Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

THỜI KỲ PHỤC HƯNG CHÂU ÂU (NHÓM 6)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.15 MB, 114 trang )

KIẾN TRÚC THỜI KÌ PHỤC HƯNG

I/ Văn hóa Phục Hưng.
a/ Đây là một phong trào văn hóa tư tưởng có tiếp thu và kế thừa một số yếu tố trong nền VH của Hy Lạp
và La Mã cổ đại. Do đó góp phần vào việc phục hồi văn hóa Hy-La.
b/ Quan trọng hơn đây là 1 phong trào VH tư tưởng mang nội dugn hòa toàn mới một ý thức g/c mới
của g/c TS mới ra đời.
2/ Phong trào VH Phục Hưng là 1 phong trào rộng lớn nhiều mặt, trong đó ý thức hệ TS chiếm vị trí chi
phối. Hay nói cách khác phong trào là 1 cuộc cm Vh tư tưởng của g/c TS nhằm chống lại giáo hội thiên
chúa và chế độ phong kiến.

II/ Nguyên nhân và hoàn cảnh lich sử.
1/ Nguyên nhân.
a/ Do VH Tây Âu dưới thời Trung Đại bị giáo hội thiên chúa cưỡng đoạt, tư tưởng tình cảm con người bị
ràng buộc bởi giáo hội.
– Do sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến, sự ra đời của g/c TS và sự phát triển của g/c TS đang lên cần
phải có hệ tư tưởng và nền Vh riêng để phục vụ cho đời sống tinh thần của mình, để đấu tranh với hệ tư
tưởng lỗi thời của giáo hội và g/c quý tộc phong kiến đang cản trở sự phát triển XH.
2/ Hoàn cảnh lịch sử.
– Diễn ra trong bối cảnh Tây Âu diaanx ra nhiều sự kiện:
a/ thuốc sung: mở ra nhiều chiens thuật chien đấu, cuộc chiến kết thúc nhanh hơn
b/ la bàn: Diễn ra nhiều cuộc phát kiến lớn về địa lý mang lại những hậu quả to lớn vầ sâu sắc đã thúc
đẩy sự phát triển KT và thương mại mang tính chất thế giới rõ rệt, làm cho Tây Âu giàu lên nhanh chóng
thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo những tiền đề quan trọng cho sự ra đời của g/c TS Châu Âu.
c/ máy in: phổ biến tư tưởng mới, góp phần phong trào cải canh tôn giáo phát triển. Đây là thời kỳ bùng
nổ các cuộc cải cách tôn giáo và cuộc đấu tranh của g/c nông dân chống lại các lãnh chúa phong kiến.
Tiêu biểu là cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân Đức thế kỷ XVI.
d/ tác giả lớn
Đại danh họa người Ý Leonardo da Vinci (1452 – 1519) được công nhận là một thiên tài toàn năng của
thế giới.



Thiên tài hội họa Leonardo da Vinci (1452 -1519)
Bên cạnh tài năng thiên bẩm về nghệ thuật hội họa, Leonardo còn am hiểu sâu rộng các lĩnh vực khoa
học như toán học, y học, triết học, giải phẫu học, thiên văn học, quang học, thủy lực.
Ông còn là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là khái niệm về máy bay trực
thăng, xe tăng, dù nhảy, sự sử dụng hội tụ năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa
hình, tàu đáy kép, cùng nhiều sáng chế khác.


"Thung lũng Arno" (1473) ở vùng Uffizi là
một trong những bức họa sớm nhất của Vinci
Đã gần 500 năm kể từ ngày Leonardo da Vinci mất, nhưng những tác phẩm hội họa kinh điển của ông
vẫn luôn luôn là những tuyệt tác để hậu thế chiêm ngưỡng, xuýt xoa. Riêng đối với các nhà nghiên cứu,
chuyên gia và phục chế tranh trên toàn thế giới, các tác phẩm của ‘thiên tài nghệ thuật’ là những bài
toán cực kỳ khó, chưa có lời giải đáp hoàn chỉnh.
1. Bữa tiệc cuối cùng – The Last Supper
Họa phẩm “Bữa tiệc cuối cùng” được danh họa Leonardo da Vinci vẽ trong 3 năm (1495 – 1498). Phần
lớn chúng ta đều biết đó là một kiệt tác hội họa, một tác phẩm nghệ thuật điển hình của thời đại Phục
Hưng (thế kỷ 14 đến 17).


Họa phẩm "Bữa tiệc cuối cùng" (The Last Super)
Bức bích họa lấy khung cảnh trai phòng của tu viện Santa Maria (ở thành phố Milano), mô tả Chúa Jesus
và 12 môn đệ trong bữa ăn cuối cùng trước khi ngài bị môn đệ Judas phản bội, bị đóng đinh trên cây
thập giá.
Leonardo vẽ Chúa Jesus ngồi ở giữa các tông đồ và nói câu “Trong các con, có kẻ muốn nộp Ta”.

