Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

TV cô MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.19 KB, 36 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................................1
CHƯƠNG I............................................................................................................................2
KHÁI QUÁT VỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC..............2
1. Ý nghĩa, sự cần thiết của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt...............2
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của việc bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt......................3
CHƯƠNG II:.........................................................................................................................3
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT Ở
TIỂU HỌC.............................................................................................................................3
2. Những định hướng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt..........................4
2.1. Bám sát mục tiêu, chương trình Tiếng Việt ở tiểu học.........................................4
2.2. Đề cao sự sáng tạo, tích cực của học sinh.............................................................4
2.3. Nguyên tắc tích hợp...............................................................................................4
2.4. Nguyên tắc tính đến đặc điểm của học sinh tiểu học............................................5
2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hấp dẫn..........................................................................5
2.Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh giỏi..................................10
2.1.Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng về từ và câu...........................................................10
2.2. Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng về cảm thụ văn học..............................................10
2.3. Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng làm văn.................................................................25
DANH SÁCH NHÓM.........................................................................................................35


CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT Ở
TIỂU HỌC
1. Ý nghĩa, sự cần thiết của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt
1.1. Theo “Chiến lược con người” mà Đảng đã vạch ra đường hướng rất đúng đắn là
“Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, nhà trường của chúng ta
hướng đến phát triển tối đa những năng lực còn tiềm ẩn trong mỗi học sinh. Ở nhiều
trường tiểu học, đồng thời với nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học, việc chăm lo phát
triển và bồi dưỡng học sinh giỏi (BDHSG) góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước được


xem là một nhiệm vụ cần thiết và quan trọng.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy số học sinh (HS) được xem là phát triển (có năng
lực nhận thức, tư duy, vốn sống, ... nổi trội hơn các em khác) chiếm từ 5 – 10% trong
tổng số HS đến tường. Đồng thời, những con số thống kê cũng cho thấy, các tài năng
cũng phát triển từ rất sớm, hơn 1/3 những người được xem là có tài năng đã là những
thần đồng khi chưa đầy 10 tuổi. Vì vậy, trên thế giới, người ta luôn quan tâm tới việc
phát hiện và bồi dưỡng nhân tài ngay từ những năm tháng đứa trẻ còn nhỏ tuổi.
Ở nước ta, từ nhiều năm nay, vấn đề này cũng đã được quan tâm. Bên cạnh bộ sách
giáo khoa ở tiểu học, chúng ta còn có các bộ sách nâng cao, sách BDHSG và trước đây,
đồng thời với kì thi tốt nghiệp tiểu học còn có những kì thi HS giỏi từ cấp cơ sở đến cấp
quốc gia. Các Sở GD – ĐT đều có các hình thức BDHSG nói chung, BDHSG môn
Tiếng Việt nói riêng và hiện nay nhiều tỉnh, thành phố vẫn duy trì thi HS giỏi cấp tỉnh,
thành phố. Các kì thi liên tỉnh cũng đang được khuyến khích tổ chức.
1.2. BDHSG Tiếng việt là nhiệm vụ nhằm bảo đảm sự công bằng trong giáo dục, thực
hiện tư tưởng chiến lược của giáo dục “Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục –
đào tạo. Tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Người nghèo và những người thuộc
các diện chính sách được Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để học tập. Bảo đảm điều
kiện để những người học giỏi phát triển tài năng”.
1.3. BDHSG là một hướng dạy học tự chọn ở tiểu học nhằm thực hiện giáo dục phổ
thông theo định hướng phân hóa, phát huy cá tính và sáng tạo của HS.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo không có chủ trương thi HS giỏi toàn quốc ở tiểu
học nhưng việc phát hiện và BDHSG trong các môn học ở tiểu học vẫn rất quan trọng,
nhằm thực hiện chủ trương dạy – học phân hóa từ cấp Tiểu học. Việc làm này còn góp
phần khắc phục một trong những hạn chế trong giáo dục hiện nay là dạy HS theo một
khuôn, một mẫu nhất định, thủ tiêu tính tích cực và cá tính sáng tạo của HS.
Tiếng Việt là một môn học có vị trí quan trọng trong chương trình tiểu học. Đây là
môn học vừa có vai trò trang bị cho HS công cụ ngôn ngữ, vừa là môn học thuộc Khoa
học Xã hội và Nhân văn có nhiệm vụ trang bị cho HS những kiến thức khoa học về
Tiếng Việt, nhuwngc kĩ năng sử dụng tiếng Việt để HS tự hoàn thiện nhân cách của
mình ở phương diện ngôn ngữ và văn hóa. Với nhiệm vụ của môn học công cụ, HS cần

học tốt môn học này để có cơ sở học tốt những môn học khác. Mặt khác, với nhiệm vụ
của một môn khoa học, HS theo nguyện vọng và khả năng riêng, có thể chọn để học sâu
nhằm học giỏi môn học này. Do đó cần BDHSG tiếng Việt nhằm hiện thực hóa chiến
lược giáo dục phổ thông theo định hướng phân hóa.
1.4. Đồng thời với việc thực hiện nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất
nước, việc BDHSG tiếng Việt còn có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua học tốt, dạy


tốt. Việc BDHSG có tác dụng tích cực trở lại đối với giáo viên. Để có thể BDHSG,
người giáo viên luôn phải học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ chuyên
môn và năng lực sư phạm cũng như phải nâng cao lòng yêu nghề, tinh thần tận tâm với
công việc.
Nhìn chung, nhiều năm nay, chúng ta đã chú ý BDHSG nhưng chưa tạo cho công
việc này những điều kiện đầy đủ. Trên thực tế, việc giải quyết mối quan hệ giữa giáo
dục toàn diện và BDHSG còn nhiều lúng túng. Đặc biệt việc BDHSG môn Tiếng Việt
càng gặp nhiều khó khăn hơn bởi nhiều lí do:
- Khá nhiều HS không yêu thích môn học Tiếng Việt.
- Kiến thức tiếng Việt và khả năng tư duy nghệ thuật của nhiều GV còn hạn
chế.
- Số giáo viên có kinh nghiệm BDHSG Tiếng Việt còn ít.
- Do đặc trưng môn học nên kết quả học tập môn Tiếng Việt, đặc biệt phần cảm
thụ văn học và viết văn phụ thuộc rất nhiều vào năng khiếu của cá nhân HS.
- Các em cần có quá trình bồi dưỡng, tích lũy lâu dài nên nhiều giáo viên cho
rằng việc BDHSG môn Tiếng Việt “không chắc ăn” và không có hiệu quả như BDHSG
môn Toán.
- Giáo viên không có hứng thú BDHSG Tiếng Việt.
- Ở những địa phương có tổ chức bồi dưỡng thì lại tiến hành không có kế
hoạch, không có nội dung và phương pháp cụ thể.
Chuyên đề này đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ đáp ứng những đòi hỏi trên.


2. Mục tiêu và nhiệm vụ của việc bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt
* Mục tiêu:
Mục tiêu chính đó là bồi dưỡng lẽ sống, tâm hồn, hứng thú với tiếng mẹ đẻ, bồi
dưỡng năng lực tư duy và khả năng ngôn ngữ, cảm thụ văn chương cho học sinh, góp
phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại.
* Nhiệm vụ: Để đạt mục tiêu nêu trên, việc bồi dưỡng HSG Tiếng Việt đặt ra những
nhiệm vụ sau:
1) Phát hiện những học sinh có hứng thú học tập và năng khiếu tiếng Việt.
2) Bồi dưỡng hứng thú tiếng Việt cho học sinh.
3) Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh.
4) Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng tiếng Việt cho học sinh.

CHƯƠNG II:
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
1. Cơ sở tâm lí
Học sinh tiểu học thuộc lứa tuổi từ 7 đến 11- 12 tuổi (từ lớp 1 đến lớp 5). Ở lứa tuổi
này có những biến đổi quan trọng trong các điều kiện sinh hoạt, học tập và lao động của
trẻ, do đó các đặc điểm tâm lí thể hiện qua các hoạt động về nhận thức, tình cảm, cảm
xúc…có những thay đổi cơ bản.
So với tuổi mẫu giáo, mối quan hệ giao tiếp, quan hệ xã hội của học sinh có những
thay đổi và biểu hiện rõ trên các nội dung và hình thức giáo dục khác nhau. Học tập ở lứa
tuổi này trở thành hoạt động chủ đạo. Sự say mê học tập chưa thể hiện đó là nhận thức


được trách nhiệm đối với xã hội mà chủ yếu từ các hoạt động mang ý nghĩa tình cảm
như: được thầy giáo, cha mẹ, anh chị khen ngợi,…
Học sinh các lớp đầu cấp (lớp 1-2) có khuynh hướng ghi nhớ kiến thức được cha
mẹ, thầy giáo dạy bảo theo cách nhớ máy móc, chưa có khả năng phân tích tự giác. Tuy
nhiên, học sinh các lớp 3-4 bước đầu đã biết tìm các dấu hiệu đặc trưng cho sự vật, phân

biệt các đặc điểm của chi tiết, song còn giản đơn. Ở lớp 4-5 việc ghi nhớ được hình thành
và phát triển, tưởng tượng, tái tạo được hoàn thiện ở mức độ cao hơn.
Về đặc điểm tình cảm, tính cách mới hình thành chưa ổn định dẫn đến các hành vi
xung động cao (mang tính bộc phát). Đời sống tình cảm, xúc cảm gắn liền với trực quan,
dễ xúc động, tình cảm dễ thay đổi. Vì vậy, người giáo viên cần lựa chọn phương pháp và
hình thức phù hợp.
Trong quá trình giáo dục, đặc biệt trong từng giờ học Tiếng việt, giáo viên cần có
phương pháp sư phạm thích hợp, nhằm động viên kịp thời, tạo cho các em tin tưởng vào
giáo viên và chính bản thân mình để sẵn sàng đón nhận các yêu cầu mới của bài tập, và
các hiểu biết khác. Bên cạnh đó, giáo viên phải luôn là tấm gương tốt về phẩm chất, hành
động, lời nói, việc làm, để các em theo đó học tập và củng cố lòng tin yêu đối với thầy,
cô, gia đình và bạn bè.

