Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Xây dựng website quản lý bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Tel. (84-511) 3736949, Fax. (84-511) 3842771
Website: itf.dut.edu.vn, E-mail:

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
MÃ NGÀNH : 05115

ĐỀ TÀI :

XÂY DỰNG WEBSITE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
Ngày bảo vệ : 8-9/06/2015

SINH VIÊN : HOÀNG THỊ DIỄM TRÚC
LỚP
: 10T1
CBHD
: TS. NGUYỄN TẤN KHÔI

ĐÀ NẴNG, 05/2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ
và động viên tận tình từ nhiều phía. Tất cả những điều đó đã trở thành một động
lực rất lớn giúp em có thể hoàn thành tốt đề tài này. Với tất cả sự cảm kích và trân
trọng, em xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người.


Ngoài sự nỗ lực của bản thân, em xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Tấn
Khôi đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của trường Đại học Bách Khoa
Đà Nẵng, xin cảm ơn quý thầy cô đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ em trong suốt thời
gian em học tại trường.
Xin cảm ơn tất cả các sinh viên, bạn bè, những người đã luôn sát cánh cùng
mình, chia sẻ, ủng hộ và giúp đỡ mình trong thời gian thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hoàng Thị Diễm Trúc

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan :
1

Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của TS.Nguyễn Tấn Khôi.

2

Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng
tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.

3

Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá,
tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.


Sinh viên
Hoàng Thị Diễm Trúc

3


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

4



NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

5


MỤC LỤC


6


ẢNH

7


DANH SÁCH BẢNG BIỂU

8


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

CLS

Cận lâm sàng

CNTT

Công nghệ thông tin

MVC

Model-View-Controller


RDMS

Relational Database Management Ssystem

CLR

.NET Common Language Runtime

IOS

International Organization for Standardization

ANSI

American National Standards Institute

MỞ ĐẦU
BỐI CẢNH ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, do công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ
nên việc ứng dụng tin học vào y tế càng ngày càng được quan tâm hơn. Nhất là
những bệnh viện có số lượng bệnh nhân đến bệnh viện khám trong một ngày rất
lớn, nên các ứng dụng CNTT Y tế là điều cần thiết. Công nghệ thông tin là phương
tiện trợ giúp đắc lực và có hiệu quả cao trong công tác quản lý nền hành chính nói
chung và quản lý nền y tế nói riêng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác quản lý bệnh viện là một yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao chất lượng của công
tác quản lý bệnh viện, góp phần thúc đẩy bệnh viện phát triển toàn diện,từng bước
đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc cho người bệnh.
2. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.


2.1. Mục đích

Xây dựng website quản lý bệnh viện nhằm mục đích giảm thời gian và nhân
lực trong việc quản lý bệnh nhân thông qua bệnh án, thống kê y tế.
Xây dựng hệ thống thông tin tự động nhằm quản lý tất cả bệnh nhân đến
khám tại bệnh viện
Xây dựng cơ sở dữ liệu cho bệnh viện nhằm lưu trữ dữ liệu về hồ sơ
bệnh án của bệnh nhân được dễ dàng và an toàn hơn.
Tự động hóa quy trình quản lý bệnh nhân từ lúc nhập viện cho tới khi
xuất viện tại bệnh viện nhằm: Truy vấn thông tin bệnh nhân nhanh chóng
9


và chính xác, hỗ trợ bệnh viện trong việc khám bệnh, kê toa thuốc, lập
hóa đơn viện phí
2.2. Ý nghĩa

Hiện nay, việc tạo ra những sản phẩm tin học mang tính đặc thù cho từng
ngành nghề là một điều quan trọng, đặc biệt là các phần mềm mang lại hiệu quả làm
việc, tiết kiệm thời gian và nhân lực.
3.

NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Cấu trúc luận văn được thực hiện như sau:
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý thuyết.
Ngôn ngữ lập trình C#.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu mocrosoft SQL server 2012
Mô hình MVC

Các hệ thống quản lý bệnh viện
Chương 2: Phân tích và thiết kế hệ thống website.
Mô tả hệ thống
Đặc tả hệ thống
Cài đặt Cơ sở dữ liệu
Chương 3: Kết quả thực nghiệm, đánh giá kết quả đạt được.
Xây dựng hệ thống
Cài đặt hệ thống
Kết quả thực nghiệm
Kết luận và hướng phát triển.
Kết quả đạt được
Hướng phát triển

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong chương này trình bày về một số cơ sở lý thuyết phục vụ cho việc xây
dựng website quản lý bệnh viện và một số hệ thống quản lý bệnh viện hiện có.
1.1. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH C#
1.1.1. Giới thiệu
C# là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, được phát triển bởi
Microsoft, là nền khởi đầu cho phần .NET của họ. Tên của ngôn ngữ bao gồm
ký tự thăng theo Microsoft nhưng theo ECMA là C#, chỉ bao gồm dấu số thường.
Microsoft phát triển C# dựa trênC++ và Java. C# được miêu tả là ngôn ngữ có được
sự cân bằng giữa C++, Visual Basic, Delphi và Java. C# được thiết kế chủ yếu bởi
Anders Hejlsberg kiến trúc sư phần mềm nổi tiếng với các sản phẩm Turbo Pascal,
Delphi, J++, WFC.

10


C# là một trong những ngôn ngữ lập trình được hỗ trợ bởi .NET Framework

(như C++, Java,VB...). Có thể hiểu đơn giản đây là một trung tâm biên dịch trong
đó tất cả các ngôn ngữ được hỗ trợ bởi .NET Framework sẽ được chuyển đổi sang
MSIL (một dạng mã trung gian) rồi từ đó mới được biên dịch tức thờ (Just in time
Compiler – JIT Compiler) thành các file thực thi như exe. Một thành tố quan trọng
nữa trong .NET Framework chính là CLR (.NET Common Language Runtime),
khối chức năng cung cấp tất cả các dịch vụ mà chương trình cần giao tiếp với phần
cứng của hệ điều hành.
1.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ
C#, theo một hướng nào đó, là ngôn ngữ lập trình phản ánh trực tiếp nhất
đến .NET Framework mà tất cả các chương trình.NET chạy, và nó phụ thuộc mạnh
mẽ vào Framework này. Mọi dữ liệu cơ sở đều là đối tượng, được cấp phát và hủy
bỏ bởi trình dọn rác Garbage-Collector (GC), và nhiều kiểu trừu tượng khác chẳng
hạn như class, delegate, interface, exception, v.v, phản ánh rõ ràng những đặc trưng
của.NET runtime.
1.1.3. Ưu điểm
C# được kế thừa những ưu điểm của C/C++, bỏ đi những dư thừa không cần
thiết gây khó khăn cho người sử dụng.
-

Câu lệnh C# đơn giản, ít từ khóa.

-

Tính năng Debug rất thuận tiện.

-

Ngôn ngữ lập trình C# được đánh giá là dễ học và kết hợp được nhiều ưu
điểm của các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng Java và C++. Do đó
ngôn ngữ C# đang được ưa chuộng nhất.


-

Ngôn ngữ C# là cơ sở để phát triển các ứng dụng windows Form,
ASP.NET, Web service...

-

Hỗ trợ nhiều thư viện có hàm sẵn giúp cho người lập trình lấy hàm dễ
dàng và thuận tiện.

1.1.4. Nhược điểm
C# chỉ có thể chạy được trên nền Windows và .NET Framework. Vì vậy nó
hạn chế các ứng dụng của C#. Đó là nhược điểm lớn nhất của C# với các ngôn ngữ
lập trình khác.

11


1.2. HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU MICROSOFT SQL SERVER 2012
1.2.1. Tổng quan
Microsoft SQl server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (– RDBMS) do
Microsoft phát triển. SQL Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu relational database
management system quan hệ mạng máy tính hoạt động theo mô hình khách chủ cho
phép đồng thời cùng lúc có nhiều người dùng truy xuất đến dữ liệu, quản lý việc
truy nhập hợp lệ và các quyền hạn của từng người dùng trên mạng. Ngôn ngữ truy
vấn quan trọng của Microsoft SQL server là Transact-SQL. Transact-SQL là ngôn
ngữ SQL mở rộng dựa trên SQL chuẩn của ISO (International Organization for
Standardization) và ANSI (American National Standards Institute) được sử dụng
trong SQL Server.

