TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH KHÁNH KHOÀ
ThS. Nguyễn Thế Trung*
Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Biển & Đảo
Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
Sự đa dạng về mặt địa hình với núi cao, biển đảo, đồng bằng, cùng với lịch sử -văn hóa phát
triển lâu đời, Khánh Hòa trở thành một vùng đất có sức hút đặc biệt. “ Miền đất giàu đẹp nhất miền
Trung và mang trong mình nhiều điều kỳ thú” ấy đã khẳng định sự giàu có về tài nguyên du lịch sinh thái
và nhân văn.
Đầu tiên, chúng ta chú ý đến loại hình di tích văn hóa khảo cổ. Thời gian qua, tại nhiều đảo ven
biển Khánh Hòa, các nhà khảo cổ học đã phát hiện hàng loạt các di chỉ khảo cổ có giá trị cao.
Được phát hiện vào năm 1979 và được khai quật hai lần vào năm 1980 và 1992, di chỉ Xóm Cồn
(3500-3000 năm tr.CN) được xem là một dấu mốc quan trọng trong nghiên cứu Tiền - sơ sử Khánh Hòa.
Hiện vật thu được rất phong phú với các công cụ đá (rìu, bôn, công cụ chặt, bàn mài, hòn kê, hòn ghè,
mũi khoan), đồ gốm, các loại xương thú, vỏ các loại nhuyễn thể biển ken dày giữa các tầng văn hóa.
Nằm ở xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, di chỉ Hòa Diêm (thế kỷ III tr.CN-thế kỷ II-III
s.CN) được khai quật lần đầu tiên vào tháng 4/1998, lần hai vào năm 2002. Đây là loại di chỉ cư trú- mộ
táng. Kết quả khai quật gồm di vật bằng đá, đồng, sắt, thủy tinh, mã não… có niên đại cách đây từ 2000
- 2500 năm.
Nằm trên địa phận thôn Vĩnh Yên, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, di chỉ làng cổ Vĩnh Yên có
niên đại cách đây 2.000 - 2.500 năm được phát hiện năm 2005. Trong đợt khai quật năm 2010, các nhà
khảo cổ học đã phát hiện hàng ngàn hiện vật, bao gồm: công cụ lao động bằng đá (bàn mài, hòn ghè,
hòn đập, hòn kê, rìu đá...), 24 hiện vật kim loại (lục lạc đồng, đinh sắt, tiền đồng…), 190 hiện vật gốm
(bát bồng, bình, nồi, vò…), trên 10 tấn gốm các loại. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy hiện vật có giá trị
cho việc nghiên cứu như hình linga được làm bằng đá thạch anh. Đặc biệt, sự phát hiện và khai quật 6
mộ nồi vò và 17 huyệt đất đã chứng tỏ cư dân Vĩnh yên đã có đời sống tâm linh độc đáo. Hoặc việc phát
hiện các khuôn đúc đồng và hiện vật bằng đồng chứng tỏ rằng cư dân Vĩnh Yên có mối quan hệ mạnh
mẽ với truyền thống đúc đồng với các tỉnh ở khu vực phía Nam như: di tích Cái Lăng, Bưng Bạc, Bưng
Thơm ở hạ lưu sông Đồng Nai và dọc sông Mê Kông như di chỉ Non Nok Thà (Thái Lan).
Di chỉ Văn Tứ Đông nằm trên địa bàn xã Cam Hòa, thành phố Cam Ranh. Di chỉ này thuộc loại
hình di tích cồn sò điệp. Kết quả khai quật đã thu được 261 hiện vật; gồm 151 đồ đá, 84 mũi nhọn
xương và 26 đồ gốm cùng hàng vạn mảnh gốm và nhiều xương động vật. Hiện vật phát hiện các cụm
1
xương dùng để đan lưới hoặc làm dụng cụ săn bắt cá, đồ trang sức (vòng đá),... Thông qua nghiên cứu,
các nhà khảo cổ học khẳng định đây là một làng chài ven biển vào loại cổ nhất Khánh Hòa.
Việc phát hiện những di chỉ khảo cổ học này không chỉ có giá trị về mặt khoa học mà còn có thể
đưa vào thành những địa điểm du lịch văn hóa. Nhằm khai thác nguồn tài nguyên du lịch di chỉ khảo cổ,
Khánh Hòa đã xây dựng đề án quy hoạch khảo cổ học trên địa bàn tỉnh và dự kiến được thông qua trong
năm 2011. Điều đáng chú ý là những di chỉ này là đều phản ánh một đời sống của cư dân gần hoặc gắn
liền với biển. Điều này chứng minh rằng biển đóng một vai trò quan trọng đối với những cư dân bản địa
sinh sống trên tỉnh Khánh Hòa cách đây hàng ngàn năm. Biển đã đem lại nguồn lợi thủy hải sản cũng
như việc giao lưu với các khu vực khác trong và ngoài nước. Biển cũng đi vào văn hóa của họ.