2. Những định hướng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt.
2.1. Bám sát mục tiêu, chương trình Tiếng Việt ở tiểu học
- Mục tiêu quan trọng nhất của môn học Tiếng Việt là trạng bị cho HS một công cụ giao
tiếp bằng tiếng Việt. Nguyên tắc này nhấn mạnh tính lợi ích của chương trình đào tạo, đòi
hỏi việc bồi dưỡng HS giỏi phải rất thiết thực nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp cho HS.
- Nguyên tắc bám sát mục tiêu, chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học cũng đòi hỏi việc bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt nhằm giúp cho HS hiểu biết sâu sắc hơn những kiến
thức tiếng Việt, thực hành thành thục hơn những kĩ năng tiếng Việt mà chương trình đã
đề ra chứ không cung cấp, không đầy thêm những kiến thức mới, không dạy trước những
nội dung dạy học của lớp trên. Nguyên tắc này cũng chú trọng đến tính toàn diện của
chương trình, đòi hỏi tránh kiểu dạy học "tủ" để thi "đấu gà chọi" trong bồi dưỡng học
sinh giỏi.

2.2. Đề cao sự sáng tạo, tích cực của học sinh
Nguyên tắc này đòi hỏi việc tổ chức dạy học phải được xây dựng thành hệ thống việc
làm cho học sinh để các em tự chiếm lĩnh kiến thức và hình thành, phát triển được những
kĩ năng cần thiết.


2.3. Nguyên tắc tích hợp
Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt phải tích hợp
được một cách tổng hợp các mạch kiến thức Tiếng Việt và các kĩ năng nghe, nói, đọc,
việt, tích hợp được "tiếng" và "văn", tích hợp được tiếng Việt và các kĩ năng sống, tích
hợp được tiếng Việt và các kiến thức, kĩ năng của các môn học khác.


2.4. Nguyên tắc tính đến đặc điểm của học sinh tiểu học
- Nguyên tắc này đòi hỏi phải có sự phân biệt giữa Việt ngữ học và nội dung dạy học
tiếng Việt ở tiểu học. Mặc dù có năng khiếu tiếng Việt nhưng đối với học sinh lứa tuổi
tiểu học vẫn còn nhỏ, trình độ nhận thức nói chung, trình độ tiếng Việt và văn chương
viết văn còn thấp. Vì vậy, khi bồi dưỡng HSG phải chú trọng đến việc chuyển hóa
những nội dung của Việt ngữ học thành nội dung dạy học phù hợp với lứa tuổi này.
Ngay cả những sự thú vị của đối tượng tiếng Việt được tập trung khai thác nhiều trong
quá trình bồi dưỡng HSG cũng phải có sự chuyển hóa thích hợp, phù hợp với trình độ
nhận thức của học sinh.
- Ngoài ra, nguyên tắc này đòi hỏi phải có một chiến lược dạy học lạc quan, nhấn mạnh
vào mặt thành công của HS và đảm bảo sự thành công của các em trong quá trình dạy
học.
Ví dụ: Khi dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt phải nắm rõ kiến thức cần truyền
tải cũng như đặc điểm của học sinh về trình độ nhận thức, kĩ năng viết văn mà giáo viên
lựa chọn đề bài phù hợp, tránh tình trạng ra đề vượt quá khả năng của học sinh.

2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hấp dẫn
- Nằm trong chương trình dạy học tự chọn mà nguyên tắc cơ bản là tự nguyện nên việc
bồi dưỡng HSG môn Tiếng Việt đặc biệt đề cao nguyên tắc đảm bảo tính hấp dẫn.
- Nguyên tắc này đòi hỏi việc tổ chức dạy học phải gây được hứng thú học tập cho học
sinh bằng cách khai thác triệt để tính hấp dẫn của Tiếng Việt – nội dung dạy học, sử
dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, đa dạng, vui và thú vị, thiết

lập được những quan hệ tốt đẹp, tích cực giữa thầy – trò, trò – thầy.
Ví dụ: Khi dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt cần lựa chọn phương pháp và
hình thức dạy học phù hợp để xây dựng tiết học sinh động, lôi cuốn, thu hút sự tập trung
của học sinh như tổ chức trò chơi, thi đố hát, ngâm thơ,…

CHƯƠNG III
TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT Ở
TIỂU HỌC
1. Bồi dưỡng hứng thú học tập và vốn sống cho học sinh giỏi tiếng
việt
1.1.

Phát hiện những học sinh có hứng thú học tập và năng khiếu tiếng Việt.

- Để phát hiện những học sinh có hứng thú và năng khiếu môn Tiếng Việt, cần trả lời
được câu hỏi thế nào là học sinh có năng khiếu tiếng Việt. Thuật ngữ “năng khiếu” được
dùng ở đây không dịnh chỉ một khả năng gì đặc biệt, mà nhằm chỉ đặc điểm của một số
HS có thiên hướng và năng lực hơn các em khác về một lĩnh vực nào đó.
- Biểu hiện:
+ Các em có lòng say mê văn học, có hứng thú với nghệ thuật ngôn từ, các em yêu thích
thơ ca, ham mê đọc sách báo thích nghe kể chuyện. Biểu hiện: thích thú quan sát, quan
tâm đến mọi người và mọi vật xung quanh, thích đọc, ghi nhớ và ghi chép những câu


văn, thơ hay. Ví dụ: Khi học bài thơ “ Hạt gạo làng ta” thì HS sẽ thuộc lòng bài thơ một
cách nhanh chóng, sưu tầm bài thơ chia sẽ cho bạn bè.
+ Có những phẩm chất tư duy cần cho sự phát triển năng lực tiếng Việt và văn học. Đây
là những phẩm chất tư duy có tính thống nhất nhưng không đồng nhất: tư duy phân loại
phân tích, trừu tượng hóa, khái quát hóa… rất cần có để học tốt tiếng Việt và tư duy
hình tượng, cụ thể rất cần để học giỏi văn.

+ Năng lực quan sát, nhận xét ngôn ngữ của mọi người và ngôn ngữ của chính mình.
Khả năng này xuất hiện từ rất sớm, có những em bé ngay từ những ngày đầu tiên đến
trường đã có những nhận xét về ngôn ngữ. Ví dụ: Ở lớp 1, một số em đã phát hiện ra âm
a ngắn, ơ ngắn khi nhận xét: “Đáng lẽ sách phải viết ău, ăi, ớ (ơ có dấu á ở trên) –nờ thì
mới đúng là ân”. Một số em ngay từ lứa tuổi mẫu giáo khi nhìn thấy trăng bị mây che đã
nói: “trăng đắp chăn”
- Có khả năng tư duy nghệ thuật cũng có nghĩa là biết tiếp nhận văn chương theo cách
riêng của nó, khác với lôgic thông dụng đời thường. Đó là khả năng nghe được, đọc
được những gì ẩn dưới chuỗi âm thanh, ẩn dưới các dòng chữ. Ví dụ: những em học
sinh có năng lực tư duy nghệ thuật khi đọc hai câu thơ “Con sót lòng mẹ hái trái bưởi
đào/ con nhạt miệng có canh tôm nấu khế” (Mẹ - Bằng Việt) sẽ hiểu được hai câu thơ
này đã nói một cách vừa hình ảnh, cụ thể, vừa khái quát một điều: Mẹ lúc nào cũng sẽ
chăm sóc con, lo lắng cho con, sẵn sàng làm tất cả những gì mà con cần.
- Từ đó chúng ta hiểu rằng biết tư duy nghệ thuật nghĩa là có khả năng tiếp nhận vẻ đẹp
của ngôn từ, cách nói của văn chương, phát hiện được tín hiệu nghệ thuật của ngôn từ
và đánh giá được chúng trong việc biểu đạt nội dung.
- Năng lực tiếng Việt còn được thể hiện rõ ở khả năng sử dụng ngôn từ. Trước hết đó là
khả năng sử dụng từ. Trong nói, viết, những học sinh giỏi tiếng Việt thường sử dụng
nhiều tính từ, từ láy, từ tượng thanh, tượng hình, sử dụng những câu có nhiều thành phần
phụ như định ngữ, bỗ ngữ.
- Có thể nói, việc bồi dưỡng học sinh giỏi càng bắt đầu sớm bao nhiêu càng có hiệu quả
bấy nhiêu, nhưng trong điều kiện hiện nay, theo định hướng dạy học tự chọn sẽ bắt đầu
từ lớp 3, việc bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt cũng bắt đầu từ lớp 3.
- Để phát hiện những học sinh có năng khiếu tiếng Việt – văn học cần có sự điều tra
điều tra bằng các phép đo nhằm khảo sát, tìm hiểu về hứng thú, khả năng tư duy và ngôn
ngữ của các em.

1.2. Bồi dưỡng hứng thú học tập Tiếng Việt cho học sinh
- Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người
ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M.Gorki đã từng nói: “Thiên tài nảy

nở từ tình yêu đối với công việc”. Vì vậy, bồi dưỡng hứng thú học tập rất quan trọng.


