Tải bản đầy đủ (.docx) (215 trang)

Sách thực hành kế toán tương đương 2 năm kinh nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.8 MB, 215 trang )

MỤC LỤC


CHƯƠNG 1: CÁC CÔNG VIỆC KẾ TOÁN CẦN LÀM TRONG DOANH NGHIỆP MỚI
THÀNH LẬP
Công ty mới thành lập kế toán cần làm những gì? Cần khai báo những gì với
cơ quan thuế? Các công việc kế toán cần làm trong doanh nghiệp mới thành lập:
Sau khi Doanh nghiệp nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh, kế toán cần làm
những việc sau:
1.1 Kê khai thuế môn bài

- Nếu công ty mới thành lập mà chưa có phát sinh hoạt động SXKD: Thì hạn nộp tơ
khai và tiền thuế môn bài là 30 ngày kể từ ngày cấp giấy phép ĐKKD.
- Nếu công ty mới thành lập mà có phát sinh hoạt động SXKD: Thì chậm nhất là
ngày cuối cùng của tháng thành lập theo giấy phép ĐKKD.
- Những DN thành lập 6 tháng đầu năm: Phải nộp thuế Môn bài cả năm
- Những DN thành lập 6 tháng cuối năm (từ 01/07 về cuối năm): Sẽ nộp thuế Môn
bài: 1/2 năm.
Chú ý: Nộp tơ khai thuế môn bài và nộp tiền thuế môn bài luôn nhé.
1.2 Kê khai thuế GTGT

Những DN mới thành lập thì kê khai thuế GTGT theo QUY và kê khai theo phương
pháp trực tiếp.
- Sau khi hoạt động đủ 12 tháng thì sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương
lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để xác định kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý.
- Nếu > 50 tỷ thì kê khai theo tháng. Nếu < 50 tỷ thì kê khai theo quý.
Ví dụ:
- Công ty ABC bắt đầu hoạt sản xuất kinh doanh từ tháng 01/2015, thì năm 2015
thực hiện khai thuế GTGT theo quý. Sau đó căn cứ vào doanh thu của năm 2015 (đủ 12
tháng của năm dương lịch) để xác định kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý cho
năm 2016.


- Nhưng nếu Công ty ABC bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh từ tháng 8/2014
thì năm 2014, 2015 kê khai thuế GTGT theo quý. Sau đó căn cứ vào doanh thu của năm
2015 để xác định kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý cho năm 2016.
Nếu DN mới thành lập muốn kê khai theo phương pháp khấu trừ thì:
- Phải có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh hoặc hoá đơn đầu vào mua sắm TSCĐ,
máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ.
- Và nộp mẫu 06/GTGT
(Theo Thông tư 119/2014/TT- BTC và Thông tư 156/2013/TT-BTC)
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:
- Thơi hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng
sau.
- Thơi hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo quý chậm nhất là ngày 30 của quý sau.
2


1.3 Khai thuế TNDN

- DN mới thành lập: Hàng quý sẽ phải làm: Tự tính tiền thuế tạm nộp hàng quý thuế
suất là 22%.
- Kết thúc năm tài chính nếu Doanh thu bình quân của các tháng trong năm < 1,67
tỷ thì DN quyết toán thuế TNDN theo thuế suất 20%.
- Thơi hạn nộp tiền thuế TNDN tạm tính theo quý: Chậm nhất là ngày thứ 30 của
quý sau.(Cụ thể: 30/04, 30/7, 30/10, 30/01)
1.4 Khai thuế TNCN

- DN mới thành lập sẽ phải kê khai thuế GTGT theo tháng nên ta sẽ xét 2 trương hợp
như sau:
+ Nếu trong tháng phát sinh số thuế TNCN phải nộp > 50.000.000 thì kê khai theo
tháng.
+ Nếu trong tháng phát sinh số thuế TNCN phải nộp < 50.000.000 thì kê khai theo

quý.
Ví dụ: Năm 2014 Công ty ABC thuộc diện kê khai thuế GTGT theo tháng.
- Tháng 1 phát sinh số thuế TNCN trên Tơ khai số 02/KK-TNCN < 50 triệu và Tơ khai
03/KK-TNCN < 50 triệu đồng.
-> Công ty kê khai thuế TNCN theo quý, từ quý I - IV
Chú ý: Các bạn chỉ xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp
dụng cho cả năm tính thuế.
- Nếu trong tháng hoặc quý không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì không phải kê
khai.
- Nhưng vẫn phải nộp tơ khai quyết toán năm (mẫu 05/KK-TNCN)
1.5 Hóa đơn

a. Nếu DN bạn mới thành lập mà đủ điều kiện đăng ký kê khai thuế GTGT theo PP KHẤU
TRỪ và đã được cơ quan thuế chấp nhận thì:
- Tiến hành đặt in hóa đơn GTGT.
- Sau đó làm Thông báo phát hành hóa đơn: Chậm nhất năm (05) ngày trước khi
DN bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thơi hạn mươi (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo
phát hành.
b. Nếu DN bạn kê khai thuế GTGT theo PP TRỰC TIẾP:
- Thì phải làm thủ tục mua hóa đơn bán hàng trực tiếp tại cơ quan thuế. (Đây hóa
đơn bán hàng thông thương, không phải hóa đơn GTGT).
Chú ý: Những DN mới thành lập PHẢI lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý
mẫu BC26/AC.
- Thơi hạn chậm nhất là ngày 30 tháng đầu tiên quý sau.
1.6 Tài khoản ngân hàng