Kế đến, chúng ta chú ý đến loại hình về di tích lịch sử như: khu tưởng niệm bác sĩ Alexandre
Yersin, thành cổ Diên Khánh, lầu Bảo Đại, biệt thự Cây Bàng, đền thờ Hùng Vương, đền thờ Trần Hưng
Đạo, miếu thờ Trịnh Phong, đền thờ Trần Quý Cáp,... Đây là những di tích gắn liền với những nhân vật
lịch sử nổi tiếng của Việt Nam nói chung, Khánh Hòa nói riêng. Thăm khu tưởng niệm bác sĩ Alexandre
Yersin, người ta sẽ cảm nhận được tinh thần làm việc hết mình vì khoa học, yêu con người của nhà khoa
học này. Chính vẻ đẹp, sự yên bình cùng với môi trường của Khánh Hòa là những nguyên nhân giữ chân
nhà khoa học tài ba này ở lại.
Với thành cổ Diên Khánh, du khách hiểu được vị trí quan trọng của Khánh Hòa đối với công cuộc
bảo vệ đất nước. Chính ở nơi xung yếu này mà trong cuộc chiến nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh, việc chiếm
được thành là tiền đề quan trọng cho việc đánh chiếm Nam Bộ (đối với Tây Sơn) và vùng Bắc Trung Bộ
và Bắc Bộ (đối với Nguyễn Ánh). Thành cũng là biểu trưng cho tinh thần anh dũng, kiên cường chống
giặc ngoại xâm của quân và dân tại đây. Mặt khác, sự vững chắc của thành Diên Khánh qua các giai
đoạn lịch sử thể hiện rõ tài hoa của những người xây dựng.[1] Các di tích văn hóa-lịch sử này nhận được
sự quan tâm lớn từ du khách. Tiêu biểu như phòng trưng bày tại khu du lịch Bảo Đại ở thành phố Nha
Trang, chỉ trong một tháng (4/2009) đã thu hút hơn 7.000 lượt khách tham quan.
Tiếp theo, chúng ta chú ý đến loại hình về di tích văn hóa – nghệ thuật như: tháp Bà Ponagar,
văn miếu Diên Khánh, đàn đá Khánh Sơn, di tích Phủ đường Ninh Hòa, truyền thuyết Hòn Chồng, lăng Bà
Vú, đình Phú Cang, Am Chúa, chùa Long Sơn,...
Quần thể tháp Chăm Nha Trang là một trong những quần thể kiến trúc có quy mô lớn nhất của người
Chăm. Nó từng là khu đền thờ uy nghiêm nhất của tộc người này. Nét đặc sắc của tháp Chăm không chỉ thể
hiện ở kiến trúc độc đáo, chất liệu xây dựng và khả năng thi công mà nó còn phản ánh rõ tín ngưỡng thờ mẫu
của người Chăm. Trải qua hàng trăm năm, tháp Chăm dù bị bào mòn nhưng vẫn còn sừng sững đầy sức
sống. Nơi đây diễn ra nhiều hoạt động văn hóa du lich. Chẳng hạn như: triển lãm gốm Chăm của nhà điêu
khắc Đoàn Xuân Hùng giới thiệu hơn 100 tác phẩm độc đáo tại Tháp Bà Ponagar; hay của nghệ nhân gốm
2
Nhất Chi Lan đến từ Bình Thuận. Các cuộc triển lãm ấy đã tạo nên không gian văn hóa Chăm sống động với
sự hiện diện của chủ nhân.
Nhắc đến Khánh Hòa, ta không thể bỏ quan Viện Hải dương học Nha Trang. Nơi đây đã từng là
trung tâm nghiên cứu khoa học biển. Đồng thời, đó cũng là nơi lưu giữ hiện vật biển lớn nhất ở Việt Nam
và Đông Nam Á. Đến bảo tàng của Viện, du khách có thể tham quan 10.000 loài sống ở biển Đông, các
loại tài nguyên biển, cảnh quan vùng biển ven bờ, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm cỏ biển, các
đảo. Độc đáo nhất là một bộ xương cá voi khổng lồ dài 26m, cao 3m bị chôn vùi trong lòng đất phù sa
của tam giác châu thổ sông Hồng ít nhất 300 năm. Bảo tàng còn giới thiệu biển Đông. Đặc biệt, thông
qua các hiện vật ở đây, du khách còn có thể hình dung được quá trình chinh phục và khai thác biển của
người Việt Nam từ xưa đến nay.
Những cảnh đẹp thiên nhiên lúc nào cũng được phủ lên mình chúng những truyền thuyết có linh
hồn và nguồn gốc ra đời. Những truyền thuyết thấm đẫm tinh hoa Việt phản ánh cách tư duy, đời sống
tâm linh của con người. Tại Khánh Hòa có nhiều thắng cảnh đẹp với truyền thuyết độc đáo như: Hòn
Chồng, Hòn Hèo, Đất Đỏ, Đồng Cọ, thác Tà Gụ... Mỗi di tích văn hóa-nghệ thuật của “xứ Trầm hương”
đều mang trong mình một câu chuyện, một nét văn hóa đặc trưng của từng dân tộc. Chẳng hạn như:
đàn đá Khánh Sơn của người Raglai, văn bia Võ Cạnh -tấm bia sớm nhất của vương quắc Chămpa...
