Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Phát triển bền vững du lịch biển đảo Phú Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 71 trang )

1

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

STT

Số bảng,
biểu

Tên bảng, biểu

Trang

1

2.1

Các kiểu rừng chính ở Vườn Quốc Gia Phú Quốc

21

2

2.2

Thống kê hệ động vật Rừng Quốc gia Phú Quốc

22



2

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

STT

Số sơ đồ,

Tên sơ đồ, hình vẽ

hình vẽ

Trang

1

1.1

Mô hình các hợp phần của du lịch bền vững biển đảo

10

2

2.1

Tiềm năng du lịch Phú Quốc

18


3

2.2

4

2.3

Tình hình khách du lịch đến Phú Quốc giai đoạn
2013-2015

35

5

2.4

Tăng trưởng du lịch Phú Quốc những năm gần đây

35

2.5

Nguồn cung khách sạn 3-5 sao Phú Quốc

36

3.1


Quy hoạch tổng thể Phú Quốc đến năm 2030

50

6
7

Khoảng cách từ Phú Quốc đến các trung tâm du lịch,
thành phố lớn

20


3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ST

Từ viết tắt

T

Nghĩa của từ viết tắt

ASEAN (Association of Southeast Asian

Hiệp hội các quốc gia Đông

Nations)


Nam Á

2

CBRE (Coldwell Banker Richard Ellis)

Công ty kinh doanh bất động sản

3

CĐĐP

Cộng đồng địa phương

4

DLBV

Du lịch bền vững

5

GDP (Gross Domestic Product)

Tổng sản phẩm quốc nội

6

KDDL


Kinh doanh du lịch

7

KDL

Khách du lịch

8

KT-XH

Kinh tế - xã hội

9

NXB

Nhà xuất bản

10

SVMNB

So với mực nước biển

11

TCDL


Tổng cục Du lịch

1


4

12

TNDL

Tài nguyên du lịch

13

UBND

Ủy ban nhân dân

14

UNWTO (World Tourism Organization)

Tổ chức Du lịch Thế giới

15

VH


Văn hóa

16

VH-XH

Văn hóa – xã hội

17

VHTTDL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch


5

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Cùng sự nghiệp đổi mới đất nước gần 30 năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã đạt
được những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế - xã
hội (KT – XH), bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an
ninh, quốc phòng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới và
nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Phát huy thế mạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú và đa dạng, du lịch đang thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất
nước - ngành công nghiệp “đẻ trứng vàng”. Đặc biệt là khi thỏa thuận ASEAN về tự do
luân chuyển nguồn nhân lực lĩnh vực du lịch giữa các nước trong khu vực được triển khai
sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm và thăng tiến cho nhân lực ngành tuy nhiên nếu không tận
dụng tốt cơ hội, không chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh thì du lịch Việt Nam sẽ

thua trên chính sân nhà.
Được thiên nhiên ban tặng 3.260km đường bờ biển, trên 3000 hòn đảo lớn
nhỏ,Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch biển đảo, một loại hình du lịch hiện
đang chiếm khoảng 70% hoạt động của ngành du lịch Việt Nam. Qua đó có thể thấy được
tầm quan trọng của du lịch biển đảo trong sự phát triển của ngành góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế cũng như bảo vệ chủ quyền quốc gia nhất là trong giai đoạn hội nhập, cạnh
tranh hiện nay.
Nếu bạn là người yêu thích biển, yêu thích Việt Nam và ao ước một lần được
thưởng thức cảnh hoàng hôn trên biển Việt Nam thì Phú Quốc là lựa chọn số một cho
bạn- hòn đảo lớn nhất ngoài khơi Việt Nam trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Là hòn đảo lớn
nhất trong quần thể 22 đảo thuộc vịnh Thái Lan, từ lâu, Phú Quốc đã nổi tiếng với du
khách trong và ngoài nước được mệnh danh là hòn đảo Ngọc trên vùng biển Tây Nam của
Tổ quốc. Phú Quốc có vị trí chiến lược quan trọng việc mở rộng giao lưu kinh tế với các
nước trong khu vực, đồng thời đóng vai trò cầu nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ với bên
ngoài. Với diện tích 573 km, sở hữu nhiều bãi biển đẹp trải dài từ Bắc đến Nam và những
dãy rừng nguyên sinh trùng điệp đã tạo cho hòn đảo ngọc này một bức tranh “sơn thủy
hữu tình”, tiềm năng du lịch dồi dào, phong phú tạo thế mạnh lớn trong việc phát triển du
lịch biển đảo ở nơi đây. Một trong những kỳ quan thiên nhiên góp phần tạo nên tên tuổi
hòn đảo này không thể không nhắc đến đó là Bãi Dài, một bãi biển được bầu chọn là
đứng đầu trong mười ba bãi biển hoang sơ và đẹp nhất thế giới. Chính những vẻ đẹp
hoang sơ mà vô cùng quyến rũ của những bải biển đó mà du lịch biển Phú Quốc thời gian


6

vừa qua đã tạo được ấn tượng mạnh trong lòng du khách gần xa, lôi cuốn hàng trăm nghìn
lượt khách trong nước và quốc tế.
Du lịch nói chung và du lịch biển đảo Phú Quốc nói riêng đang dần trở thành
ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. Diện mạo Phú Quốc đang thay đổi từng ngày, tuy
nhiên Phú Quốc đang rơi vào tình trạng phát triển nóng bởi sự đầu tư ồ ạt thiếu quy hoạch

của các nhà đầu tư, đặc biệt là những ông lớn bất động sản. Việc khai thác nguồn lợi sinh
vật biển thiếu kiểm soát đang hằng ngày, hằng giờ đe dọa môi trường sống của các sinh
vật biển ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững.
Là sinh viên ngành Du lịch, nhận thức được sự đóng góp to lớn của du lịch biển
đảo với sự phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và của toàn ngành nói chung đồng thời
nhận thức được tầm quan trọng của sự phát triển du lịch bền vững, phải gắn kết chặt chẽ
mối quan hệ của du lịch với tự nhiên, kinh tế, xã hội góp phần bảo tồn những giá trị
nguyên sơ, giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái biển của hòn đảo
Ngọc. Chính vì vậy nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phát triển bền vững du lịch biển
đảo Phú Quốc”. Với hy vọng đánh giá thực trạng du lịch biển đảo Phú Quốc để từ đó đề
xuất một số giải pháp khắc phục những hạn chế và phát huy hết thế mạnh, tiềm năng du
lịch vốn có nơi đây để góp phần đưa Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch xanh của đất
nước, một trong những điểm đến mang thương hiệu du lịch Việt lan tỏa khắp thế giới.
2. Tổng quan nghiên cứu đề tài
Trong nghiên cứu về du lịch biển đảo thì việc nghiên cứu tình hình thực tiễn và
đưa ra hướng phát triển bền vững ngày càng quan tâm. Cho tới nay cũng đã có nhiều
công trình nghiên cứu được thực hiện, tuy nhiên hầu hết các công trình này do tính giới
hạn của chủ đề và đối tượng nghiên cứu nên tính hệ thống và toàn diện cho phát triển bền
vững du lịch biển đảo của một vùng là chưa đảm bảo. Trong đó, điển hình phải kể đến
một số công trình nghiên cứu khoa học trong nước sau đây:
- Nguyễn Trịnh Ngọc Hiền (2009), Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang,
Luận văn Th.S Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
Luận văn đã nêu được cơ sở lý luận về phát triển du lịch biển, đồng thời phân tích
được thực trạng của du lịch biển Nha Trang giai đoạn trước năm 2009 và từ đó đề xuất ra
những giải pháp cho phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang.
- Nguyễn Xuân Quang (2013), Phát triển du lịch sinh thái đảo Phú Quốc tỉnh Kiên
Giang đến năm 2020, Luận văn Th.S Trường Đại học Nha Trang.
Luận văn đã nêu ra được cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái, đồng thời chỉ
ra được tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái đảo Phú Quốc trước giai đoạn



