BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108
NGUYỄN THÀNH NHÂN
NGHIÊN CỨU TẠO HÌNH NÂNG MŨI
BẰNG MÔ TỰ THÂN
PHỐI HỢP VỚI VẬT LIỆU NHÂN TẠO
Chuyên ngành : Răng Hàm Mặt
Mã số : 62.72.06.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGUYỄN TÀI SƠN
2. TS. NGUYỄN HUY THỌ
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ luận án nào khác.
Nguyễn Thành Nhân
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Tài Sơn - Chủ
nhiệm bộ môn Răng Hàm Mặt Viện NCKH Y Dược Lâm sàng 108, người thầy
đã trực tiếp hướng dẫn tôi cho đến khi hoàn thành luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến TS. Nguyễn Huy Thọ nguyên Chủ nhiệm
khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo Hình Bệnh viện TƯQĐ 108 đã luôn tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn: PGS.TS. Nguyễn Bắc Hùng; TS. Vũ Ngọc
Lâm; TS. Nguyễn Quang Chung, TS. Nguyễn Quang Đức đã đóng góp nhiều ý
kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và tập thể nhân viên
- Bộ môn Răng Hàm Mặt và Phòng Sau đại học Viện nghiên cứu Khoa
học Y Dược Lâm sàng 108.
- Bệnh viện Chợ Rẫy TP. HCM.
- Bệnh viện Đa Khoa Mắt SÀI GÒN.
Là những nơi đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu để hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp và toàn thể tập thể nhân viên
Bộ môn và các Bệnh viện luôn sát cánh động viên tôi trên con đường học tập
và nghiên cứu khoa học.
Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã tin tưởng, động viên, quan tâm giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này.
TP. Hồ Chí Minh - 2016
Nguyễn Thành Nhân
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ, hình
Đóng góp mới của luận án
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................... 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu mũi. ................................................................. 3
1.1.1. Khung xương ......................................................................... 4
1.1.2. Sụn mũi: gồm có 6 sụn chính.................................................... 5
1.1.3. Hệ thống dây chằng mũi .......................................................... 8
1.1.4. Da và mô dưới da.................................................................... 9
1.1.5. Các cơ tháp mũi.....................................................................10
1.1.6. Mạch máu .............................................................................11
1.1.7. Thần kinh chi phối tháp mũi ....................................................12
1.1.8. Niêm mạc và các van mũi .......................................................13
1.2. Đặc điểm hình thái mũi người Châu Á ứng dụng trong tạo hình mũi......14
1.3. Vật liệu cấy ghép..........................................................................17
1.3.1. Nhóm vật liệu có nguồn gốc sinh học .......................................18
1.3.2. Nhóm vật liệu tổng hợp nhân tạo và diễn biến sau khi cấy ghép....23
1.4. Các phương pháp nâng mũi............................................................26
1.4.1. Phương pháp nâng mũi đơn thuần ............................................27
1.4.2. Phương pháp nâng mũi kèm gia cố cấu trúc khung sụn đầu mũi ...27
1.4.3. Phương pháp mổ mũi kín ........................................................28
1.4.4. Phương pháp mổ mũi mở ........................................................28
1.4.5. Phương pháp tạo hình nâng mũi sử dụng một loại vật liệu ...........29
1.4.6. Các phương pháp tạo hình nâng mũi phối hợp các loại vật liệu.....30
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............36
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu hình thái................................36
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu hình thái................................................36
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu hình thái............................................37
2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu lâm sàng................................45
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu lâm sàng nhóm B....................................45
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu lâm sàng ...........................................47
2.2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................47
2.2.4. Qui trình nghiên cứu lâm sàng: ................................................47
2.2.5. Quy ước đánh giá kết quả phẫu thuật ........................................61
2.3. Phương pháp xử lý số liệu..............................................................63