3


- Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính: Thì những

hóa đơn đầu vào có giá trị > 20 tr phải chuyển khoản, thì mới được khấu trừ thuế GTGT và
ghi vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.
=> Như vậy DN phải mới tài khoản ngân hàng để giao dịch với khách hàng.
- Trong thơi hạn 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản, phải thực hiện thông báo số TK
ngân hàng cho cơ quan thuế theo mẫu 08/MST.
1.7 Lao động và Bảo hiểm xã hội

- Khi ký hợp đồng lao động > 3 tháng với nhân viên. Thì DN phải đóng bảo hiểm bắt
buộc cho nhân viên.
- Phải làm thang bảng lương để nộp cho cơ quan BHXH theo mẫu: Mẫu hệ thống
thang bảng lương
Các bạn liên hệ với cơ quan BHXH để làm hồ sơ nhé.
1.8 Bảng định mức nguyên vật liệu

- Nếu là DN có tính chất sản xuất thì các bạn phải lập: Bảng định mức nguyên vật
liệu cho tất cả các sản phẩm của DN.
- DN tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng
lượng, hàng hóa sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Định mức này được xây dựng từ đầu
năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và lưu tại DN.
- Tham khảo: Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014.
1.9 Phương pháp khấu hao tài sản cố định

- Lập và nộp bảng thông báo phương pháp trích khấu hao TSCĐ kể từ ngày phát sinh
TSCĐ.
1.10 Các thủ tục khác

- Đăng ký áp dụng chế độ kế toán (theo QĐ 48 hoặc 15)
- Hình thức kế toán.
- Phương pháp hàng tồn kho..
Chú ý: Tùy từng cơ quan thuế, có nơi sẽ bắt các bạn nộp, có nơi không bắt buộc bạn phải

nộp.

4


CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN LẬP VÀ KÊ KHAI THUẾ MÔN BÀI
Cách kê khai thuế môn bài quan mạng như thế nào? Đó là câu hỏi của nhiều bạn kế
toán mới đi làm, bài viết này Chúng tôi xin hướng dẫn cách kê khai thuế môn bài trực
tuyến qua mạng và trực tiếp theo Thông tư Số 156/2013/TT-BTC:
Trước khi tiến hành kê khai thuế môn bài bạn cần chú ý các vấn đề sau:
- Xác định số thuế môn bài phải nộp dựa vào bậc thuế môn bài:
BẬC THUẾ MÔN BÀI
(Thông tư số: 42/2003 TT-BTC ngày 07/05/2003)
Bậc
Mức thuế
Vốn đăng ký
Thuế Môn bài
Môn bài cả năm
1
Trên 10 tỷ
3.000.000
2
Từ 5 tỷ đến 10 tỷ
2.000.000
3
Từ 2 tỷ đến 5 tỷ
1.500.000
4
Dưới 2 tỷ
1.000.000

+ Vốn đăng ký là Vốn đăng ký ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Bậc thuế môn bài trên là áp dụng cho DN, còn những hộ kinh doanh …
- Những DN thành lập 6 tháng đầu năm: Phải nộp thuế Môn bài cả năm
- Những DN thành lập 6 tháng cuối năm (từ 01/07 về cuối năm): Sẽ nộp thuế Môn
bài: 1/2 năm.
- Những DN đang hoạt động đã kê khai thuế môn bài năm trước:
+ Nếu không có thay đổi về mức thuế môn bài phải nộp thì năm sau không cần làm
tơ khai thuế môn bài (Chỉ cần nộp tiền thuế môn bài).
+ Nếu có thay đổi về mức thuế môn bài phải nộp thì phải nộp tơ khai thuế môn bài
chậm nhất là ngày 31/12 của năm có sự thay đổi.
Sau khi đã xác định được số thuế môn bài phải nộp, các bạn tiến hành kê khai theo
1 trong 2 cách dưới đây:
Cách 1: Hướng dẫn kê khai thuế môn bài trực tiếp
Bước 1: Lập tơ khai thuế môn bài theo mẫu số 01/MBAI (ban hành kèm theo
Thông tư Số 156/2013/TT-BTC).
Bước 2: Viết giấy nộp tiền vào NSNN theo mẫu số C1-02/NS (ban hành kèm theo
TT119/2015/TT-BTC)
Sau khi làm xong các bạn đem đi nộp trực tiếp cho cơ quan thuế.!!!
Cách 2: Hướng dẫn kê khai thuế môn bài qua mạng
Bước 1: Đăng ký tơ khai thuế môn bài 01/MBAI:
- Truy cập vào website của Tổng cục thuế: />Chú ý: Để hạn chế lỗi các bạn nên thực hiện trên trình duyệt Internet Explorer.
-> Đăng nhập vào tài khoản (Tài khoản Token)
-> Chọn mục “TÀI KHOẢN”

5


-> Chọn mục “Đăng ký thêm tờ khai” (Nếu bạn chưa đăng ký)

- > Tìm chọn “01/MBAI - Tơ khai thuế môn bài” - > Tích chọn vào ô vuông bên cạnh


- > Ấn “Tiếp tục” để đăng ký - > Ấn “Chấp nhận”
(Như vậy là các bạn đã đăng ký xong tơ khai, bây giơ ta tiến hành kê khai trực tuyến).
Bước 2: Cách lập tơ khai thuế môn bài trực tuyến:
- Chọn mục “Kê khai trực tuyến”
- Chọn mục: “Tờ khai” –> Lựa chọn “01/MBAI - Tờ khai thuế môn bài”.