7

2013. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất những giải pháp cho phát huy hiệu quả tiềm năng du
lịch sinh thái nơi đây.
- Trịnh Anh Tuấn (2007), Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển du lịch
bền vững đảo Phú Quốc, Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hùng Vương
Bài khóa luận trên cơ sở dựa vào các chỉ số để đánh giá tiềm năng vốn có về tài
nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn Phú Quốc phát triển du lịch, từ đó đưa ra một số
định hướng chung về phát triển du lịch ở Phú Quốc theo hướng bền vững.
- Ngô Ngọc Cơ (2012), Hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch biển đảo Phú
Quốc tỉnh Kiên Giang, Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Cần Thơ.
Trên cơ sở đánh giá tiềm năng về tự nhiên và nhân văn ở Phú Quốc, luận văn đã
phân tích được hiện trạng phát triển du lịch trong giai đoạn trước 2012 và từ đó đề xuất
các giải pháp phát triển du lịch biển đảo Phú Quốc.
- Đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển đến năm 2020” do Tổng
cục Du lịch, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Việt Nam chủ trì năm 2013 đã
nêu được tổng quan tình hình ở các vùng biển của đất, đồng thời phân tích cụ thể và chi
tiết các nguồn lực phát triển du lịch biển, những vấn đề tác động đến du lịch biển đảo, sẽ
được tập trung nhiều hơn đối với dải ven biển, vùng nước biển ven bờ và hệ thống các
đảo. Từ đó xác định những định hướng dài hạn và tổng hợp, toàn diện về du lịch biển thời
kỳ đến năm 2020.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu được thực hiện đã mang lại nhiều kết quả
đáng ghi nhận cho ngành du lịch nói chung và du lịch Phú Quốc, Kiên Giang nói riêng,
giải quyết được những vấn đề xoay quanh đến hoạt động du lịch tại đây. Tuy nhiên, mỗi
công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến một, một số khía cạnh nội dung riêng lẻ hoặc không
còn tính thời sự. Nói cách khác, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào
nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về hướng phát triển bền vững, lâu dài cho vùng biển
đảo Phú Quốc đầy tiềm năng này. Kế thừa, tiếp thu các nghiên cứu đi trước, nhóm tác giả
mạnh dạn lựa chọn hướng nghiên cứu còn khá mới mẻ này: “ Phát triển bền vững du lịch

biển đảo Phú Quốc” với hy vọng những đóng góp của mình thực sự có ý nghĩa thực tiễn
trong công cuộc phát triển ngành du lịch nói chung và du lịch trên hòn đảo Ngọc này theo
hướng bền vững, góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của đất nước.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở đánh giá tiềm năng hiện trạng phát
triển du lịch biển đảo tại Phú Quốc từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị phát triển
du lịch biển đảo Phú Quốc theo hướng bền vững.
Để thực hiện được mục tiêu đề ra, đề tài tập trung giải quyết 3 nhiệm vụ sau:


8

Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch bền
vững, phát triển du lịch biển đảo bền vững;
Thứ hai, phân tích tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch ở vùng biển đảo Phú
Quốc theo hướng bền vững;
Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tiễn đưa ra định hướng và một số giải pháp phát
triển bền vững du lịch biển đảo Phú Quốc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: du lịch biển đảo Phú Quốc theo hướng bền vững.
Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong giới hạn lãnh thổ đảo Phú Quốc.
Về thời gian: Các số liệu được sử dụng để nghiên cứu tập trung chủ yếu trong giai đoạn
2010-2015.
Về nội dung: Nội dung đề tài tập trung vào phân tích các tiềm năng, những lợi thế so
sánh và thực trạng phát triển loại hình du lịch biển đảo làm cơ sở đề xuất định hướng và
giải pháp phát triển du lịch biển đảo Phú Quốc theo hướng bền vững.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu trong bài nghiên cứu sử dụng hoàn toàn là dữ liệu thứ cấp. Do vậy phương

pháp thu thập dữ liệu ở đây cũng chính là phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.
- Nguồn thu thập dữ liệu: các dữ liệu thứ cấp trong đề tài được nhóm tác giả thu
thập từ các nguồn:
+ Giáo trình, sách, công trình NCKH khác: thu thập và kế thừa một số vấn đề lý
luận liên quan phát triển du lịch quốc gia.
+ Website: thu thập các dữ liệu thực trạng trên các trang Web của Tổng Cục Du lịch
(TCDL) Việt Nam, Bộ VHTTDL, Sở VHTTDL tỉnh Kiên Giang, bài viết trên Internet.
- Đối tượng thu thập dữ liệu: các báo cáo về tình hình môi trường tự nhiên, dân số,
lao động, kinh tế…tại đảo Phú Quốc.
- Thời gian thu thập dữ liệu: dữ liệu chủ yếu lấy trong hai năm 2014-2015 và thu
thập trong vòng 3 tháng kể từ khi nhận được thông báo đề tài được chấp thuận.
5.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
- Phương pháp thống kê : Các tài liệu được thống kê được khai thác từ nhiều nguồn
khác nhau như các tài liệu lưu trữ quốc gia, tài liệu của các cơ quan cấp tỉnh, của ngành
du lịch và các tài liệu liên quan khác.
- Phương pháp đánh giá tổng hợp : Các tài liệu được thu thập, điểu tra, thống kê sẽ
được tổng hợp lại làm cơ sở nghiên cứu nội dung đề tài.
6. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 3 chương chính:


9

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về du lịch bền vững vùng biển đảo.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch biển đảo Phú Quốc.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển bền vững du lịch biển đảo Phú Quốc.

