
mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện.
- Biểu 06a/TKĐĐ: Kiểm kê diện tích đất đã chuyển mục đích sử dụng khác với
hồ sơ địa chính.
- Biểu 06b/TKĐĐ: Danh sách các trường hợp đã chuyển mục đích sử dụng đất
khác với hồ sơ địa chính.
- Biểu 07/TKĐĐ: Kiểm kê diện tích đất có sử dụng kết hợp vào mục đích khác
- Biểu 08/TKĐĐ: Kiểm kê diện tích đất khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh
học.
- Biểu 09/TKĐĐ: Kiểm kê diện tích đất trong các khu vực tổng hợp.
- Biểu 10/TKĐĐ: Phân tích nguyên nhân tăng, giảm diện tích của các loại đất.
16
- Biểu 11/TKĐĐ: Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất và đối tượng sử
dụng, quản lý đất.
- Biểu 12/TKĐĐ: Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất năm 2015 so
với năm 2010 và năm 2005
Nhận xét: Mẫu biểu thu thập đã đầy đủ và đúng quy định hiện hành, đã được
lược bỏ, giảm bớt 1 số mục để phù hợp với hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn. Ngoài
ra, cần chú ý một số điểm sau:
- Các loại đất không có tại địa phương thu thập thì nên lược bỏ để phù hợp với
hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện.
- Các thông tin ở các hàng, cột nếu không có thì ghi “ không” hoặc dấu gạch “-“.
1.3.2.2.Hồ sơ đăng ký đất đai
Trong quá trình thu thập và phân tích tài liệu tu thập, em nhận thấy hầu hết các
hồ sơ đăng ký đất đai khá đầy đủ và được sắp xếp gọn gàng, khoa học, có kho lưu trữ
hồ sơ rất thuận tiện cho việc thu thập. Tuy nhiên, bên cạnh đó không tránh khỏi những
sai sót.
1.3.2.2.1.Hồ sơ đăng ký đất đai ban đầu
a.Trường hợp 1: Cấp GCN đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt cho bà Bùi Thị
Huyên
Nhận xét: Trong trường hợp này, bộ hồ sơ này còn thiếu tờ trình, quyết định,
đơn xin giao đất, thông báo công khai của hội đồng xét duyệt đất đai.
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất: Phần ghi của nhận hồ sơ chưa ghi rõ ngày, tháng; số vào
sổ tiếp nhận, quyển số bao nhiêu; đặc biệt là chữ ký của người nhận hồ sơ. Thiếu
thông tin về mục đích sử dụng đất, thời điểm, thời hạn sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng
đất, thiếu ngày tháng viết đơn, thiếu thông tin về người nhận hồ sơ.
b.Trường hợp 2: Cấp GCN cho hộ gia đình ông Bùi Văn Đàm đối với thửa đa
mục đích( ONT, CLN, TSN)
Nhận xét: Bộ hồ sơ còn thiếu những giấy tờ và những lỗi sai sót sau:
- Còn thiếu tờ trình, quyết định, đơn xin giao đất, thông báo công khai của hội
đồng xét duyệt đất đai.
- Chưa có phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất lần đầu: thiếu thông tin cá nhân của người sử dụng đất,
17
phần đề nghị của người sử dụng đất chưa tích vào ô lựa chọn hình thức cấp, chưa ghi
rõ nguồn gốc sử dụng, phần thửa đất nếu diện tích không sử dụng chung phải ghi “
không”. Phần ghi của người nhận hồ sơ phải ghi đầy đủ, rõ ràng “số vào sổ”, quyển
bao nhiêu, ngày tiếp nhận hồ sơ, ký ghi rõ họ tên. Thiếu ý kiến cũng như chữ ký của
cơ quan đăng ký đất đai.
c. Trường hợp 3: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất ở tại nông
thôn cho bà Bùi Thị Thóc.
Nhận xét: Trong trường hợp này, tuy đã tương đối đầy đủ về giấy tờ pháp lý có
liên quan phục vụ cho mục đích đăng ký cấp GCN tuy nhiên những giấy tờ đó thì
trong bộ hồ sơ này còn thiếu quyết định, thông báo công khai của hội đồng xét duyệt
đất đai.