Vị trí ngồi của Chúa Jesus và 12 tông đồ
Tuy nhiên, bức tranh còn ẩn chứa rất nhiều điều bí mật mà phải mất rất nhiều thời gian tìm hiểu người ta
mới dần phát hiện ra.

Điều đầu tiên mà những nhà phân tích, nghiên cứu phát hiện ra đó là, danh họa đã ‘vẽ’ một bản nhạc dài
40 giây với các nốt là bàn tay của Chúa, tông đồ và các lát bánh mì. Ngoài ra, chuyên gia người Ý Giovanni
Maria Pala còn phát hiện nhiều mật mã ẩn dưới bức “The Last Supper”. Đó là một câu nói bằng tiếng
Thái cổ là “vinh quang và hiến dâng bên Người” và hình ảnh 3 chiều của chén Thánh (biểu tượng huyền
bí của Thiên chúa giáo).
Ross King, chuyên gia phê bình nghệ thuật cổ đại cho biết, ông còn tìm thấy bằng chứng Leonardo da
Vinci vẽ chính mình trong bức họa hơn 500 tuổi này. Khuôn mặt của danh họa được thể hiện trong hình
ảnh Thánh James 'nhỏ' và Thánh Thomas.


Khuôn mặt của Thánh James 'nhỏ' và Thánh Thomas
Trong cuốn “Mật mã Da Vinci” (2003) của nhà văn Mỹ Dan Brown đề cập tới hình ảnh người ngồi bên tay
phải Chúa Jesus là Maria Magdalene - vợ của chúa Jesus, với gương mặt thanh tú, thoáng nét vồng lên
của bộ ngực cùng sóng tóc xoăn mềm mại.

Hình ảnh tông đồ (ngồi ngoài cùng phía bên phải) được
Dan Brown cho rằng là Maria Magdalene (Vợ Chúa Jesus)
Chưa hết, mới đây, chuyên gia đồ học Slavisa Pesci tin rằng, qua hình ảnh phản chiếu trong gương chúng
ta có thể thấy Chúa Jesus đang bế một đứa trẻ và chúc phúc lành cho em. Đến giờ, nhiều chuyên gia vẫn
chưa thể xác định lai lịch của đứa trẻ đó
Quả thực, tại sao một bức tranh vẽ ở cuối thế kỷ 15 lại ẩn chứa nhiều bí mật đến vậy là điều mà các
chuyên gia trên thế giới tiếp tục dày công nghiên cứu.


2. Bức chân dùng nàng Mona Lisa
“Mona Lisa” là tên bức chân dung nghệ thuật bậc thầy được danh họa vẽ vào thế kỷ 16 bằng sơn dầu tại
Florence.


Tuyệt phẩm hội họa "Mona Lisa"

Cho đến tận bây giờ, nhiều chuyên gia phải ‘đau đầu’ trước sự bí ẩn trong nụ cười của nàng Mona Lisa.
Vì có người nhìn thấy gương mặt nàng toát lên nét buồn, trầm ngâm. Lại có người thấy nét láu lỉnh, cao
ngạo trong nụ cười bí ẩn của nàng.

Nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa khiến
nhiều chuyên gia trên thế giới phải 'đau đầu'
Nhiều chuyên gia y khoa còn cho rằng, người phụ nữ trong tranh đã mắc bệnh hen suyễn và có khả năng
mắc bệnh tim về sau. Ngoài ra, Mona Lisa còn mang những dấu hiệu của bệnh đần, dựa trên những dấu
hiệu không cân đối của các ngón tay và sự thiếu vắng vẻ mềm mại ở tay nàng.
Trong khi đó, bác sĩ người Anh Kenneth Kill, trong bức tranh của danh họa thời Phục hưng đã truyền tải
trạng thái mãn nguyện của người phụ nữ đang mang thai.
Lại có ý kiến cho rằng, bức họa vẽ người không có lông mày này chính là bức tự họa của Leonardo.
Ngoài ra, nếu nối hoàn chỉnh những nét vẽ trong khung cảnh phía sau nàng Mona Lisa và xoay 1 góc
thích hợp, chúng ta có thể thấy hình ảnh đầu con trâu, đầu sư tử và khỉ. Nhiều người còn tin rằng còn có
một con cá sấu hoặc một con rắn ẩn trên tay trái của nàng Mona Lisa.


Hình ảnh đầu sư tử phía sau Mona Lisa

Hình ảnh đầu khỉ phía sau Mona Lisa


Hình ảnh đầu trâu phía sau Mona Lisa
Cho đến nay, sự mơ hồ trong nét thể hiện của người mẫu, sự lạ thường của thành phần nửa khuôn mặt,
và sự huyền ảo của các kiểu mẫu hình thức và không khí hư ảo là những tính chất mới lạ góp phần vào
sức mê hoặc của bức tranh.
3. Người Vitruvius – Vitruvius
Người Vitruvius là tên bức vẽ nổi tiếng của Leonardo da Vinci được ông vẽ năm 1490. Đây là một trong
những ví dụ tuyệt vời nhất về con người hoàn hảo mà danh họa sớm biết đưa ra.