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG
VÙNG BIỂN ĐẢO
1.1. Khái luận cơ bản



10

1.1.1. Du lịch và các khái niệm liên quan
1.1.1.1. Du lịch
Khái niệm du lịch có nhiều cách hiểu do được tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau.
Sau đây là một số quan niệm về du lịch:
Theo Mill và Morrison: “Du lịch là một hoạt động xảy ra khi con người vượt qua
biên giới (một nước, hay ranh giới một vùng, một khu vực) để nhằm mục đích giải trí
hoặc công vụ và lưu trú tại đó ít nhất 24 giờ nhưng không quá một năm”[14]. Khái niệm
đã nêu được thời gian của hoạt động lưu trú nhưng còn thiếu nhiều điều cơ bản.
Khái niệm về du lịch theo cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đến hoạt động
du lịch:
- Đối với khách du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở ngoài nơi cư
trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau: hoà bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh nghiệm sống
hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác.
- Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về
sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch và đạt được
mục đích số một của mình là thu lợi nhuận.
- Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành
chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là tổng hợp các
hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong việc hành trình và lưu
trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng thu nhập, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương.
- Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội mà
hoạt động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền văn hoá,
phong cách của những người ngoài địa phương mình, vừa là cơ hội để ìm việc làm, phát
huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến đời sống
người dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh XH, nơi ăn, chốn ở,...

Theo cách tiếp cận du lịch dưới góc độ nhu cầu của con người:
- Du lịch là một hiện tượng xã hội: Theo giáo sư Thụy sĩ Hunziker và Krapf thì
“Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối liên hên nảy sinh từ việc đi lại và lưu trú
của những người ngoài địa phương – những người không có mục đích định cư và không
liên quan đến bất kì hoạt động kiếm tiền nào”[15].
- Du lịch là một hoạt động: Bao gồm từ việc vượt ra khỏi nơi cư trú thường xuyên
đến những hoạt động được thực hiện trong chuyến đi nhằm mục đích giải trí, hoặc công
vụ hoặc để thỏa mãn các nhu cầu khác nhua của con người.


11

Theo cách tiếp cận du lịch dưới góc độ khách du lịch:
- Theo Ogilive: Khách du lịch là tất cả những người thỏa mãn hai điều kiện: rời
khỏi nơi ở thường xuyên trong một khoảng thời gian dưới 1 năm và chi tiêu tiền bạc tại
nơi họ đến thăm mà không kiếm tiền tại đó.
- Theo Cohen: Khách du lịch là một người đi tự nguyện, mang tính nhất thời, với
mong muốn được giải trí từ những điều mới lạ và thay đổi thu nhận được trong một
chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên.
Theo cách tiếp cận một cách tổng hợp:
- Theo McIntosh, Goeldner và Ritchie: Du lịch là một ngành tổng hợp của các lĩnh
vực lữ hành, khách sạn, vận chuyển là tất cả các yếu tố cấu thành khác, kể cả xúc tiến
quảng bá nằm phục vụ các nhu cầu va mong muốn đặc biệt của khách du lịch [13].
- Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch (1971) quan niệm ngành du lịch như là đại
diện cho tập hợp các hoạt động công nghiệp và thương nghiệp cung ứng toàn bộ hoặc chủ
yếu các hàng hóa và dịch vụ cho tiêu dùng của khách du lịch quốc tế và nội địa, bao gồm
các dịch vụ, từ ăn uống đến lưu trú, tham quan thám hiểm tại điểm đến... và các hàng hóa
phục vụ khách du lịch như đồ ăn, đồ uống, các sản vật lưu niệm địa phương...
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “Du lịch là một hiện tượng văn hóa, xã
hội và kinh tế đòi hỏi sự di chuyển của con người đến những quốc gia hay những địa

điểm khác bên ngoài khu vực sinh sống thường ngày của họ. Những người này được gọi
là du khách (có thể là khách du lịch hoặc người đi chơi, người cư trú hoặc không cư trú)
và du lịch đã thực hiện những hoạt động đó cho họ, trong đó có liên quan đến chi tiêu du
lịch”.
Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là các hoạt động liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Từ các cách tiếp cận khác nhau về du lịch nêu trên, đề tài chọn lựa cách tiếp cận du
lịch dưới góc độ tổng hợp: “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy
sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng
đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch” [tr14;4] để
nghiên cứu đề tài này.
1.1.1.2 .Khái niệm về du lịch bền vững
Theo World Conservation Union (1996): Du lịch bền vững (DLBV) là việc di
chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nghiệm vơi môi trường để
tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên ( và tất cả những đặc điểm văn hóa kèm theo, có thể là


12

trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du
khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ thể về kinh tế - xã hội của cộng
đồng địa phương.
Theo quan điểm của Luc Hens (1998): DLBV là việc quản lý các dạng tài nguyên
để có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản
sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống.
Theo Điều 4 Luật Du lịch (2005): DLBV là sự phát triển du lịch đáp ứng được
nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của
tương lai.
Theo chương trình “ Xóa đói giảm nghèo bằng du lịch” của Hợp phần đào tạo cơ

bản, Giơ-ne-vơ, WTO (2009) thì du lịch bền vững là các cam kết tăng cường sự thịnh
vượng của địa phương thông qua tối ưu hóa sự đóng góp của du lịch vào sự thịnh vượng
kinh tế của điểm đến du lịch. Du lịch bền vững cần tạo ra thu nhập và việc làm bền vững
cho người lao động mà không gây ảnh hưởng đến môi trường và văn hóa của điểm đến du
lịch, đảm bảo tính khả thi và tính cạnh tranh của các điểm du lịch, các doanh nghiệp du
lịch để họ có thể phát triển tốt mang lại lợi ích lâu dài.
Trên đây là những quan điểm tiếp cận với khái niệm du lịch bền vững, tuy nhiên
trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, nhóm tác giả lựa chọn quan điểm theo Hội đồng Du
lịch Lữ hành Thế giới (WTTC) và Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO):
“Du lịch bền vững là loại hình du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và
của những điểm đến mà vẫn đảm bảo và cải thiện nguồn lực cho tương lai. Du lịch bền
vững dẫn tới một phương thức quản lý tất cả các nguồn lực sao cho thỏa mãn nhu cầu
kinh tế, xã hội, thẩm mỹ và vẫn giữ gìn được sự trọn vẹn của văn hóa và môi trường sống
điểm đến”.
1.1.1.3. Khái niệm về du lịch bền vững biển đảo
Du lịch biển đảo là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên diễn ra trong các vùng có
tiềm năng về biển đảo hướng tới thỏa mãn nhu cầu của con người về vui chơi giải trí, nghỉ
dưỡng, tham quan, tắm biển, nghiên cứu…
Hiện nay chưa có khái niệm, định nghĩa cụ thể nào về du lịch bền vững biển đảo.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, có thể hiểu:
“Du lịch bền vững biển đảo là việc quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên biển
đảo để đáp ứng các nhu cầu về phát triển kinh tế, xã hội mà không làm ảnh hưởng đến đa
dang sinh học biển hay ô nhiễm môi trường biển đảo”.
1.1.2. Các hợp phần của du lịch bền vững biển đảo