- Ấn “Tiếp tục”.
- Nhập các chỉ tiêu trong tơ khai thuế môn bài.
- Sau khi nhập xong các chỉ tiêu, các bạn làm tiếp như sau:
- Cuối cùng: Click “Ký và nộp tờ khai” vậy là đã xong phần tơ khai rồi.
6


Ngoài cách “kê khai trực tuyến” các bạn có thể làm trực tiếp trên phần mềm
HTKK, bằng cách đăng nhập vào phần mềm HTKK -> tờ khai thuế môn bài -> Nhập
các chỉ tiêu như trên -> Kết xuất XML -> nộp qua mạng (giống như việc nộp các tờ
khai thuế GTGT qua mạng nhé)
- Tiếp đó các bạn đi nộp tiền thuế môn bài nữa là xong.
Thời hạn nộp tờ khai và tiền thuế môn bài:
- Thơi hạn nộp tiền thuế môn bài cũng là thơi hạn nộp tơ khai thuế môn bài nhé các
bạn:
+ Những DN mới thành lập: Chậm nhật là ngày cuối cùng của tháng của tháng bắt
đầu hoạt động SXKD.
+ Những DN mới thành lập nhưng chưa hoạt động: Chậm nhất là trong vòng 30
ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận ĐKKD.
+ Những DN đang hoạt động: Chậm nhất là ngày 30/1 (đầu năm)
2.1 Hướng dẫn lập tờ khai thuế môn bài

Đầu tiên các bạn cần tải mẫu 01/MBAI về hoặc các bạn có thể làm trực tiếp trên

phần mềm HTKK, hoặc làm trực tuyển trên trang website của Tổng cục thuế là:
Nhantokhai.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------------------TỜ KHAI THUẾ MÔN BÀI
[01] Kỳ tính thuế: năm ....ghi năm nộp thuế....
[02] Lần đầu *

[03] Bổ sung lần thứ *

[04] Ngươi nộp thuế :................ghi tên Công ty ...............
[05] Mã số thuế: ................ghi MST Công ty .....................
[06] Địa chỉ: ....................ghi địa chỉ Công ty ...... ..............
[07] Quận/huyện: .......... [08] Tỉnh/Thành phố: .................
- Nếu là chi nhánh ở khác Tỉnh, TP với trụ sở chính, thì phải nộp thuế tại địa phương nơi
chi nhánh hoạt động và ghi tên, địa chỉ theo tên chi nhánh.
[09] Điện thoại: ....... [10] Fax: .......... [11] Email: .............
Từ chỉ tiêu [12] đến [20] là dành cho đại lý thuế, nếu bạn là kế toán cho công ty thì bỏ qua
phần này:
[12] Đại lý thuế (nếu có) :.....................................................................................
[13] Mã số thuế: .............................................................................................
[14] Địa chỉ: ...................................................................................................
7


[15] Quận/huyện: ................... [16] Tỉnh/Thành phố: .....................................
[17] Điện thoại: ..................... [18] Fax: .................. [19] Email: ..................
[20] Hợp đồng đại lý thuế số:....................................ngày ...................................
* [21] Khai bổ sung cho cơ sở mới thành lập trong năm (đánh dấu “X” nếu có)
- Nếu DN trong năm có phát sinh bổ sung khai và nộp thuế môn bài cho cơ sở kinh doanh

mới thành lập thuộc diện Ngươi nộp thuế phải khai và nộp thuế môn bài thì đánh dấu (x)
vào ô này.
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
Stt

Mã chỉ tiêu

Chỉ tiêu

(1)

(2)

Vốn đăng ký,
Mức
Bậc môn
mức thu nhập
thuế
bài
bình quân tháng
môn bài

(3)
[22]
Ghi theo Quyết định
33/2008/QĐ-BTC
VD:
1804

Người nộp thuế môn bài

1 .............Ghi tên Công ty.........

Đơn vị trực thuộc hạch toán phụ
thuộc cùng địa phương
(ghi rõ tên, địa chỉ)
................... ghi các chi nhánh... hạch
2 toán phụ thuộc trong cùng địa phương
cấp tỉnh với trụ sở chính (Riêng ở Hà
Nội và TP HCM là cùng
quận)....................

[23]

3 Tổng số thuế môn bài phải nộp

[24]

(4)

(5)

(6)

Ghi vốn đăng ký
trên GPĐKKD.
VD: 1.800.000

Ghi số
bậc thuế
môn bài.

VD: Bậc
4

Ghi số
tiền thuế
môn bài
phải nộp

Ghi số
tiền
môn bài
phải nộp

Ghi tổng số tiền phải nộp

Tôi cam đoan số liệu kê khai trên là đúng sự thật và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về
những số liệu đã kê khai./.
NHÂN VIÊN ĐẠI LY THUẾ
Họ và tên:
Chứng chỉ hành nghề số:

....,Ngày......... tháng........... năm..........
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có)

Ví dụ: Công ty bạn thành lập tháng 8/2016, vốn điều lệ là 1.8 tỷ (Thuộc bậc 4)
-> (Như vậy phải nộp tiền thuế môn bài 1/2 năm vì thành lập nửa năm cuối)
-> Thì ghi vào cột: Mức thuế môn bài (6) là: 500.000.