Nền tảng dữ liệu Microsoft SQL Server 2012 được ghi nhận là đem đến hiệu
năng hoạt động nhanh đáng ngạc nhiên. SQL Server 2012 giúp giải quyết các thách
thức liên quan đến sự gia tăng lượng dữ liệu bằng cách chuyển các dữ liệu này
thành các tầm nhìn mang tính quyết định nhanh chóng.
SQL Server 2012 có nhiều cải thiện hữu dụng và thiết thực.
-

Tính năng SQL Server AlwaysOn và đáp ứng 9s giúp người sử dụng xây
dựng kiến trúc nhiều máy chủ thành một mạng lưới các Node, khi Node
chính của hệ thống gặp sự cố thì hệ thống tự kích hoạt Node khác trong
mạng lưới lên thay thế trong vòng 9 giây. Vì vậy giảm tối thiểu thời gian
ngừng hệ thống trong quá trình chuyển đổi.

-

Hiệu suất nhanh đáng kinh ngạc nhờ công nghệ bộ nhớ trong xVelocity
giúp tăng tốc độ xử lý câu lệnh TSQL lên từ 10 đến 100 lần so với các
phiên bản trước. Nếu Table của bạn được thiết lập Index là None Cluster
Index.

-

Power View và PowerPivot và đột phá khai thác dữ liệu nhanh cung cấp
cho người sử dụng những công cụ truy xuất dữ liệu SQL một cách trong
suốt.

-

Dữ liệu thống nhất và đáng tin cậy nhờ BI Semantic Model và Data
Quality Services.


-

Chỉ một lần viết ứng dụng, chạy được ở bất cứ đâu với các công cụ dữ
liệu của SQL Server.

-

Quy mô theo yêu cầu từ các thiết bị trung tâm dữ liệu cho tới điện toán
đám mây.

12


1.2.2. Một số cải tiến về bảo mật
a. Default Schema for Windows Group
Ở phiên bản SQL Server 2008 R2, trong các Instance, người quản trị có thể
tạo 1 Login sử dụng chung cho 1 Windows Group. Khi đó mỗi Domain User trong
Group đó có thể login vào instance đó mà không cần phải tạo từng login riêng cho
từng user. Việc này đã giúp cho người quản trị tiết kiệm được khá nhiều thời gian.
Tuy nhiên, vẫn còn vấn đề tồn tại, đó là ngay khi user đó login lần đầu tiên vào và
truy cập đến 1 database (để truy vấn dữ liệu chẳng hạn), 1 user và 1 schema tương
ứng sẽ được tự động tạo trong database đó. Như vậy, cứ mỗi user lại có 1 schema
khác nhau. Đây chính là 1 hạn chế gây ra nhiều khó khăn trong việc quản trị.
Để khắc phục phiên bản SQL Server 2012 cung cấp cho người quản trị khả
năng gán Default Schema cho 1 Group. Khi đó tất cả User trong Group đều sử dụng
chung, một cách ngầm định (implicit), 1 Schema duy nhất.
b. User-Defined Server Roles
Đây là tính năng quản trị được những người quản trị yêu cầu nhiều nhất. Tính
năng này cho phép tạo mới cũng như tùy biến các Server Roles. Như vậy, thay vì

chỉ có thể sử dụng các Role có sẵn ở cấp server (fixed-server roles) như ở các phiên
bản SQL Server trước đây, người quản trị có thể tạo thêm các User-Defined Server
Roles mới phù hợp với yêu cầu quản trị hơn. Ví dụ như khi người quản trị cần gán
một số quyền cấp cao (thay đổi các Login, thay đổi 1 số setting của instance,…) cho
một user nào đó, thay vì phải gán quyền cao nhất là Sysadmin, người quản trị có thể
tạo 1 role mới như DatabaseTuner role với 1 số quyền nhất định.
c. Contained Databases
Contained Database cung cấp khả năng lưu trữ thông tin chứng thực
(credential information) của các user theo trong database thay vì lưu trong Master
database như trước đây. Khả năng này giúp cho database ít phụ thuộc vào các
system databases hơn. Điều này đồng nghĩa với việc tính bảo mật trong database
được tăng lên và khả năng triển khai các ứng dụng linh hoạt hơn. Sẽ có 2 mức lựa
chọn cho 1 Contained Database: Partial và Full. Tuy nhiên, nhiều khả năng tính
năng này ở phiên bản SQL Server 2012 sẽ chỉ hỗ trợ ở mức Partial. (và mức Full ở
những phiên bản tiếp theo).
d. Crypto Enchancement
Nhiều thuật toán mã hóa mới cũng như AES256, SHA2 (256 và 512),… được
hỗ trợ giúp cho việc mã hóa dữ liệu trong SQL Server 2012 tốt hơn bao giờ hết.