Bức vẽ "Người Vitruvius" của Leonardo da


Vinci
Leonardo vẽ họa phẩm này dựa trên quan điểm của chính ông về tỷ lệ lý tưởng của số đo cơ thể người
và tham khảo các khái niệm về hình học, kiến trúc trong tác phẩm De Architectura có từ 1.500 năm trước
của kiến trúc sư La Mã Vitruvius.


Phần mô tả của bức vẽ được Leonardo viết bằng tiếng Ý ngược. Với nội dung, rốn là phần trung tâm của
cơ thể người, và con người là đại diện thu nhỏ của vũ trụ.
Cho đến nay, nhiều người vẫn tiếp tục xác minh danh tính của người đàn ông ‘hoàn hảo’ trong ảnh.
Thậm chí có người cho rằng, Leonardo vẽ mẫu người đàn ông mắc bệnh thoát vị bẹn.

Bức vẽ "Người Vitruvius" của Giacomo Andrea
Và trước khi vẽ bức ảnh này, Leonardo có tham khảo bức “Vitruvius” của Giacomo Andrea de Ferrara,
một kiến trúc sư thời Phục hưng, bạn thân của chính Leonardo hay không? Vẫn đang là điều khiến nhiều
nhà nghiên cứu ‘đau đầu’.
Hiện nay, bức Người Vitruvius, quản tại bảo tàng Gallerie dell'Accademia
ở Venezia, Ý, được dùng như một biểu tượng của nghề y và các cơ sở y học.

"Người khổng lồ" Michelangelo


Michelangelo, tên đầy đủ Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni, sinh ngày 6 tháng 3 năm 1475 tại
Caprese gần Arezzo, Tuscany và mất ngày 18 tháng 2 năm 1564 tại Roma.

Michelangelo
Không chỉ là điêu khắc gia, Michelangelo còn là hoạ sĩ, kiến trúc sư, nhà thơ, và là kỹ sư. Trong lĩnh vực
nào, ông cũng có những thành tựu xuất sắc. Không chỉ thành tựu, ông còn là tấm gương về niềm say mê

với sức sáng tạo và sức lao động phi thường.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà cho đến ngày nay, ai cũng phải thừa nhận, ông là một trong những nhân vật vĩ
đại nhất thời Phục Hưng.
Cùng nhìn lại những kiệt tác vĩ đại nhất của Michelangelo:
Tượng David
Tượng David là một bức tượng do Michelangelo điêu khắc từ năm 1501 đến 1504, là một kiệt tác của
nghệ thuật điêu khắc thời Phục Hưng và là một trong hai tác phẩm điêu khắc vĩ đại nhất của
Michelangelo (cùng với Pietà). Riêng tượng David hầu như chắc chắn giữ danh hiệu bức tượng được
công nhận nhất trong lịch sử nghệ thuật.


Tượng David
Bức tượng này đã được xem như là một biểu tượng của vẻ đẹp con người trẻ trung và sức mạnh. Tượng
cẩm thạch cao 4.34 m miêu tả Vua David theo Kinh Thánh tại thời điểm ông quyết định chiến đấu với
Goliath.


Nó đã là biểu tượng của Cộng hòa Fiorentina, một quốc gia thành phố bị đe dọa tứ phía bởi các cường
quốc đối thủ mạnh. Bức tượng hoàn chỉnh được làm lễ vén màn vào ngày 8 tháng 9 năm 1504.
"Sự phán xét cuối cùng"
Từ năm 1534 tới tháng 10 năm 1541, theo yêu cầu của Giáo hoàng Clement VII, Michelangelo thực hiện
bích hoạ “Sự phán xét cuối cùng” trên tường Cung Thánh Nhà nguyện Sistine. Mặc dầu Giáo hoàng
Clement VII đã chết ngay sau khi giao việc, nhưng Giáo hoàng kế nhiệm Paul III đã để cho Michelangelo
tiếp tục và hoàn thành tác phẩm.

Tác phẩm "Sự phán xét cuối cùng"
Trần Nhà thờ Sistine, một địa điểm nổi tiếng ở thành phố Vatican, Rome, choán đầy bởi những bức tranh
của Michelangelo, miêu tả những câu chuyện về các vị Thần. Hàng trăm năm qua, người ta đã đến thăm
những kiệt tác thật đến lạ thường này.