8


- Nếu thành lập từ ngày 1/1 đến ngày 30/6 thì ghi vào Cột (6) là: 1.000.000 (cả
năm)
- Các chi nhánh là 1.000.000/năm (Nếu thành lập nửa năm cuối thì cũng chỉ nộp
1/2 năm).
2.2 Cách viết giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước mẫu C1-02/NS

- Có 2 hình thức nộp tiền thuế môn bài đó là nộp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản
qua ngân hàng.
GIẤY NỘP TIỀN VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Tiền mặt [ ] Chuyển khoản [ ]
Ngươi nộp thuế: …Ghi tên Công ty…………..Mã số thuế: … Ghi mã số thuế……………
Địa chỉ: ………………Ghi địa chỉ Công ty ………
Huyện: …………….Tỉnh, TP: ………………
Ngươi nộp thay: …Cty bạn nhơ ai nộp thì viết vào đây …...........Mã số thuế: ……………
Địa chỉ: ……………………………
Huyện: ………………………Tỉnh, TP: ……………
Đề nghị NH (KBNN): Ngân hàng............................................trích TK số: ......................
(hoặc) thu tiền mặt để:............................
Nộp vào NSNN [ ]

TK tạm thu(1) [ ]

TK thu hồi quỹ hoàn thuế GTGT(2) [ ]

Tại KBNN : ……………..tỉnh, TP: …………………………….
Mở tại NHTM ủy nhiệm thu :…Ngân hàng......................chi nhánh................................
Trương hợp nộp theo kết luận của CQ có thẩm quyền(3):

Kiểm toán NN [ ]

Thanh tra TC [ ]

Thanh tra CP [ ]

CQ có thẩm quyền khác [ ]

Tên cơ quan quản lý thu: Cục thuế Thành phố Hà Nội.
Tơ khai HQ số(1): ................. ngày: ………Loại hình XNK(1):……………
Phần dành cho NNT ghi khi nộp tiền vào NSNN
TT

1

Nội dung các khoản nộp
NS(4)
Nộp tiền thuế môn bài
năm 2016

Tổng cộng

Phần dành cho NH uỷ nhiệm
thu/KBNN ghi khi thu tiền

Số tiền

Mã NDKT

Mã chương


1.000.000

- Kiểm tra
tại Quyết định
33/2008/QĐBTC
VD: 1084

- Kiểm tra
tại Quyết định
33/2008/QĐBTC
VD: 754

1.000.000
9


Tổng số tiền nguyên tệ ghi bằng chữ: .Một triệu đồng.
PHẦN

DÀNH
CHO
KBNN
GHI
KHI

CQ
thu:.Không
ghi
phần

này.

ĐBHC: ...................
Mã nguồn NSNN: ……
Tỷ giá hạch toán: ……………..

ĐỐI TƯỢNG NỘP TIỀN
Ngày… tháng… năm…
Người nộp
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn
tiền
(5)
vị(5)

HẠCH
TOÁN:
Nợ
TK: .................

TK: .................

NGÂN HÀNG (KBNN)
Ngày……tháng…năm…
Kế toán
Kế toán
trưởng

2.3 Hướng dẫn thủ tục đăng ký nộp thuế điện tử qua mạng


- Nộp thuế điện tử là dịch vụ cho phép ngươi nộp thuế lập Giấy nộp tiền (GNT) vào
Ngân sách Nhà nước trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Cơ quan thuế và được Ngân
hàng thương mại (NHTM) xác nhận kết quả giao dịch nộp thuế tức thơi.
- Hiện nay, Tổng cục Thuế đã phối hợp với hầu hết các ngân hàng để cung cấp dịch
vụ Nộp thuế điện tử nên rất thuận tiện cho NNT (ngươi nộp thuế).
Bước 1: Thủ tục đăng ký nộp thuế điện tử:
Chú ý: Để tránh tình trạng bị lỗi thì máy tính của các bạn phải được cài bản Java mới nhất
nhé.
- Nếu bạn chưa có có thể làm theo hướng dẫn dưới đây:
- Truy cập vào: nhantokhai.gdt.gov.vn - > Chọn Java muốn tải về (Tiếp đó các
bạn tiến hành cài đặt).

Sau khi đã cài đặt xong các bạn làm theo hướng dẫn dưới đây:
2.3.1

Truy cập vào website: nhantokhai.gdt.gov.vn (Bằng trình duyệt Internet

Explorer) -> Đăng nhập -> Nộp thuế:

2.3.2

Lựa chọn Ngân hàng mà DN bạn muốn giao dịch -> Nhập số tài khoản ngân

hàng -> Tiếp tục:

10


2.3.3


Sau đó màn hình sẽ xuất hiện: Bản đăng ký nộp thuế điện tử: -> Ký điện tử

2.3.4

Nhập số PIN  Chấp nhận

11


2.3.5

Gửi đăng ký

12


2.3.6

Tải biểu mẫu của ngân hàng mà DN bạn lựa chọn

2.3.7
2.3.8

Điền thông tin vào mẫu vừa tải về -> Ra trực tiếp Ngân hàng để nộp
Sau khi chi nhánh NHTM duyệt đăng ký
Bạn sẽ nhận thông tin chấp nhận đăng ký sử dụng dịch vụ Nộp thuế điện tử qua

Email đã đăng ký kèm với mật khẩu đăng nhập cho dịch vụ Nộp thuế điện tử.
-> Như vậy là bạn đã đăng ký xong dich vụ nộp thuế điện tử.
Bước 2: Cách nộp thuế điện tử:

1. Bạn truy cập vào website: nhantokhai.gdt.gov (bằng trình duyệt Internet Explorer) ->
Đăng nhập.
2. Tiếp đó chọn mục: “Nộp thuế”: Đăng nhập tài khoản (Tên đăng nhập: Là MST của DN
bạn). Mật khẩu là MK mà đã được gửi qua mail.