Hứng thú không tự nhiên nảy sinh và khi đã nảy sinh nếu không duy trì, nuôi dưỡng
cũng có thể bị mất đi.
- Hứng thú học tập trước hết được tạo ra bằng cách làm cho HS ý thức được việc học để
tạo động cơ học tập. Ngay từ những ngày HS mới đến trường chúng ta phải làm cho các
em nhận thức được về lợi ích của việc học một cách tích cực và thiết thực với các em:
“Con làm được một đồ chơi đẹp, vẽ một bức tranh đẹp, làm thế nào để mẹ và cô biết là
của con. Hãy học để viết tên lên đồ chơi và tranh nhé!”.
- Với mỗi bài học cụ thể giáo viên có thể hướng dẫn học sinh, giúp học sinh nhận ra
tính lợi ích của một nội dung nào đó. Chẳng hạn sự cần thiết của dấu phẩy sẽ được làm
rõ khi chỉ ra sự khác nhau về nghĩa của hai câu. Ví dụ: “Đêm hôm, qua cầu gãy” và
“Đêm hôm qua, cầu gãy”. Tính lợi ích của nội dung dạy học cũng được thể hiện rõ khi
chúng ra đặt ra sự đối lập giữa “có nó” và “không có nó”. VD: Điều gì sẽ sảy ra khi
chúng ta không có chữ viết. Chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ta không có câu ghép, không
có từ đồng nghĩa…
- Không có con đường nào khác để làm nảy sinh và duy trì hứng thú của học sinh với
tiếng Việt và văn học ngoài cách giúp các em thấy được sự thú vị và vẻ đẹp và khả
năng kì diệu của chính đối tượng học tập – tiếng Việt, văn chương. Vì vậy, lúc nào
người giáo viên cũng đều hướng đến hình thành và duy trì hứng thú cho học sinh. Đó
có thể là lời vào bài hấp dẫn cho giờ tập đọc: “Đây là một con chim sẻ rất nhỏ bé. Thế
nhưng nhà văn Tuốc-ghê-nhép đã kính cẩn nghiêng mình thán phục trước nó, vì sao
vậy? Chúng ta hãy cùng nhau đọc bài Con sẻ để trả lời câu hỏi này”.
- Ngay cả những vấn đề lý thuyết ngữ pháp khô khan cũng có thể gây hứng thú cho học
sinh nếu chúng ta biết khai thác những đặc điểm thú vị của Tiếng Việt. Chẳng hạn, đó
là mối quan hệ giữa kiểu nghĩa và cấu tạo tự, giá trị gợi tả gợi cảm của từ láy, quy luật
chuyển nghĩa của từ nhiều nghĩa, hiện tượng từ đồng nghĩa, sự bất ngờ thú vị của hiện
tượng đồng âm.
Ví dụ: Để thấy được tính đa dạng của nghĩa từ láy, giáo viên có thể cho học sinh tạo ra

các từ láy từ tiếng “nhỏ, xấu…” và yêu cầu các em xét nghĩa của các tiếng như: nho
nhỏ, xấu xí… có gì khác nhau.
- Những kiến thức ngữ pháp nên được xem dưới góc độ của người sử dụng ngôn ngữ sẽ
gây được hứng thú. Ví dụ, dạy bài “Danh từ riêng” có thể bắt đầu bằng cách nhận xét
đặt tên cho người Việt. Khi dạy “Đại từ nhân xưng” có thể cho HS nhận xét về cách
xưng hô của người Việt, cách xưng hô của các em với mọi người xung quanh, không
phải em nào cũng biết cách xưng hô một cách có văn hóa nên phát hiện này đối với các
em cũng là một điều thú vị…
- Không có cách gì tạo ra hứng thú với tiếng mẹ đẻ và văn chương ngoài con đường tiếp
xúc trực tiếp, càng nhiều càng tốt, với những tác phẩm văn chương, những mẫu hình sử
dụng ngôn ngữ mẫu mực.


- Hứng thú với tiếng Việt còn được tạo ra bằng cách sử dụng các thông tin bên lề giờ
học. Ví dụ: Dạy bài “Hạt gạo làng ta” GV sẽ kể cho HS nghe về câu chuyện thi sĩ thần
đồng Trần Đăng Khoa và những hoạt động ngoài giờ lên lớp, kể cho các em nghe về
cuộc đời của nhà văn, nhà thơ, nếu có thể cho các em gặp gỡ tác giả, tổ chức các hoạt
động thơ văn cũng như các hoạt động ngoại khóa khác.
- Ngoài việc khai thác sự lí thú trong chính nội dung dạy học – bản thân đối tượng tiếng
Việt, hứng thú của học sinh còn được hình thành và phát triển nhờ các thủ pháp dạy
học, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với sở thích của các em như các trò chơi, cuộc
thi.
- Bên cạnh đó việc thiết lập mối quan hệ hợp tác tích cực giữa thầy và trò, giữa các trò
cũng tạo hứng thú cho học sinh. Hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn cùng với một bầu
không khí thân ái hữu nghị trong giờ học sẽ tạo ra hứng thú cho cả thầy và trò. Bởi vậy,
chúng ta phải thường xuyên tìm hiểu HS muốn việc học diễn ra như thế nào, cái nào
làm các em thích và không thích để có thể tổ chức quá trình dạy học như các em mong
đợi. Đồng thời để tổ chức quá trình dạy học theo một chiến lược lạc quan, người GV
phải có sự hiểu biết về học sinh, hình dung thấy hết khó khăn mà các em gặp phải trong
học tập để bình tĩnh trước sai sót của các em và có biện pháp phòng ngừa. Chúng ta

cũng phải chú trọng vào mặt thành công của trẻ, đề cao tính sáng tạo của học sinh, để
làm được điều đó đòi hỏi chúng ta phải xây dựng các nhiệm vụ dạy học sao cho bảo
đảm để các em có những thành công chắc chắn đầu tiên chứ không phải là những thất
bại cay đắng đầu tiên.
- Điều cuối cùng chúng ta cần chú ý là cách kiểm tra, đánh giá. Việc đòi hỏi dạy học
phải nghiêm khắc và đặt ra yêu cầu cao không có nghĩa là chúng ta khắt khe trong việc
đánh giá. Một trong những nguyên nhân học sinh thích học Toán hơn Tiếng Việt cũng
là ở cách cho điểm. Thường môn Tiếng Việt học sinh khó có thể đạt điểm tuyệt đối.
Còn môn Toán các em dễ dàng đạt điểm 9, điểm 10.
- Ta có thể đặt ra yêu cầu gì đối với học sinh tiểu học để có thể đánh giá và cho
điểm hợp lý, khuyến khích và kích thích các em học tốt hơn. Đạt được thành công
trong học tập sẽ giúp các em có hứng thú cho môn học đó hơn.

1.3. Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh
Hiện nay, trong dạy tập làm văn nói chung và bồi dưỡng tập làm văn học sinh giỏi
nói riêng thường thiên về dạy các kĩ thuật làm bài mà không cung cấp các chất liệu cuộc
sống, cái tạo nên nội dung bài viết. Giả sử khi thấy một học sinh ngồi trước một đề văn
hàng 15 - 20 phút chưa viết được, thầy cô cho rằng các em không nắm vững lý thuyết này
nọ, thể văn kia…mà thực ra các em không có nôi dung, không có gì để nói, để viết về cái
đề văn đó. Nguyên nhân của tình trạng đó là do học sinh thiếu hụt vốn sống,vốn cảm xúc.
Cũng như vậy, có rất nhiều bài tập tiếng Việt học sinh không làm được.


Ví dụ: Nhiều học sinh không điền được bộ phận “Ai” vào chỗ trống “….là thành
phố hoa phượng đỏ” vì các em không biết thành phố nào là thành phố hoa phượng đỏ.
Vì vậy, phải đặt vấn đề bồi dưỡng vốn sống cho học sinh. Trước hết là vốn sống
trực tiếp:
- Giáo viên cho các em quan sát, trải nghiệm những gì sẽ phải nói, viết.
Ví dụ: Chúng ta cần hướng dẫn học sinh quan sát con đường từ nhà tới trường trước khi
yêu cầu tả nó, tổ chức cho các em tham quan một danh lam thắng cảnh của địa phương

trước khi yêu cầu các em giới thiệu về một cảnh đẹp của địa phương mình. Tất nhiên
chúng ta cần làm cho vốn sống thực này không bị cản trở trí tưởng tượng phong phú của
học sinh. Nhưng trí tưởng tượng dù bay bổng đến đâu vẫn phải có cơ sở, bắt nguồn từ đời
sống thực. Học sinh không thể tả “cây chuối đang trổ bông” , “cây bàng đang thay lá” khi
chưa hề nhìn thấy chúng lần nào. Các em cũng không thể gây xúc động cho ai khi phải tả
“con lợn nhà em” trong khi nhà chưa bao giờ nuôi lợn.
- Giáo viên cần tổ chức tốt quá trình quan sát, tham quan thực tế của học sinh. Khi các
em tham quan, giáo viên cần đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở, tạo nguồn cảm hứng, khơi dậy
suy nghĩ trong các em. Sau khi các em quan sát, làm quen với đối tượng rồi thì cần phải
viết những bài cụ thể về những gì đã quan sát được.
Ví dụ: Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong
công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).( SGK TV5,T1)
- Giáo viên cần tổ chức những buổi ngoại khóa tiếng Việt - văn học, nghe nói chuyện về
các nhà văn, nhà thơ, các anh hung, các chiến sĩ cách mạng, về những người có công với
nước, về những gương người tốt, việc tốt.
- Chúng ta còn cần tổ chức các cuộc thi ngâm thơ, nói chuyện thơ, thi đọc diễn cảm, thi
kể chuyện, sưu tầm văn học dân gian, tổ chức thảo luận về các tác phẩm đã đọc, thi các
trò chơi tiếng Việt, hái hoa văn học,…
Vốn sống cũng được bồi dưỡng một cách gián tiếp qua thực hành:
- Hướng dẫn học sinh bồi dưỡng vốn sống qua sách vở vì có rất nhiều kinh nghiệm của
đời sống, những thành tựu văn học, khoa học, tư tưởng tình cảm của các thế hệ trước và
của cả những người đương thời đã được ghi lại trong sách vở và gần đây có cả những
thông tin trên mạng.
+ Cần xây dựng cho học sinh hứng thú và thói quen đọc sách.
+ Cần định hướng cho học sinh lựa chọn sách báo để đọc. Đó có thể là tác phẩm văn học
dân gian, truyện tranh, những tác phẩm viết về thiếu nhi, tác phẩm lịch sử,…Cần cho các
em tiếp xúc với những áng văn hay.


+ Cần giáo dục thái độ đọc cho học sinh: Đọc kiên trì, chịu khó, đọc phải có suy nghĩ,

lien hệ, rút ra bài học, ý nghĩa bổ ích.
+ Cần hướng dẫn học sinh phương pháp đọc sách – phương pháp làm việc với văn bản,
với sách. Đọc và ghi chép sẽ giúp học sinh nhớ được lâu hơn và làm cho các emthe63
hiện kịp thời những cảm xúc, suy nghĩ của mình.
+ Cần khuyến khích học sinh sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin nhưng phải có sự chỉ
dẫn cần thiết để các em thu nhập được những nội dung thiết thực, bổ ích.
- Hướng dẫn học sinh khá, giỏi còn biết cách ghi chép sổ tay văn học:
+ Ghi chép về nội dung và nghệ thuật của mỗi cuốn sách sau khi đã đọc. Các em có thể
chia sổ ra từng phần để ghi chép tiện cho tra cứu.
+ Học sinh cần biết cách tóm tắt truyện, nhận xét về nhân vật, cốt truyện, lời kể,…Sau
khi đọc xong, giáo viên nên tổ chức trao đổi về cuốn sách, các thông tin đã đọc được.

2. Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh giỏi
2.1.

Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng về từ và câu

2.2. Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng về cảm thụ văn học
2.2.1. Phát hiện những từ dùng hay và chỉ ra giá trị của chúng trong việc thể
hiện nội dung
Để cảm thụ văn học, trước hết các em phải hiểu được vẻ đẹp của ngôn ngữ, vẻ đẹp của
cách nói văn chương. Các từ ngữ được đưa ra trong các bài tập dạng này rất gợi tả, gợi
cảm. Đó là lớp từ láy, từ tượng hình, tượng thanh, đó là các tính từ gợi tả, đó là lớp từ
nhiều nghĩa. Ví dụ:
-Trong bài văn Sầu riêngcủa tác giả Mai Văn Tạo (Tiếng Việt lớp 4),ông đã miêu tả hoa
sầu riêng nở “tím ngát” chứ không phải chỉ tím ngắt hay ngan ngát. Tím ngắt thì chỉ có
màu, còn ngan ngát thì chỉ có hương. Tác giả dùng từ “tím ngát” như thế thì chỉ trong
một từ màđã biểu đạt được cả màu hoa và hương hoa, đồng thời cũng có sự lan tòa của
màu, của hương và sự mơ hồ lan tỏa của tâm hồn người đứng ngắm sầu riêng.
-Với bài văn Cây gạo của tác giả Vũ Tú Nam (Tiếng Việt lớp 4), biết bao yêu thương và

cảm xúc với cây gạo được chất chứa trong một từ “gọi” ở câu văn “Mùa xuân, cây gạo
gọi đến bao nhiêu là chim”. Đối với tác giả, cây gạo ở đây giống như một con người biết
gọi, biết mời mọc chim chóc đến bằng vẻ đẹp của mình. Với từ gọi thật quen thuộc, nhà
văn đã phả hồn vào những cây gạo, coi chúng như những con người gần gũi và đáng yêu.
Bên cạnh đó, từ “bao nhiêu là” như một tiếng trầm trồ, thán phục của Vũ Tú Nam trước
những đàn chim về trên cây gạo.
Nếu các em không khám phá được những thái độ, tình cảm này thì các em vẫn chưa thể
hiểu được văn.
* Các bài tập về từ dùng hay có thể yêu cầu chỉ cái hay chỉ một từ đơn lẻ.
Ví dụ:
1. - Cho đoạn thơ sau:
Rừng cọ ơi! Rừng cọ!
Lá đẹp, lá ngời ngời
Tôi yêu thường vẫn gọi
Mặt trời xanh của tôi.


( Mặt trời xanh của tôi – Nguyễn Viết Bình).
Hãy chỉ ra từ mà em cho là hay nhất trong đoạn thơ trên?
Trả lời: Trong đoạn thơ trên từ hay nhất là từ: “Mặt trời xanh của tôi” Ở đây tác giả có một sự
liên tưởng rất thú vị khi xem “lá cọ” là “ Mặt trời” có lẽ vì trong thự tế hình ảnh lá cọ gần
giống với hình ảnh ông mặt trời đang toả nắng. Điều này cho thấy khả năng quan sát tinh tế của
tác giả cũng như tình yêu của tác giả đối với cây cọ của quê hương mình.
2. - Hãy chỉ ra từ mà em cho là hay nhất trong câu cuối của khổ thơ sau và giải thích vì
sao được xem là hay:
Tôi muốn ngày nào lớp cũng đông vui
Dẫu tháng ba còn đi qua năm học
Mỗi khoảng trống trên bàn - có em vắng mặt
Là bao nhiêu khoảng trống ở trong tôi...
(Tháng ba đến lớp - Thanh Ứng)

(Chú thích: Tháng ba là tháng giáp hạt là khoảng thời gian mà lương thực vụ trước đã cạn
nhưng chưa đến vụ mới).
(Từ hay nhất trong câu cuối của khổ thơ trên là từ “khoảng trống”. “Khoảng trống” ở
đây không phải là khoảng trống trên bàn mà là “khoảng trống” vô hình của nỗi buồn
thương trong tâm hồn nhà giáo Thanh Ứng khi học trò của mình vắng mặt. Điều nàycũng
chính là tấm lòng yêu thương thắm thiết của thầy cô giáo đối với các em học sinh ở vùng
quê nghèo).
- Trong cuốn Hồi kí Bác Hồ, hai nhà văn Hoài Thanh và Thanh Tịnh đã tả phong cảnh
quê hương Bác như sau:
Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống
cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa
đương thời con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi lao xanh biếc
và nhiều màu xanh khác nữa.
Đọc đoạn văn trên, em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ chỉ màu xanh? Cách dùng từ
ngữ như vậy đã góp phần gợi tả điều gì về cảnh vật trên quê Bác?
Trả lời: Đoạn văn dùng từ ngữ chỉ màu xanh thật đa dạng và phù hợp với từng cảnh vật:
ruộng mía xanh pha vàng, lúa chiêm đương thời con gái ( giai đoạn phát triển mạnh) có
màu xanh rất mượt, rặng tre xanh đậm, phi lao xanh biếc. Cách dùng từ ngữ như vậy góp
phần gợi tả vẻ đẹp nên thơ và tràn trề sức sống của cảnh vật trên quê hương Bác.
-Chỉ ra cái hay của từ tím ngát trong câu: Hoa sầu riêng nở tím ngát. (Sầu riêng - Mai
Văn Tạo)
- Từ “chơi vơi” trong bài thơ Tiếng đàn ba - la - lai - ca trên sông Đà có gì hay? Nó gợi
cho em cảm xúc gì?
(Từ “chơi vơi” trong câu thơ “Một đêm trăng chơi vơi” đã gợi ra một vầng trăng một
mình sáng tỏ giữa khoảng không gian trời nước bao la trong một đêm yên tĩnh, từ đó cho
thấy vẻ đẹp phóng khoáng và thơ mộng của đêm trăng).
- Chọn từ mà em cho là hay nhất để điền vào chỗ trống câu văn sau, giải thích vì sao em
chọn từ đó.
Trưa nắng bốc hương hoa tràm thơm... (sực nức, ngây ngất, thoang thoảng)
(Theo Rừng phương Nam - Đoàn Giỏi)

(Trưa nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Vì từ “ngây ngất” ở đây chỉ mùi hương
rất đậm, gây cảm giác chóng mặt, khó chịu. Còn từ “sực nức” chỉ mùi hương xông lên
mạnh mẽ và lan tỏa khắp nơi. Và “thoang thoảng” ý chỉ mùi hương lướt qua nhẹ nhàng


trong thời gian rất ngắn, chỉ đủ để cảm nhận được. Vì vậy “sực nức” và “thoang
thoảng” không phù hợp với động từ “bốc”).
- Chọn một trong ba từ “rơi”,“rụng”,” rắc” mà em cho là hay nhất để điền vào chỗ
trống trong câu thơ sau và giải thích vì sao em chọn câu đó:
Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi
... trắng vườn nhà những cánh hoa vương
(Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi, rắc (chứ không phải rơi, rụng) trắng vườn những
cánh hoa vương. Vì“rơi”,“rụng”thì bị động và không làm đẹp mà làm bẩn vườn nhà.
Còn “rắc”thì làm cho cây bưởi thêm có hồn).
- Nói về mùi thơm của hương hồi xứ Lạng, nhà văn Tô Hoài đã viết:
Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt.
Theo em, vì sao tác giả lại dùng từ “chảy” mà không dùng từ “phả”, “tỏa”?
(“Chảy” chứ không phải “phả”,“tỏa” vì “chảy” chứa nét nghĩa “có nước và thành dòng
mạnh”. Mùi hương được nén lại và chuyển thành thể lỏng, thành dòng nên gây ấn tượng
về hương thơm).
-Từ nào góp phần nhiều nhất để nói về mùi hương hoa dẻ trong khổ thơ sau:
Bờ cây chen chúc lá
Chùm dẻ treo nơi nào
Gió về đưa hương lạ
Cứ thơm hoài xôn xao
(Chùm hoa dẻ - Xuân Hoài)
(“Cứ thơm hoài xôn xao” chứ không phải thơm ngào ngạt, thơm lừng bởi vì “xôn xao”
là từ tượng thanh, mùi thơm biết nói, biết cất lên thành lời, thơm đến mức gây ấn tượng.
“Xôn xao” còn gợi những gì của tâm trạng xốn xang, xao xuyến, cho thấy tác giả cũng
không yên được trước mùi hương này. Thế mới có cả mùi hương và cả tình yêu của con

người với mùi hương).
- Đọc đoạn thơ sau:
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm
Gọi bông lúa chín về thôn
Tiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhà
Tiếng chim cùng bé tưới hoa
Mát trong từng giọt nước hoài tiếng chim...
(Tiếng chim vào buổi sáng - Định Hải)
Trong số các từ ngữ gợi tả tiếng chim buổi sáng nói trên, em thích nhất từ ngữ nào? Vì
sao?
Trong bài tập này, các em học sinh có thể chọn những từ ngữ gợi tả tiếng chim buổi
sáng và giải thích sự lựa chọn của mình.
* Các bài tập dạng này có thể yêu cầu chỉ ra cái hay của một nhóm từ.
Ví dụ:
- Cách sử dụng các từ ngữ trong các đoạn văn sau có gì hay?
a. “Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh
một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn
với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.”
(Đường đi Sa Pa – Nguyễn Phan Hách)
(Có lẽ chưa có tác giả nào tả cảnh Sa Pa lại đẹp đẽ, tinh tế và sống động như nhà
văn Nguyễn Phan Hách. Tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ để
nhấn mạnh, để làm nổi bật vẻ đẹp nên thơ của cảnh sắc thiên nhiên và thời tiết ở Sa Pa.