2.4. Đạo đức nghiên cứu......................................................................63
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................64
3.1. Kết quả nghiên cứu hình thái nhóm A .............................................64
3.1.1. Tuổi .....................................................................................64
3.1.2. Giới......................................................................................65
3.1.3. Các thông số nhân trắc mũi nhóm A .........................................66
3.1.4. Phân bố các dạng mũi nhóm A theo giới tính. ............................67
3.2. Kết quả nghiên cứu nhóm lâm sàng B .............................................69
3.2.1. Tuổi .....................................................................................69
3.2.2. Kết quả theo giới....................................................................70
3.2.3. Đặc điểm lâm sàng nhóm B.....................................................70
3.2.4. Khảo sát phẫu thuật ................................................................71
3.2.5. Kết quả phẫu thuật nhóm lâm sàng B........................................77
Chương 4: BÀN LUẬN .......................................................................98
4.1. Bàn luận về kết quả nghiên cứu hình thái tháp mũi nhóm A . ...............98
4.1.1. Bàn luận về đối tượng.............................................................98
4.1.2. Bàn luận về khác biệt giới .......................................................99
4.1.3. Bàn luận về các dạng mũi........................................................99
4.1.4. Bàn luận về các thông số hình thái mũi ................................... 103
4.2. Bàn luận về kết quả nghiên cứu lâm sàng của nhóm B ..................... 105
4.2.1. Bàn luận về tuổi ................................................................... 105
4.2.2. Bàn luận về phương pháp nâng sống mũi ................................ 106
4.2.3. Bàn luận về chỉ định của phương pháp.................................... 107
4.2.4. Bàn luận về chọn lựa vật liệu ghép ......................................... 109
4.2.5. Bàn luận về qui trình kỹ thuật ................................................ 114
4.2.6. Bàn luận về kết quả thu hẹp chiều ngang cánh mũi và sự thay
đổi hình dáng lỗ mũi. .................................................................... 119
4.2.7. Bàn luận về biến chứng và xác suất mổ lại............................... 121
4.2.8. Bàn luận về kết quả cải thiện 7 thông số mũi trước và sau mổ nhóm B . 124
KẾT LUẬN...................................................................................... 130
KI ẾN NGHỊ ..................................................................................... 132
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
TÀI LI ỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AC-AC
: Chiều ngang nền mũi
AL-AL
: Chiều ngang cánh mũi
BN
: Bệnh nhân
Cs
: Cộng sự
CSEG
: Mảnh ghép mở rộng đuôi vách ngăn
NTP
: Chiều dài mũi từ gốc đến chóp
NSN
: Chiều dài mũi từ gốc đến trụ
NFA
: Góc mũi trán
NLA
: Góc mũi môi
PTV
: Phẫu thuật viên
SEG
: Mảnh ghép mở rộng vách ngăn
SN-TP
: Chiều cao chóp mũi
StG
: Mảnh ghép thanh chống trụ mũi.
NI
: Chỉ số mũi.
DG
: Mảnh ghép chêm.
SpG
: Mảnh ghép rải.
AG
: Mảnh ghép cánh mũi.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1.
Kích thước sụn cánh mũi lớn theo nhiều tác giả trên thế giới. .... 6
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
Bảng 3.15.
Bảng 3.16.
Bảng 3.17.
Bảng 3.18.
Bảng 3.19.
Bảng 3.20.
Bảng 3.21.
Bảng 3.22.
Bảng 4.1.
Bảng 4.2.
Bảng 4.3.
Bảng 4.4.
Bảng 4.5.
Phân bố nhóm A theo lứa tuổi ............................................64
Phân bố theo giới nhóm nam (A1) và nhóm nữ (A2) ...............65
Các thông số nhân trắc mũi theo giới tính .............................66
Phân bố các dạng mũi theo giới tính......................................67
Phân bố nhóm B theo lứa tuổi ..............................................69
Các dạng mũi trong nhóm B ...............................................70
Phẫu thuật bổ sung .............................................................71
Vật liệu được phối hợp để tạo hình nâng mũi .........................72
Phân bố vật liệu theo nơi nhận ghép ......................................73
Tỷ lệ mảnh ghép bổ sung cho các nơi khác của mũi ................73
Biến chứng thời điểm trong 1 tháng đầu sau mổ ....................74
So sánh biến chứng giữa 2 nhóm B1 và B2 ............................75
Tỷ lệ phẫu thuật chỉnh sửa lại...............................................76
Kết quả sớm .....................................................................77
