Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Chap Canh Bay Cao 123

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.37 KB, 96 trang )


365 mẩu chuyện
để mỗi ngày nhìn lại chính mình!

Sưu tầm chuyện và viết phần suy ngẫm:
Dương Quang Thoại.

Chân thành cảm ơn “Chuyện Hay Ý Đẹp”
và các bạn đã giúp sưu tầm
một số mẩu chuyện.

Kính tặng Song Thân
11.10.2002

2


Trong Tháng 1 . . .
Ngày 1.01
Ngày 2.01
Ngày 3.01
Ngày 4.01
Ngày 5.01
Ngày 6.01
Ngày 7.01
Ngày 8.01
Ngày 9.01
Ngày 10.01
Ngày 11.01
Ngày 12.01
Ngày 13.01


Ngày 14.01
Ngày 15.01
Ngày 16.01
Ngày 17.01
Ngày 18.01
Ngày 19.01
Ngày 20.01
Ngày 21.01
Ngày 22.01
Ngày 23.01
Ngày 24.01
Ngày 25.01
Ngày 26.01
Ngày 27.01
Ngày 28.01
Ngày 29.01
Ngày 30.01
Ngày 31.01

“ƯỚC GÌ THÊM ĐƯỢC MỘT NĂM!”.............................. 4
TỘI NHÂN ƠI, HÃY QUAY VỀ ĐI! ................................... 5
“BÀ CON” VỚI CHÚA? ................................................... 6
SỰ TRUNG THÀNH TUYỆT ĐỐI ...................................... 7
LO LẮNG THÁI QUÁ! ...................................................... 8
SĂN CHÓ SÓI KIỂU…ESKIMO ......................................... 9
MẤT MỘT CHIẾC GIÀY! ............................................... 10
GIEO GÌ GẶT NẤY ........................................................ 11
HAI BÓ HOA HỒNG ..................................................... 12
HỌ KHÔNG BIẾT TÔI LÀ CƠ ĐỐC NHÂN!..................... 13
HÃY CẢM TẠ CHÚA ..................................................... 14

MỘT NGƯỜI RƠI XUỐNG HỐ! .................................... 15
MỤC ĐÍCH SỐNG ......................................................... 16
TINH THẦN TRÁCH NHIỆM .......................................... 17
CÁI GIÁ CỦA SỰ HY SINH............................................. 18
ANH TA ĐÃ CHẾT CHO TÔI! ......................................... 19
TÍNH CHẤT CỦA HAI BIỂN HỒ ..................................... 20
VÂNG LỜI DÙ CHƯA HIỂU LÝ DO! ............................... 21
LỘ RA BÊN NGOÀI ....................................................... 22
MẸ TÊ-RÊ-SA................................................................ 23
VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH ............................................ 24
SỞ HỮU MỘT KHO TÀNG ............................................ 25
SAY MÊ LỜI CHÚA ....................................................... 26
GIAO PHÓ CHO CHÚA ................................................. 27
TIẾNG CƯỜI TỐT VÀ XẤU ............................................ 28
CHỚ YÊU BẰNG LỜI NÓI VÀ LƯỠI ............................... 29
CHÚA THẤY HẾT MỌI SỰ ............................................ 30
ĐỪNG LÊN ÁN NGƯỜI KHÁC ...................................... 31
KINH HÒA BÌNH ........................................................... 32
CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA .......................................... 33
QUYỀN LỰC CỦA KINH THÁNH ................................... 34

3


Ngày 1.01

“ƯỚC GÌ THÊM ĐƯỢC MỘT NĂM!”

Năm 1828, nhà soạn nhạc tài ba Franz Schubert đang nằm hấp
hối trên giường bệnh. Các học trò thân yêu, phóng viên của các tờ

báo, bạn bè, người thân, đều quây quần chung quanh để cố nghe
ông trăng trối những lời cuối cùng. Schubert gắng gượng chút sức
lực yếu ớt còn lại, khẽ nói: “Cả cuộc đời, tôi đã dùng hết tài năng
mình cống hiến cho âm nhạc, tôi ước ao soạn được một bản giao
hưởng bất hủ để lại cho đời, nhưng tiếc rằng tác phẩm ấy chỉ mới
xong một nửa mà thôi. Ước gì tôi sống thêm được một năm nữa…”
Ước mơ vẫn chỉ là ước mơ. Franz Schubert đã qua đời trong
niềm tiếc nuối vô hạn của thế giới âm nhạc. Một người học trò gần
gũi nhất của ông đã viết tiếp phần kết của tác phẩm. Nó được đặt
tên là “Bản giao hưởng dang dở.” (The Unfinished Symphony).
Cuộc sống thật ngắn ngủi với những biến động bất ngờ, còn
tương lai thì luôn là một ẩn số, chính vì thế thì giờ thật quí báu biết
bao. Nhiều người cảm thấy 24 giờ một ngày là quá thiếu, họ muốn
tận dụng từng chút thời gian để làm việc và cống hiến, vì hiểu rằng
thời gian là thứ sẽ qua đi mà không bao giờ trở lại. Song cũng có
những người tìm cách “giết” thì giờ bằng những giấc ngủ vùi, hoặc
la cà nơi quán xá, miệt mài giải trí hoặc lang thang vô định. Sự vô
công rỗi nghề sẽ làm nhụt { chí, bào mòn nghị lực, tinh thần bạc
nhược và không còn đủ sự sáng suốt.
Hãy tìm cho mình { nghĩa đích thực của cuộc sống, và tận hiến
cuộc đời cho l{ tưởng mà mình đang theo đuổi. Có thể ngay lúc nầy
bạn không cảm thấy quí trọng thời gian mình đang có, thì hãy nghĩ
đến Franz Schubert, người chỉ muốn được sống thêm một năm nữa
mà thôi, song ước mơ ấy không thể thành sự thật. Quãng đường
đời trước mắt chúng ta còn dài bao nhiêu, ta không biết được,
những gì đang có trong tay mới đích thực là của ta, hãy tận dụng
thời gian cho những việc làm mang giá trị vĩnh cửu, đừng phí phạm,
e có ngày ta tiếc nuối thì đã quá muộn rồi.
“Hãy lợi dụng thì giờ, vì những ngày là xấu.” Ê-phê-sô 5:16
4



Ngày 2.01

TỘI NHÂN ƠI, HÃY QUAY VỀ ĐI!

Tại một thành phố nhỏ ở Tây Ban Nha có một người đàn ông
tên Jorge. Một ngày kia ông rầy la Paco, đứa con trai nhỏ của ông, vì
nó đã có một số lỗi lầm. Sáng hôm sau, Jorge phát hiện giường của
Paco trống không, nó đã bỏ nhà trốn đi bụi đời. Mặc dù rất buồn
giận về những việc làm sai trái của con trai mình, nhưng tình thương
yêu của Jorge dành cho con vẫn không vơi đi. Vì thế, sau khi tìm
kiếm khắp nơi, ngày chủ nhật, ông đi đến một siêu thị quen thuộc,
treo một tấm bảng nhỏ với dòng chữ “Paco, mọi lỗi lầm đều được
tha thứ. Gặp bố tại đây vào sáng mai - Thứ Hai - lúc 10 giờ.”
Sáng hôm sau Jorge đi đến siêu thị, và tại đó, thật bất ngờ, ông
gặp….. 7 đứa bé tên Paco, đều là những đứa đã bỏ nhà ra đi. Tất cả
đều đáp lại tiếng gọi của tình thương, và mỗi đứa bé đều hy vọng sẽ
được gặp lại người cha của nó với cánh tay dang rộng thứ tha!
Ngay từ buổi ban đầu, sau khi sa ngã, A-đam đã thích trốn
chạy. Mặc cảm tội lỗi và sự cứng lòng khiến chúng ta khoác lên bề
ngoài một lớp vỏ bất cần! Đôi lúc, kẻ phạm lỗi tỏ vẻ như rất cứng
rắn, “Mặc kệ tôi, đừng ai đụng đến tôi…” thế nhưng bên trong, họ
cũng như những đứa bé cùng tên “Paco” kia – ẩn chứa một nỗi
niềm khát khao được tha thứ và trở về. Ai cũng vậy, khi mềm lòng
lại, luôn cảm biết mình sợ sự đơn độc và cần sự tha thứ.
Hãy nuôi dưỡng tinh thần hối lỗi, hãy mạnh dạn trở lại con
đường của sự phục thiện. Đừng để lớp vỏ bề ngoài của cố chấp và
tự phụ ngăn cản khát vọng trở về của chúng ta. Thượng Đế mãi mãi
là Đấng tìm kiếm những đứa con bỏ nhà đi hoang, bằng tất cả tình

