Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của một cơ quan báo chí tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 13 trang )

KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ QUẢNG CÁO
-----o0o-----

TIỂU LUẬN
Môn: Kinh doanh trong truyền thông

Tên đề tài:
“Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của một cơ quan báo chí tại Việt Nam”
Cơ quan báo chí: Báo Lao động

Lớp: QHCC K16


Hà Nội, 2011

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................2
1.Tổng quan về báo Lao động.................................................................................3
1.1.Thông tin tòa soạn............................................................................................3
1.2.Lịch sử phát triển.............................................................................................3
1.3.Cơ cấu tổ chức ................................................................................................4
1.4.Các ấn phẩm chính...........................................................................................5
2.Hoạt động kinh doanh của báo Lao động...........................................................7
2.1.Mục tiêu kinh doanh ........................................................................................7
2.2.Nhân sự phụ trách kinh doanh ........................................................................8
2.3.Môi trường kinh doanh ....................................................................................8
2.4.Hoạt động kinh doanh .....................................................................................8
2.4.1.Nguồn thu của báo...........................................................................................................8
2.4.2.Nguồn chi của báo.........................................................................................................10

2.5.Sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đối với việc kinh doanh của báo.....11


2.6.Chiến lược cạnh tranh và kinh doanh của báo trong tình hình khủng hoảng
hiện nay................................................................................................................12
3.Kết luận................................................................................................................12

2


1. Tổng quan về báo Lao động
1.1.

Thông tin tòa soạn

Tên cơ quan: Báo Lao động
Cơ quan chủ quản: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Toà soạn và trị sự: 51 Hàng Bồ - Hà Nội.
Trung tâm Kỹ thuật - Chế bản - Thư ký Toà soạn: 169 Tây Sơn - Hà Nội.
1.2.

Lịch sử phát triển

Báo Lao động được thành lập ngày 01 tháng 07 năm 1929, là cơ quan ngôn
luận của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Trong những năm cuối thập niên 80 và đầu 90, Báo Lao Động trở thành diễn
đàn tin cậy hơn của người lao động cả nước. Với phong cách nói thẳng, nói thật,
gần gũi với bạn đọc, thông tin phong phú, hấp dẫn và chất lượng, năm 1986, Lao
Động được đánh giá là một trong những tờ báo tiên phong trong đấu tranh chống
tiêu cực.
Từ năm 1990, Báo Lao Động có 8 trang với gần 50 chuyên mục, phản ánh
đầy đủ các mặt đời sống, kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn quốc bằng phong cách
riêng của tờ báo giai cấp công nhân. Báo có 10 văn phòng đại diện ở khắp mọi

miền đất nước.
Báo Lao Động từ chỗ phát hành 1 kỳ/tuần đã tăng lên 7 kỳ/tuần, in và phát
hành đồng thời cả ở 3 miền cùng với báo ngày, số lượng 29.000.000 bản/năm. Tại
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Cửu Long, Miền Đông Nam bộ, Miền
Trung và Tây Nguyên, báo phát hành thêm trang địa phương tặng bạn đọc những
thông tin thiết thực.
Ngày 19.5.1999, báo Lao Động đã được đưa lên Internet, đến với bạn đọc
trên toàn thế giới.
Trải qua hơn 80 năm phát triển, hiện nay báo Lao động đã trở thành một trong
những tờ báo có số lượng phát hành và lượng độc giả lớn hiện nay.
3


1.3.

Cơ cấu tổ chức

Ban lãnh đạo của báo Lao động có 01 Tổng biên tập (Ông Vương Văn Việt) và
02 phó tổng biên tập phụ trách nội dung và phụ trách kinh doanh.
Cơ cấu tổ chức phòng ban:
Tòa soạn được chia làm hai ban chính: Thứ nhất là ban Kinh doanh & Trị
sự, thứ 2 là ban Nội dung.
Trong ban Ban Kinh doanh và Trị sự thì gồm có các phòng ban như: Văn
phòng (hỗ trợ các vấn đề về giấy phép, điện nước…), Phòng tài chính (chịu trách
nhiệm về các lĩnh vực tài chính của tòa soạn), Phòng Quảng cáo và phát hành (quản
lý các vấn đề về quảng cáo và phát hành báo)
Ban Nội dung có các ban chuyên đề như thời sự, kinh tế, văn hóa, thể thao,
công đoàn….
Bên cạnh đó còn có một phòng Báo điện tử riêng, chịu trách nhiệm quản lý báo
Lao động điện tử