3. Chọn mục: “Lấy giấy nộp tiền” -> Nhập đầy đủ thông tin giấy nộp tiền:

13


4. Sau đó bấm nút Truy vấn số thuế PN:
- Hệ thống thực hiện kiểm tra thông tin Cơ quan quản lý thu và lấy thông tin chi tiết
các khoản nợ thuế của bạn từ hệ thống sổ thuế của Cơ quan Thuế đã được lọc theo Cơ
quan quản lý thu và hiển thị chi tiết lên màn hình lưới dữ liệu Chi tiết khoản nộp các khoản
nộp ngân sách nhà nước gồm: STT; Nội dung các khoản nộp NSNN; Mã NDKT; Mã chương;
Kỳ thuế; Số tiền.
- Hoặc bạn có thể nhập trực tiếp các khoản nộp NSNN, mã NDKT, mã chương và số
tiền phải nộp ở phần lưới dữ liệu “Chi tiết khoản nộp”.
- Bấm nút (...): để tra cứu mã NDKT hoặc Mã chương nếu bạn muốn tìm kiếm.

14


- Sau khi nhập đầy đủ thông tin vào Giấy nộp tiền, bạn bấm Hoàn thành để hoàn
tất việc Lập giấy nộp tiền.

5. Bạn bấm “Trình ký” để thực hiện trình giấy nộp thuế đã được lập thành công tới ngươi
ký duyệt chứng từ (ngươi giữ Chữ ký số).

15



- Sau khi bấm Trình ký, hệ thống hiển thị thông báo xác nhận “Bạn có chắc muốn
thực hiện trình ký GHT không”.
6. Bấm: Ký và nộp

16


- Cuối cùng bạn bấm OK để gửi Giấy nộp thuế tới Cơ quan Thuế.
-> Như vậy, bạn đã gửi thành công Giấy nộp tiền thuế tới Cơ quan Thuế.

17


CHƯƠNG 3. CÁCH KÊ KHAI THUẾ GTGT HÀNG THÁNG VÀ HÀNG QUY
Hướng dẫn cách kê khai thuế GTGT hàng tháng và theo quý theo Thông tư Số
156/2013/TT-BTC, Thông tư 219/2013/TT- BTC, Thông tư 119/2014/TT- BTC,
Thông tư 151/2014/TT-BTC và theo Luật số 31/2013/QH13:
Trước khi kê khai thuế GTGT các bạn phải tự xác định DN mình thuộc đối tượng kê
khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp và theo tháng hay theo quý. Cụ
thể như sau:
3.1 Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

3.1.1

Đối tượng kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
- Những DN có doanh thu hàng năm > 1 tỷ đồng (trừ hộ, cá nhân kinh doanh).
- Những DN đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ (trừ hộ, cá nhân


kinh doanh)
- Thơi gian áp dụng là 2 năm liên tục.
(Trích theo Công văn Số 17557/BTC-TCT và Thông tư 219/2013/TT- BTC)
Những DN sau được đăng ký kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ:
- DN có doanh thu hàng năm < 1 tỷ.
- DN mới thành lập từ dự án đầu tư của DN đang kê khai thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ.
- DN mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố
định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.
(theo Thông tư 119/2014/TT- BTC)
=> Những DN trên muốn đăng ký kê khai thuế GTGT theo PP khấu trừ thì làm Mẫu
06/GTGT ban hành kèm theo TT 156/2013/TT-BTC, Nộp cho cơ quan thuế chậm nhất là
ngày 20/12 của năm trước liền kề.
Tiếp đó xác định DN thuộc đối tượng kê khai theo tháng hay theo quý:
a. Đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý:
Kể từ ngày 15/11/2014 theo Thông tư 151/2014/TT-BTC:
- Những DN có tổng doanh thu của năm trước liền kề < 50 tỷ đồng thì kê khai thuế
GTGT theo quý.
18


Tổng Doanh thu là (bao gồm cả doanh thu chịu thuế GTGT và doanh thu không chịu
thuế GTGT).
Chú ý: Những DN mới thành lập phải kê khai thuế GTGT theo quý.
- Sau khi SXKD đủ 12 tháng (của 1 năm dương lịch) thì từ năm dương lịch tiếp theo
sẽ căn cứ theo mức doanh thu để xác định kê khai theo tháng hay theo quý.
Ví dụ 1:
- Công ty ABC bắt đầu hoạt SXKD từ tháng 01/2015 thì năm 2015 thực hiện khai
thuế GTGT theo quý. Sau đó căn cứ vào doanh thu của năm 2015 (đủ 12 tháng của năm

dương lịch) để xác định năm 2016 kê khai thuế tháng hay khai quý.
Ví dụ 2:
Công ty XYZ bắt đầu hoạt động SXKD từ tháng 9/2014 thì năm 2014, 2015 thực
hiện khai thuế GTGT theo quý. Sau đó căn cứ vào doanh thu của năm 2015 để xác định năm
2016 kê khai thuế theo tháng hay theo quý.
- Nếu Công ty XYZ đủ điều kiện kê khai theo tháng (Doanh thu năm 2015 > 50 tỷ),
mà muốn chuyển sang khai thuế theo tháng thì gửi thông báo theo Mẫu số 07/GTGT (ban
hành kèm theo Thông tư 151/2014/TT-BTC) cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp
- Thơi hạn chậm nhất là cùng với thơi hạn nộp tơ khai thuế GTGT của tháng đầu
tiên của năm bắt đầu khai thuế GTGT theo tháng.
b. Đối tượng kê khai thuế GTGT theo tháng:
- Những DN có tổng doanh thu của năm trước liền kề > 50 tỷ đồng thì kê khai thuế
GTGT theo tháng.
- Việc thực hiện khai thuế theo quý hay theo tháng được ổn định trọn năm dương
lịch và ổn định theo chu kỳ 3 năm. Riêng chu kỳ ổn định đầu tiên được xác định tính kể từ
ngày 01/10/2014 đến hết ngày 31/12/2016.
3.1.2

Hồ sơ khai thuế GTGT theo tháng, quý theo phương pháp khấu trừ
- Tơ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 01/GTGT.
- Từ ngày 1/1/2015 trở đi các bạn chỉ cần nộp tơ khai mà không cần nộp phụ lục.