Đánh giá kết quả gần (sau mổ 1- 6 tháng) .............................78
Sự thay đổi tỷ lệ các dạng mũi trước và sau mổ 1-6 tháng. .......79
Đánh giá kết quả điều trị sau mổ trên 12 tháng ......................80
Sự thay đổi tỷ lệ các dạng mũi sau mổ trên 12 tháng ..............81
Cải thiện các thông số nhân trắc nhóm B sau mổ trên 12 tháng....82
Số lượng các thông số mũi được cải thiện sau mổ nhóm B ......83
So sánh kết quả trước và sau mổ nhóm B1 với nhóm hình thái A2 ...84
So sánh kết quả trước và sau mổ nhóm B2 với nhóm hình thái A2 ..91
So sánh tỷ lệ các dạng mũi................................................. 102
So sánh các thông số nhân trắc mũi với các tác giả khác ........ 104
So sánh cách phối hợp vật liệu trong tạo hình nâng mũi. ....... 113
So sánh biến chứng với Choi J.Y. ....................................... 123
So sánh kết quả cải thiện các thông số mũi với các tác giả khác .... 124
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố nhóm A theo lứa tuổi...........................................64
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo giới .............................................................65
Biểu đồ 3.3. Phân bố nhóm B theo lứa tuổi............................................69
Biểu đồ 3.4. Vật liệu được phối hợp để tạo hình nâng mũi.......................72
Biểu đồ 3.5. Đánh giá chung kết quả điều trị sớm. ..................................77
Biểu đồ 3.6. So sánh NTP trước và sau mổ nhóm B1 với nhóm A2..........85
Biểu đồ 3.7. So sánh NSN trước và sau mổ nhóm B1 với nhóm A2 ..........86
Biểu đồ 3.8. So sánh AL-AL trước và sau mổ nhóm B1 với nhóm A2.......87
Biểu đồ 3.9. So sánh AC-AC trước và sau mổ nhóm B1 với nhóm A2 ......87
Biểu đồ 3.10. So sánh BTP trước và sau mổ nhóm B1 với nhóm A2...........88
Biểu đồ 3.11. So sánh NFA trước và sau mổ nhóm B1 với nhóm A2. .........89
Biểu đồ 3.12. So sánh NLA trước và sau mổ nhóm B1 với nhóm A2 ..........90
Biểu đồ 3.13. So sánh NTP trước và sau mổ nhóm B2 với nhóm A2...........92
Biểu đồ 3.14. So sánh NSN trước và sau mổ nhóm B2 với nhóm A2 ..........93
Biểu đồ 3.15. So sánh AL-AL trước và sau mổ nhóm B2 với nhóm A2.......94
Biểu đồ 3.16. So sánh NTP trước và sau mổ nhóm B2 với nhóm A2...........95
Biểu đồ 3.17. So sánh SN-TP trước và sau mổ nhóm B2 với nhóm A2 .......95
Biểu đồ 3.18. So sánh NFA trước và sau mổ nhóm B2 với nhóm A2 ..........96
Biểu đồ 3.19. So sánh NLA trước và sau mổ nhóm B2 với nhóm A2 ..........97
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Các tiểu đơn vị thẩm mỹ mũi ngoài.......................................... 4
Hình 1.2. Đặc điểm xương chính mũi. .................................................... 4
Hình 1.3. Cấu trúc khung xương - sụn mũi. ............................................. 5
Hình 1.4. Phân loại khớp nối giữa sụn mũi bên và sụn cánh lớn ................. 7
Hình 1.5. Cấu trúc vách ngăn. ............................................................... 8
Hình 1.6. Dây chằng treo nâng đỡ chóp mũi. ........................................... 9
Hình 1.7. Cấu trúc da và mô mềm tháp mũi............................................10
Hình 1.8. Các cơ tháp mũi....................................................................11
Hình 1.9. Hệ thống mạch máu mũi ngoài ...............................................12
Hình 1.10. Ba dạng của nhánh thần kinh mũi ngoài. ..................................13
Hình 1.11. Các điểm mốc theo Wang J.H. ...............................................14
Hình 1.12. Các thông số nhân trắc mũi theo Wang J.H. ............................15
Hình 1.13. Ba phương án ghép mở rộng vách ngăn (SEG) theo Byrd...........27
Hình 2.1. Bốn tư thế chụp hình mũi chuẩn .............................................38
Hình 2.2. Thước đo độ các góc mũi.......................................................38
Hình 2.3. Thước kẹp Vernier caliper .....................................................38
Hình 2.4. Máy chụp ảnh Canon 60D.....................................................39
Hình 2.5. Ống kính máy ánh KTS Canon 18-55mm ................................39
Hình 2.6. Các điểm mốc đo đạc 7 thông số nhân trắc mũi ........................39
Hình 2.7. Cách đo chiều dài mũi từ gốc đến chóp....................................41
Hình 2.8. Cách đo chiều dài mũi từ gốc đến trụ.......................................41
Hình 2.9. Cách đo chiều ngang cánh mũi ...............................................42
Hình 2.10. Cách đo chiều ngang nền mũi ................................................42
Hình 2.11. Cách đo chiều cao chóp mũi SN-TP........................................43