yêu, sự nhân từ và thông cảm. Vòng tay ấy luôn mở rộng đón chờ
những bước chân lạc loài sa ngã và nặng gánh của đời. “Tội nhân
ơi, hãy quay về đi!”
“Khá trở lại cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi; vì Ngài là
nhơn từ và hay thương xót, chậm giận và giàu ơn, đổi { về sự tai
vạ.” Giô-ên 2:13b.

5


Ngày 3.01

“BÀ CON” VỚI CHÚA?

Mọi người đang bận rộn mua sắm trong những ngày cuối năm
để chào đón năm mới, nên không ai để { đến một đứa bé nghèo
đang đứng thập thò bên ngoài một cửa hàng lớn. Nó nhìn những
món đồ chơi, những quần áo đẹp, và các thức ăn bày biện đầy ắp
phía bên trong cửa hàng với ánh mắt thèm thuồng, buồn bã. Nó
ước gì mình có thể có được những món đồ đó, những thứ thoạt
nhìn tưởng rất gần, trong tầm tay với của nó, nhưng lại rất xa xôi
mà có lẽ cả cuộc đời nầy nó không thể nào có được.
Chợt một người phụ nữ nhìn thấy ánh mắt khát khao của đứa
bé nên đã bước đến bên nó, dắt nó vào trong cửa hàng và mua cho
nó thật nhiều đồ chơi, quần áo, và thức ăn. Sau đó người phụ nữ
chúc nó một mùa Giáng sinh vui vẻ, và từ giã nó.
Trước khi người phụ nữ nầy kịp bước đi, đứa bé nắm tay bà và
hỏi: “Cô ơi, cô có phải là Chúa không?” - Người phụ nữ trả lời:
“Không, cô không phải là Chúa, cô chỉ là một trong những con cái
của Ngài mà thôi.” - Đứa bé liền nói: “Con biết mà, con biết thế nào

cô cũng có bà con với Chúa.”
Thơ ngây biết bao và đáng yêu biết bao. Trong trí óc non nớt,
thằng bé hiểu rằng Chúa của nó luôn ban cho nó những điều tốt
đẹp, và nó cũng hiểu thêm rằng, những ai là “thân thiết” với Chúa
sẽ thay Ngài thực hiện những điều tốt đẹp ấy giữa cuộc đời đau khổ
nầy. Người chung quanh có thể nhận biết mối quan hệ giữa chúng
ta với Chúa qua cách sống hằng ngày của bạn, cách sống ấy phải
thể hiện được tình yêu và sự quan tâm đến người khác. Mọi hành vi
của bạn phải đại diện cho Chúa Giê-su trên đất, vì họ không thể thấy
Chúa bằng đôi mắt trần thế, nhưng sẽ thấy Chúa qua những việc
bạn làm, vì bạn là “bà con” của Ngài.
“Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ
thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở
trên trời.” Ma-thi-ơ 5:16.

6


Ngày 4.01

SỰ TRUNG THÀNH TUYỆT ĐỐI

Một vài thế kỷ trước Công Nguyên, Alexander đại đế đã chinh
phục hầu như toàn bộ những nước lớn trên thế giới với sức mạnh
của quân đội, trí thông minh và sự khéo léo tài tình của ông. Một
ngày kia Alexander dẫn toán lính nhỏ đi bao vây thành phố nọ và
ông yêu cầu được gặp vị vua của vùng đó. Nhà vua bằng lòng tiếp
chuyện với Alexander để xem ông muốn gì.
Alexander nói: “Hãy đầu hàng đi!”
Sau khi nghe như vậy nhà vua bật cười: “Tại sao ta phải đầu

hàng chứ? Quân của ngươi ít như thế mà đòi ta phải đầu hàng sao?
Đừng đe dọa ta.” Alexander liền trả lời: “Ta sẽ cho ngươi thấy { chí
sắt thép của quân đội ta.” Sau đó, ông truyền cho lính của mình xếp
hàng một và ra lệnh diễn binh. Quân lính của Alexander tuân theo
hiệu lệnh của ông tiến thẳng về phía trước. Nơi họ đang hướng đến
là một vực thẳm, thế nhưng những người lính vẫn tiến bước.
Vị vua nọ và quân lính của ông đã sửng sốt chứng kiến cảnh
từng người một rơi xuống vực, và những người lính của Alexander
vẫn không ngần ngại bước tới. Sau mười người chết, ông ra lệnh
cho tất cả mọi người đứng lại và quay về chỗ cũ. Nhà vua và tất cả
binh lính trong thành đã đầu hàng Alexander ngay lập tức, bởi họ
hiểu rằng: Nếu Alexander có được sự phục tùng tuyệt đối của các
quân sĩ như vậy, sớm muộn gì ông cũng giành được chiến thắng.
Những binh sĩ của Alexander chỉ phục vụ cho một l{ tưởng trần
thế, mà họ còn dám hy sinh cả tánh mạng mình để bày tỏ lòng trung
thành, chúng ta có một l{ tưởng cao cả hơn và một Đấng đáng tôn
thờ hơn. Ngày nay Chúa kêu gọi con cái Ngài chứng tỏ với thế gian
lòng trung thành tuyệt đối bày tỏ qua sự vâng lời. Chỉ có điều đó
mới khiến thế giới vô tín nầy phải kinh ngạc về sức mạnh của niềm
tin.
“Đoạn, Ngài kêu dân chúng và môn đồ, mà phán rằng: Nếu ai
muốn theo Ta, phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta.”
Mác 8:34.
7


Ngày 5.01
LO LẮNG THÁI QUÁ!
Anh kia có tật lo lắng rất thái quá, dần dần thành bệnh.
Chuyện gì không đáng cũng cứ lo. Ngày nọ cưới vợ, anh mừng