Khi tâm trí trở nên choáng ngợp, người ta có thể hỏi: `Tại sao Michelangelo đã dành cả cuộc đời để tạo
nên kiệt tác bất hủ này? Ông đang cố nói điều gì với mọi người?’. Trong nhiều năm, không phân biệt tầng
lớp xã hội, người ta đều phải ngước mắt lên chiêm ngưỡng bức tranh tráng lệ được vẽ bởi bậc thầy vĩ đại
này.
Trần Nhà thờ Sistine: Sáng Thế, 'Sự sáng tạo ra Adam'
Khi Michelangielo được chính đức Giáo Hoàng Julius II vời lại Rome vào năm 1505 để thực hiện 2 tác
phẩm, một trong 2 tác phẩm đó là bức tranh vòm đã nói phía trên, ông thấy đây quả thật là một công
việc khó khăn và nguy hiểm. Ông phải làm việc ở một độ cao, treo mình trên những bậc giàn giáo và ông
đã vẽ trong tư thế đó suốt từ năm 1508 đến năm 1512 để tạo ra một vài bức hoạ đẹp nhất mọi thời đại.

Bức họa trên trần Nhà thờ Sistine tại Rome
Trên khung vòm tại nhà nguyện này ông tạo ra một hệ thống trang trí vô cùng phức tạp bao gồm 9 cảnh
lấy từ Cuốn Chúa sáng tạo ra thế giới ( Kinh Cựu Ước ), mà bắt đầu bằng cảnh Chúa phân biệt giữa Ánh


Sáng và Bóng Đêm, cảnh tạo ra Adam, cảnh tạo ra Eve, sự quyến rũ và sa ngã của Adam và Eve và trận đại
hồng thuỷ.
Những bức hoạ này được đặt tại vị trí trung tâm, được bao quanh bởi các hình ảnh về những vị tiên tri,
những bà đồng cốt, bệ đá đăng quang, bởi những hình tượng lấy trong Cựu ước, và những hình ảnh về
Tổ tiên của Chúa.

Chi tiết: Sự sáng tạo ra Adam, người Tây phương đầu tiên bởi đức Chúa cha
Để chuẩn bị cho tác phẩm đồ sộ này, ông đã phải nghiên cứu,lập hàng loạt phác thảo, tạo ra các hình
tượng hạt nhân cho mỗi mẫu nhân vật. Chính đó đã thể hiện khả năng vô nhị của ông trong việc nghiên
cứu về giải phẫu học cơ thể con người, nghiên cứu các chuyển động của con người, nghiên cứu các hình
ảnh huyền bí trong tôn giáo vô cùng kỹ lưỡng. Do vậy ông đã làm thay đổi về phong cách hội hoạ Phương
Tây một cách mạnh mẽ.

3/ Sự xuất hiện tầng lớp giàu có đã kích thích sự sáng tạo nghệ thuật của các nghệ sĩ. Từ Italia đã truyền

sang các nước Anh, Pháp, Đức. Thủy Sĩ,….


III/ Những thành tựu chính.
1/ Lĩnh vực văn học.
a/ Nền Vh Phục Hưng về 3 thể loại: Thơ, tiểu thuyết, kịch, có những tác phẩm có giá trị gắn liền với các
tác giả nổi tiến như: Đan Tê, có Thần Khúc, Pê tra ca với tập thơ “Tình Yêu” tặng nàng Lô na.
b/ Tiểu thuyết: Có Boccacio với câu chuyện 10 ngày.
c/ Kịch: William với Đôn ky sôt, Jomeo và Juliltte, Hanlet với Othelle.
2/ Lĩnh vực nghệ thuật.
Thành tựu đạt được chủ yếu ở các lĩnh vực hội họa, điêu khắc, kiến trúc. Điểm khác cơ bản so với
các thời kỳ trước là: điểm sáng tác thời kỳ này có nội dung rất hiện thực sinh động thể hiện nội tâm nhân
vật.
a/ Hội họa.
– Leonad de vina với Bữa tiệc cuối cùng và nàng Joconde.
– MichellAnge với Sáng tạo thế giới, cuộc phán xét cuuois cùng.
– Raphael với Cô gái làm vườn xinh đẹp.
b/ Điêu khắc.
– MichellAnge với tượng David, Đêm, người nô lệ bị trói.
c/ Kiến trúc.
– Saint Pierre là người đầu tiên thiết kế nhà thờSaint Pierreở La Mã.

III/ Lĩnh vực KH và triết học.
a/ Trên những thành tựu của Kh tự nhiên như thiên văn học, toán học, vật lý học, ….. Triết học đã có
những bước tiến quan trọng đã phát triển triết học duy vật, tiêu biểu là Francis BaCon đã đề cao triết
học duy vật, kịch liệt phê phán CN duy vật, công kích CN kinh viện ( gắn liền với giáo hội thiên chúa).
Ngược lại triết học phát triển cũng thúc đẩy sự phát triển của các ngành KH khác.
b/ Các nhà Kh nổi tiếng và quan điểm của họ.

Nicolas Coprnic đã nêu ra một thuyết về những trụ chống lại thuyết vũ trụ cảu nhà thiên văn học

cổ đại Pto lê mê đã ngự trị Châu Âu suốt nhiều thế kỷ với những phát hiện mới, Trung tâm vũ trụ là mặt
trời, trái đất tựu quay xung quanh nó và quy xung quanh mặt trời.