3.2 Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
3.2.1 Kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT

a. Đối tượng:
- DN hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.
b. Hồ sơ khai thuế GTGT tháng/ quý theo phương pháp trực tiếp trên GTGT:
- Tơ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 03/GTGT.
3.2.2


Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu

a. Đối tượng:
- Những DN có doanh thu hàng năm < 1 tỷ đồng.
- Hộ, cá nhân kinh doanh.
- DN mới thành lập không đủ điều kiện đăng ký tính thuế theo phương pháp khấu
trừ.
19


b. Hồ sơ khai thuế GTGT tháng/quý theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu:
- Tơ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 04/GTGT.
c. Hồ sơ khai thuế GTGT theo từng lần phát sinh tính theo phương pháp trực tiếp trên
doanh thu:
- Tơ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 04/GTGT
3.3 Cách lập tờ khai thuế GTGT khấu trừ mẫu 01/GTGT theo Quý – theo Tháng

Hướng dẫn cách lập tờ khai GTGT khấu trừ (01/GTGT) theo tháng và theo
quý trên phần mềm HTKK mới nhất theo đúng quy định tại Thông tư 156/2013/TTBTC
Bạn lưu ý: Phải kê khai trên phần mềm HTKK mới nhất: Phần mềm HTKK mới nhất
Sau đây tôi sẽ hướng dẫn cách lập tơ khai thuế GTGT mẫu số (01/GTGT) chi tiết:
- Sau khi đã đăng nhập vào HTKK:
- > Chọn: “Tờ khai GTGT khấu trừ (01/GTGT)”
-> Chọn “Tờ khai tháng hoặc Tờ khai quý”
-> Chọn ngày tháng (mặc định sẽ là tháng hoặc quý hiện tại)
-> Chọn các phụ lục (Thương chỉ cần chọn 2 phụ lục là: PL 01-1/GTGT và PL 012/GTGT)
-> Sau đó chọn: “Đồng ý”, màn hình sẽ xuất hiện như hình dưới:

Cách ghi các chỉ tiêu trên tơ khai thuế GTGT khấu trừ mẫu số (01/GTGT):

20


Chú ý: Các chỉ tiêu phải nhập bằng tay gồm: Chỉ tiêu [23], [24], [25], [37], [38], [40b], [42].
Còn lại phần mềm sẽ tự động cập nhật.
Chỉ tiêu [21]: Nếu trong kỳ không phát sinh bạn click vào đây.
Chỉ tiêu [22]:
- Nếu kỳ trước thuế GTGT còn được khấu trừ thì phần mềm sẽ tự động cập nhật chỉ
tiêu [43] của kỳ trước sang đây.
- Trương hợp bạn cài lại phần mềm HTKK mơi thì bạn phải nhập bằng tay số tiền ở
chỉ tiêu [43] của kỳ trước vào đây.
Chỉ tiêu [23] đến Chỉ tiêu [25]: Số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này:
Chú ý: Trên phần mềm 3.3.3 mới nhất năm 2015 thì 3 chỉ tiêu này không tự động cập nhật
như trước đây nữa.
-> Nên các bạn phải căn cứ vào số liệu bên PL 01-2/GTGT và nhập bằng tay vào
đây.
- Không được nhập số âm, tối đa 20 chữ số.
Cụ thể: Sau khi nhập xong các hoá đơn ở bên PL 01-2/GTGT, các bạn nhìn vào dòng tổng
cộng xem số tiền của: "Tổng giá trị HHDV mua vào" và "Thuế GTGT được khấu trừ" là
bao nhiêu rồi nhập vào 3 chỉ tiêu này.
Chỉ tiêu [26] đến Chỉ tiêu [35]:
- Không cần phải nhập (Vì phần mềm sẽ tự động cập nhật ở bên PL 01-1/GTGT
sang).
Lưu ý: 2 Chỉ tiêu [37] và [38] chỉ thực hiện khi kỳ trước các bạn có kê khai bổ sung, điều
chỉnh.
Chỉ tiêu [37]:
- Nếu Chỉ tiêu [43] trên tơ khai bổ sung KHBS của kỳ trước là số âm (tức là trong
ngoặc) thì bạn nhập số tiền đó vào Chỉ tiêu [37] của kỳ hiện tại.
Ví dụ: Bạn đang kê khai cho tháng 4/2015. Nhưng tháng 1/2015 bạn phát hiện sai và phải
vào tơ khai tháng 1/2015 để kê khai bổ sung điều chỉnh, sau khi kê khai bổ sung xong thì

trên tơ khai KHBS xuất hiện Chỉ tiêu [43]: (1.000.000), tức là số âm (giảm số thuế được
khấu trừ chuyển kỳ sau).
- Như vậy bạn sẽ nhập 1.000.000 vào Chỉ tiêu [37] của tháng 4/2015.
Chỉ tiêu [38]: Cũng như chỉ tiêu [37] nhưng ngược lại.
- Tức là nếu Chỉ tiêu [43] trên tơ khai KHBS của kỳ bổ sung, điều chỉnh là số dương
thì các bạn nhập số tiền đó vào Chỉ tiêu [38] của kỳ hiện tại.
Ví dụ: Cùng với ví dụ trên. Sau khi kê khai bổ sung, điều chỉnh xong tơ khai tháng 1/2015
thì xuất hiện Chỉ tiêu [43]: 1.000.000, (Không nằm trong ngoặc tức là số dương)
- Như vậy bạn sẽ nhập 1.000.000 vào Chỉ tiêu [38] của tháng 4/2015.
Chỉ tiêu [39] đến Chỉ tiêu [43]: Không phải nhập (Vì phần mềm cũng tự động cập
nhật từ PL 01-1/GTGT và PL 01-2/GTGT sang).
21