nhưng lo, không biết vợ có thai được chăng? Lo đến mất ăn mất
ngủ. Năm sau, vợ mang thai, anh lại lo hơn, không biết vợ có sanh
được chăng? Lại một phen mất ngủ. Rủi thay, vợ anh chuyển bụng
lúc mới hơn tám tháng, đứa bé sanh non cân nặng 1, 9 Kg. Anh lo
lắng quá, sợ không nuôi được đứa bé. Gặp ai anh cũng hỏi: “Sanh
thiếu tháng như thế, liệu có nuôi được không?” Và dù ai cũng trấn
an, nhưng anh chẳng an tâm chút nào. Tình cờ gặp người bạn cũ,
anh đem chuyện ra hỏi. Người bạn biết tánh anh hay lo, vừa an ủi
vừa dẫn chứng để anh yên lòng: - “Có gì đâu mà lo với lắng! Bà nội
tôi sanh ra cha tôi cũng là sanh non, mới hơn bảy tháng đã sanh
rồi!” Anh chàng lo lắng kia vội hỏi dồn một cách nghiêm trang rằng:
- “Thế à! Rồi có nuôi được đứa nhỏ không?” !!!
Nhiều người vì quá lo lắng mà đời sống chỉ là một chuỗi ngày
dài thiếu mất niềm vui. Như ai đó đã nói: “Lo lắng là tiền lời trả
trước khi nó đến hạn.” Thực chất sự lo lắng chẳng mang lại ích lợi
gì. Người ta nghiên cứu rằng, có đến quá nửa những điều chúng ta
lo lắng đã không trở thành sự thật. Chúa Jêsus đã từng nói: “Ấy vậy,
các ngươi chớ lo lắng mà nói rằng: Chúng ta sẽ ăn gì? Uống gì? Mặc
gì? … Cha các ngươi ở trên trời vốn biết các ngươi cần dùng những
điều đó rồi.” Ma-thi-ơ 6:31, 32. Sự lo lắng làm lu mờ tấm lòng tin
cậy. Nó khiến chúng ta chăm chú vào những rắc rối mà quên đi lời
hứa của Đức Chúa Trời. Sự lo lắng làm suy giảm niềm tin, cướp mất
của chúng ta những kinh nghiệm quí báu mà chỉ có đời sống bằng
đức tin mới có thể mang lại. Trong đồng vắng, dân Y-sơ-ra-ên đã lo
lắng về thức ăn, về nước uống, lo lắng về kẻ thù, về con đường xa
xôi phía trước. Những bài học của họ chúng ta đã biết. Hãy xem sự
cuối cùng của những người quá lo lắng và mất niềm tin, sanh ra lằm
bằm và phản loạn, họ phải nằm lại trong đồng vắng.
“Lại hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài, vì Ngài hay săn sóc
anh em.” I Phi-e-rơ 5:7.

8


Ngày 6.01

SĂN CHÓ SÓI KIỂU… ESKIMO

“Người Eskimo đã săn chó sói như thế nào trong vùng băng giá
và lạnh cóng của Bắc cực?” Đó là một câu hỏi đã làm nhiều người
dày công suy nghĩ để tìm câu trả lời. Những người Eskimo lấy các
lưỡi dao thật bén và nhọn đem nhúng vào máu động vật, sau đó họ
mang ra để ngoài trời cho đóng băng lại. Họ làm như vậy nhiều lần
để cho lớp băng càng lúc càng dày thêm, cho đến khi mà lớp băng
bằng máu bên ngoài hoàn toàn che giấu lưỡi dao bên trong.
Tối đến, họ cắm cán dao xuống tuyết. Những con chó sói đánh
hơi được mùi máu của thú rừng từ lưỡi dao và mon men đến.
Chúng bắt đầu liếm những lớp băng bằng máu đó, càng lúc càng
hăng say hơn, liếm nhanh hơn với sự thèm thuồng. Cho đến một lúc
những lớp băng bên ngoài lưỡi dao đã tan chảy hết và bắt đầu chạm
đến lưỡi dao. Khi liếm những lưỡi dao, lưỡi của các con chó sói bị
đứt và máu chảy ra, nhưng những con chó sói lại tưởng đó là máu
của thú rừng nên chúng càng liếm hăng say hơn. Khi đã chảy máu
nhiều thì càng cảm thấy khát hơn và thế là nó cứ liếm… Sáng hôm
sau, những người Eskimo chỉ cần đi lượm xác những con chó sói
nằm chết bên cạnh các lưỡi dao đó.
Đã là cạm bẫy thì không thể dễ dàng nhận diện. Thế giới phong
phú muôn màu, còn cạm bẫy thì thiên hình vạn trạng. Sa-tan dùng
tất cả sự khôn ngoan của nó để làm cho chúng ta phạm tội. Những
cạm bẫy cám dỗ bao giờ cũng có vẻ như rất tốt đẹp. Chúng hấp dẫn
và quyến rũ… nhưng chỉ là bề ngoài. Bên trong là sự chết cho những

ai rơi vào đó. Rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, tình dục xấu xa…..
lợi nhuận, sự giàu có, địa vị… đều là những cạm bẫy được che đậy
dưới bề mặt của những điều dường như tốt lành. Lời Chúa giúp
chúng ta nhận biết những cạm bẫy trá hình ấy, hãy tránh xa nó
trước khi quá muộn!
“Có một con đường coi dường chánh đáng cho loài người; nhưng
cuối cùng nó thành ra cái nẻo sự chết.” Châm ngôn 16:25.

9


Ngày 7.01

MẤT MỘT CHIẾC GIÀY!

Xe lửa bắt đầu chuyển bánh, Gandhi nhảy vội lên tàu. Một chiếc
giày của ông rơi xuống. Gandhi không thể nào nhảy xuống để nhặt
nó trong khi tàu chạy càng lúc càng nhanh. Nếu trong trường hợp
như vậy, bạn sẽ làm gì?
Trước sự sững sờ của mọi người, Gandhi đã tháo luôn chiếc
giày còn lại và ném về phía chiếc giày kia. Những hành khách trên
tàu lấy làm lạ về hành động kz quặc của ông. Gandhi mỉm cười và
giải thích: “Nếu có một người nghèo nào lượm được chiếc thứ nhất,
họ có thể tìm thấy chiếc thứ hai và sẽ mang được đôi giày của tôi!”
Chúng ta ít nghĩ đến người khác, mà thường nghĩ về bản thân
mình nhiều hơn. Khi gặp sự mất mát, điều đầu tiên chúng ta nghĩ
đến là những thiệt thòi và bất hạnh của bản thân. Chúng ta đã phí
quá nhiều thì giờ cho sự tiếc nuối, than thở và chán nản, thậm chí
trở nên cáu gắt và bực bội vì những rủi ro xảy ra. Khi gặp bất trắc,
tư tưởng ta chỉ xoay quanh chính mình và những điều mình phải

chịu đựng, mà không thể có những sáng kiến lạc quan để chuyển sự
tổn thất trở thành một điều hữu ích nào đó. Quanh quẩn với những
thiệt hơn của riêng mình, chúng ta không để những { tưởng phúc lợi
cho tha nhân có cơ hội nẩy mầm.
Gandhi đã có một hành động thật cao quí, bởi trong sự mất
mát của mình như thế, ông có thể lập tức nghĩ đến người khác.
Hành động của Gandhi chứng tỏ việc “nghĩ đến người khác” đã trở
thành một phần trong tư tưởng và nguyên tắc sống của ông. Nếu
trong những lúc bình an và thành công mà chúng ta còn không quan
tâm lo lắng cho những kẻ bất hạnh hơn mình, thì liệu khi gặp khó
khăn, tổn thất, ta có thể làm được điều đó hay không? Khi bạn giảm
thiểu thì giờ và tâm trí nghĩ đến mình, bạn sẽ thấy có rất nhiều
những nhu cầu của người khác đang cần được bạn quan tâm.
“Mỗi một người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng
phải chăm về lợi kẻ khác nữa.” Phi-líp 2:4.

10


Ngày 8.01

GIEO GÌ GẶT NẤY

Người nông dân nọ thuê một mảnh đất để cày cấy đã nhiều
năm. Ông là một người rất siêng năng trong việc đồng áng, vì thế
không mấy khó khăn trong việc tiếp tục gia hạn hợp đồng thuê đất.
Nhưng một ngày kia, người quản l{ đến nói với ông: “Con trai của
ông chủ sẽ cưới vợ, và anh ta quyết định sẽ sống tại nông trại nầy.
Cho nên khi hợp đồng thuê hết hạn cuối năm nay, ông phải đi tìm
một miếng đất khác.” Người nông dân choáng váng, ông nài nỉ để