Bruno cho rằng vũ trụ là vô tận và Mặt trời chỉ là trung tâm của thái dương hệ chúng ta. Vật chất
luôn luôn vận động và biến đổi và tồn tại vĩnh viễn.



Galilee chứng minh mặt trời là hành tinh phát hiện được cấu tạo của thiên hà, giải thích cấu tạo
sao chỗi, là người mở đầu cho KH thực nghiệm, phát hiện ra định luật rơi thẳng đứng và giao động của
các vật thể.


Kepler cho rằng quan trọng là sự vận hành các hành tinh quay xung quanh mặt trời.

c/ Ngoài ra những thành tựu về kỹ thuật thời Phục hưng cũng rất to lớn như: ấn loát, in chữ nổi, sản xuất
súng, hỏa pháo, những dụng cụ đi biển mới.

IV/ Tính chất.
1/ Phong trào Vh Phục Hưng là phong trào Vh hoàn toàn mới dựa trên nền tảng KT-XH mới và được chỉ
đạo bởi một hệ tư tưởng mới, thực chất đây là cuộc cm văn hóa tư tưởng mang tính chất TS mới ra đời,
nhằm chống lại quan điểm lỗi thời, ràng buộc tư tưởng tình cảm của con người, kìm hãm sự phát triển
của XH, của chế độ phong kiến, giáo hội thiên chúa.
2/ Điểm tiến bộ của phong trào Vh Phục Hưng.
a/ Phong trào thể hiện nội dung chống giáo hội thiên chúa và chống phong kiến, mang tính chất phản
phong khá rõ nét:
– Lê án đã kích châm biếm sự tàn bạo dốt nát dã nhân, dã nghĩa của các giáo sĩ cũng như quý tộc phong
kiến.
– Chống lại quan điểm của giáo hội chỉ chú trọng đến thần linh thế giới bên kia, xem nhẹ con người đề
xướng CN khổ hạnh, bóp chết tình cảm kìm hãm ý chí con người.

– Chống lại những quan điểm phản khoa học và CN duy tâm của giáo hội và của cả các nhà KH đương
thời được giáo hội ủng hộ, về vũ trụ của triết học.
Dựa trên những thành tựu KH tự nhiên qua đó làm lung lay quyền uy tư tưởng và lý luận của giáo hội
triết học kinh viện được.
b/ Phong trào thể hiện ở quan điểm nhận thức g/c vô sản với tự nhiên đề cao giá trị con người và quyền
tự do cá nhân, chủ trương con người phải được giáo dục toàn diện, phải được sống thoải mái và được
tận hưởng mọi cuộc vui ở đời.
c/ Thể hiện trong việc g/c TS đề cao tinh thần dân tộc tình yêu đối với tổ quốc và tiếng nói đất nước


mình góp phần hình thành dân tộc tư sản ở Tây Âu.
Nhìn chung vẫn chưa triệt để chống giáo hội và chế độ phong kiến.
d/ Đề cao giá trị con người nhưng ủng hộ sự bóc lột sự làm giàu. Con người mà VH phục Hưng đề cao
trước hết là con người tư sản chứ chưa phải là mọi người lao động.
Văn hoá phục hưng ở châu Âu được bắt nguồn như thế nào?

Văn hoá phục hưng ở châu Âu được bắt nguồn như thế nào?

Thế kỷ XIV và XV, châu Âu vẫn nằm dưới sự kiểm
soát nghiêm ngặt của Giáo hội Thiên chúa La Mã. Bất kể ai, chỉ cần hoài nghi Thượng đế, chỉ trích Giáo
hoàng hoặc trong tác phẩm có ý trái với “Kinh Thánh”, đều bị coi là “dị đoan”, và bị bắt và chịu sự tra
khảo nhục hình và bị đưa ra toà phán xử bị giam, trục xuất, bị thiêu. Một số người chống lại chế độ
chuyên chế phong kiến vạch trần những chuyện đen tối trong Giáo hội kể cả một số nhà khoa học tiến bộ
thời đó, đều bị toà án dị đoan kết tội, phải chịu những nhục hình tàn bạo. Rất nhiều cuốn sách và những
công trình tiến bộ đã bị thiêu huỷ, cấm đoán. Sự tiến bộ của xã hội bị trở ngại nghiêm trọng.
Nhưng cũng thời kỳ này, phương thức sản xuất tư bản cũng đã bắt đầu hình thành và phát triển, nhất là
ở các thành phố Bắc Italia giáp Địa Trung Hải như Vơ-ni-dơ, Flo-ren-xơ, là những thành phố công nghiệp,
thủ công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng phát triển. Giai cấp tư sản mới nổi, để bảo vệ quyền lợi
chính trị và kinh tế của họ, đã tiến hành đấu tranh với Giáo hội. Các nhà tư tưởng tư sản chống thần học
Thiên chúa giáo, giam cầm lòng người hàng ngàn năm nay, họ phất cao ngọn cờ “Phục hưng” văn hoá cổ