Hàng năm, Khánh Hòa có các lễ hội như: lễ hội Am Chúa được tổ chức tại Am Chúa, lễ hội chiến
thắng Bạch Đằng Giang, lễ hội giỗ tổ Hùng Vương, lễ hội Tháp Bà và lễ hội Cầu ngư...
Thờ nữ thần Mẹ xứ sở (Pô Inư Nagar) là tín ngưỡng phổ biến của người Chăm ở khu vực miền
Trung. Người Việt Nam khi vào định cư tại Khánh Hòa cũng mang theo tín ngưỡng thờ Mẫu. Tại đây, hai
tín ngưỡng có nhiều nét tương đồng của hai dân tộc khác nhau đã giao thoa cùng nhau. Đó là sự “đồng
điệu trong tâm hồn giữa hai dân tộc Việt - Chăm, với cùng quan niệm về đức Mẹ nhân từ, Mẹ là tất cả”.
Người Việt tôn thờ nữ thần Pô Nagar của người Chăm như một vị phúc thần, gọi Bà là Thiên Y A Na
Thánh Mẫu hay Bà Chúa Ngọc, vừa linh thiêng vừa gần gũi. Các triều vua nhà Nguyễn cũng phong tặng
cho Bà nhiều tước hiệu cao quí như “ Thiên Y A Na Diễn Ngọc Thánh Phi”, “Hồng Nhơn Phổ Tế Linh Ứng
Thượng đẳng thần” [Trần Kiêm Hoàng 2007].
Tục thờ Mẫu được thể hiện sinh động qua lối diễn xướng chầu văn tế Thánh Mẫu, hát dâng hoa,
ngồi đồng - múa Bóng. Hiện nay, số lượng đội múa bóng tại Khánh Hòa rất đông: đội Hoa Sơn, đội Kim
Thuyền, đội Nguyên Nhung (Diên Khánh- thị trấn Diên Khánh), đội Điện Bà (Lương Sơn), đội Kim Linh
Điện, đội Kim Huyền Ngọc Sơn (Nha Trang), đội Bửu Lâm Ngọc, đội Chung Quốc Mẫu, đội Kim Trung
Điện (Ninh Hòa), đội Hoa Sen ở Vạn Giã (Vạn Ninh),... Các nghệ nhân tiêu biểu như nghệ nhân Lê Bộc
tức thầy Tám Đũa ở thôn Xuân Tự (Vạn Hưng, Vạn Ninh), Cô Ba (Suối Cạn, Hòn Hèo, Ninh Hòa), Cô Đốc
Như ở phường Vạn Thạnh (Nha Trang), gia đình nghệ nhân Lê Tấn ở phường Phương Sơn (Nha Trang)...
3
Lễ hội Cầu ngư vốn là lễ hội của người Chăm bản địa sinh sống ở khu vực miền Trung. Về sau,
tín ngưỡng này đã được người Việt tiếp thu, nhiều tỉnh thành ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến
Kiên Giang đều thờ những vị thần biển Đông này. Đặc biệt, trong lễ hội Cầu ngư, hát bả trạo đã trở
thành loại hình nghệ thuật đặc sắc, không thể thiếu. Hát bả trạo (có nơi còn gọi là hát/hò bá trạo); (bả là
cầm, nắm; trạo là mái chèo) là một hình thức diễn xướng dân gian mang tính nghi lễ. Hát bả trạo giống
như một vở diễn thể hiện lại hành trình ra khơi đánh cá của ngư dân. Từng động tác, từng lời hát mô tả
lại hành trình vượt biển nhiều gian khổ của ngư dân. Đó là loại hình nghệ thuật sinh ra trong quá trình
chinh phục và khai thác biển của nhân dân các tỉnh miền Trung.
Nói về tài nguyên văn hóa phi vật thể của Khánh Hòa, ta cũng có kể thêm hát Mộc- một loại hình
nghệ thuật dân gian trước đây từng rất phổ biến ở nông thôn vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Riêng đối
với Phú Yên và Khánh Hòa xưa, đây là loại hình nghệ thuật gắn liền với lễ cúng đất hay còn gọi là lễ Tá
thổ [Nguyễn Man Nhiên 2006].
Từ năm 2003, Festival Biển đã trở thành một sự kiện văn hóa-du lịch thu hút đông đảo du khách
trong và ngoài nước của “xứ Trầm hương”. Festival Biển là hoạt động lễ hội tổng hợp, phản ánh những
giá trị văn hóa truyền thống và đương đại. Đó vừa thể hiện lòng tự hào về địa phương vừa là cơ hội để
giới thiệu du lịch Khánh Hòa đến với bạn bè trong ngoài nước.
Đặc biệt năm 2011, một lễ hội mang màu sắc độc đáo của Khánh Hòa-lễ hội Yến sào lần đầu tiên
được vinh dự đưa vào chương trình hoạt động của Festival Biển 2011. Khai thác yến đã trở thành nghề
truyền thống lâu đời của tỉnh với lịch sử gần 700 năm tuổi. Nghề khai thác yến sào ra đời từ năm 1328,
thuyền của đề đốc Lê Văn Đạt (nhà Trần) bị bão dạt vào Hòn Tre, ông lập ra thôn Bích Đầm và tìm ra
các đảo yến... Năm 1769, khi phong trào Tây Sơn, hậu duệ của ông Lê Văn Đạt là Lê Văn Quang (Đại đô
đốc thủy quân Tây Sơn) đã hiến toàn bộ các đảo yến để làm nguồn tài chính cho nghĩa quân Tây Sơn.