mình tiếp tục được thuê nông trại đó, nhưng bị chối từ.
Về nhà, người nông dân tự nghĩ: “Thật là uổng công ta bấy lâu!”
Càng nghĩ, ông càng giận đến độ muốn trả thù. Ông đi tìm những
giống cỏ hoang khó diệt nhất, rồi trong một đêm tối trời trước ngày
ông phải rời nông trại, ông đi gieo chúng khắp cả cánh đồng mà bấy
lâu ông đã bỏ công sức để giữ cho nó tốt tươi. Trở về nhà, ông hài
lòng với những gì mình đã làm. Sáng hôm sau, trong khi người nông
dân đang thu dọn hành l{ của mình để ra đi thì viên quản l{ lại đến.
Ông ta nói: “Con trai của ông chủ đã đổi {, anh ta sẽ sống ở thành
phố, vì thế ông có thể tiếp tục thuê nông trại nầy.” Người nông dân
không tin vào tai mình! Ông đứng đó im lặng, rồi nhớ đến những gì
mình đã làm đêm qua. Trước mắt sẽ là những chuỗi ngày dài vất vả
để nhổ những chùm cỏ dại đó. Ông tự trách bản thân: “Mình đúng
là một thằng khờ!”
Khi những mong muốn không được thỏa mãn, lòng người có
thể sanh ra thù hận, dẫn đến những hành vi độc ác không lường
được. Những lúc bạn trút cơn giận của mình bằng một hành động
cay nghiệt lên ai đó, có bao giờ bạn nghĩ đến cảnh tượng chính mình
sẽ phải hứng chịu sự cay nghiệt như vậy chăng? Cuộc sống quá
ngắn ngủi để ganh ghét và trả thù nhau, hãy sợ rằng ta sẽ phải gặt
những gì mình đã gieo.
“Các ngươi lường cho người ta mực nào, thì họ cũng lường lại cho
mực ấy.” Ma-thi-ơ 7:2b

11


Ngày 9.01

HAI BÓ HOA HỒNG


Sách I Các Vua đoạn 10 có ghi, khi nữ vương nước Sê-ba nghe
đồn về sự khôn ngoan của vua Sa-lô-môn, bà đã đặt rất nhiều câu
hỏi để thử vua. Thế nhưng Kinh Thánh lại không cho chúng ta biết
chút gì về những câu hỏi ấy. Truyền thuyết kể lại rằng, Nữ hoàng
nước Sê-ba có đem theo hai bó hoa hồng rất giống nhau, nhưng
một là giả và một là thật. Bà nhờ vua Sa-lô-môn hãy chỉ ra bó hoa
nào là thật mà không được sờ đến chúng. Vua Sa-lô-môn cho đem
đến vài con ong và thả chúng ra giữa hai bó hoa đó. Ngay lập tức
chúng bay sà vào bó hoa thật!
Chúng ta có thể không phân biệt được phần hình thức của hai
bó hoa nhưng loài ong thì không thể nhầm lẫn được, khi một bên thì
tỏa hương, một bên thì vô vị. Nhìn cuộc sống bên ngoài của nhiều
Cơ Đốc nhân thì gần như giống nhau, bởi họ cũng đi nhà thờ, học
Kinh Thánh, cầu nguyện, dâng hiến,v.v…. thế nhưng, khi chung sống
với họ, người ngoại mới biết ai thật sự có sức sống của Chúa Cứu
Thế.
Chúa Jêsus đã từng phán: “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng Ta
rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu;
nhưng chỉ kẻ làm theo { muốn của Cha Ta ở trên trời mà thôi.” Mathi-ơ 7:21. Ngày nay có quá nhiều người nói “Lạy Chúa, lạy Chúa.”
mà lại không “làm theo { muốn Chúa” – Có quá nhiều những bông
hoa hình thức mà thật ít bông hoa có hương thơm. “Nhãn hiệu” Cơ
Đốc nhân không làm cho chúng ta trở thành Cơ Đốc nhân, mà chỉ có
sự sống thật của Chúa Cứu Thế trong lòng mới sản sinh được một
sức thu hút linh hồn về với Chúa. Một hoa hồng không tỏa hương,
chỉ là bông hoa giả. Một Cơ Đốc nhân không làm cho người khác
nếm được hương vị ngọt ngào của sự cứu rỗi trong Chúa Cứu Thế,
không mang lại lợi ích cho tha nhân, thì cũng chỉ là một Cơ Đốc
nhân giả hiệu mà thôi.
“Song tạ ơn Đức Chúa Trời, Ngài làm cho chúng tôi được thắng

trong Đấng Christ luôn luôn, và bởi chúng tôi, Ngài rải mùi thơm
về sự nhận biết Ngài khắp chốn.” II Cô-rinh-tô 2:14
12


Ngày 10.01

HỌ KHÔNG BIẾT TÔI LÀ CƠ ĐỐC NHÂN!

Vào khoảng cuối năm 1997, tại một bang thuộc Ấn Độ, những
người cực đoan của một giáo phái đã tấn công những người tin
Chúa trong bang đó. Phong trào chia rẽ này càng lúc càng lan
nhanh. Vì sự an toàn cho các tín đồ của mình, vị mục sư của một hội
thánh địa phương đã quyết định “tất cả mọi người tạm lánh qua các
vùng khác cho tới khi mọi việc yên ổn trở lại.”
Vài tháng sau, khi vụ việc đã được giải quyết tốt đẹp, mọi người
trở về chỗ cũ của mình, và họ hết sức ngạc nhiên khi thấy một
thanh niên trong hội thánh không hề ra đi. Anh ta đã ở lại trong
suốt thời gian xảy ra các vụ lộn xộn và sát hại đó. Thắc mắc, cộng
thêm một chút ngưỡng mộ, vị mục sư hỏi: “Anh không sợ nguy
hiểm đến tính mạng của mình sao?” Những gì anh ta trả lời đã làm
mọi người càng thêm sững sờ, “Không!” – Mục sư hỏi: “Tại sao?” –
Anh trả lời: “Tôi đã sống ở đây hơn 10 năm rồi, nhưng không ai biết
tôi là người tin Chúa hết, nên không sao cả!!”
Nhiều người, vì sự an toàn của bản thân hoặc vì xấu hổ, đã luôn
che giấu niềm tin của mình. Phao-lô, một học giả, một nhà trí thức,
có địa vị xã hội, một người đầy tài năng, một công dân Rô-ma thời
đó, đã khẳng định: “Tôi không hổ thẹn về tin lành đâu, vì là quyền
phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin…” Rô-ma 1:16. Có điều gì
khiến bạn xấu hổ khi nhận mình là tín đồ Cơ Đốc chăng? Đã bao giờ

bạn tránh né khi người khác hỏi bạn về niềm tin Cơ Đốc chưa? Đừng
bao giờ là một Cơ Đốc nhân giấu kín! Khi lòng bạn thật sự cảm nhận
được “quyền phép của Đức Chúa Trời...” để cứu bạn, lúc ấy sự can
đảm và niềm vui mừng vô hạn sẽ khiến bạn xưng ra Danh của Ngài.
“Bởi đó, ai xưng Ta ra trước mặt thiên hạ, thì Ta cũng sẽ xưng họ
trước mặt Cha Ta ở trên trời; còn ai chối Ta trước mặt thiên hạ,
thì Ta cũng sẽ chối họ trước mặt Cha Ta ở trên trời.”
Ma-thi-ơ 10: 32, 33.