Đồng thời điệp từ “thoắt cái” tạo cho chúng ta cái cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng trước sự
thay đổi nhanh chóng của thời tiết ở Sa Pa. Sự thay đổi nhanh chóng đến mức bất ngờ ấy
khiến người đọc như lạc vàc một tiên cảnh vậy.)

b. Những cơn gió sớm đẫm mùi hồi, từ các đồi trọc Lộc Bình xôn xao xuống, tràn vào
cành đồng Thất Khê, lùa lên những hang đá Văn Lãng trên biên giới, ào xuống Cao Lộc,
Chi Lăng.
(Rừng Hồi Xứ Lạng - Tô Hoài)
(Tác giả sử dụng các từ: “đẫm”, “tràn vào”, “lùa lên”, “ào xuống” để miêu tả những
cơn gió dữ dội như một cuộc hành quân đem theo mùi hồi trong rừng đi qua các nơi ở xứ
Lạng).
c. Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa
hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San.
(Mùa thảo quả - Ma Văn Kháng)
(Với các từ ngữ: “lướt thướt”, “quyến”, “rải”, “ngọt lựng”, “thơm nồng” tác giả đã gợi
cho ta cảm giác hương thơm của thảo quả lan tỏa và kéo dài khắp nơi khi vào mùa).
- Trong đoạn văn dưới đây, tác giả dùng những từ ngữ nào để gợi tả hình dáng con chim
gáy? Cách dùng từ ngữ như vậy đã giúp em hình dung được con chim gáy như thế nào?
Con chim gáy hiền lành béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng
mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc.
Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dai thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng
cườm đẹp.
(Tô Hoài)
(Tác giả đã sử dụng các từ ngữ: “béo nục”, “trầm ngâm”, “mịn mượt” để gợi tả hình
dáng con chim gáy. Qua các từ ngữ đó, tác giả đã cho ta cảm giác đây là một chú chim
gáy dễ thương nhưng cũng chất chứa nỗi niềm của một chàng trai mới lớn).
- Trong bài thơ Đất Nước (Tiếng việt 4, tập 2, trang 95), nhà thơ Nguyễn Đình Thi có
viết:
Mùa thu nay đã khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Hãy viết một đoạn văn ngắn(khoảng 5-7 dòng) cho biết các động từ và tính từ in đậm

trong hai câu thơ cuối có tác dụng gợi tả sinh động như thế nào.
(Tác động gợi tả sinh động: Trời thu giống như con người, được mang một gương mặt
mới, đẹp đẽ và dạt dào niềm vui, cụ thể:
- Động từ “thay” và tính từ “mới” cho thấy trời thu đã trút bỏ được sắc vẻ cũ, khoác lên
mình vẻ đẹp mới
- Động từ nói cười và các tính từ “trong biếc”, “thiết tha” cho thấy trời thu cũng mang
niềm vui say đắm của con người.
Những từ ngữ trên làm hiện lên gương mặt một đất nước mới dạt dào niềm vui say đắm
vì được làm chủ vận mệnh của mình).

2.2.2. Phát hiện biện pháp tu từ và chỉ ra giá trị của nó trong việc thể hiện nội
dung:
- Một trong những biện pháp giúp cho các em có năng lực cảm thụ văn học tốt là
giúp cho học sinh nhận biết được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó được tác
giả sử dụng trong các tác phẩm văn học.
- Các biện pháp nghệ thuật thường gặp trong các bài văn, bài thơ ở bậc Tiểu học là:
So sánh, nhân hóa, điệp từ và đảo ngữ.


- Để cảm thụ các tác phẩm văn học thông qua việc khai thác các biện pháp nghệ
thuật trong các bài văn, bài thơ. Học sinh cần thực hiện tốt các yêu câu sau đây.
+ Hiểu được thế nào là biện pháp nghệ thuật: So sánh, nhân hóa, điệp từ và đảo
ngữ..., (thông qua phân môn Luyện từ và câu.)
+ Xác định đúng những biện pháp nghệ thuật trong bài văn, bài thơ. (thông qua môn
tập đọc).
+ Xác định đúng những từ, cụm từ, hình ảnh thể hiện biện pháp nghệ thuật.
+ Cảm nhận được giá trị nghệ thuật làm tăng giá trị nội dung, ý nghĩa của bài văn,
bài thơ.

2.2.2.1. Biện pháp nghệ thuật so sánh

- Trước hết HS phải hiểu được thế nào là nghệ thuật của so sánh (trong phân môn Luyện
từ và câu): “So sánh là đối chiếu hai đối tượng khác nhau nhưng có chung đặc điểm nào
đó để làm nổi bật đối tượng đem so sánh”.
Ví dụ :
• Hãy chỉ ra hình ảnh so sánh có trong khổ thơ sau và nêu rõ hình ảnh đó gợi cho
em cảm nghĩ gì?
“Bè đi chiều thầm thì
Gỗ lượn đàn thong thả
Như bầy chim lim dim
Đắm mình trong êm ả”.
(Bè xuôi sông La – Vũ Duy Thông)
- Dạng bài tập này đã cho HS biện pháp so sánh, yêu cầu xác định hình ảnh đó và nêu
cảm nhận. HS có thể trả lời:
+ Hình ảnh so sánh là những bè gỗ quý được ví von với đàn cá, được so sánh với bầy trâu
đang “lượn” trên sông.
+ Cách ví von , so sánh này gợi lên hình ảnh sông La thật hữu tình, thơ mộng. Những bè
gỗ quý nửa chìm nửa nổi, nối đuôi nhau thành nột dãy dài giống như đàn cá đang “lượn”
trên sông, không khác một “bày trâu lim dim” với cặp mắt hiền lành đang “đắm mình
trong êm ả” giữa buổi chiều “thầm thì”. Cảnh sắc đẹp, làm mê đắm lòng người.
• Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Hãy nêu tác dụng của biện pháp
đó.
“ Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày…”
- Bài tập đòi hỏi cao hơn khả năng cảm thụ của HS. Các em phải:
+ Xác định được : Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ trên là : Nghệ thuật
so sánh. Hình ảnh so sánh : Quê hương (là) chùm khế ngọt
+ Cảm nhận được: Chùm khế ngọt, là hình ảnh quen thuộc, gần gũi với làng quê, gắn bó
với con người Việt Nam. Đặc biệt là gắn liền với những kĩ niệm của thời thơ ấu mỗi
người. Qua đó cho ta thấy hình ảnh quê hương trong tâm trí của người Việt nam luôn gần
gũi, thanh bình và không bao giờ quên được.

“ Trâu đực chạy rầm rầm như hổ
Trâu thiến rong từng bước hiền lành
Cổ lừng lững như chum, như vại
Móng in hằn trên mép cỏ xanh”
(Trâu đồi – Ngô Văn Phú)
Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên, vì sao?


- Bài tập này có mức độ khó cao, đòi hỏi HS phải biết được cái hay của nội dung chính là
nhờ vào biện pháp tu từ
HS có thể trả lời:
+ Theo em, hình ảnh bầy trâu đực và trâu thiến góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của
đoạn thơ trên. Hình ảnh trâu đực và trâu thiến được tả rất thực. Mỗi con một vẻ, một hình
dáng, một hoạt động riêng.. Qua hình ảnh so sánh “trâu đực chạy rầm rầm như hổ” thể
hiện con trâu đực là đàn trâu đồi là những con to khoẻ nhất, dũng mãnh nhất, như những
chiến tướng tiên phong, có thể đương đầu với cả mãnh hổ để bảo vệ bầy đàn. Tiếp theo là
những con trâu thiến với chiếc cổ to và béo mập “lưng lững như chum, như vại” vẫn
“rong từng bước hiền lành”, thong thả như đi dạo mát. Sự so sánh đầy ấn tượng đó cho ta
thấy một đồi trâu vô cùng sống động như hiện ra trước mắt, làm cho đoạn thơ được hay
hơn.
- Trên thực tế, nhiều đoạn thơ, bài văn không chỉ sử dụng một biện pháp so sánh, mà có
thể kết hợp biện pháp nhân hoá, điệp từ, … nên xuất hiện những bài tập yêu cầu HS phát
hiện không chỉ một mà nhiều biện pháp tu từ. Ví dụ như bài tập trong sách bồi dưỡng học
sinh giỏi Tiếng Việt Tiểu học trang 78.

2.2.2.2. Biện pháp nghệ thuật nhân hoá
a. Thế nào là nhân hóa ?
Nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính
cách, suy nghĩ...giống như con người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi,
sống động và có hồn hơn

Ví dụ :
- Con gà trống biết tán tỉnh láo khoét, biết mời gà mái đến để đãi giun
- Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới

b. Các hình thức nhân hóa
a) Nhân hóa để tả hình dáng
VD : Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai
b) Nhân hóa để tả hoạt động
VD : Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tây níu tre gần nhau thêm
( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
c) Nhân hóa để tả tâm trạng
VD : Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng, ồn
ã, lài trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư.
d) Nhân hóa để tả tính cách
VD : Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
( Dòng sông mặc áo – Nguyễn Trọng Tạo)

c. Thực hành
* Dạng 1:Tìm “tín hiệu” nghệ thuật trong đoạn văn, khổ thơ và nêu ý nghĩa, tác
dụng của “tín hiệu” ấy
Bài tập ví dụ:
Bài 1: Đọc bài thơ dưới đây, em hãy cho biết: nhờ sử dụng biện pháp nhân hóa, tác giả
đã giúp em cảm nhận được những nét gì đáng yêu ở chú bò? Đó cũng chính là những nét
đáng yêu của ai?