Con gái ông-bà Lê Thị Huyền Trâm-là người có công lớn trong việc bảo vệ nguồn lợi yến sào. Trong cuộc
chiến Nguyễn Ánh-Tây Sơn, Đại đô đốc Lê Thị Huyền Trâm và An phủ xứ Lê Văn Quang đã hy sinh vào
1793.
So với các ngành nghề khác, khai thác yến là công việc hết sức khó khăn và nguy hiểm nhưng
mang lại lợi ích kinh tế cao. Tôn vinh làng nghề truyền thống, lễ hội Yến sào theo thời gian cũng trở
thành một nét văn hóa độc đáo không thể thiếu của Khánh Hòa.
Bảo tồn và phát huy những giá vị văn hóa tộc người, tạo điểm thu hút du khách, tỉnh còn có chủ
trương phục dựng lại nhiều lễ hội của các tộc người trên tỉnh. Tiêu biểu như việc phục dựng lễ ăn lúa mới
của dân tộc Raglai. Lễ hội lúa mới là một hoạt động diễn ra hàng năm sau khi thu hoạch vụ mùa.
Bên cạnh đó, ta có thể nói đến các làng nghề truyền thống. Tại Khánh Hòa ngày nay, dù số
lượng và quy mô các làng nghề truyền thống không còn nhiều như ngày trước nhưng vẫn có sức hút đặc
4
biệt. Các làng nghề này đang thu hút du khách đến thăm. Trong đó phải kể đến một số làng nghề nổi
tiếng như:
Làng dệt chiếu ở Mỹ Trạch, Ninh Hà, Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa có một lịch sử phát triển lâu đời.
Trong những năm gần đây, dưới nhiều tác động khác nhau, làng nghề này đã ngày càng thu hẹp. Hiện
nay, làng chỉ còn ít gia đình quyết tâm gìn giữ nó vì yêu nghề do cha ông để lại.
“Làng ông Táo” ở thôn Lư Cấm, phường Ngọc Hiệp, TP. Nha Trang chỉ còn 5 hộ duy trì được
nghề. Đó là các hộ ông Đặng Văn Hiệu, Lê Văn Chương, Lê Văn Triết, Hồ Nhỏ và gia đình ông Sương.
Tuy ít vậy nhưng cũng thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan. Năm 2010, trong bài viết về làng
nghề Lư Cấm, ông Lê Văn Chương tự hào kể “có khách du lịch cũng khuây khỏa phần nào. Nhiều khách
còn đề nghị làng làm cho họ những cái bếp nhỏ nhỏ để mang về làm quà kỷ niệm nữa”.
Làng nghề đúc đồng nằm ở thôn Phú Lộc Tây-thị trấn Diên Khánh, cách Nha Trang chỉ hơn
10km.
Một số làng nghề khác đang tồn tại ở Khánh Hòa như làng làm bún, bánh tráng, nem chua, làm
muối, nước mắm, thủ công mỹ nghệ... Trong đó, có những thương hiệu nổi tiếng như nước mắm cái Cửa
Bé, nem Ninh Hòa...
Đáng quan tâm nhất trong văn hóa biển Khánh Hòa là những làng chài trải dài từ Vạn Ninh đến
Cam Ranh ở Vĩnh Lương, Bích Đầm, Trí Nguyên, Bình Ba, Cửa Bé,... Đối với ngư dân, biển không chỉ là nơi
cung cấp cho họ nguồn tài nguyên mà biển còn trở thành một phần đối với con người nơi đây. Nó góp phần
hun đúc nên tinh thần mạnh mẽ, cứng cỏi nhưng rất hào sảng của những người Khánh Hòa. Đặc biệt nói
đến tài nguyên du lịch nhân văn thì phải đề cập đến những phong tục tập quán, phong cách sinh hoạt,
thực phẩm và cách chế biến, lối sống của bộ phận ngư dân này. Đến thăm xứ yến này, trải nghiệm đời
sống cùng ngư dân đang là một loại hình du lịch đầy tiềm năng.