13

Văn hóa – xã hội (VH-XH): tượng đài, di sản văn hóa, nhóm dân tộc, đời sống văn
hóa, văn hóa bản địa, dân cư. Du lịch phát triển bên cạnh những yếu tố tích cực nó còn

làm ngoại lai nền văn hóa địa phương điểm đến. Do vậy, phát triển bền vững du lịch biển
đảo phải đảm bảo tôn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa cộng đồng địa phương.
Bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã được xây dựng và đóng góp vào sự
hiểu biết và chia sẻ liên văn hóa, đóng góp cho quá trình phát triển ngày càng cao trong
việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Phát triển du lịch biển đảo là một trong những
phương tiện giáo dục có hiệu quả tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần tự hào truyền
thống lịch sử và văn hoá dân tộc từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của người đối với việc
bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc.
Môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch bền vững có tác
động tích cực đến nguồn lợi tự nhiên và giảm thiểu các tác động đến môi trường (động
thực vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm...). Do vậy
cần phải sử dụng tốt nhất các tài nguyên môi trường đóng vai trò chủ yếu trong du lịch
biển đảo đồng thời duy trì quá trình sinh thái thiết yếu và giúp duy trì di sản thiên nhiên
đa dạng sinh học tự nhiên. Khai thác tài nguyên đòi hỏi có sự hợp tác giữa các cơ quan
ban ngành, các tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương. Việc khai thác, sử dụng tài
nguyên du lịch cho phát triển cần được quản lý sao cho không chỉ thoả mãn nhu cầu hiện
tại mà còn đảm bảo cho nhu cầu phát triển du lịch qua nhiều thế hệ. Bên cạnh đó trong
quá trình phát triển, các tác động của hoạt động du lịch đến môi trường sẽ được hạn chế đi
đôi với những đóng góp cho nỗ lực tôn tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Kinh tế - xã hội: Du lịch đang ngày càng phát triển nhanh chóng và trở thành
ngành kinh tế quan trọng trong thời đại hiện nay của vùng biển đảo. Phát triển du lịch bền
vững cần bảo đảm lợi ích kinh tế thiết thực và lâu dài, đảm bảo phân bổ lợi ích kinh tế
đồng đều góp phần xóa đói giảm nghèo. Mục tiêu cuối cùng của phát triển bền vững du
lịch biển đảo là phải cân bằng được lượng chi phí bỏ ra so với chi tiêu của khách du lịch,
gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường biển đảo. Phát triển du lịch
biển đảo và du lịch bền vững có thể thúc đẩy kinh tế tuần hoàn du lịch phát triển, cũng
đồng thời bảo vệ văn hóa vốn có của khu vực, tôn trọng giá trị và quan niệm văn hóa của
địa phương, điều này sẽ giúp xã hội phát triển hài hòa.
Môi trường sinh thái, tài
nguyên thiên nhiên



14

Thỏa mãn nhu cầu KH

Lợi thế kinh doanh
DLBV biển
đảo

KT – XH
Phát triển KT-XH vùng biển
đảo, tạo việc làm.
Việc làm ổn định

VH-XH
Di sản VH, nhóm dân
tộc, đời sống VH, VH
bản địa

Hình 1.1. Mô hình các hợp phần của du lịch bền vững biển đảo
1.2. Phát triển du lịch bền vững du lịch biển đảo
1.2.1. Khái niệm
Phát triển phổ biến trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Tùy theo những lĩnh vực
khác nhau của thế giới vật chất, sự phát triển thể hiện dưới những hình thức khác
nhau. Tuy nhiên, nội hàm của phát triển không chỉ là sự gia tăng đơn thuần về lượng mà
bao hàm cả sự nhảy vọt về chất.
Theo nguyên lý kinh tế học phát triển, nói đến phát triển không chỉ bao hàm khía
cạnh tăng trưởng về mặt số lượng, quy mô mà còn bao hàm các yếu tố chất lượng và bền
vững của tăng trưởng đó, điều đó có nghĩa phát triển có nghĩa cả về chiều rộng, cả về

chiều sâu; có nghĩa cả về mặt phát triển kinh tế, cả về mặt phát triển xã hội, cả về mặt bảo
vệ môi trường sinh thái
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) (1980) cho rằng phát triển bền
vững phải cân nhắc đến việc khai thác các tài nguyên có khả năng phục hồi và không
phục hồi, cần xem xét các điều kiện khó khăn cũng như thuận lợi trong việc tổ chức xen
kẽ các hoạt động ngắn hạn và dài hạn.
Uỷ ban môi trường và phát triển thế giới (WCED) (1987) đã công bố thuật ngữ
“phát triển bền vững” trong bản báo cáo “Tương lai chúng ta” như sau: “Phát triển bền
vững được hiểu là sự phát triển có thể đáp ứng những điều kiện hiện tại mà không ảnh
hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.
Theo ông Jordan Ryan - đại diện thường trú của Chương trình phát triển Liên Hợp
Quốc (UNDP) tại Việt Nam thì phát triển bền vững là một quá trình đảm bảo tăng tối đa


15

phúc lợi của xã hội và xóa đói giảm nghèo thông qua việc quản lý ở mức tối ưu và có hiệu
quả tài nguyên thiên nhiên. Ông khẳng định phát triển bền vững thì phải bền vững về kinh
tế, xã hội và cả môi trường.
Ngày nay, tất cả các quốc gia đều đề cập đến phát triển bền vững trong quá trình
hoạch định chính sách và quản lý phát triển kinh tế với ý muốn nhấn mạnh phương thức
và việc sử dụng có trách nhiệm các nguồn lực của sự phát triển. Qua đây ta thấy phát triển
bền vững là sự phát triển hài hòa cả về 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường để đáp ứng
những nhu cầu về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của của thế hệ hiện tại nhưng
không làm tổn hại, gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển kinh tế xã
hội mai sau, không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ trong tương lai.
Theo PGS.TS Phạm Trung Lương : “Phát triển du lịch bền vững là một hoạt động
khai thác một cách có quản lí các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn nhu cầu đa
dạng của khách du lịch, có quan tâm đến lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự
đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn văn hóa

để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp
phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”
Theo điều 5, Luật Du lịch Việt Nam (2005): Phát triển bền vững du lịch biển đảo
là phát triển bền vững theo quy hoạch, đảm bảo hài hòa giữa kinh tế, văn hóa xã hội và
môi trường biển của vùng biển đảo đó mà không làm ảnh hưởng đến đa dang sinh học
biển hay ô nhiễm môi trường biển đảo.
1.2.2. Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững biển đảo
Một là sử dụng tài nguyên biển đảo một cách bền vững
Việc khai thác, sử dụng, bảo tồn các nguồn tài nguyên biển đảo một cách hợp lý
hiện nay vẫn là vấn đề sống còn trong việc kinh doanh và phát triển lâu dài. Thế hệ hiện
tại phải chủ trương phát triển bền vững để còn lưu lại nguồn tài nguyên tự nhiên cho các
thế hệ mai sau bởi tài nguyên có loại có thể tái tạo được và có loại không thể tái tạo được,
nếu chúng ta khai thác bừa bãi thì tài nguyên không thể tái tạo được sẽ dần cạn kiệt và
biến mất. Còn đối với tài nguyên nhân văn thì để phát triển bền vững thì chúng ta phải
biết tôn trọng các nền VH địa phương, truyền thống và bản sắc VH dân tộc của nước ta.
Hai là giảm tiêu thụ quá mức và xả thải
Sự tiêu thụ quá mức các nguồn tài nguyên sẽ dẫn tới sự hủy hoại môi trường sống
của chúng ta và đi ngược lại với sự phát triển của du lịch. Các dự án du lịch được triển
khai mà không có các đánh giá tác động môi trường hoặc không thực thi các kiến nghị về
tác động môi trường thì sẽ dẫn đến tình trạng tiêu dùng lãng phí, vô trách nghiệm đối với