- Nếu có chỉ tiêu nào mà các bạn không hiểu, các bạn hãy click chuột trái vào đó rồi
ấn phím “F1” sẽ có hướng dẫn cụ thể nhé!
Sau khi đã kê khai xong các bạn chỉ cần quan tâm đến 2 chỉ tiêu đó là:
Chỉ tiêu [40]: Nếu xuất hiện số tiền ở đây thì mang tiền thuế đi nộp.
Chỉ tiêu [43]: Nếu xuất hiện số tiền ở đây thì phần mềm sẽ tự động chuyển sang Chỉ tiêu
[22] của kỳ sau. (Không phải nộp tiền thuế).
3.4 Cách lập bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào PL 01-2/GTGT

Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn “Cách lập bảng kê hàng hóa dịch vụ
mua vào PL 01-2/GTGT”.
Hướng dẫn cách lập bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào
PL 01-2/GTGT trên tờ khai thuế GTGT khấu trừ 01/GTGT chi tiết từng chỉ tiêu,
thực hành trên phần mềm 3.3.3 mới nhất 2015.
- Theo khoản 2 điều 14 TT 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của BTC:
“Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thơi
cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được

khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.
- DN phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu
trừ; trương hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ
(%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hoá, dịch vụ bán ra
không hạch toán riêng được.
- DN kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng
tạm phân bổ số thuế GTGT mua vào được khấu trừ trong tháng, cuối năm tính phân bổ số
thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã
tạm phân bổ khấu trừ theo tháng.”
1. Các hoá đơn, chứng từ kê khai vào bảng kê PL 01-2/GTGT:
- Hoá đơn GTGT mua vào.
- Chứng từ biên lai nộp thuế
2. Các hoá đơn, chứng từ KHÔNG kê khai vào bảng kê PL 01-2/GTGT:
- Hoá đơn bán hàng thông thương (Là hoá đơn mà DN bạn mua của các DN
kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, Hoá đơn này, được tính trừ khi xác
định thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNDN.)
- Hoá đơn GTGT nhưng không chịu thuế GTGT.
- Hoá đơn GTGT nhưng không đủ điều kiện khấu trừ.
Như vậy: Trên Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào PL 01-2/GTGT của tơ khai thuế
GTGT khấu trừ 01/GTGT các bạn kê như sau:

22


DÒNG SỐ 1: “Hàng hóa, dịch vụ dùng riêng cho SXKD chịu thuế GTGT và sử dụng
cho các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không kê khai, nộp thuế GTGT đủ điều kiện
khấu trừ”.
- Nếu Công ty bạn kinh doanh bán hàng chịu thuế GTGT (Tức là khi bán hàng mà
xuất hóa đơn GTGT chịu thuế 0%, 5%, 10% ) thì toàn bộ hóa đơn mua vào hợp pháp, phục

vụ cho SXKD thì ghi vào dòng số 1 trên bảng kê mua vào.
- Những hóa đơn không đủ điều kiện khấu trừ theo Thông tư 219/2013/TT-BTC thì
không phải kê khai vào đây.
Lưu ý: Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào mới nhất năm 2016
Kể từ ngày 01/01/2014 theo Điều 15 Thông tư Số 219/2013/TT- BTC ngày
31/12/2013 của Bộ tài chính quy định: Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng
hóa dịch vụ cụ thể như sau:
1. Hoá đơn, chứng từ:
- Là hóa đơn GTGT hợp pháp, hợp lệ, hợp lý.
2. Những hóa đơn có giá trị > 20 triệu, phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng
(tức là chuyển từ tài khoản bên mua sang tài khoản bên bán, là tài khoản đã đăng ký hoặc
thông báo với cơ quan thuế).
- Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị > 20 triệu, DN căn cứ
vào hợp đồng, hoá đơn GTGT và chứng từ thanh toán qua ngân hàng để kê khai, khấu trừ
thuế GTGT đầu vào, và ghi rõ thơi hạn thanh toán vào phần ghi chú trên bảng kê mua vào.
- Trương hợp thơi hạn thanh toán theo hợp đồng sớm hơn ngày 31/12:
+ Nếu chưa đến thơi hạn thanh toán theo hợp đồng hoặc trước ngày 31/12 mà
chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì DN vẫn được kê khai khấu trừ thuế GTGT
đầu vào.
+ Nếu đến thơi hạn thanh toán theo hợp đồng hoặc đến ngày 31/12 nhưng không
có chứng từ thanh toán thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. DN phải kê khai điều
23


chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ của giá trị hàng hoá không có chứng từ
thanh toán qua ngân hàng.
- Khi nào thanh toán qua ngân hàng, thì kê khai điểu chỉnh tăng.
Ví dụ: Trong năm 2014, Công ty ABC có các hóa đơn GTGT mua hàng theo hợp đồng trả
chậm như sau:
- Hóa đơn GTGT mua hàng tháng 3/2014, thơi hạn thanh toán là ngày 20/9/2014.