13


e. Audit Enhancement
Các tính năng về giám sát cũng được cải tiến rất nhiều trong SQL Server
2012, có thể kể ra 1 số tính năng như: User-defined Audit cho phép các ứng dụng
có thể ghi lại log với những thông tin mong muốn theo cơ chế giám sát của SQL
Server, Filtering Audit giúp lọc những thông tin mong muốn sẽ ghi xuống log theo
những điều kiện được định nghĩa trước,… và đặc biệt là các tính năng về Audit sẽ
được hỗ trợ trên tất cả các bản (edition) SQL Server 2012 khác nhau.
1.3. MÔ HÌNH MVC

Mô hình MVC (Model-View-Controller) là một kiến trúc phần mềm hay mô
hình thiết kế được sử dụng trong kỹ thuật phần mềm. Nó giúp cho các developer
tách ứng dụng của họ ra thành 3 thành phần khác nhau Model, View và Controller.
Mỗi thành phần có một nhiệm vụ riêng biệt và đọc lập với các thành phần khác.

Hình 1.1: Mô hình MVC

1.3.1. Các thành phần trong MVC
a. Model
Đây là thành phần chứa tất cả các nghiệp vụ logic, phương thức xử lý, truy
xuất database, đối tượng mô tả dữ liệu như các Class, hàm sử lý…

14


b. View
Đảm nhận việc hiển thị thông tin, tương tác với người dùng, nơi chứa tất cả
các đối tượng GUI như textbox,images… Hiểu một cách đơn giản, nó tập hợp các
form hoặc các file HTML
c. Controller
Giữ nhiệm vụ nhận điều hướng các yêu cầu từ người dùng và gọi đúng những
phương thức xử lý chung… Chẳng hạn thành phần này sẽ nhận request từ url và
form để thao tác trực tiếp với Model.
1.3.2. Cơ chế làm việc của MVC
Nhìn lại sơ đồ phía trên, ta thấy có mũi tên nét liền và những mũi tên nét đứt.
Những mũi tên nét đứt được hình thành trên quan điểm của người dùng mà không
phải là nhà thiết kế phần mềm thực sự. Do đó chúng ta chỉ quan tâm đến những mũi
tên còn lại.
Đây là một cách đơn giản để mô tả lại luồng sự kiện được xử lý trong MVC:
-


User tương tác với View, bằng cách click vào button, user gửi yêu cầu
đi.

-

Controller nhận và điều hướng chúng đến đúng phương thức xử lý ở
Model.

-

Model nhận thông tin và thực thi các yêu cầu.

-

Khi Model hoàn tất việc xử lý, View sẽ nhận kết quả từ Model và hiển
thị lại cho người dùng.

Hình 1.2: Hoạt động của MVC
15


1.3.3. Ưu điểm và nhược điểm của MVC
Thể hiện tính chuyên nghiệp trong lập trình, phân tích thiết kế. Do được chia
thành các thành phần độc lập nên giúp phát triển ứng dụng nhanh, đơn giản, dễ
nâng cấp, bảo trì… Nhưng đối với dự án nhỏ việc áp dụng mô hình MVC gây cồng
kềnh, tốn thời gian trong quá trình phát triển. Tốn thời giant rung chuyển dữ liệu
của các thành phần.
1.4. CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
1.4.1. Phần mềm quản lý bệnh viện CSB

Phần mềm được xây dựng trên nền tảng công nghệ mới như .Net Framework
4.0 và hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ Microsoft SQL Sever 2005. Với nhiều phân
hệ đa năng như quản lý khám bệnh, quản lý bệnh nhân, quản lý dược, theo dõi viện
phí, báo cáo cải tiến…
1.4.2. Phần mềm quản lý bệnh viện NANO-HOSPITAL 2015
Phần mềm quản lý bệnh viện NANO-Hospital" được ra mắt với khả năng cung
cấp các giải pháp hiện đại hoá hệ thống thông tin trong phòng khám sẽ giúp cho cả
bệnh nhân, y tá, bác sĩ và đội ngũ quản lý tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công
sức. Bệnh nhân và đội ngũ y bác sỹ có nhiều thời gian tập trung vào khám chữa
bệnh.
Các chức năng chính của phần mềm:


Quản lý tiếp nhận – Khám bệnh



Quản lý cận lâm sàng(Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh)



Quản lý lâm sàng (nội trú)



Quản lý lâm sàng (ngoại trú)



Quản lý thanh toán viện phí và bảo hiểm y tế




Quản lý dược phẩm



Quản lý viện phí



Quản lý tài chính kế toán



Quản lý tài sản cố định



Báo cáo phục vụ lãnh đạo



Quản lý nhân sự, tiền lương



Phân hệ quản lý chỉ đạo tuyến




Phân hệ quản lý trang thiết bị y tế
16




Quản trị hệ thống

1.5. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương này tôi đã tìm hiểu được những cơ sở lý thuyết để xây dựng một
website trực tuyến. Tôi cũng đã học hỏi được một số sản phẩm tương tự hiện có trên
thị trường. Đó là tiền đề giúp tôi có được góc nhìn tổng quát để có thể thiết kế
website một cách tốt hơn.

17


CHƯƠNG 2:

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
WEBSITE

Trong chương này trình bày tổng quan về ứng dụng, các chức năng chính
được xây dựng trong ứng dụng. Nội dung chương này bao gồm: phân tích thiết kế
hệ thống, thiết kế cơ sở dữ liệu.
1.6. PHÁT BIỂU BÀI TOÁN
1.6.1. Bệnh nhân đi khám lần đầu

Bước 1: Bệnh nhân phải mua 1 sổ khám bệnh tại quầy tiếp bệnh nhân, tại đây

bệnh nhân sẽ được cấp 1 mã bệnh nhân và mã khám bệnh, y tá sẽ nhập thông tin cá
nhân của bệnh nhân và đươc chỉ dẫn phòng khám.
Bước 2: Bệnh nhân đến nộp sổ vào phòng khám đợi bác sĩ gọi tên vào khám
(đây bác sĩ sẽ lưu thông tin chi tiết bệnh án của bệnh nhân), nếu BS có chỉ định
khác thì bệnh nhân thực hiện các chỉ định của bác sĩ( xét nghiệm, chụp x-quang,
….), quay lại phòng khám bác sĩ sau khi có kết quả.
-

Bệnh nhân điều trị tại nhà thì bác sĩ sẽ cho toa thuốc trên đó đầy đủ
thông tin tên thuốc,số lượng, liều dùng…

-

Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân phải điều trị tại bênh viện thì bệnh nhân phải
nhập viện.

Bước 3 : Bệnh nhân đi thanh toán viện phí.
Bước 4 : Bệnh nhân đi nhận thuốc.
2.1.2. Bệnh nhân đi khám lần hai
Bước 1: bệnh nhân nhận mã khám bệnh tại quầy tiếp bệnh nhân và đươc chỉ
dẫn phòng khám.
Bước 2: bệnh nhân đến nộp sổ vào phòng khám đợi bác sĩ gọi tên vào khám (ở
đây bác sĩ sẽ lưu thông tin chi tiết bệnh án của bệnh nhân). Bác sĩ có thể xem kiểm
tra để biết tiền sử bệnh án của BN, bệnh tiến triển như thế nào, có cần thây đổi
thuốc hay không…Nếu BS có chỉ định khác bệnh nhân thực hiện các chỉ định của
bác sĩ (xét nghiệm, chụp x-quang,….) sau đó quay lại phòng khám bác sĩ sau khi có
kết quả.
18



-

Bệnh nhân điều trị tại nhà thì bác sĩ sẽ cho toa thuốc trên đó đầy đủ
thông tin tên thuốc,số lượng, liều dùng…

-

Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân phải điều trị tại bênh viện thì bệnh nhân nhập
viện.