13


Ngày 11.01

HÃY CẢM TẠ CHÚA

Vào thời Đệ Nhị Thế chiến, rất nhiều nhà thờ đã mở cửa suốt
ngày đêm để mọi người có thể đến và cầu nguyện cho người thân
của họ đang ở chiến trường. Vị mục sư tại ngôi nhà thờ nhỏ đã để {
một đứa bé, ngày nào nó cũng đến cầu nguyện khoảng mười phút.
Sau vài tuần lễ, một hôm đứa bé lại đến và quz cầu nguyện lâu
hơn thường lệ. Vị mục sư nghĩ chắc có chuyện không lành. Để bày
tỏ sự quan tâm của mình, ông hỏi tại sao hôm nay nó lại dành nhiều
thì giờ để trò chuyện với Chúa hơn những ngày trước đây. Đứa bé
trả lời: “Mỗi ngày con đều đến đây vài phút để cầu xin Chúa dẫn dắt
cha con trở về nhà bình an. Sáng nay cha con đã trở về, nên con vội
đến đây để cám ơn Chúa vì Ngài đã nhậm lời cầu xin của con, trong
niềm vui nầy, con muốn nói với Chúa nhiều hơn mọi ngày.”
Sự cảm tạ phải là một phần trong mối thông công với Đức Chúa
Trời. Cơ Đốc nhân sẽ trưởng thành khi có nhiều kinh nghiệm trong

sự cảm tạ Chúa. Đôi lúc ta khẩn thiết cầu xin về một nan đề, và khi
đã được đáp ứng, ta còn quên cảm tạ Ngài thay, huống chi lúc ta
triền miên trong khốn khó và bất hạnh thì làm sao ta có thể nói lên
lời cảm tạ? Sự cầu nguyện của nhiều người dường như chỉ toàn là
những lời xin, mà rất ít sự ngợi khen và bày tỏ lòng biết ơn. Nhiều
người xem Chúa như một vị thần chỉ để giải quyết những khó khăn
khẩn cấp. Và khi mọi việc dường như có vẻ êm xuôi thì lại lãng quên
Ngài. Chúa không giàu thêm khi chúng ta biết ơn hoặc nghèo đi khi
chúng ta vô ơn, nhưng lòng biết ơn Ngài trước hết là lợi ích cho đức
hạnh của chúng ta, là nền tảng cho sự khiêm nhường, là sự khích lệ
cho lòng tin cậy.
Trong I Tê-sa-lô-ni-ca 5:18a, Phao-lô khuyên: “Phàm việc gì
cũng phải tạ ơn Chúa.” Dù đó là điều tốt hay xấu, may mắn hay rủi
ro, thành công hay thất bại, đều nằm trong kế hoạch tốt nhất của
Ngài dành cho ta.
“Hãy ngợi khen (cảm tạ) Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện; sự nhơn
từ Ngài còn đến đời đời.” Thi Thiên 107:1.
14


Ngày 12.01

MỘT NGƯỜI RƠI XUỐNG HỐ!

Một người đàn ông nọ té xuống hố sâu và không thể tự mình
thoát ra được. Có những tình huống hư cấu giả định như sau:
Một người Pha-ri-si đi ngang và nói: “Chỉ có người xấu mới
té xuống hố.”
Một nhà toán học đi ngang và ngồi tính toán thử xem người
đàn ông đã ngã xuống hố bằng cách nào.

Một phóng viên thì muốn biết toàn bộ câu chuyện về cái hố,
để ông có thể viết bài phóng sự và đăng lên trang nhất của
tờ báo.
Người theo chủ nghĩa cá nhân thì nói: “Cái hố của anh ta thì
thấm vào đâu so với cái hố của tôi.”
Người lạc quan nói: “Ồ! Cũng không đến nỗi, sự việc đã có
thể tệ hơn.”
Người bi quan nói: “Ôi! Tình trạng sẽ còn tệ hơn nữa.”
Một nhà mô phạm đi ngang, nhìn xuống người đàn ông bất
hạnh và nói: “Sao anh lại để ngã xuống dưới ấy, thật tệ, nếu
anh có cơ hội thoát ra khỏi đó, lần sau nên cẩn thận hơn.”
Nếu Đức Chúa Jêsus nhìn thấy người đàn ông, chắc hẳn
Ngài sẽ vội nhảy xuống hố và để anh ta leo lên vai Ngài mà
thoát ra!
Nếu bạn đi ngang qua, bạn sẽ nói gì hoặc làm gì?
Người ta thường nhìn sự việc và giải quyết nó theo khuynh
hướng quen thuộc của mình. Khi trở thành Cơ Đốc nhân, hãy thay
đổi quan niệm sống cho phù hợp với cách sống của Chúa, hãy giải
quyết mọi việc bằng Lời Chúa. Từ bỏ tập quán không phải là việc dễ
dàng, nhưng trong Chúa, mọi sự đều phải trở nên mới. Hãy tập giải
quyết mọi vấn đề theo nguyên tắc: “Nếu có Chúa Giê-su ở đây, Ngài
sẽ làm thế nào!”
“Linh hồn tôi nghỉ an nơi một mình Đức Chúa Trời; sự cứu rỗi tôi
từ Ngài mà đến.” Thi Thiên 62:1.

15


Ngày 13.01


MỤC ĐÍCH SỐNG

Một buổi sáng năm 1888, nhà phát minh ra chất nổ Alfred
Nobel thức giấc, và đọc trên tờ báo thấy có viết lời cáo phó của
chính ông! Thật ra, anh trai của ông qua đời, thế nhưng người
phóng viên đã viết lộn cáo phó cho Nobel. Lần đầu tiên trong đời,
Alfred Nobel nhìn về ông như những người khác đã nhìn: “Vua chất
nổ.” – chỉ có thế thôi! Không ai nhắc gì đến những nỗ lực khác của
ông. Ông đơn giản chỉ là một nhà buôn bán sự chết, và ai cũng sẽ
chỉ nhớ đến ông như vậy. Alfred sửng sốt. Ông quyết tâm làm cho
thế giới biết về mục đích sống thật sự của đời ông.
Trong những ngày còn lại của mình, ông đã nỗ lực đấu tranh
cho nền hòa bình thế giới, để tìm hướng giải quyết những mâu
thuẫn giữa con người, giữa các quốc gia, giữa các sắc tộc. Trước lúc
chết, ông viết di chúc để lại toàn bộ tài sản đồ sộ của mình để thiết
lập nên một giải thưởng, mà ngày nay được con người đánh giá là
giải thưởng cao qu{ nhất thế giới: Giải thưởng Nobel. Giờ đây, khi
nhắc đến tên Nobel, ít người biết đến lịch sử “thuốc nổ” của ông, họ
chỉ biết nhiều đến giải thưởng Nobel mà thôi.
Nhiều người ngày nay sống một cuộc sống vô định, họ không
tìm thấy mục đích thiết thực của cuộc sống, từng ngày của họ qua đi
một cách vô vị, không lợi ích gì cho ai mà cũng hoàn toàn tẻ nhạt với
chính họ. Cụm từ “giết thì giờ” thật là xa lạ đối với những ai đang
tận dụng tất cả những gì mình có để nỗ lực cống hiến cho tha nhân.
Có bao giờ bạn suy nghĩ và định hướng cho mục đích của cuộc
đời mình? Mục đích sống ngày nay của bạn là gì? Bạn muốn mọi
người nhớ gì về bạn khi bạn qua đời? Chúa Giê-su đã theo đuổi một
mục đích sống cao cả, và Ngài mong mỏi những ai theo Chúa cũng
bước đi cùng mục đích ấy: “… Hầu việc người ta, và phó sự sống
mình làm giá chuộc cho nhiều người.” Mác 10:45.

“Vậy thì, tôi chạy, chẳng phải là chạy bá vơ; tôi đánh, chẳng phải là
đánh gió.” I Cô-rinh-tô 9:26.