Khánh Hòa là nơi có sự đa dạng văn hóa các cộng đồng dân cư. Ngoài người Kinh chiếm đa số,
còn có người Chăm, Raglai, Hoa, Cơ Ho, Ê đê, Tày, Nùng, T’ring, Mường, Thái, Mông, Chu Ru, Stiêng, Ba
Na,... Do sinh sống trong những điều kiện môi trường sinh thái khác nhau, hơn 30 dân tộc sống trong
tỉnh đều mang trong mình những đặc trưng văn hóa riêng. Một trong những dân tộc thiểu số tiêu biểu là
người Raglai. Họ có một nền văn hóa độc đáo. Dân tộc này sống chủ yếu ở hai huyện Khánh Sơn, Khánh
Vĩnh, một ít sống ở xã Cam Thịnh Tây, Cam Phước Tây, Sơn Tân, thị xã Cam Ranh, ở huyện Diên Khánh,
Ninh Hòa. Hiện nay, có một vài hộ sinh sống ở thành phố Nha Trang. Sông biển đã in đậm trong văn hóa
của dân tộc này. Nó thể hiện trên các thành tố văn hóa dân gian như ngữ văn dân gian (thành ngữ, ca
dao, dân ca, sử thi,…); nghệ thuật dân gian (kiến trúc, tạo hình, hội họa, trang trí, nghệ thuật biểu
diễn…); tri thức dân gian (môi trường tự nhiên, con người, ứng xử xã hội, sản xuất…); tín ngưỡng, phong
tục và lễ hội, qua đó tìm lại những nét nào còn dính dáng đến văn hóa biển như nhận định của một số
5
nhà nghiên cứu khi nói về tộc người này [Nguyễn Tứ Hải, Nguyễn Man Nhiên 2011]. Người Raglai cũng là
chủ nhân của đàn đá Khánh Sơn nổi tiếng, của những sử thi Akkhat Jucar được kể bởi các già làng.
Dân tộc Chăm hiện nay tuy còn rất ít ở “xứ Trầm hương” nhưng lại là tộc người có nét văn hóa
biển riêng biệt. Họ là chủ nhân của nền văn hóa Chămpa rực rỡ, chủ nhân của những đội thương thuyền
lớn một thời dọc ngang trên biển Đông. Biển là một phần trong văn hóa của dân tộc này, rõ nét nhất là tục
thờ cá Ông (cá voi). Dọc theo dãy đất miền Trung ngày nay, dấu tích của văn hóa Chăm vẫn còn hiện diện
một cách đậm đặc. Người T’ring ở Khánh Hoà sinh sống nhiều nhất tại xã Giang Ly, huyện Khánh Vĩnh. Họ
có tục ăn hỏi và lễ cưới không hề pha lẫn với các văn hóa của các dân tộc thiểu số khác. Các tộc người
khác dù hiện nay số lượng còn rất ít nhưng đều có những nét văn hóa độc đáo, có thể khai thác dựng
thành các làng du lịch sinh thái.
Hiện nay, chúng ta đang đối mặt với những thách thức trong việc khai thác nguồn tài nguyên du
lịch nhân văn.
Khó khăn đầu tiên là sự mất dần nét đặc trưng văn hóa tộc người. Các dân tộc trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa ngày nay không còn tập trung như ngày trước. Một bộ phận dân tộc thiểu số đã di cư sang
vùng khác. Điều này đồng nghĩa với việc những nét văn hóa tiêu biểu của văn hóa Khánh Hòa cũng dần
mất đi. Nguyên nhân khác còn xuất phát từ kinh tế. Nguồn tài nguyên du lịch nhân văn là một trong
những nguồn tài nguyên khó có thể phục hồi và rất dễ bị biến dạng. Tiêu biểu như người Raglai hiện nay
chủ yếu sinh sống tại 2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh, có nhiều cách biệt với những hoạt
động du lịch của tỉnh. Với phương thức canh tác thô sơ, người Raglai đang gặp nhiều khó khăn trong việc
giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Thế hệ thanh niên của các dân tộc thiểu số
cũng bỏ dần những độc đáo văn hóa của mình. Thanh niên Raglai ngày nay không biết hát dân ca,
không biết sử dụng nhạc cụ cổ truyền của dân tộc, hát kể sử thi, không mặc trang phục truyền thống.
Không chỉ nhiều nét văn hóa dân tộc thiếu số bị mất đi mà nhiều di tích bị sức tàn phá của thời
gian sẽ trở thành phế tích. Nhiều làng nghề phải di dời đi để lấy đất phục vụ cho các dự án du lịch. Nét
đặc sắc các làng nghề tạo ra không chỉ là sản phẩm, mà còn là không gian văn hóa của các làng nghề
đó. Không gian văn hóa chắc chắn sẽ không còn nếu nó không có không gian sinh tồn. Nhiều làng chài
ven biển Khánh Hòa cũng mất đi nhường chỗ cho các khu du lịch. Cơ sở vật chất hiện đại là yếu cần thiết
cho du lịch tỉnh nhà nhưng tình trạng xây dựng quá nhiều nhà hàng, khách sạn, hoặc các dự án quá tải ở
ven biển miền Trung đang đặt tập quán sinh hoạt, sản xuất…của ngư dân trước những thách thức.
Khó khăn thứ hai là sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng và ô nhiễm môi trường biển. Việt Nam là
một trong năm nước chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đặc biệt là
các tỉnh ven biển như Khánh Hòa.
Trong những năm vừa qua, hàng loạt những khu du lịch ven biển được xây dựng. Biến đổi khí
hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu cơ sở hạ tầng. Quan trọng hơn nó ảnh hưởng nghiêm trọng
6
đến đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy hải sản…, cũng có nghĩa là ảnh hưởng đến tất cả những gì có liên
quan đến biển.
Biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống và văn hóa cư dân ven
biển tỉnh Khánh Hóa, đặc biệt là các làng chài ven biển. Theo tính toán ban đầu của Đài khí tượng thủy
văn Nam Trung Bộ, đến giữa thế kỷ 21, mực nước biển Nha Trang có thể dâng thêm từ 28 - 33 cm, đến
cuối thế kỷ, con số này sẽ lên 65 - 100 cm, so với thời kỳ 1980 – 1999 [Khánh Hòa chủ động
2011]. Trước tình hình đó, tỉnh Khánh Hòa đã đầu tư 11 tỷ đồng cho Kế hoạch hành động địa phương về
biến đổi khí hậu và chọn một địa phương để làm thí điểm theo nội dung “bền vững nghề và cư trú”.
Khánh Hòa cũng phải đối đầu cùng vấn đề ô nhiễm môi trường biển. Năm 2010, tổ chức National
Geographic dựa vào 6 tiêu chí: chất lượng môi trường và hệ sinh thái; tính toàn vẹn văn hóa và xã hội;
tình trạng của các di tích lịch sử và địa điểm khảo cổ; tính thẩm mỹ; chất lượng quản lý du lịch và tiềm
năng phát triển đã xếp thành phố Nha Trang vào một trong 10 bãi biển tồi nhất thế giới. Đây là cách
đánh giá không chính xác nhưng nó lại là lời cảnh báo về vấn đề quá tải và ô nhiễm môi trường biển.
Thực tế, nhiều vùng bãi tắm, khu di tích văn hóa-lịch sử Khánh Hòa đang có rác thải. Điều này làm ảnh
hưởng không nhỏ đến hình ảnh của Khánh Hòa trong con mắt du khách trong và ngoài nước. Thiết nghĩ,
tỉnh phải có quy định xử phạt nghiêm đối với những ai vi phạm.
Khó khăn thứ ba là sự thiếu hụt nguồn nhân lực địa phương phục vụ cho phát triển du lịch hiện.
Đây cũng là vấn đề nan giải đối với nước ta hiện nay. Có được nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ
cho các loại hình du lịch khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên đã khó, nguồn nhân lực phục vụ các loại
hình du lịch khai thác tài nguyên nhân văn lại càng khó. Ngoài những yêu cầu cơ bản của đội ngũ hành
nghề, nguồn nhân lực này phải có sự am hiểu sâu sắc về văn hóa các tộc người, các di sản văn hóa-lịch
sử và đặc biệt là tình yêu vùng với vùng đất. Khi triển khai các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch
homestay, du lịch sinh thái,… gắn liền với du lịch biển đảo thì cư dân địa phương cũng cần nhận được
chính sách quan tâm, hỗ trợ của tỉnh, đặc biệt là vấn đề nâng cao trình độ tri thức.
Từ thực trạng và khó khăn trên đây, chúng ta cần hướng đến giải pháp như sau. Theo chúng tôi,
giải pháp đầu tiên ta cần hướng đến là nắm được các lợi ích từ việc khai thác tài nguyên du lịch nhân
văn.
Muốn vậy, chúng ta phải chú ý làm phong phú thêm sản phẩm du lịch qua liên kết du lịch biển
đảo với du lịch trên đất liền.
Vũ Ngọc Phương trong quyển Khánh Hòa-Nha Trang: một tiềm năng, một hiện thức, đã ví von
rất độc đáo về mối quan hệ giữa cảnh đẹp thiên nhiên-sự phát triển lịch sử văn hóa cùng với hệ thống cơ
sở vật chất đối với sự phát triển của ngành du lịch. Nếu cảnh đẹp mỹ miều chính là điểm “thu hút được
du khách tại miền đất ấy” và cơ sở vật chất là nơi “đáp ứng yêu cầu của du khách” thì chính sự phát triển
7
lâu đời, văn hóa độc đáo sẽ “nhỏ to với du khách, để khách có thể hiểu được miền đất ấy, thấy mến yêu
và tôn trọng nó, để rồi cùng đồng điệu, hay tìm thấy nhiều điểm tương đồng với nó”.
Thiết kế các tour du lịch dài ngày, trong đó, du khách có thể tắm biển, nghĩ dưỡng như được lưu
trú, cùng sinh sống tại nhà của người địa phương hay trong các làng sinh thái của đồng bào dân tộc
thiểu số cũng là một cách thức nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch khai thác tối đa cả hai nguồn tài
nguyên du lịch này.
Du khách đến Khánh Hòa không chỉ để nghỉ dưỡng, tham quan những danh lam thắng cảnh biển
đảo mà còn phải có những trải nghiệm cảm giác như đang là một người ngư dân. Hoặc được chứng kiến
những nét văn hóa của người Raglai, nghe các già làng kể sử thi Akkhat Jucar. Hoặc nghe những làn
điệu dân ca miền biển, câu hò bả trạo, có dịp “sống cùng” một lễ hội Cầu ngư... Hoặc đang tham dự câu
mực đêm cùng ngư dân, hình thức sinh hoạt đang được yêu thích ở các tỉnh ven biển. Hoặc được tham
gia vào hoạt động sản xuất của người dân. Hoặc được chính tay đánh bắt và chế biến các loại hải sản.