Hình 2.12. Cách đo góc mũi trán ............................................................43
Hình 2.13. Cách đo góc mũi môi ............................................................44
Hình 2.14. Các dạng mũi ......................................................................44
Hình 2.15. Sụn tự thân dùng để cấy ghép.................................................48
Hình 2.16. Mảnh ghép từ silicone có đục lỗ. ............................................49
Hình 2.17. Nẹp tự tiêu endotine ribbon....................................................49
Hình 2.18. Bộ dụng cụ phẫu thuật nâng mũi 28 dụng cụ ............................50
Hình 2.19. Máy cắt đốt điện cao tần........................................................50
Hình 2.20. Máy hút dịch .......................................................................50
Hình 2.21. Đèn đeo đầu hãng Heinz. .......................................................51
Hình 2.22. Lấy mảnh ghép từ sụn vành tai. ..............................................52
Hình 2.23. Phương pháp mổ mũi mở ......................................................53
Hình 2.24. Đường mổ mở xuyên trụ hình V đảo ngược. ............................53
Hình 2.25. Bộc lộ khung sụn và vách ngăn mũi. .......................................54
Hình 2.26. Mảnh ghép từ sụn vách ngăn. .................................................55
Hình 2.27. Phương án 1: Chỉ dùng sụn vách ngăn. ....................................55
Hình 2.28. Ghép endotine ribbon dọc theo sống mũi và đứng theo trụ mũi........56
Hình 2.29. Nẹp sụn vách ngăn vào khung ER ..........................................56
Hình 2.30. Phương án 2 dùng thêm sụn vành tai cho phía đối diện. .............57
Hình 2.31. Tạo hình trụ mũi với mảnh ghép mở rộng vách ngăn. ................57
Hình 2.32. Tạo hình chóp mũi bằng sụn vành tai ......................................58
Hình 2.33. Nâng lưng sống mũi bằng mảnh độn silicone. ..........................59
Hình 2.34. Đường rạch da kéo dài xuống trụ mũi......................................60
Hình 4.1. Phân bố địa lý theo chỉ số mũi trên thế giới. ............................. 100
Hình 4.2. (1). Trước mổ mũi còn hếch, bóng đỏ, mỏng đe dọa thủng.
(2). Sau mổ 18 tháng đầu mũi dài, hết đỏ. .............................. 111
Hình 4.3. SEG-cải tiến khi ghép thêm sụn vành tai bên đối diện. .............. 115
Hình 4.4A: PDS có lỗ ......................................................................... 116
Hình 4.4B: Endotine ribbon ................................................................ 117
Hình 4.5. Mảnh ghép lớn của Boenisch M ............................................. 117
Hình 4.6A. Vật liệu thanh ER. ............................................................. 118
Hình 4.6B. Vật liệu tấm PDS ............................................................... 118
Hình 4.7. Trong mổ: Ghép endotine ribbon cho trụ mũi........................... 118
Hình 4.8. Sơ đồ thay đổi hình dáng lỗ mũi trước và sau mổ...................... 119
Hình 4.9. Hình dạng lỗ mũi BN N.T.D.T mã số 33A trước và sau mổ. ...... 120
Hình 4.10. Mô xơ phát triển xuyên qua lỗ trên mảnh silicone. .................. 121
ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Xác định được 7 thông số hình thái tháp mũi và phân loại được 9 dạng
mũi cơ bản, góp phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc thẩm định,
đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình nâng mũi được hoàn thiện hơn.
2. Mô tả kỹ thuật mới : tạo hình mũi cấu trúc cải tiến - phối hợp mô tự thân
với vật liệu nhân tạo bao gồm:
- Dùng sụn tự thân ghép mở rộng vách ngăn và gia cố khung sụn di động
đầu mũi trước khi nâng sống mũi.
- Tạo hình chóp mũi bằng sụn vành tai.
- Phối hợp với vật liệu nhân tạo silicone, với thiết kế mới có nhiều lỗ
dùng tạo dáng cho phần khung xương-sụn mũi cố định.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tạo hình nâng mũi là loại hình kỹ thuật rất phổ biến ở Châu Á, tuy
nhiên phương pháp và vật liệu dùng để tạo hình nâng mũi thì đa dạng và còn
nhiều quan điểm rất khác biệt [17], [52], [97]. Cho đến nay việc sử dụng vật
liệu tự thân vẫn được xem là ưu tiên hàng đầu vì mô tự thân có được tính
tương hợp sinh học cao [45] [59], [95], [99], [105], [122], [123]. Nhược điểm
của mô tự thân là số lượng và chất lượng không ổn định, khó được nuôi
dưỡng đầy đủ và có nguy cơ cao bị biến dạng với thời gian, nhất là khi cần
cấy ghép với khối lượng lớn trên người Á đông. Chính những điều này đã làm
giảm tính hấp dẫn khi sử dụng thuần tuý mô tự thân để nâng mũi cho người
châu Á [52], [55], [85], [102], [106].