16


Ngày 14.01
TINH THẦN TRÁCH NHIỆM
Vào năm 79 SC. Pompeii – một trong những thành phố đẹp
nhất của Ý đã bị phá hủy bởi núi lửa Vesuvius. Rất nhiều người đã bị
chôn vùi khi hàng tấn dung nham đổ ập lên họ.
Nhiều thế kỷ sau, khi ngành khảo cổ học trở nên tiến bộ, người
ta bắt đầu đào xới lòng đất nhằm tìm hiểu thêm về cuộc sống của
những thời đại trước. Tại vùng đất nơi thành phố cổ Pompeii bị
chôn vùi người ta tìm thấy rất nhiều thi thể đã hóa thạch. Người thì
đang ngủ, người thì đang định chạy trốn, có người đang gom góp
của cải, có người đang ăn… thì núi lửa bùng phát. Thế nhưng có một
thi thể hóa thạch đã làm cho đoàn khảo cổ học phải chú ý. Không
phải trong tư thế chạy thoát như những người khác. Anh là người
lính La Mã đứng gác trước cổng thành, anh vẫn đứng nơi vị trí của
mình và bị chôn vùi tại đó. Có lẽ anh đã được giao nhiệm vụ đứng
canh nơi ấy, trong khi cả biển dung nham và tro bụi tràn xuống, anh
vẫn trung thành trong nhiệm vụ với vũ khí trên tay. Tại đó, hơn 16
thế kỷ sau, anh được tìm thấy như vẫn còn đang thi hành phận sự.
Bất cứ tổ chức, cơ quan, đoàn thể nào cũng đều muốn có
những thành viên nêu cao tinh thần trách nhiệm. Những người
không ngại khó khăn, vất vả và ngay cả hy sinh bản thân để hoàn
thành nhiệm vụ mà họ được giao phó. Trước khi về trời, Chúa giao
lại cho chúng ta trọng trách: “Hãy đi khắp thế gian, giảng tin lành
cho mọi người.” Mác 16:15b. Chúng ta rất dễ bị cám dỗ để tìm một

chỗ trú an khi thế giới chung quanh trở nên hỗn loạn. Trong thời kz
cuối cùng, khi mọi người bị cuốn đi trong cơn khủng hoảng, đó mới
chính là lúc con cái Đức Chúa Trời phải nêu cao tinh thần trách
nhiệm của mình. Cho dù cuộc sống có trở nên bận rộn hơn, khó kiếm
được đồng tiền hơn, hay là những thử thách nghiệt ngã hơn xảy
đến, chúng ta cũng sẽ không quên trách nhiệm mà mình đã được
giao phó. Hãy chiến đấu một cách trung thành ngay tại vị trí trách
nhiệm của bạn để rao giảng lời Chúa cho mọi người.
“Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi.”
Phi-líp 4:13.
17


Ngày 15.01

CÁI GIÁ CỦA SỰ HY SINH

Một buổi sáng sương mù năm 1955, ngư phủ người Ý tên John
Napolii trở về sau chuyến kéo lưới của ông. Khi ông cho thuyền của
mình đi qua cầu Golden Gate để tiến về cảng San Francisco, ông rất
sửng sốt khi thấy trên mặt biển nhung nhúc người. Hai chiếc tàu đã
đụng vào nhau, khắp nơi vang lên những tiếng kêu “Cứu tôi với, cứu
tôi với. Tôi không biết bơi!” John Napolii cẩn thận lái chiếc thuyền
của ông đến chỗ những người đang chìm, và nhanh chóng kéo hết
người nầy đến người khác lên thuyền. Chỉ trong chốc lát chiếc
thuyền đánh cá nhỏ bé của ông đã chật kín. John Napolii đứng
trước một trong những quyết định khó khăn nhất, ấy là đưa số
người đang sắp chết đuối lên thuyền hay là giữ lại số cá, vì thuyền
đã quá tải trọng. Cuối cùng, ông đã quyết định đổ toàn bộ lô cá
nặng gần 1 tấn của mình xuống nước, và kéo lên tàu hơn 70 người

nữa.
John Napolii đã phải đứng trước một sự lựa chọn khắc nghiệt
nhưng tình thương đồng loại đã giúp ông quyết định đúng. Có lẽ đa
số trong chúng ta chưa bao giờ phải đứng trước một sự lựa chọn
tương tự như vậy, nhưng trong những điều nhỏ nhặt hằng ngày đôi
khi chúng ta quyết định cách xử sự không bằng tình thương, xem
trọng vật chất đến nỗi mất hết nghĩa tình. Bạn nghĩ xem John
Napolii có bao giờ ân hận về quyết định của ông không? Bạn có nghĩ
ông ta sẽ hối tiếc vì đã xem tính mạng con người là quan trọng hơn
lô cá của ông không? Có lẽ không bao giờ.
Nhiều năm sau đó, John gặp lại những người mà ông đã cứu
sống, không khí thật cảm động và tràn ngập niềm vui. Nếu bạn
muốn cảm nhận được niềm vui như thế, hãy hy sinh những gì mình
có để cứu giúp người khác. Rồi bạn sẽ biết, chẳng có niềm hạnh
phúc nào sánh được!
“Nhưng Người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng
ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt Người chịu chúng ta được bình
an, bởi lằn roi Người chúng ta được lành bệnh.” Ê-sai 53:5.
18


Ngày 16.01

ANH TA ĐÃ CHẾT CHO TÔI!

Nhà truyền đạo thấy một người đàn ông đang chăm sóc một
ngôi mộ cũ và trang điểm bằng những bông hoa đẹp. Nghĩ rằng
mình có thể an ủi ông ta đôi lời, nên vị truyền đạo bắt chuyện:
“Người quá cố là thế nào với anh vậy?” Sau giây phút im lặng, người
đàn ông tâm sự: “Người nằm nơi đây đã chết thế cho tôi. Khi cuộc

nội chiến xảy ra, tên tôi có trong danh sách ra trận. Nhưng tôi đã có
vợ và bốn đứa con, cả gia đình đều trông cậy vào tôi. Người thanh
niên ở cạnh nhà đã tình nguyện đi lính thế cho tôi – điều nầy được
cho phép trong luật nội chiến… Anh ta ra trận và đã hy sinh trong
một trận đánh. Sau đó, cha anh mất, mẹ anh trở thành góa phụ,
chúng tôi đưa bà về sống với gia đình tôi, và phụng dưỡng bà như là
mẹ ruột của mình. Anh ta chết thay cho tôi, để tôi được sống.”
Có lẽ không sự kiện nào để lại dấu ấn mạnh mẽ trong cuộc đời
chúng ta cho bằng nếu ai đó đã thế mạng để ta được sống! Tỷ như
ta bị tòa kết án tử hình vì phạm trọng tội, song một người khác đã
chịu án thay ta, chắc hẳn từ lúc ấy cuộc sống chúng ta sẽ rẽ sang
một khúc quanh mới, với những quan điểm sống khác đi. Cụ thể:
1. Ta sẽ nhận thức rằng lẽ ra mình đã chết, mà nay còn sống,
thì sự sống hiện tại của mình không phải là của chính mình
nữa, mình không còn quyền muốn sống thế nào thì sống.
2. Ta sẽ nghĩ đến người đã thế mạng ta. Sẽ sống sao cho xứng
đáng với sự hy sinh của người ấy.
3. Ta sẽ đền đáp ơn cứu tử bằng cách phụng dưỡng, giúp đỡ,
làm vui lòng những ai là thân nhân với người đã chết thay
ta.
Ba điều trên chính là mong muốn của Chúa Cứu Thế đối với
chúng ta khi Ngài đã xả thân chuộc tội ta trên thập tự giá.
“Ngài đã chết vì mọi người, hầu cho những kẻ còn sống không vì
chính mình mà sống nữa, nhưng sống vì Đấng đã chết và sống lại
cho mình.” II Cô-rinh-tô 5:15.