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất lần đầu: thiếu thông tin cá nhân của người sử dụng đất,
phần đề nghị của người sử dụng đất chưa tích vào ô lựa chọn hình thức cấp, phần thửa
đất nếu diện tích không sử dụng chung phải ghi “ không”. Phần ghi của người nhận hồ
sơ phải ghi đầy đủ, rõ ràng “số vào sổ”, quyển bao nhiêu, ngày tiếp nhận hồ sơ, ký ghi
rõ họ tên.
d. Trường hợp 4: Cấp GCN đa mục đích cho hộ gia đình ông Vi Văn Luyện
( ONT, CLN).
Nhận xét: Bộ hồ sơ của hộ gia đình ông Vi Văn Luyện còn thiếu 1 số giấy tờ,
thủ tục pháp lý phục vụ cho quá trình đăng ký cấp GCN như: thiếu quyết định, tờ
trình, đơn xin giao đất thông báo công khai của hội đồng xét duyệt đất đai.
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất lần đầu: thiếu thông tin cá nhân của người sử dụng đất,
phần đề nghị của người sử dụng đất chưa tích vào ô lựa chọn hình thức cấp, chưa ghi
rõ nguồn gốc sử dụng, phần thửa đất nếu diện tích không sử dụng chung phải ghi “
không”. Phần ghi của người nhận hồ sơ phải ghi đầy đủ, rõ ràng “số vào sổ”, quyển
bao nhiêu, ngày tiếp nhận hồ sơ, ký ghi rõ họ tên. Những giấy tờ nộp kèm theo và
phần ghi nợ nghĩa vụ tài chính không có ghi “ không”. Thiếu ý kiến cũng như chữ ký
cử cơ quan đăng ký đất đai.
e. Trường hợp 5: Cấp giấy GCN đất lâm nghiệp cho hộ ông Trương Văn Xuân
Nhận xét: Bộ hồ sơ còn thiếu khá nhiều giấy tờ để đăng ký cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất như: tờ trình, quyết định, đơn xin giao đất, thông báo công khai của
hội đồng xét duyệt.
18
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất lần đầu: thiếu thông tin cá nhân của người sử dụng đất,
phần đề nghị của người sử dụng đất chưa tích vào ô lựa chọn hình thức cấp, chưa ghi
rõ nguồn gốc sử dụng, phần thửa đất nếu diện tích không sử dụng chung phải ghi “
không”. Phần ghi của người nhận hồ sơ phải ghi đầy đủ, rõ ràng “số vào sổ”, quyển
bao nhiêu, ngày tiếp nhận hồ sơ, ký ghi rõ họ tên. Thiếu ý kiến cũng như chữ ký cử cơ
quan đăng ký đất đai.
1.3.2.2.2..Hồ sơ đăng ký biến động đất đai ( thu thập được 3 hồ sơ)
a. Trường hợp 1: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Bà Vũ Thị Lan
Nhận xét: Bộ hồ sơ còn thiếu những giấy tờ quan trọng: Đơn đăng ký biến
động đất đai, tài sản khác gắn liền với đất, tờ trình, thông báo khai kết quả của hội
đồng xét duyệt đất đai còn lại nhìn chung cũng đã đầy đủ giấy tờ pháp lý có liên quan
phục vụ cho quá trình thực hiện thủ tục cấp GCN.
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất lần đầu: thiếu thông tin cá nhân của người sử dụng đất,
phần đề nghị của người sử dụng đất chưa tích vào ô lựa chọn hình thức cấp, phần thửa
đất nếu diện tích không sử dụng chung phải ghi “ không”. Phần ghi của người nhận hồ
sơ phải ghi đầy đủ, rõ ràng “số vào sổ”, quyển bao nhiêu, ngày tiếp nhận hồ sơ, ký ghi
rõ họ tên.
b. Trường hợp 2: Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận cho hộ gia đình ông Nguyễn
Thiên Hanh.
Nhận xét: Đơn đăng ký cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
thiếu một số thông tin sau: thiếu thông tin cá nhân của người sử dụng đất, phần đề nghị
của người sử dụng đất chưa tích vào ô lựa chọn hình thức cấp, phần thửa đất nếu diện
tích không sử dụng chung phải ghi “ không”. Phần ghi của người nhận hồ sơ phải ghi
đầy đủ, rõ ràng “số vào sổ”, quyển bao nhiêu, ngày tiếp nhận hồ sơ, ký ghi rõ họ tên.