Từ nguồn tài nguyên du lịch nhân văn mang đậm yếu tố biển, Khánh Hòa có thể tạo ra những
loại hình du lịch mới như du lịch cộng đồng, sinh thái, homestay... Các sản phẩm dựa trên di sản văn hóa
phi vật thể như lễ hội Cầu ngư, lễ hội Tháp Bà, hát múa Chăm, lễ hội lúa mới, hát bả trạo, múa bóng ...
Đặc biệt, trong những cuộc thi sắc đẹp, hay các festival tổ chức tại Khánh Hòa, những đặc trưng văn hóa
biển luôn gây được sự chú ý, gây thiện cảm đối với khách tham quan. Nghệ thuật múa Chăm, nét văn
hóa độc đáo của cộng đồng Chăm trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt 2010 diễn ra
tối 21.8 tại Vinpearl Land (Nha Trang) được đánh giá là một sự sáng tạo, làm nức lòng người. Điều này
cho thấy, những nét văn hóa độc đáo luôn để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách. Khách
tham quan có thể tìm kiếm những cảnh thiên nhiên tương đồng ở nơi khác nhưng họ sẽ trở lại để tìm
hiểu lần nữa những nét văn hóa độc đáo mà họ từng đi qua. Cải lương Nam Bộ, chèo miền Bắc,.. là
những ví dụ điển hình.
Khánh Hòa có huyện đảo Trường Sa với gần 100 đảo nhỏ. Nơi đây, bước đầu ngành Du lịch đã mở
tour thể nghiệm giúp du khách khám phá cảnh sống, sinh hoạt của cư dân trên đảo... Tour vừa mang yếu
tố du lịch sinh thái, vừa mang yếu tố du lịch nhân văn. Nó như một hành trình về nguồn, tưởng niệm
những người lính đã làm nghĩa vụ bảo vệ vùng biển đảo tổ quốc. Khi điều kiện cho phép, Khánh Hòa có thể
liên kết với các tỉnh bạn và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Một giải pháp khác là chúng ta cần đưa các giá trị văn hóa tộc người vào hoạt động du lịch.
Mất đi những nét văn hóa độc đáo hiện nay là một vấn đề phổ biến trên thế giới và cả Việt Nam.
Khánh Hòa cũng nằm trong tình trạng chung đó. Vì vậy, công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển văn hóa
các cộng đồng dân tộc thiểu số hiện nay đang được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Việt Nam có 54 dân tộc
anh em, “xứ Trầm hương” có đến trên 30 dân tộc anh em. Công tác nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tộc người
là việc làm hết sức khó khăn và tốn kém, đặc biệt với số lượng tộc người đông và sinh sống không tập trung
8
như “xứ Trầm hương” thì công tác này càng gặp nhiều trở ngại. Việc đưa văn hóa các tộc người vào du lịch sẽ
góp phần giao lưu văn hóa và đặc biệt là ý thức xã hội về bảo tồn văn hóa được nâng cao của chính những
người dân.
Mô hình phổ biến hiện nay đối với du lịch khám phá văn hóa các tộc người là homestay, xây
dựng các làng du lịch sinh thái nhân văn... Đối với du lịch cộng đồng, homestay hay nhân văn, đời sống
cộng đồng là yếu tố chính để phát triển du lịch. Nói cách khác, trong du lịch điền dã, du lịch sinh thái, du
lịch cộng đồng, homestay…, vai trò của cộng đồng rất được nâng cao. Nhân dân mới là người tiến hành
các hoạt động du lịch, cơ quan ban ngành là người định hướng.
Theo đó, những nét phong tục, tập quán, lễ hội, ẩm thực, văn hóa sinh hoạt-sản xuất… được
diễn ra thường xuyên, đem lại nguồn lợi kinh tế cho người dân địa phương. Thông qua hoạt động du lịch,
người dân trong tỉnh sẽ có thêm thu nhập và tái đầu tư cho đời sống của mình, tạo ra những nét văn hóa
mới. Việc giao lưu, học hỏi cũng là cách giúp những thế hệ trẻ hiểu biết, yêu quý nét văn hóa của dân tộc
mình. Từ đó, chính họ sẽ góp phần chung tay giữ gìn và phát huy nó.
Tỉnh Khánh Hòa cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho những dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó,
đang diễn ra nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa này. Đồng thời, tỉnh cần
đẩy nhanh những dự án điều tra và nghiên cứu đầy đủ về đời sống, sản xuất, văn hóa của các dân tộc
đang sinh sống ở Khánh Hòa. Phải chăng Khánh Hòa nên tiến hành quy hoạch tổng thể lại: khu vực nào
để xây dựng cơ sở hạ tầng, khu vực nào cần bảo vệ?