16

các tài nguyên. Từ đó sẽ gây ra sự ô nhiễm môi trường suy thoái tài nguyên và xáo trộn
văn hóa, xã hội. Việc giảm thiểu tiêu thụ quá mức và xả thải sẽ tránh được những khoản
chi phí cho việc phục hồi tổn hại môi trường, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cũng
như chất lượng cuộc sống của con người.
Ba là duy trì tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hóa
Tính đa dạng về thiên nhiên, văn hóa, xã hội là thế mạnh của mỗi quốc gia nhằm

thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách về các sản phẩm du lịch. Chủ trương bảo vệ và
duy trì tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa, xã hội giúp chúng ta bảo vệ được sự đa
dạng cơ cấu chính trị, kinh tế - xã hội và các nên văn hóa. Đây là một yêu cầu quan trọng
đối với việc phát triển bền vững và là chỗ dựa sinh tồn cho ngành công nghiệp dịch vụ.
Bốn là lồng ghép du lịch vào trong quy hoạch phát triển địa phương và quốc gia
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng cao chính vì
vậy mọi phương án khai thác tài nguyên phải được đưa vào trong quy hoạch phát triển
của địa phương, quốc gia để làm tăng khả năng tồn tại lâu dài của du lịch. Làm như vậy
chúng ta sẽ bảo vệ được các tài nguyên, môi trường cũng như cải thiện được chất lượng
cuộc sống cho cộng đồng địa phương và cũng bởi vì nếu chúng ta không lồng ghép du
lịch ào trong quy hoạch phát triển thì du lịch sẽ phát triển một cách bừa bãi và sẽ khó
kiểm soát được nền kinh tế ở điểm đến du lịch.
Năm là hỗ trợ nền kinh tế địa phương
Để phục vụ cho việc phát triển kinh tế- xã hội nói chung và từng ngành kinh tế nói
riêng thì việc khai thác tài nguyên ở địa phương nào đó là tất yếu. Nhưng ngoài việc khai
thác ra chúng ta không thể không quan tâm đến lợi ích kinh tế chung cũng như lợi ích của
người dân địa phương bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến thuận lợi cho việc phát triển kinh
tế của ngành đó mà còn đẩy người dân địa phương vào thế tăng cường khai thác tài
nguyên sẵn có để đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống, dẫn tới sự cạn kiệt tài nguyên, phát
triển kém ổn định và ô nhiễm môi trường.
Sáu là thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương
Sự tham gia của cộng đồng địa phương là đều cần thiết để phát triển du lịch, cùng
với nền văn hóa bản địa, môi trường sống đây là một nhân tố quan trọng thu hút khách du
lịch đến với một điểm đến du lịch, đồng thời đáp ứng được một phần nào đó chất lượng
cuộc sông của người dân địa phương, bảo về môi trường thiên nhiên, truyền thống văn
hóa và sự tham gia của cộng đồng địa phương sẽ làm phong phú thêm các loại hình và sản
phẩm du lịch của vùng đó bởi họ là những người hiểu rõ nơi mình sống nhất. Khi cộng
đồng địa phương tham gia vào việc phát triển du lịch thì sẽ tạo ra khả năng phát triển du



17

lịch lâu dài, việc này sẽ mang lại lợi ích cho môi trường cũng như là chất lượng dịch vụ
du lịch.
Bảy là tư vấn của các nhóm quyền lợi và công chúng
Việc tham khảo ý kiến hay nhận sự tư vấn của nhóm quyền lợi và công chúng là
một quá trình dung hòa giữa việc phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Ý kiến phản hồi
của người dân địa phương sẽ cho ta biết được việc triển khai các dự án du lịch tại điểm
đến đạt được hiệu quả như thế nào và gặp những bất cập ra sao bởi người dân địa phương
là người tiếp xúc trực tiếp với du khách.
Tám là đào tạo cán bộ quản lý, kinh doanh du lịch
Một lực lượng lao động được đào tạo và có kỹ năng chuyên môn tốt không những
mang lại lợi ích kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Việc
đào tạo cho các cán bộ quản lý, kinh doanh du lịch về tầm quan trọng và tính chất phức
tạp của du lịch sẽ giúp chúng ta nâng cao được lòng tự hào về nghề của mình và tăng
cường được sản phẩm dịch vụ đối với du khách cũng như tránh được việc phát triển nóng
nền kinh tế và tránh được tình trạng lãng phí năng lượng và ô nhiễm môi trường. Việc đào
tạo phải bao gồm cả giáo dục đa văn hóa nhằm tăng cường sự hiểu biết và cảm nhận khác
nhau về văn hóa để nhân viên du lịch nắm được nhu cầu của du khách góp phần loại bỏ
những thành kiến không tốt về những người ngoại quốc.
Chín là marketing du lịch một cách có trách nhiệm
Các chiến lược marketing luôn là vũ khí lợi hại dẫn đến việc bán thành công cho
bất kì một sản phẩm hay một công ty kinh doanh. Việc phát triển bền vững du lịch biển
đảo trên sự tiếp thị đầy đủ và trung thực các thông tin về sản phẩm du lịch sẽ giúp du
khách tiếp cận được điểm đến du lịch dễ dàng. Chiến lược marketing bền vững bao gồm
việc xác định, đánh giá, kiểm soát được mặt cung của nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân
văn. Tính cạnh tranh của du lịch khá là đặc biệt so với một số ngành kinh doanh khác bởi
người tiêu dùng các sản phẩm du lịch không thể kiểm tra được chất lượng của dịch vụ
trước khi dùng vì người tiêu dùng sẽ tiêu thụ các sản phẩm du lịch ngay tại nguồn và sau
khi tiêu thụ xong người ta mới cảm nhận được nó như thế nào. Khi chúng ta marketing du

lịch một cách có trách nghiệm nó sẽ giúp nâng cao hiểu biết, sự tôn trọng, lòng tự hào về
văn hóa cũng như là môi trường địa phương từ đó làm tăng sự hài lòng và thỏa mãn được
nhu cầu của du khách.
Mười là triển khai các nghiên cứu nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề, mang lại lợi
ích cho các khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và du khách