Thiếu chữ ký của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
c.Trường hợp 3: Tặng cho quyền sử dụng đất cho hộ gia đình Lê Doãn Minh
Nhận xét: Bộ hồ sơ còn thiếu những giấy tờ quan trọng: Đơn đăng ký biến
động đất đai, tài sản khác gắn liền với đất, tờ trình, thông báo khai kết quả của hội
đồng xét duyệt đất đai còn lại nhìn chung cũng đã đầy đủ giấy tờ pháp lý có liên quan
phục vụ cho quá trình thực hiện thủ tục cấp GCN.
-Tờ đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu và biến động thường gặp phải những lỗi sau:
19
thiếu thông tin cá nhân của người sử dụng đất, phần đề nghị của người sử dụng đất
chưa tích vào ô lựa chọn hình thức cấp, một số hồ sơ chưa ghi rõ nguồn gốc sử dụng,
phần thửa đất nếu diện tích không sử dụng chung phải ghi “ không”. Phần ghi của
người nhận hồ sơ phải ghi đầy đủ, rõ ràng “số vào sổ”, quyển bao nhiêu, ngày tiếp
nhận hồ sơ, ký ghi rõ họ tên.
1.4. Đánh giá chung những thuận lợi và khó khăn trong việc thu thập tài liệu và
nguồn tài liệu thu thập được
1.4.1. Thuận lợi
Việc thu thập tài liệu được thực hiện hết sức thuận lợi nhờ có sự giúp đỡ tận tâm,
nhiệt tình của các cán bộ làm việc tại trụ sở UBND huyện Như Thanh, đặc biệt các cán
bộ tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, các công chức làm việc tại bộ phận 1 cửa
(phòng tiếp nhận và trả hồ sơ).
Các tài liệu về hồ sơ địa chính được các cán bộ địa chính sắp xếp gọn gàng,
ngăn nắp; các tài liệu về đăng ký cấp GCN lần đầu, đăng ký biến động đất đai được
sắp xếp riêng biệt, trong đó các bộ hồ sơ về đăng ký biến động được lưu trữ theo từng
loại biến động như chuyển nhượng, tặng cho, cấp đổi cấp lại,… khiến cho việc tìm
kiếm và thu thập được dễ dàng và không tốn nhiều thời gian.
1.4.2. Khó khăn
- Cơ sở hạ tầng của huyện còn thiếu thốn, chỉ có các máy photo, máy in khổ A4
và không có các quán photo tài liệu ngoài UBND huyện, do đó muốn sao chép tài liệu
với khổ giấy cỡ lớn, phải đi đến thành phố khiến cho việc sao chép, thu thập tài liệu
mất nhiều thời gian, công sức.
- Các nguồn tài liệu cần thu thập có liên quan đến nhiều lĩnh vực, được lưu trữ ở
nhiều nơi gây một số khó khăn trở ngại cho việc thu thập, tìm kiếm tài liệu.
- Là cơ quan tiếp nhận và giải quyết 1 lượng hồ sơ tương đối lớn nên trong quá
trình tiếp nhận còn thiếu sót về thông tin người nhận cũng như việc rà soát thông tin
của người làm hồ sơ đăng ký còn bị sót dẫn đến việc thông tin về người lập hồ sơ.
- Đội ngũ cán bộ trẻ, trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa có nhiều kinh
nghiệm dẫn đến trong quá trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ còn xảy ra nhiều sai
sót,nhầm lẫn.
- Số lượng hồ sơ đăng ký đất đai hằng năm khá nhiều được lưu trữ dưới dạng hồ
sơ giấy gây nhiều khó khăn trong việc phân loại và sắp xếp.
- Các nguồn tài liệu thu thập được hầu hết làm theo thông tư, nghị định cũ chưa
cập nhật theo cái mới.
20
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẤP GCN TẠI HUYỆN
NHƯ THANH, TỈNH THANH HÓA
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội của
huyện Như Thanh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Như Thanh là một huyện miền núi phía Tây Nam của tỉnh Thanh Hoá, có
toạ độ địa lý: từ 19048’11’’ đến 19021’57’’ vĩ độ Bắc; Từ 105026’45’’ đến 105039'46’’
kinh độ Đông.