điển, nêu lên tư tưởng “nhân văn” tư sản.
Đi tiên phong là phong trào văn nghệ “Phục hưng” được một số văn nghệ sỹ theo chủ nghĩa nhân văn đề
xướng ra. Tác phẩm của họ có đặc điểm dân tộc chống phong kiến, chống thần học. Đan-tê, người được
coi là “Đại thi hào đầu tiên của thời đại mới”. Trong thi phẩm nổi tiếng “Thần khúc”, biểu hiện trào lưu tư
tưởng nhân văn sớm nhất. Ông đã đề xướng rằng “con người” là gốc của thế giới, lên án Giáo hoàng và
các thầy tu. Đan-tê đã bị Giáo hội trục xuất, sống cuộc đời lưu vong nơi đất khách. Nhưng ông vẫn kiên
trì đấu tranh không mệt mỏi đối với Giáo hội và Giáo hoàng. Sau Đan-tê còn có rất nhiều nhà thơ, nhà
văn đã đứng lên đả kích sự hủ bại của triều đình Giáo hội và sự sa đoạ của các thầy tu. Dưới sự nỗ lực
của nhiều nhà văn hoá, văn học nghệ thuật cận đại châu Âu đã có một nền tảng vững chắc.
Trong thời kỳ này, khoa học tự nhiên cận đại cũng ra đời, chủ yếu thể hiện trong thiên văn học, toán học
và cơ học, trong đó thiên văn học mang một ý nghĩa cạch thời đại.
Sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển đã thúc đẩy sự tiến bộ cả khoa học tự nhiên. Khoa học tự
nhiên phát triển lại tăng thêm sức mạnh để tấn công vào hệ thống thần học của đạo Thiên chúa.
Cô-pec-ních là nhà khoa học Ba Lan, khi còn trẻ chịu ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn. Trên cơ sở
nghiên cứu nhiều năm về thiên văn học, quan sát các thiên thể, ông đã viết “Thuyết vận hành các thiên
thể”. Trong cuốn sách này, ông nêu ra “Thuyết mặt trời trung tâm”, phủ định luận điệu trong “Kinh
thánh” rằng: “Thượng Đế đã tạo ra Mặt trời, Mặt trăng, bắt chúng chạy quanh Trái đất”, phủ định thuyết
Trái đất là trung tâm, lay đổ tận gốc vũ trụ quan thần học của Thiên chúa giáo. Từ đó bắt đầu cuộc cách
mạng trong thiên văn học, thay đổi về căn bản cách nhìn của loài người đối với vũ trụ.
Nửa thế kỷ sau, triết gia người Ý, Brunô vì bảo vệ học thuyết của Cô-pec-nich đã bị Giáo hội giam vào
ngục tối 7 năm trời. Brunô kiên định lòng tin vào học thuyết đó, từ chối thừa nhận sai lầm, ngày 8-21600, ông đã bị toà án dị đoan tuyên án tử hình và thủ tiêu toàn bộ những tác phẩm của ông.
Sau khi Bruno chết dược 30 năm, tháng 2 năm 1633, Ga-li-lê_nhà khoa học người Italia lại bị Giáo hội
giam vào ngục tối. Ông đã tạo ra kính thiên văn để quan sát vũ trụ và các thiên thể, và một lần nữa lại
phủ định vũ trụ quan thần học. Ông còn có những phát minh về toán học, vật lý khiến cho nhân loại có
nhận thức hoàn toàn mới về vũ trụ. Ông đã bị Giáo hội kết tội, bắt giam và tra tấn.
Trải qua mấy thế hệ đấu tranh và phải trả giá nặng nề, cuối cùng khoa học tự nhiên đã thoát ra khỏi thần
học, mạnh bước trên con đường tiến bộ.
Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII đã xảy ra phong trào văn nghệ phục hưng ở nhiều nước Tây Âu, đó là phong

trào văn hoá của giai cấp tư sản, họ đã dùng sức mạnh không gì lay chuyển nổi, phá vỡ những ràng buộc
của sự chuyên chế về văn hoá thời kỳ Trung cổ, làm tan rã nhanh chóng chế độ phong kiến đồi bại, mở ra
một thời kỳ mới giải phóng tư tưởng, phát triển văn nghệ và khoa học.


NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC THỜI KỲ PHỤC HƯNG

Thời kỳ Phục Hưng, nghệ thuật đặc biệt là nghệ thuật tạo hình chiếm vị trí tiên phong trong việc khẳng
định đặc trưng của văn hoá. Con người thời kỳ Phục hưng muốn thông qua nghệ thuật để tái tạo và làm
chủ thế giới vật chất xung quanh theo tiêu chuẩn của cái đẹp lý tưởng và hiện thực.
Trào lưu kiến trúc Phục Hưng được khởi đầu bằng việc tẩy chay phong cách kiến trúc Gotic và phục hưng
lại di sản kiến trúc La Mã cổ đại. Bố cục công trình rõ ràng, khúc triết, dựa trên cơ sở hệ thức cột cổ điển,
dựa trên nguyên tắc “Cổ điển” là “Chuẩn mực”, nó tái hiện một cách khoa học các giá trị chuẩn mực của
nghệ thuật tạo hình cổ đại.
Nguyên tắc bố cục và thẩm mỹ của phong cách Phục Hưng khác xa phạm vi của phong cách Gotic. Một
cách sâu xa cả phong cách Phục hưng và Baroque đều chứa đựng và phát triển tiếp các nguyên tắc bố
cục của Gotic. Tuy nhiên điều ngược lại không có hiệu lực - chúng ta không thể tìm các nguyên tắc bố cục
và thẩm mỹ của thời Phục Hưng hay Baroque trong phong cách Gotic. Có thể nhận thấy kiến trúc Phục
Hưng khá gần gũi về đặc điểm với kiến trúc cổ đại (bản thân các nghệ sĩ Phục Hưng đã tin rằng họ làm lại
kiến trúc cổ đại: họ đã sao chép, nghiên cứu và cố gắng một cách có định hướng để đạt được sự gần gũi
với kiến trúc cổ). Nhưng các chuyên gia thì không mấy khó khăn để phân biệt 2 phong cách kiến trúc này
- sự khác biệt cơ bản nằm ở các nguyên tắc bố cục và đặc điểm của các hoa văn trang trí.
Kiến trúc Phục Hưng nhấn mạnh đến những nguyên tắc tổ hợp, tính quy luật, ổn định và sự hài hoà. Điều
đó xuất phát từ việc con người đã tin vào sức mạnh của mình( kiến trúc xã hội phong kiến đã tạo nên
cho công trình những ấn tượng bay bổng, không ổn định, kinh ngạc là do con người không nắm được
quy luật thiên nhiên và gửi gắm lòng tin vào thần thánh).
Tuy có những nét tiến bộ nhất định, nhưng việc chú ý tuyệt đến quy luật tổ hợp đã đưa kiến trúc Văn
nghệ Phục hưng đến chỗ hình thức chủ nghĩa và thoát ly công năng.
Về nguyên tắc có thể phân biệt hai xu hướng khác nhau trong kiến trúc Phục Hưng. Một xu hướng hồi
sinh các đường nét thời kỳ Cổ đại một cách nghiêm khắc.

Xu hướng thứ hai tuy cũng dựa vào thời kỳ Cổ đại nhưng biến đổi hình dáng các yếu tố xây dựng tương
tự như nghệ thuật xây dựng thời Trung cổ, không vươn đến một nghệ thuật xây dựng theo các định luật
một cách nghiêm ngặt.
Tại Ý, Donato Bramante đã đạt đến mục tiêu này trong đỉnh cao của thời kỳ Phục Hưng vào khoảng năm
1500 và từ đó chiếm lĩnh ưu thế trong kiến trúc trên toàn nước Ý. Các công trình xây dựng Phục Hưng ở Ý
được phác thảo trong sáng và hài hòa cân đối. Trong sơ đồ mặt bằng các kiến trúc sư hướng về các hình
dáng đơn giản lý tưởng trong hình học như hình vuông hay hình tròn. Các chi tiết kiến trúc như cột, trụ


bổ tường, đầu cột, đầu hồi tam giác,... đều trực tiếp dựa vào kiểu mẫu thời Cổ đại. Bên cạnh đó là các
phát triển mới dẫn xuất từ khuôn mẫu của thời kỳ Cổ đại. Tất cả các phần xây dựng riêng lẻ đều phải
được hòa hợp với nhau và với toàn bộ tòa nhà. Các luận thuyết kiến trúc của nhà xây dựng nổi tiếng
người La Mã Vitruvius được tham khảo để tìm ra những tỷ lệ tương quan lý tưởng.

Theo các giai đoạn lịch sử thì kiến trúc Phục Hưng được chia thành ba thời kỳ: tiền kỳ, thịnh kỳ và hậu kỳ.
KIẾN TRÚC PHỤC HƯNG GIAI ĐOẠN TIỀN KỲ


Vào giai đoạn Phục Hưng tiền kỳ, hoạt động kiến trúc sôi nổi nhất ở Florence vì đó là một thành phố
thương nghiệp nằm ở miền Bắc Italia với dân số khoảng 90 ngàn người. Ở Florence bấy giờ chính quyền
nằm trong tay giai cấp tư sản (đại biểu là gia tộc Medicis). Giai cấp tư sản rất giàu có, xây dựng nhà ở và
nhà thờ để thoả mãn cuộc sống xa hoa của mình.
Florence là một trong những thành phố đẹp nhất thế giới. Thậm chí nhiều người còn gọi nó là một thành
phố tráng lệ, tính từ chỉ dùng cho những kiệt tác kiến trúc mà thôi.
Ngày nay, Florence là thủ phủ của vùng Tuscany với hơn nửa triệu người nhưng là một trong những điểm
du lịch "nóng" nhất châu Âu bởi kiến trúc độc đáo. Thành phố hàng ngàn năm tuổi này không chỉ ghi
điểm bởi sự cổ kính mà còn là một trong những cái nôi văn minh suốt 4 thế kỷ (từ XIV-XIX). Năm 1860,
Tuscany trở thành một phần của Vương quốc Italy và Florence được chọn là thủ đô từ năm 1865-1871 và
đóng vai trò quan trọng với tư cách là trung tâm văn hóa và nghệ thuật của Italia. Theo thống kê của
UNESCO thì 60% những công trình kiến trúc quan trọng nhất của nhân loại nằm tại Italia và có đến một