19


Ngày 17.01


TÍNH CHẤT CỦA HAI BIỂN HỒ

Ở Palestine có hai biển hồ – biển hồ Galilê và biển Chết. Gọi là
biển hồ vì nó như một hồ nước, nhưng rất rộng, không nhìn thấy
bến bờ. Cả hai đều được nước sông Giô-đanh chảy vào, thế nhưng
Ga-li-lê thì tràn đầy sức sống, với biết bao là cá – (Chúa Jêsus đã gọi
các môn đồ đầu tiên tại đây cũng như nhiều lần giảng cạnh bờ biển
Galilê) Còn biển Chết thì đúng theo tên gọi của nó: “Chết” – Ở đó
không một sinh vật nào có thể tồn tại. Các nhà nghiên cứu đã từng
đem những loài cá có khả năng sống trong các môi trường cực kz
khó khăn, thả xuống đó, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, chúng
phải chết. Hàm lượng muối của biển Chết quá cao, người ta còn gọi
là biển Mặn hay biển Muối. Tuy cả hai đều được nước sông Giôđanh chảy vào, thế nhưng biển Galilê lưu thông dòng nước với các
nhánh sông khác, trong khi biển Chết không có con đường nào cho
nước lưu thông. Nó như một cái ao tù rộng lớn. Biển Chết không
thể là nơi cư ngụ cho những sinh vật sống.
Bài học thật rõ ràng cho tâm linh chúng ta. Mỗi Cơ Đốc nhân chỉ
có thể tăng trưởng đức tin và niềm hạnh phúc khi người ấy biết
nhận và biết cho. Một tâm hồn chỉ giới hạn ở sự nhận lãnh mà
không bao giờ cống hiến sẽ chẳng thể nếm được hương vị của sự
sống thật. Tâm hồn họ sẽ quanh quẩn trong cái vòng tư kỷ rộng lớn
của mình, nó sẽ trở thành một biển hồ vĩ đại nhưng không hề có
chút sự sống. Chẳng ai có thể tìm được chút gì nơi một con người
ích kỷ. Sự biến đổi cụ thể nhất nơi một Cơ Đốc nhân là theo gương
Chúa để hy sinh và chia sớt cho người khác. Ma-thi-ơ 10:8. viết:
“Các ngươi đã được lãnh không thì hãy cho không.”
“…Hễ ai gieo ít thì gặt ít, ai gieo nhiều thì gặt nhiều…. Vì Đức Chúa
Trời yêu kẻ thí của cách vui lòng. Đức Chúa Trời có quyền ban cho
anh em đủ mọi thứ ơn đầy dẫy, hầu cho anh em hằng đủ điều cần

dùng trong mọi sự, lại còn có rời rộng nữa để làm các thứ việc
lành.” II Cô-rinh-tô 9:6-8.

20


Ngày 18.01

VÂNG LỜI DÙ CHƯA HIỂU LÝ DO!

Vị vua nọ ở đông phương muốn chọn lựa một người quản l{
trung thành, có hai người được tiến cử. Nhà vua trả trước cho họ
tiền một ngày công, rồi dẫn họ đến một cái giếng sâu khoảng một
mét và để cạnh đó một cái rổ. Vua truyền: “Hai ngươi hãy cố hết
sức mình múc nước trong cái giếng nhỏ nầy và đổ vào rổ sao cho
đầy rổ, ta sẽ trở lại vào buổi chiều để xem công việc tiến triển như
thế nào.” Nói xong ông bỏ đi và hai người bắt tay vào việc. Chẳng
bao lâu một người nói: “Đổ nước đầy rổ – thật là một công việc ngu
xuẩn.” Người kia nói: “Nhưng chúng ta đã được trả tiền, nhà vua có
l{ do của ngài khi truyền chúng ta làm như vậy, không nên bận
tâm.” Quăng cái thùng xuống đất, người thứ nhất nói: “Tôi sẽ không
tiếp tục công việc ngu ngốc này nữa đâu” và ông bỏ đi.
Người còn lại tiếp tục làm việc – cứ múc nước và đổ vào rổ.
Trước khi trời tối thì ông tát gần cạn cái giếng. Bất chợt, khi ông đổ
thùng nước vào rổ, ông nghe một tiếng động lạ, và nhìn trong rổ là
một chiếc nhẫn kim cương. “Ồ, giờ đây thì ta biết tại sao nhà vua lại
sai múc nước đổ vào rổ rồi.” Vừa lúc đó nhà vua đến. Ông trao cho
vua chiếc nhẫn đã tìm được. Vua cười và nói: “Nó là của ngươi.
Ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, giờ đây ta có thể giao cho ngươi
việc lớn hơn.”

Đôi khi chúng ta nghĩ rằng dường như một số đòi hỏi của Đức
Chúa Trời trong Kinh Thánh là không hợp l{, và chúng ta bị cám dỗ
để không vâng theo lời Ngài một cách chính xác và đầy đủ. Nhiều
người cho là có thể sửa đổi chút ít { muốn của Chúa sao cho phù
hợp với hoàn cảnh hiện tại, miễn sao vẹn cả đôi đàng giữa “{ mình”
và “{ Chúa.” Quan niệm như thế là đang đi ngược với { muốn của
Ngài. Ý tưởng và đường lối Chúa cao hơn { tưởng và đường lối
chúng ta. (Ê-sai 55:8,9) Mọi tư tưởng biện luận để không làm trọn {
muốn Chúa đều đến từ quỷ dữ.
“Sự vâng lời tốt hơn của tế lễ; sự nghe theo tốt hơn mỡ chiên
đực.” I Sa-mu-ên 15:22b. (con chiên = con cừu)
21


Ngày 19.01

LỘ RA BÊN NGOÀI

Trong một bài giảng của Hudson Taylor, (nhà truyền giáo đầu
tiên đến Trung Quốc) ông đã lấy một ly đựng đầy nước và đặt nó
trên bàn trước mặt ông. Khi đang nói, ông rung nhẹ chiếc bàn đủ để
làm cho nước trong ly văng ra ngoài. Rồi ông rút bài học: “Đối diện
với những sự việc xảy ra hằng ngày, bạn sẽ có nhiều phản ứng.
Nhưng khi bạn sắp có hành động nào, hãy nhớ rằng, bên trong bạn
có những thứ gì, thì nó sẽ văng ra ngoài thứ đó.”
Khi chiếc bàn rung lên, thì nước trong ly văng ra, đó là lẽ tất
nhiên, nhưng chiếc ly chứa loại nước gì, tất sẽ văng ra loại nước ấy.
Với { tưởng sâu sắc nầy, chúng ta không khỏi thẹn thùng khi
nhớ lại đôi lần trước những cơn nóng nảy ta đã thốt ra lời thô tục;
khi mất bình tĩnh, ta đã có những thái độ điên cuồng; khi bị oan ức,

ta đã không ngớt lời chửi rủa… Nếu lòng người chứa đầy sự nhân
từ, tinh thần khoan dung, cùng với sự kiên nhẫn và nhịn nhục, thì
trước những xung đột và áp lực, tất cả những thứ ấy sẽ tràn ra.
Ê-phê-sô 4:17-32, cho thấy sự khác biệt của một người trước
khi được cứu và những gì người làm sau khi có Chúa. Khi sống dưới
sự chế ngự của Đức Thánh Linh, chúng ta sẽ bày tỏ bản tánh của
mình trước những tác động trong cuộc sống. Nếu chiếc bàn không
rung lên, không có cái gì văng ra từ trong chiếc ly cả! Nếu cuộc sống
bình thường trôi qua, không có một va chạm nào, thật khó để biết
được đức hạnh của một người. Có thể chúng ta day dứt và đau khổ
vì sao những ngày bình thường ta đã cố sống một cách rất tốt đẹp,
nhưng khi gặp chuyện thì bao nhiêu cái xấu đều tuôn tràn ra, mặc
dầu ta đã hết sức che đậy. Vấn đề ở chỗ: trong lòng chúng ta chứa
đựng những gì! Nếu trái tim của bạn đầy ắp tình yêu của Đấng Cứu
Chuộc, chúng ta có thể đáp trả khi chiến đấu với những thử thách
không mong đợi ấy bằng tấm lòng bao dung và thái độ nhân từ.
“Hết thảy những điều xấu ấy ra từ trong lòng thì làm cho dơ dáy
người.” Mác 7:23.