Bên cạnh đó nhiều tác giả khác lại thành công khi nâng mũi thuần tuý
bằng vật liệu nhân tạo, vì cho rằng da và mô dưới da vùng mũi của người châu Á
thường dày hơn, săn chắc hơn [9], [48], [52]. Từ năm 1964, sau khi Khoo B.C.
mô tả sử dụng silicone để nâng mũi, thì nhiều PTV châu Á chuyển xu hướng
sang dùng thuần túy silicone trong tạo hình nâng mũi [52], [55]. Theo Myriam
Loyo (2013), nhiều nghiên cứu theo dõi trong thời gian dài trên người đã
chứng minh tính an toàn của một số chất liệu nhân tạo tương hợp sinh học cao
như: Silicone, Gore-tex, Medport [86]. Trong đó, silicone dẻo là thông dụng
nhất được dùng để nâng mũi cho người châu Á cho đến nay [52], [59], [86],
[102]. Tuy nhiên, sau thời gian dài sử dụng silicone thuần túy để nâng sống
mũi, phương pháp này cũng bộc lộ một số yếu điểm như : lộ chất liệu độn,
mỏng da, căng bóng thậm chí thủng da, tạo sẹo lõm co rút biến dạng chủ yếu
vùng đầu mũi [63], [64], [94], [98].
Nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của hai nhóm
chất liệu chính này, nhiều tác giả trên thế giới đã thành công khi dùng mô
2
tự thân theo một kỹ thuật mới nhằm gia cố một số cấu trúc khung sụn ở
phần đầu mũi di động trước, sau đó phần khung sụn - xương mũi cố định
thì phối hợp với vật liệu nhân tạo hoặc mô tự thân [55], [59], [65], [97],
[98], [125]. Ngày nay việc phối hợp vật liệu theo xu hướng này đã được nhiều
tác giả trên thế giới ứng dụng trong thực tế lâm sàng, còn được gọi là phương
pháp tạo hình mũi cấu trúc [57], [65], [113], [114].
Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về tạo hình nâng
mũi, mà chủ yếu là điều trị sau chấn thương hay bệnh lý [1], [11]. Trên thực
tế việc sử dụng thuần túy silicone để nâng mũi vẫn còn khá phổ biến, dẫn đến
nhiều di chứng đặc biệt ở vùng đầu mũi [85]. Những di chứng này gây ảnh
hưởng trầm trọng đến chức năng và thẩm mỹ vùng mặt nhưng chưa có nhiều
nghiên cứu trong y văn nước nhà. Một số tác giả như: Nguyễn Huy Thọ và cs
(1995) [6], Lê Đức Tuấn (2004) [11], Vũ Công Trực (2007) [10], Trần Thị
Bích Liên (2009) [5], Bùi Duy Vũ (2011) [13] đã có những công bố nghiên
cứu tạo hình nâng mũi chủ yếu bằng mô tự thân hoặc sử dụng thuần tuý
silicone. Việc phối hợp mô tự thân với vật liệu nhân tạo theo hướng gia cố
cấu trúc khung sụn đầu mũi trong tạo hình nâng mũi hầu như chưa được
nghiên cứu và đánh giá. Chính vì nhu cầu cấp thiết khắc phục những hạn chế,
di chứng do nâng mũi và góp phần cho phẫu thuật tạo hình nâng mũi được
hoàn thiện hơn, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tạo hình nâng mũi
bằng mô tự thân phối hợp với vật liệu nhân tạo”, với hai mục tiêu:
1. Xác định một số đặc điểm hình thái tháp mũi của người Việt
trưởng thành ứng dụng cho tạo hình nâng mũi.
2. Đánh giá kết quả tạo hình nâng mũi bằng mô tự thân phối hợp
với vật liệu nhân tạo.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Sự hiểu biết về cấu trúc giải phẫu và hình thái mũi người Việt cũng như
mối tương quan của chúng là rất cần thiết, là yếu tố quyết định cho sự thành
công khi phẫu thuật tạo hình nâng mũi.
1.1. Đặc điểm giải phẫu mũi.
Mũi có hình dáng lăng trụ tứ giác hình tháp bao gồm 3 phần chính:
khung xương-sụn mũi, bên ngoài phủ bởi da, tổ chức mô mềm dưới da và lót
bên trong bởi niêm mạc. Ngoài ra mũi còn được chia làm 3 tầng: tầng cố định
(ứng với phần xương chính mũi); tầng bán cố định (ứng với vị trí 2 sụn mũi
bên); tầng di động (ứng với sụn cánh lớn và các sụn vừng). Tầng di dộng còn
gọi là đầu mũi gồm 2 phần tiểu trụ và chóp mũi [115]. Các phần tạo nên vòm
mũi gồm: xương chính mũi, sụn mũi bên và sụn cánh lớn. Các phần tạo nên
vách ngăn mũi gồm: xương (mảnh thẳng xương sàng, xương lá mía) và sụn
(sụn vách mũi, sụn lá mía, trụ trong của sụn cánh lớn).