- Hóa đơn GTGT mua hàng tháng 4/2014, thơi hạn thanh toán là ngày 20/10/2014.
- Hóa đơn GTGT mua hàng tháng 5/2014, thơi hạn thanh toán là ngày 20/11/2014.
- Hóa đơn GTGT mua hàng tháng 6/2014, thơi hạn thanh toán là ngày 20/12/2014.
Công ty ABC đã kê khai khấu trừ thuế GTGT khi nhận được hóa đơn GTGT mua
hàng.
- Nhưng đến thơi điểm thanh toán theo hợp đồng hoặc đến ngày 31/12/2014, Công
ty ABC vẫn chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì trong kỳ kê khai thuế tháng
12/2014, Công ty kê khai điều chỉnh giảm cho tất cả 4 hóa đơn GTGT mua hàng nói trên.
- Khi nào thanh toán (có chứng từ thanh toán) thì Công ty lại kê khai điều chỉnh
tăng
3. Các trương hợp khác cần chú ý:
- Nếu mua hàng hoá, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị < 20.000.000 nhưng
mua nhiều lần trong cùng 1 ngày có tổng giá trị > 20.000.000 thì chỉ được khấu trừ thuế
đối với trương hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là ngươi nộp
thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT.
- Nếu mua xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi cho những DN không phải kinh doanh vận tải,
hành khách du lịch mà có giá trị > 1,6 tỷ: Các bạn chỉ được khấu trừ thuế GTGT phần 1,6 tỷ
trở xuống mà phần vượt trội không được khấu trừ.
- Đối với những hoá đơn có thu phí, lệ phí: Chỉ kê khai phần chịu thuế, còn phần phí,
lệ phí không chịu thuế các bạn loại phần tiền đó ra.
- Các trương hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu
vào gồm:
+ Hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng
hoá, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra,
+ Hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền
+ Hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán
qua ngân hàng.
Ví dụ: Ngày 10/8/2014 Công ty ABC có mua 01 xe ô tô 4 chỗ sử dụng vào mục đích đưa
đón lãnh đạo với giá chưa thuế GTGT là 1,8 tỷ đồng. Thuế GTGT (10%) là 180 triệu đồng.
(đã có chứng từ thanh toán tiền qua ngân hàng).

Hướng dẫn kê khai:
Vì công ty không kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch,
khách sạn nên công ty chỉ được khấu trừ 1,6 tỷ.
24


Dòng số 1: Ghi: Giá trị hàng hoá: 1,6 tỷ - Thuế GTGT: 160tr.
- Phần giá trị còn lại: Không phải kê khai (Vì không được khấu trừ)
Lưu ý: Trên phần mêm 3.3.3 mới nhất hiện nay đã bỏ dòng số 2: “Hàng hóa, dịch vụ không
đủ điều kiện khấu trừ”: Nên nếu công ty bạn sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không
chịu thuế (Tức khi bán hàng xuất hóa đơn GTGT phần thuế suất gạch bỏ) thì thì toàn bộ
hóa đơn mua vào các bạn không được kê khai (Vì không được khấu trừ).
Dòng số 2: “Hàng hóa, dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế
đủ điều kiện khấu trừ”:
Nếu Công ty bạn SXKD hàng hoá, dịch vụ vừa chịu thuế vừa không chịu thuế GTGT
thì:
- Những hóa đơn mua vào mà phục vụ cho SXKD chịu thuế ---> kê vào dòng số 1
- Những hóa đơn mua vào mà phục vụ cho SXKD không chịu thuế --> không được kê
khai.
- Những hóa đơn mua vào mà phục vụ cả 02 hoạt động SXKD chịu thuế và không
chịu thuế --> kê vào dòng số 2.
Chú ý: Các bạn phải tính riêng được số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được
khấu trừ để nhập sang các chỉ tiêu 23, 24, 25 của tơ khai.
Cách nhập các chỉ tiêu trên PL:
- Cột (2), ghi số hoá đơn (vd: 0000056)
- Cột (3): Ghi ngày, tháng, năm trên hoá đơn (Phải nhỏ hơn hoặc bằng ngày cuối
cùng của kỳ tính thuế).
- Cột (4): Ghi tên công ty bán hàng.
- Cột (5): Ghi MST công ty bán hàng.
- Cột (6): Giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào chưa có thuế, dòng tổng số ghi tổng

cộng doanh số mua chưa có thuế GTGT.
- Trương hợp hoá đơn mua vào là loại hoá đơn, chứng từ đặc thù, giá mua đã bao
gồm thuế GTGT thì căn cứ giá mua đã có thuế GTGT để tính ra doanh số mua chưa có thuế
GTGT theo công thức:
Giá mua chưa có thuế GTGT

=

Giá bán ghi trên hoá đơn

1 + thuế suất
- Cột (7) - Thuế GTGT ghi số thuế GTGT theo hoá đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế
hoặc số thuế GTGT tính được đối với hoá đơn đặc thù.
Chú ý: Các hoá đơn chiết khấu thướng mại của kỳ trước, các hoá đơn điều chỉnh giảm do
viết sai, các bạn kê khai âm vào bảng kê 01-2/GTGT.
- Bằng cách: Đặt dấu trừ (-) trước số tiền.
Ví dụ: Ngày 05/05/2015 Công ty A nhận được 1 hoá đơn điều chỉnh giảm giá trị hàng hóa
và tiền thuế GTGT của hóa đơn tháng 4. Cách kê khai hóa đơn GTGT điều chỉnh giảm đó
như sau:
- Cột (6): Đặt dầu trừ (-) trước số tiền: -20.000.000
25


×