18

Ngành du lịch được coi là một ngành đẻ trứng vàng, để du lịch tồn tại và phát triển
bền vững thi ta cần dự đoán được các vấn đề và nắm trước được chi phí giải quyết vấn đề
trong tương lai. Bởi tốc tộ tăng trưởng nóng trong thời gian dài của du lịch có thể gây ra
những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, kinh tế, xã hội. Triển khai các nghiên cứu
nhàm hỗ trợ giải quyết vấn đề sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh hiệu quả cũng như
việc phát triển bền vững du lịch biển đảo, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi
trường sống các loài sinh vật biển. Việc nghiên cứu này cần có sự hợp tác giữa ngành du
lịch với các trường đại học, viện nghiên cứu, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ thể
hiện thiện chí về chính trị, sự trung thực và cam kết về nghiệp vụ. Ngoài ra nó còn giúp ta
giải quyết được những vấn đề tồn đọng, những bất cập trong nền kinh tế địa phương và
mang lại lợi ích cho các khu du lịch, nhà kinh doanh du lịch và du khách.
1.2.3. Ảnh hưởng của việc phát triển du lịch bền vững biển đảo trong nền kinh tế
Phát triển DLBV biển đảo giúp cho ngành du lịch có cơ hội phát triển lâu dài và
trở thành ngành kinh tế trọng điểm của địa phương, thậm chí của cả ngành kinh tế. Phát
triển du lịch biển đảo theo hướng bền vững góp phần tạo ra công ăn việc làm cho người
dân địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển những vùng xa đất liền, điều
kiện đi lại và sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn. Việc phát triển bền vững nâng cao hiệu quả
sử dụng tài nguyên, giảm phá rừng và khai thác qúa mức tài nguyên sinh vật biển, khôi
phục, tôn tạo, giữ gìn danh lam thắng cảnh và duy trì sự đa dạng sinh học. Ngoài những
lợi ích mang tính tổng thể đối với đời sống kinh tế xã hội của địa phương, quốc gia điểm
đến trong dài hạn và qua nhiều thế hệ thì phát triển du lịch bền vững biển đảo cũng mang

lại lợi ích cho các bên tham gia. Cụ thể:
Lợi ích cho doanh nghiệp KDDL: khi phát triển bền vững giúp doanh nghiệp tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trường, tiết kiệm được chi phí kinh doanh.
Lợi ích cho KDL : do các điểm du lịch đã được chú ý đầu tư, quy hoạch, khai thác
có kế hoạch, đặc biệt là công tác bảo tồn, giữ gìn môi trường được triển khai sâu rộng,
nên du khách sẽ được tiếp cận, nghiên cứu và khám phá sự đa dạng sinh học, các nền văn
hóa, các phong tục tập quán lâu đời trường tồn qua thời gian.
Lợi ích cho cộng đồng địa phương (CĐĐP): du lịch phát triển giúp tạo công ăn
việc làm cho người dân địa phương. Thu nhập của họ dần ổn định hơn, đời sống được cải
thiện, nâng cao đồng thời làm cho người dân địa phương cảm thấy tự hào hơn về chính
mảnh đất quê hương mình.
1.3. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững biển đảo
1.3.1. Các yếu tố vĩ mô


19

Môi trường tự nhiên: là hệ thống các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến các nguồn
lực đầu vào cần thiết cho hoạt động du lịch của điểm đến. Đó là các yếu tố như khí hậu,
thời tiết, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, môi trường... Môi trường tự nhiên cũng là
yếu tố quyết định đến sản phẩm du lịch của vùng. Nơi nào có tài nguyên biển đảo thì sẽ
phát triển sản phẩm du lịch biển đảo ở vùng đó.
Môi trường chính trị, luật pháp: có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động marketing của
điểm đến du lịch và khả năng tiếp cận điểm đến. Môi trường chính trị pháp luật bao gồm
hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các công cụ, chính sách nhà nước, các cơ quan
pháp luật, các cơ chế điều hành của Nhà nước. Tác động của môi trường chính trị pháp
luật đến điểm đến thể hiện vai trò quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân. Sự ổn
định của chính trị sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào các ngành kinh tế của
điểm đến du lịch. Môi trường chính trị ổn định cũng tạo môi trường du lịch an toàn cho
du khách đến tham quan,du lịch.

Môi trường văn hoá - xã hội: Văn hoá là một hệ thống giá trị, quan niệm, niềm tin,
truyền thống và các chuẩn mực hành vi được một tập thể giữ gìn, được hình thành trong
những điều kiện nhất định về vật chất, môi trường tự nhiên, lịch sử của cộng đồng và dưới
tác động của các nền văn hoá khác. Hành vi tiêu dùng của khách hàng chịu ảnh hưởng sâu
sắc của nền văn hoá của dân tộc họ. Nói cách khác, các yếu tố văn hoá – xã hội bao gồm
các yếu tố liên quan đến các thái độ xã hội và các giá trị văn hóa của địa phương và trong
trung và dài hạn đây lại là các yếu tố dẫn dắt các thay đổi của môi trường kinh tế, chính
trị và pháp luật. Môi trường văn hóa – xã hội của một địa phương, một đất nước sẽ là yếu
tố thu hút khách du lịch tìm hiểu, trải nghiệm.
Môi trường kinh tế: là các chỉ số kinh tế trong đó quan trọng nhất là các nhân tố
ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. Sức mua hiện có phụ thuộc rất nhiều vào
thu nhập hiện có, giá cả, tiết kiệm, tình trạng vay nợ và khả năng có thể vay của công
chúng trong thị trường, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số lạm phát. Môi trường kinh tế phát triển
ổn định tạo điểu kiện cho du lịch phát triển.
Môi trường công nghệ: Công nghệ ngày càng thay đổi nhanh chóng, mang lại cho
con người nhiều điều kỳ diệu, nhưng cũng đặt ra các thách thức mới cho các doanh
nghiệp. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều của chất lượng và số
lượng công nghệ mới. Mỗi công nghệ mới đều là một lực lượng có thể tạo ra thuận lợi
cũng như gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ du lịch.
1.3.2. Các yếu tố vi mô


20

Cộng đồng địa phương: Ý thức cộng đồng là ý thức nghĩa vụ và cam kết của một
cá nhân đối với các thành viên khác trong cộng đồng, được phát triển theo thời gian thông
qua sự hiểu biết về giá trị tập thể, niềm tin và lợi ích giữa các thành viên cộng đồng. Sự
tham gia của cộng đồng có thể được xem như là một quá trình mà các cư dân của một
cộng đồng được đưa ra một tiếng nói và một sự lựa chọn để tham gia vào các vấn đề có
ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển

bền vững du lịch biển đảo có thể hỗ trợ và duy trì sự đa dạng sinh học vùng biển, văn hóa
địa phương, truyền thống, kiến thức, kỹ năng.
Du khách: Các nghiên cứu cho thấy, khách du lịch đang có xu hướng chọn các
khách sạn, khu du lịch và các dịch vụ, hàng hóa bền vững, có nhãn sinh thái, thân thiện
với môi trường. Đó là xu hướng của khách du lịch quốc tế, nhất là khách đến từ các nước
châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật, Thái Lan. Họ có ý thức và nhu cầu cao về an toàn và sức khỏe,
ngày càng nhiều người muốn quay về với thiên nhiên. Tổ chức Trip Advisor nghiên cứu
cho thấy, 34% du khách sẵn sàng chi trả thêm để ở những khách sạn thân thiện với môi
trường và cho các lựa chọn du lịch bền vững, 50% du khách quốc tế sẵn sàng chi trả thêm
cho những công ty mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và hoạt động bảo tồn. Theo
nghiên cứu của Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), 52% du khách có xu hướng thích đặt
tour qua các hãng lữ hành được chứng nhận có điều kiện làm việc tốt, tham gia bảo vệ
môi trường và hỗ trợ hoạt động từ thiện ở địa phương.
Phong tục tập quán là một khía cạnh trong tính cách dân tộc, nó là một yếu tố cơ
bản tạo nên bản sắc văn hóa địa phương, dân tộc và là một trong các yếu tố tạo nên tính dị
biệt trong các sản phẩm du lịch đặc biệt của điểm đến du lịch. Phong tục tập quán còn có
tác động tích cực, tăng sự hấp dẫn cho sản phẩm du lịch, khơi gợi, hướng dẫn nhu cầu du
lịch và động cơ du lịch của con người và là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách,
nhu cầu, sở thích, hành vi tiêu dùng, khẩu vị và cách ăn uống của người dân địa phương
cũng như là của khách du lịch.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO
PHÚ QUỐC
2.1. Khái quát về Phú Quốc
2.1.1. Những nét khái quát chung về Phú Quốc


21

Phú Quốc từng được biết đến là một “địa ngục trần gian” với khu nhà tù mà thực

dân Pháp đã cho xây dựng trong thời kỳ đô hộ Việt Nam. Nhưng với quyết định sáng suốt
khoảng 10 năm trước, nguyên Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải đã đặt bút ký vào bản
kế hoạch nhằm tạo ra một khu nghỉ dưỡng lớn trên hòn đảo có diện tích khoảng 589,23
km2 này và quyết tâm biến nơi đây thành trung tâm kinh tế và du lịch sinh thái trước năm
2030. Giờ đây, Phú Quốc đang chuyển mình mạnh mẽ trên hành trình trở thành đặc khu
kinh tế biển, một trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, sinh thái mang tầm quốc tế.
Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất ở Việt Nam, với 26 hòn đảo nhỏ hơn bao xung
quanh ở vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cách khu vực đất liền của Việt Nam khoảng hơn
50 km. Diện tích đảo được bao phủ phần lớn bởi Khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia nên có
sự hấp dẫn đặc biệt với những du khách đến đây để tham quan và du lịch sinh thái. Thời
gian đầu, Phú Quốc chỉ là điểm đến của khách du lịch ba lô. Tuy nhiên, sau khi chính phủ
trao cho hòn đảo vị thế đặc khu kinh tế, đồng thời miễn thị thực cho khách du lịch nước
ngoài trong 30 ngày thì ngành du lịch ở Phú Quốc bắt đầu cất cánh.
Đảo Ngọc sở hữu một vẻ đẹp được ví như “chốn thiên đường nơi mặt đất” với
nước xanh như ngọc, những bờ biển tuyệt đẹp như Bãi Dài được đánh giá là một trong 10
bãi biển đẹp và hoang sơ nhất thế giới, hay Bãi Sao lung linh cát vàng cùng những khu
rừng nguyên sinh, những rạn san hô rực rỡ sắc màu. Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển
ven biển và biển đảo Kiên Giang, bao gồm cả Phú Quốc được UNESCO công nhận là
Khu dự trữ sinh quyển thế giới đã khiến hòn đảo này dần trở thành cái tên quen thuộc trên
bản đồ du lịch quốc tế. Những yếu tố thuận lợi có một không hai, cộng với vẻ đẹp hoang
sơ, thuần khiết nơi đây đã biến Phú Quốc trở thành lựa chọn số một cho những du khách
ưa du lịch sinh thái, khám phá kết hợp nghỉ dưỡng có sức hút bậc nhất tại Việt Nam.
Với cảnh quan thiên nhiên và điều kiện địa lý tuyệt vời cùng với những nỗ lực
trong nhiều năm gần đây về đổi mới cơ chế, chính sách, về tuyên truyền quảng bá, về xúc
tiến đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch đúng hướng… chỉ trong vòng vài năm
qua, Phú Quốc đã trỗi dậy mạnh mẽ trở thành điểm sáng về du lịch trong nước và khu
vực. Theo TCDL thống kê, nếu như năm 2013 lượng khách đến Phú Quốc khoảng
400.000 người thì tới năm 2014, lượng khách đến Phú Quốc là 600.000 người và chỉ
trong 9 tháng đầu năm 2015 đã có 1,2 triệu khách tới đây, đánh dấu sự tăng trưởng ngoạn
mục của dòng khách trong ba năm vừa qua.



22

(Nguồn: Website )
Hình 2.1. Tiềm năng du lịch Phú Quốc
Năm 2016, việc được lựa chọn là hạt nhân tổ chức Năm Du lịch Quốc gia cũng là cơ
hội lớn để đảo Ngọc tiếp tục bứt phá trên hành trình chinh phục giấc mơ trở thành thiên
đường du lịch Đông Nam Á.
2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên
a. Vị trí địa lý, địa hình, địa chất
- Phú Quốc - vị trí đắc địa
Đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, phía Tây Nam của Việt Nam, Phú Quốc
trải dài từ vĩ độ: 9°53′đến 10°28′độ vĩ bắc và kinh độ: 103°49′đến 104°05′độ kinh đông.
Vị trí địa lý của đảo được tóm tắt để dễ hình dung như sau: mũi Đông Bắc của đảo cách
quốc gia láng giềng Cam-pu-chia 4 hải lý. Đảo cách thành phố Rạch Giá, thủ phủ của tỉnh
Kiên Giang 62 hải lý về phía Đông và cách thị xã Hà Tiên là 25 hải lý.
Đảo Phú Quốc có hình tam giác, cạnh đáy nằm ở hướng Bắc, nhỏ dần lại ở
phía Nam. Nếu tính đường chim bay theo hướng Bắc - Nam thì chiều dài lớn nhất của đảo
là 49 km . Nơi rộng nhất trên đảo theo hướng Đông - Tây nằm ở khu vực Bắc đảo với
chiều dài là 27 km. Chu vi của đảo Phú Quốc tổng cộng khoảng 130 km. Diện tích đảo


23

tương đối nhỏ, chỉ khoảng gần 600 km2, nhưng việc sở hữu đường bờ biển dài tới 150 km
cũng là thế mạnh giúp Phú Quốc khai thác tối đa dịch vụ du lịch khắp đảo.
Bên cạnh đó, đây còn là hòn đảo nằm trên tuyến đường biển quan trọng phía nam
Việt Nam, Phú Quốc cách trung tâm TP. Rạch Giá 115km, cách thành phố Hồ Chí Minh
khoảng 500km, cách vùng phát triển du lịch, công nghiệp Đông Nam Thái Lan khoảng

500km và cách miền Đông Malaysia khoảng 700km. Phú Quốc còn nằm gần kề cửa ngõ
Tây Nam của Campuchia. Chỉ với đường bay 500 - 1,200km, Phú Quốc nối liền và mở
rộng giao lưu quốc tế với các trung tâm du lịch lớn như TP.HCM, Phnom Penh
(Campuchia), Kuala Lumpur (Malaysia), Jakarta (Indonesia), Bangkok (Thái Lan)…