Cơ cấu tổ chức có thể khái quát bằng sơ đồ sau:
Tổng biên tập
Vương Văn
Việt

Phó Tổng biên
tập Phụ trách kinh

Phó Tổng biên
tập
phụ trách nội
dung

doanh

Ban Kinh doanh
và Trị sự

Văn
phòn
g

Tài
chín
h

Quảng
cáo và
Phát
hành


Ban nội dung

Thời
sự
4

Kinh
tế

Văn
hóaThể
thao

Côn
g
đoàn


o Đội ngũ nhân sự hiện tại: có hơn 200 nhân viên làm việc tại các phòng ban khác
nhau.
o Đội ngũ cộng tác viên: đây là nguồn nhân lực bổ sung đắc lực góp phần làm
phong phú về đề tài, tin bài và giảm chi phí nhân sự.
1.4.

Các ấn phẩm chính

Tính đến thời điểm hiện tại, Báo Lao động có 3 ấn phẩm chính đó là:
- Báo Lao động
- Lao động cuối tuần

- Lao động điện tử.
 Báo Lao động:
Đây là một tở nhật báo, được xuất bản ở khổ
giấy A3, bao gồm 8 trang, được phát hành từ thứ
2 đến thứ 6 hàng tuần với số lượng phát hành
75.000 bản/kỳ
Đối tượng độc giả của báo Lao động khá rộng,
từ trí thức, công nhân viên chức đến người lao
động, từ các cơ quan trung ương đến các địa
phương. Số lượng độc giả thường xuyên của Báo
Lao động là 600.000 người
Giá thành bán báo là: 2.500 VNĐ
Đây là một tờ báo cập nhật tin tức liên tục hàng ngày, về nội dung, Báo có
lượng tin bài phong phú trên các lĩnh vực Chính trị - Văn hóa – Xã hội – Kinh tế...
Còn về hình thức, Báo được in dưới khổ broadsheet; in đen trắng, chỉ các trang
quảng cáo và trang nhất in màu
 Lao động cuối tuần

5


Đây là một trong những ấn phẩm của Báo Lao động,
được phát hành cuối tuần. Báo được in 4 mầu khổ
28x41cm (A3) với 24 trang, trong đó có 12 trang màu.
Báo Lao động cuối tuần có nhiều nội dung phong phú
như Gặp gỡ cuối tuần, Truyện ngắn, Nhịp cầu du học,
Khung cửa pháp luật, Doanh nghiệp và doanh nhân...
 Chuyên trang điện tử: laodong.com.vn
Số lượng IP unique truy cập Lao Ðộng Ðiện tử là
gần 70 nghìn / ngày;


Xếp hạng của Lao Ðộng Ðiện

tử trên Alexa.com là 3.495 trên khoảng 3 tỷ website
(8.2010); Xếp hạng pagerank của Lao Ðộng Ðiện tử
trên Google.com là 5/10 (8.2010);
Ðối tượng độc giả Lao Ðộng Ðiện tử tập trung
chủ yếu tại các văn phòng, công sở tại Việt Nam và
gần 20% bạn đọc của Lao Ðộng Ðiện tử là ở nước
ngoài (Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singapore…);
Theo kết quả tham dò mới được thực hiện, 47% truy cập Lao Ðộng Ðiện tử
từ cơ quan, 41% từ nhà và chỉ có 12% từ các địa điểm dịch vụ Internet công cộng;
Bạn đọc Lao Ðộng Ðiện tử chủ yếu là nam giới (trên 60%), trình độ đại học trở lên
(gần 90%), có độ tuổi từ 25-50 (gần 70%) và có thu nhập ở mức khá (50% từ 1-3
triệu, 17% từ 3-5 triệu và 17% trên 5 triệu).1
1.5.