Khánh Hòa có hai loại tài nguyên du lịch: tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch tự
nhiên. Nguồn tài nguyên nào của tỉnh cũng thuộc vào dạng độc đáo và phong phú. Trong suốt những
năm qua, khai thác thế mạnh về du lịch biển đảo, “xứ Trầm hương” đã định hình trong mắt du khách
một địa phương du lịch nổi tiếng. Ngày nay, việc đẩy mạnh khai thác nguồn lợi du lịch nhân văn, tạo ra
các sản phẩm du lịch mới, ngành Du lịch Khánh Hòa không làm mất đi hình ảnh vốn có của mình. Lợi thế
của Khánh Hòa là từ hai nguồn tài nguyên du lịch này sẽ giúp cho tỉnh dễ dàng tạo nên những sản phẩm
liên kết được ở cả hai thế mạnh của mình. Vấn đề quan trọng nhất là Khánh Hòa phải xây dựng được
một chiến lược nhắm đến phát triển bền vững. Trong đó phân tích được cả những yếu tố thuận lợi và
khó khăn, những lợi ích trước mắt cũng như về lâu dài, những vấn đề sẽ nảy sinh khi khai thác, để tránh
làm cạn kiệt chúng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Bài viết này được trích và tóm tắt lại từ Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thế
Trung, hiện được lưu trữ tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP. Hồ Chí
Minh. Mọi sự sao chép không xin phép tác giả được xem như vi phạm đạo đức nghiên cứu.
9
1. Kế
hoạch
hành
động
ứng
phó
với
biến
đổi
khí
hậu:
Cần
triển
khai
bộ, www.baokhanhhoa.com.vn/Chinhtri-Xahoi/201106/Can-trien-khai-dong-bo-2029925/,
đồng
ngày
2/6/2011.
2. Khánh
Hòa 2011: Khánh
Hòa chủ động ứng
phó có hiệu quả với biến đổi khí
hậu,www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&
CateID=25&ID=100733&Code=B7QR100733, ngày 10/5/2011.
3. Lê Thông 2009: Việt Nam đất nước con người, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
4. Lê Văn Khoa 2009: Môi trường và phát triển bền vững Giáo dục Việt Nam.
5. Lịch sử hình thành vùng đất trầm hương - Nha Trang, www. nhatrangopen.com/forum/tin-tuc-dulich-nha-trang-khanh-hoa/37-lich-su-hinh-thanh-vung-dat-tram-huong-nha-trang.html,
ngày 4/13/2011.
6. Ngô Đức Thịnh 2006: Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
7. Nguyễn Đăng Duy 2004: Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa dân
tộc, Hà Nội.
8. Nguyễn Man Nhiên 2006: Trò diễn dân gian “ Hát mộc “ –Một vốn quý trong di sản văn hóa
Khánh Hòa. -chuongviet. org/index.php? comp=tacpham&action=detail&id=5764
9. Nguyễn Man Nhiên, Địa danh gốc Chăm ở KháHòa, www.chamstudies.wordpress.com,
10. Nguyễn Man Nhiên, Một số bổn chèo cổ [hát bả trạo] sưu tầm được ở Khánh
Hòa,www.viettems.com/index.php?option=com_content
&view=article&id=1584:-nguyn-man-
nhien-mt-s-bn-cheo-c-hat-b-tro-su-tm-c-khanh-hoa-1&catid=193:bai-giang&Itemid=218, ngày 5/9/
2009.
11. Nguyễn Tứ Hải, Nguyễn Man Nhiên 2011: Tục thờ mẫu và nghi lễ hầu đồng-múa bóng ở
Khánh
Hòa, />
1973&Itemid=118, ngày 23/4/2011.
12. Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) 2003: Diện mạo văn hóa Khánh Hòa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
13. Phạm Côn Sơn 2010: Khám phá tiềm năng du lịch Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
14. Phát hiện hàng ngàn cổ vật hơn 2.000 năm tuổi, www.dantri.com.vn/c20/s20-371282/phat-hienhang-ngan-co-vat-hon-2000-nam-tuoi.htm, ngày 5/1/2010.
10
15. Trần Đức Thạnh (chủ biên) 2009: Vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam và tiềm năng sử dụng, Nxb
Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.
16. Trần
Kiêm
Hoàng 2007: Sông
biển
trong
văn
hóa
dân
gian
Raglai
Khánh
Hòa,www.vanhoanghethuat.org.vn/2007.10/trankiemhoang.htm
17. Trần Kiêm Hoàng 2009: Biểu tượng thuyền Ahòq trong tín ngưỡng của tộc người Raglai ở Khánh
Hòa,www.viettems.com/index.php?option=com_content&view=article&id=1762:biu-tng-thuynahoq-trong-tin-ngng-ca-tc-ngi-raglai--khanh-hoa&catid=199:vn-hoa-tc-ngi&Itemid=230, ngày
25/11/.
18. Tuần văn hóa du lịch thương mại quốc tế Nha Trang, www.vietbao.vn/Du-lich/Tuan-van-hoa-dulich-thuong-mai-quoc-te-Nha-Trang/10871382/254/, ngày 22/7/2004.
19. Võ Triều Dương, Nguyễn Man Nhiên, Lễ cúng đất (cúng lệ) ở thôn Khánh Hòa
xưa,www.vanchuongviet.org/vietnamese/
vanhoc_tacpham.asp?TPID=15369&LOAIID=24&TGID=1118,
20. Vũ Ngọc Phương 2004: Khánh Hòa-Nha Trang: Một tiềm năng, một hiện thực, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
21. Vũ Quốc Hiền 2010: Văn hóa xóm Cồn, 30 năm nhìn lại, Hội thảo quốc về Tiền sơ sử Khánh Hòa,
TP. Nha Trang, tháng 8.
11