Chú bò tìm bạn
Mặt trời rúc bụi tre

Buổi chiều về nghe mát
Bò ra sông uống nước
Thấy bóng mình, ngỡ ai
Bò chào “Kìa anh bạn!
Lại gặp anh ở đây!”
Nước đang nằm nhìn mây
Nghe bò cười toét miệng
Bóng bò, Chợt tan biến
Bò tưởng bạn đi đâu
Cứ ngoái trước nhìn sau
“Ậm ò...” tìm gọi mãi.
Phạm Hổ
- Nhờ sử dụng biện pháp nhân hóa, tác giả giúp ta cảm nhận được những nét đáng yêu ở
chú bò: rất thích có bạn bè, rất hồn nhiên và ngây thơ
- Đó cũng là những nét đáng yêu của các em nhỏ ở lứa tuổi thiếu nhi.
Bài 2: Đọc mẩu chuyện sau:
Búp bê và Dế Mèn
Búp bê làm việc rất nhiều việc: quét nhàm rửa bát, nấu cơm. Lúc ngồi nghỉ, búp bê bỗng
nghe tiếng hát.
Búp bê hỏi:
- Ai hát đáy?
Có tiếng trả lời:
- Tôi hát đây. Tôi là Dế Mèn. Thấy bạn bận rộn, vất vả, tôi hát để tặng bạn đấy.
Búp bê nói:
- Cám ơn bạn. Tiếng hát của bạn đã làm tôi hết mệt.
Nguyễn Kiên
Trả lời câu hỏi:
a) Tác giả dùng biện pháp nhân hóa để nói về điều gì ở Búp Bê và Dế Mèn?
b) Theo em, nhờ sử dụng biện pháp nhân hóa, tác giả đã giúp cho người đọc dễ dàng cảm
nhận được ý nghĩa gì?

- > Những ý chính HS cần nắm được sau khi làm xong những bài tập trên:
a- Tác giả dùng biện pháp nhân hóa để nói về sự chăm chỉ làm việc của Búp Bê và sự
quan tâm đến bạn bè của Dế Mèn.
b- Nhờ sử dụng biện pháp nhân hóa, tác giả giúp cho người đọc dễ dàng cảm nhận được


ý nghĩa: ai lao động chăm chỉ, người đó sẽ có được niềm vui và tình bạn đáng quí.
* Dạng 2 : Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm, dấu hiệu của con người, điền vào chỗ
trống cho thích hợp nhằm diễn tả sự vật bằng cách nhân hóa.
a) Vầng trăng.....................................................................................................
-> Vầng trăng hiền dịu.
b) Mặt trời.........................................................................................................
- >Mặt trời nấp sau bụi tre.
c) Bông hoa.......................................................................................................
- > Bông hoa thì thầm tỏa hương.
d) Chiếc bảng đen..............................................................................................
- > Chiếc bảng đen nhòe nhoẹt nước mắt.
e) Cổng trường...................................................................................................
- > Cổng trường dang tay đón chúng em.
* Dạng 3 : Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại những câu văn dưới đây
cho sinh động, gợi cảm.
a) Những bông hoa nở trong nắng sớm
- > Những bông hoa tươi cười trong nắng sớm
b) Mấy con chim đang hót ríu rít trên vòm cây.
- > Mấy chú chim đang trò chuyện ríu rít trên vòm cây.
* Dạng 4:Tập viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hóa
VD: Một số câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa
“...Những buổi chiều, con đường làng em như chìm trong giấc ngủ. Hàng cây đứng yên
cho con đường yên giấc...”
( Trích bài Tả con đường làng)

“.... Chú chó nhà em rất đáng yêu. Nó đỏng đảnh lắm. Cái đuôi cong cong vẻ làm duyên.
Khi ăn cơm phải gọi nhẹ nhàng nó mới ăn. Nó ăn từ tốn và rất khảnh ăn. Ăn xong nó lăn
ra ngủ trông hiền lành lắm.Có hôm, em cho gà ăn trước nó, chú ta liền đuổi bọn gà bạt
mạng và dỗi không thèm ăn nữa!
(Trích bài Tả con vật đáng yêu)

2.2.2.3. Biện pháp điệp ngữ
a. Thế nào là điệp ngữ?
Điệp ngữ là việc lặp lại nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một
đoạn văn hay trong một bài thơ, một bài văn.

b. Các hình thức điệp ngữ
 Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự nhấn mạnh
VD: Trong bài “Sắc màu em yêu”, cụm từ “Em yêu” được lặp đi lặp lại ở tất cả các dòng
đầu của các khổ thơ. Việc lặp đi lặp lại đó có tác dụng nhấn mạnh tình yêu của bạn nhỏ
đối với quê hương đất nước. Đó là những sự vật hiện tượng thân thiết xung quanh bạn
nhỏ.
 Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự liệt kê


VD:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát...
Có bão tháng bẩy
Có mưa tháng ba
(Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)

Việc lặp lại nhiều lần từ có trong bài là sự liệt kê những chất làm nên hạt gạo và giúp
người đọc thấy được: Để làm ra hạt gạo trong thời chiến tranh thật là khó. Cây mạ được
cấy xuống không chỉ có phù sa màu mỡ, có hương được chắt lợ cái tinh tuý của đất trời,
có sự tảo tần sớm hôm của người nông dân mà còn có cả những thiên tai lẫn đạn bom.
 Lặp từ, cụm từ, cả câu nhằm tạo ra sự khẳng định
VD: Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt,
cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực….
Cách sử dụng điệp ngữ trong câu văn trên có tác dụng khẳng định số lượng hoa phượng ở
đây là nhiều vô kể…

c. Thực hành
* Dạng 1:Tìm “tín hiệu” nghệ thuật trong đoạn văn, khổ thơ và nêu ý nghĩa, tác dụng của
“tín hiệu” ấy
- Bài tập ví dụ: Hãy chỉ ra những điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn sau và nêu tác dụng
của những điệp ngữ đó. ( Nhằm nhấn mạnh ý gì, hoặc gợi cảm xúc gì cho người đọc?)
a) Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường.
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.....
(Nhớ Việt Bắc – Tố Hữu)
b) Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn
mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với
những bôn hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.


(Đường đi Sa Pa – Nguyễn Phan Hách)

c) Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, rông nắng, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm bể lặng mới yên tầm lòng
(Đi cấy – Ca dao)
- > Sau đây là kết quả bài làm
a) Trong đoạn thơ đó, tác giả đã sử dụng điệp ngữ: Nhớ, Người. Những điệp ngữ đó có
tác dụng gây ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc về Bác Hồ kính yêu đồng thời gợi cảm xúc nhớ
thương gắn bó da diết với Việt Bắc – Nơi căn cứ địa của Cách mạng, nơi có những người
dân sống rất chân tình và hết lòng chở che cho Cách mạng.
b) Tả cảnh đẹp của Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách có viết: “Thoắt cái lá vàng rơi
trong khoảnh khắc mùa thu........hiếm quí.” “ Thoắt cái” là từ chỉ thời gian. Việc lặp lại từ
này tới ba lần trong đoạn văn có tác dụng gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng và nhấn mạnh
sự thay đổi rất nhanh của thời gian. Du khách đến Sa Pa không những được tận hưởng
cảnh đẹp nên thơ mà còn được chứng kiến sự biến đổi huyền ảo của thời tiết ở đó.
c) Trong bài ca dao đó, điệp ngữ trông có tác dụng nhấn mạnh được ý nghĩa sâu sắc:
người đi cấy phải luôn tính toán, lo lắng, mong mỏi rất nhiều điều để công việc đạt kết
quả tốt và bản thân được yên lòng.
* Dạng 2 : Điền những từ thích hợp vào ô trống để tạo thành những câu văn có dùng
điệp ngữ :
a) Làng quê tôi tràn ngập màu xanh:..........rất non tơ của đồng lúa,..........thật đậm đà của
bãi ngô,..........đến mượt mà của thảm cỏ.
b) Hoa hồng ......gần, hoa huệ .......xa, hoa nhài......đây đó. hương thơm tỏa lan khắp
vườn.
* Dạng 3 : Viết lại những câu văn sau có dùng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh và gợi cảm
xúc cho người đọc:
a) Tôi yêu căn nhà đơn sơ, khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và cả lũy tre thân mật làng
tôi.

- > Tôi yêu căn nhà đơn sơ, yêu khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và yêu cả lũy tre thân
mật làng tôi.
b) Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá!
- > Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá, đẹp đến mê hồn!
c) Tôi lớn lên bằng tình thương của bố, của mẹ, của bà con xóm giềng nơi tôi ở.
- > Tôi lớn lên bằng tình thương của bố, tình thương của mẹ, tình thương của bà con xóm
giềng nơi tôi ở.
* Dạng 4:Tập viết đoạn văn có sử dụng điệp ngữ
- Ví dụ: Hãy viết một đọn văn miêu tả trong đó có sử dụng điệp ngữ
+ Đoạn văn tả cây ăn quả:
“ Cứ cuối năm, gần đến dịp nghỉ hè em lại trông ngày, trông đêm, trông cho thời gian
trôi thật nhanh...để được về quê ngoại ăn quả chín trong vườn của bà. »
+ Đoạn văn nói về tình cảm bạn bè :
« Cái ngày ấy bây giờ đã lùi xa, nhưng em vẫn nhớ, nhớ lắm, nhớ da diết, nhớ không
nguôi hình ảnh cô bạn nhỏ nhắn, sáng nào cũng cùng em cắp sách tung tăng tới trường.
»


Xa xa, nhấp nhô những ngọn núi, thấp thoáng mấy ngôi nhà, lững thững vài cánh
chim chiều bay.

2.2.2.4. Đảo ngữ
a. Khái niệm: Đảo ngữ là gì?
- Đảo ngữ là sự thay đổi trật tự cấu trúc ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn
mạnh và làm nổi bật ý cần diễn đạt.
b. Phân loại: Ở tiểu học có các loại chính như sau

 Đảo vị ngữ:
- Vị ngữ là một động từ:
Ví dụ:

“Mỗi mùa xuâ thơm lừng hoa bưởi
Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vươn.”
(Mùa Hoa bưởi – Tô Hùng)
→ Đảo động từ “rắc” lên đầu câu thơ nhằm gợi tả về hình ảnh những bông hoa bưởi
nhỏ li ti rụng trắng đầy vườn nhà một cách sinh động.

- Vị ngữ là một tính từ:
Ví dụ: Trong bài Tập đọc Hành trình của bầy ong – tác gải Nguyễn Đức Mậu (lớp 5
học kì 1) có câu thơ:
“Chất trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay”.
→ Dòng 2 đảo ngữ lên trước góp phần nhấn mạnh được ý nghĩa đẹp đẽ, đó là sự lao
động thầm lặng, không mệt mỏi của bầy ong thật đáng cảm phục.