Mũi còn được chia làm 3 phần mũi ngoài (còn gọi là tháp mũi), mũi
trong, và các xoang. Giải phẫu mũi ngoài được các nhà tạo hình thẩm mỹ
quan tâm ứng dụng trong lâm sàng nhiều hơn. Phía trên mũi ngoài được gắn
vào phần dưới trán bởi gốc mũi. Từ gốc đến chóp mũi là một gờ tròn, gọi là
sống mũi, và nối dài xuống dưới là chóp mũi. Về mặt giải phẫu thẩm mỹ có
thể chia mũi ngoài thành 6 tiểu đơn vị (Hình 1.1).
Trong quá trình phẫu thuật phải tôn trọng các tiểu đơn vị thẩm mỹ và
các đường rạch da, nếp sẹo phải nằm trên ranh giới các đơn vị này thì kết quả
sẽ được cải thiện hơn [135].
4
Gốc mũi
Sống mũi
Thành bên mũi
Chóp mũi
Cánh mũi
Tam giác phần mề m mũi
Trụ mũi
Hình 1.1: Các tiểu đơn vị thẩm mỹ mũi ngoài
“Nguồn: ÏÅÉÏËÀ À.Ä. (2007)” [135]
1.1.1. Khung xương
Khung xương mũi ngoài: là một vành xương hình quả lê, gồm có 2 xương
mũi và phần mũi của xương trán, mỏm trán và gai mũi của xương hàm trên.
Xương mũi là xương đôi nhỏ và dài, hình tứ giác gồm hai mặt, dầy ở trên (2,06
mm) nhưng mỏng dần (1,51mm) ở giữa và khi xuống dưới và ra ngoài (1,11mm)
[68]. Theo Kim. C.H có 8 dạng xương chính mũi cơ bản theo tỷ lệ trên hình 1.2,
trong đó loại 1 chiếm 28,1% và loại 2 chiếm 28% là phổ biến nhất.
28,1%
28,0%
12,3%
17,5%
5,3%
1,8%
3,5%
3,5%
(n=57)
Hình 1.2. Đặc điểm xương chính mũi.
“Nguồn: Kim CH, Jung DH, Park MN, Yoon JH (2010), Laryngoscope” [68]
5
1.1.2. Sụn mũi: gồm có 6 sụn chính
- Các sụn mũi: gồm sụn mũi bên, sụn cánh mũi lớn, sụn cánh mũi nhỏ,
các sụn mũi phụ (sụn vừng), sụn vách mũi và sụn lá mía.
Hình 1.3. Cấu trúc khung xương - sụn mũi.
“Nguồn: Frank H. Netter (2012), Atlas giải phẫu người, trang 45”[2]
+ Sụn mũi bên: Sụn mũi bên gồm 2 sụn nằm hai bên vách mũi. Có
hình tam giác, phẳng, có 3 bờ; bờ trong tiếp giáp với 2/3 trên của bờ trước sụn
vách mũi; bờ trên ngoài khớp với xương mũi và mỏm trán xương hàm trên;
bờ dưới khớp với sụn cánh lớn, thường lõm xuống tạo rãnh và nằm dưới bờ
trên trụ ngoài sụn cánh lớn 2-3mm [9], [48]. Bờ này tạo một gờ vào trong tiền
đình mũi gọi là nếp mũi. Han S.K và cs. (2006) nghiên cứu trên 10 xác người
và nhận thấy sụn mũi bên có hình bầu dục hoặc tam giác. Chiều cao của bờ
trong sụn mũi bên tính cả phần sụn nằm dưới xương mũi, theo nghiên cứu này
trung bình là: 17,9 ± 2,28mm [48].
6
+ Sụn cánh mũi lớn: gồm 2 sụn nằm 2 bên đỉnh mũi. Sụn cong hình
chữ U, có 2 trụ và phân đoạn vòm ở giữa: trụ trong tiếp với sụn vách mũi và
cùng với trụ trong của sụn cánh lớn bên đối diện tạo nên phần dưới của vách
mũi di động. Trụ ngoài lớn và dài hơn, tạo nên phần ngoàì cánh mũi. Phân
đoạn vòm là vùng chuyển tiếp giữa trụ trong và trụ ngoài. Theo Daniel R. K.
hình dạng sụn cánh mũi lớn rất thay đổi và không thể đếm hết được [111].
Đây là một trong những cấu trúc nâng đỡ chóp mũi góp phần quyết định sự
thành công khi nâng mũi. Việc kết hợp hai sụn cánh mũi lớn hai bên và trụ
mũi ở giữa tạo thành một khối kiềng ba chân, nguồn gốc của thuyết kiềng ba
chân và khái niệm cung động học M. Những khái niệm này ảnh hưởng đến
việc lựa chọn kỹ thuật và kết quả trong tạo hình thẩm mỹ mũi [135].
Bảng 1.1. Kích thước sụn cánh mũi lớn theo nhiều tác giả trên thế giới.