Bước 3: Bệnh nhân đi thanh toán viện phí.
Bước 4: Bệnh nhân đi nhận thuốc.
1.7. PHÂN TÍCH YÊU CẦU
1.1.1. Các tác nhân trong hệ thống
Bảng 2.1: Các tác nhân trong hệ thống

Tác Nhân

Mô tả

Admin

Là người quản trị website, chịu trách nhiệm quản lý các người dùng
(nhân viên,kế toán, bác sĩ,dược sĩ…) trong hệ thống và hoạt động của
người dùng có trong hệ thống.
Là người toàn quyền với mọi thao tác, chức năng có ở hệ thống.
Thực hiện phân quyền cho người dùng.

Nhân Viên


Khi được cung cấp một tài khoản và mật khẩu, thì người dùng Nhân
viên có thể truy cập vào hệ thống thực hiện các hoạt động tiếp nhận
bệnh nhân vào khám.

Kế Toán

Sau khi đăng nhập thành công vào hệ thống thì Kế toán có quyền quản
lý sổ quỹ, thực hiện các thao tác thanh toán viện phí, thống kê thu
chi,...

Bác Sĩ

Khi đăng nhập thành công vào hệ thống thì Bác sĩ có quyền khám
bệnh, yêu cầu nhập viện và điều trị cho bệnh nhân.

Dược Sĩ

Khi đăng nhập vào hệ thống thì Dược sĩ có quyền lấy thuốc,cập nhật
kho thuốc

1.1.2. Mô tả yêu cầu chức năng
Hệ thống có 5 loại người dùng: Quản lý, Nhân viên, Kế toán, Bác sĩ và Dược
sĩ chức năng của các loại người nầy trong hệ thống sẽ được đề cập như sau:
a) Quản lý: là người điều hành hệ thống
-

Quản lý người dùng và nhóm người dùng

-


Phân quyền truy cập
19


-

Quản lý danh mục hệ thống

-

Và các quyền khác thuộc những người dùng còn lại.

b) Nhân viên: là người tiếp nhận bệnh nhân vào khám
-

Nhập thông tin của bệnh nhân: họ tên bệnh nhân, ngày sinh, tuổi, giới
tính, địa chỉ thường trú, tiền căn bệnh nhân (nếu có).

-

Thông tin thân nhân: họ tên cha/mẹ, CMND, số điện thoại.

c) Kế toán: là người lập hóa đơn thanh toán
d) Bác sĩ: là người thực hiện thao tác khám bệnh và điều trị bệnh nhân
e) Dược sĩ: là người cấp thuốc cho bệnh nhân theo chỉ định của bác sĩ
1.1.3. Mô tả yêu cầu phi chức năng
a) Yêu cầu về tính năng hệ thống
Website chạy ổn định, tốc độ nhanh.
b) Yêu cầu về giao diện
-


Giao diện thiết kế thân thiện.

-

Các thành phần giao diện bố trí hợp lý, dễ thao tác xử lý.

-

Dễ sử dụng: không cần kiến thức lập trình cũng có thể sử dụng được

1.1.4. Mô tả quy trình khám chữa bệnh của bệnh viên

20


Hình 2.3: Quy trình khám bệnh ở bệnh viện

(1) Người bệnh đến bàn hướng dẫn, được chỉ định lấy số thứ tự đăng ký tại

phòng khám bệnh theo chuyên khoa.
(2) Người bệnh đến phòng cần khám nộp số thứ tự, chờ gọi vào khám bệnh.
(3) Bác sĩ sau khi khám bệnh, chỉ định làm các xét nghiệm, chụp XQ, siêu âm,

điện tim…
(4) Người bệnh càm phiếu chỉ định làm các xét nghiệm đến quầy thu viện phí để

đóng dấy kiểm tra BHYT và nộp viện phí (nếu có).
(5) Sau đó, người bệnh đén phòng làm xét nghiệm đã chỉ định.
(6) Khi có kết quả xét nghiệm.

(7) Người bệnh trở lại phòng khám gặp bác sỹ để nhận đơn thuốc hoặc nhập

viện.
(8) (8a) Nếu nhập viện, người bệnh được hướng dẫn vào khoa ngay.

(8b) Nếu không nhập viện, sau khi nhận đơn thuốc.
(9) Người bệnh đến quầy thu viện phí để đóng dấu kiểm tra BHYT và nộp viện

phí (nếu có).
(10) Sau đó, người bệnh đến quầy Dược lĩnh thuốc.