 Đảo bổ ngữ.
Ví dụ:
“Với sự đồng tình và ủng hộ của anh em, cuộc kháng chiến cứu quốc của Việt Nam
nhất định thắng lợi.”
(Hồ Chí Minh)
→ Việc đảo vị trí của bổ ngữ lên đầu câu nhằm nhấn mạnh sự đoàn kết, đồng tâm,
đồng lòng của nhân dân Việt Nam ta trong cuộc kháng chiến cứu quốc.

 Đảo trạng ngữ.
Ví dụ: “Mới đầu xuân năm nay, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm,
đã lớn cao tới bụng người. Một nam sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai
nhánh mới.”
(Mùa thảo quả - SGK/ 113 theo Mã Văn Kháng)
→ Đảo vị trí của trạng ngữ góp phần nhấn mạnh sự phát triển rất nhanh của thảo quả.

c. Một số dạng bài tập thực hành về biện pháp tu từ đảo ngữ

* Dạng 1: Tìm “tín hiệu” nghệ thuật trong đoạn văn, khổ thơ và nêu ý nghĩa,
tác dụng của “tín hiệu” ấy.
Ví dụ: Hãy tìm những từ được dùng theo biện pháp đảo ngữ trong đoạn thơ, câu văn
dưới đây và nêu tác dụng gợi tả, gợi cảm, nhấn mạnh của chúng:
Dừng chân nghỉ lại Nha Trang
Hiu hiu gió thổi, trời quang tuyệt vời.
Xanh xanh mặt biển da trời
Cảnh sao quyến rũ lòng người khó quên.
(Sóng Hồng)

* Dạng 2: Đảo ngược vị trí hai bộ phận chính (chủ ngữ, vị ngữ) của từng câu
dưới đây để nhấn mạnh ý cần miêu tả.
Ví dụ
a) Một thế giới ban trắng trời, trắng núi.


→ Trắng trời, trắng núi một thế giới ban.
b) Dòng sông quê tôi đáng yêu biết bao.
→ Đáng yêu biết bao dòng sông quê tôi.
c) Những cánh cò trắng muốt tung tăng trên đồng lúa.
→ Tung tăng trên đồng lúa những cánh cò trắng muốt.

* Dạng 3: Hãy sử dụng biện pháp đảo ngữ để diễn đạt lại những câu văn dưới
đây cho sinh động, gợi cảm.
Ví dụ
a) Nước sông Hương xanh biêng biếc, màu hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ.
→ Xanh biêng biếc nước sông Hương, đỏ rực hai bên bờ màu hoa phượng vĩ.
b) Giữa trời khuya tĩnh mịch, một vầng trăng vằng vặc trên không, một giọng hò mái
đẩy thiết tha dịu dàng.
→ Giữa trời khuya tĩnh mịch, vằng vặc trên không một vầng trăng, thiết tha dịu dàng

một giọng hò mái đẩy.
→ Vây quanh em một biển lúa vàng, thoang thoảng đâu đây hương lúa chín.

* Dạng 4: Tập viết đoạn văn có sử dụng biện pháp đảo ngữ.
Những kiến thức thu được sau khi học cách sử dụng biện pháp tu từ này sẽ giúp các
em định hướng được cách viết của mình trong những bài tập làm văn ở lớp, ở nhà để tạo
thành những câu văn mạnh mẽ, giàu sắc thái gợi cảm và gây sự chú ý của người đọc.
Ví dụ câu văn mà các em viết có tập sử dụng cách dùng đảo ngữ:
Xa xa, nhấp nhô những ngọn núi, thấp thoáng mấy ngôi nhà, lững thững vài cánh
chim chiều bay.

2.2.3. Phát hiện các hình ảnh đẹp của thơ văn và chỉ ra giá trị của chúng
Đây là dạng bài tập yêu cầu học sinh chỉ ra hình ảnh đẹp trong câu thơ, đoạn văn và
chỉ ra giá trị của hình ảnh đó. Thuật ngữ “ hình ảnh” được dùng theo nghĩa rộng. Đó có
thể là cách gọi tên một biện pháp tu từ mà các em không được học ở Tiếng Việt Tiểu học.
Bài tập thuộc nhóm này gồm có các dạng:
* Chỉ ra cái hay của hình ảnh thơ trong các câu sau và nói rõ ý nghĩa của nó:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
Hình ảnh “mặt trời” được diễn tả trong hai câu đầu của đoạn thơ với hai ý nghĩa khác
nhau. Trong câu “ mặt trời đi qua trên lăng”, hình ảnh “ mặt trời” gợi cho ta nghĩ đến
nguồn ánh sáng của tự nhiên và những tia nắng ấm áp sưởi ấm cho nhân loại.
Trong câu “mặt trời trong lăng rất đỏ”, hình ảnh “mặt trời” gợi cho ta liên tưởng đến
Bác Hồ kính yêu , vị cha già của dân tộc đang an nghỉ trong Lăng. “Mặt trời rất đỏ”, hình
ảnh tượng trưng cho Bác Hồ - là mặt trời cách mạng, là nguồn ánh sáng rực rỡ không bao
giờ tắt, mãi mãi chiếu rọi con đường đi tới của dân tộc Việt Nam.. Tuy Bác đã đi vào cõi
vĩnh hằng, nhưng đối với tác giả nói riêng và đối với toàn dân tộc Việt Nam nói chung

Bác vẫn còn sống mãi, hình ảnh “ mặt trời” trong câu thơ thứ hai vừa nói lên sự vĩ đại
của Bác Hồ vừa thể hiện được sự thành kính của nhà thơ và của cả dân tộc đối với Bác .
Trong câu thơ cuối, “mặt trời” được dùng với phép tu từ so sánh và tu từ ẩn dụ khiến cho
hình ảnh thơ hiện lên thật vĩ đại mà cũng thật giàu ý nghĩa.
* Trong khổ thơ sau, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rễ dừa cắm sâu vào lòng đất


Như dân làng bám chặt quê hương
(Dừa ơi! - Lê Anh Xuân)
Trong đoạn thơ trên, em thích nhất hình ảnh: “ Dân làng bám chặt quê hương” như
“rễ dừa cắm sâu vào lòng đất” bởi qua hình ảnh ấy em cảm nhận được sự vĩ đại, kiên
cường, bất khuất của những người dân. Vẫn ngày đêm bám làng xóm, không rời xa quê
hương. Sẵn sàng chiến đấu, hi sinh để bảo vệ mảnh đất quê hương không rơi vào tay giặc
như hình ảnh rễ dừa bám sâu vào đất mẹ để tồn tại và phát triển sinh sôi.
* Trong bài Vàm Cỏ Đông (Tiếng Việt 3, tập một), nhà thơ Hoài Vũ có viết:
“ Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày.”
Đoạn thơ trên có hình ảnh nào đẹp? Những hình ảnh ấy giúp em cảm nhận được
điều gì?
Nếu như ai cũng có một dòng sông thì chắc sẽ chạnh lòng thương nhớ khi đọc bài thơ
“Vàm Cỏ Đông” của nhà thơ Hoài Vũ. Bởi dòng sông quê hương không những là nơi nô
đùa, ngụp lặn của con trẻ mà còn đưa nước về tắm mát cho ruộng lúa, nương khoai, cho
những khu vườn bạt ngàn cây trái như chính dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi dưỡng các
con từ thửa lọt lòng. Không những thế, dòng nước ăm ắp của con sông xanh như tấm
lòng người mẹ tràn đầy yêu thương, sẵn sàng chia sẻ tấm lòng mình cho những đứa con,

luôn dang tay chào đón những đứa con thơ vào lòng và cho hết thảy mọi người, “chở”
tình thương yêu bao la vô bờ bến của người mẹ đến tất cả những người con của mình,
không kể nắng mưa, đêm ngày. Trong lòng nhà thơ, dòng sông vừa là nơi nhà thơ gắn
bó, nơi nuôi lớn nhà thơ vừa là nơi đã nuôi dưỡng tâm hồn của nhà thơ cũng như những
người con khác của xứ sông nước. Đây là khổ thơ cuối trong bài thơ “Vàm Cỏ Đông” đã
phần nào thể hiện tình cảm sâu nặng của nhà thơ đối với quê hương mình phải có tình
yêu lớn lao lắm mới có được những câu thơ vừa chân thực, mộc mạc vừa thấm đượm
chất trữ tình trong mỗi câu thơ như vậy. Tình yêu dành cho dòng sông quê cũng chính là
tình yêu quê hương, đất nước
* Đọc bài thơ sau:
Trong bài Việt Nam thân yêu (Tiếng Việt 4, tập một), nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
“Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”
Những hình ảnh trong bài thơ trên giúp em cảm nhận được vẻ đẹp quê hương của
nhà thơ Nguyễn Đình Thi như thế nào?
Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi hiện ra
thật thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó đựoc
thể hiện qua những hình ảnh: Biển lúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả
rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua
hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi
đẹp biết nhường nào!
Đoạn thơ có nhiều hình ảnh đẹp cho thấy quê hương của nhà thơ Nguyễn Đình Thi rất
đẹp và thơ mộng. Một bên là mênh mông biển lúa rộng mênh mông, trải xa tít tắp như
kéo dài đến tận chân trời. Còn hình ảnh cánh cò thân yêu bay rập rờn qua cánh đồng lúa


bát ngát xa tít tắp. Xa xa, hình ảnh là ngọn đỉnh Trường Sơn sừng sững, hiên ngang đứng
đó từ bao đời nay, vững chãi mà bảo vệ quê hương. Đất nước mang niềm tự hào với vẻ

đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. . Vẻ đẹp của quê
hương nhà thơ làm thêm tự hào về đất nước Việt Nam.
* Cho bài thơ sau:
Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ
Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió.
Đã ai lên rừng cọ
Giữa một buổi trưa hè
Gối đầu lên thảm cỏ
Nhìn trời xanh, lá che…
Đã có ai dậy sớm
Nhìn lên rừng cọ tươi
Lá xoè từng tia nắng
Giống hệt như mặt trời.
Rừng cọ ơi! Rừng cọ!
Lá đẹp, lá ngời ngời
Tôi yêu thường vẫn gọi
Mặt trời xanh của tôi.
( Mặt trời xanh của tôi – Nguyễn Viết Bình).
Mỗi khổ thơ trong bài đều gợi ra những hình ảnh đẹp, đặc biệt của rừng cọ. Em thích
nhất khổ thơ nào và nói rõ vì sao em thích khổ thơ đó?
Trong bài thơ trên em thích nhất khổ thơ một, vì trong khổ thơ bộc lộ tình cảm thiết tha
yêu quý của tác giả đối với rừng cọ của quê hương. Tác giả trò chuyện với rừng cọ như
trò chuyện với người thân “Rừng cọ ơi! Rừng cọ!”, tả những chiếc lá cọ vừa đẹp vừa ngời
ngời sức sống. Hình ảnh “Mặt trời xanh của tôi” ở câu thơ cuối không chỉ nói lên sự liên
tưởng, so sánh chính xác của tác giả (lá cọ xoè những cánh nhỏ dàI trông xa như “mặt
trời ” dâng toả chiếu những “tia nắng xanh”) mà còn bộc lộ rõ tình cảm yêu mến và tự
hào của tác giả về rừng cọ của quê hương.