Các hoạt động khác

Ngoài việc xuất bản các ấn phẩm như đã nói ở trên, báo Lao động cũng là đơn
vị bảo trợ cho nhiều hoạt động xã hội như:
 Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động
1

/>
6


Đến nay đã vận động, tiếp nhận và chuyển gần 50 tỉ đồng và hàng chục tấn hàng

hoá từ những tấm lòng vàng trong và ngoài nước để giúp đỡ những hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn trong xã hội. Trong đó: Xây dựng 30 trường học, 215 nhà cứu trợ lũ
lụt; chuyển tiền giúp đỡ tới gần 700 gia đình có hoàn cảnh khó khăn; tặng 530 xe
đạp cho công nhân lao động nghèo; tặng gần 2 triệu cuốn vở và sách giáo khoa,
trên 350 suất học bổng cho con em CNLĐ nghèo vượt khó, học giỏi...
 Văn phòng Lao động - Việc làm
Qua 4 năm hoạt động đã giúp miễn phí cho hơn 13.000 người lao động nhận
được việc làm; được Uỷ ban Nhân dân TP.Hà Nội đánh giá hoạt động có hiệu quả
nhất ở Hà Nội, là văn phòng giới thiệu việc làm duy nhất trong cả nước thực hiện
miễn phí cho cả nhà tuyển dụng và người lao động.
 Cuộc thi "Trí tuệ Việt Nam"
Từ năm 2000, Lao Động phối hợp với VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam và
Công ty FPT tổ chức Cuộc thi "Trí tuệ Việt Nam". Đến nay, "Trí tuệ Việt Nam" đã
trở thành cuộc thi hàng năm và có uy tín trong lĩnh vực tin học. Số lượng hồ sơ dự
thi đã tăng từ gần 100 (năm 2000) lên 143 (năm 2001) và 229 (năm 2002) với sự
tham gia của nhiều thí sinh trong nước và ở nước ngoài.
2. Hoạt động kinh doanh của báo Lao động
2.1.

Mục tiêu kinh doanh

Lao động luôn chú trọng việc phát triển hoạt động kinh doanh với mục tiêu phát
triển thành một trong những cơ quan báo chí tự chủ, độc lập về kinh tế, quản lý –
điều hành các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả, gia tăng khả năng cạnh
tranh về kinh tế, xác lập vị thế tiên phong, dẫn đầu trên thị trường báo chí truyền
thông tại Việt Nam.

7



2.2.

Nhân sự phụ trách kinh doanh

Người chịu trách nhiệm chính về hoạt động kinh doanh là Phó Tổng biên tập
phụ trách kinh doanh. Trong đó Phòng phát hành và Phòng quảng cáo là hai bộ
phận tiên phong và chủ yếu đảm nhiệm việc phát triển kinh tế của tờ báo.
Hiện nay Lao động có 01 Phó tổng biên tập phụ trách mảng kinh doanh và 25
nhân sự làm việc trong phòng phát hành và quảng cáo, chiếm 10% tổng nhân sự
của tờ báo.
2.3.

Môi trường kinh doanh

Tình hình mới của thị trường cũng như của các đối thủ cạnh tranh đặt ra cho báo
Lao động nói riêng và các cơ quan báo chí Việt Nam nói chung những thách thức
lớn, cần có những biến đổi chiến lược trong hoạt động xuất bản cũng như hoạt
động kinh doanh để gia tăng khả năng cạnh tranh, giữ vững vị thế trên thị trường.
Trong đó cụ thể môi trường kinh doanh bị chi phối bởi hai yếu tố sau:


Thứ nhất là thị trường báo chí truyền thông trong nước và thế giới không còn

tình trạng độc quyền thông tin và độc quyền quảng cáo mà thay vào đó là xu thế
cạnh tranh và chia sẻ thông tin đang chiếm lĩnh.


Thứ hai là cuộc cạnh tranh trong thị trường báo chí Việt Nam ngày càng gay

gắt: các đài truyền hình liên tục phát triển các kênh mới. Internet ngày càng chiếm

lĩnh thị phần lớn. Trong lĩnh vực báo in, các tên tuổi lớn như Thanh niên, Tiền
phong, Lao động… cũng có những bước phát triển mới
2.4.