(Nguồn: Website)
Hình 2.2. Khoảng cách từ Phú Quốc đến các trung tâm du lịch, thành phố lớn
Phú Quốc rất thuận lợi trong việc liên kết giao thương, phát triển du lịch trong
vùng Đông Nam Á, nhất là các thị trường du lịch trọng điểm trong khu vực như Cam-puchia, Thái Lan .
- Địa hình Phú Quốc: Với đường bờ biển dài 150km, địa hình thiên nhiên thoai
thoải chạy từ bắc xuống nam với 99 ngọn núi tạo thế mạnh phát triển các loại hình du lịch
leo núi, thám hiểm trong đó, có nhiều núi cao như núi Chùa (Vỏ Quặp) cao 565 m, núi
Bãi Đót cao 490 m, núi Chảo cao 370m, núi Đá Bạc cao 345m và 62% diện tích là rừng


24

nguyên sinh cùng những bãi tắm đẹp nhất Việt Nam như Bãi Trường, Bãi Dài, Bãi Sao và
Bãi Khem… Phú Quốc hội tụ đầy đủ những điều kiện cần thiết đề trở thành diểm đến
hang đầu được mong đợi ở Đông Nam Á.
- Về địa chất: Đảo Phú Quốc được cấu tạo từ các đá trầm tích Mesozoi và
Kainozoi, bao gồm cuội kết đa nguồn gốc phân lớp dày, sỏi thạch anh, silica, đá vôi, riolit
và felsit. Các đá Mesozoi thuộc hệ tầng Phú Quốc. Trầm tích Kainozoi thuộc các hệ tầng
Long Toàn (Pleistocen giữa - trên), hệ tầng Long Mỹ (Pleistocene trên), hệ tầng Hậu
Giang (Holocene dưới - giữa), các trầm tích Holocen trên và các trầm tích Đệ tứ không
phân chia rất thích hợp với trồng cây hồ tiêu.
Phú Quốc có vị trí cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo,
cũng như trong chiến lược quốc phòng - an ninh khu vực phía Nam nói riêng và cả nước
nói chung, là địa điểm thuận tiện kết nối với các nước ASEAN, đặc biệt là Campuchia và
Thái Lan, là lợi thế để mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và thực hiện

được vai trò là cầu nối giữa các tỉnh miền Tây Nam Bộ với bên ngoài du lịch biển đảo.
b. Tài nguyên khí hậu - thủy văn
Bên cạnh những bãi biển cát trắng trải dài, những dãy rừng nguyên sinh trùng điệp,
những sản vật phong phú nức tiếng (nước mắm, hồ tiêu, điều, ngọc trai…), những giai
thoại dân gian huyền bí vốn là tiềm năng dồi dào để phát triển du lịch; Phú Quốc còn
được ban tặng những lợi thế về tự nhiên không nơi nào có được.
Thời tiết ở đây mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ duy trì trung bình 27
độ C là điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch quanh năm. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt:
- Mùa khô: Tháng 11 đến tháng 06. Đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió
mùa Đông Bắc. Nhiệt độ cao nhất 35 độ C vào tháng 4 và tháng 5.
- Mùa mưa: Tháng 07 đến tháng 10. Đảo Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây
Nam, độ ẩm cao từ 85 đến 90%. Lượng mưa hàng năm lớn, trung bình 2.879mm
(9,446ft). Ở vùng núi phía Bắc lên đến 4000mm (13ft).
Nằm gọn trong vịnh Thái Lan, Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất và duy nhất của Việt
Nam không phải gánh chịu ảnh hưởng từ bão và gió mùa Đông bắc như các tỉnh miền
Trung. Đây là yếu tố vô cùng thuận lợi giúp đảo Ngọc có thể khai thác du lịch quanh năm.
Bên những ngọn núi, đảo Phú Quốc còn có cả một hệ thống sông, suối, rạch rất đa
dạng và thuận tiện cho giao thông đường thủy và tạo môi trường, cảnh quan sạch đẹp, du
lịch thêm hấp dẫn với con sông lớn là sông Cửa Cạn dài 28km, sông Dương Đông dài
10km, các con rạch như rạch Tràm, rạch Cát Lấp, rạch Hàm Ninh.


25

c. Tài nguyên sinh vật
Thiên nhiên đã tạo cho Phú Quốc hệ sinh thái vô cùng độc đáo hội tụ đầy đủ các
kiểu hệ sinh thái đặc trưng. Đó là nguồn tài nguyên cực kỳ quan trọng không những góp
phần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho nhân dân trên đảo mà còn là điều kiện đặc
biệt để xây dựng Vườn Quốc gia, bảo tồn các nguồn gen thực vật, động vật hoang dã quý
hiếm và là cơ sở phát triển du lịch sinh thái bền vững.

- Tài nguyên rừng đa dạng
Phú Quốc có nguồn tài nguyên rừng đa dạng, tập trung ở phía Bắc và Đông Bắc
đảo. Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định chuyển Khu bảo tồn thiên
nhiên Phú Quốc thành Vườn quốc gia Phú Quốc. Vườn có diện tích 31.422 ha, với 6 hệ
sinh cảnh rừng chính bao gồm: rừng nguyên sinh trên núi, rừng nguyên sinh cây họ dầu,
rừng thứ sinh ven biển, rừng tràm, rừng ngập mặn và rú lùn trên các đụn cát . Ngoài ra
còn có rừng núi đá, rừng truông nhum và thảm thực vật trảng trang, sim mua. Vườn có
1.164 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 66 bộ, 137 họ và 531 chi của 6 ngành thực vật,
với nhiều loại gỗ quý kên kên, trai, săng lẻ, vên vên, sao đen, sao đỏ…vv
Bảng 2.1: Các kiểu rừng chính ở Vườn Quốc Gia Phú Quốc
STT

Các kiểu rừng chính

Phân bố

1

Rừng nguyên sinh trên núi

350m-603m svmnb

2

Rừng nguyên sinh cây họ dầu

100m-350m svmnb

3


Rừng thứ sinh

30m-100m svmnb

4

Rừng tràm

20m-30m svmnb

5

Rừng ngập mặn

Ven cửa sông, suối và dọc bờ biển

6

Rú lùn trên các đụn cát

Vùng ranh giới giữa đất liền và biển
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Nguồn tài nguyên rừng nơi đây đã tạo cảnh quan rừng và sinh cảnh sống cho loài
động vật hoang dã, với khu hệ động vật rừng được ghi nhận tại đây là 28 loài thú, 119 loài
chim, 47 loài bò sát và 14 loài ếch nhái, trong đó có 42 loài quý hiếm có tên trong sách đỏ
Việt Nam và Sách đỏ Thế giới như nhông cát sọc, sóc đỏ Phú Quốc…
Bảng 2.2: Thống kê hệ động vật rừng Quốc gia Phú Quốc
STT


Nhóm động vật

Số loài


×