Ranh giới hành chính của huyện như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá;
- Phía Nam giáp huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An;
- Phía Đông giáp huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá;
- Phía Tây giáp huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
Huyện Như Thanh có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh của tỉnh Thanh Hoá, khu vực Tây Nam nước ta và cả nước; là vùng
đầu nguồn của các hệ thống sông, suối của tỉnh Thanh Hoá, có ý nghĩa rất lớn và quan
trọng về vị trí phòng hộ, dự trữ nguồn nước, giảm tác động thiên tai và bảo vệ môi
trường sinh thái đối với cả tỉnh. Huyện có quốc lộ 45 chạy qua, gần đường Hồ Chí
Minh nối miền núi với các huyện đồng bằng, các trung tâm phát triển của tỉnh, thành
phố Thanh Hóa và các tỉnh, thành phố trong cả nước, là điều kiện thuận lợi về giao lưu
kinh tế với các vùng lân cận trong tỉnh.
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình huyện Như Thanh tương đối phức tạp, cao thấp xen kẽ lẫn nhau, độ
cao trung bình xấp xỉ 100 m so với mặt nước biển, phía Tây có hệ núi đồi chạy song
song với hồ sông Mực, độ cao trung bình 200 – 300 m, phía Nam và phía Bắc là dãy
đồi núi thấp xen kẽ núi đá vôi, địa hình ít phức tạp độ cao trung bình 100 – 150 m, độ
dốc từ 15 - 250. Địa hình, thoải dần từ tây bắc xuống đông nam (phía bắc huyện) và từ
tây nam xuống đông bắc (phía nam huyện). Được chia theo các cấp độ dốc sau:
- Độ dốc I (dưới 300): ở độ dốc này có diện tích là 3.610,83 ha, tầng dầy từ
100cm trở lên.
- Độ dốc II ( 300 - 800): có diện tích 15.634,10 ha có tầng đất dầy 90 cm.
21
- Độ dốc III (800 - 150): có diện tích 13.529,38 ha, tầng dầy từ 70 cm trở lên.
- Độ dốc IV, V, VI (>150): có diện tích 24.068,63 ha có tầng dầy 70 cm trở lên.
2.1.1.3. Khí hậu
Huyện Như Thanh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, một năm
có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh có sương giá, ít mưa, độ ẩm thấp, trời khô hanh. Mùa
hè nóng có gió tây nam khô nóng, mưa nhiều, có giông bão xảy ra từ tháng 7 đến
tháng 10 kèm theo lốc, lũ lụt. Nhiệt độ trung bình năm 230C.
*Lượng mưa trung bình năm từ 1.600 - 1.800 mm, thường tập trung từ tháng 5
đến tháng 10 (chiếm trên 85% lượng mưa cả năm), nhiều nhất là các tháng 7, tháng 8
và tháng 9. Số ngày mưa trong năm khá nhiều từ 120 - 130 ngày.
*Độ ẩm – bốc hơi:
Bình quân năm 86,0%, độ ẩm lớn nhất 97,0%, độ ẩm nhỏ nhất 19,0%.
Lượng bốc hơi bình quân nhiều năm 929,9 mm. Bốc hơi ngày lớn nhất 16 mm,
bốc hơi ngày nhỏ nhất 0,1 mm.hơi ngày lớn.
*Nhiệt độ:
Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 1.600 mm – 1.800 mm, thường tập trung
từ tháng 5 đến tháng 10 (chiếm trên 85% lượng mưa cả năm), nhiều nhất là vào các
tháng 7, tháng 8, tháng 9. Số ngày mưa trong năm khá nhiều 120 - 130 ngày.
*Gió bão:
Gió mùa tây nam (gió Lào) khô nóng vào mùa hè từ tháng 4 đến tháng 7, gió
mùa đông bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau có tính chất khô hanh, có khi kép
theo mưa phùn, gió rét. Tốc độ gió trung bình tháng: 1,2 – 1,8 m/s
Bão thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, kéo theo mưa lớn dẫn đến sạt lở.
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
2.1.2.1. Tài nguyên đất
Năm 2015 tỉnh Thanh Hoá đã tiến hành việc điều tra nông hoá thổ nhưỡng và
xây dựng bản đồ đất tỉnh Thanh Hoá tỉ lệ 1: 50000 theo hệ thống phân loại FAO.
Theo kết quả điều tra nông hoá thổ nhưỡng và xây dựng bản đồ đất tỉnh Thanh
Hoá năm 1998 của Hội khoa học đất Việt Nam cho thấy đất đai của huyện Như Thanh
được hình thành từ đá mẹ bao gồm nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất xám kết von lẫn nông: loại đất này có ở những nơi có đồi núi thấp,
độ dốc cấp IV. Đây là loại đất chiếm tỉ lệ lớn diện tích điều tra của huyện Như Thanh,
22