Hoạt động kinh doanh

Lao động là một trong những báo đầu tiên tại Việt Nam tự hoạch toán kinh
doanh thu, độc lập về mặt kinh tế với tổng Liên đoàn Lao động VN kể từ khi đất
nước bước vào thời kỳ đổi mới 1986.
2.4.1. Nguồn thu của báo
Có 3 nguồn thu chính là từ bán báo, bán quảng cáo và chế bản
 Từ bán báo: chiếm 30% doanh thu
8


Trong đó nguồn thu bán báo từ báo in là chủ yếu


Giá một tờ báo “Lao động” là: 2.500 VNĐ



Số lượng xuất bản hàng kì: 120.000 bản/ ngày

Vậy có thể ước tính khối lượng doanh thu của bán báo trong 1 ngày là
30.000.000 VND
 Từ Quảng cáo: chiếm 60% doanh thu của báo
Trong báo Lao động có hai nguồn thu từ quảng cáo chủ yếu là quảng cáo
trên báo in Lao động, Lao động cuối tuần và quảng cáo trên báo Lao đông điện tử.
Báo in có phụ trang quảng cáo và vị trí quảng cáo (xem phụ lục bảng giá

quảng cáo báo in). Trong đó có thể thấy giá quảng cáo 1 trang cao nhất là 40 triệu
đồng và thấp nhất là 18 triệu đồng. Như vậy với 1 tờ báo có 10 trang quảng cáo
(tính cả phụ bản) thì với mỗi số phát hành có thể thu về khoảng 400 triệu doanh thu
quảng cáo.
Báo điện tử có 12 vị trí quảng cáo (xem phu lục bảng giá quảng cáo báo điện
tử). Hiện tại doanh thu quảng cáo trên báo điện tử đang thấp hơn báo in, vì số
lượng khách hàng quảng cáo chưa nhiều, và laodong online vẫn chưa thể cạnh
tranh được với một số tờ báo online hàng đầu tại Việt Nam như Vnexpress hay Dân
trí.
Về cách thức đặt trang quảng cáo, có 2 cách chủ yếu đó là:


Đến trực tiếp tòa soạn



Thông qua các công ty môi giới truyền thông

( Chiết khấu từ 10-11% cho người đến đặt quảng cáo)
 Từ Chế bản ( làm dịch vụ chế bản cho các đơn vị khác): chiếm 10%
doanh thu
Một số thông tin về doanh thu của tờ báo:
Tổng thu nhập chính thức:

9


Tổng doanh thu năm 2009 khoảng 120 tỷ VNĐ (theo PTBT phụ trách kinh doanh
báo)
Mức tăng trưởng doanh thu:

Tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 5 - 8%
Doanh thu năm 2009 tăng trưởng khoảng 8% so với cùng kỳ năm trước
Dự kiến mức tăng trưởng doanh thu năm 2010 sẽ đạt mốc trên 10%
2.4.2. Nguồn chi của báo
Báo Lao động có các nguồn chi chủ yếu sau:
 Phí in ấn phát hành
 Chi phí in ấn: Nhà in của báo Lao động hoạt động như một doanh nghiệp
độc lập, tự hạch toán thu chi. Các chi phí in ấn phẩm của báo Lao động được
hạch toán cụ thể, rõ ràng và được tòa soạn chi trả theo kỳ hạn định sẵn với
mức giá ưu đãi đã thỏa thuận.
 Chi phí phát hành chiếm khoảng 70 - 80% giá thành tờ báo (bao gồm lương,
nhuận bút, giấy, công in, chi phí quản lý, chi phí phân phối… trong đó chi
phí cho nguyên vật liệu và công in chiếm nhiều nhất)
Việc tái đầu tư cho hoạt động xuất bản báo chí thông qua Quỹ phát triển dự
phòng, chiếm 5 - 10% trên tổng doanh thu: đầu tư nghiệp vụ, trang thiết bị, hệ
thống mạng nội bộ, trang bị vật dụng tác nghiệp cho các phóng viên…
 Trả lương cho 215 biên chế chính của Báo Lao động
 Phí văn phòng như thuê địa điểm (tại các địa phương có chi nhánh của báo
Lao động), chi phí điện nước…
 Chi phí dành cho các cá nhân, cộng tác viên cung cấp thông tin bài cho
phóng viên

 Tổng chi phí hàng năm:
Trung bình chiếm khoảng 60% trên tổng doanh thu

10


 Phân bố chi tiêu: Vì là đơn vị tự hạch toán kinh doanh nên Báo Lao động
tự hạch toán dựa trên doanh thu, lợi nhuận cụ thể hàng năm, trong đó các

chỉ tiêu chủ yếu như sau:
 Khoản chi cho các Quỹ (Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ đầu tư phát
triển) theo tỷ lệ quy định của Nhà nước. Trong đó, chi phí phát triển sản xuất
(đầu tư bổ sung hàng năm, trang bị thêm máy móc…) thuộc quỹ đầu tư phát
triển chiếm 10% trên tổng doanh thu.
 Nộp thuế 10% trên tổng doanh thu theo chính sách ưu đãi của Nhà nước đối
với các cơ quan báo chí