2.2.4. Phát hiện và chỉ ra cái hay của tứ (ý) thơ.
- Có những câu thơ, đoạn thơ hay không phải ở cách dùng từ, biện pháp tu từ, cách tạo
hình ảnh, nghĩa là không phải hay ở hình thức nghệ thuật, ở phần lời mà hay ở phần ý, ở
cách nghĩ. Đó chính là cái hay ở tứ, tức là ý thơ. Những câu thơ, đoạn thơ này sẽ là
những ví dụ của những bài tập yêu cầu phát hiện và phân tích cái hay của tứ (ý) thơ.
* Ví dụ 1: Bài thơ về “Tiểu đội xe không kính” (Tiếng Việt lớp 4, tập hai).
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim”
(Phạm Tiến Duật)
- Ý thơ thể hiện tinh thần anh dũng, kiên cường, yêu thương, cưu mang của người chiến
sĩ trong bài thơ “Tiểu đội xe không kính”. Mặc cho bao nhiêu khó khăn, gian khổ nhưng
người chiến sĩ luôn hướng tim mình đến con đường cách mạng.


- Cách nói vừa nghĩa đen vừa nghĩa bóng, chân thật, gần gũi, cô đọng, súc tích giúp
người đọc, người nghe dễ hình dung được sự khó khăn của người lính trong chiến trường
bom đan. Bên cạnh đó còn thể hiện ý nghĩa sâu sắc, cô đọng lại trong lòng người nghe.
* Ví dụ 2: Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi (TV5-Tập 2)
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới”
Ý thơ là những cảm xúc trực tiếp trong một sáng mùa thu, gợi nỗi nhớ về Hà Nội :
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Đó cũng là ấn tượng về một mùa thu Hà Nội : không khí mát trong, gió nhẹ thổi và phảng
phất mùi hương cốm mới. Câu thơ gợi tả cả không gian, màu sắc và hương vị, “đồng
hiện” cả thời gian và quá khứ và hiện tại, trộn lẫn hình ảnh trong thực tại và hình ảnh
trong hoài niệm.
Hương cốm mới là nét đặc sắc của mùa thu Hà Nội. Dường như đó là kết tinh của tất cả
hương vị đất trời, cây cỏ mùa thu Hà Nội.


2.2.5. Phát hiện và bình giá các nhân vật trong truyện.
- Đây là bài tập yêu cầu các em bình giá vẽ tính cách của các nhân vật trong truyện. Đó
có thể là nhân vật Ma – ri – ô, Giu – li – ét – ta trong tác phẩm “ Một vụ đắm tàu”; nhân
vật bác sĩ Ly, tên cướp biển trong tác phẩm “ Khuất phục tên cướp biển”; nhân vật chú
Hai Long trong tác phẩm “ Hộp thư mật”; nhân vật Ga – li – lê và Cô – péc – ních trong
tác phẩm “ Dù sao Trái Đất vẫn quay”.
Ví dụ 1: Bài “ Tác phẩm của Si – le và tên phát xít” (Tiếng Việt lớp 5, tập một)
- Ông cụ: Ông thông thạo tiếng Đức, ngưỡng mộ Si-le nhà văn Đức… ghét tên phát xít
Đức xâm lược.
- Tên phát xít: hống hách
Ví dụ 2: Bài “ Dù sao Trái Đất vẫn quay” (Tiếng Việt lớp 4, tập hai)
- Có các nhân vật là Ga – li – lê và Cô – péc – ních
+ Cả hai nhân vật đều rất dũng cảm, dám nói lên ý kiến của mình để bảo vệ chân lý khoa
học dù cho có bị ngồi tù.

2.2.6. Phát hiện, bình giá cái hay của tình tiết truyện.
* Đây là những bài tập yêu cầu học sinh phát hiện, bình giá những tình tiết truyện hay.
- Ví dụ 1: Bài tập yêu cầu học sinh bình giá những tình tiết điển hình của tình mẫu tử
như:
+ Trong truyện “Người mẹ” của An – dec – xen (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 29): người mẹ
đã hi sinh đôi mắt của mình cho hồ nước để tìm đường cứu con.
+ Bài “Con Sẻ” (Tiếng Việt 4, tập 2, trang 90): Con sẻ nhỏ bé đã dũng cảm đối đầu với
con chó to hung dữ để cứu con mình. Đó là sức mạnh của tình mẹ con, một tình cảm tự
nhiên, bản năng của con sẻ khiến nó dù khiếp sợ con chó săn to lớn vẫn lao vào nơi nguy
hiểm để cứu con.
- Ví dụ 2: Bài tập yêu cầu học sinh bình giá những chi tiết thần kì trong truyện cổ như:
+ Bài “Chuyện quả bầu” (Tiếng Việt 2, tập 2, trang 116): Tính tiết người vợ sinh ra một
quả bầu. Khi đi làm về hai vợ chồng nghe thấy tiếng lao xao. Người vợ lấy dùi dùi vào
quả bầu thì có những người từ bên trong nhảy ra.
- Ví dụ 3: Bài tập yêu cầu đánh giá những tình tiết hay nói về quê hương, đất nước, lòng

tự hào dân tộc như:
+ Bài “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 41): Hình ảnh cây tre
làm gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam như: cần cù, ngay thẳng, đoàn
kết, yêu thương và che chở lẫn nhau:
“… Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.


Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà lên hỡi người…”
=>Việc bình giá giá trị nội dung và nghệ thuật của văn chương trong bài cảm thụ văn học
phải được thể hiện dưới dạng đoạn văn mạch lạc, có độ dài từ 5 – 7 dòng, ngôn ngữ diễn
đạt có hình ảnh và cảm xúc.
- Ví dụ: Giáo viên có thể ra các đề văn và yêu cầu học sinh một đoạn văn ngắn để có thể
nắm bắt được khả năng cảm thụ văn học của mỗi em như:
+ Trong bài Dừa ơi! (Tiếng Việt 5 , tập một), nhà thơ Lê Anh Xuân có viết: “Dừa vẫn
đứng hiên ngang cao vút Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng Rễ dừa cắm sâu vào lòng đât,
Như dân làng bám chặt quê hương.” Em hãy cho biết: hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ
trênnói lên những điều gì đẹp đẽ về người dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ?
+Tả cảnh đẹp Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách đã viết: “Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi
trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những
cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu
đen nhung hiếm quý.” (Đường đi Sa Pa- Tiếng Việt 4, tập một, 1995) Em có nhận xét gì
về cách dùng từ, đặt câu ở đoạn văn trên? Nêu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu đó.
 Như vậy. những hiểu biết và cảm nhận của các em về vẻ đẹp của văn chương cũng
phải được viết ra thành một đoạn văn hay. Vì vậy, học cảm thụ văn học không thể tách
rời với luyện viết đoạn văn cảm thụ, do đó không thể tách rời với học viết văn.

2.3. Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng làm văn
- Làm văn là công việc cuối cùng thử thách các kĩ năng tiếng Việt, vốn sống, vốn văn

học, năng lực cảm thụ văn học của các em HS một cách tổng hợp, nó có vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc bồi dưỡng HSG tiếng Việt.
- Đề TLV đòi hỏi các em phải thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình bằng ngôn
ngữ viết. Đề TLV dành cho HSG thường là những đoạn văn, bài văn tả đồ vật, cây cối,
loài vật, tả cảnh, tả người, là những bài văn kể chuyện đã được nghe, được đọc, được
chứng kiến hoặc tham gia.
- Để làm văn tốt, nâng cao năng lực cảm nhận và diễn tả, các em cần phải trau dồi vốn
sống và vốn văn chương, phải học cách suy nghĩ, cách cảm nhận chân thật, sáng tạo,
luyện cách diễn tả chính xác, sinh động những điều mình suy nghĩ, cảm nhận và tiến tới
có nét độc đáo riêng.
- Đề văn dành cho HSG tạo điều kiện cho các em phát huy năng lực độc lập suy nghĩ,
sáng tạo. Nên yêu cầu HS viết về những gì gần gũi, quen thuộc và thân thiết với các em
nhưng phải đòi hỏi các em suy nghĩ, tư duy, diễn đạt theo cách riêng của mình.
- Đề văn thường không nên bó hẹp đề tài miêu tả.
*Ví dụ: Nên thay đổi đề bài TLV bị bó hẹp, cụ thể - “hãy tả cây thước của em” bằng đề
văn: tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
- Để bài cho HS thể hiện khả năng sáng tạo của mình, các đề thi HSG nên gợi mở tình
huống để các em tưởng tượng và viết về những điều mà mình hình dung được.
* Ví dụ: Em và các bạn trong lớp đã từng họp mặt để chúc mừng cô giáo (hoặc thầy
giáo) nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Hãy tả lại cảnh ọp mặt đó và nêu cảm nghĩ
của em
- Để sự sáng tạo trong nghệ thuật được thể hiện, đề TLV cho HSG còn yêu cầu chuyển
thể bài thơ thành câu chuyện.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×