Trần Thị
Anh Tú,
Han S.K,
Harlem Hos,
Zelnik et al,
Hàn Quốc
Châu Phi
Châu Âu
Việt Nam
(n=20)
(n=12)
(n=27)
15 ±2,6 mm
19,7 ±3,2 mm
18mm
22mm
9 ±1,8 mm
10,5 ±1,5 mm
12mm
11mm
(n=10)
Chiều dài sụn
cánh mũi
Chiều rộng
sụn cánh mũi
"Nguồn: Han S. K. (2006), Koonja Publishing Inc" [48]
7
Kích thước trung bình sụn cánh mũi lớn ở người Việt là nhỏ nhất so với
các dân tộc châu Âu, châu Phi và thậm chí là châu Á cụ thể là Hàn Quốc [48].
Bờ trên sụn cánh lớn khớp với bờ dưới sụn mũi bên theo một trong 3
kiểu [9] tận-tận, chồng lên, tạo rãnh. Theo tác giả Trần Thị Anh Tú (2003)
kiểu tận - tận chiếm 37%; chồng lên chiếm 20% và tạo rãnh chiếm 43%.
Ngoài ra sụn cánh mũi lớn của người Việt luôn có chiều dài ngắn hơn và
chiều ngang hẹp hơn và mỏng manh hơn so với kết quả nghiên cứu của Han
S.K. [48]. Nhưng theo Kim C. H. thì có thêm kiểu thứ tư là hai bờ mép sụn
không khớp nhau và có khoảng cách rời nhau giữa chúng [68]. Đây là yếu tố
quan trọng cần chú ý khi bóc tách giữa hai bờ sụn để kéo dài mũi.
Loại I: 59,5%
Loại II: 11,9%
Loại III: 16,7%
Loại IV: 11,9%
Hình 1.4. Phân loại khớp nối giữa sụn mũi bên và sụn cánh lớn
“Nguồn: Kim CH, Jung DH, Park MN, Yoon JH (2010), Laryngoscope” [68]
+ Sụn cánh nhỏ: nằm giữa sụn cánh lớn và sụn mũi bên.
+ Sụn cánh phụ hay còn gọi là sụn vừng nằm bên trên sụn cánh nhỏ
+ Sụn vách ngăn: hình tứ giác nằm trên đường giữa. Bờ trước trên
tương ứng với sống mũi. Bờ trước dưới đi từ góc trước đến gai mũi trước,
8
cùng với hai trụ trong của sụn cánh mũi lớn tạo nên trụ mũi. Bờ sau trên của
sụn vách ngăn khớp với mảnh thẳng của xương sàng. Bờ sau dưới khớp với
bờ trước của xương lá mía và phần trước của mào mũi xương hàm trên [9].
Đây là cấu trúc chịu lực chính cho chóp mũi. Đối với Byrd HS [29] vách ngăn
mũi là cột nâng đỡ toàn bộ vòm sụn của mũi.
+ Sụn lá mía: là hai sụn dài nhỏ nằm dọc theo bờ sau dưới của sụn
vách ngăn.
Hình 1.5. Cấu trúc vách ngăn.
“Nguồn: Frank H. Netter (2012), Atlas giải phẫu người, tr. 46” [2]
1.1.3. Hệ thống dây chằng mũi
Ngoài khung xương sụn nêu trên cấu trúc nâng đỡ chóp mũi còn bao
gồm: cơ, mô liên kết và các nhóm dây chằng.
Có 4 nhóm dây chằng tạo nên cấu trúc nâng đỡ chóp mũi (hình 1.6):
9
I. Dây chằng giữa sụn mũi bên và sụn cánh mũi lớn.
II. Dây chằng giữa chân bên sụn cánh mũi lớn và sụn cánh mũi nhỏ.
III. Dây chằng gian vòm: treo giữa hai phân đoạn vòm sụn cánh mũi lớn.
IV. Dây chằng gian trụ: treo giữa 2 trụ trong sụn cánh mũi lớn và các
chỗ bám tới đuôi vách ngăn [115].
Dây chằng nhóm I
Dây chằng nhóm II
Dây chằng nhóm III
Dây chằng nhóm IV
Hình 1.6. Dây chằng treo nâng đỡ chóp mũi.
“Nguồn: Siemionow M.Z (2010),”Plastic and Reconstructive Surgery”,
Springer-Verlag London Limited” [115]
Ngoài ra theo Han S.K. còn có dây chằng da - sụn nằm dọc theo đường
giữa, dính vào phân đoạn vòm của sụn cánh lớn, biến mất dần vào sụn vách
ngăn [48]. Những cấu trúc nâng đỡ này thường bị gián đoạn, hoặc phá vỡ khi
mổ mở. Do đó cần tái tạo lại những cấu trúc này nhằm bảo đảm tái tạo tháp
mũi mới ổn định về cấu trúc cũng như về chức năng [48].