nửa trong số là thuộc về Florence.
Tại đây, người ta có thể bắt gặp những tòa lâu đài cổ, những ngôi nhà thờ, những viện bảo tàng đầy ắp
những bức tranh quý hiếm cùng những bức tượng quý giá. Những công trình kiến trúc dày đặc và quý giá
không kém gì Rome hay Venice. Cũng dễ hiểu vì Florence là quê hương của phong trào Phục hưng. Nó là
sự kết hợp giữa vẻ đẹp tự nhiên cùng những gì tinh túy nhất trong nghệ thuật kiến trúc Phục hưng với
tinh thần của Leonardo da Vinci, Dante, Boccaccio, Michelangelo... hiển hiện trên từng con phố. Một
trong những điểm nhấn của Florence là kiến trúc nhà thờ với những mái nhọn đặc trưng của kiến trúc
Gothic và nghệ thuật Moorish. Công trình đáng chú ý nhất chính là nhà thờ Duomo of Florence
(Brunelleschi) được phủ bằng cẩm thạch. Đây là nhà thờ rộng thứ 4 châu Âu. Florence cũng là nơi tập
trung những nhà thờ lớn nhất Italia từ Duomo of Florence, San Lorenzo, Santa Maria Novella đến Santa
Croce. Có thể bắt gặp lối kiến trúc này ở bất cứ nơi nào tại Florence.
Thời Phục hưng bắt nguồn từ Florence không chỉ là niềm tự hào của người Italia mà nó còn đi vào lịch sử
như giai đoạn phát triển nhất của văn hóa châu Âu. Bức tượng 500 năm tuổi nổi tiếng David của
Michelangelo cũng được đặt tại Florence. Trong thời Phục hưng, Florence được chọn đặt những công
trình kiến trúc để đời từ cung điện đến các viện bảo tàng, gallery... Bảo tàng nổi tiếng nhất Florence là
Uffizi, nơi lưu giữ những tác phẩm vô giá của Botticelli, Leonardo da Vinci, Michelangelo, Titian và
Rubens, những người khổng lồ của văn hóa Ý.
Fillipo Brunelleschi (1377-1446) được coi là kiến trúc sư lớn nhất của Florence, ông là tác giả của nhiều
công trình kiến trúc nổi tiếng như mái vòm nhà thờ Santa Maria del Fiore, Dục anh viện, Nhà thờ S.
Lorenzo, đền thờ Pazzi,…
Công trình đầu tiên đem lại vinh quang cho tên tuổi của Brunelleschi và cũng chính là công trình mở đầu
cho thời đại Phục Hưng huy hoàng chính là vòm mái của nhà thờ Florence.


Nhà thờ Santa Maria del Fiore (Duomo) mang phong cách Gotic.


Mặt tiền nhà thờ Duomo

Khác với kiến trúc Gotic coi trọng kết cấu, kiến trúc phục hưng thời kỳ này chỉ chú ý đến tổ hợp công

trình, như Dục Anh Viện và lâu đài Medici chẳng hạn.
Nếu như mái vòm nhà thờ Florence mở đầu cho thời kỳ Phục Hưng, tiếp tục hoàn tất công trình dang dở
của thời đại trước, thì công trình Dục Anh Viện ở Florence của Brunelleschi được coi như công trình trọn
vẹn đầu tiên được thiết kế trong thời kỳ này.
Dục Anh Viện (hay nhà thương phúc trẻ em) là tác phẩm kiến trúc Italia đầu tiên cố gắng rời bỏ hình thức
cũ, do kiến trúc sư lớn nhất của Florence là Brunelleschi (1377-1446) xây dựng vào những năm 14211424.
Đó là một công trình kiểu sân trong, có bộ phận đáng chú ý nhất là hành lang cột Corin hướng ra quảng
trường Annundiata, một quảng trường thương nghiệp của thành phố.
Hình thức của hành lang cột này gần gũi với kiến trúc cổ điển ở chỗ dùng hành lang cuốn nửa tròn, có
phân vị đơn giản, rõ rang và hoà hợp.Công trình không nặng nề như kiến trúc cổ điển mà nhẹ nhàng,
sáng sủa, qua đó ta có thể thấy ảnh hưởng của kiến trúc Gotic vẫn còn lưu lại phần nào trong bút pháp
của tác giả.


×