22


Ngày 20.01

MẸ TÊ-RÊ-SA

Agnes Bojaxhiu sinh ra trong một gia đình Thiên Chúa giáo, khi
12 tuổi, cô nguyện hứa sẽ san sẻ với người khác tình yêu mà Chúa
đã dành cho cô, làm như vậy cô nghĩ rằng mình bày tỏ tình yêu với
Ngài. Một ngày kia, khi đi trên xe lửa, cô nghe tiếng Chúa kêu gọi:

“Tê-rê-sa, Ta muốn con ra khỏi tu viện, và đến với những kẻ nghèo
khổ, bệnh tật, những trẻ mồ côi, hãy giúp đỡ họ.” Vâng theo tiếng
gọi, Tê-rê-sa rời khỏi tu viện. Cô lên đường đi Calcutta, Ấn Độ. Chính
nơi này cô đã được người ta biết đến với tên gọi "mẹ Tê-rê-sa".
Trước tiên cô tìm đến những đứa trẻ thất học, mang chúng về dạy
chữ. Lúc đó cô chỉ có một căn phòng nhỏ, không bàn ghế, sách vở,
bảng đen, không có bút, chỉ với lòng nhiệt thành, cùng với sự ham
mê học hỏi của các em làm cho cô thêm nghị lực để dạy dỗ.
Cô thấy những người nghèo đói, bệnh tật nằm trên đường
phố, có cả gián và chuột bò trên người. Cô mang họ về, cho ăn và
chăm sóc. Họ cảm thấy được yêu thương, không còn chán nản nữa.
Họ đã có lòng tin và bắt đầu cuộc sống mới. Năm 1979 mẹ Tê-rê-sa
được trao giải thưởng Nobel Hòa Bình vì những cống hiến nhân
đạo. Khi nhận giải, mẹ phát biểu: “Tôi chỉ là một cây bút chì nhỏ
trong tay Chúa, Ngài dùng cây bút chì đó để viết lên một bức thư
yêu thương gởi cho tất cả mọi người.” Mẹ Tê-rê-sa đã qua đời ngày
5 tháng 9 năm 1997, để lại nỗi thương tiếc lớn lao trong lòng hằng
triệu triệu người trên toàn thế giới, đặc biệt là những người nghèo
khổ, bệnh tật, những người không được ai đoái hoài đến trong xã
hội.
Hãy làm một điều gì đó để người khác biết đến tình yêu bạn
đã nhận nơi Ngài. Đừng giấu kín những gì bạn biết về Chúa, hãy bày
tỏ nó bằng những hành động thực tế. Hãy trở nên cây viết chì nhỏ
như mẹ Tê-rê-sa đã nói, để viết lên bức thư yêu thương của Chúa
gởi cho mọi người.
“Hỡi kẻ rất yêu dấu, chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau; vì sự yêu
thương đến từ Đức Chúa Trời, kẻ nào yêu, thì sanh từ Đức Chúa
Trời và nhìn biết Đức Chúa Trời” 1 Giăng 4:7.
23



Ngày 21.01

VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH

Dân tộc Trung Hoa dưới thời Tần Thủy Hoàng đã chiến đấu
một cách kiên cường với những sắc tộc dã man tràn xuống từ
phương bắc. Để tránh những cuộc chiến tranh triền miên làm tổn
hao sinh mạng và của cải, họ đã xây bức Vạn L{ Trường Thành. Bức
tường vĩ đại nầy dài hơn 2.000 cây số, gần tương đương với chiều
dài nước Việt Nam. Rộng từ 4 đến 12 mét và cao từ 6 đến 15 mét.
(Do địa thế, có những đoạn dài rộng, cao thấp khác nhau) Bức
tường quá cao, kẻ thù không thể trèo lên được, quá dày không thể
đánh đổ được và quá dài không thể đi hết được.
Thế nhưng ngay năm đầu tiên sau khi bức tường được hoàn
thành, Trung Hoa đã bị tấn công ba lần. Kẻ thù không tìm cách vượt
qua bức tường thành, nhưng họ đã mua chuộc những quan trấn giữ
cửa thành. Sai lầm thảm hại trong sự phòng vệ của Trung Hoa là họ
đã dùng rất nhiều của cải để xây dựng bức tường, nhưng lại lơ là
trong việc xây dựng phẩm hạnh của quan quân triều đình.
Chúng ta cứ tưởng mình có thể xây dựng xứ sở trên tổng sản
lượng quốc gia hoặc bảo vệ đất nước bằng những thứ vũ khí tối tân
với một quân đội thiện chiến, nhưng Đức Chúa Trời thì nói rằng đất
nước được xây dựng bằng phẩm hạnh của dân tộc. Một hệ thống
phòng vệ lớn hơn, quy mô hơn, nhưng cuối cùng cũng sẽ không thể
bảo vệ được điều gì cả. Người ta chỉ có thể góp phần bảo vệ an ninh
bằng cách trở nên “không vít, không tì, không chỗ trách được… giữa
dòng dõi hung ác ngang nghịch.” (Phi-líp 2:15)
Đạo đức là một
tường rào an toàn hơn hết, không một kỷ luật nào hiệu quả hơn kỷ

luật tự giác. Con cái Đức Chúa Trời phải hiểu hơn người ngoại, rằng
phải xây cho mình những tường rào của đạo hạnh đặt nền móng
trên bản tính thánh thiện và trọn lành của Cứu Chúa chúng ta. Ai
quá chú tâm đến vật chất mà không tu dưỡng tính hạnh, người ấy
đang bán đứng linh hồn mình cho quỉ dữ.
“Sự công bình làm cho nước cao trọng, song tội lỗi là sự hổ thẹn
cho các dân tộc” Châm ngôn 14:34.
24


Ngày 22.01

SỞ HỮU MỘT KHO TÀNG

Ông Yates là sở hữu chủ một mảnh đất lớn ở bang Texas.
Trong một cơn khủng hoảng kinh tế, ông dùng mảnh đất ấy để nuôi
những đàn cừu. Nhưng các vấn đề tài chính đã dẫn ông đến bờ vực
của sự phá sản. Bất ngờ, một công ty dầu mỏ tin rằng có dầu lửa
trên mảnh đất của ông, nên họ đề nghị với ông một hợp đồng khai
thác. Như cơn mưa ngay trong những ngày khô hạn, Yates chấp
thuận ngay. Chẳng lâu sau, các công nhân đã tìm thấy một mỏ dầu
lớn nhất lục địa Bắc Mỹ vào thời đó, ngay trên đất của Yates, ở một
độ sâu không sâu lắm. Chỉ qua một đêm, kể từ lúc những tia dầu
đầu tiên phun lên khỏi mặt đất, ông Yates đã trở thành tỷ phú.
Yates su{t nữa phải phá sản dù đang ngồi trên một kho tàng, chỉ vì
ông không hề biết điều đó!
Có bao giờ bạn nghĩ rằng mình cũng là một “ông Yates” trên
phương diện thuộc linh vì không hề biết đến những tài sản mà bạn
đã có trong Đấng Christ chăng? Khi Phao-lô viết thơ cho người Êphê-sô, ông phơi bày một kho tàng kín giấu qua lời giảng về “sự
giàu có không dò được của Đấng Christ.” Mục đích của ông là muốn

các Cơ Đốc nhân biết mình thật sự giàu có như thế nào. Phao-lô
không chỉ giảng mà còn cầu nguyện cho các tín đồ nhận biết và sử
dụng gia tài thuộc linh của mình để họ có được tâm thần mạnh mẽ,
đâm rễ vững nền trong sự yêu thương, có năng lực trong lời cầu
nguyện và được đầy dẫy chính Đức Chúa Trời. Xin hãy đọc Ê-phê-sô
3:14-21 và nhận biết một cách chắc chắn nguồn tài nguyên thuộc
linh vô hạn mà bạn đang có hiện tại.
Chúng ta có thể chết khát trên một dòng nước ngọt, có thể
chết đói trong một kho lương thực, có thể nghèo túng và phá sản
ngay trên một kho tàng quí giá, chỉ vì ta không nhận thức được
những gì mình đã được giao cho nắm giữ. Đức Chúa Trời của chúng
ta vô cùng giàu có, và sự giàu có ấy đã được giao cho chúng ta quản
l{, sử dụng.
“Ân điển đó đã ban cho tôi… để rao truyền cho dân ngoại sự giàu
có không dò được của Đấng Christ.” Ê-phê-sô 3:8.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×