1.1.4. Da và mô dưới da
Theo Han S. K (2006) da tháp mũi ít lông và tương đối dày ở một phần
ba trên của mũi. Da trở nên mỏng hơn ở đoạn một phần ba giữa, ở đoạn một
phần ba dưới thì dày trở lại và có nhiều tuyến bã. Da người châu Á thường
10
dầy và săn chắc nên có thể sử dụng chất liệu nhân tạo thuần tuý khi tạo
hình nâng mũi [48].
Mô mềm dưới da bao gồm: các cơ, mạch máu, thần kinh, mô mỡ và các
mô liên kết khác.
Lớp mỡ nông dưới da
Da
Cơ mũi và mô liên kết
Lớp mỡ sâu
Màng sụn
Sụn
Hình 1.7. Cấu trúc da và mô mềm tháp mũi.
“Nguồn: Yong Ju Jang (2014), Koonja Publishing Inc” [119]
1.1.5. Các cơ tháp mũi
Có 8 cơ vùng mũi bao gồm: 1. Cơ nâng môi trên; 2. Cơ hạ cánh mũi;
3. Cơ mảnh khảnh (cơ tháp); 4. Cơ hạ lỗ mũi (phần cánh cơ mũi); 5. Cơ nở lỗ
mũi sau (phần ngang cơ mũi); 6. Cơ hạ vách mũi; 7. Cơ nở lỗ mũi trước; và 8.
Cơ hẹp lỗ mũi bé.
Các cơ của mũi theo tên gọi, phục vụ hai chức năng chính là: di chuyển
đầu mũi và hỗ trợ dòng không khí qua mũi. Các cơ mũi nằm ở bên trong của
hệ thống cân mạc nông vùng mũi (SMAS) và hoạt động như là dây chằng đỡ
trong suốt quá trình co kéo cơ [48], [55]. Sự co kéo không hợp lý của cơ hạ
vách mũi có thể làm đầu mũi lệch xuống dưới khi cười. Trong liệt thần kinh
11
mặt, cơ nâng môi trên, cơ hạ cánh mũi bị liệt, không thể giữ van mũi ngoài
mở, do đó dẫn tới tắc nghẽn đường mũi bên lệch [48], [115]. Cần chú ý đến
các cơ này để bảo tồn chức năng thở và linh động sau khi tạo hình mũi mở.
Cơ mảnh khảnh
Cơ nở lỗ mũi sau
Cơ nâng môi trên
Cơ hạ cánh mũi
Cơ vòng môi
Cơ nở lỗ mũi trước
Cơ hẹp lỗ mũi trước
Cơ hạ vách mũi
Hình 1.8. Các cơ tháp mũi.
“Nguồn: Yong Ju Jang (2014), Koonja Publishing Inc. [55]
1.1.6. Mạch máu
Sự cấp máu cho mũi xuất phát từ động mạch cảnh trong và động mạch
cảnh ngoài.
Sự cấp máu bên ngoài mũi từ hai nguồn bởi động mạch mắt - thuộc
nhánh mắt của động mạch cảnh trong và động mạch mặt - một nhánh của
động mạch cảnh ngoài. Các nhánh lưng mũi của động mạch mắt cấp máu
chủ yếu cho gốc mũi và 2/3 sống mũi trên. Còn các nhánh của động mạch
mặt cung cấp máu cho phần đầu và trụ mũi phía dưới [55]. Đây là những
nhánh dễ tổn thương khi mổ mũi mở và cắt cánh mũi. Tuy nhiên năm 2012
12
Saban Yves đã chỉ ra rằng khi mổ mũi mở, nếu bóc tách dưới SMAS là an
toàn vì mạch máu nuôi chóp mũi có từ nhiều nguồn rất phong phú [112].
Sự cấp máu bên trong và từ trên mũi chủ yếu từ động mạch sàng trước
và động mạch sàng sau, cũng là nhánh của động mạch mắt. Bên trong mũi từ
phía dưới vách ngăn được cấp máu từ động mạch khẩu cái lớn và các nhánh
của động mạch mặt [55]. Các nhánh của hai nguồn máu nuôi này tập trung ở
vùng trước hai bên vách ngăn mũi tạo thành điểm mạch (gọi là điểm mạch
Kisselbach), nơi thường xảy ra chảy máu mũi tự phát [55].
Hình 1.9. Hệ thống mạch máu mũi ngoài
“Nguồn: Frank H. Netter (2012), Atlas giải phẫu người, trang 45” [2]
1.1.7. Thần kinh chi phối tháp mũi
Cảm giác cho vùng mũi ngoài được chi phối bởi các nhánh thần kinh
hàm trên và nhánh thần kinh mắt của thần kinh sọ V. Nhánh thần kinh