 Tăng trưởng lợi nhuận:
Lợi nhuận trung bình hàng năm của Lao động tăng khoảng 3 - 5%, riêng năm
2010 dự đoán tăng khoảng 8%

 Phân bổ lợi nhuận:
Nộp thuế 10% trên tổng doanh thu theo quy định của Nhà nước
Phần còn dư sẽ được sử dụng để tăng lương cho đội ngũ nhân sự theo hệ số
cấp bậc, chức vụ
2.5.

Sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đối với việc kinh doanh của
báo

Theo số liệu được công bố mới nhất của Bộ Thông tin Truyền thông thì do
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, Báo chí Việt Nam cắt giảm từ ¼-1/3 số lượng
phát hành và Báo Lao động cũng nằm trong xu thế này.
Tuy nhiên, Báo Lao động – với lịch sử 80 năm thành lập – đã có trong tay
một số lượng độc giả ổn định và trung thành, đây là lý do lý giải cho việc khủng
hoảng có ảnh hưởng nhưng ảnh hưởng không nhiều đến số lượng phát hành của
báo.
Nhưng thực tế, những báo cáo tài chính chỉ ra rằng do ảnh hưởng của khủng
hoảng, số lượng các đơn vị đặt trang quảng cáo giảm đi, một số cơ quan thực hiện

11


việc cắt giảm báo đặt, cộng với đó là chi phí in ấn, xuất bản tăng. Bản thân độc giả
cũng phải thắt chặt hầu bao cho việc chi trả đọc các ấn phẩm báo in. Tất cả các yếu
tố này đều tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn thu của Báo Lao động.
2.6.

Chiến lược cạnh tranh và kinh doanh của báo trong tình hình khủng
hoảng hiện nay

Trong giai đoạn cạnh tranh giữa các tờ báo ngày càng mạnh, và dưới sự tác
động của khủng hoảng thì chiến lược để một tờ báo tồn tại và phát triển là điều vô
cùng quan trọng. Nắm bắt được những thách thức mang tính khách quan và thời
cuộc này, báo Lao động đã có những điều chỉnh cho phù hợp hơn với tình hình
kinh tế như sau:
- Thứ nhất: Báo quyết định điều chỉnh của giá bán báo. Đầu năm 2008, giá báo
là 2.000 đồng đã được tăng lên 2.500 đồng.
- Thứ hai là giữ nguyên giá quảng cáo để thu hút các doanh nghiệp đồng thời
tăng chiết khấu cho những khách hàng quảng cáo dài hạn.
Cũng cần phải khẳng định rằng, khủng hoảng mang tới những thách thức, đi
kèm với đó là những cơ hội. Hiểu hơn ai điều này, báo Lao động đã có những đầu
tư mạnh hơn nữa về chất lượng nhằm đảm bảo nội dung và sứ mệnh chính trị, duy
trì lượng độc giả trung thành. Thêm đó, các chiến lược về cạnh tranh trong thị
trường quảng cáo cũng được thay đổi. Đây thực sự là tầm nhìn mang tính vĩ mô của
báo.
3. Kết luận
Vấn đề kinh tế của một tờ báo là vấn đề nhạy cảm và quyết sự tồn tại lâu dài của
một cơ quan báo chí, đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hóa và cạnh tranh trong lĩnh
vực truyền thông diễn ra ngày càng gay gắt.

Trước tình hình đó, mỗi cơ quan báo chí có một nguồn doanh thu khác nhau để
duy trì sự tồn tại, phát triển nhưng phần lớn là dựa vào chi phí quảng cáo từ các

12


doanh nghiệp. Và báo Lao động, cơ quan ngôn luận của Tổng liên đoàn Lao động
Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Do đặc thù của ngành kinh doanh truyền thông nên doanh thu của các cơ quan
truyền thông cũng có những đặc trưng riêng. Và để tồn tại và phát triển, mỗi cơ
quan báo chí cần am hiểu lĩnh vực kinh doanh trong truyền thông, tận dụng tối đa
nguồn lực để phát triển thị trường và tăng doanh thu cho tờ báo của mình.
Phụ lục: Bảng giá quảng cáo báo Lao Động

13



×