21


1.8. THIẾT KẾ HỆ THỐNG
1.1.5. Biểu đồ ca sử dụng

Hình 2.4: Biểu đồ ca sử dụng của hệ thống

22


Hình 2.5: Biểu đồ ca sử dụng của quản lý

Hình 2.6: Biểu đồ ca sử dụng của bác sĩ

1.1.6. Đặc tả ca sử dụng
Bảng 2.2: Đặc tả ca sử dụng đăng nhập

Tên ca sử dụng


Đăng nhập

Tác nhân

Người dùng: Quản lý, Nhân viên, Kế toán, Dược sĩ, Bác
sĩ.
23


Điều kiện trước

Đã có tài khoản và chưa đăng nhập hệ thống.

Điều kiện sau

Người dùng đăng nhập thành công vào hệ thống.

Mô tả

Chức năng này diễn tả một người dùng đăng nhập vào hệ
thống như thế nào và sẽ có các chức năng ứng với từng
phân quyền trong hệ thống.

Phương thức hoạt động

- Người dùng truy cập vào website.
- Hiển thị cửa sổ đăng nhập.
- Người dùng nhập Tài khoản và Mật khẩu.
- Người dùng kích chuột Đăng nhập.

- Hệ thống sẽ kiểm tra tính hợp lệ của Tên đăng nhập và
Mật khẩu.
- Đưa người dùng tới cửa sổ giao diện chương trình.

Ngoại lệ

Không có ngoại lệ

Bảng 2.3: Đặc tả ca sử dụng đăng xuất

Tên ca sử dụng

Đăng xuất

Tác nhân

Người dùng: Quản lý, Nhân viên, Kế toán, Dược sĩ, Bác
sĩ.

Điều kiện trước

Người dùng đăng nhập thành công vào hệ thống.

Điều kiện sau

Người dùng thoát khỏi hệ thống và hiển thị cửa sổ đăng
nhập.

Mô tả


Người dùng sẽ thoát khỏi hệ thống và không được sử
dụng các chức năng khi đăng nhập.

Phương thức hoạt động

- Người dùng chọn tab Hệ thống và kích chuột chọn Đăng
xuất .
- Hệ thống thực hiện thoát người dùng và hiển thị cửa sổ
đăng nhập.

Ngoại lệ

Không có ngoại lệ.

Bảng 2.4: Đặc tả ca sử dụng quản lý bệnh nhân

24


Tên ca sử dụng

Quản lý bệnh nhân

Tác nhân

Người dùng: Quản lý, Nhân viên.

Điều kiện trước

Người dùng đăng nhập thành công vào hệ thống.


Điều kiện sau

Hiển thị danh sách Bệnh nhân.

Mô tả

Hiển thị trang chứa danh sách các Bệnh nhân đang đăng
ký khám tại bệnh và cho phép các hành động thêm mới,
sửa, lưu, xóa, tìm kiếm Bệnh nhân.

Phương thức hoạt động

- Người dùng kích chuột vào tab Quản lý chọn Bệnh
nhân.
- Hiển thị trang danh sách Bệnh nhân.
- Thực hiện các hành động quản lý tác động lên Bệnh
nhân bất kỳ hoặc cả danh sách thông qua các nút lệnh ở
cuối hàng trong danh sách.

Ngoại lệ

Không có ngoại lệ.

Bảng 2.5: Đặc tả ca sử dụng tìm kiếm tên bệnh

Tên ca sử dụng

Tìm kiếm tên bệnh


Tác nhân

Người dùng: Quản lý, Nhân viên, Bác sĩ.

Điều kiện trước

Người dùng đăng nhập thành công vào hệ thống.

Điều kiện sau

Hiển thị danh sách thông tin Bệnh đúng mã bệnh và tên
yêu cầu tìm kiếm.

Mô tả

Có thể tim kiếm bệnh nhân bằng cách nhập mã hoặc họ
tên.

Phương thức hoạt động

-

Nhập tên hoặc mã bệnh.

-

Nhấn button để tiến hành tìm kiếm.

Hệ thống xử lý và trả về danh sách bệnh liên quan
Ngoại lệ


Không có thông tin bệnh để hiển thị lên.

Bảng 2.6: Đặc tả ca sử dụng tiếp nhận bệnh nhân

Tên ca sử dụng

Tiếp nhận bệnh nhân

Tác nhân

Người dùng: Quản lý, Nhân viên.
25


×